Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

phan tich doan nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.7 KB, 23 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền trong Những người
khốn khổ của Vích-to Huy-gô - Ngữ văn 11
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy
quyền trong Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gơ.
Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là nhà thơ, nhà văn lãng mạn lớn của nước Pháp thế kỉ
XIX, được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Trong suốt cuộc đời, ơng nhiệt tình
tham gia những hoạt động chính trị và xã hội vì sự tiến bộ của con người. Những tác
phẩm tiêu biểu của V. Huy-gô: Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người
khốn khổ (1862), Chin mươi ba (1874)… Thơ: về phương Đông (1829), Lá thu (1831),
Ánh sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)… Trong đó, Những người khốn khổ
(1862) là tác phẩm nổi tiếng nhất.
Bối cảnh câu chuyện là xã hội tư sản Pháp trong những năm đầu thế kỉ XIX. Nhân vật
chính là Giăng Van-giăng – một người thợ làm vườn nghèo khổ vì đập vỡ tủ kính lấy cắp
một chiếc bánh mì để ni đàn cháu mồ cơi nên bị tịa án xử và kết tội mười chín năm tù
khổ sai. Sau khi ra tù, nhờ sự cảm hóa của giám mục Mi-ri-en nhân từ nên Giăng
Van-giăng đã trở thành người tốt. ông đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy và dần dần trở
nên giàu có. Ơng ln giúp đỡ mọi người nên được cử làm thị trưởng một thành phố nhỏ.
Tên thanh tra mật thám Gia-ve ln ln nghi ngờ, rình mị theo dõi ơng. Phăng- tin là
một phụ nữ xinh đẹp nhưng bất hạnh, làm thợ trong xưởng máy của Ma-đơ-len. Vì có con
hoang nên chị bị mụ giám thị sa thải. Cùng đường, Phăng-tin đành phải gửi con cho vợ
chồng tên lưu manh Tê-nác-đi-ê, rồi chấp nhận làm gái điếm để lấy tiền nuôi thân và nuôi
con. Chị bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có ơng Ma-đơ-len can thiệp mới thốt nạn, rồi lại được
ơng đưa vào nằm ở bệnh xá. Đang lúc hết lịng cứu giúp Phăng-tin thì thị trưởng
Ma-đơ-lẹn lại quyết định ra tịa tự thú mình là Giăng Van-giăng để cứu Săng-ma-chi-ơ bị
bắt oan. Ông chấp nhận vào tù rồi vượt ngục để thực hiện lời hứa với Phăng- tin lúc chị
qua đời. Giăng Van-giăng tìm đến nhà Tê-nác-đi-ê, chuộc bé Cô- dét đang phải sống khổ
sở rồi đưa lên Pari, sống lẩn trốn nhiều năm. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại
chính quyền tư sản nổ ra ở Pa-ri vào tháng sáu năm 1832 được nhà văn miêu tả rất hào
hùng với nhiều hình tượng đẹp như chàng sinh viên Ăng-giôn-rát, cụ già Ma-bớp, chú bé


Ga-vơ- rốt… Giăng Van-giăng cũng có mặt trên chiến luỹ. Ơng đã cứu sống Ma-ri- t,
người u của Cơ-dét và bắt được Gia-ve trong lúc hắn đang do thám. Vốn là người nhân
hậu và cao thượng, ông đã tha chết cho hắn. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ơng vun
đắp cho tình u của Ma-ri-t với Cơ- dét, cịn mình thì sống và chết trong cảnh cơ đơn.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Người cầm quyền khơi phục uy quyền tuy chỉ là một đoạn trích nhưng tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của Huy-gô và mang dấu ấn đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn
Pháp. Nội dung đoạn trích phản ánh sự đối lập giữa cái Ác và cái Thiện, giữa cường
quyền và nạn nhân. Qua đó, nhà văn phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với
những người khốn khổ và khẳng định lí tưởng nhân đạo tốt đẹp. Lí tưởng nhân đạo của
Huy-gơ được tập trung thể hiện qua hình tượng nhân vật lãng mạn Giăng Van-giăng với
quan niệm: Tất cả mâu thuẫn và bất công xã hội đều có thể giải quyết bằng tình thương.
Tuy giải pháp tình thương ấy nhuốm màu ảo tưởng vì khơng có tính giai cấp nhưng nó
vẫn có tác dụng bồi đắp tình cảm và lẽ sống tốt đẹp cho con người.
Đoạn văn có một vị trí và vai trị đặc biệt trong chuỗi sự kiện về cuộc đời của nhân vật
trung tâm. Lần đầu tiên, ông thị trưởng Ma-đơ-len (tức Giăng Van-giăng) buộc phải xuất
đầu lộ diện đã chọn giải pháp quyết liệt để đối phó với cường quyền và tìm lối thốt. Nếu
trong Những người khốn khổ, Huy- gô nhiều lần miêu tả cuộc đối đầu gay gắt giữa Thiện
và Ác thì đoạn trích này có thể coi là pha mở đầu đầy kịch tính.

Lâu nay, tên thanh tra mật thám Gia-ve tuy ngoài mặt vẫn một mực phục tùng ông thị
trưởng Ma-đơ-len, nhưng trong thâm tâm hắn vẫn nghi ngờ ơng chính là tên tù khổ sai
Giăng Van-giăng đã thay tên đổi họ. Giờ đây, Giăng Van-giăng đã thú nhận tên thật của
mình trước tịa nên Gia-ve lập tức khơi phục uy quyền của hắn vì hắn ln cho rằng mình
là đại diện của luật pháp, của chính quyền. Thực ra, hắn chỉ là một tên tay sai mà thôi.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Như vậy, ta có thể nghĩ người cầm quyền là nhân vật Gia-ve. Nhưng xét theo diễn biến
câu chuyện thì chi tiết tên thanh tra mật thám đang hống hách với Giăng Van- giăng bỗng
phải nem nép nghe theo lệnh ơng thì người khơi phục uy quyền lại chính là thị trưởng
Ma-đơ-len, tức Giăng Van-giăng.
Bố cục đoạn trích gồm ba phần:
Phần một: Từ đầu đến… Chị rùng mình: Ma-đơ-len (tức Giăng Van-giăng) chưa mất hẳn
uy quyền của một ông thị trưởng.
Phần hai: Tiếp theo đến… Phăng-tin đã tắt thở: Thị trưởng Ma-đơ-len đã mất hết uy
quyền trước tên thanh tra mật thám Gia-ve.
Phần còn lại: Thị trưởng Ma-đơ-len khơi phục uy quyền của mình.
Tính cách các nhân vật được Huy-gơ dùng nghệ thuật phóng đại trong ẩn dụ và nghệ
thuật tương phản để miêu tả. Gia-ve tiêu biểu cho hạng người độc ác. Đối lập với Gia-ve,
Giăng Van-giăng là hình ảnh của một vị cứu tinh nhân đức.
Nhà văn có dụng ý miêu tả tên mật thám Gia-ve như một con ác thú sắp vồ mồi. Ấn
tượng đầu tiên của người đọc về Gia-ve là tiếng thét Mau lên! hống hách và đắc thắng
của kẻ tiểu nhân thị oai. Tác giả bình luận: Trong cái điệu hắn nói lớn hai tiếng ấy có cái
gì man rợ và điên cuồng… Khơng cịn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm. Hắn vừa
gầm lên vừa như muốn thôi miên con mồi nên cứ đứng một chỗ, phóng vào con mồi cặp
mắt nhìn như cái móc sắt. Sau đó, hắn lao tới túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng rồi phá lên
cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. Thái độ khinh bi và căm ghét của tác
giả bộc lộ rõ qua từng chi tiết, hình ảnh và từ ngữ vơ cùng chính xác, đồng thời giúp
người đọc tưởng tượng ra chân dung quái dị của tên mật thám Gia-ve.
Tác giả còn làm nổi bật sự tàn độc của con ác thú đội lốt người này qua thái độ và cách
xử sự của hắn trước người bệnh. Hắn chẳng thèm quan tâm đến Phăng-tin đang hấp hối
mà cứ quát tháo ầm ĩ, láo xược ra lệnh cho Giăng Van-giăng (tức ông thị trưởng

Ma-đơ-len): Thế nào! Mày có đi khơng?
Lúc này, Phăng-tin vẫn hi vọng rằng nếu ơng thị trưởng cịn ở đây thì mình sẽ được gặp
con; nhưng Gia-ve đã nhẫn tâm dập tắt tia hi vọng ấy bằng lời tuyên bố trắng trợn: Ở đây
làm gì cịn có ơng thị trưởng nữa. Hắn chẳng cần biết đến chuyện Phăng-tin chỉ cịn bấu
víu vào cuộc sống bằng niềm tin là ông thị trưởng đã chuộc được Cơ-dét, đứa con u
q về cho chị. Hắn cố tình tỏ thái độ trịnh thượng và nói rất lớn với ông thị trưởng Mađơ-len tức Giăng Van-giăng cốt để cho Phăng-tin nghe thấy: Mày nói giỡn!… Chà chà!
Tao khơng ngờ mày lại ngốc thế! Mày xin tao ba ngày để chuồn hả! Mày bảo là để đi tìm
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đứa con cho con đĩ kia! Á à! Tốt thật! Tốt thật đấy! Câu nói đáng sợ của hắn khiến cho
Phăng-tin tuyệt vọng, run lên bận bật.
Thế giới nội tâm của con ác thú Gia-ve còn bộc lộ qua thái độ và cách ứng xử của hắn
trước nỗi đau chia lìa của tình mẫu tử. Trước nỗi đau ấy, ai cũng phải mủi lòng, riêng
Gia-ve vẫn lòng lim dạ đá. Hắn tỏ ra giận giữ điên cuồng khi nghe tiếng kêu thảm thiết
của Phăng-tin: Con tôi!… Đi tìm con tơi! Thế ra nó chưa đến đây! Bà xơ ơi! Cho tôi biết
con Cô-dét đâu. Tồi muốn con tơi! Ơng Ma-đơ-len ơi! Ơng thị trưởng ơi! Hắn hùng hổ
quát nạt: Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ có câm họng đi khơng? Cái xứ chó đểu gì mà
bọn tù khổ sai làm ơng nọ ơng kia, cịn lũ gái điếm được chạy chữa như những bà hoàng!
Nhưng này! Sẽ thay đổi hết; đã đến lúc rồi đấy!
V. Huy-gơ tơ đậm tính cách độc ác của Gia-ve bằng thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn của
hắn trước cái chết của Phăng-tin. Nếu còn một chút lương tâm một chút tình người thì
hắn phải biết giữ im lặng để tỏ ra tôn trọng người vừa chết, chứ không thể tiếp tục qt
tháo Giăng Van-giăng: Đừng có lơi thơi! Tao khơng đến đây để nghe lí sự. Dẹp những cái
đó lại. Lính tráng đang ở dưới nhà. Đi ngay, khơng thì cùm tay lại! Rõ ràng, tên mật thám
Gia-ve đã mất hết tính người.
Đối lập với tên mật thám Gia-ve hung ác là Giăng Van-giăng có tình thương bao la, sâu
sắc đối với đồng loại, ơng là hình tượng đáng kính của một vị cứu tinh, một nhân vật lãng

mạn điển hình. Giăng Van-giăng khơng quan tâm đến việc Gia-ve đến bắt mình. Điều mà
ơng quan tâm lúc này là lo lắng, chăm sóc và dồn tất cả tình thương cho người đàn bà
khốn khổ Phăng- tin. Tưởng là Gia-ve lại đến bắt mình nên Phăng-tin sợ hãi kêu cứu :
Ơng Ma- đơ-len, cứu tơi với! Để cho Phăng-tin n tâm, Giăng Van-giăng điềm tĩnh, nhẹ
nhàng nói với chị: Cứ n tâm. Khơng phải nó đến bắt chị đâu. Rồi ông quay sang nói với
Gia-ve: Tôi biết là anh muốn gì rồi. Câu nói ấy chứng tỏ ơng biết hắn đến để bắt ông. Tác
giả đã thể hiện sự tinh tế trong ngôn ngữ và hành động của Giăng Van-giăng đối với
Phăng-tin và Gia-ve. Tất cả đều nhằm mục đích níu giữ sự sống của Phăng-tin.
Giăng Van-giăng hiểu rằng Cơ-dét là tất cả tình yêu, là cuộc sống của Phăng-tin nên ơng
đành hạ mình năn ni Gia-ve: Xin ơng thư cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho
người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi
kèm tôi cũng được. Tấm lịng cảm thơng sâu sắc của Giăng Van-giăng trước một số phận
đáng thương khiến người đọc cũng bùi ngùi cảm động. Hành động của Giăng Van-giăng
là nghĩa cử đẹp đẽ đáng trân trọng, là sự tỏa sáng của tinh thần nhân văn cao cả.
Giăng Van-giăng càng nhún mình bao nhiêu thì Gia-ve lại càng kiêu căng, hống hách bấy
nhiêu: Hắn nhìn Phăng-tin trừng trừng, lại túm một túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Van-giăng, nói thêm: Tao đã bảo khơng có ơng Ma- đơ-len, khơng có ơng thị trưởng nào
cả. Chĩ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng! Tao
bắt được nó đây này! Chỉ có thế thơi! Phăng-tin đã chứng kiến những hành động và lời
nói thơ lỗ, láo xược của Gia-ve nên chị hiểu rằng ông thị trưởng Ma-đơ-len khơng cịn là
chỗ dựa vững chắc của mình được nữa. Chị thực sự chới với trong nỗi đau khổ và tuyệt
vọng.
Đoạn văn miêu tả cảnh Phăng-tin tắt thở chân thực và cảm động: Phăng- tin chống hai
bàn tay và hai cánh tay cứng đơ vùng nhổm dậy, chị nhìn Giăng Van-giăng, chị nhìn
Gia-ve, chị nhìn bà xơ, chị há miệng như muốn nói, từ trong họng thốt ra tiếng rên, răng

đánh vào nhau cầm cập, chị hoảng hốt giơ tay lên, hai bàn tay cố sức mở ra tìm chỗ bám
như người rơi xuống nước đang chới với, rồi chị bỗng ngã vật xuống gối. Đầu chị đập
vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ. Phăng-tin
đã tắt thở. Đây cũng chính là thời khắc tính cách của Giăng Van-giăng chuyển biến đột
ngột. Lúc Phăng-tin cịn sống, ơng cố kiềm chế lời nói và hành động của mình trước
Gia-ve, nhưng khi Phăng-tin đã chết, ông vụt trở nên mạnh mẽ và dữ dội: Giăng
Van-giăng để tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay
trẻ con và bảo hắn: Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó. Tên mật thám Gia-ve khơng
xứng là đối thủ của ông. Hắn phát khùng và doạ cùm tay ông. Hành động của Giăng
Van-giăng thật bất ngờ và quyết liệt: Trong góc phịng có chiếc giường sắt cũ đã ọp ẹp,
dùng để các bà xơ ngả lưng những hôm phải trực đêm. Giăng Van-giăng đi tới, giật gẫy
trong chớp mắt chiếc giường cũ nát, việc làm chẳng khó khăn gì đối với những cơ bắp
như của ơng, ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng,
Gia-ve lùi ra phía cửa. Lúc này, người cầm quyền (thị trưởng Ma-đơ-len tức Giăng
Van-giăng) đã khôi phục uy quyền và tên mật thám Gia-ve thực sự run sợ.
Tính cách của Giăng Van-giăng cịn được tác giả miêu tả gián tiếp qua lời cầu cứu của
Phăng-tin luôn hướng về ơng: Con tơi! Chị kêu lên. Đi tìm con tơi! Thế ra nó chưa đến
đây! Bà xơ ơi! Cho tôi biết con Cô-dét đâu. Tôi muốn con tôi! Ông Ma-đơ-len ơi! Ông thị
trưởng ơi! Đồng thời được thể hiện qua chi tiết: Điều mà chẳng ai nghi ngờ là bà xơ
Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy (cảnh Phăng-tin chết), thường kể lại rằng
lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không
sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị
khi đi vào cõi chết.
Phăng-tin đã tắt thở, vậy mà trên đôi môi nhợt nhạt của chị vẫn nở nụ cười. Thực tế là vơ
lí nhưng người duy nhất chứng kiến và phát hiện điều đó là bà xơ Xem-pli-xơ người
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


khơng bao giờ biết nói dối đã nhìn thấy tận mắt. Người chết khơng thể cười được nữa
nhưng một người khác khi chứng kiến cảnh Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin,
lại xúc động và tưởng tượng ra rằng Phăng-tin vừa nở nụ cười, thì đấy lại là một ảo tưởng
có thể xảy ra. Một ảo tưởng cảm động trước một sự thực cao cả làm rung động sâu xa tâm
hồn người đọc.
Tình thương yêu của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin thật chần thành và sâu sắc. Ông
quên bẵng sự có mặt của tên mật thám Gia-ve, quên cả nguy cơ trước mắt: Giăng
Van-giăng tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài
khơng nhúc nhích, ơng ngồi như thế, mải miết, yên lặng, rõ ràng chẳng nghĩ đến điều gì
trên đời này nữa. Trong nét mặt và dáng điệu ông chỉ thấy một nỗi xót thương khơn tả.
Mơ màng một lúc lâu, ơng mới cúi ghé lại gần và thì thầm bên tai Phăng-tin.
Ơng nói gì với chị ? Người đàn ơng bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết?
Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe
thấy khơng ?
Một loạt câu hỏi tu từ mà tác giả đặt ra trong đoạn văn này tác động rất mạnh đến tình
cảm của người đọc. Phăng-tin đã chết, vậy Giăng Van-giăng nói gì với chị ? Có thể là lời
chia sẻ, sự ân hận, đau xót trước cái chết của người đàn bà tội nghiệp mà ơng khơng thể
giúp đỡ được gì. Cũng có thể là ông thầm hứa với Phăng-tin sẽ tìm mọi cách cứu Cô-dét
và sau này, ông đã thực hiện bằng được lời hứa đó.
Miêu tả nhân vật Giăng Van-giăng trước cái chết của Phăng-tin, bút pháp lãng mạn đậm
tính nhân văn của Huy-gô thực sự bay bổng:
Giăng Van-giăng lấy hai tay nâng đầu Phăng-tin lên, đặt ngay ngắn giữa gối như một
người mẹ sửa sang cho con. ông thắt lại dây rút cổ áo chị, vén gọn mớ tóc vào trong chiếc
mũ vải. Rồi ông vuốt mắt cho chị.
Lúc ấy gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường.
Đọc đoạn văn trên, người đọc cảm thấy một niềm xúc động thánh thiện đang lan toả tràn
ngập tâm hồn mình. Phăng-tin đi vào cõi chết nhưng cũng chính là đi vào bầu ánh sáng vĩ
đại. Chị đã được giải thoát khỏi kiếp người khốn khổ để bước sang một thế giới vĩnh
hằng tốt đẹp. Đây là sự chiến thắng của tinh thần nhân văn bất diệt và cũng là ý tưởng
đẹp đẽ của chủ nghĩa lãng mạn Vích-to Huy-gơ trong tác phẩm Những người khốn khổ.

Có thể coi đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền là một câu chuyện hồn
chỉnh và hấp dẫn. Sự lơi cuốn của nó khơng chi thể hiện ở bút pháp nghệ thuật tinh tế mà
sức hấp dẫn của tác phẩm chủ yếu được tạo nên từ thế giới tình cảm đẹp đẽ cùng với lí
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

tưởng tiến bộ mà nhà văn Huy-gơ gửi gắm qua những trang viết đậm đà chất trữ tình?
Qua câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô muốn gửi tới
bạn đọc thông điệp: Trong hồn cảnh dù bất cơng và tuyệt vọng đến đâu thì con người
chân chính vẫn có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào
tương lai bằng sức mạnh cảm hóa to lớn của tình thương yêu nhân loại.
Trong xã hội mà chúng ta đang sống hiện nay, những vấn đề về bạo lực và tình thương,
những nỗi bất bình và khát vọng thay đổi cuộc sống vẫn được đặt ra. Vì vậy, lí tưởng lãng
mạn của V. Huy-gơ vẫn có ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ, những
hành vi dũng cảm và cao thượng cho con người hiện đại. Giải pháp tình thương là rất cần
thiết, nhưng chúng ta khơng thể thay đổi xã hội chỉ bằng tình thương yêu mà còn cần đến
bạo lực cách mạng để trấn áp những bạo lực đen tối đày đọa con người. Có như vậy, chân
lí Thiện thắng Ác mới có thể trở thành hiện thực.
Bài làm 2:

V.Huy-gô là một con người đa tài, ơng khơng chỉ là một nhà thơ mà cịn là nhà
tiểu thuyết, nhà soạn kịch,… ở lĩnh vực nào ông cũng để lại những tác phẩm xuất
sắc. Tuy xuất thân từ gia đình hồng tộc nhưng bản thân ơng lại ln đứng về phía
nhân dân, chống lại chính quyền phong kiến. Những người khốn khổ là tác phẩm
làm nên tên tuổi của ông, vinh danh ông là người bạn chuyên viết về những người
khốn cùng trong xã hội. Đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền tuy chỉ
là trích đoạn ngắn nhưng cũng bộc lộ đầy đủ bút pháp lãng mạn, cũng như tư
tưởng nhân văn cao cả của V.Huy-gơ.

Đoạn trích thuộc chương IV, quyển 8 phần I, đây là trích đoạn có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng. Sau khi ra khỏi tù, nhận được sự giúp đỡ từ giám mục, Giăng
Van-giăng đã trở thành một con người lương thiện, ông đổi tên thành Ma-đơ-len
giúp đỡ mọi người có cơng ăn việc làm, bản thân được u q và được bầu làm
thị trưởng. Bản tính lương thiện, khiến ông không thể để mặc cho Săng-ma-chi-ơ
bị bắt oan nên ơng quyết định ra đầu thú, thú nhận chính mình là Giăng Van-giăng.
Đoạn trích là cuộc đối đầu đầy kịch tính giữa thiện và ác, giữa Giăng Van-giăng và
tên ác thú Gia-ve.
Đoạn trích có nhan đề “Người cầm quyền khơi phục uy quyền” vậy ở đây ai
là người cầm quyền và khôi phục uy quyền. Gia-ve vốn là tay sai, là kẻ cầm quyền
đi thực thi pháp luật. Còn Giăng Van-giăng lại là người tù khổ sai, phải phục tùng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Gia-ve. Nhưng trong cuộc chạm trán giữa cái thiện và cái ác, Gia-ve đã phải sợ hãi,
nhún nhường trước cái Thiện – Giăng Van-giăng. Cái thiện khôi phục uy quyền
của mình, qua đó tác giả đã khẳng định và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Gia-ve hiện lên mang diện mạo của một con ác thú, bộ mặt gớm giếc, nhìn
vào hắn có cảm tưởng như không thể chịu đựng được, người muốn lịm đi. Giọng
điệu cộc lốc, thơ lỗ, khơng chỉ vậy cịn man rợ khi hắn điên cuồng hét lên, dường
như ta không thể phân biệt đó là tiếng người hay tiếng thú. Ánh nhìn của hắn cũng
làm người ta sởn gai ốc, nó tựa như một cái móc sắt. Nụ cười ghê tởm, phô ra hai
hàm răng gớm giếc. Qua những nét phác họa hết sức điển hình, đã cho người đọc
một hình dung chân thật về chân dung “quái thú” Gia-ve. Ở hắn, chỉ duy nhất có
một hành động khiến người ta vẫn biết hắn là người chính là hành động hút thuốc.
Ở đây V.Huy-gô đã sử dụng bút pháp tả thực để lột tả một cách chân thực đầy đủ
nhất diện mạo của Gia-ve.
Khơng chỉ gớm giếc trong nhân hình mà hắn cịn độc ác, man rợ trong nhân

tính, trong cách hành xử với người khác. Trước người bị bệnh hắn ta không hề
quan tâm đến sức khỏe của họ, mà vẫn ra sức quát tháo, khiến ai nấy đều khiếp sợ,
giọng điệu hằn học, ngang ngược: “Giờ lại đến lượt con này”... Khơng dừng lại ở
đó hắn cịn nói ngay sự thật về Cô-dét và ông thị trưởng khiến cho chị Phăng-tin bị
một cú sốc lớn về mặt tinh thần. Chính những lời nói, hành động khơng chút nhân
tính của Gia-ve đã dẫn đến cái chết đầy thương tâm của Phăng-tin. Dù vậy hắn vẫn
khơng mảy may xót thương, vẫn lạnh lùng thực thi nhiệm vu, khơng hề động lịng
thương cảm, “đừng có lơi thơi! Tao khơng đến đây để nghe lí sự”. Gia-ve mang
trong mình bản tính tàn nhẫn, như một con ác thú. Đối với hắn trong xã hội chỉ có
hai loại người có tội và khơng có tội, hắn là một công chức mẫn cán, thực hiện mọi
chỉ thị của bọn tư sản. Và chính từ đó đã sản sinh ra một con quái thú đội lốt người
mang tên Gia-ve.
Trái ngược lại với Gia-ve, lại là một Giăng Van-giăng sống trách nhiệm và
đầy tình yêu thương đối với mọi người xung quanh. Trước khi chị Phăng-tin qua
đời, ông vô cùng nhẹ nhàng, nhún nhường trước những lời lẽ cũng như hành động
của Gia-ve đối với mình. Khi Ga-ve nắm lấy cổ áo Giăng Van-giăng, ơng chỉ kính
cẩn nói với Gia-ve: “Thưa ơng tơi muốn nói riêng với ông câu này”. Lời lẽ hết sức
nhún nhường, miễn sao để không bị ảnh hưởng đến người bị bệnh. Lời lẽ với chị
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phăng-tin cũng rất nhẹ nhàng, tinh tế, tránh để cho Phăng-tin biết sự thật: “Tôi biết
anh muốn gì rồi”. Mọi lời lẽ, hành động nhún nhường đó tất cả đều là vì Phăng-tin,
ơng khơng muốn cơ gái đó đang sống trong mong manh hi vọng lại bị dập tắt bởi
thực tế phũ phàng. Trong giây phút nguy hiểm đến tính mạng bản thân ơng vẫn
khơng màng, vẫn chỉ một mực suy nghĩ cho những người xung quanh mình.
Khi Phăng-tin tắt thở, thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ven đã thay
đổi hẳn, đó là sự cương quyết, dứt khoát: “anh đã giết chết người đàn bà này rồi

đó” và cảnh cáo Gia-ve: “Tơi khun anh đừng quấy rầy tơi lúc này”. Thái độ đó
là bởi tình thương, sự xót xa dành cho Phăng-tin q lớn. Ơng dùng mọi cách, kể
cả đối đầu với Gia-ve để được nán lại ít phút bên Phăng-tin tạm biệt người phụ nữ
với số mệnh đây đau khổ, bất hành. Ông vuốt mắt cho chị, gương mặt “Phăng –tin
như rạng rỡ lên một cách lạ thường”. Tình yêu thương của Giăng Van-giăng khiến
cho tất cả mọi người đều phải cảm mến, kính phúc. Và sau giây phút đó, Giăng
Van-giăng chủ động, bình tĩnh nói “Giờ thì tơi thuộc về anh”. Thái độ hết sức hiên
ngang, chủ động, ung dung.
Đoạn trích đã sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập tài tình, đó là sự đối lập
giữa cái thiện và cái ác, cái nhân văn với cái thấp hèn, qua đó làm nổi bật tư tưởng,
chủ để của tác phẩm. Bút pháp lãng mạn được vận dụng tài tình, đặc biệt là qua
hình ảnh nụ cười rạng rỡ nở trên môi Phăng-tin ngay khi chị đã qua đời. Đan xen
trong lời kể là những lời bình luận ngoại đề, bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc
của người viết, đây cũng là một cách định hướng cho người đọc.
Đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền, đã tái hiện chân thực cuộc
đối đầu đầy gay go giữa cái thiện và cái ác. Đồng thời qua đó đã gửi gắm thơng
điệp đầy ý nghĩa: Lịng nhân ái, tình u thương con người có thể giúp ta vượt qua
mọi trở ngại, khó khăn , đem đến ánh sáng hi vọng cho tương lai. Tác phẩm cho
thấy giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả của tác giả.
Bài làm 3
Vích-to Huy-gơ (1802-1885) là một nhà văn, nhà thơ thiên tài của nước Pháp
và cả thế giới. Sinh ra trong một gia đình khơng mấy hạnh phúc thế nhưng Huy-gô
vẫn trưởng thành dưới sự giáo dục sáng suốt của mẹ, đồng thời thông qua những
lần chuyển quân đầy gian lao vất vả cùng với cha, Huy-gô đã thu thập cho mình
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

được nhiều những trải nghiệm vơ cùng ấn tượng và sâu sắc mà không phải đứa trẻ

nào cũng từng được nếm trải. Tất cả những điều đó cùng với tư duy của một thiên
tài nở sớm, ông đã sáng tác ra những áng văn chương bất hủ cho nhân loại. Mà đặc
biệt trong suốt sự nghiệp của mình, các tác phẩm của ơng đều gắn liền với thế kỷ
XIX, một thế kỷ đầy biến động bởi bão tố của cách mạng. Trích lời của Vích-to
Huy-gơ khi nói về thơ của mình "Một tiếng vọng âm vang của thời đại" cũng
chính là lời tóm lược chung nhất cho tất cả các sáng tác của ông. Những người
khốn khổ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Huy-gô, được xem là
áng văn kiệt xuất của thời đại, có giá trị vơ cùng to lớn phản ánh được tinh thần
văn chương và tinh thần xã hội của Huy-gô. Đoạn trích Người cầm quyền khơi
phục uy quyền nằm ở đoạn cuối của phần thứ nhất trong tổng số năm phần của
cuốn tiểu thuyết. Là trích đoạn tiêu biểu thể hiện tập trung cảm hứng phê phán và
xót thương, bao gồm phê phán sự tàn ác, và nhân đạo và xót thương những con
người khốn khổ của tác giả.
Trước hết ta nói về nhan đề "Người cầm quyền khơi phục uy quyền" của tác
phẩm. Người cầm quyền ở đây là ai? Là tên mật thám Gia-ve vẫn luôn phục tùng
ông thị trưởng trong những nỗi hoài nghi, và cuối cùng hắn cũng đã giải đáp được
mối nghi ngờ của mình khi chứng minh được ơng thị trưởng hóa ra lại là tên tù
khổ sai Giăng Van-giăng. Hắn đã "khôi phục uy quyền" của mình và trở thành
người nắm thế chủ động, và dĩ nhiên Gia-ve đã trở thành "người cầm quyền". Thế
nhưng khi đọc tồn bộ đoạn trích, quan sát thận trọng sự tranh chấp giữa Gia-ve và
Giăng Van-giăng, tên mật thám từ kẻ đang hống hách, ngang tàng cuối cùng phải
chấp nhận lùi bước trước người mà hắn lùng sục bấy lâu. Thì ta có thể dễ dàng
nhận ra người khơi phục uy quyền ở đây đích thị phải là người đàn ơng tên là
Giăng Van-giăng, đó là sự vùng dậy của thứ quyền uy đến từ tấm lòng nhân đạo,
nhân ái sâu sắc của nhân vật chính.
Nhân vật Gia-ve là đại diện cho sự tàn ác của xã hội, hắn hiện lên với dáng vẻ
của loài ác quỷ. Khuôn mặt dữ tợn "gớm ghiếc" khiến người phụ nữ tội nghiệp
Phăng-tin chết ngất đi vì khiếp sợ, giọng nói lạnh lùng, đay nghiến, thô lỗ, "man rợ
và điên cuồng, khơng cịn là tiếng người nói mà lá tiếng thú gầm". Ánh mắt của
Gia-ve là một loại ánh mắt khiến người ta ớn lạnh, đó là những cái nhìn sắc lẹm

trơng giống như "cái móc sắt", "từng quen kéo giật về phía hắn bao nhiêu kẻ khốn
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

khổ" mà theo như cảm nhận của Phăng-tin thì cơ dường như "thấy nó đi thấu vào
tận xương tủy". Kết hợp với cái điệu cười "ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng",
quả thật người ta chỉ có thể mường tượng ra Gia-ve chính là một con thú dữ đã đói
khát lâu ngày, chỉ chực chờ con mồi sơ sẩy để bắt gọn, rất hung hiểm và đầy thủ
đoạn. Khơng chỉ mang vẻ ngồi kinh tởm của một lồi thú dữ mà tâm hồn của
Gia-ve cịn toát ra sự lạnh lùng và độc ác đến tột cùng. Đối với tên mật thám đầy
"trách nhiệm" này, hắn chỉ chăm chăm bắt được kẻ mà hắn tróc nã, truy đuổi bấy
lâu. Hắn không mảy may quan tâm đến sự sống chết của người phụ nữ tội nghiệp
trên giường bệnh, thậm chí người ta cảm giác rằng Gia-ve là người khơng có trái
tim và máu của hắn thì lạnh như băng bởi những lời nói cay nghiệt dành cho
Phăng-tin một người sắp chết. Hắn sẵn sàng nhục mạ, mạt sát Phăng-tin bằng
những lời lẽ ghê gớm và tàn nhẫn nhất "Giờ đến lượt con này có câm họng khơng?
Cái xứ chó đểu gì mà bọn tù khổ sai thì được làm ơng nọ bà kia, cịn lũ gái điếm
thì được chạy chữa như những bà hồng". Hắn cũng khơng một chút mảy may
quan tâm đến lời van xin của Giăng Van-giăng mà sẵn sàng công khai chuyện con
của Phăng-tin vẫn cịn mất tích, chặt đứt hy vọng cuối cùng của người đàn bà tội
nghiệp, khiến cơ vì phải chịu quá nhiều cú sốc mà chết. Những tưởng cái chết của
Phăng-tin ít ra cũng làm Gia-ve cảm thấy áy náy, hối hận, nhưng khơng, hắn cịn
chẳng để tâm điều đó mà tiếp tục cái "trách nhiệm" mà hắn cho là cao cả như một
con thú hau háu đói khát chờ mồi. Kết lại ở nhân vật Gia-ve dù là dáng hình hay
thế giới nội tâm đều thống nhất bằng hình dáng của một loài thú dữ tàn nhẫn, là
một con quỷ máu lạnh đang tồn tại dưới lớp da của lồi người. Bởi chẳng có con
người nào mà đến một chút lịng thương cảm, một chút lương tâm cũng khơng có
nổi như tên mật thám trước mắt này cả. Việc Huy-gô khắc họa nhân vật Gia-ve

máu lạnh, tàn nhẫn như vậy chính là để phê phán một cách mạnh mẽ những cái tàn
ác, xấu xa, sự vô nhân đạo của tầng lớp cầm quyền vẫn đang tiếp diễn ở xã hội lúc
bấy giờ, khiến những con người khốn khổ phải gánh chịu nhiều đau thương, mất
mát, thậm chí là phải gánh chịu cái chết đầy đau đớn như Phăng-tin.
Trái ngược với Gia-ve, tác giả xây dựng nhân vật Giăng Văn-giăng với hình
tượng một con người nhân đạo và có tình yêu thương đồng cảm với những số phận
bất hạnh sâu sắc. Trước khi Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng bị Gia-ve bóc trần,
địi bắt giữ, nhưng ơng vẫn giữ thái độ bình tĩnh, nhún nhường và hợp tác để hòng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

xin một ít thời gian tìm con về cho Phăng-tin. Ông cố che giấu sự thật là Cơ-dét
vẫn cịn mất tích, để gieo cho Phăng-tin một hy vọng sống, níu giữ tính mạng cho
người phụ nữ tội nghiệp bằng mọi cách, dù có phải van xin, khuất phục trước kẻ
gớm ghiếc như Gia-ve. Thế nhưng tất cả những nỗ lực cố gắng của ông đều bị tên
ác nhân, máu lạnh Gia-ve làm đổ bể, Phăng-tin cuối cùng cũng không thể gắng
gượng thêm nữa, cô đã chết trước những cú sốc quá lớn. Lúc này đây, kẻ đã gián
tiếp gây ra cái chết cho Phăng-tin lại vẫn cứ dửng dưng, lạnh lùng đòi bắt bớ, điều
ấy càng khiến cho Giăng Van-giăng trở nên giận dữ, lạnh lùng, cương quyết và dứt
khoát kết tội Gia-ve: "Anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó". Đó là dấu hiệu
khơi phục "uy quyền" của Giăng Van-giăng, của con người đứng về phía chính
nghĩa, để chống lại những kẻ tàn nhẫn và độc ác. Sự xoay chuyển ấy của Giăng
Van-giăng khiến Gia-ve chùn bước, đặc biệt là khi thấy người đàn ông lực lưỡng,
tay cầm thanh sắt giường thốt ra những lời cảnh cáo: "Tôi khuyên anh đừng quấy
rầy tôi lúc này" đã khiến Gia-ve thật sự run sợ. Con quỷ dữ dằn ấy đã phải khuất
phục trước uy quyền nhân ái vừa được khôi phục của kẻ mà hắn vẫn lùng sục truy
tìm. Cịn bản thân Giăng Van-giăng là một con người hết mực tình nghĩa khi sẵn
sàng chiến đấu với tên mật thám hung hăng chỉ để được vĩnh biệt người đàn bà tội

nghiệp vừa chết lần cuối. Rõ ràng rằng Giăng Van-giăng thừa sức để chạy trốn, thế
nhưng ông không làm thế, ông tranh thủ chút thời gian kiềm lại sự hung hãn của
Gia-ve để được ở bên cạnh Phăng-tin. Cảnh tượng ông ân cần đặt đầu Phăng-tin
ngay ngắn vào chiếc gối, thắt lại dây áo, vén gọn mớ tóc vào chiếc mũ vải dịu
dàng như một người mẹ sửa sang cho con, rồi nhẹ nhàng vuốt mắt cho cô thật
khiến người ta cảm động. Không ai biết Giăng Van-giăng đã thì thầm với
Phăng-tin điều gì, có lẽ là lời hứa tìm Cơ-dét về thế nên khn mặt của người đàn
bà ấy mới "sáng rỡ lên một cách lạ thường" như thế. Những điều ấy đã thể hiện
tấm lòng nhân ái bao la như một vị thánh sống của người đàn ông này.
Người cầm quyền khôi phục uy quyền là đoạn trích kịch tính, xuất hiện sự đối
đầu mạnh mẽ của cái thiện và cái ác, của lòng nhân đạo thánh thần với sự hung
hăng, tàn bạo của lồi thú dữ. Nếu Gia-ve ln tơn thờ cái "trách nhiệm" cao cả
của mình là truy lùng những kẻ bị tróc nã, với tâm hồn lạnh lẽo, tàn nhẫn thì
ngược lại Giăng Van-giăng lại là hiện thân của lòng nhân đạo sâu sắc. Ơng ln
dành những tình u thương sâu sắc với những kiếp người khốn khổ, bất hạnh như
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phăng-tin, ơng nhận lấy cho mình trách nhiệm bảo bọc, xua tan hết tất cả những
đắng cay, đau thương vẫn đang thường trực trong xã hội như một con người đại
diện cho chính nghĩa nhân đạo. Ơng luôn xuất hiện bên cạnh những con người
nghèo khổ, cần sự giúp đỡ, ơng lấy sự ấm áp của tình thương để chữa lành những
vết thương trong cả tâm hồn và thể xác của những con người bất hạnh, cho họ cảm
giác được công bằng, được yêu thương, và cho họ niềm tin về một cuộc sống tốt
đẹp hơn. Nếu người ta luôn dành cho Giăng Van-giăng sự trân trọng, ngưỡng mộ
và tơn thờ, thì ngược lại bản thân Gia-ve dẫu là một thanh tra mật thám, vốn là
người đại diện cho cơng bằng chính nghĩa nhưng lại khơng bằng cả một người tù
khổ sai. Hắn bị người ta xem như loài thú dữ máu lạnh, người ta ghê tởm và khiếp

sợ hắn hơn là phục tùng. Hắn tồn tại trong thế giới với tâm hồn lạnh lùng, nhẫn
tâm, không có tình người thế nên cuối bản thân hắn cơ độc trong chính thế giới mà
hắn muốn kiểm sốt. Bởi người ta chỉ thấy cái chết, sự khốn khổ khi ở cạnh hắn
chứ khơng phải là lịng thương hay sự vị tha, bao dung.
Trong đoạn trích Phăng-tin chính là đại diện rõ ràng nhất cho những con
người khốn khổ đến tột cùng, là mẹ đơn thân phải làm mọi việc để ni con, bán
răng, bán tóc, bán máu và cuối cùng là bán thân. Rồi số phận nghiệt ngã lại nhẫn
tâm chia cắt chị với con, bản thân chị thì bệnh tật nằm liệt trên giường bệnh. Đúng
lúc đó Giăng Van-giăng đã trở thành cọng rơm cứu mạng cuối cùng của chị, chỉ
ơng mới có thể tìm Cơ-dét, cho chị một chút hy vọng sống, để chị cầm cự mạng
sống của. Nỗi đớn đau khi biết con mình cịn mất tích khiến chị chịu khơng nổi,
trước khi chết lời chị trăn trối cũng chỉ hướng về đứa con, chị cầu xin Giăng
Van-giăng tìm đứa bé rồi tắt thở. Đó là một người đàn bà tội nghiệp và bất lực
trước hoàn cảnh của bản thân, đã phản ánh rất rõ sự khốn khổ của con người trong
thế kỷ XIX, đồng thời là tình tiết tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, đẩy lịng
nhân đạo và tính nhân văn của câu chuyện lên cao với hình ảnh Giăng Van-giăng
hết lịng giúp đỡ người phụ nữ này.
Cái kết của đoạn trích là một điểm sáng của chủ nghĩa nhân đạo trong tác
phẩm của Huy-gơ, nó khơng đem đến sự bi thương hay bất lực, tuyệt vọng trước
một cái kết tàn khốc. Mà trái lại nó mở ra cho người đọc những tư tưởng mới
"Chết là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại", đối với Phăng-tin đó là sự giải thốt khỏi cõi
đời khốn khổ, bất hạnh, bẩn thỉu và tăm tối để tiến đến một nơi trong sạch, tràn
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ngập u thương dưới vịng tay che chở của Chúa. Còn bản thân Giăng Van-giăng
chấp nhận quay trở về cuộc đời khổ sai với câu nói "Và bây giờ tơi là của anh", thể
hiện tính chủ động của nhân vật, ông bước đi với sự thanh thản, tự nguyện. Điều

đó chứng tỏ rằng từ đầu đoạn trích đến giờ ông luôn nắm giữ cục diện, chỉ khi ơng
cho phép thì tên Gia-ve độc ác mới có thể bắt được ơng. Đồng thời hắn có thể
giam cầm thể xác ông, thế nhưng tâm hồn nhân đạo, hướng thiện của ông hắn sẽ
chẳng bao giờ đuổi kịp được bằng cái tâm hồn tàn ác và lạnh lẽo đó của hắn cả.
Đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền là một đoạn trích có giá trị
nhân văn to lớn, nhắn gửi đến người đọc thơng điệp rằng chỉ có tình yêu thương,
đồng cảm với nhau của con người mới có thể đem lại sự ấm áp, niềm tin sự hy
vọng, và tạo thành sức mạnh to lớn chống lại cường quyền độc ác. Thế nhưng,
không chỉ cần sự nhân đạo bởi chỉ nhân đạo, u thương thơi thì vẫn chưa đủ để
khiến con người thoát khỏi bể dâu, đau khổ của cuộc đời mà địi hỏi con người cần
tìm ra những con đường khác nữa.
Bài làm 4
Đoạn trích Người Cầm Quyền Khơi Phục Uy Quyềnđược trích từ tác phẩm
Những Người Khốn Khổ của V. Huy-go, trong ấy gây ấn tượng mạnh mẽ với
người đọc chính là khung cảnh truyện sau khi Phăng-tin chết. Khơng khí tĩnh lặng
bao trùm căn phòng và hành động của Giăng Van-giăng khiến người đọc cảm nhận
được tình thương bao la cùng sức mạnh của lòng nhân đạo đã khiến một bi kịch
cũng trở nên lãng mạn hóa.
Hình ảnh Giăng Van-giăng mạnh mẽ cậy mở bàn tay của Gia-ve đang túm lấy
áo ông cho thấy sự nhẫn nhịn của người đàn ông này đã đến cùng cực, và ông
đang vùng lên giành lấy lại uy quyền của mình. Và thực sự là Gia-ve cảm thấy sợ
hãi, hắn không dám manh động khi chứng kiến Giăng Văn-giăng giựt lấy thanh
giường sẵn sàng phản đòn bất cứ lúc nào. Đối với tên ác quỷ Gia-ve là vậy, nhưng
khi đối mặt với Phăng-tin, người phụ nữ đáng thương, có cuộc sống tủi nhục bán
thân ni miệng, đến chết cũng khơng thể nhắm mắt vì cịn có nhiều điều tiếc nuối.
Ơng dịu dàng săn sóc cho người phụ nữ yếu đuối ấy bằng tất cả sự ân cần, tình
thương vô hạn và trân trọng nhất như "Người Mẹ Sửa Sang Cho Con".

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Mọi việc diễn ra trong yên lặng, sự n lặng ấy bao trùm cả căn phịng, khơng
khí đang căng thẳng bỗng trùng xuống và dịu lại, ông thì thầm điều gì đó vào tai
Phăng-tin, thật nhẹ nhàng và tình cảm. Chẳng ai biết ơng nói gì, kể cả người đã
chết liệu có thể nghe thấy khơng? Nhưng V. Huy-gơ đã nói "Có Những Ảo Tưởng
Cảm Động, Có Thể Là Những Sự Thực Cao Cả", và qua lời bà sơ Xem-pli-xơ, một
nữ tu chẳng biết nói dối bao giờ, bà đã trông thấy nụ cười ngỡ ngàng của Phăng-tin
trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm của chị. Vậy rốt cuộc nụ cười ấy
có thật khơng? Khơng ai chắc nhưng bà sơ sẽ khơng nói dối.
Lúc này đây "Chết Tức Là Đi Vào Bầu Ánh Sáng Vĩ Đại", đối với Phăng-tin
chết chưa hẳn là xấu mà có khi đó là một khởi đầu mới, cứu chị ra khỏi nơi tăm tối
dơ bẩn, ở thế giới khác chị có lẽ sẽ sống tốt hơn. Khi Giăng Van-giăng quỳ xuống
hôn tay của Phăng-tin ta thấy một sự trân trọng, một lời tạm biệt đầy thương mến
sâu sắc đến từ người đàn ơng có tấm lịng nhân hậu này, liệu ai có đủ lịng bao
dung để thương xót cho những con người khốn khổ như Phăng-tin, phải bán thân
thể đầy rẻ mạt, có chăng chỉ là sự ghét bỏ khinh miệt. Chính điều ấy đã làm nổi bật
lên tấm lịng cao cả, khoan dung vơ hạn như một vị thần của Giăng Van-giăng, sẵn
sàng bao dung những mảnh đời bất hạnh nhất và chẳng ai màng tới.
Nghệ thuật lãng mạn bắt đầu được xây dựng từ khung cảnh yên ắng của căn
phòng, dường như bỏ qua tất cả chỉ còn hai con người đang đối thoại với nhau
trong yên lặng, một người sống và một người đã mất. Đặc biệt những hành động
thương tiếc đầy trân trọng được thực hiện một cách tuần tự, nhẹ nhàng và tỉ mỉ của
Giăng Van-giăng dành cho Phăng-tin, đã thể hiện được nhân cách cao cả của
Giăng Van-giăng, hình tượng hóa nhân vật này như đại diện của lòng nhân đạo sâu
sắc và niềm xót thương cho những số phận bất hạnh nghiệt ngã.
Thêm nữa, cái chết của Phăng-tin vốn tưởng là bi kịch, nhưng Huy-gơ đã lãng
mạn hóa bằng những triết lý rất sâu sắc, chết không phải là kết thúc, chỉ là chuyển
đến một vùng mới, nơi ấy có ánh sáng vĩ đại hơn, gột rửa hết những đen tối của

cuộc đời trong kiếp này. Vậy ánh sáng chính là cái thiện chân chính tỏ rõ tâm hồn
con người, cịn bóng tối là cái ác bao trùm lên cuộc đời làm con người ta lâm vào
khốn cùng, suy ra Phăng-tin có lẽ đã đến được nơi cần đến, chấm dứt hết những
vết bùn nhơ nhuốc ở hiện tại.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đoạn trích là một phần khá hay và kịch tính nhất của câu chuyện, trong đó
các nhân vật được khắc họa một cách sâu sắc, giữa bên thiện và bên ác có sự đối
lập rõ ràng. Và cái xấu bao giờ cũng phải e ngại và chùn bước trước cái thiện,
quan điểm trên đã được V. Huy-gô khéo léo lồng ghép vào câu chuyện thông qua
nghệ thuật lãng mạn hóa những bi kịch, đồng thời hình tượng hóa nhân vật của
mình, mọi chuyện vốn phi thực tế nhưng nhờ vào tấm lịng thương xót cao cả, tất
cả bỗng trở thành một sự thực cảm động thông qua đôi mắt của người chứng kiến,
đôi mắt của Chúa.
Bài làm 5
Đoạn trích “Người cầm quyền khơi phục uy quyền” được trích từ tiểu thuyết
“Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Tác phẩm Tập trung phê phán sự tàn
ác vô nhân đạo đồng thời bày tỏ sự xót thương đối với những người có hồn cảnh
khốn khổ.
Nhà văn Victor Hugo giá chứng kiến nhiều biến động lớn lao của nước Pháp
trong thế kỷ XIX. Những tác phẩm của ông đều thấm nhuần tinh thần nhân đạo
chủ nghĩa. “Những người khốn khổ” được xuất bản năm 1862 nhưng được hình
thành thai nghén từ năm 1823. Trong những bước thăng trầm của lịch sử Pháp đã
tác động đến tư tưởng cũng như nguồn cảm hứng để nhà văn viết nên bộ tiểu
thuyết này. Tiểu thuyết đã gợi lên lịng thương xót vơ hạn đối với những người
khốn cùng trong xã hội và cố gắng mở ra con đường cũng như là lối thoát cho số
phận của họ. Những người khốn cùng ấy đó là Giăng-van-giăng, là Phăng-tin…

Trong đó nhân vật chính là Giăng-van-giăng một người thợ làm vườn nghèo
khổ vì lấy cắp chiếc bánh mì để ni đàn cháu mồ cơi nên đã bị bắt và kết tội 19
năm tù. Sau khi ông ra tù thì được cảm hóa bởi giám mục và ông đã trở thành
người tốt sau đó trở nên giàu có và thành thị trường của một thành phố nhỏ. Dù
ông đã thay đổi thành người tốt nhưng vẫn bị thanh tra mật thám nghi ngờ và lúc
này ông gặp Phăng-tin một người phụ nữ xinh đẹp nhưng bất hạnh phải chăm sóc
đứa con của mình. Sau đó là câu chuyện của giăng-văn-giăng khi cứu giúp Cô-dét
cũng như người yêu của Cơ-dét.
Đoạn trích “Người cầm quyền khơi phục uy quyền” chính là đoạn phản ánh
sự đối lập giữa cái thiện và cái ác giữa cường quyền và nạn nhân của nó. Nhà văn
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đã phê phán cường quyền khơi dậy ở mọi người sự đồng cảm với những số phận
khốn khổ. Như chúng ta đã biết thì Victor Hugo là một nhà văn lãng mạn với tư
tưởng nhân đạo tốt đẹp. điều đó được thể hiện thơng qua nhân vật
Giăng-van-giăng. Vốn mọi người nghĩ rằng người cầm quyền ở đây là Gia-ve,
viên thanh tra mật thám luôn nghi ngờ giăng-van-giăng vốn là người tù khổ sai
nay đã đổi tên họ thành Ma-đơ-len. Nhưng thực chất người cầm quyền và được
khôi phục uy quyền lại chính là thị trường Ma-đơ-len.
Mỗi nhân vật đều được tác giả chăm chút xây dựng trong đó tiêu biểu là dùng
nghệ thuật phóng đại tương phản. Gia-ve chính là nhân vật tiêu biểu cho hạng
người độc ác, Giăng-van-giăng thì hồn tồn đối lập với Gia-ve là một vị cứu tinh
nhân đức, tiêu biểu cho cái thiện. Ấn tượng đầu tiên đó chính là tiếng thét, sự hống
hách, đắc thắng của một kẻ tiểu nhân muốn ra oai với người khác. Hắn được tác
giả miêu tả giống như một con ác thú sắp vồ mồi. Trong lời văn ấy có sự khinh bỉ
và căm ghét của nhà văn được bộc lộ một cách rõ ràng. Sự tàn độc của hắn còn
được thể hiện qua việc hắn đối xử với người bệnh khi Phăng-tin đang hấp hối thì

hắn quát tháo ầm ĩ và láo xược ra lệnh cho thị trưởng.
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, những chi tiết để khắc họa sự dối lập
giữa hai nhân vật qua đó phản ánh được giá trị của tác phẩm. Mặc ù sống trong
hoàn cảnh khốn khổ nhưng lại làm nổi bật lên tình thương của Giăng-van-giăng.
Trong khơng gian tối tăm của những mảnh đời bị rơi vào tình trạng khổ đau đã
sáng lên những tâm hồn trong trẻo ln biết u thương, làm nên những kì tích
giúp đỡ mọi người xung quanh. Đặc biệt trong xã hội luôn chứa những bất công,
bất hạnh tác phẩm đã phản ánh tấm gương của đời sống tinh thần trong cái xấu xa,
trong sự tuyệt vọng thì sự mạnh mẽ của tâm hồn con người đã cho mọi người đủ
để thấu hiểu và cảm thông cho sự khốn khổ, bất hạnh của họ.
Đoạn trích cịn là phần tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả. Các
biện pháp so sánh, đối lập kết hợp với cách tổ chức các tình tiết đã khắc họa thành
cơng hình tượng trung tâm của tác phẩm. Không khi trong tác phẩm ở những giây
phút cao trào đó là khơng khí thiêng liêng, lãng mạn. Nhà văn đã sử dụng cách kể
thể hiện rõ ràng tình cảm cũng như thái độ đối với các nhân vật mà ông khắc họa.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Qua tác phẩm “Những người khốn khổ” nói chung hay riêng đoạn trích
“Người cầm quyền khơi phục uy quyền” đã cho ta thấy được tinh thần nhân đạo
thơng qua tình u thương bao la của Victor Hugo đối với những người nghèo khổ
và sự căm ghét đối với những kẻ vốn đại diện cho công lý, cho pháp luật nhưng lại
thiếu tình người. Tác phẩm đến nay vẫn nhận được sự yêu thích và trân trọng của
nhiều độc giả trên thế giới.
Bài làm 6
"Người cầm quyền khôi phục uy quyền" trích trong tác phẩm "Những người
khốn khổ" của Vích-to Huy-gơ (1802 - 1885), nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn

kịch vĩ đại thuộc chủ nghĩa lãng mạn văn học Pháp trong thế kỉ XIX.
Đọc "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" nhân vật Gia-ve để lại cho ta
bao nỗi hãi hùng. Qua cái nhìn, sự nghe thấy và ý nghĩ, cảm xúc của Phăng-tin, tác
giả đã khắc hoạ tên mật thám này bằng những nét vẽ vô cùng sâu sắc, đầy ấn
tượng.
Khi Phăng-tin đang nằm trên giường bệnh, xung quanh có ơng Ma-đơ-len và
bà xơ, đó là những người nương tựa tinh thần của người đàn bà khốn khổ này, thì
Gia-ve xuất hiện bất ngờ. Phăng-tin tưởng là hắn đến bắt chị nên chị đã "kêu lên
hãi hùng". Cái mặt hắn "gớm ghiếc". Điệu bộ hắn "man rợ va điên cuồng". Tiếng
của hắn "khơng cịn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm". Cặp mắt của hắn nhìn
"như cái móc sắt ", thật kinh khủng, bởi vì cái nhìn ấy cách đây hai tháng đã "đi
thấu vào đến tận xương tuỷ chị".
Phăng-tin sợ hãi "rùng mình" khi tên hung thần tiến vào giữa phòng và "hét
lên ": "Mày cỏ đi không?". Chị cảm thấy "cả thế giới đang tiêu tan" khi tên mật
thám nắm lấy cổ áo ông thị trưởng; và ông thị trưởng cúi đầu. Khi Phăng-tin kêu
cứu ơng thị trưởng thì Gia-ve "phá cười lên", cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai
hàm răng. Cái cười ấy là tiếng gầm gừ của một chó điên, của một con thú dữ sắp
vồ mồi! Thật lạnh lùng và ghê sợ khi ta nghe nhà cầm quyền khơi phục uy quyền
khẳng định: "Ở đây làm gì cịn có ổng thị trưởng nữa!"
Khi Giăng Van-giăng muốn "cầu xin" Gia-ve "một điều" thì hắn bảo phải gọi
hắn là "ơng thanh tra" và "phải nói to". Giăng Van-giăng xin Gia-ve "thư cho ba
ngày" để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương đang nằm trên giường
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

bệnh, thì hắn kêu lên: "Mày nói giỡn! Chà chà! Tao không ngờ mày lại ngốc thế!
Mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! Á à!..". Khi Phăng-tin "run lên bần
bật" cất tiếng kêu thương gọi Cơ-dét gọi ơng thị trưởng, thì Gia-ve như một con

thú dữ bị trúng thương, hắn "giậm chân", hắn nhìn Phăng-tin "trừng trừng", hắn
"túm một túm lấy cổ áo và cà vạt" của Giăng Van-giăng, hắn thô lỗ gọi chị
Phăng-tin là "con đĩ", là "đồ khỉ", hắn ra lệnh bắt chị phải "câm họng". Với hắn thì
khơng thể nào để tồn tại những nghịch cảnh nơi "cái xứ chó đểu", mà phải "thay
đổi hết", khơng thể để nghịch cảnh "bọn tù khổ sai làm ông nọ bà kia, cịn lũ gái
điếm được chạy chữa như những bà hồng!" Dưới con mắt Gia-ve thì khơng thể có
cái tên ơng Ma-đơ-len, khơng có ơng thị trưởng nào cả, mà "chỉ có một tên kẻ cắp,
một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng" mà hắn đã bắt được.
Người cầm quyền, khơi phục uy quyền là thế!
Lời nói cử chỉ, hành động của tên hung thần Gia-ve đã làm cho Phăng-tin vô
cùng kinh sợ, "chị thốt ra tiếng rên", răng đánh vào nhau "cầm cập", "chị bỗng ngã
vật xuống gối, đầu đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai
mắt mở to và lờ đờ" tắt thở.
Tác giả đã tả cái chết của Phăng-tin để vạch trần bộ mặt độc ác, tàn nhẫn của
con người thú - tên mật thám, tên thanh tra Gia-ve.
Trước phản ứng của Giăng Van-giăng như cây bàn tay của Gia-ve đang túm
lấy cổ áo mình, nghiêm nghị cảnh cáo tội ác của hắn "đã giết chết" một người đàn
bà tội nghiệp, thì hắn "phát khùng hét lên và hăm doạ". Nhưng trước hành động
của ông thị trưởng "giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát", "cầm lăm lăm
cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng", thì tên hung thần cũng biết
sợ, hắn "lùi ra phía cửa". Đúng là Gia-ve" run sợ", hắn sợ người tù khổ sai đập
chết.
Cái chết bất đắc kỳ tử của Phăng-tin, phản ứng quyết liệt của Giăng
Van-giăng, sự run sợ của Gia-ve là tình huống đầy kịch tính, vừa bi thương, vừa
hài hước, mang ít nhiều ý vị triết lí: những kẻ mất tính người, độc ác như thú dữ
lại là những kẻ nhát gan nhất và sợ chết nhất! Đúng là Gia-ve sợ chết! Thật là hài
hước và mỉa mai: nhà cầm quyền đang hung hăng khơi phục uy quyền thì bất ngờ
bị tước mất uy quyền!
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Hình ảnh Gia-ve "tay nắm lấy đầu lan can, lương tựa vào khung cửa, mắt
không rời Giăng Van-giăng " khác nào một con chó dữ bị đánh cụp đuôi vẫn
không buông mồi!
Sau khi hạ uy thế Gia-ve, Giăng Van-giăng đã dành tất cả tâm hồn mình cho
người đàn bà khốn khổ vừa mới chết. Ơng "tì khuỷu tay lên thành giường", ông
"đỡ lấy trán" bằng bàn tay, ông ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích. Một
nỗi thương xót khơn tả, biểu lộ trong nét mặt và dáng điệu của ơng. Ơng n lặng
ngồi trước thi thể người đàn bà xấu số. Một lúc sau, trong trạng thái "mơ màng",
ơng "cúi ghé lại gần và thì thầm bên tai Phăng-tin". Những tiếng thì thầm ấy là
những lời xót thương.
Cảnh tình cảm động ấy đã được bà xơ Xem-pli-xơ chứng kiến. Và sau này bà
thường kể lại rằng " lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, bà trơng thấy
rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi
mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết".
Tình thương của Giăng Van-giăng thật mênh mông và bao la. Cử chỉ của ơng
thật trang trọng, thành kính và đầy thương xót. Ơng "lấy hai tay nâng đầu
Phăng-tin lên đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa sang cho con". Giăng
Van-giăng thắt lại dây rút cổ áo, vén gọn mớ tóc rồi vuốt mắt cho chị. cử chỉ xót
thương và tấm lịng nhân ái của Giăng Van-giăng đã làm cho gương mặt Phăng-tin
"như sáng rỡ lên một cách lạ thường".
Huy-gô viết: "Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại". Phải chăng bầu ánh
sáng vĩ đại ấy là tình nhân ái bao la, mênh mơng của đồng loại, của những người
tù khổ sai như Giăng Van-giăng trong cuộc đời.
Cái cử chỉ cuối cùng của Giăng Van-giăng đối với người đàn bà xấu số, tội
nghiệp thật vô cùng cảm động. Ông đã quỳ xuống trước hai bàn tay bng thõng
ngồi giường của Phăng-tin, "nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn". Ta
khẽ hỏi: Đã mấy ai trong cõi đời xưa nay có cách ứng xử đầy tình thương như

người tù khổ sai này?
Câu chuyện được kể trong "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" cho thấy
bút pháp tự sự đặc sắc của Huy-gô. Các nhà văn của trào lưu lãng mạn, cũng như
Huy-gô sử dụng biện pháp tương phản và phóng đại một cách tài tình khi miêu tả
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

nhân vật và biểu hiện sự vật. Gia-ve và Giăng Van-giăng là hai bức hoạ tương
phản và phóng đại đầy ấn tượng làm nổi bật ánh sáng và bóng tối, lịng nhân ái và
sự độc ác, tình người và bản năng thú dữ. Những so sánh, những ẩn dụ được tác
giả sử dụng sắc nét, tài tình. Nhân vật Giăng Van-giăng và cái chết của Phăng-tin
đã làm cho trang văn của Huy-gô dào dạt cảm hứng nhân văn; chứa chan tinh thần
nhân đạo.
Bài làm 7
Vích-to Huy-gơ(1802-1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ
XIX cho đến nay, ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính
trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
Ơng được cơng nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm của ông được
cả thế giới biết đến như: “Nhà thờ Đức Bà Pa-ri” (1831); “Những người khốn
khổ”(1862); “Chín mươi ba”(1874). Trong số những tác phẩm của ơng thì “Những
người khốn khổ” là bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho
tàng sáng tác của Huy-gô.
Tác phẩm được chia thành năm phần thì đoạn trích “Người cầm quyền khơi
phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất, phản ánh sự đối lập giữa cái thiện và
cái ác, giữa cường quyền và nạn nhân. Qua đó, tác giả phê phán lên án cường
quyền và khơi dậy mối đồng cảm, xót thương đối với những người khốn khổ.
Huy- gô tập trung thể hiện tư tưởng của mình thơng qua Giăng Van-giăng –
nhân vật chính của tác phẩm, một người coi tình thương và lòng nhân đạo là tất cả

được thể hiện qua câu nói của ơng khi nói với Ma-ri-t và Cơ-dét: “Trên đời chỉ
có một điều ấy thơi, đó là thương u nhau”. Đoạn trích có thể chia thành ba phần:
Phần một ( Từ đầu đến “chị rùng mình”), đoạn này muốn nói đến Ma-đơ-len tức
Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng. Đoạn 2 (Tiếp
theo đến “Phăng-tin đã tắt thở”), ý chính của đoạn này là thị trưởng Ma-đơ-len đã
mất hết uy quyền của mình trước tên thanh tra mật thám Gia-ve. Đoạn cuối cùng là
phần còn lại, ý của đoạn này là thị trưởng Ma-đơ-len đã khơi phục được uy quyền
của mình.
Trong tác phẩm, Huy-gơ bằng nghệ thuật tài tình đã khắc họa được hai nhân
vật với hai nét tính cách trái ngược nhau, Giơ-ve tiêu biểu cho sự độc ác còn Giăng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Van- giăng thể hiện cho tình thương và sự nhân đức. Ơng ln sẵn sàng hi sinh bản
thân vì người khác, dồn hết tình thương và sự lo lắng của mình cho người đàn bà
khốn khổ Phăng-tin. Khi Gia-ve đến Giăng Van-giăng biết chắc là hắn đến để bắt
mình nên trấn an Phăng-tin: “Cứ n tâm. Khơng phải nó đến bắt chị đâu” rồi
quay sang nói với Gia-ve: “Tơi biết anh muốn gì rồi”. Hành động này cho thấy
Giăng Van-giăng rất lo lắng đến sự sống của Phăng-tin. Ơng cịn chấp nhận hạ
mình để xin với Gia-ve: “Xin ơng thư cho ba ngày! Ba ngày để tìm đứa con cho
người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tơi cũng chịu”. Ơng xin như
vậy vì ông biết rằng với Phăng-tin thì Cô-dét – con gái của cơ là tất cả, chỉ cần tìm
được Cơ – dét thì cũng là một cách để níu giữ sự sống của Phăng-tin. Nhưng khi
cô nghe chứng kiến sự hống hách và những lời nói ngỗ ngược của Gia-ve thì cơ
hiểu rằng Giăng Van-giăng đã khơng cịn sức mạnh để có thể là chỗ dựa cho cơ
như trước nữa: “Hắn nhìn Phăng-tin trừng trừng, lại túm một túm lấy cổ áo và cà
vạt của Giăng Van-giăng, nói thêm: Tao đã bảo khơng có ơng Ma-đơ-len, khơng có
ơng thị trưởng nào cả. Chỉ có một kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là

Giăng Van-giăng!”. Nghe xong Phăng-tin rất đau khổ và tuyệt vọng và cô đã tắt
thở. Đến đây thái độ của Giăng Van-giăng đã khơng cịn sự hạ mình như trước nữa,
ơng thể hiện sự mạnh mẽ bằng hành động “giật gẫy trong chớp mắt chiếc giường
cũ nát[…], ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng
trừng”. Lúc này Gia-ve đã mất hẳn đi sự hách dịch, thực sự run sợ và lùi ra phía
cửa. Sự mạnh mẽ của Giăng Van-giăng cịn được thể hiện qua câu nói với Gia-ve:
“Tơi khun anh đừng quấy rầy tơi lúc này”. Ơng như qn đi sự có mặt của
Gia-ve và ngồi xuống cạnh Phăng-tin, “Giăng Van-giăng tì khuỷu tay lên thành
giường, bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài khơng nhúc nhích. Ơng ngồi
như thế mải miết, yên lặng[…]. Trong nét mặt và dáng điệu ơng cho thấy một nỗi
xót thương xót khơn tả”, hành động của ơng như thể hiện sự đau xót vơ cùng
nhưng bất lực khơng giúp gì được, cũng có thể là ơng đã thầm hứa với Phăng-tin là
sẽ tìm được con gái của cô bằng bất cứ giá nào. Qua ngòi bút của tác giả, Giăng
Van-giăng hiện lên với một tấm lòng chan chứa yêu thương và sự đồng cảm.
Đối ngược với Giăng Van-giăng là hình ảnh của Gia-ve – một con người tàn
nhẫn và độc ác. Hình ảnh đầu tiên về nhân vật này là “cặp mắt nhìn như cái móc
sắt” và tiếng qt “Mau lên”, như Huy-gơ viết cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

vào hắn bao kẻ khốn khổ. Rồi đến hành động “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng” và
cái cười ghê tởm, phô ra tất cả hai hàm răng. Tất cả những chi tiết này như những
bức hình nhỏ ghép nên một bức tranh về chân dung và những nét tính cách ghê rợn
của hắn. Khơng những thế, Huy-gơ cịn tập trung khắc họa sự hách dịch và tàn
nhẫn, vô lương tâm của Giơ-ve, thể hiện ở việc bắt Giăng Van-giăng gọi là “ông
thanh tra”, khi Giăng Van-giăng muốn xin với hắn một điều thì hắn tỏ thái độ hống
hách yêu cầu phải nói to trong khi Giăng Van-giăng xin chỉ nói cho một mình hắn
nghe. Nội tâm ác độc của hắn cịn được Huy-gơ khắc họa qua thái độ và cách ứng

xử của hắn trước Phăng-tin, người đàn bà tội nghiệp đang hấp hối và trước cái chết
của cô. Hắn chẳng thèm quan tâm Phăng-tin đang hấp hối mà cứ quát tháo ầm mĩ
đòi bắt Giăng Van-giăng đi. Hắn như vô cảm trước tiếng kêu thảm thiết của
Phăng-tin: “Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ có câm họng đi khơng? Cái xứ chó
đểu gì mà bọn tù khổ sai làm ơng nọ ơng kia, cịn lũ gái điếm được chạy chữa như
những bà hoàng! Nhưng này, sẽ thay đổi hết, đã đến lúc rồi đấy!”. Đến khi
Phăng-tin tắt thở hắn vẫn tỏ thái độ lạnh lùng, tiếp tục qt tháo Giăng Van-giăng:
“Đừng có lơi thơi! Tao khơng đến đây để nghe lí sư […], đi ngay khơng thì cùm
tay lại. Tính cách của Giơ-ve có thể ví như một con ác thú, trái ngược hồn tồn
với Giăng Van-giăng.
Qua đoạn trích “Người cầm quyền khơi phục uy quyền” Huy-gơ muốn gửi
gắm những tình cảm cao đẹp và tư tưởng tiến bộ của ông. Với một câu chuyện đầy
kịch tính với nhiều hình tượng tương phản, ơng muốn mang đến cho người đọc
một thơng điệp: “Trong hồn cảnh bất cơng và tuyệt vọng, con người chân chính
vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và
nhen nhóm niềm tin vào tương lai”.
Mời các bạn cùng tham khảo />
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×