BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
THÁI ANH TUẤN
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN
VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DN MIỀN BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN
HÀ NỘI - 2019
THÁI ANH TUẤN
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN
VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DN MIỀN BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN (KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH)
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGHIÊM VĂN LỢI
2. TS. TRẦN THỊ NAM THANH
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả luận án
Thái Anh Tuấn
năm 2019
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ........................................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................5
1.1. Các nghiên cứu về tình trạng áp dụng kỹ thuật kế tốn quản trị trong
các DN................................................................................................................................7
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng áp dụng
kỹ thuật kế toán quản trị..............................................................................................19
1.3. Kết luận về các cơng trình nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu......29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................31
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ..............................32
2.1. Q trình phát triển của kế toán quản trị.........................................................32
2.2. Các kỹ thuật kế toán quản trị..............................................................................34
2.2.1. Định nghĩa...................................................................................................... 34
2.2.2. Các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định...................................................................36
2.2.3. Các kỹ thuật hạch tốn chi phí....................................................................... 39
2.2.4. Hệ thống thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động........................................... 42
2.2.5. Các loại dự toán..............................................................................................45
2.2.6. Các kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược........................................................48
2.3. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu kế toán quản trị.........................52
2.3.1. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory)........................................................ 52
2.3.2. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory).................................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................56
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................57
3.1. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu......................................................................57
3.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu...............................................................60
3.3. Lựa chọn các biến trong mơ hình nghiên cứu...................................................62
3.3.1. Lựa chọn các biến độc lập..............................................................................63
3.3.2. Thang đo các biến độc lập..............................................................................65
3.3.3. Lựa chọn các biến phụ thuộc..........................................................................67
3.4. Xây dựng bảng hỏi.................................................................................................69
3.5. Chọn mẫu và cỡ mẫu.............................................................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................................71
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN........................................72
4.1. Đặc điểm của các DN Việt Nam và mô tả mẫu nghiên cứu.............................72
4.1.1. Một số đặc điểm của các DN Việt Nam và các DN Miền Bắc Việt Nam.....72
4.1.2. Mơ tả mẫu nghiên cứu....................................................................................76
4.2. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật kế toán quản trị trong các DN miền
Bắc Việt Nam..................................................................................................................77
4.2.1. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật hạch tốn chi phí...................................77
4.2.2. Tình trạng áp dụng các loại dự toán...............................................................79
4.2.3. Mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.......................................... 81
4.2.4. Sử dụng các kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định........................... 86
4.2.5. Tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQTCL....................................................89
4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DN
miền Bắc Việt nam.........................................................................................................90
4.4. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố với các kỹ thuật KTQT.................93
4.4.1. Kiểm định độ tin cậy...................................................................................... 93
4.4.2. Phân tích nhân tố............................................................................................ 94
4.4.3. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố với các kỹ thuật KTQT.................96
4.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính.........................................................................101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...............................................................................................119
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................120
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu.........................................................................120
5.1.1. Tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN miền Bắc Việt Nam. 120
5.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các doanh
nghiệp miền Bắc Việt Nam.....................................................................................127
5.2. Một số khuyến nghị và giải pháp góp phần tăng cường áp dụng các kỹ
thuật KTQT trong các DN Việt Nam.......................................................................135
5.2.1. Các khuyến nghị...........................................................................................135
5.2.2. Một số giải pháp góp phần tăng cường áp dụng các kỹ thuật KTQT trong
các DN Việt Nam....................................................................................................136
5.2.3. Điều kiện thực hiện......................................................................................138
5.3. Các hạn chế và khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo..................................139
5.3.1. Các hạn chế của nghiên cứu.........................................................................139
5.3.2. Gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo..............................................................140
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...............................................................................................141
KẾT LUẬN.......................................................................................................................142
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.......................................143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................144
Phụ lục 1. Phiếu xin ý kiến chuyên gia........................................................................162
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát...............................................................................................165
Phụ lục 3. Kết quả phân tích độ tin cậy.......................................................................169
Phụ lục 4. Kết quả phân tích nhân tố..........................................................................172
Phụ lục 5. Kiểm định độ tin cậy của các biến phân quyền.......................................177
Phụ lục 6. Các biểu đồ phân bố phần dư....................................................................179
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
ABC
Hạch toán chi phí theo hoạt động
BCTC
Báo cáo tài chính
CNTT
Cơng nghệ thơng tin
CPBĐ
Chi phí biến đổi
CVP
Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
DN
Doanh nghiệp
DNBVN
Doanh nghiệp miền Bắc Việt nam
EFA
Phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis)
EVA
Giá trị kinh tế gia tăng
HQQT
Hiệu quả quản trị
IFAC
Liên đồn Kế tốn Quốc tế
IRR
Tỷ suất hồn vốn nội bộ
KTQT
Kế toán quản trị
KTQTCL
Kế toán quản trị chiến lược
KTTN
Kế tốn trách nhiệm
NPV
Giá trị hiện tại rịng
NQT
Nhà quản trị
NVKT
Nhân viên kế tốn
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
RI
Thu nhập cịn lại
ROA
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE
Thu nhập trên vốn cổ phần
ROI
Lợi nhuận trên vốn đầu tư
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về tình trạng áp dụng kế tốn quản trị
trong các DN....................................................................................................................16
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng của các nhân tố đến
việc áp dụng KTQT trong các DN..................................................................................25
Bảng 2.1. Một số công trình nghiên cứu KTQT sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên.............55
Bảng 3.1. Các kỹ thuật được lựa chọn............................................................................67
Bảng 3.2. Các kỹ thuật không được lựa chọn.................................................................68
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu các DN theo lĩnh vực kinh doanh...................................73
Bảng 4.2. Quy mô DN theo số lao động.........................................................................74
Bảng 4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN (%)...............................................75
Bảng 4.4. Cơ cấu các DN chế biến, chế tạo phân loại các DN theo trình độ cơng nghệ (%) 76
Bảng 4.5. Đặc điểm các DN trả lời khảo sát...................................................................76
Bảng 4.6. Tình hình áp dụng thường xuyên một số phương pháp hạch toán chi phí theo
lĩnh vực hoạt động...........................................................................................................77
Bảng 4.7. Mức độ áp dụng một số phương pháp hạch tốn chi phí theo lĩnh vực hoạt động
.........................................................................................................................................79
Bảng 4.8. Tình hình áp dụng các loại dự toán của các DN............................................80
Bảng 4.9. Mức độ sử dụng các loại dự toán theo lĩnh vực hoạt động............................81
Bảng 4.10. Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong đánh giá hoạt động....................82
Bảng 4.11. Mức độ sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong đánh giá hoạt động................83
Bảng 4.12. Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính........................................................84
Bảng 4.13. Mức độ sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính trong đánh giá hoạt động..........85
Bảng 4.14. Tỷ lệ sử dụng các kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định ngắn hạn86
Bảng 4.15. Mức độ sử dụng các kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định ngắn hạn...87
Bảng 4.16. Tỷ lệ sử dụng các kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định dài hạn....88
Bảng 4.17. Mức độ sử dụng các kỹ thuật phân tích thông tin để ra quyết định dài hạn.....88
Bảng 4.18. Tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật KTQTCL...........................................................89
Bảng 4.19. Tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQTCL..................................................90
Bảng 4.20. Mức độ phân quyền trong các DN...............................................................91
Bảng 4.21. Ma trận quay các nhân tố..............................................................................95
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định Spearman tương quan giữa các biến.............................99
Bảng 5.1. Các giả thuyết khẳng định được chấp nhận và bị bác bỏ.............................127
Bảng 5.2. Các giả thuyết phủ định được chấp nhận.....................................................130
Bảng 5.3. Các giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng các kỹ thuật
KTQT trong các DNBVN.............................................................................................131
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mơ hình phân bổ chi phí theo hoạt động (Weygandt, 2012).........................42
Sơ đồ 3.1. Mơ hình nghiên cứu.......................................................................................59
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu các DN trong nền kinh tế..................................................................72
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong môi trường tồn cầu hóa, các DN khơng chỉ cạnh tranh với các DN trong
nước mà còn phải cạnh tranh với các DN nước ngồi có thế mạnh về vốn, cơng nghệ
tiên tiến, có hệ thống quản trị hồn hảo với các nhà quản trị được đào tạo bài bản và có
kinh nghiệm thương trường hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.
Các DN Việt Nam nói chung và các DN miền Bắc Việt nam nói riêng, mặc
dù hoạt động trong cơ chế thị trường, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quản
lý kế hoạch hóa tập trung nên các kiến thức về kinh tế thị trường cũng như kinh
nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường vẫn còn hạn chế. Các DN Việt Nam
phần lớn có quy mơ vừa và nhỏ, chưa có thế mạnh về vốn, cơng nghệ lạc hậu và
kinh nghiệm quản trị còn non kém. Do vậy, cùng với tăng tiềm lực về vốn, đổi mới
công nghệ, các DN Việt Nam cần phải tăng cường năng lực quản trị trong mơi
trường cạnh tranh tồn cầu.
Trên khía cạnh quản trị, ngồi việc thay đổi tư duy quản trị, áp dụng các mơ
hình quản trị hiện đại, các nhà quản trị trong các DN Việt Nam cần phải có sự hỗ trợ
mạnh mẽ của hệ thống thơng tin để đưa ra các quyết định quản trị hiệu quả. Thông qua
quản trị hiệu quả, các DN Việt Nam sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đem lại
nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng từ đó tăng lợi thế cạnh tranh để có thể tồn tại và
đứng vững trên thương trường.
KTQT có vai trị cung cấp thơng tin (thơng tin tài chính và thơng tin phi tài
chính) cho các nhà quản trị DN. Thơng tin KTQT có vai trị chủ đạo và chi phối tồn
bộ hoạt động kinh doanh của các DN. Đó là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị DN
đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
bền vững của DN trong nền kinh tế thị trường.
Theo Fleischman và Tyson (2006), để hỗ trợ cho quản trị DN, các DN ở Mỹ đã
thiết kế hệ thống thông tin KTQT từ những năm đầu của thế kỷ XIX trong các nhà
máy dệt ở New England. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nhờ phương pháp quản trị
phù hợp với sự hỗ trợ của thông tin KTQT, các DN Nhật Bản đã phục hồi và phát triển
mạnh mẽ để cạnh tranh với các DN Mỹ (Atkinson, 2012).
Tại Việt Nam, cùng với đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hệ thống kế tốn Việt Nam
đã có nhiều thay đổi quan trọng. Từ năm 2001, mở đầu bằng việc ban hành 26 chuẩn
mực kế toán, hệ thống kế toán Việt Nam đã dần dần thay đổi theo hướng hội nhập
quốc tế. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ tập trung vào kế tốn tài chính (Nghiêm Văn
Lợi, 2010). Đối với KTQT, mặc dù đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại
học từ hơn 20 năm qua,nhưng cho đến nay, đối với các DN Việt Nam, KTQT vẫn là
lĩnh vực còn nhiều mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Hệ thống kế
toán của nhiều DN mới chỉ chú ý đến kế tốn tài chính và kế tốn thuế mà chưa quan
tâm đến KTQT (Nghiêm Văn Lợi, 2010). Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả quản trị DN cũng như và khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị
trường. Để nâng cao hiệu quả quản trị, giúp các DN có thể đứng vững và thắng thế
trong cạnh tranh, các NQT cần phải được trang bị các kiến thức quản trị hiện đại
ngang tầm quốc tế cùng với sự hỗ trợ hữu hiệu hệ thống thơng tin hỗ trợ quản trị nói
chung và thơng tin KTQT nói riêng để cung cấp thơng tin phù hợp, kịp thời phục vụ
cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định.
Với mong muốn nghiên cứu tình hình áp dụng kỹ thuật KTQT trong các
DNBVN và ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các
DN miền Bắc Việt nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết góp phần thúc đẩy
sự phát triển của KTQT trong các DN, tác giả chọn đề tài "Ảnh hưởng của các
nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
miền Bắc Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là thực trạng áp dụng KTQT trong các
DNBVN và ảnh hưởng của một số nhân tố đến tình trạng áp dụng KTQT trong các DN
này. Cụ thể, đề tài nghiên cứu để đạt được các mục tiêu sau:
- Đánh giá thực trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DNBVN.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các các nhân tố đến tình trạng áp dụng kỹ thuật
KTQT trong các DNBVN.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, các câu hỏi nghiên
cứu được đặt ra là:
(1) Các kỹ thuật KTQT được các DNBVN áp dụng như thế nào?
(2) Ảnh hưởng của các nhân tố được lựa chọn đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT
trong các DNBVN như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến:
- Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật KTQT trong các DNBVN.
- Mối quan hệ giữa một số nhân tố với việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong
các DNBVN.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ lựa chọn một số DN để nghiên cứu thực trạng áp dụng kỹ thuật
KTQT trong các DN này. Dự kiến các DN được lựa chọn nghiên cứu sẽ được phân bố
khác nhau theo các ngành, lĩnh vực, hình thức sở hữu, quy mơ và có trụ sở đóng trên
các địa bàn các tỉnh miền Bắc Việt nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án là phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phỏng vấn sâu và trao đổi với
các chuyên gia để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu nhằm mục đích xác định phạm vi
nghiên cứu, lựa chọn các biến độc lập và biến phụ thuộc để xây dựng mơ hình nghiên
cứu, thiết kế bảng hỏi, quy trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu.
Nghiên cứu định lượng gồm 2 phần: nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên
cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với cỡ mẫu
khoảng 50. Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là nhằm tìm ra những điểm
chưa phù hợp của câu hỏi khảo sát và đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến
hành nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện để thu thập dữ liệu phục vụ cho phân
tích định lượng. Bảng hỏi sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi đến cho các DN trong
mẫu khảo sát để thu thập dữ liệu.
Các dữ liệu sau khi thu được sẽ được làm sạch để sử dụng cho phân tích nhân
tố, phân tích tương quan và kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phần
mềm SPSS 22.
6. Đóng góp của luận án
So với các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây, luận án có các đóng
góp mới chủ yếu sau:
Thứ nhất, chỉ ra thực trạng áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DNBVN hiện nay.
Thứ hai, phân tích và đo lường ảnh hưởng của một số nhân tố đến tình trạng
áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DN Việt Nam.
Thứ ba, Trên cơ sở thực trạng áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DNBVN, luận
án khuyến nghị các chính sách và giải pháp thúc đẩy áp dụng kỹ thuật KTQT nhằm
góp phần nâng cao HQQT trong các DNBVN.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được trình bày gồm:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về KTQT
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều ý kiến phê phán sự không
phù hợp của các kỹ thuật KTQT truyền thống trong điều kiện mơi trường kinh doanh
có nhiều thay đổi (Spicer, 1992; Bork & Morgan, 1993; Beng et al, 1994;.Gosselin,
1997; Chenhall, 2003; Askarany & Smith, 2004). Các phê phán đều cho rằng các kỹ
thuật KTQT truyền thống không đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các NQT trong
các DN. Đặc biệt là từ khi xuất hiện bài báo của Kaplan (1987) bàn về sự không phù
hợp của các kỹ thuật KTQT truyền thống trong môi trường kinh doanh thay đổi, một
loạt các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này được thực hiện. Lawrence và
Ratcliffe (1990) đã khảo sát và cung cấp các bằng chứng về mức độ không hài lòng
của các NQT và nhân viên KTQT đối với các kỹ thuật KTQT đang được sử dụng
trong các DN. Bork và Morgan (1993) cũng cho rằng các kỹ thuật KTQT truyền
thống đã không theo kịp với nhu cầu thông tin ngày càng tăng trong điều kiện môi
trường kinh doanh và công nghệ sản xuất đã thay đổi. Sự thay đổi của môi trường
kinh doanh đã đặt ra nhu cầu phải xem xét lại sự phù hợp của các kỹ thuật KTQT.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu về tình trạng áp dụng KTQT trong các DN để kiểm
chứng các nhận định trên (Chenhall & Langfield-Smith, 1998; Wijewardena &
Zoysa, 1999; Bressler & Bressler, 2003; Wu, 2003; O'Connor và cộng sự, 2004;
Hyvonen, 2005; Cinquini & Tenucci, 2007; Davila & Foster, 2009; Angelakis và
cộng sự, 2010; Alleyne & Weekes-Marshall, 2011; Akenbor & Okoye, 2012; Doan
Ngoc Phi Anh, 2012; Abadi và cộng sự, 2013; Ahmad, 2013; Bogale, 2013;
Karunaratne, 2013; Mohsen & Ramy, 2013; Karanja và cộng sự, 2014; Saaydah &
Khatatneh, 2014; Botha, Vermaak, & Toit, 2015). Tiếp sau các nghiên cứu về tình
trạng áp dụng là các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng áp dụng
KTQT (Z. Xiao, 1995; Maelah & Ibrahim, 2007; Subasinghe & Fonseka, 2009;
Ehab & Hussain, 2010; Mat, Smith, & Djajadikerta, 2010; James, 2013; Ahmad &
Leftesi, 2014; Halbouni, 2014; Doan, 2016) và các nghiên cứu về sự phát tán đổi
mới KTQT (Johnson & Kaplan 1987; Cooper & Kaplan, 1991; Johnson, 1992;
Anderson & Young, 1999; Malmi, 1999; Booth & Giacobbe, 1998; Chenhall &
Langfield-Smith, 1998; Askarany & Smith, 2001, 2003; Askarany, 2003; ;
Gosselin, 1997; Maiga & Jacobs, 2003)
Các nghiên cứu tập trung tìm hiểu việc áp dụng KTQT trong các DN trong các
lĩnh vực và khu vực địa lý khác nhau nhằm có được sự hiểu biết tốt hơn về các kỹ
thuật KTQT và ứng dụng của chúng trong các DN. Theo Nandan (2010); Perren &
Grant (2000) các nghiên cứu trong lĩnh vực này bao gồm các khảo sát trên quy mô lớn
để đánh giá việc áp dụng KTQT trong các DN có quy mơ khác nhau (ví dụ, AbdelKader và Luther 2006) đến các nghiên cứu về tình trạng áp dụng của các kỹ thuật
KTQT cụ thể như Sousa, Aspinwall và Rodrigues 2006 nghiên cứu về việc áp dụng
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong các DN.
Một số nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN
hoạt động trong một ngành cụ thể (ví dụ như, Abdel-Kader và Luther 2006 nghiên cứu
trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Vương quốc Anh), Fonseka (2005),
Waweru (2005) nghiên cứu sự thay đổi KTQT trong các DN thương mại, Ngingo
(2012), Oyerogba (2015) nghiên cứu trong các công ty niêm yết chứng khoán; Sunarni
(2014) nghiên cứu KTQT trong các DN dịch vụ; Uyar (2010), Mat (2010), Sulaiman
(2003), Hyvonen (2005), Maqbool-ur-Rehman (2011),
Alleyne (2011) nghiên cứu KTQT trong các DN sản xuất.
Abdel-Maksoud
(2011),
Một số tác giả nghiên cứu việc áp dụng KTQT tại một số quốc gia như
Armitage & Webb (2013) nghiên cứu tại Canada; (Hyvonen, 2005) nghiên cứu và so
sánh việc áp dụng KTQT tại Phần Lan và Úc; (Nelson M. Waweru, Hoque, & Uliana,
2005) nghiên cứu tại Nam Phi; Anand, Sahay, & Saha (2004), Joshi (2001), Kallapur
& Krishnan (2009) nghiên cứu việc áp dụng KTQT trong các DN Ấn Độ; Bee (2007)
nghiên cứu việc áp dụng KTQT tại Singapore; Karunaratne (2013) nghiên cứu tại Sri
Lanca; tại Malaysia có các nghiên cứu của (Amah Kamilah, 2012); (Sunarni, 2013)
nghiên cứu tại Indonesia; (Sumkaew, Liu, & McLaren, 2012) nghiên cứu tại Thái Lan;
O'Connor, Chow, & Wu (2004); Xiao, Chow, & Duh (2006)
nghiên cứu áp dụng
KTQT trong các DN Trung Quốc. Tại Việt Nam có nghiên cứu của Nishimura (2005),
Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Nguyễn Thị Phương Dung (2014), v.v… Một số tác giả
thực hiện nghiên cứu việc áp dụng KTQT theo khu vực địa lý như Hopper, Tsamenyi,
Uddin, & Wickramasinghe, (2009); Karanja, Mwangi, & Nyaanga, (2014) nghiên cứu
việc áp dụng KTQT tại các nước đang phát triển; Yalcin (2012) nghiên cứu việc áp
dụng KTQT tại Thổ Nhĩ Kỳ và so sánh với các nghiên cứu trước đó tại Hy Lạp, Phần
Lan, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản; McLellan & Moustafa (2011) nghiên cứu KTQT trong
các nước vùng Vịnh; Sulaiman và cộng sự (2004) nghiên cứu việc áp dụng KTQT
trong các DN thuộc 4 nước châu Á.
1.1. Các nghiên cứu về tình trạng áp dụng kỹ thuật kế tốn quản trị trong
các DN
Dựa trên mơ hình nghiên cứu của De Meyer và cộng sự (1989) và Miller và
cộng sự (1992) về các phương pháp sản xuất sẽ áp dụng trong tương lai, Chenhall và
Langfield-Smith (1998) nghiên cứu tình trạng áp dụng KTQT tại 140 DN lớn trong
ngành công nghiệp chế biến của Úc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các kỹ thuật KTQT
truyền thống như lập dự toán, đánh giá hiệu quả theo ROI vẫn được đánh giá cao và
được đa số các DN sử dụng. Các kỹ thuật KTQT hiện đại được sử dụng ở mức độ
tương đối thấp do chưa được đánh giá cao cũng như sử dụng phức tạp. Các phương
pháp chi phí mục tiêu, hạch tốn chi phí theo hoạt động (ABC), Chi phí theo chuỗi giá
trị bị đánh giá thấp nhất trong số các kỹ thuật KTQT được khảo sát với tỷ lệ sử dụng
dưới 50%. Chenhall và Langfield-Smith (1998) đã sắp xếp thứ tự tình trạng áp dụng
KTQT trong các cơng ty Úc là: hạch tốn chi phí theo hoạt động (thứ 24), quản trị theo
hoạt động (thứ 21), Hạch tốn chi phí theo vịng đời (thứ 20), Chi phí theo chuỗi giá trị
(thứ 26), chi phí mục tiêu (thứ 27). Trong khi đó, mức độ chấp nhận các kỹ thuật
KTQT truyền thống được xếp hạng cao hơn như: lập dự toán (thứ 1), dự toán vốn (thứ
2), đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (thứ 3). So sánh với tình trạng áp dụng
KTQT tại Mỹ, Anh và một số nước châu Âu, Chenhall và Langfield-Smith (1998) kết
luận rằng tỷ lệ áp dụng KTQT mới được phát triển ở các nước Mỹ, Anh và châu Âu
thậm chí cịn thấp hơn so tỷ lệ áp dụng tại Úc (Chenhall & Langfield-Smith, 1998).
Mơ hình nghiên cứu của Chenhall & Langfield-Smith sau này được nhiều cơng
trình nghiên cứu khác áp dụng để nghiên cứu tình trạng áp dụng KTQT trong các DN
ở các nước hoặc trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như Clarke, 1997; Ghosh &
Chan, 1997; Schildbach, 1997; Pierce & O’Dea, 1998; Shields, 1998; Wijewardena &
Zoysa, 1999; Abdel-Kader và Luther, 2006 và Ahmad, 2012.
Clarke và cộng sự (1997) nghiên cứu tình hình áp dụng KTQT trong các DN ở
Ireland. Các số liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát câu hỏi gửi tới 511 công ty sản
xuất. Họ phát hiện ra rằng phương pháp ABC không được các DN Ireland sử dụng
rộng rãi như trong các công ty ở Mỹ, Anh, và Canada. Nguyên nhân được cho là các
nhân viên kế toán ở Ireland làm việc như những người ghi sổ mà không phải là những
người làm việc sáng tạo để hỗ trợ cho các NQT trong quá trình ra quyết định. Điều này
cho cho thấy các nhân viên KTQT ở Ireland không hiểu về ABC (Clarke, 1997).
Abdel-Kader và Luther (2006) đã sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu thực
nghiệm từ 122 công ty trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Anh và kết
luận rằng các kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được sử dụng rộng rãi. Các kỹ thuật
KTQT hiện đại, đặc biệt là các kỹ thuật KTQTCL, mặc dù được đánh giá là “rất quan
trọng” nhưng hiếm khi được sử dụng để quyết định quản lý chiến lược (Abdel-Kader
& Luther, 2006). Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng các kỹ thuật
KTQTCL được đánh giá tương đối thấp, trái với mong đợi của các tác giả. Kết quả
nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trước đó của Chenhall &
Langfield-Smith (1998) tại Úc và của một số tác giả khác.
Tại Hungary, Nora (2009) nghiên cứu việc áp dụng KTQT trong các DN nông
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 12 kỹ thuật KTQT được khảo sát, một
số phương pháp có tình trạng áp dụng cao như sử dụng thông tin để ra quyết định, cắt
giảm chi phí, cung cấp thơng tin cho lập kế hoạch. Các phương pháp có mức độ áp
dụng thấp gồm: kế toán trách nhiệm, đánh giá nhân viên và đo lường hiệu quả. Nghiên
cứu cũng chỉ ra nguyên nhân một số kỹ thuật KTQT có tỷ lệ áp dụng thấp là do khơng
có kinh nghiệm, thiếu thơng tin, thiếu kinh phí và quy mơ DN nhỏ khơng cần phải áp
dụng (Nora, 2009).
Hyvonen (2005), nghiên cứu trong các DN sản xuất quy mơ lớn ở Phần Lan để
xác định tình trạng áp dụng KTQT và lợi ích thu được cũng như dự định áp dụng
KTQT trong tương lai trong các DN này. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN Phần
Lan coi trọng các thước đo tài chính và các phương pháp phân tích lợi nhuận sản
phẩm, lập dự tốn để kiểm sốt chi phí. Các kỹ thuật KTQT hiện đại như lập kế hoạch
chiến lược, dự báo chiến lược cũng được sử dụng rộng rãi. Tác giả kết luận rằng trong
khi các thước đo tài chính được áp dụng rộng rãi và sẽ còn quan trọng trong tương lai,
các kỹ thuật KTQT mới sẽ được coi trọng hơn như khảo sát sự hài lòng của khách
hàng và đánh giá thái độ nhân viên. Ngoài ra, bằng cách so sánh kết quả nghiên cứu
của Chenhall và Langfield-Smith (1998), Hyvonen (2005) cho rằng các công ty Phần
Lan chú trọng nhiều hơn đến các thước đo phi tài chính mới được phát triển gần đây so
với các công ty Úc (Hyvonen, 2005).
Haldma và Laats (2002) nghiên cứu sự thay đổi của KTQT trong các DN
Estonia. Với mẫu nghiên cứu là 62 công ty, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
giữa các thay đổi trong KTQT với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và các yếu
tố công nghệ sản xuất, và cơ cấu tổ chức của DN, bằng cấp của nhân viên kế tốn.
Tình trạng áp dụng KTQT từ kết quả nghiên cứu của Haldma và Laats cũng rất khác
nhau. Trong số các DN trả lời phỏng vấn chỉ có 7% sử dụng phương pháp ABC trong
khi đó 70% các DN sử dụng phương pháp phân bổ chi phí theo nhiều tiêu thức. Quy
mơ DN là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT. Xu hướng sử dụng các
kỹ thuật KTQT hiện đại có xu hướng tăng tương ứng với quy mô của các công ty
(Haldma, 2002).
Tại Nga, nghiên cứu của Kallunki, Moilanen và Silvola, (2008) cho thấy nhiều
kỹ thuật KTQT phương Tây đã được các DN Nga áp dụng. Tuy nhiên, không phải tất
cả các kỹ thuật KTQT được các nước Tây Âu phát triển đều được áp dụng ở Nga.
Trong số 13 kỹ thuật KTQT được áp dụng trong các DN Nga, các kỹ thuật KTQT
được áp dụng nhiều theo tỷ lệ và tầm quan trọng giảm dần là kiểm soát lợi nhuận
(82%), đo lường chất lượng (80%), khảo sát sự hài lòng của khách hàng (79%), đánh
giá sự hài lòng của nhà cung cấp (78%). Các kỹ thuật KTQT có tỷ lệ áp dụng thấp là
lợi nhuận bộ phận (48%), thẻ điểm cân bằng (47%), ROI (44%) và cuối cùng là dòng
tiền từ đầu tư (31%) (Kallunki, Moilanen, & Silvola, 2008).
Armitage và cộng sự (2013) nghiên cứu việc áp dụng KTQT trong các DN vừa
và nhỏ Canada nhằm mục đích tìm hiểu tình hình áp dụng KTQT trong các DN và
nguyên nhân vì sao các kỹ thuật KTQT mặc dù đã được giảng dạy trong các trường đại
học nhưng không được các DN áp dụng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
thơng qua phỏng vấn sâu tại 11 DN Canada các tác giả đã phát hiện ra có 19 kỹ thuật
KTQT được sử dụng phổ biến nhất trong các DN tại nước này. Các DN sản xuất sử
dụng nhiều và thường xuyên các kỹ thuật KTQT so với các DN khác. Các kỹ thuật
KTQT được áp dụng phổ biến gồm: dự toán hoạt động, các phương pháp hạch tốn chi
phí, báo cáo bộ phận, phân tích chênh lệch, phân tích báo cáo tài chính và đánh giá
bằng thước đo phi tài chính. Các phương pháp chi phí chất lượng, hạch tốn chi phí
theo hoạt động, lập dự tốn linh hoạt, phân tích chiết khấu dịng tiền ít được sử dụng.
Nguyên nhân nhiều kỹ thuật KTQT mặc dù đã được giảng dạy trong các trường đại
học nhưng chưa được nhiều DN áp dụng là do họ chưa thấy được lợi ích khi áp dụng
các phương pháp này (Armitage & Webb, 2013).
Waweru và cộng sự (2005) dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên để tiến hành nghiên
cứu về sự thay đổi của KTQT trong 52 DN tại Nam Phi nhằm tìm hiểu và giải thích
ngun nhân của sự thay đổi này. Nghiên cứu đã cho thấy có những thay đổi đáng
kể trong các kỹ thuật KTQT của các công ty trong việc sử dụng các kỹ thuật KTQT
như hệ thống phân bổ chi phí theo hoạt động và phương pháp thẻ điểm cân bằng để
đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu cũng cho thấy những thay
đổi về môi trường gần đây của nền kinh tế Nam Phi từ chính sách cải cách của
chính phủ và sự cạnh tranh toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi của
KTQT trong các DN (Waweru, 2005).
Ndaita (2009) nghiên cứu sự thay đổi của KTQT trong một số DN có quy mơ
lớn tại Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số kỹ thuật KTQT đã thay đổi để phù
hợp với sự thay đổi của môi trường cạnh tranh trong điều kiện tồn cầu hóa và sự thay
đổi của công nghệ sản xuất. Cụ thể 23,31% các công ty trả lời khảo sát mở rộng phạm
vi áp dụng, 14,52% các công ty áp dụng KTQT mới, 13,92% các công ty điều chỉnh
các kỹ thuật KTQT cũ (Ndaita, 2009).
Tại Ai Cập, Abdel-Maksoud (2011) nghiên cứu tác động của sử dụng máy tính
và các kỹ thuật và phương pháp quản trị đến các KTQT trong 240 DN sản xuất Ai
Cập. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rõ ràng hỗ trợ các mối tương quan tích cực
đáng kể các phương pháp quản trị và hệ thống máy tính đến việc áp dụng KTQT.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc triển khai các kỹ thuật KTQT cũng bị ảnh hưởng của
các yếu tố như quy mô DN, ngành nghề kinh doanh và loại hình cơng ty (AbdelMaksoud, 2011).
Abo-Alazm Mohamed (2013) nghiên cứu những thay đổi về tình trạng áp dụng
KTQT theo những thay đổi trong mơi trường kinh doanh (ví dụ, sự phát triển của công
nghệ thông tin truyền thông và hệ thống sản xuất dựa trên máy tính, chu kỳ sống của
sản phẩm ngắn, sự hội nhập các công ty trong nước và quốc tế, cạnh tranh, v.v…)
trong một nhóm các cơng ty ở Ai Cập. Nghiên cứu này cho thấy sự phát triển của công
nghệ và sự cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng tích cực đến tình trạng áp dụng KTQT, do
đó ảnh hưởng đến khả năng của công ty trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh. Những
phát hiện này là phù hợp với những phát hiện từ các nghiên cứu khác (Garg, Ghosh, &
Halper, 2004; Mat et al, 2010) về sự thay đổi vai trò của KTQT trong môi trường kinh
doanh thay đổi.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Uyar (2010) nghiên cứu KTQT trong 61 DN sản xuất ở
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Dựa trên câu hỏi khảo sát được sử dụng cho nhiều nghiên cứu
trước đó, tác giả phát hiện ra rằng các kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được coi trọng
và phát huy tác dụng. Các kỹ thuật KTQT hiện đại chưa nhận được nhiều sự chú ý của
các DN. Kết luận này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yalcin (2012) rằng
các kỹ thuật KTQT áp dụng trong các DN Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu vẫn là các phương
pháp truyền thống. Các kỹ thuật KTQT hiện đại vẫn chưa được áp dụng phổ biến
(Yalcin, 2012). Nhiều công ty sản xuất sử dụng phương pháp hạch tốn theo đơn hàng
và phân bổ chi phí chung theo các chi phí trực tiếp hoặc chi phí nhân công, sử dụng
thông tin để ra quyết định về giá là lĩnh vực quan trọng nhất. Các kỹ thuật KTQT được
coi trọng gồm lập dự toán, lập kế hoạch và kiểm sốt và phân tích CVP (Uyar, 2010).
Yalcin (2012) thông qua phương pháp khảo sát để nghiên cứu việc áp dụng
KTQT trong các DN sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ và so sánh với kết quả của mình với các
nghiên cứu trước đây tại Hy Lạp, Phần Lan, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các kỹ thuật KTQT truyền thống như lập dự tốn và hạch tốn chi phí
vẫn được ưa chuộng hơn so với các kỹ thuật KTQT hiện đại như hạch tốn chi phí
theo hoạt động, hạch tốn chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm và chi phí mục tiêu
(Yalcin, 2012).
Tại Pakistan, Maqbool-ur-Rehman (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử
dụng các kỹ thuật KTQT đến lợi nhuận của các công ty thông qua khảo sát 45 DN sản
xuất. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định tác động của các biến độc lập
được lựa chọn vào một số kỹ thuật KTQT được lựa chọn trong các DN ở Pakistan. Các
kỹ thuật KTQT được lựa chọn trong nghiên cứu gồm: các phương pháp tính giá thành
sản phẩm, lập dự toán, hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động, thông tin hỗ trợ ra quyết
định và phân tích chiến lược. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các kỹ thuật KTQT truyền
thống được sử dụng thường xuyên hơn so với các kỹ thuật KTQT hiện đại của các DN
sản xuất. Các DN Pakistan ưa thích sử dụng các phương pháp thời gian hoàn vốn
(payback period), dự toán vốn (capital budgeting), NPV, ROS và phương pháp
IRR. Các DN được khảo sát đều đánh giá cao sự hữu ích của các thông tin KTQT
trong việc hỗ trợ các NQT ra quyết định. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số
công ty cho rằng sử dụng hai kỹ thuật KTQT là chi phí mục tiêu và quản trị theo
hoạt động cho có tác động đáng kể đến lợi nhuận. Cũng trong nghiên cứu này, Maqboolur-Rehman nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến tình trạng áp dụng KTQT
trong các DN. Các yếu tố được lựa chọn làm biến độc lập trong mơ hình nghiên
cứu của Maqbool-ur-Rehman được chia thành 3 nhóm: các yếu tố bên ngồi (cạnh
tranh), các yếu tố tổ chức (quy mô DN, vị trí địa lý) và các yếu tố thuộc về quy
trình (Maqbool-ur-Rehman, 2011).
Wijewardena và De Zoysa (1999) nghiên cứu tình hình áp dụng KTQT trong
các DN sản xuất quy mô lớn xuất lớn ở Australia và Nhật Bản trong năm 1997. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các công ty Nhật Bản chú ý nhiều hơn đến quản lý và kiểm
soát chi phí trong q trình lập kế hoạch và phát triển sản phẩm cũng như quan tâm
nhiều đến phân tích chi phí-khối lượng-lợi nhuận và chi phí mục tiêu trong giai đoạn
sản xuất và hoạch và thiết kế sản phẩm. Các công ty Úc coi trọng các kỹ thuật KTQT
truyền thống như lập dự tốn, chi phí tiêu chuẩn và phân tích phương sai ở khâu sản
xuất. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả cho rằng do sự khác nhau về văn hóa, mơi
trường kinh doanh và đặc điểm của KTQT ở hai nước khác nhau dẫn đến mức độ và
mục đích áp dụng khác nhau (Wijewardena & Zoysa, 1999).
Tại Ấn Độ, dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên Anderson và Lanen (1999) nghiên
cứu sự thay đổi của các kỹ thuật KTQT trong 14 công ty thông qua bảng câu hỏi
phỏng vấn của các nhà quản lý cấp cao trong quá trình cải cách kinh tế của Ấn Độ vào
năm 1991. Kết quả phỏng vấn cho thấy, cải cách kinh tế dẫn đến sự phân quyền nhiều
hơn trong cơ cấu tổ chức của các DN. Các nhà quản lý được phân quyền quan tâm
nhiều hơn đến nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng dẫn đến nhu cầu sử dụng thơng
tin chi phí nhiều hơn. Các phương pháp lập dự toán cung cấp thông tin tin cậy hơn, các
thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng thơng tin phi tài chính ngày càng được chấp nhận
rộng rãi. Tuy nhiên, việc sử dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại vẫn còn hạn chế
(Anderson & Lanen, 1999). Joshi (2001) đã tiến hành một nghiên cứu thơng qua bảng
hỏi để đánh giá tình trạng áp dụng KTQT trong các DN sản xuất quy mô vừa và
lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô, thái độ bảo thủ của quản lý Ấn Độ, phong
cách lãnh đạo độc đốn, và tầm nhìn dài hạn dẫn đến các DN Ấn Độ chú trọng nhiều
hơn vào chi phí mục tiêu và tỷ lệ áp dụng KTQT truyền thống vẫn cao hơn các kỹ
thuật KTQT hiện đại trong các DN được nghiên cứu (Joshi, 2001).
Anand, Sahay & Saha (2004) thực hiện một khảo sát đối với 579 kế toán trưởng
DN Ấn Độ và nhận được trả lời từ 53 người về tình hình áp dụng KTQT trong DN. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, trong 13 kỹ thuật KTQT được khảo sát, phương pháp phân
tích CVP được áp dụng nhiều nhất (77,3%), các phương pháp còn lại được áp dụng ở
mức dưới 50% trong đó phương pháp chi phí mục tiêu và chi phí chất lượng được áp
dụng ở mức thấp nhất với tỷ lệ lần lượt là 5,7% và 9,5% (Anand, Sahay, & Saha, 2004).
Kallapur & Krishnan (2009) tổng hợp kết quả nghiên cứu về KTQT của các tác
giả trước đó (Anderson & Lanen, 1999; Joshi, 2001; Anand, Sahay & Saha, 2004) để
đưa ra bức tranh chung về tình trạng áp dụng KTQT trong các DN Ấn Độ là các kỹ
thuật KTQT truyền thống vẫn được áp dụng với tỷ lệ cao hơn so với các kỹ thuật
KTQT hiện đại. Phương pháp phân tích CVP được áp dụng ở mức cao nhất (77,3%)
trong khi một số kỹ thuật KTQT hiện đại chỉ được áp dụng ở mức dưới 10% các DN trả
lời khảo sát; phương pháp chi phí mục tiêu chỉ được áp dụng ở mức 5,7%; phương pháp
lập dự toán theo hoạt động được 7% các DN trả lời khảo sát áp dụng (Kallapur &
Krishnan, 2009).
Trong cơng trình nghiên cứu về KTQT ở một số nước châu Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Singapore Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên, Brunei, Cambodia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines. Nishimura (2005) chia quá trình phát
triển của KTQT thành 4 giai đoạn: (1) Sơ khai; (2) truyền thống; (3) sử dụng mơ hình
tốn (Mathematical management accounting) và (4) KTQT tích hợp giữa ngắn hạn và
chiến lược (Integrated management accounting).
Tại Nhật Bản, theo Nishimura (2000; 2003) các DN Nhật Bản phát triển các kỹ
thuật KTQT riêng từ các phương pháp học được của phương Tây như các phương
pháp thiết kế chi phí, cải thiện chi phí, cung cấp đúng lúc (JIT). Các phương pháp lập
dự toán như dự toán lợi nhuận, dự toán bán hàng, dự tốn chi phí bán hàng và dự tốn
vốn được áp dụng với tỷ lệ cao trên 80%. Các kỹ thuật KTQT khác cũng được sử dụng
với tỷ lệ tương đối cao như chi phí tiêu chuẩn (64%); hạch tốn chi phí trực tiếp
(49%). Các phương pháp được áp dụng với tỷ lệ thấp gồm phương pháp lập dự tốn
theo mơ hình mơ phỏng (simulation modeling) và quy hoạch tuyến tính (linear
programming) với tỷ lệ áp dụng lần lượt là 9,9 và 1,6%, các kỹ thuật KTQT hiện đại
như ABC và thẻ điểm cân bằng được áp dụng tương đối ít (Nishimura, 2003).
Trong nhóm các nước Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc, Trung Quốc là
nước áp dụng mạnh mẽ các kỹ thuật KTQT từ các nước phương Tây, cụ thể từ Mỹ để
duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu của Nishimura (2005) cho thấy
các kỹ thuật KTQT truyền thống được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ lệ cao như lập dự
toán hoạt động, dự toán vốn và kế toán trách nhiệm được áp dụng với tỷ lệ cao lần lượt
là 79,7; 66,1 và 80,5%. Các kỹ thuật KTQT hiện đại như hạch tốn chi phí chiến lược,
ABC, EVA, chi phí chất lượng và chi phí mục tiêu vẫn chưa được sử dụng phổ biến
(Nishimura, 2005).
Tại các nước và các khu vực lãnh thổ thuộc nhóm công nghiệp mới nổi như
Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, các phương pháp kiểm soát bằng dự toán
và chi phí chuẩn được các DN sử dụng rộng rãi. Tỷ lệ áp dụng phương pháp chi phí
chuẩn tại Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore lần lượt là 27,8; 44,3 và 54%. Phương pháp
dự toán hoạt động được áp dụng trong các DN sản xuất Đài Loan là 83,3%; tại
Singapore là 90% (Nishimura, 2005).
Tại Trung Quốc, có các nghiên cứu của Nishimura (2005); Xiao và cộng sự,
(2006); Wu và cộng sự (2007), J. Z. Xiao, Duh, & Chow, (2008).
Xiao và cộng sự (2006) nghiên cứu sự thay đổi trong việc sử dụng các kỹ thuật
KTQT trong các DN Trung Quốc và xác định ảnh hưởng của khu vực địa lý, quy mô
DN và ngành kinh doanh đến việc sử dụng các kỹ thuật KTQT. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tình hình áp dụng KTQT ở Trung Quốc đã có những thay đổi theo chiều
hướng tích cực, sự phát triển kinh tế giữa các vùng ít có tác động đến sự thay đổi này.
Tuy nhiên, quy mơ DN và ngành nghề kinh doanh có tác động đáng kể. Các DN có
quy mơ lớn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có xu hướng tăng cường sử dụng các
kỹ thuật KTQT nhiều hơn (Xiao, 2006).
Wu và cộng sự (2007), nghiên cứu tình hình áp dụng, lợi ích thu được và tương
lai của kỹ thuật KTQT phương Tây trong các DN Trung Quốc. Sử dụng bảng khảo sát
để nghiên cứu tình hình áp dụng KTQT trong các DN nhà nước và các công ty liên
doanh, các tác giả nhận thấy, do ảnh hưởng nặng nề của hình thức sở hữu và hệ thống
kinh tế kế hoạch cũ, các giám đốc tài chính cấp cao của DN nhà nước cho rằng họ nhận
được nhiều lợi ích hơn từ các kỹ thuật KTQT truyền thống như lập dự tốn và chi phí
mục tiêu, các kỹ thuật KTQT khác đem lại ít lợi ích hơn so với các công ty liên doanh.
Tại Thái Lan, Nuatip Sumkaew (2012) nghiên cứu việc áp dụng KTQT truyền
thống và hiện đại của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Thái Lan năm
2012 để tìm hiểu vì sao các kỹ thuật KTQT được hoặc không được áp dụng trong các
DN trong giai đoạn 2002-2012. Thông qua khảo sát online 456 cơng ty niêm yết trên
thị trường chứng khốn Thái Lan và so sánh với 4 nghiên cứu trước đó tại những nước
trải qua khủng hoảng kinh tế là Thái Lan (Phadoongsitthi, 2003; Nimtrakoon, 2009),
Hy Lạp (Angelakis và cộng sự, 2010) và Ai Cập (Farouk Abdel Al và McLellan,
2011) để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế đến sự thay đổi các kỹ thuật
KTQT được áp dụng trong các DN. (Nimtrakoon, 2009)
Các nước ASEAN khác như Malaysia, Thái Lan, tỷ lệ áp dụng KTQT tương đối
cao đối với phương pháp lập dự toán (trên 90%), các phương pháp khác như chi phí
chuẩn, phân tích CVP, giá thành theo chi phí đầy đủ, chi phí trực tiếp với tỷ lệ từ 50
đến 60%. Một số kỹ thuật KTQT hiện đại như chi phí mục tiêu, ABC có tỷ lệ áp dụng
tương đối thấp (từ 22,6 đến 44%). Theo đánh giá của Nishimura, các DN Malaysia
chịu ảnh hưởng nhiều của các công ty đa quốc gia từ Mỹ nên KTQT phát triển tương
đối mạnh theo các phương pháp du nhập từ Mỹ. Các phương pháp dự tốn vốn, hồn
vốn đầu tư (payback period) và phương pháp giá trị hiện tại (present value) được áp
dụng rộng rãi để phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư trong các DN Malaysia. Tuy
nhiên, các kỹ thuật KTQT hiện đại như ABC và thiết kế chi phí (cost design) vẫn chưa
được áp dụng rộng rãi (Nishimura, 2005).
Mat và cộng sự (2010) nghiên cứu sự thay đổi của KTQT trong các DN sản xuất
Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN đều có phản ứng tích cực đối với sự thay
đổi mơi trường kinh doanh và công nghệ sản xuất. Sự thay đổi mạnh mẽ của KTQT đã
có ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu tổ chức và chiến lược của các DN (Mat, 2010).
Nghiên cứu của Nishimura (2005) về tình hình áp dụng KTQT tại một số nước
khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippine, Indonesia cho thấy, tại Thái Lan do
ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo nên KTQT vẫn chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng
áp dụng KTQT vẫn cịn hạn chế. Gần đây, do ảnh hưởng từ các công ty đa quốc gia,
một số kỹ thuật KTQT như các phương pháp lập dự toán bắt đầu được áp dụng. Tại
Philippine, do ảnh hưởng từ các công ty đa quốc gia có nguồn gốc từ Mỹ, các kỹ thuật
KTQT như lập dự toán, quản trị hàng tồn kho và chi phí chuẩn được sử dụng rộng rãi
(Nishimura, 2005). Tại Indonesia, các DN đa quốc gia phát triển riêng các kỹ thuật
KTQT cho riêng mình. Tuy nhiên, do có q nhiều DN vừa và nhỏ cùng với tư tưởng
bảo thủ của họ nên các kỹ thuật KTQT được phát triển tương đối lạc hậu (Nishimura,
2005).
Tại Việt Nam, theo đánh giá của Nishimura (2005) KTQT tại Việt Nam đang ở
phát triển giữa giai đoạn 1 và 2 nghĩa là giữa sơ khai và KTQT truyền thống
(Nishimura, 2005). Năm 2012, Doan Ngoc Phi Anh nghiên cứu việc áp dụng KTQT
và những lợi ích do chúng đem lại. Sử dụng 42 kỹ thuật KTQT được lựa chọn theo
nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998) để khảo sát trong 220 DN có quy
mơ vừa và lớn ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2008, Doan Ngoc Phi Anh (2012) đã
đưa ra kết luận rằng một số kỹ thuật KTQT đã được các DN áp dụng ở mức trung
bình. Một số phương pháp có tình trạng áp dụng tương đối cao so với một số nước
đang phát triển như dự toán bán hàng, dự toán cho kiểm sốt chi phí và hạch tốn theo
chi phí đầy đủ (mean > 4,0). Một số phương pháp KTQT hiện đại như thẻ điểm cân
bằng, định giá chuyển giao nội bộ và Chi phí theo chuỗi giá trị được áp dụng ở mức
tương đối thấp (mean < 3,5) (Doan Ngoc Phi Anh, 2012).
Một nghiên cứu khác về tình trạng KTQT trong các DN Việt Nam và của
Nguyễn Thị Phương Dung (2014) nhằm xác định KTQT tại Việt Nam đang ở giai
đoạn nào theo mơ hình phân chia các giai đoạn phát triển của KTQT của Nishimura
(2003). Nguyễn Thị Phương Dung khảo sát và thu được trả lời từ 54 DN chế biến thực
phẩm và đồ uống Việt Nam tại 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai và TP.
HCM. Các kỹ thuật KTQT được tác giả chia thành 4 nhóm: các phương pháp hạch
tốn chi phí; các phương pháp lập dự toán; các phương pháp định giá. Kết quả cho
thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa các DN có quy mơ lớn với các DN có quy mơ vừa và
nhỏ. Phần lớn các DN vừa và nhỏ đang sử dụng các kỹ thuật KTQT được phát triển
trong giai đoạn 1 và 2. Một số DN quy mô vừa áp dụng KTQT trong giai đoạn 3. Các
DN quy mô lớn đang áp dụng KTQT phát triển trong giai đoạn 3 và 4 như chi phí mục
tiêu, ERP, phân tích sản phẩm theo chu kỳ sống và ABC. Các kỹ thuật KTQT truyền
thống như hạch tốn theo chi phí đầy đủ, phân loại chi phí theo hình thái, phân tích