Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CNXH cuối môn năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.06 KB, 15 trang )

Số 8/ Những đặc điểm cơ bản của quá trình
hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội
do Lê nin tiến hành từ năm 1917 đến năm
1921. Những bài học lớn Lê nin đã rút ra
trong giai đoạn này.
BÀI LÀM
Mục lục
1. Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện thực
hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội do Lê nin tiến
hành từ năm 1917 đến năm 1921.
1.1 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô trong giai đoạn 1917 – 1918.
1.2 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô trong giai đoạn 1918 – 1921.
2. Những bài học lớn Lê nin đã rút ra trong thời kì
1917 – 1921.
2.1 Những khó khăn của Lê nin trong q trình
hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội từ
năm 1917 – 1921.
2.2 Những biện pháp thực hiện hợp tác hóa.
2.3 Điều kiện bảo đảm cho công cuộc xây dung
chủ nghĩa xã hội.


2.4 Những bài học Lê nin đã rút ra được trong
thời kì 1917 – 1921.


LỜI NÓI ĐẦU
Đảng Cộng sản Nga do V. I. Lê-nin sáng lập là tấm
gương cổ vũ phong trào vô sản trên toàn thế giới. Dưới sự


lãnh đạo sáng suốt của V. I. Lê-nin vĩ đại, Đảng Cộng sản
Nga đã dìu dắt giai cấp vô sản Nga tiến hành cuộc đấu
tranh mạnh mẽ theo con đường dân chủ và xã hội chủ
nghĩa, giành chính quyền và xây dựng nhà nước đầu tiên
của quần chúng cần lao. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917 mở đầu thời đại mới trong lịch
sử loài người.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Nga và của V.I.Lê nin, tại nước
Nga Xô Viết (từ 1917 đến 1922) và Liên Xô (từ 1922 trở
đi) đã bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,, bắt
đầu q trình hiện thực hóa quan điểm của chủ nghĩa xã
hội khoa học.
Có thế nói, q trình hiện thực hóa những quan điểm
tử tưởng Mác – Lê nin về chủ nghĩa xã hội đã trải qua rất
nhiều thăng trầm, đạt được những thành tựu cũng như gặp
rất nhiều khó khan thử thách, dã rút ra được bài học lịch
sử đáng giá, qua những thành công và thất bại. Mỗi một
quốc gia dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội đã đưa ra những chủ trương đường lối phù hợp với
hồn cảnh lịch sử của đất nước mình để có thể có được
một chủ nghĩa xã hội đích thực.


Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng và cải thiện cũng như
học hỏi, tìm tịi rất nhiều, tuy nhiên với kiến thức và sự
hiểu biết còn giới hạn chắc chắn bài luận sẽ khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những
đánh giá và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn
để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.



1. Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện thực
hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội do Lê nin tiến
hành từ năm 1917 đến năm 1921.
1.1 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
trong giai đoạn 1917 – 1918.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga do
Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là Lê nin lãnh đạo đã tạo
ra bước nhảy vọt có tính chất đánh dấu một thời đại mới –
thời đại xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội từ lĩnh vực tư
tưởng, lý luận đã được hiện thực hóa trong thực tiễn cách
mạng nước Nga.
Nước Nga trước cách mạng tháng 10 là một nước lạc
hậu về kinh tế, tiểu nông chiếm ưu thế, chủ nghĩa tư bản
chưa phát triển ( tiền tư bản ), lại bị chiến tranh tàn phá
nghiêm trọng nên giải quyết vấn đề xây dựng chủ nghĩa
xã hội rất phức tạp và khó khăn.
Sau Cách mạng Tháng Mười, việc ký kết hòa ước
Brest – Litovsk ( B rét – Li tốp ) tạo cho Chính quyền Xơ
viết có được một thời gian hịa hỗn ngắn nủi. Lê nin đã
kịp thời chuyển trọng tâm công tác cảu đảng và nhà nước
sang xây dựng kinh tế.
Lê nin chỉ rõ : sau khi hoàn thành về cơ bản
nhiệm vụ tịch thu tư bản và trấn áo sự phản kháng của tư
bản, giai cấp vơ sản và chính đảng của nó cần phải


chuyển trọng tâm sang nhiệm vụ chủ yếu là nhiệm vụ
quản lý, tức là thực hành kiểm kê và kiểm soát đối với tư

bản, xây dựng kỷ luật nghiêm khắc, nâng cao mạnh mẽ
năng suất lao động, tạo cơ sở vật chất cho chế độ mới.
Lê nin đã phân tích cơ cấu kinh tế của nươc Nga, chỉ rõ,
nước Nga đang tồn tại năm thành phần kinh tế: kinh tế xã
hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế gia trưởng,
kinh tế hàng hóa nhỏ và kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong đó
kinh tế hàng hóa nhỏ chiếm ưu thế.
Để quá độ một cách rất thận trọng lên chủ nghĩa
xã hội, Lê nin đã chỉ rõ cần phải đưa kinh tế tư bản chủ
nghĩa và kinh tế hàng hóa nhỏ vào quỹ đạo của chủ nghĩa
tư bản nhà nước.
Lê nin đã dự báo những khó khắn của một nước
tiểu nông quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khắng định phải lợi
dụng khâu trung gian là chủ nghĩa tư bản nhà nước để
từng bước cải tạo quan hệ kinh tế cũ, trên cơ sở đó định ra
một loạt chính sách, biện pháp tương đối thận trọng và
tiến từng bước.
Tuy nhiên, đường lối lên chủ nghĩa xã hội nêu trên đã
bị đình lại và nhanh chóng được thay thế bằng chính
sách cộng sản thời chiến, vì bùng nổ cuộc nội chiến
và sự can thiệp vũ trang quy mô lớn của các thế lực
tư bản nước ngoài.


1.2 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
trong giai đoạn 1918 – 1921.
Sở dĩ Lê nin và Chính quyền Xơ viết từ bỏ kế hoạch
mùa xn năm 1918, chuyển sang thực hiện chính sách
cộng sản thời chiến là do những nguyên nhân khách quan
và chủ quan sau:

Nguyên nhân khách quan: Mùa hè 1918, cuộc chiến
tranh quy mơ lớn bùng nổ, nước Cộng hịa Xơ viết nhiều
lần lâm vào tình trạng vơ cùng nguy cấp. Ba phần tư lãnh
thổ của nước Cộng hịa Xơ Viết, những vùng sản xuất
lương thực và sản xuất nguyên liệu quan trọng bị đế quốc
và bọn phản loạn chiếm đóng nên việc cung cấp lương
thực cực kỳ khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan: một nguyễn nhân quan
trọng nữa của việc thi hành chính sách cộng sản thời
chiến khơng phải chỉ vì hồn cảnh chiến tranh, mà còn
thuộc tư tưởng chỉ đạo chủ quan của Lê nin và những
người lãnh đạo bôn – sê – vích lúc đó là tư tưởng muốn
thực hiên “ quá độ trực tiếp”.
Nội dung của chính sách cộng sản thời chiến:
Thứ nhất là, thực hiên chế độ trưng thu lương thực
thừa, căn cứ vào như cầu của nhà nước, quy định cứng
nhắc số lượng lương thực mà người nông dân phải giao


cho cơ sở trưng thu bắt buộc theo giá quy định. Quy định
việc trưng thu có phân biệt theo giai cấp, không thu của
bần nông, trưng thu vừa phải đối với trung nông, thu
nhiều đối với phú nông, tuy nhiên, trong thực tế, do tình
hình khó khăn nên thường vi phạm cả đến lợi ích của
trung nơng.
Thứ hai là, cấm tư nhân bn bán, xóa bỏ mạng
lưới thương nghiệp tư nhân, mạng lưới thương nghiệp
quốc doanh và hợp tác xã sẽ tổ chức việc cưng cấp mọi
như yếu phẩm theo kế hoạch cho nhân dân; việc thu mua
và phân phối mọi sản phẩm công, nông nghiệp đều do Bộ

Dân ủy lương thực giải quyết. Như vậy nhà nước nắm
toàn bộ việc thu mua nơng sản phẩm, phân hối hàng hịa
và việc cung cấp như yếu phẩm cho nhân dân, hầu như
cấm mọi sự buôn bán tự do.
Thứ ba là, thực hiện nền kinh tế hiện vật, phân phối
theo tem phiếu như yếu phẩm và sản phẩm công, nông
nghiệp cho nhân dân; thực hiên ngun tấc “ ai khơng làm
thì khơng được ăn”, thực hiện rộng rãi chế độ lao động
nghĩa vụ, chỉ người lao động nào hoàn thành nghĩa vụ
mới được phân phối thực phẩm. Chế độ tem phiếu và
cung cấp vật chất miễn phí chỉ gồm những thứ cần thiết
để duy trì cuộc sống của cơng nhân và nhân dân…
Thứ tư là, tiến hành nhanh việc quốc hữu hóa và
thực hiện chế độ quản lí cơng nghiệp tập trung. Tháng 6


năm 1918, các xí nghiệp cơng nghiệp lớn đã thực hiện
quốc hữu hóa. Đầu năm 1920, về cơ bản đã đưa các xí
nghiệp loại vừa vào sở hữu nhà nước.
2.Những bài học lớn Lê nin đã rút ra trong thời
kì 1917 – 1921.
2.1 Những khó khăn của Lê nin trong q
trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội từ
năm 1917 – 1921.
Giai đoạn 1917 – 1918: Nước Nga trước Cách
mạng tháng 10 là một nước lạc hậu về kinh tế, tiểu nông
chiếm ưu thế, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển ( tiền tư
bản ), lại bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng nên giải
quyết vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội rất phức tạp và
khó khăn.

Giai đoạn 1918 – 1921:Đất nước lâm vào cảnh đói
kém. Đế quốc và bọn phản động trong nước không những
âm mưu dùng vũ lực để lật đổ Chính quyền Xơ viết, mà
chúng còn muốn dùng “ bàn tay gầy guộc của quỷ đói”
bóp chết chính quyền non trẻ này. Vấn đề lương thực trở
thành thách thức sống cịn của chính quyền Xơ viết. Trong
tình hình đó, Lê nin buộc phải dùng mọi biện pháp để
trưng thu lương thực và nguyên, nhiên liệu cơng nghiệp,
nhằm cứu cách mạng, cứ CHính quyền Xơ viết.
2.2 Những biện pháp thực hiện hợp tác hóa.


Khi thực hiện chính sách kinh tế mới, Lê nin đã
tìm ra được con đường đúng đắn là thơng qua thương
nghiệp để thích ứng và giúp cho lực lượng sản xuất tiểu
nông phát triển; xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua các
hợp tác xã, để hướng dẫn tiểu nông lên chủ nghĩa xã hội.
Lê nin đã nêu lên nhiều biện pháp thực hiện hợp tác hóa:
Thứ nhất, cần phải giúp đỡ các hợp tác xã về mặt
tài chính. Lê nin nhấn mạnh, sự quan tâm giúp đỡ hợp tác
xã phảo là sự giúp đỡ thuần túy vật chất. Nhà nước cần
phải cấp vốn cho các hợp tác xã vay nhiều hơn cho các xí
nghiệp tư nhân vay, thậm chí ngang với vốn cấp cho công
nghiệp nặng.
Thứ hai, cần phải động viên quần chúng nông dân
tham gia thực sự tự giác vào phong trào hợp tác hóa ( phải
thực hiên đúng 3 nguyên tắc: Tự nguyện, Cùng có lợi và
Quản lí dân chủ); cần tìm ra một phương thức khen
thưởng giúp đỡ một cách đầy đủ các hợp tác xã, đồng thời
cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình tham gia của

nông dân.
Cuối cùng, cần phải tiến hành công tác văn hóa đối
với nơng dân. Điều kiện để thực hiên thành cơng hợp tác
hóa là cần phải nâng cao trình độ văn hóa cho nơng dân.
2.3 Điều kiện bảo đảm cho công cuộc xây dung
chủ nghĩa xã hội.


Điều kiện bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội : cách mạng văn hóa và cải cách bộ máy lãnh
đạo và quảnh lý.
Về cá mạng văn hóa: Lê nin ln coi văn hóa, giáo
dục là điều kiện và là sự bảo đảm không thể thiếu được
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lê nin nhấn mạnh điều kiện quan trọng hàng đầu để
nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao trình độ
văn hóa của quần chúng nhân dân. Lê nin viết:” Chỉ cần
hiểu và nhớ rằng , khơng thể nào thực hiện điện khí hóa
trong khi chúng ta cịn có những người mù chữ”. Lê nin
nhấn mạnh, cần phải làm cho mỗi người “ hiểu rằng điều
đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở một nền học vấn hiện
đại, và nếu họ không có nề học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng
sản chỉ là nguyện vọng mà thôi”.
Về cải cách bộ máy lãnh đạo và quản lý. Lê nin đã
bàn nhiều về vấn đề cải tạo các cơ quan đảng và nhà
nước, vấn đề xây dung nền chính trị trong cơng cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay chúng ta có hai nhiệm vụ chủ yếu có ý
nghĩa đánh dấu thời đại. Nhiệm vụ thứ nhất là cải tạo bộ
máy quản lý hoàn tồn vơ giá trị mà thời đại cũ đã để lại

toàn bộ cho chúng ta… Nhiệm vụ thứ hai của chúng ta là
tiến hành cơng tác văn hóa trong nơng dân.
Về nhiệm vụ thứ nhất, cải tạo bộ máy quran lý, Lê
nin đề xuất nhưng biện pháp sau:


Thứ nhất, cải cách chính trị trong đảng, mở rộng số
lượng ủy viên trung ương, đặc biệt số ủy viên là công
nhân, kết hợp Ban Kiểm tra trung ương với Bộ Dân ủy
thanh tra công nông đã được cải tổ để xây dựng hệ thống
kiểm tra nhân dân lớn mạnh.
Thứ hai, cải tạo bộ máy nhà nước, xây cơ quan nhà
nước tinh giản và hiệu quả cao theo đúng tinh thân “ Thà
ít mà tốt”.
Rất tiếc là sau khi Lê nin qua đời, những biện pháp
của Lê nin để cải tổ bộ máy lãnh dạo và quản lý đã không
được thực hiện.
2.4 Những bài học Lê nin đã rút ra được trong
thời kì 1917 – 1921.
Chính sách cộng sản thời chiến lúc đó là cần thiết,
buộc phải áp dụng trong thời chiến, nó bảo đảm cho thắng
lượi của chiến trang, giữ vững chính quyền XƠ viết cơng
nơng. Nhưng về mặt cải tạo kinh tế cũ trong đó sản xuất
nhỏ chiếm ưu thế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì chính
sách đó đã thốt ly đặc điểm tình hình nước Nga, một
quốc gia ở trình độ phát triển tiền tư bản, vì vậy nó lại là
một sai lầm nghiêm trọng.
Lê nin chủ trương cần nghiên cứu và học tập những
kinh nghiệm quản lý hành chính, kinh nghiệm tổ chức sản
xuất, kinh doanh của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển

ở phương Tây, đặc biệt là phải tận dụng những thành tựu
văn hóa của chủ nghĩa tư bản để khắc phục sự ngu muội,


lạc hậu, chủ nghĩa quan lieu do chế độ nông nô và chế độ
gia trưởng tạo ra ở nước Nga tiền tư bản.


KẾT LUẬN
Khi chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa tư bản
độc quyền, chủ nghĩa đế quốc, quy luật phát triển không
đều của chủ nghĩa tư bản thể hiện rõ rệt, V.I.Lê-nin đã
phát triển chủ nghĩa Mác, đưa ra lý luận về khả năng nổ ra
và thắng lợi của cách mạng vơ sản trước tiên ở một số
nước, thậm chí có thể ở một nước tư bản riêng biệt, là
khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, mà không nhất thiết
là phải ở các nước tư bản phát triển. Đồng thời, V.I.Lê-nin
cho rằng, do tính chất của thời đại, một nước tư bản chủ
nghĩa chưa phát triển, thậm chí chưa qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, sau khi cách mạng thắng lợi, có thể
xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội qua một thời kỳ
quá độ với một loạt các bước quá độ nhỏ. Sau khi nghiên
cứu đề tài:” Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện
thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội do Lê nin tiến
hành từ năm 1917 đến năm 1921. Những bài học lớn Lê
nin đã rút ra trong giai đoạn này”, với các nội dung chủ
yếu chúng ta có thể rút ra những kết luận như sau:
Thứ nhất là, Sau thắng lợi của cách mạng Tháng
Mười, nước Nga Xô-viết chồng chất khó khăn, thù trong,
giặc ngồi, chính quyền Xơ-viết ở vào tình thế “ngàn cân

treo sợi tóc”, buộc V.I.Lê-nin và Nhà nước Xơ-viết phải
thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến. (trong sach
trang 112, sau mục 4).


Thứ hai là, Lê nin chủ trương cần nghiên cứu và
học tập những kinh nghiệm quản lý hành chính, kinh
nghiệm tổ chức sản xuất , kinh doanh của các nước tư bản
chủ nghĩa phát triển ở phương Tây, đặc biệt là phải tận
dụng những thành tựu văn hóa của chủ nghĩa tư bản để
khắc phục sự ngu muội, lạc hậu, chủ nghĩa quan lieu do
chế độ nông nô và chế độ gia trưởng tạo ra ở nước Nga
tiền tư bản.
Cuối cùng là, tư tưởng của Lê nin về việc phải học
tập và tận dụng những thành quả văn minh của chủ nghĩa
tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội đến nay vẫn có ý
nghĩa thời sự, cấp thiết đối với công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước tiền tư bản, kinh tế, văn hóa lạc hậu.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×