Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.33 KB, 3 trang )
Để không mất việc ngay cả khi “chiến tranh” với sếp
Lên tiếng
Theo chuyên gia nghề nghiệp Grenny: “Những người có khả năng
lên tiếng, là những người mạnh mẽ và đầy năng lực. Lên tiếng không
đơn thuần là nói, là chuyện trò tầm phào mà lên tiếng nghĩa là lên ý
tưởng, bảo vệ ý tưởng, thể hiện bản thân và khả năng giải quyết vấn
đề bằng ngôn ngữ”. Chính vì vậy điều đầu tiên bạn nên làm là thực
hiện cuộc đối thoại với sếp. Biện pháp này cũng giúp bạn trưởng
thành hơn.
Tìm vị trí đàm thoại mới
Nếu bạn không đồng tình với quyết định của sếp và trót chiến tranh
với sếp để bảo vệ ý kiến, bạn cần nhận ra là bạn đã “hớ” và suy nghĩ
đến những lời khuyên của chuyên gia Andrea: “Thời điểm để bạn lên
tiếng rất quan trọng. Nếu bạn thẳng thắn chiến tranh với sếp ngay
trước mặt những đồng nghiệp khác, bạn đã tự mang thảm họa đến
cho mình (nếu sếp của bạn là một ông lão khó tính). Nếu muốn sếp
hạ hỏa, hãy mời sếp đến một địa điểm nào đó nằm ngoài bốn bức
tường công ty, chuyện trò và chia sẻ thẳng thắn với sếp về những
băn khoăn của bạn. Thêm vào đó bạn có thể thử gửi cho sếp một
thư điện tử, cũng rất có tác dụng đấy”.
Bắt đầu bằng những điểm tích cực
Cuộc nói chuyện với sếp nên được bắt đầu bằng những đề mục có ý
nghĩa tích cực. Tích cực nghĩa là những điểm đáng chú ý trong ý
tưởng của bạn, bạn cần làm sáng tỏ những điểm cộng trong ý tưởng
của mình cốt để sếp hiểu. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi, bạn
cũng nên để ý đến thái độ của sếp. Nhìn sắc mặt để biết cách thay
đổi sao cho không làm sếp tức giận. “Hãy nhớ, bạn phải là người
thay đổi, là người chiều lòng sếp, đó là thực tế dù không muốn
nhưng đừng bao giờ mạo hiểm đi ngược lại thực tế đã được chứng
mình đó”, Grenny khuyên.
Quan tâm tới hiệu suất công việc