Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán và ước tính kế toán trong doanh nghiệp niêm yết chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.93 KB, 131 trang )

Bộ GiO DụC Và đàO tạO
TrUng đại học kinh tế quốc dân

-------------

PHí VĂN TRọNG

NGHIÊN CứU CC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN
VIfiC LựA CHọN CHíNH SCH Kế TON Và ƯớC
TíNH Kế TON TRONG CC DOANH NGHIfiP NIÊM
YếT TRÊN THị TRƯờNG
CHứNG KHON VIfiT NAM
CHUYÊN NGàNH: kế toán, kiểm toán và phân
tích MÃ Số: 62340301

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. phạm
quang

Hà nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017



Tác giả luận án

Phí Văn Trọng


LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu bền bỉ,
nghiêm túc của tác giả sau bốn năm học tập, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ cả về vật
chất và tinh thần, những lời động viên vô cùng đáng quý của gia đình, bạn bè, cơ quan.
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ Viện Kế tốn – Kiểm toán
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những đồng nghiệp đã ln nhiệt tình cung cấp cho
tơi tài liệu chun mơn bổ ích cũng như các ý kiến vơ cùng đáng q để tơi hồn thành
luận án này. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn thầy giáo hướng dẫn, thầy đã giúp tơi có định
hướng nghiên cứu rõ ràng và tư duy khoa học vững vàng trong suốt thời gian thực hiện
luận án này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên viên của Công ty Stoxplus và
các cán bộ tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cung cấp cho tôi bộ số liệu rất quan
trọng để tơi hồn thành luận án này.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ Viện Đào tạo Sau
đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã ln tận tình hỗ trợ cho các nghiên cứu
sinh Khóa 33 chúng tơi trong suốt thời gian học tập và làm luận án.
Hà Nội, ngày
tháng

năm 2017

Tác giả luận án


Phí Văn Trọng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................................1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.5. Khung nghiên cứu...................................................................................................4
1.6. Kết cấu Luận án.......................................................................................................6
Kết luận Chương 1..............................................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH VÀ ƯỚC
TÍNH KẾ TỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP....................................................9
2.1. Chính sách kế tốn và vai trò đối với quản trị doanh nghiệp..........................9
2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của chính sách kế tốn............................................. 9
2.1.2. Vai trị của chính sách kế tốn...................................................................... 10
2.2. Các mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách
kế toán......................................................................................................................11
2.2.1. Mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp...........................................................11
2.2.2. Mục tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp......................................................12
2.3. Lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế tốn trong cơng tác kế tốn tại
doanh nghiệp..........................................................................................................13
2.3.1. Lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế tốn liên quan đến hàng tồn

kho................................................................................................................. 13
2.3.2. Lựa chọn chính sách kế tốn liên quan đến nợ phải thu.............................. 15
2.3.3. Lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế tốn liên quan đến tài sản
cố định...........................................................................................................15


2.3.4. Lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế tốn liên quan đến đầu tư
tài chính........................................................................................................ 16
2.4. Vận dụng lý thuyết kế toán thực chứng trong nghiên cứu.............................16
2.4.1. Tổng quan lý thuyết kế toán thực chứng...................................................... 16
2.4.2. Các lý thuyết kế toán thực chứng cơ bản......................................................18
2.5. Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính
sách kế tốn và ước tính kế tốn trong các doanh nghiệp..............................22
2.5.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngồi........................................22
2.5.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước........................................28
2.6. Khoảng trống nghiên cứu.....................................................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................33
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................................................34
3.1. Xây dựng giả thuyết khoa học.............................................................................34
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................43
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................43
3.2.2 Phương pháp ước lượng và mô hình nghiên cứu.......................................... 46
Kết luận Chương 3............................................................................................................56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TỐN VÀ ƯỚC TÍNH KẾ TỐN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM........................................................................................................58
4.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam và các cơng ty phi tài chính của
Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán....................................................58

4.1.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam................................................58
4.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên
thị trường chứng khốn Việt Nam................................................................ 60
4.2. Thống kê mơ tả dữ liệu................................................................................................62
4.3. Kiểm định giả thuyết....................................................................................................66
4.4. Phân tích hồi quy..........................................................................................................78
Kết luận Chương 4............................................................................................................85


CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYỀN NGHỊ86
VÀ KẾT LUẬN.................................................................................................................86
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế tốn và ước tính kế tốn.....................................................................86
5.1.1. Thảo luận về các giả thuyết nghiên cứu....................................................... 86
5.1.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế tốn và ước tính kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam..................................................................... 90
5.2. Một số khuyến nghị......................................................................................................92
5.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước........................................................ 92
5.2.2. Đối với cơng ty kiểm tốn.............................................................................93
5.3. Đóng góp của luận án...................................................................................................96
5.3.1. Đóng góp về mặt lý luận...............................................................................96
5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn.............................................................................97
5.4. Những hạn chế của luận án.........................................................................................98
5.5. Một số gợi ý nghiên cứu trong tương lai...................................................................98
KẾT LUẬN......................................................................................................................100
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ....................101
PHỤ LỤC.........................................................................................................................109



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

2

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3

BCTC

Báo cáo tài chính

4

BQ


Bình qn

5

FIFO

Phương pháp nhập trước - xuất trước

6

GDCK

Giao dịch chứng khoán

7

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

8

HN

Hà nội

9

HNX


Sở giao dịch chứng khoán Hà nội

10

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

11

LIFO

Phương pháp Nhập sau - xuất trước

12

NQL

Nhà quản lý

13

NSNN

Ngân sách Nhà nước

14

OLS


Hồi quy bình phương nhỏ nhất

15

QSH

Quyền sở hữu

16

SH

Sở hữu

17

TB

Trung bình

18

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

19

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

20

TSCĐ

Tài sản cố định

21

TTCK

Thị trường chứng khoán


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán......30
Bảng 3.1. Bảng tổng quan về phương pháp kế tốn.......................................................48
Bảng 3.2. Sự lựa chọn chính sách kế tốn và ảnh hưởng đến chiến lược lợi nhuận......53
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả dữ liệu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. 65
Bảng 4.2. Hệ số hồi quy điều chỉnh của mơ hình...........................................................78
Bảng 4.3: Mức ý nghĩa của kiểm định F.........................................................................80
Bảng 4.4: Mức ý nghĩa của kiểm định t..........................................................................80
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án........................................................................5


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong nhiều năm, nhiều nghiên cứu có tính chất kinh nghiệm về kế toán tập
trung vào dự đoán và giải thích động cơ của nhà quản lý dẫn đến quyết định lựa chọn
chính sách kế tốn có dẫn chứng lý thuyết kế toán thực chứng.
Lý thuyết kế toán thực chứng liên quan đến lựa chọn kế toán tạo nên một số
thử nghiệm mang tính chất kinh nghiệm nhằm dự đoán hành vi quản lý, liên quan đến
cách mà nhà quản lý nghĩ và sử dụng trong lựa chọn một phương pháp kế tốn khi có
sự xuất hiện của các khuyến khích và thay đổi kế tốn. Một giả định cơ bản trong lý
thuyết kế toán thực chứng là người đại diện là những cá nhân có lý trí quan tâm đến
những lợi ích khác của chính họ. Điều này có nghĩa, nhân tố động cơ ảnh hưởng đến
lựa chọn chính sách kế tốn cụ thể của nhà quản lý là tối đa hóa lợi ích của họ.
Một lượng lớn các thất bại kinh doanh đã được quy cho sự bất lực của các nhà
quản lý tài chính trong việc lập kế hoạch và kiểm soát đúng các tài sản hiện hành và
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các yếu tố chính góp phần vào sự thành
cơng hay thất bại của doanh nghiệp được phân loại như các yếu tố bên trong và bên
ngoài. Các yếu tố bên ngồi bao gồm tài chính (ví dụ như sự sẵn có của nguồn tài
chính), điều kiện kinh tế, cạnh tranh, quy định của chính phủ, cơng nghệ và các yếu tố
môi trường. Các yếu tố nội bộ là kỹ năng quản lý, nguồn nhân lực, hệ thống kế toán và
phương thức quản lý tài chính. Các bộ phận kế tốn nói chung được xem như là một
đơn vị dịch vụ để hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp bằng cách cung cấp thơng tin
về chi phí và các chỉ số hiệu suất.
Tài sản trong doanh nghiệp bao gồm nhiều chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu có tác dụng
khác nhau đến người sử dụng thơng tin tài chính. Ví dụ: Khoản nợ của doanh nghiệp ở
mức cao, để tạo lòng tin đối với các tổ chức tín dụng, nhà quản lý thường che đậy bằng
cách cố gắng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp ở
mức cao, để tránh sự kiểm soát của chỉnh phủ (thắt chặt các ưu đãi, kiểm sốt chặt chẽ
hoạt động,…) thì nhà quản lý doanh nghiệp thường che đậy bằng việc tìm ra các
phương thức để giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Một trong các phương thức đó là vận
dụng hợp lý chính sách kế tốn.
Các đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn ln muốn có các thơng tin trung thực
và khách quan về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên

họ có thể khơng đạt được kỳ vọng đó do kế tốn có thể “bóp méo” thơng tin vì nhiều
9


lý do khác nhau. Mặc dù một trong những nguyên tắc cơ bản của kế tốn là mọi thơng
tin kế tốn phải dựa trên bằng chứng khách quan nhưng tính khách quan này bị ảnh
hưởng đáng kể bởi sự lựa chọn chủ quan của kế tốn đối với các chính sách kế tốn áp
dụng trong doanh nghiệp.’
Chính sách kế tốn và ước tính kế tốn (gọi chung là chính sách kế tốn) là
một trong những chính sách quan trọng của doanh nghiệp bao gồm những nguyên tắc,
cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình
lập và trình bày Báo cáo tài chính. Chính sách kế tốn áp dụng ở mỗi doanh nghiệp
được chuẩn mực kế toán cho phép lựa chọn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, do việc áp dụng các chính sách kế tốn khác nhau sẽ
mang lại những thông tin khác nhau được trình bày trên Báo cáo tài chính, nên bên
cạnh việc lựa chọn chính sách kế tốn phù hợp theo chuẩn mực, doanh nghiệp cịn
phải lựa chọn chính sách kế tốn có thể giúp họ “quản trị” lợi nhuận, mang lại những
thơng tin có lợi nhất cho họ. Như vậy, có thể thấy chính sách kế tốn ở mỗi doanh
nghiệp bị chi phối bởi nhiều nhân tố chủ quan (tài sản, nợ phải trả, tỷ lệ sở hữu của
nhà quản lý,…) của doanh nghiệp đó. Việc tìm hiểu các nhân tố này là một vấn đề có
tính cấp thiết bởi nó có thể giúp cho người sử dụng Báo cáo tài chính dựa vào những
nhân tố này có thể dự đốn được xu hướng lựa chọn chính sách kế tốn tăng hay giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như dự đoán được các chỉ tiêu trên Báo cáo tài
chính thực tế có xu hướng tăng hay giảm so với số liệu được trình bày. Vì vậy, việc
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn dựa trên lý
thuyết kế toán thực chứng là rất cần thiết trước thực trạng đáng lo ngại về chất lượng
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Chính vì những lý do trên Nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế
tốn trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam"

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ hệ thống hóa và phát triển lý luận về chính sách kế toán tại Việt Nam kết
hợp với việc phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính
sách kế tốn trong các doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết kế toán thực chứng từ đó giúp
cho nhà quản trị có căn cứ khách quan để lựa chọn chính sách kế tốn phù hợp, giúp
người sử dụng thơng tin kế tốn nhận biết được xu hướng tăng, giảm lợi nhuận trong
doanh nghiệp và đề xuất giải pháp nhằm quản lý tốt hơn việc vận dụng chính sách kế
tốn trong các doanh nghiệp Việt Nam.


* Mục tiêu tổng quát:
Quyết định lựa chọn chính sách kế tốn có ảnh hưởng lớn đến nội dung thơng tin
cả báo cáo tài chính, ảnh hưởng lớn quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Do
đó luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế tốn trong các
doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó giúp người sử dụng báo cáo tài chính có các
thơng tin hữu ích về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn chính sách kế
tốn được sử dụng bởi ban quản trị công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận được báo cáo. Các
nhà đầu tư có thể ra các quyết định đầu tư đáng tin cậy hơn. Nó cũng cho phép các nhà
đầu tư đánh giá đúng hơn về hoạt động tương lai của doanh nghiệp.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán trong các doanh
nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Làm rõ mức độ sử dụng chính sách kế tốn với chiến lược tăng giảm lợi nhuận của công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cụ thể
như sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán
trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ sử dụng chính sách kế tốn với chiến lược tăng giảm lợi

nhuận của cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Luận án này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách
kế tốn và ước tính kế tốn trong các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhân tố có thể là
quy mơ của doanh nghiệp, tình hình tài chính (khủng hoảng, tình hình tài sản,…), tỷ lệ
sở hữu của ngân hàng trong doanh nghiệp; tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý không điều
hành, mức độ rủi ro thị trường của doanh nghiệp,…. Chính sách và ước tính kế tốn
bao gồm chính sách và ước tính liên quan đến hàng tồn kho, khấu hao, dự phòng,…
Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về nội dung: Luận án xem xét các nhân tố được cung cấp trên các
Báo cáo tài chính của các cơng ty có quy mơ lớn niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM (HOSE), Hà Nội (HNX) (lợi nhuận từ HĐKD, doanh thu, khấu hao
TSCĐ, hàng tồn kho, các khoản phải trả, tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu,…). Luận
án khơng tính đến các thơng tin như thời gian hoạt động, thời gian niêm yết, … của
cơng ty đó.


Thứ hai, về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các cơng ty phi tài chính
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Hà Nội (HNX). Các cơng
ty tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng do có những đặc thù trong HĐKD tương
đối khác các cơng ty cịn lại nên sẽ khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
Thứ ba, về thời gian nghiên cứu: Tính đến cuối năm 2014, trên Sở giao dịch
chứng khốn TP.HCM (HOSE), Hà Nội (HNX) có 690 Cơng ty niêm yết với thống kê
cụ thể sau:
Loại hình cơng ty
Tài chính
Phi Tài chính
Sum


HOSE

HNX
62
245
307

46
337
383

Trong số 690 cơng ty, Luận án đã chọn các cơng ty phi tài chính có quy mơ lớn
nhất (tài sản lớn, doanh thu cao) lấy từ cao xuống. Từ cách làm trên, Luận án có được
một bảng dữ liệu gồm 200 công ty niêm yết trong 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2014),
có cùng thời điểm kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12 hàng năm, tạo thành bảng
980 quan sát để nghiên cứu (Có 980 quan sát vì thời điểm lên sàn của một số công ty
là sau năm 2010; 200 công ty được chọn đều có doanh thu qua các năm đạt trên 1.000
tỷ/năm). Trong 200 cơng ty được chọn thì 100 cơng ty được lấy trên sàn HNX và 100
công ty được lấy trên sàn HOSE.
1.5. Khung nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, khung nghiên cứu của
Luận án được thể hiện qua Sơ đồ 1.1 dưới đây:
Trên cơ sở lí luận về lý thuyết kế tốn thực chứng, kết hợp với tổng quan các
cơng trình nghiên cứu có cùng chủ đề về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế tốn, Luận án đã chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu và xây dựng các
giả thuyết nghiên cứu, từ đó xây dựng mơ hình dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn chính sách kế tốn. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,
hồi quy bình phương nhỏ nhất thơng thường (OLS). Để lựa chọn mơ hình nghiên cứu,
luận án sử dụng kiểm định Stepwise. Dựa trên kết quả thu thập được sau khi xử lý dữ
liệu, Luận án tiến hành thảo luận kết quả và đưa ra các khuyến nghị, đề xuất cho các

đối tượng như: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan Nhà Nước về khả
năng sử dụng các thông tin kế tốn trên Báo cáo tài chính cho việc lựa chọn chính sách
kế tốn nhằm giúp các đối tượng đưa ra các quyết định kinh doanh, đầu tư.


Khung lý thuyết, tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn trong các doan

Giả thuyết nghiên cứu

Mơ hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Quy mơ

Khủng hoảng tài chính

Kiểm tốn viên
Cường độ lao động Kế hoạch thưởng

Tỷ lệ sở hữu NQL
Địn bẩy
Rủi ro (Beta)

Chính sách kế tốn tăng
giảm lợi nhuận

Thuyên chuyển quản lý

Tài trợ nội bộ


Phân tán QSH

Tỷ lệ SH ngân hàng

Quản trị lợi nhuận
Vốn ngân sách
Mức độ sử dụng vốn

% NQL không điều hành

Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án

(Nguồn: Tác giả xây dựng)


1.6. Kết cấu Luận án
Luận án gồm có 5 Chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Trong Chương 1, Luận án trước hết trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu và
xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Các mục
tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Luận án trình bày khái qt mơ hình nghiên cứu và các kết quả nghiên
cứu dự kiến sẽ đạt được.
Chương 2: Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn chính sách kế tốn
Trong Chương 2, Luận án trình bày các vấn đề lý luận về lý thuyết kế tốn thực
chứng và chính sách kế tốn trong doanh nghiệp và tổng quan các cơng trình nghiên
cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn. Trên cơ sở lý luận và

các cơng trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn,
Luận án chỉ ra khoảng trống trong các nghiên cứu đã thực hiện.
Chương 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
Kế thừa cơ sở lí thuyết và tổng quan tài liệu ở Chương 2, Chương 3 Luận án
trình bày cơ sở xây dựng các giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu dự báo
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn là phương pháp định
lượng, sử dụng kĩ thuật hồi quy OLS, Stepwise.
Chương 4: Kết quả thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế tốn trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phần đầu Chương 4, Luận án trình bày khái quát về TTCK Việt Nam, đặc điểm
các cơng ty tham gia thị trường chứng khốn. Phần tiếp theo trong Chương 4, Luận án
trình bày sơ lược số liệu thống kê mơ tả và phân tích tương quan cho các biến trong
mơ hình. Phần cuối của Chương 4, Luận án trình bày cụ thể kết quả hồi quy mơ hình
các nhân tố đã xây dựng ở Chương 3 bằng hồi quy bình phương nhỏ nhất thơng thường
(OLS).


Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Từ kết quả hồi quy mơ hình các nhân tố ảnh hưởng ở Chương 4, trong Chương
5 Luận án sẽ tiến hành thực hiện kiểm định và dựa vào giá trị của hệ số xác định hiệu
chỉnh (Adjusted R2) của mơ hình để chọn các nhân tố phù hợp để thảo luận kết quả
theo mơ hình OLS. Câu trả lời cho các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn chính sách kế tốn sẽ được trình bày ở Chương 5. Phần cuối của
Chương 5, Luận án nêu ra các đề xuất, khuyến nghị cho các Cơ quan quản lý Nhà
Nước, nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư.


Kết luận Chương 1
Chương I Luận án đã trình bày những lý do cơ bản để lựa chọn đề tài. Mục tiêu
nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách

kế tốn tại các doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết kế tốn thực chứng, từ đó giúp nhà
quản trị có căn cứ khách quan để lựa chọn chính sách kế tốn phù hợp, giúp người sử
dụng thơng tin kế tốn nhận biết được xu hướng tăng, giảm lợi nhuận trong doanh
nghiệp. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận án đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu và
mười sáu giả thuyết nghiên cứu. Số liệu của luận án được lấy trên báo cáo tài chính
của các cơng ty đã được kiểm tốn do cơng ty Stockplus cung cấp do đó rất đáng tin
cậy. Trên cơ sở các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu, luận án đưa ra khung nghiên cứu,
từ đó xây dựng mơ hình dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách
kế tốn. Kết cấu của luận án được chia thành 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn chính sách kế tốn
Chương 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế tốn trong các doanh nghiệp Việt Nam
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH VÀ ƯỚC TÍNH
KẾ TỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Chính sách kế tốn và vai trị đối với quản trị doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của chính sách kế toán
2.1.1.1. Khái niệm

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), các chính sách kế tốn đưa ra các
ngun tắc phải tuân theo trong việc lựa chọn các chính sách kế toán và nội dung chi
tiết cần thiết để giúp người sử dụng hiểu các chính sách kế tốn áp dụng và các cơng ty
đã thực hiện chính sách kế toán như thế nào.

Chuẩn mực kế toán quốc tế xác định các chính sách kế tốn là "những ngun
tắc, căn cứ, công ước, quy tắc và thực tiễn áp dụng bởi một doanh nghiệp để xác định
rõ các tác động của các giao dịch và các sự kiện khác sẽ được phản ánh trong báo cáo
tài chính của nó”
Chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu các đơn vị áp dụng các chính sách kế tốn
theo hồn cảnh cụ thể của mình nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn chân thực và cơng
bằng. Các chính sách này sau đó phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo rằng
chúng vẫn cịn thích hợp. Chính sách kế tốn nên được thay đổi khi một chính sách
mới trở nên phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể của đơn vị. Các thay đổi có thể là cần
thiết trong việc thực hiện các tiêu chuẩn mới.
Tại Việt Nam, theo chuẩn mực kế tốn số 29: “Thay đổi chính sách kế tốn,
ước tính kế tốn và các sai sót” thì chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở và
phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày
báo cáo tài chính.
2.1.1.2. Đặc trưng của chính sách kế tốn

- Chính sách kế tốn là những nguyên tắc:
Nguyên tắc kế toán được hiểu là các quy định, các thủ tục cho việc ghi nhận, đo
lường các yếu tố của Báo cáo tài chính để việc lập Báo cáo tài chính đạt được mục tiêu
dễ hiểu, đáng tin cậy và dễ so sánh. Các nguyên tắc kế tốn làm nền tảng cho các Báo
cáo tài chính được gọi là các nguyên tắc kế toán được thừa nhận (General Accepted


Accounting Princeples – GAAP). Các nguyên tắc này bao gồm một số khái niệm,
nguyên tắc, phương pháp tiến hành và những yêu cầu cho việc đánh giá, ghi chép và
báo cáo các hoạt động, các sự kiện, các nghiệp vụ có tính chất tài chính của một doanh
nghiệp, các ngun tắc bao gồm nguyên tắc kỳ kế toán, nguyên tắc phù hợp, nguyên
tắc giá gốc, cơ sở dồn tích, nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc thận trọng,…
- Chính sách kế tốn là những lựa chọn:
Do thực tiễn ln đa dạng nên các chuẩn mực kế tốn cho phép một khơng gian

mở mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một các thức đo lường phù hợp với đặc thù
của doanh nghiệp. Việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp khác nhau trong một
chính sách kế tốn sẽ làm thay đổi thơng tin trình bày trên các báo cáo tài chính hay
thơng tin cung cấp ra bên ngồi nhằm hướng tới mục đích thuế hoặc lợi tức cho cổ đơng.
- Chính sách kế tốn là ước tính kế tốn:
Ước tính kế toán là các nguyên tắc đo lường đối tượng kế tốn mà cơng ty tự xây
dựng do chuẩn mực khơng thể bao qt hóa mọi vấn đề phát sinh ở các đơn vị cơ sở.
Theo hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, các ước tính
kế tốn phổ biến bao gồm hai loại:
Một là, ước tính liên quan đến các khoản mục đã phát sinh như khấu hao tài sản
cố định, phân bổ chi phí trả trước, ước tính doanh thu được ghi nhận theo hợp đồng
xây dựng, các khoản dự phòng tổn thất tài sản (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng đầu tư tài chính,….)
Hai là, ước tính liên quan đến các khoản mục chưa phát sinh như: các khoản
dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp, chi phí
trả trước.
2.1.2. Vai trị của chính sách kế tốn
Kế tốn ln là cơng cụ đắc lực của quá trình quản lý các hoạt động kinh tế trên
phương diện cung cấp thơng tin tài chính về một tổ chức nhất định. Những thơng tin
kế tốn cung cấp chỉ thực sự hữu ích khi đáp ứng được u cầu về thơng tin quản lý.
Chính sách kế tốn là một trong những chính sách quan trọng của doanh
nghiệp. Chính sách kế tốn áp dụng ở mỗi doanh nghiệp được chuẩn mực kế toán cho
phép lựa chọn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, do
việc áp dụng các chính sách kế tốn khác nhau sẽ mang lại những thơng tin khác nhau
được trình bày trên báo cáo tài chính, nên bên cạnh việc lựa chọn chính sách kế tốn


phù hợp theo chuẩn mực, doanh nghiệp còn phải lựa chọn chính sách kế tốn có thể
giúp họ “quản trị” lợi nhuận, mang lại những thơng tin có lợi nhất cho họ.
Ở nước ta đang tồn tại rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, với mỗi loại hình

doanh nghiệp sẽ có nhiều chiến lược kinh doanh và các nguồn thơng tin tài chính khác
nhau nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi, mà các thơng tin tài chính này do kế tốn
cung cấp. Chính vì vậy, thơng tin kế tốn cung cấp ngày càng phát huy tính hữu hiệu
trong việc ra quyết định của các đối tượng có liên quan và báo cáo tài chính là cơng cụ
thể hiện thơng tin này.
Đối với kế tốn viên: Chính sách kế tốn là cơ sở để thực hiện các cơng việc đo
lường và cơng bố thơng tin kế tốn phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị và tuân thủ
quy định pháp luật.
Đối với nhà quản trị: Chính sách kế tốn là phương tiện để kiểm sốt hoạt động
của cơng ty bằng những mong muốn điều chỉnh lợi nhuận. Từ đó, các nhà quản trị có
thể định hướng hoạt động, đưa ra các phương thức nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh, chính sách tài trợ phù hợp và lập kế hoạch cho hoạt động của doanh nghiệp.
Việc vận dụng các chính sách kế tốn khác nhau sẽ cho phép nhà quản trị cơng ty có
khả năng điều chỉnh các thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính của cơng ty từ kỳ
này sang kỳ khác. Đồng thời việc vận dụng các chính sách kế tốn khác nhau có thể
giúp các nhà quản trị có thể làm đẹp các báo cáo tài chính khi cần thiết.
Đối với cơ quan thuế: Thơng qua chính sách kế tốn cơng bố là cơ sở để kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lý trong các quy định kế toán, đối chiếu với các quy định của
thuế để có những điều chỉnh; kiểm tra việc chấp hành các chế độ tài chính và xác định
đúng đắn các khoản nghĩa vụ phải trả cho Nhà nước.
2.2. Các mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách kế
tốn
2.2.1. Mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp
Nói đến sản xuất kinh doanh dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào khơng ai
có thể qn vấn đề hiệu quả. Năng suất - chất lượng - hiệu quả là mục tiêu phấn đấu
của mọi nền sản xuất, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của toàn bộ nền kinh
tế quốc dân cũng như từng đơn vị cơ sở. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc
dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo
tiền đề phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như tích luỹ cho xã
hội. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp không chủ

động khai thác hết khả năng sẵn có của mình để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có hiệu


quả cao mà có thái độ ỷ lại trơng chờ vào nhà nước. Từ khi bước sang cơ chế thị
trường với sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã có khơng ít các doanh nghiệp do
khơng thích nghi được với cơ chế mới nên đã bị đào thải (giải thể hoặc phá sản). Nền
kinh tế thị trường đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hội nhập và phát triển
nhưng để thực hiện được điều đó thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng
sản phẩm sản xuất ra, phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà biểu hiện cụ thể là
phải tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng tăng. Lợi nhuận là địn bẩy kinh tế có
hiệu quả nhất, là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn,
trình độ tổ chức sản xuất sản phẩm. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động
của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Việc thực hiện
được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của
doanh nghiệp được vững chắc.
Kế tốn được xem là một cơng cụ của người quản lý để kiểm tra, giám sát mọi
hoạt động và vận hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tùy thuộc vào mục tiêu
điều chỉnh tăng hay giảm lợi nhuận mà kế tốn sẽ vận dụng các chính sách kế tốn phù
hợp để điều chỉnh lợi nhuận theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp. Khi nhà quản
trị cần những thơng tin của kế tốn để cung cấp ra bên ngồi cho các đối tác của doanh
nghiệp thì cũng có thể u cầu kế tốn vận dụng các chính sách kế tốn sao cho thơng
tin cung cấp có lợi nhất cho doanh nghiệp. Ví dụ: Khi doanh nghiệp chuẩn bị phát
hành cổ phiếu, với mục đích bán cổ phiếu với giá cao thì chiến lược của doanh nghiệp
là lựa chọn chính sách kế tốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
2.2.2. Mục tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện
thơng qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh
nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp
dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng
chế độ trích nộp lợi nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức

áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,
kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi
nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng số lượng các doanh
nghiệp trong các khu vực và cơng tác cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, cải
tiến cơng tác quản lý thuế nói riêng đã góp phần quan trọng nâng cao tỷ trọng thuế
TNDN trong tổng số thu của NSNN. Năm 2012, số thu thuế TNDN chiếm 9,48%
trong tổng thu NSNN, năm 2013 là 12,48%, 2014 là 11,05%. Nguồn thu từ


thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong NSNN không chỉ phản ánh sự gia tăng các doanh
nghiệp mà còn phản ánh về chất nguồn thu của NSNN do kết quả lao động thặng dư
mà có, đồng thời tạo cho NSNN có tính ổn định nhất định.
Các doanh nghiệp thường có xu hướng vận dụng các chính sách kế tốn sao
cho số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp nhất nhằm mục đích sử dụng khoản
thuế chậm nộp đầu tư vào các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của
Wolfson (1993), Cloyd (1996) và Bosnyák (2003) tại Hungary về các lựa chọn chính
sách kế tốn của các tập đoàn lớn và doanh nghiệp nhỏ đã xác nhận phát hiện của
mình về tác động của thuế đến kế tốn, thuế luôn là yếu tố mạnh mẽ nhất ảnh hưởng
đến sự lựa chọn chính sách kế tốn.
2.3. Lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế tốn trong cơng tác kế tốn tại
doanh nghiệp
2.3.1. Lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế tốn liên quan đến hàng tồn kho
2.3.1.1. Xác định giá trị hàng tồn kho

Việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho sẽ có ảnh hưởng đến tính
trung thực và hợp lý trong việc trình bày giá trị hàng tồn kho trên báo cáo tài chính và
kết quả lãi, lỗ của các hoạt động của một doanh nghiệp.
Thông tin về hàng tồn kho và kết quả lãi, lỗ theo từng loại hoạt động của doanh
nghiệp là cơ sở để phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định quản lý hàng tồn kho

và các quyết định kinh doanh. Sẽ có những thiếu sót, sai lầm trong các định hướng sản
xuất kinh doanh một khi các thơng tin kế tốn cung cấp khơng đảm bảo kịp thời, trung
thực và hợp lý.
Lợi nhuận kế toán trong kỳ có liên quan đến lựa chọn chính sách tính giá hàng
tồn kho trong điều kiện giá cả hàng hóa có xu hướng biến động. Giả sử khơng xem
xét ảnh hưởng của các nhân tố khác, trong điều kiện giá cả có xu hướng tăng việc lựa
chọn phương pháp FIFO sẽ tạo ra một lợi nhuận kế toán lớn hơn so với phương pháp
LIFO, nhưng dòng tiền ra về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp
LIFO lại thấp hơn phương pháp FIFO. Ngược lại chọn phương pháp LIFO tuy tạo ra
lợi nhuận kế toán thấp nhưng doanh nghiệp tiết kiệm một dòng tiền ra về nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách. Do vậy phương pháp LIFO thường được
quan tâm khi lạm phát hay chỉ số giá của một mặt hàng nào đó tăng nhanh. Có thể
tóm tắt ảnh hưởng của các phương pháp tính giá đến việc trình bày các chỉ tiêu trên
BCTC như sau:


Giá mua tăng

Chỉ tiêu

Giá mua giảm

FIFO

Giá BQ

LIFO

FIFO


Giá
BQ

LIFO

Hàng tồn kho cuối kỳ

Lớn

TB





TB

Lớn

Giá vốn hàng bán



TB

Lớn

Lớn

TB




Lợi nhuận kế tốn

Lớn

TB





TB

Lớn

Dịng tiền nộp thuế

Lớn

TB





TB

Lớn


Như vậy việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho trở thành một trong
những chính sách kế tốn quan trọng của doanh nghiệp. Lựa chọn này liên quan đến
các vấn đề: Lợi nhuận, dòng tiền để lại. Đồng thời ảnh hưởng đến thơng tin trình bày
trên BCĐKT và BCKQHĐKD.
2.3.1.2. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm
giá vật tư, thành phẩm tồn kho xảy ra vào cuối năm tài chính (Khi khóa sổ BCTC).
Theo chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho, doanh nghiệp được trích lập dự phịng khi giá
trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được coi như một phần chi phí và được trừ
vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc trích dự phịng giảm giá hàng tồn kho
một mặt giúp doanh nghiệp có thể tránh được những khoản tổn thất nhưng mặt khác
nó cũng tạo ra kẽ hở cho chính doanh nghiệp đó trong việc cố tình điều chỉnh chi phí,
từ đó điều chỉnh lợi nhuận cũng như số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản mục rất dễ xảy ra các sai phạm và
là đối tượng quan tâm đặc biệt của kế tốn, kiểm tốn bởi tính trọng yếu của nó cũng
như mối liên hệ của nó tới các chỉ tiêu khác trên Báo cáo tài chính. Xử lý các khoản
dự phịng là một trong những vấn đề thường khơng đơn giản trong mối quan hệ vốn
đã phức tạp giữa các cơng cụ quản lý như Tài chính - Thuế - Kế tốn, bởi lẽ nó liên
quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí, kết quả lợi nhuận và số thuế thu nhập phải nộp
của doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà nó thu hút được sự quan tâm của nhiều đối
tượng khác nhau, từ những nhà nghiên cứu ban hành các chính sách chế độ quản lý
đến các doanh nghiệp khi thực hiện các chính sách và các cơ quan, nhân viên thuế
khi thực hiện thu thuế cho nhà nước cũng như các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát, kiểm toán.


2.3.2. Lựa chọn chính sách kế tốn liên quan đến nợ phải thu

Trích lập dự phịng tại doanh nghiệp dựa vào dự kiến mức tổn thất không thu
hồi được. Do đó doanh nghiệp có thể dự kiến mức tổn thất cao hay thấp là tùy vào
nhận thức chủ quan của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp sẽ ghi nhận mức
trích lập dự phịng vào chi phí quản lý trong kỳ và sẽ ảnh hưởng đến chi phí phát sinh
trong kỳ. Theo đó, lợi nhuận của cơng ty trong kỳ cũng thay đổi tỷ lệ nghịch
với sự thay đổi của chi phí.
2.3.3. Lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế toán liên quan đến tài sản cố định
2.3.3.1. Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định

Các doanh nghiệp có quyền nhất định trong việc lựa chọn các phương pháp
khấu hao TSCĐ. Theo đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một phương pháp khấu
hao cho mục đích kế toán khác với phương pháp khấu hao cho mục đích tính thuế.
Điều này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tính tốn mức độ khấu hao hợp lý để
đảm bảo thời gian thu hồi lượng vốn đầu tư vào TSCĐ, chủ động trong việc đổi mới
nhanh chóng máy móc thiết bị, hiện đại hóa quy trình sản xuất kinh doanh.
Theo thơng tư 45/2013/TT-BTC có hiệu lực ngày 10/06/2013, có ba phương
pháp khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp có quyền lựa chọn là: Phương pháp
khấu hao đường thẳng; Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh hoặc chậm tùy
thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp khấu
hao sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp, do
đó ảnh hưởng đến dịng tiền trên Báo cáo tài chính. Có hai cách để lựa chọn phương
pháp khấu hao nhanh hay chậm trong các doanh nghiệp đó là lựa chọn phương pháp
khấu hao (đường thẳng hay số dư giảm dần có điều chỉnh) hoặc lựa chọn thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản cố định (ngắn hay dài)
2.3.3.2. Chính sách kế tốn liên quan đến chi phí sửa chữa tài sản cố định

Việc trích trước hoặc phân bổ thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào việc
sửa chữa đó sẽ dẫn đến chi phí hạch tốn vào từng kỳ sẽ ít hay nhiều làm chỉ tiêu “lợi

nhuận” trên báo cáo tài chính sẽ tăng hoặc giảm. Nếu kế tốn khơng xem xét, tính tốn
thời gian hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến thơng tin cung cấp trên báo cáo tài chính.


2.3.4. Lựa chọn chính sách kế tốn và ước tính kế tốn liên quan đến đầu tư tài chính
Dự phịng giảm giá đầu tư tài chính là ước tính phần giá trị có thể bị tổn thất
trong tương lai do các khoản đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp bị giảm giá tại
thời điểm lập báo cáo tài chính để ghi nhận trước giá trị tổn thất vào chi phí tài chính
của kỳ kế tốn hiện tại. Đối với mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khốn thì
cơ sở đối chiếu để trích dự phịng là giá thị trường tại thời điểm đóng sàn giao dịch.
Đối với mã cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán (OTC) thì Bộ tài chính
chưa đưa ra cơ sở giá để đối chiếu khi trích dự phịng do đó các doanh nghiệp có thể tự
đưa ra tham số giá để đối chiếu, điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trình bày trên
Báo cáo tài chính.
2.4. Vận dụng lý thuyết kế toán thực chứng trong nghiên cứu
2.4.1. Tổng quan lý thuyết kế tốn thực chứng
Q trình phát triển của lý thuyết kế toán thực chứng trải qua hai giai đoạn
trong đó giai đoạn thứ nhất trong thập niên 1970 bao gồm các nghiên cứu về kế toán
và phản ứng của thị trường vốn. Nghiên cứu về thị trường vốn đã giả thích được việc
sử dụng thơng tin tài chính của nhà đầu tư nhưng chưa giải quyết được:
- Lý do sự lựa chọn chính sách kế tốn của nhà quản lý.
- Ảnh hưởng đến chính sách kế tốn của các bên khác như chủ nợ, nhà đầu tư,….
Chính vì vậy, sang giai đoạn thứ hai, các nhà nghiên cứu thực chứng chuyển
trọng tâm sang nghiên cứu về lựa chọn chính sách kế toán. Phần lớn các nghiên cứu về
lựa chọn chính sách kế tốn sử dụng kết hợp các tập hợp đa dạng các biến bao gồm:
- Kế hoạch thưởng (Bonus plans)
- Hợp đồng nợ (Debt contracts)
- Chính trị (political process)
Ba giả thuyết cụ thể được kiểm tra thường xuyên là giả thuyết về kế hoạch
thưởng, giả thuyết về nợ/vốn chủ sở hữu và giả thuyết về chi phí chính trị. Lý thuyết

này có xu hướng khẳng định mỗi giả thuyết như chủ nghĩa hành vi cơ hội của các nhà
quản lý.
“Giả thuyết về kế hoạch thưởng” là các nhà quản lý của cơng ty với chương
trình thưởng thường có vẻ như sẽ sử dụng các phương pháp kế toán làm tăng lợi nhuận
báo cáo của kỳ hiện tại. Những sự lựa chọn như vậy có lẽ sẽ tăng giá trị hiện tại của
các khoản thưởng nếu hội đồng khen thưởng của ban giám đốc không điều chỉnh


phương pháp đã chọn. Các nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1986), Christie
Forthcoming (1990) cũng nhất quán với giả thuyết kế hoạch thưởng.
Một chương trình thưởng khơng phải ln đem lại cho nhà quản lý những
khuyến khích để tăng lợi nhuận. Nếu khơng có những thay đổi kế tốn, lợi nhuận sẽ
thấp hơn mức tối thiểu để được thưởng, các nhà quản lý có thể giảm lợi nhuận năm
nay nhằm tăng. lợi nhuận kỳ vọng để được thưởng trong tương lai. Healy (1985) sử
dụng nhiều loại thủ thuật để xác định tình huống nhà quản trị muốn giảm lợi nhuận.
Kết quả cuả ông nhất quán với thủ thuật của nhà quản trị ảnh hưởng đến phần thưởng
của họ.
Giả thuyết nợ/vốn chủ sở hữu dự đoán tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu càng cao thì các
nhà quản trị càng có xu hướng sử dụng các phương pháp kế toán làm tăng lợi nhuận.
Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu càng cao thì các công ty càng bị ràng buộc gần hơn với giao
kèo nợ (Kalay, 1982). Các ràng buộc giao kèo càng chặt thì khả năng gia tăng các chi
phí. Các nhà quản lý thận trọng suy xét bằng cách chọn lựa phương pháp kế toán làm
tăng lợi nhuận, nới lỏng các ràng buộc nợ.
Press và Winthrop và Duke và Hunt (2012) phát hiện ra tỷ số nợ/vốn chủ sở
hữu có mối tương quan với sự chặt chẽ của hợp đồng trái phiếu (bond covenants) như
giả định trong giả thuyết nợ/vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tránh sử
dụng tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu như một biến đại diện cho ràng buộc chặt chẽ của hợp
đồng vay bằng cách sử dụng các kiểm tra trực tiếp. Chẳng hạn, Bowen và các tác giả
khác (1981) điều tra thời điểm nào thì lựa chọn chính sách kế tốn thay đổi cùng với
độ chặt chẽ của các điều khoản được cụ thể trong hợp đồng vay. Mối liên hệ giữa mức

độ sử dụng địn bẩy tài chính và lựa chọn chính sách kế tốn là quy tắc kinh nghiệm
trước khi nghiên cứu kế toán thực chứng ra đời.
Giả thuyết về chi phí chính trị cho rằng các cơng ty càng lớn thì nhà quản lý sẽ
lựa chọn các chính sách làm trì hỗn

lợi nhuận trong tương lai và tối thiểu hóa lợi

nhuận giai đoạn hiện tại để tránh sự can thiệp của chính quyền. Theo đó, để tránh bất
lợi trong đàm phán (đàm phán lương với người lao động, đàm phán với các đối tác) và
tránh bất lợi trong việc thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước thì nhà quản trị
doanh nghiệp mong muốn cơng bố thơng tin với mức lợi nhuận thấp.
Các nghiên cứu và tài liệu hiện đại giải thích tại sao kế tốn được sử dụng và
cung cấp một khung cho dự đoán về lựa chọn kế tốn. Lựa chọn khơng có nghĩa “
phương pháp tốt hơn”. Lựa chọn được tạo ra liên quan đến các mục đích cụ thể. Tài


×