Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 212 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 1 năm 2016
Người nghiên cứu

Huỳnh Thanh Trung

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn đã
hướng dẫn, theo dõi, định hướng khoa học và tạo mọi điều kiện để người
nghiên cứu hồn thành tốt luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng dạy đã truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về
nghề nghiệp, về cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh góp ý kiến, động viên,
tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh lớp 12 trường THPT: Võ
Thị Sáu, Tân Bình, Long Trường, Nguyễn Huệ, Phạm Văn Sáng đã hỗ trợ
người nghiên cứu thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị, Em lớp Cao học
Giáo dục học Khóa 13B (2013-2015) đã chia sẻ, giúp đỡ tơi trong những lúc
khó khăn, động viên tơi trong suốt thời gian học tập.
Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của Thầy, Cô và
bạn bè đồng nghiệp.


Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Huỳnh Thanh Trung

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGIỆP CỦA
HỌC SINH LỚP 12 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Chọn nghề là chọn cuộc đời, chọn số phận. Cuộc đời của con người có ý nghĩa
hay khơng là chính là ở chỗ bằng lao động của mình đem lại lợi ích cho chính bản
thân và cho người khác. Học sinh phổ thông đặc biệt là các em học sinh lớp 12 sau
khi tốt nghiệp trung học phổ thông đều phải chọn cho mình một nghề nhất định. Khi
chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai, các em thường bỡ ngỡ trước thế
giới nghề nghiệp rất phức tạp và đa dạng. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp đối với
học sinh trung học phổ thông là vô cùng cần thiết. Quá trình định hướng nghề nghiệp
của học sinh bị tác động của hai yếu tố chính: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan bao gồm: xu hướng cá nhân, tính cách, khí chất, năng lực. Yếu tố
khách quan bao gồm: gia đình, bạn bè, nhà trường, phương tiện truyền thông & tổ
chức xã hội, nhu cầu thị trường lao động.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
PHẦN MỞ ĐẦU: Trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu, khách thể, đối tượng nghiên
cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, khung lý
thuyết.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận về yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của
học sinh
Người nghiên cứu trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề, các lý thuyết tiếp cận và

các khái niệm khoa học của đề tài: định hướng, nghề nghiệp, hướng nghiệp, tư vấn
hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp, các yếu tố tác động
đến định hướng nghề nghiệp của học sinh
Chương 2: Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh hiện nay
Trong chương 2 người nghiên cứu trình bày thực trạng định hướng nghề nghiệp
của học sinh lớp 12 tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay theo bậc học và ngành học.

iv


Chương 3: Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh
Người nghiên cứu phân tích, đánh giá 6 yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp của học sinh bao gồm: yếu tố đặc điểm nhân cách học sinh, yếu tố gia đình,
yếu tố bạn bè, yếu tố nhà trường, yếu tố phương tiện truyền thông & tổ chức xã hội,
yếu tố nhu cầu nhân lực thị trường lao động.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

v


ABSTRACT
FACTORS HAVE AN EFFECT ON STUDENT IN GRADE 12‘S
ORIENT OCCUPATION IN HO CHI MINH CITY
Choosing career is as choosing life and fate. The life whether it is meaningful or
not, which is the labour’s interest for themselves and the others. High school student,
especially students in grade 12 who are after graduating , they must decide to choose a
career. When preparing to choose an occupation for future, they often feel strange with
the professional world which are complex and divers ahead. Therefore, professional
orientation for high school students is extremely necessary. The process of professional
orientation of high school students is affected by two main factors: subjective factors

and objective factor. Subjective factors include: personal tendency, character,
temperament, capacities. External factors include: family, friends, schools, media &
society organizations, demand of labour market.
The content of the thesis consists of 3 parts:
INTRODUCTION: Presentation reason to choose a subject, target, objective, object of
study, research tasks, research methods, limited research, theoretical framework.
THE CONTENTS
Chapter 1: The rationale of factors that impact the professional orientation of
students. The study presents historical research problem, the theoretical approach and
the scientific concept of topics: orientation, profession, career, career counseling, career
orientation, career choice, factors affecting career orientation of students
Chapter 2: Current status of professional orientation of students today
In chapter 2 studies presented professional orientation situation of 12th graders in the
city. Ho Chi Minh City now by level and field of study.
Chapter 3: Factors affecting career orientation of students
The analysis and evaluation 6 Factors affecting career orientation of students include:
factors student personality characteristics, family factors, factors friends, school factors,
factors media & social organizations, human factors requirements of labor market.
CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

vi


MỤC LỤC
LÍ LỊCH KHOA HỌC ....................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ iii
TÓM TẮT .......................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................xii

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................xiv
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3
7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 3
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
8.1. Giới hạn về qui mô mẫu khảo sát ......................................................... 4
8.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 4
9. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
9.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................... 4
9.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ................................................... 4
9.3 Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................. 4
9.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 5
10. Khung lý thuyết .......................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6

vii


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH..................................................6
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 6
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 10
1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm tâm lí cá nhân trong hoạt động hướng nghiệp.
................................................................................................................... .10

1.2.2 Nghiên cứu thực trạng công tác hướng nghiệp và đề xuất giải pháp 12
1.2.3 Xây dựng bộ công cụ trắc nghiệm phục vụ công tác hướng nghiệp 13
1.2.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại
học, định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT..................................... 13
1.3 Các khái niệm liên quan .......................................................................... 14
1.3.1 Yếu tố ................................................................................................ 14
1.3.2 Định hướng ...................................................................................... 15
1.3.3 Nghề nghiệp ...................................................................................... 15
1.3.4 Hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp ........................................... 17
1.3.4.1 Hướng nghiệp ............................................................................ 17
1.3.4.2 Tư vấn hướng nghiệp................................................................. 18
1.3.5 Định hướng nghề nghiệp................................................................... 19
1.3.5.1 Định hướng nhận thức đối với nghề nghiệp .............................. 19
1.3.5.2 Định hướng thái độ đối với nghề nghiệp ................................... 20
1.3.6 Lựa chọn nghề nghiệp ...................................................................... 20
1.4 Các lý thuyết tiếp cận .............................................................................. 21
1.4.1 Tam giác hướng nghiệp .................................................................... 21
1.4.2 Lý thuyết xã hội hóa ......................................................................... 22
1.4.3 Lý thuyết sự lựa chọn duy lý (Thuyết lựa chọn hợp lý) ................... 23
1.5 Những yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của HS
THPT..............................................................................................................24
1.5.1 Những đặc điểm nhân cách của học sinh .......................................... 24
1.5.1.1 Xu hướng ................................................................................... 24

viii


1.5.1.2 Tính cách...................................................................................... 26
1.5.1.3 Khí chất...................................................................................... 26
1.5.1.4 Năng lực ..................................................................................... 27

1.5.2 Yếu tố giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường .............................. 27
1.5.3 Yếu tố hướng nghiệp trong gia đình ................................................. 28
1.5.4 Yếu tố nhu cầu thị trường sức lao động ............................................ 29
1.5.5 Yếu tố bạn bè và tâm lý bắt chước trong lựa chọn nghề nghiệp ...... 30
1.5.6 Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội . .31
Tóm tắt chương 1……………………………………………………………33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................ 34
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 34
2.1.1. Tình hình dân số thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 34
2.1.2. Tình hình giáo dục thành phố Hồ Chí Minh .................................... 34
2.2. Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại TP. HCM hiện
nay .................................................................................................................. 36
2.2.1 Khái quát chung về mẫu nghiên cứu ................................................ 36
2.2.2. Nhận thức của học sinh về đặc điểm cá nhân .................................. 40
2.2.3. Định hướng nghề nghiệp của học sinh hiện nay .............................. 42
2.2.3.1 Dự định chọn nghề .................................................................... 42
2.2.3.2 Sự lựa chọn ngành nghề của học sinh ....................................... 48
2.2.3.3 Lý do chọn nghề của học sinh ................................................... 51
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ
NGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................54
3.1 Sự tác động của các yếu tố khách quan .................................................... 54
3.1.1 Gia đình ............................................................................................. 54
3.1.1.1 Kinh tế gia đình ......................................................................... 54

ix



3.1.1.2 Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh ............. 57
3.1.1.3 Vai trị của gia đình trong định hướng và lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh ........................................................................................... 62
3.1.1.4 Đánh giá tác động của gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh ........................................................................................... 64
3.1.2 Bạn bè ............................................................................................... 65
3.1.2.1 Vai trò của bạn bè đối với định hướng nghề của học sinh ........ 65
3.1.2.2 Đánh giá tác động của bạn bè đến định hướng nghề nghiệp của
học sinh .................................................................................................. 67
3.1.3 Nhà trường ........................................................................................ 68
3.1.3.1 Vai trò của nhà trường trong việc hình thành định hướng nghề
nghiệp của học sinh ............................................................................... 68
3.1.3.2 Đánh giá tác động của nhà trường đến định hướng nghề nghiệp
của học sinh ........................................................................................... 72
3.1.4 Truyền thông và các tổ chức xã hội .................................................. 73
3.1.4.1 Vai trị của truyền thơng và các tổ chức xã hội trong việc định
hướng chọn nghề của học sinh .............................................................. 73
3.1.4.2 Đánh giá tác động của truyền thông và các tổ chức xã hội đến
định hướng chọn nghề của học sinh ...................................................... 75
3.1.5 Nhu cầu thị trường sức lao động ....................................................... 76
3.1.5.1 Nhận thức của học sinh về nghề nghiệp tương lai .................... 76
3.1.5.2 Đánh giá tác động của nhu cầu thị trường lao động đến lựa việc
lựa chọn nghề của học sinh.................................................................... 78
3.2. Sự tác động của các yếu tố chủ quan ...................................................... 78
3.2.1. Xu hướng cá nhân ............................................................................ 79
3.2.2. Tính cách .......................................................................................... 81
3.2.3. Khí chất ............................................................................................ 82
3.2.4. Năng lực ........................................................................................... 84
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 87


x


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 87
1. Kết luận ...................................................................................................... 88
2. Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 91
3. Khuyến nghị ............................................................................................... 91
4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỎNG VẤN SÂU HỌC SINH
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH:

Đại học

CĐ:

Cao đẳng

TCCN:

Trung cấp chuyên nghiệp


TN:

Tốt nghiệp

THPT:

Trung học phổ thông

THCS:

Trung học cơ sở

HS:

Học sinh

TP.HCM:

Thành phồ Hồ Chí Minh

ĐHQG:

Đại học Quốc gia

KHXH:

Khoa học xã hội

ĐHSP:


Đại học Sư phạm

GD:

Giáo dục

GDHN:

Giáo dục hướng nghiệp

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NXB:

Nhà xuất bản

CNH – HĐH:

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

TT KT TH-HN: Trung tâm kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp
PTTT:

Phương tiện truyền thông

TCXH:

Tổ chức xã hội


TTLĐ:

Thị trường lao động

N- TN:

Nguời – Tự nhiên

N- KT:

Nguời – Kỹ thuật

N - N:

Nguời – Người

N – DH:

Người – Dấu hiệu

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tam giác hướng nghiệp ......................................................... 21

xiii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê đặc điểm cá nhân của học sinh................................. 37
Bảng 2.2 Trình độ học vấn của cha mẹ học sinh ..................................... 38
Bảng 2.3. Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh ........................................... 39
Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về bản thân........................................ 40
Bảng 2.5. Sở thích của học sinh trong các nhóm nghề ............................ 41
Bảng 2.6. Tình trạng sức khỏe ................................................................. 42
Bảng 2.7. Suy nghĩ về nghề nghiệp của học sinh .................................... 42
Bảng 2.8. Dự định sau tốt nghiệp THPT của học sinh ............................ 43
Bảng 2.9. Dự định sau tốt nghiệp THPT của học sinh theo giới tính...... 45
Bảng 2.10. Kiểm định sự khác biệt về dự định sau tốt nghiệp THPT của
học sinh theo giới tính ............................................................................. 46
Bảng 2.11. Dự định sau tốt nghiệp THPT của học sinh theo học lực ..... 46
Bảng 2.12. Dự định nghề nghiệp của học sinh theo khu vực sống ......... 47
Bảng 2.13. Sự lựa chọn ngành nghề của học sinh ................................... 48
Bảng 2.14. Giới tình và sự lựa chọn ngành nghề .................................... 50
Bảng 2.15. Lý do chọn nghề của học sinh ............................................... 51
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa dự định sau tốt nghiệp THPT của HS với
điều kiện kinh tế gia đình của học sinh ................................................... 54
Bảng 3.2. Mối tương quan giữa điều kiện kinh tế gia đình gia đình của học
sinh và nơi sinh sống ............................................................................... 56
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa trình độ học vấn của cha với dự định sau
tốt nghiệp THPT của học sinh ................................................................. 57
Bảng 3.4. Mối tương quan giữa trình độ học vấn của mẹ với dự định sau
tốt nghiệp THPT của học sinh ................................................................. 58
Bảng 3.5. Mối tương quan giữa nghề nghiệp của cha với dự định sau tốt
nghiệp THPT của học sinh ...................................................................... 59

xiv



Bảng 3.6. Mối tương quan giữa nghề nghiệp của mẹ với dự định sau tốt
nghiệp THPT của học sinh ...................................................................... 60
Bảng 3.7. Vai trị của gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp của học
sinh .......................................................................................................... .62
Bảng 3.8. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng .64
Bảng 3.9. Thống kê mô tả tác động của gia đình đến định hướng nghề
nghiệp của học sinh ................................................................................. 64
Bảng 3.10. Vai trò của bạn bè trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
................................................................................................................ .65
Bảng 3.11. Thống kê mô tả tác động của bạn bè đến định hướng nghề
nghiệp của học sinh ................................................................................. 67
Bảng 3.12. Vai trò của nhà trường trong việc hình thành định hướng nghề
nghiệp của học sinh ................................................................................ .68
Bảng 3.13. Hoạt động hướng nghiệp ở các trường THPT theo khu vực .70
Bảng 3.14. Thống kê mô tả tác động của nhà trường đến định hướng nghề
nghiệp của học sinh ................................................................................. 72
Bảng 3.15. Vai trò của TT & TCXH trong định hướng nghề nghiệp của
học sinh ................................................................................................... .73
Bảng 3.16. Thống kê mô tả tác động của TT & TCXH đến định hướng
nghề nghiệp của học sinh......................................................................... 75
Bảng 3.17. Nhận thức của học sinh về nghề nghiệp tương lai ............... .76
Bảng 3.18. Học sinh đánh giá khả năng phát triển của nghề theo nhóm
nghề......................................................................................................... .77
Bảng 3.19. Thống kê mô tả tác động của nhu cầu thị trường sức lao động
đến định hướng nghề nghiệp của học sinh .............................................. 78
Bảng 3.20. Xu hướng cá nhân trong chọn nghề ..................................... .79
Bảng 3.21. Thống kê mô tả tác động của xu hướng cá nhân trong lựa chọn
nghề nghiệp .............................................................................................. 81
Bảng 3.22. Thái độ của học sinh đối với nghề nghiệp lựa chọn ............ .81


xv


Bảng 3.23. Thống kê mơ tả tác động của tính cách đến định hướng nghề
nghiệp của học sinh ................................................................................. 82
Bảng 3.24. Khí chất tác động đến hành vi chọn nghề của học sinh ....... .83
Bảng 3.25. Thống kê mô tả khí chất tác động đến việc chọn nghề của học
sinh ........................................................................................................... 83
Bảng 3.26. Học sinh đánh giá năng lực bản thân trong chọn nghề ........ .84
Bảng 3.27. Tương quan giữa năng lực cá nhân với việc chọn nghề của học
sinh ........................................................................................................... 85

xvi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển và hội nhập, đất nước ta tập trung phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế có sự khởi sắc về nhiều
mặt, đời sống người dân không ngừng được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần. Hòa
vào chung xu thế đó, địi hỏi mỗi người phải ln trao dồi kiến thức và lựa chọn
hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Học sinh THPT nói chung, đặc biệt là
học sinh lớp 12 lứa tuổi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, việc lựa chọn nghề nghiệp
đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các
em. Học sinh THPT khác với học sinh THCS ở chỗ học sinh THPT đã có sự

chuẩn bị về tâm thế nên các em sẽ chín chắn hơn trong việc lựa chọn cho mình
con đường đi phía trước. Việc lựa chọn nghề nghiệp không chỉ xác định hướng đi
của mỗi cá nhân mà cịn tác động tới tồn xã hội vì nó thúc đẩy hoặc kìm hãm đóng

góp của cá nhân đó đối với xã hội. Chọn nghề phù hợp sẽ tạo một động lực lớn thúc
đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, khám phá, sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề,
ngược lại họ sẽ băn khoăn, day dứt trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, việc định hướng
chọn nghề, quyết định đường đời của học sinh không đơn giản bởi vì ngành nghề
trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu, đặc trưng riêng,

nghề nào cũng có vai trị và ý nghĩa nghề nghiệp nhất định. Bên cạnh đó học sinh
THPT cịn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan đến việc
lựa chọn nghề của các em. Vì vậy, câu hỏi “học nghề gì, làm việc gì khi tốt nghiệp
THPT” khiến nhiều học sinh bối rối không tìm được câu trả lời.
Số liệu thống kê đăng trên báo Quân đội Nhân dân năm 2014 có 1,4 triệu thí
sinh dự thi. Cùng với số lượng sinh viên trúng tuyển được vào học tại các trường là
số lượng tương ứng sinh viên tốt nghiệp ra trường cần việc làm. Nhưng thực tế cho
thấy, số lượng sinh viên ra trường khơng tìm được việc làm vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh – Xã hội công bố vào quý I năm
2014 cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp trong đó có
hơn 200.000 người có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học [43]. Kết quả khảo sát

1


của Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Tâm lý trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - ĐHQG Hà Nội có đến 75,6 % sinh viên khơng thỏa mãn với nghề nghiệp đã
chọn. Số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thơng tin thị
trường lao động TP. Hồ Chí Minh (FALMI) có đến 60% học sinh chọn sai ngành
học, điều này dẫn đến nhiều lãng phí cho bản thân các em, gia đình và xã hội [45].
Việc chọn sai nghề cịn dẫn đến nhiều hệ quả: bản thân học sinh không phát huy
được hết năng lực, tố chất của bản thân trong công việc, năng suất và hiệu quả lao
động giảm sút. Từ đó, sẽ gây ra chán nản, thiếu tự tin và mất đi động lực làm việc.


Theo E. A Klimốp [15, tr.61- 62] thì có 2 ngun nhân chính dẫn đến sự
lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp của học sinh THPT:
- Thứ nhất: Do cá nhân học sinh có thái độ khơng đúng đắn với các tình huống
khác nhau của việc lựa chọn nghề. Những thành kiến và tiếng tăm nghề nghiệp do
sự ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của những người khuyên bảo, sự yêu thích
nghề... mới chỉ là vẻ bề ngồi, cảm tính. Cá nhân chưa thực sự hiểu nghề đó.
- Thứ hai: Cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó có thể
do sự bất đồng mơn học nghề, khơng thể hiểu được hết năng lực của bản thân, không
biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cá nhân, không hiểu
được đặc điểm và yêu cầu của nghề đòi hỏi với người lao động, thao tác và trình tự
của chúng khi giải quyết vấn đề lựa chọn nghề. Để chọn được nghề phù hợp các em
phải biết kết hợp ba yếu tố: nguyện vọng, năng lực bản thân, những đòi hỏi của nghề
và yêu cầu của xã hội.
Hàng năm ở nước ta có hơn một triệu HS tốt nghiệp THPT mong muốn tìm
cho mình một nghề ổn định, nhưng chọn nghề nào trong cơ chế thị trường đã ảnh
hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của các em. Riêng TP. HCM, theo khảo sát hằng năm
của Trung tâm FALMI, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20%
học sinh hiểu biết tương đối đầy đủ về ngành sẽ chọn học, 75% học sinh thiếu hiểu
biết về nghề bản thân chọn học. Vì thế đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, với vốn
hiểu biết về ngành nghề trong xã hội có giúp các em lựa chọn đúng đắn một nghề
phù hợp với mình khơng? Những yếu tố nào tác động đến việc định hướng và lựa
chọn nghề nghiệp của các em? Các em chọn nghề cho mình như thế nào? Dựa vào
2


đâu để các em chọn nghề? Trả lời câu hỏi trên có thể rút ra kết luận về thực định
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và các yếu tố tác động. Trên cơ sở đó, nêu
lên khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh. Đó
chính là lí do tác giả lựa chọn đề tài: “Yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp
của học sinh lớp 12 tại TP.Hồ Chí Minh”.

2.

Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của HS
lớp 12 tại TP.HCM.

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Hệ thống cơ sở lý luận về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và các
yếu tố tác động.

-

Khảo sát thực trạng định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 tại TP.HCM.

-

Phân tích, đánh giá sự tác động của các yếu tố đến định hướng nghề nghiệp
của HS.

4.

Khuyến nghị đối với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 tạị TP.HCM
Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 THPT tại
TP.HCM


5. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông tại TP. HCM
Khách thể khảo sát: 420 học sinh lớp 12 ở 5 trường THPT tại TP. HCM.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Định hướng nghề nghiệp của học sinh 12 THPT tại TP.HCM hiện nay như
thế nào ?
- Các yếu tố nào tác động đến định hướng chọn nghề của HS?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- HS lớp 12 tại TP. HCM rất quan tâm đến định hướng nghề nghiệp, định
hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 là lựa chọn thi vào các trường ĐH, CĐ và
chọn những ngành nghề xã hội đang phát triển.

3


- Bên cạnh sự tác động lớn của quá trình xã hội hóa như gia đình, nhà trường,
bạn bè, truyền thơng, định hướng nghề nghiệp của HS cịn chịu sự tác động
của những yếu tố như: kinh tế gia đình, môi trường sống và hiệu quả của các
hoạt động hướng nghiệp.
8.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

8.1 Phạm vi về qui mô mẫu khảo sát
Đề tài tiến hành nghiên cứu mẫu học sinh lớp 12 trường THPT công lập
tại TP.HCM bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện tại 5 trường
THPT trên địa bàn thành phố. Cụ thể là lấy ý kiến 420 học sinh lớp 12 thuộc 5
trường THPT cơng lập: THPT Võ Thị Sáu (Q. Bình Thạnh), THPT Tân Bình
(Tân Bình), THPT Nguyễn Huệ (Q.9), THPT Long Trường (Q.9), THPT Phạm

Văn Sáng (H. Hóc Mơn). Số phiếu hợp lệ thu về là 381 phiếu.
8.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2015 đến tháng 12/2015
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông qua thu thập, phân tích các nguồn tài liệu khác nhau: các bài báo, các
đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan để viết phần tổng quan về đề
tài nghiên cứu.
9.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên lí thuyết của đề tài nhằm thu thập thơng
tin, phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Với phương pháp này sẽ
thu thập các thông tin về:
- Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại TP.HCM
- Nghề nghiệp học sinh sẽ lựa chọn
- Lý do chọn nghề của học sinh
- Vai trị của gia đình, bạn bè, nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc giúp
đỡ học sinh định hướng nghề nghiệp.
9.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cơ cấu.

4


- Phỏng vấn HS 09 lớp 12 tại các trường THPT để tìm hiểu nguyện vọng, dự
định nghề nghiệp của HS, yếu tố tác động đến việc chọn nghề của HS.
- Phỏng vấn ơng Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nguồn
nhân lực và Thị trường lao động TP.HCM – chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để
thu thập thông tin về định hướng nghề nghiệp của HS hiện nay và giải pháp
trong công tác hướng nghiệp cho HS THPT.
9.5 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm toán học SPSS 20.0 để xử lý số liệu thu thập.
10. Khung lý thuyết

BỐI CẢNH KINH TẾ - VĂN HĨA XÃ HỘI

CÁ NHÂN

GIA ĐÌNH

NHÀ
TRƯỜNG

BẠN BÈ

PTTT & TỔ
CHỨC XH

NHU CẦU
TT LĐ

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP HS

ĐỊNH HƯỚNG
HÀNH VI

ĐỊNH HƯỚNG
NHẬN THỨC

LỰA CHỌN
NGHỀ NGHIỆP


5


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Có thể nói tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời
cổ đại, tuy nhiên ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia,
phân cấp lao động tùy thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi người trong
xã hội.
Từ thời Hy Lạp cổ đại, Platon (427-347 TCN) đã cổ động trong dân chúng
tư tưởng: ông trời khi tạo ra con người đã nhào nặn họ với vàng, bạc, đồng. Những
con người “vàng” lẽ tự nhiên sẽ là những người làm khoa học, nghệ thuật, hoặc
quản lý nhà nước, những người “bạc” sẽ là những chiến binh bảo vệ nhà nước, còn
những người “đồng” bao gồm những thợ thủ công, nông dân và nô lệ – họ là những
người gánh vác trên vai tất cả sự nặng nhọc của lao động cơ bắp. [12, tr.2]
Năm 1849, cuốn sách “Hướng dẫn lựa chọn nghề” xuất bản ở Pháp được xem
là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự
phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp
từ đó rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng
không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội
phát triển.[5, tr.11]
Năm 1883 ở Mỹ, nhà tâm lý học Ph. Ganton đã trình bày cơng trình thử
nghiệm (test) với mục đích lựa chọn nghề, kết quả đã đo được sự khác biệt về các
tín hiệu thị giác, thính giác, xúc giác,…. Ơng cịn phát minh ra hệ số tương quan
nhằm biểu diễn một cách đúng đắn mối quan hệ giữa các năng lực tâm lý [31, tr.12].
Về sau hệ số tương quan được sử dụng rộng rãi trong thống kê ứng dụng.

Năm 1890 James McKeen Cattel- một trong những người tiên phong của
khoa học hướng nghiệp, giáo sư tâm lý học của đại học Pensylvania (Mỹ) đã xây
dựng các test đầu tiên để đo lường và đánh giá các khả năng thành công học đường
của sinh viên thuộc đại học Pensylvania và về sau ở đại học Columbia. Thuật ngữ

6


“mental test” của ông được công nhận và công bố trên tạp chí tâm lý học “Mind”
năm 1890.[44]
Ở Nga, cuốn sách “Lựa chọn khoa và điểm qua chương trình đại học tổng
hợp” trong đó nêu rõ ý nghĩa về lựa chọn nghề khi thi vào trường đại học xuất bản
năm 1897 (GS. B.F.Kapeev- trường ĐH Tổng hợp Pêtecbua) nhưng việc chọn nghề
chỉ giới hạn trong sự bất bình đẳng xã hội. Tất cả những tác phẩm nghiên cứu về
hướng nghiệp chỉ nhằm mục đích tăng cường lợi nhuận thơng qua việc bốc lột tối
đa sức lực người lao động, thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và sự bất
bình đẳng trong phân cơng lao động xã hội.[12, tr.4]
Frank Parsons (1854-1908) người sáng lập ra ngành hướng nghiệp, tư vấn
nghề ở Mỹ. Được sự ủng hộ của quan chức lãnh đạo tại Boston ông đã xuất bản
cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp” (Vocational Bureau) nhằm trợ giúp các cá
nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một nghề
nghiệp thành công và hiệu quả. Năm 1909, cuốn sách “Chọn nghề” (Choosing a
Vocational) được xuất bản sau một năm ông Frank Parsons mất. Frank đã trình bày
trong cuốn sách mối quan hệ giữa ba yếu tố: cá nhân - nghề nghiệp và mối quan hệ
giữa chúng.[42]
Năm 1940, nhà tâm lý học người Mỹ J.L Holland (1919 -2008) đã xây dựng
và phát triển một bộ công cụ giúp mỗi người tự khám phá bản thân mình một cách
khoa học. Ơng đã xây dựng bộ test dành cho người muốn tự tìm hiểu mình. Lý
thuyết đó chia con người làm 6 loại cá tính và được viết tắt là RIASEC và được gọi
là Mã Holland (Holland code). Hiện nay, lý thuyết của J.L Holland đã được sử dụng

rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới.
Vào những năm 60 Konstantin K. Platonov đưa ra tam giác hướng nghiệp
gồm: đặc điểm cá nhân (năng lực bản thân), nhu cầu xã hội và tính chất ngành nghề
để các cá nhân có thể xem xét, đánh giá và đi đến lựa chọn quyết định nghề phù hợp
cho mình. [9, tr.25]
Bảng hứng thú nghề nghiệp QIP được xây dựng bởi S.Larcebeau vào năm
1967 dựa trên mô hình hứng thú của Kuder. Cho phép đánh giá hứng thú với 9 nhóm
nghề, với mỗi nhóm chọn 10 nghề tiêu biểu [26, tr.8]. Cũng vào năm này, Sidney

7


Fine [37, tr.53] đã tìm ra ba loại kỹ năng: tự nhiên, chuyên biệt, thích nghi cơ bản
để trợ giúp cá nhân tìm việc hay một nghề mới. Fine cũng cho rằng những kỹ năng
này có thể được đào tạo và huấn luyện.
Năm 1969, J. Robert Warmbrod [38, tr.27] – giáo sư đại học bang Ohio trong
bài viết đăng trên Tạp chí Nơng nghiệp về giáo dục nghề cho học sinh trung học.
Trong bài viết này, ông đã đề xuất tổ chức các khóa dạy nghề cho học sinh trung
học để giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu ngành nghề mình quan tâm, làm quen
với nghề. Qua đó tư vấn, định hướng cho các em trong việc quyết định nghề nghiệp
tương lai.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề, chọn trường của
học sinh THPT. Nghiên cứu của Chapman D. W [27, tr.87] năm 1981 đã xây dựng
một mơ hình tổng qt của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh trung
học. Dựa vào kết quả thống kê mơ tả, ơng cho thấy có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh:
-

Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh


-

Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài cụ thể như cá nhân có ảnh hưởng (bạn
bè, cha mẹ, ban giám hiệu trường trung học phổ thông), đặc điểm của trường
đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh.
Nhóm tác giả Hossler và Gallagher (1987) [36, tr.21] thì cho rằng gia đình có

ảnh hưởng mạnh đến việc chọn trường của học sinh. Bên cạnh đó yếu tố bạn bè
cũng ảnh hưởng đến quyết định của học sinh.
Michael Borchert (2002) [35] thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học với việc khảo sát 325 học sinh
trung học của trường Germontown, bang Wisconsin, Mỹ cho rằng ba yếu tố tác
động đến lựa chọn trườngcủa học sinh: môi trường học tập, cơ hội (chủ yếu từ các
yếu tố kinh tế như công việc, thu nhập,...) và đặc điểm cá nhân. Trong đó, yếu tố
cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.
Mei Tang, Wei Pan và Mark D Newmeyer (2008) [41, tr.28], đã vận dụng mơ
hình lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory
(SCCT)) của Lent, Brown và Hackett (1994) để khảo sát các yếu tố tác động đến
8


xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học. Trên cơ sở nghiên cứu 141
học sinh trung học, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất để tác
động vào việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học cần phải xem xét mối
quan hệ giữa các yếu tố và kết hợp một loạt các biện pháp can thiệp ở mức độ đa
hệ thống. Đồng thời, các nhà tư vấn nên thực hiện một chương trình phát triển nghề
nghiệp toàn diện giúp học sinh hiểu biết được thế giới nghề nghiệp, phát triển năng
lực nghề nghiệp thông qua các hoạt động học tập.
Tác giả Joseph Sia Kee Ming (2010) [39, tr.53-58], khoa Marketing – Quản

lý trường Kinh doanh Curtin University, Sarawak Malayxia cũng thực hiện nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh ở
Malayxia. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 10 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường của học sinh trong đó có 7 yếu tố thuộc về đặc điểm cố định của trường đại
học: vị trí trường đại học (thuận tiên đi lại), chương trình đào tạo, danh tiếng của
trường, cơ sở vật chất (phịng học, phịng thí nghiệm, thư viện), học phí, học bổng
(viện trợ tài chính) và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Ba yếu tố còn lại thuộc
về nỗ lực giao tiếp giữa trường đại học với học sinh: tiếp thị (quảng cáo), tư vấn
tuyển sinh của các chuyên gia và tham quan hướng nghiệp ở các trường đại học.
Năm 2013, Kamol Kitsawwad [40] nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn trường đại học của học sinh trung học ở Thái Lan. Trong nghiên cứu này
tác giả đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu: các yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn
trường đại học của học sinh trung học? Những thuộc tính, đặc điểm nào của trường
đại học ảnh hưởng đến lựa chọn của học sinh? Những người nào ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh? Nguồn thông tin nào được học
sinh sử dụng để đưa ra quyết định của mình? Kết quả nghiên cứu tác giả đã nêu ra
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của học sinh trung học,
trong đó những yếu tố thuộc về trường đại học như: đại học công lập, danh tiếng
trường đại học (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học, dịch vụ,…), bầu khơng khí
học tập ở trường đại học, vị trí trường đại học và chính sách học bổng của trường.

9


Học sinh ở Thái Lan cũng tham khảo ý kiến cha mẹ trước khi đưa ra quyết định và
cuối cùng là học sinh tham khảo các nguồn thông tin từ sách, báo, internet, tham
quan trường đại học.
Kết quả tổng quan cho thấy từ xưa đến nay, các nhà khoa học, nhà chính trị
học, nhà giáo dục học… đã rất quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp và các yếu tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn trường đại học của HS trung

học. Điều này, được thể hiện trong tư tưởng của các nhà khoa học lớn và cũng rất
nhiều cơng trình nghiên cứu hiện đại đề cập đến vấn đề này.
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tháng 3/1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Trung tâm Lao động Hướng nghiệp, biên soạn tài liệu "Tư vấn nghề cho học sinh phổ thông”, mở 2 lớp
tập huấn cho 200 cán bộ phụ trách tư vấn ở các TT KT TH-HN trên cả nước. Bộ
họa đồ nghề, các bộ công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp được cải tiến… do nhiều
chuyên gia tham gia biên soạn: Phạm Tất Dong, Thế Trường, Lê Đức Phúc, Đỗ Thị
Hòa, Nguyễn Đức Trí, Đặng Danh Ánh ... [19, tr.2]. Tính đến nay, ở Việt Nam đã
có nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh,
sinh viên, các chủ đề được các tác giả quan tâm nghiên cứu thuộc các vấn đề sau:
động cơ, nguyện vọng chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp, xu hướng nghề nghiệp….
1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm tâm lí cá nhân trong hoạt động hướng nghiệp
Hướng nghiên này tập trung nghiên đặc điểm nhân cách học sinh như nguyện
vọng, động cơ, hứng thú, năng lực, nhận thức, định hướng, xu hướng chọn nghề
của học sinh về thế giới nghề nghiệp, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu của
thị trường lao động từ đó xác định nghề phù hợp.
 Các nghiên cứu về động cơ chọn nghề
Động cơ chọn nghề của HS THPT được tác giả Phạm Thị Thiều Anh [1],
Nguyễn Thị Ngọc Bích [2] nghiên cứu. Các nghiên cứu này tập trung làm sáng tỏ
động cơ chọn nghề của HS dựa trên sở thích, nguyện vọng, khả năng của mình, bên
cạnh đó yếu tố thơng tin nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề
của HS. Trên cơ sở nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích nhận định ở
10


×