Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.23 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG THỊ DUYÊN

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI , TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2022

Luan van


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG THỊ DUYÊN
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tâm

THÁI NGUYÊN, 2022



Luan van


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung
thực và chưa từng được sử dụng, cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2022
Tác giả luận văn
Lương Thị Duyên

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ và được
tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tơi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới người hướng dẫn
khoa học - TS. Nguyễn Văn Tâm đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn
trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hướng dẫn của
các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên trong
suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp nơi tôi công

tác đã giúp tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2022
Tác giả luận văn
Lương Thị Duyên

Luan van


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 5

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 5
1.1.1. Nông thôn mới, những yêu cầu đặt ra đối với XDNTM......................... 5
1.1.2. Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng ..................................................... 13
1.1.3. Nguồn lực cộng đồng trong XDNTM ................................................... 16

1.1.4. Các xã khó khăn .................................................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .................................................... 18
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 18
1.2.2. Trong nước ............................................................................................ 23
1.3. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu.............................................. 27
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 29

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 29
2.1.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................... 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34

Luan van


iv

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 34
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 35
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê ............................................... 35
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 36
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính ................................................... 36
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai).............................................. 36
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực ......................................................... 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 38

3.1. Tình hình XDNTM trên địa bàn huyện Chợ Mới .................................... 38
3.1.1. Kết quả thực hiện chương trình XDNTM của huyện Chợ Mới............ 38
3.1.2. Kết quả huy động nguồn lực trong XDNTM huyện Chợ Mới ............. 43

3.2. Huy động nguồn lực cộng đồng cho XDNTM của 3 xã nghiên cứu ....... 44
3.2.1. Thông tin chung về ba xã nghiên cứu ................................................... 44
3.2.2. Kết quả huy động nguồn lực trong XDNTM ở ba xã Cao Kỳ, Mai
Lạp, Yên Cư ............................................................................................ 45
3.2.3. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ về chương trình XDNTM ......... 47
3.2.4. Những đóng góp của người dân trong Chương trình XDNTM ............ 48
3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cộng đồng trong
XDNTM ở ba xã Cao Kỳ, Mai Lạp Yên Cư........................................... 51
3.3. Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cộng đồng trong XDNTM
ở các xã khó khăn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .............. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 63

Luan van


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQL


Ban quản lí

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


XDNTM

Xây dựng nơng thơn mới

Luan van


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1.

Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới .................................. 11

Bảng 2.1.

Thực trạng sử dụng đất của huyện Chợ Mới giai đoạn 2018 - 2020 . 32

Bảng 3.1:

Kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM tính
đến tháng 12/2020 ....................................................................... 42

Bảng 3.2:

Kết quả huy động nguồn lực trong XDNTM trên địa bàn
huyện Chợ Mới giai đoạn 2018 - 2020 ....................................... 43

Bảng 3.3.


Thông tin chung về ba xã Cao Kỳ, Mai Lạp, Yên Cư ................ 45

Bảng 3.4.

Kết quả huy động nguồn lực cho XDNTM ở ba xã Cao Kỳ,
Mai Lạp, Yên Cư năm 2020 ....................................................... 46

Bảng 3.5:

Sự hiểu biết của người dân về chương trình XDNTM ............... 47

Bảng 3.6:

Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai chương
trình XDNTM tại địa phương ..................................................... 48

Bảng 3.7:

Những công việc người dân tham gia vào xây dựng nơng
thơn mới tại địa phương mình (n=135) ...................................... 49

Bảng 3.8:

Ý kiến đánh giá của cán bộ về sự tham gia của cộng đồng
trong chương trình XDNTM (n = 30)......................................... 50

Bảng 3.9:

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong
XDNTM ...................................................................................... 51


Luan van


vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Những thơng tin chung
Họ và tên tác giả: Lương Thị Duyên
Tên đề tài: Huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn
mới ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tâm
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
2. Nội dung bản trích yếu
2.1. Lý do chọn đề tài
Chợ Mới là huyện miền núi, cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Kạn, với
tổng diện tích tự nhiên là 60.716,08 ha, có 16 đơn vị hành chính với 166 thơn,
bản, tổ dân phố. Dân số tính đến thời điểm tháng 12/2020 là 41.028 người, gồm
7 dân tộc: Tày, Kinh, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay. Đời sống của nhân
dân cịn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Đại hội Đảng
bộ huyện Chợ Mới lần VI, nhiệm kỳ 2021 -2025 đã xác định từng bước
XDNTM theo hướng CNH-HĐH theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa
X về nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn (UBND huyện Chợ Mới, 2021). Tuy
nhiên, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, việc thực hiện chương trình
XDNTM trên địa bàn huyện Chợ Mới còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề
huy động nguồn lực cộng đồng tại các xã khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên,

tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Huy động nguồn lực cộng đồng trong xây
dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng XDNTM trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn.

Luan van


viii

- Đánh giá được thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng trong
XDNTM ở các xã đặc biệt khó khăn địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực cộng
đồng trong XDNTM ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp xử lý số liệu
2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Sau 10 năm triển khai chương trình XDNTM, mặc dù là một huyện
miền núi cịn nhiều khó khăn nhưng huyện Chợ Mới đã thu được những thành
tựu nhất định. Tính đến tháng 12 năm 2020, tồn huyện đã có 3 xã về đích
nơng thơn mới gồm Bình Văn, Như Cố, Thanh Thịnh. Nhiều tiêu chí, chỉ tiêu
trong bộ tiêu chí có tỷ lệ số xã đạt cao như quy hoạch XDNTM (100% xã
đạt); diện tích gieo trồng được tưới nước; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên,
an tồn từ các nguồn; chợ nơng thơn; hệ thống truyền thanh; phát triển giáo

dục ở nông thôn. Huyện đã huy động mọi nguồn lực cho chương trình
XDNTM, tính riêng năm 2020, huyện đã huy động được 46.565,95 triệu đồng
để thực hiện chương trình XDNTM. Đặc biệt, nguồn vốn do nhân dân đóng
góp đạt 5.754,76 triệu đồng.
Cao Kỳ, Mai Lạp và Yên Cư là ba xã đặc biệt khó khăn của huyện Chợ
Mới, số tiêu chí đạt chuẩn NTM của 3 xã này lần lượt là 9,8 và 12 tiêu chí.
Tính riêng năm 2020, ba xã Cao Kỳ, Mai Lạp và Yên Cư đã huy động được
lần lượt là 3.242,42 triệu đồng; 3.023,93 triệu đồng và 4.175,82 triệu đồng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 100% người dân đã được nghe về Chương
trình XDNTM, trong đó 56,30% người dân biết được vai trị của mình trong

Luan van


ix

chương trình này. 97,14% cán bộ và 85,93% người dân được hỏi đều cho rằng
chương trình XDNTM là rất cần thiết.
Để tăng cường huy động nguồn lực cộng đồng trong XDNTM ở các xã
đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chợ Mới, cần thực hiện đồng bộ, hiệu
quả các giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
người dân về XDNTM; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở; đẩy mạnh triển khai
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với
XDNTM để nâng cao đời sống người dân nông thôn; linh hoạt việc huy động
nguồn lực cho XDNTM; lồng ghép huy động nguồn lực tài chính từ nhiều
nguồn, nhiều chương trình khác nhau; huy động sự tham gia tích cực hơn nữa
của Ngân hàng Chính sách xã hội vào thực hiện mục tiêu XDNTM; cần có cơ
chế hỗ trợ, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức đồn thể, cá nhân ở địa
phương có nhiều đóng góp cho chương trình XDNTM.


Luan van


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban
Chấp hành Trung ương khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn đã nhấn
mạnh mục tiêu: “XDNTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái
được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được
tăng cường”. Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về Chương trình XDNTM
giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển nơng thơn theo mơ
hình mới nhằm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn, nâng cao đời sống
mọi mặt của người nơng dân. Chương trình XDNTM đã được tổ chức thực
hiện trên phạm vi toàn quốc và thu hút được sự tham gia của cả hệ thống
chính trị, từ trung ương đến các địa phương (100% số tỉnh, huyện, xã có ban
chỉ đạo chương trình XDNTM), đặc biệt đã tạo được sự quan tâm, thu hút
được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân và đã có tác động sâu
sắc đến đời sống KT-XH của các vùng nông thôn.
Sau 10 năm triển khai, Chương trình XDNTM đã đạt được những kết
quả nổi bật như: Huy động được 2.967.057 tỷ đồng cho XDNTM, 124 đơn vị
cấp huyện và 5064 đơn vị cấp xã được cơng nhận đạt chuẩn NTM, bình qn
cả nước đạt 15,7 tiêu chí/xã. Trên cả nước đã xuất hiện nhiều cách làm hay về
huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực phục vụ XDNTM như: hỗ trợ xi măng
và vật liệu xây dựng để dân tự làm đường ở tỉnh Thái Bình, Tuyên Quang, Hà

Tĩnh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Nam…; hỗ trợ lãi suất, nâng mức cho vay để
triển khai các chương trình, dự án XDTM ở Lâm Đồng…; hỗ trợ dồn điền, đổi
thửa, mua máy nơng nghiệp ở Bình Định, Hà Nam…; thưởng xã về đích NTM

Luan van


2

sớm để khuyến khích các xã làm tốt ở Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Nghệ An…; thu
hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao ở Hà Tĩnh, Lâm Đồng... (Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình
MTQG giai đoạn 2016-2020, 2020). Tuy nhiên, Chương trình XDNTM vẫn là
một thách thức lớn đối với các tỉnh miền núi phía Bắc - khu vực có tỉ lệ xã đạt
chuẩn NTM thấp nhất cả nước (32% số xã về đích NTM tính đến quý I năm
2020). Trong q trình phát triển KT-XH nói chung, XDNTM nói riêng, mọi
địa phương đều có nhu cầu lớn về nguồn lực. Chính vì vậy, việc huy động đầy
đủ, kịp thời nguồn lực cộng đồng là yêu cầu tất yếu và cấp thiết.
Chợ Mới là huyện miền núi, cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Kạn, với
tổng diện tích tự nhiên là 60.716,08 ha, có 16 đơn vị hành chính với 166 thơn,
bản, tổ dân phố. Dân số tính đến thời điểm tháng 12/2020 là 41.028 người,
gồm 7 dân tộc: Tày, Kinh, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay. Đời sống của
nhân dân ở khu vực cịn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc chủ yếu vào nông
nghiệp. Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Mới lần VI, nhiệm kỳ 2021 - 2025 đã
xác định từng bước XDNTM theo hướng CNH - HĐH theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nông dân và nông thôn (UBND
huyện Chợ Mới, 2021). Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác trong tỉnh
việc thực hiện Chương trình XDNTM trên địa bàn huyện Chợ Mới cịn nhiều
hạn chế như việc triển khai chương trình cịn hạn chế, có sự chênh lệch lớn so
với các xã có điều kiện thuận lợi, nhu cầu XDNTM của các xã là rất lớn, đặc

biệt là xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và vấn đề huy động nguồn lực cộng
đồng tại các xã khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu
"Huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc
biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng XDNTM trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn.

Luan van


3

- Đánh giá được thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng trong
XDNTM ở các xã đặc biệt khó khăn địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực cộng
đồng trong XDNTM ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề huy động nguồn lực cộng
đồng trong XDNTM ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Chợ Mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn.
- Về thời gian: Thời gian tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ tháng
6/2021 đến tháng 4/2022. Số liệu thứ cấp thu thập trong ba năm 2018, 2019,
2020.
- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng, giải pháp huy động

nguồn lực cộng đồng đối với các xã đặc biệt khó khăn của huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học hữu ích cho việc
nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại các trường, các viện
nghiên cứu về phát triển nông thôn.
4.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa
phương, các cấp, các ngành của huyện Chợ Mới sử dụng cho việc thực hiện
Chương trình XDNTM tại các xã trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành có liên quan

Luan van


4

xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc huy động
nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại các xã trong cả nước.

Luan van


5

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Nông thôn mới, những yêu cầu đặt ra đối với XDNTM
1.1.1.1. Nông thôn mới
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về NTM, có học giả cho rằng,
NTM là việc cải thiện cơ sở vật chất nơng thơn, có người lại cho rằng đó là sự
nâng cao khả năng hợp tác nâng cao năng lực sản xuất của nông dân hay quan
điểm về nâng cao văn hóa, nhận thức của nơng dân. Nơng thơn mới là nơng
thơn mà ở đó đời sống vật chất, văn hố, tinh thần của người dân khơng
ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị (Bùi
Quang Dũng, 2015). Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên
tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.
Đồng thời, NTM là nơi có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ
tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp
lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hố dân tộc, mơi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh
của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và
trật tự xã hội. NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu
tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông
thôn trong điều kiện hiện nay. NTM là nông thôn văn minh, hiện đại nhưng
vẫn giữ nét đẹp của truyền thống Việt Nam (Vũ Trọng Khải, 2015).
Mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về NTM, tuy nhiên các
quan điểm đều chỉ ra NTM là sự thay đổi nơng thơn truyền thống thành một
hình thức nơng thôn tốt hơn, phát triển hơn, ổn định và bền vững hơn. Theo
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn thì “NTM được hiểu là nơng

Luan van


6


thơn mà ở đó có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc
văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây
dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nơng dân - trí thức
vững mạnh, tạo nền tảng KT-XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNHHĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
1.1.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với XDNTM
Để đảm bảo nông thôn Việt Nam phát triển bền vững, đạt được những
mục tiêu đã được Đảng, chính phủ đề ra, yêu cầu đặt ra đối với XDNTM giai
đoạn tiếp theo là mỗi địa phương và đơn vị khi triển khai cần phải chủ động,
toàn diện, đồng bộ, đi vào chiều sâu và thực chất của từng hoạt động, từng
giải pháp. Cấp ủy các cấp cần phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình hiệu quả. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên
truyền, vận động, phát huy tinh thần làm chủ của người dân, việc bố trí đủ và
kịp thời nguồn lực từ ngân sách, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực
đóng góp từ nhân dân, doanh nghiệp cũng là những yếu tố quyết định đến kết
quả thực hiện mục tiêu đã đề ra, cụ thể các yêu cầu như sau:
Một là, các nội dung, hoạt động của chương trình XDNTM phải hướng
tới đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, cần quan tâm đến tất cả các vấn
đề gắn với đời sống của người dân như kinh tế nông thôn, môi trường nông
thôn, không gian sống ở khu vực nông thôn, giáo dục, y tế, dịch vụ công
cộng, năng lực lãnh đạo, quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản… (Phạm Tất
Thắng, 2005).
Hai là, xác lập, kiên trì, quyết tâm và dành nguồn lực thời gian xứng
đáng đề thực hiện các nội dung trong XDNTM. XDNTM có kết cấu hạ tầng
KT-XH hiện đại là nội dung vừa có tính bức xúc trước mắt, vừa có tính lâu

Luan van



7

dài; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn là cơng việc lâu dài, gian
khó; tăng thu nhập gấp 2-3 lần hiện nay và nâng cao đời sống tinh thần cho cư
dân nông thôn là việc làm lâu dài; Tổ chức lại sản xuất gắn với tổ chức lại và
tạo lập mới những tổ chức chính trị, xã hội phù hợp với trình độ phát triển của
cư dân nơng thơn cịn gặp nhiều khó khăn và mang tính lâu dài; tập trung giải
quyết những mâu thuẫn lớn ở nông thôn, vừa giải quyết những vấn đề trước
mắt, vừa là vấn đề chiến lược xây dựng bản chất tốt đẹp của chế độ; Xây
dựng người nông dân mới - chủ thể của nơng thơn là hạt nhân để XDNTM.
Tránh tình trạng nóng vội, chạy theo thành tích vì XDNTM là quá trình ổn
định và bền vững với những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi
trường hướng tới hiện đại và sự thịnh vượng lâu dài của cả cộng đồng (Phạm
Tất Thắng, 2005).
Ba là, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là
chính, nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt
động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để
quyết định và tổ chức thực hiện (Vũ Trọng Khải, 2015).
Bốn là, chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nông thơn
do Chính phủ quyết định. Cụ thể là: Quyết định lựa chọn một cách khoa học,
sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước;
kiên trì, lâu dài hỗ trợ nơng dân về khoa học - kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa
học vào nông nghiệp, nông thôn; đầu tư từ nhiều nguồn cho nơng thơn; hình
thành giá đỡ để nơng dân n tâm sản xuất sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp;
tạo môi trường tốt nhất cho các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình
độ cư dân từng xã, làng, từng loại hình sản phẩm cây trồng, vật ni, làng
nghề, tính chất sản phẩm của từng dân tộc với mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng
hóa có giá trị cao, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; củng cố, xây dựng các

tổ chức xã hội vì lợi ích trực tiếp của chính cư dân nơng thơn.

Luan van


8

Năm là, kế thừa và lồng ghép các Chương trình MTQG, chương trình
hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn,
bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có chính sách khuyến
khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động đóng góp của các
tầng lớp nhân dân (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2009).
Sáu là, XDNTM phải gắn với các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển
KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có
quy hoạch và chính sách đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các
tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ ban hành (Đỗ Kim Chung, 2019).
Như vậy, XDNTM chính là thực hiện chương trình phát triển tồn diện,
bền vững nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn nhằm nâng cao đời sống người
dân và ổn định xã hội. Mục tiêu trọng tâm của XDNTM là nâng cao đời sống
người dân nông thôn, xây dựng xã hội nông thơn năng động, văn hố hiện đại
nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị văn hố truyền thống.
1.1.1.3. Tính tất yếu của XDNTM
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đại hội VII của
Đảng đã chỉ rõ: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với cơng nghiệp chế
biến, phát triển tồn diện kinh tế nông thôn và XDNTM là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu để ổn định tình hình KT-XH. Trải qua hơn 30 năm đổi mới,
cùng với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, nông thôn Việt
Nam đã có nhiều biến đổi trên cả hai khía cạnh, tích cực và tiêu cực. Tích cực
được thể hiện ở chỗ kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn được tăng cường; kinh

tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề;
nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới được hình thành và phát triển; đời sống
vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện; hệ thống
chính trị ở nơng thơn được củng cố và tăng cường. Bên cạnh những điểm tích
cực cũng cho thấy mơi trường nơng thơn ngày càng ô nhiễm; năng lực thích

Luan van


9

ứng, đối phó với thiên tai cịn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của
người dân nông thơn cịn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân
tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị,
giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc... (Nguyễn Tiến
Toàn, 2019). Xuất phát từ những bất cập trên, Nghị quyết 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khố X về nơng
nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh mục tiêu: XDNTM có kết cấu hạ
tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được
nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).
Tính tất yếu của XDNTM được thể hiện cụ thể trên các phương diện:
Một là, XDNTM là biện pháp thúc đẩy nơng dân, nơng thơn có văn hố
phát triển, dân trí được nâng cao, sức lao động được giải phóng. Người nơng
dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay
nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn
hoá, bản sắc truyền thống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích
cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phòng,

đối ngoại…(Hồ Xuân Hùng, 2010).
Hai là, mặc dù đã có nhiều thay đổi tuy nhiên nhìn chung hiện nay, KTXH khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch. Thu
nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn cịn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở
khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Do vậy, XDNTM là biện pháp kinh tế quan
trọng nhằm khai thác hợp lý, nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh
tế cao, bền vững.

Luan van


10

Ba là, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn
hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông
sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, XDNTM nhằm đáp ứng
yêu cầu, quy luật của nền kinh tế thị trường; của q trình thúc đẩy cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn (Hồ Xn Hùng, 2010).
Bốn là, kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi) ở
khu vực nơng thơn cịn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ. Do
vậy, XDNTM là q trình hiện đại hóa kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn,
tạo nền tảng cho khu vực này phát triển toàn diện và bền vững (Hồ Xuân
Hùng, 2010).
Năm là, XDNTM là biện pháp nhằm thúc đẩy tính hiệu lực và hiệu quả
của hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở khu vực nông thôn. Kết hợp
hài hòa giữa quản lý của Nhà nước, quản lý xã hội và tự quản ở nông thôn
nhằm hướng đến bảo tồn và phát huy các giá trị, chuẩn mực truyền thống
làng, xã (Hồ Xuân Hùng, 2010).
1.1.1.4. Tiêu chí XDNTM
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai

đoạn 2016-2020 với 19 tiêu chí (Hình 1). Trong 19 tiêu chí, nhóm quy hoạch
có 1 tiêu chí (1- quy hoạch); nhóm hạ tầng KT-XH có 8 tiêu chí (2- giao
thơng; 3- thủy lợi; 4- điện; 5- trường học; 6- cơ sở vật chất văn hóa; 7- cơ sở
hạ tầng thương mại nông thôn; 8- thông tin và truyền thơng; 9- nhà ở dân cư);
nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí (10- thu nhập; 11- hộ nghèo;
12- lao động có việc làm; 13- tổ chức sản xuất); nhóm văn hóa - xã hội - mơi
trường có 6 tiêu chí (14- giáo dục và đào tạo; 15- y tế; 16- văn hóa; 17- mơi
trường và an tồn thực phẩm; 18- hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19quốc phòng và an ninh). Quản lý thực hiện các tiêu chí NTM là q trình điều
tra, khảo sát đánh giá thực trạng nơng thơn trên cơ sở đối chiếu với 19 tiêu chí
(có bao nhiêu tiêu chí đạt, bao nhiêu tiêu chí đạt ở mức cao (>75%), bao

Luan van


11

nhiêu tiêu chí đạt ở mức trung bình (50%), bao nhiêu ở mức thấp (<50%) để
từ đó xây dựng nhiệm vụ, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện để đạt tiêu
chuẩn NTM theo từng tiêu chí.

Hình 1.1. Bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới
Với mỗi tiêu chí, quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như
chỉ tiêu theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sơng Hồng;
Bắc Trung Bộ; Dun hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng
bằng sông Cửu Long.
Tiêu chí giao thơng gồm các nội dung: Đường xã và đường từ trung
tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa, đảm bảo ơ tơ đi lại
thuận tiện quanh năm; đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thơn, bản, ấp ít
nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đường ngõ,
xóm sạch và khơng lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng đảm bảo

vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. UBND cấp tỉnh quy định cụ thể

Luan van


12

để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển KT-XH, đảm
bảo tính kết nối của hệ thống giao thơng trên địa bàn.
Về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020, chỉ
tiêu chung là từ 45 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền
núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 36 triệu đồng/người trở lên; vùng
Đồng bằng sông Hồng là từ 50 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 41 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ
là từ 59 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 50 triệu
đồng/người trở lên.
Về tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu chung là từ
6% trở xuống. Chỉ tiêu theo vùng đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc là
từ 12% trở xuống; vùng Đồng bằng sông Hồng từ 2% trở xuống; vùng Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ từ 5% trở xuống; Tây Nguyên từ 7% trở
xuống; vùng Đông Nam Bộ từ 1% trở xuống và Đồng bằng sông Cửu Long từ
4% trở xuống.
Tiêu chí mơi trường và an tồn thực phẩm gồm các nội dung: Tỷ lệ hộ
được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; tỷ lệ cơ sở sản
xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ
môi trường; xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; mai
táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; chất thải rắn trên địa bàn và
nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử
lý theo quy định; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ
sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); tỷ lệ hộ chăn ni có

chuồng trại chăn ni đảm bảo vệ sinh mơi trường; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an tồn
thực phẩm.
Tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật có 6 nội dung: Cán bộ,
cơng chức xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo

Luan van


13

quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; tổ
chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên; xã đạt chuẩn tiếp cận pháp
luật theo quy định; đảm bảo bình đẳng giới và phịng chống bạo lực gia đình;
bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình
và đời sống xã hội.
Định hướng giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở giữ nguyên bộ tiêu chí
NTM giai đoạn 2016-2020, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ có những điều chỉnh
bổ sung, khắc phục những hạn chế nhằm phù hợp với điều kiện thực tế và đặc
thù từng vùng miền. Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 thống nhất có 3
cấp độ tiêu chí NTM, bộ tiêu chí xã NTM, bộ tiêu chí huyện NTM, bộ tiêu chí
tỉnh NTM. Đối với xã và huyện mỗi cấp sẽ có 3 mức độ NTM, đạt chuẩn,
nâng cao và kiểu mẫu. Đối với cấp tỉnh, trước mắt chỉ tập trung xây dựng bộ
tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM.
1.1.2. Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng
1.1.2.1. Cộng đồng
Khái niệm cộng đồng thường dùng để chỉ nhiều đối tượng có những
đặc điểm tương đối khác nhau về quy mơ và đặc tính xã hội. Ý nghĩa rộng
nhất của cộng đồng là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn
thế giới (cộng đồng thế giới), một châu lục (cộng đồng Châu Á, cộng đồng

Châu Âu....), một khu vực (cộng đồng Asean), cộng đồng còn được áp
dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc
tộc, chủng tộc hay tôn giáo (cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người da
đen tại Hoa Kỳ....). Nhỏ hơn nữa, cộng đồng được dùng khi gọi tên các đơn
vị như làng/bản, xã, huyện...những người chung về lý tưởng xã hội, lứa
tuổi, giới tính, thân phận xã hội...(Phạm Tất Thắng, 2005).
Từ điển tiếng Việt giải thích: “cộng đồng là tồn thể những người sống
thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành một
khối” (Phạm Tất Thắng, 2005). Hiểu một cách đơn giản, cộng đồng là một

Luan van


14

nhóm người có cùng những đặc điểm chung, ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống
với nhau, cùng chia sẻ tài ngun và lợi ích chung... Nói cách khác, cộng
đồng là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, có
chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng tài nguyên vốn có để
đạt mục đích chung.
1.1.2.2. Nguồn lực cộng đồng
Một cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn
lực thực tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ.
Nguồn lực cộng đồng được khái niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành
phần sau:
- Các nguồn tài sản về con người: gồm các kỹ năng, kiến thức và năng
lực của các thành viên trong cộng đồng.
- Các nguồn tài sản xã hội: mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng
đồng, ví dụ như niềm tin.
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: là các nguồn tài nguyên thiên nhiên

tồn tại trong cộng đồng. Ví dụ: đất sản xuất, tài nguyên rừng, thuỷ sản…
- Các nguồn tài sản vật chất: là các công trình được xây dựng phục vụ
trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và các cộng đồng
lân cận). Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm).
- Các nguồn tài sản tài chính là các nguồn lực kinh tế tồn tại trong cộng
đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả năng kinh tế
của các thành viên trong cộng đồng.
1.1.2.3. Vai trị của cộng đồng trong phát triển nơng thơn
Cộng đồng đóng vai trị quan trọng trong phát triển nơng thơn, là cơ sở
cho phát triển nơng thơn bền vững vì:
Họ là chủ thể của sự phát triển là người trực tiếp thực hiện và là người
hưởng lợi), họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình. Quản lý
nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương mà quá trình

Luan van


×