Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

8 tiêu chuẩn của nhân viên “vàng” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.25 KB, 3 trang )

8 tiêu chuẩn của nhân viên
“vàng”

1. Lạc quan
Những người lạc quan thường ít phàn nàn khi làm việc. Dường như họ có
thể tìm được mặt tích cực trong mọi công việc. Vì vậy, hẳn nhà tuyển dụng
nào cũng muốn làm việc cùng với một nhóm nhân viêc lạc quan hơn là
nhóm nhân viên hay suy nghĩ tiêu cực.
2. Thật thà
Có ai lại không muốn làm việc cùng những người thật thà? Đây là tiêu
chuẩn mà bất kì nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm trong số nhân viên của
họ. Khi muốn công việc được hiệu quả, người làm chủ sẽ không muốn
tuyển những nhân viên chỉ thích nịnh hót.
3. Năng nổ
Điều này có thể quan trọng đối với những công ty tư nhân. Một số nhà
tuyển dụng cần nhân viên biết được họ cần phải làm gì và tự giác làm mà
không cần phải nhắc.

4. Chú ý đến từng chi tiết
Nhiều công việc đòi hỏi nhân viên phải tìm hiểu kĩ sản phẩm đến từng
“chân tơ kẽ tóc”. Khi nhân viên để ý ngay thấy có gì đó cần phải sửa đổi,
điều này sẽ giúp người chủ tiết kiệm được khá nhiều tiền. Việc chăm chút
kĩ lưỡng để tạo ra những sản phẩm tốt hơn sẽ giúp mang lại lợi ích cho cả
hai bên.
5. Tôn trọng
Nhân viên biết tôn trọng đồng nghiệp và người chủ của mình thường sẽ
khát cao được tuyển dụng hơn những người thô lỗ. Nếu một nhân viên
biết tôn trọng người khác thì họ cũng sẽ được tôn trọng lại.
6. Đúng giờ
Đây là một yêu cầu thiết yếu ở hầu hết các công ty. Đi làm đúng giờ đảm
bảo nhân viên có một ngày làm việc trọn vẹn. Hơn nữa, một nhân viên


chịu khó đi làm đúng giờ thì chắc hẳn anh/cô ấy là người yêu thích công
việc của mình.
7. Đáng tin cậy
Một nhân viên đáng tin cậy là người không bao giờ khiến ông chủ phải nói
nhiều lần, đồng thời người chủ cũng có thể dựa vào để hỗ trợ công việc,
đây cũng là điều giúp nhân viên kiếm được tiền từ nhà tuyển dụng.
8. Không bàn tán
Bàn tán có thể là một điều rất khủng khiếp. Các vị sếp không muốn nhân
viên của họ cả ngày dài chỉ dính vào các câu chuyện không đâu. điều này
thường dẫn đến căng thẳng giữa các nhân viên và khiến người này trở
nên bức xúc với người khác. Mà nếu nội bộ lục đục, thì hẳn công việc khó
thành.
Các công việc mà họ thực hiện chủ yếu là tuyển dụng lao động, chấm
công, tính lương, làm sổ sách chi trả lương, bảo hiểm, báo cơm, báo cáo
lao động hằng ngày. Thậm chí nhiều người choàng gánh, giải quyết các
công việc ngoài chuyên môn như soạn thảo văn bản, lưu trữ hồ sơ, tiếp
tân, trực điện thoại Rất ít người cho biết công việc của họ có liên quan
đến thực hiện kỹ năng quản trị như xây dựng quy trình tuyển dụng, hoạch
định chính sách tuyển dụng, kế hoạch phát triển nhân sự, chính sách đào
tạo nhân sự.
Ngoài số ứng viên lần đầu tìm việc, hầu hết ứng viên có kinh nghiệm từng
làm việc cho các DN dân doanh trong nước. Tình trạng việc làm của ứng
viên trong quá khứ ở phạm vi khảo sát là khá bấp bênh. Kết quả tìm thấy
trên 90% ứng viên có từ 1 đến 5 năm kinh nghiệm chỉ dừng lại ở vị trí
nhân viên phòng nhân sự, rất ít người được bố trí ở vị trí quản lý, kể cả
quản lý cấp thấp như tổ, bộ phận.

×