Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghề cắt may pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.4 KB, 3 trang )

Nghề cắt may
Trang phục luôn là một phần tất yếu của cuộc sống, vì vậy ngành may,
với một lịch sử phát triển lâu đời, đã trải qua rất nhiều thăng trầm với
những thay đổi mang tính đột phá. Bắt đầu từ việc xuất hiện các thợ may
chuyên nghiệp vào thế kỷ XVII đến sự ra đời của chiếc máy khâu đầu tiên
đầu thế kỷ XIX, tới ngày nay là những chất liệu tổng hợp mới hoàn toàn
nhân tạo. Dù càng ngày máy móc càng tham gia vào nhiều phần việc hơn,
nhưng vai trò của người thợ cắt may vẫn là không thể thiếu trong ngành
thời trang.

Thợ cắt may là ai? Thợ cắt may là những người làm công việc thiết kế,
cắt, may và sửa chữa trang phục theo đặt hàng riêng của khách hoặc yêu
cầu của nhà sản xuất công nghiệp.Thợ cắt may đơn chiếc làm việc tại gia
đình, cửa hàng hoặc tiệm may và họ thường chủ động hoàn toàn về mọi
khâu trong công việc của mình. Thợ cắt may công nghiệp(công nhân cắt
may) sẽ làm việc trong các xưởng may hoặc công ty may, nơi có những
dây chuyền công nghiệp hiện đại mà vị trí của mỗi người đã được chuyên
môn hóa theo công đoạn.
Công việc chính
Thợ cắt may luôn phải bám sát hơi thở của thế giới thời trang vốn luôn
thay đổi từng ngày. Họ cũng có thể phấn đấu bước qua ranh giới của một
thợ may bình thường để trở thành một nhà thiết kế thời trang nếu có tài và
giàu sức sáng tạo. Một thợ may giỏi nghề khá bận rộn nhưng luôn có thu
nhập cao.
Để sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm, người thợ cắt may buộc phải tuân
thủ đúng theo một quy trình làm việc cụ thể với nhiều công đoạn khác
nhau:Sáng tác mẫu, Thiết kế, Cắt, May gá, Chỉnh sửa, Hoàn thiện sản
phẩm.
Ở Việt Nam, các thợ cắt may công nghiệp được chia ra theo trình độ tay
nghề từ bậc 8 đến bậc 1 (bậc 8 là bậc thấp nhất và bậc 1 là bậc cao nhất)
với mức độ công việc và thu nhập tăng dần.


“Cạnh tranh trong nghề là khá gay gắt. Ngày nay, càng ngày máy móc
càng thay thế nhiều phần việc của con người. Chưa kể, làm trong ngành
may, cơ hội để nổi danh là rất nhỏ.”
Cơ hội nghề nghiệp
Là nghề gắn liền với một trong những nhu cầu thiết yếu của con người
nên cơ hội nghề nghiệp với một thợ cắt may đã qua đào tạo bài bản rất
rộng mở. Tính ứng dụng cao của nghề nghiệp giúp thợ may có thể làm
nhiều công việc tại các môi trường đa dạng như: tại các cửa hàng, tại các
công ty - hãng thời trang, làm tư vấn viên trang phục cho cá nhân, nhân
viên bán hàng hay tự mở cửa hàng kinh doanh riêng. Những thợ may có
kinh nghiệm và năng khiếu sư phạm, thậm chí còn có thể tham gia công
tác dạy nghề…
Những phẩm chất cần thiết
Kiến thức nghề may: đỏi hỏi thợ cắt may phải nắm vững các kiến thức
trong ngành: từ phương thức thiết kế, công nghệ may, tính chất và cách
kết hợp nguyên phụ liệu…; Kiến thức về nhân trắc học: những hiểu biết về
nhân trắc học, tỉ lệ cơ thể người sẽ giúp họ thiết kế được những trang
phục vừa vặn và hợp lí; Óc thẩm mỹ; Tính sáng tạo; Kiên nhẫn, bền bỉ,
Khéo léo
Địa chỉ học nghề
Có rất nhiều cơ sở, trung tâm và trường dạy nghề cắt may tại các tỉnh,
thành phố mà bạn đang cư trú. Sau 3 tháng học nghề, bạn có thể sử dụng
thành thạo máy may, tự thiết kết và cắt may hoàn chỉnh quần âu, áo sơ mi
thông thường. Nếu không có điều kiện theo học ở các cơ sở, trung tâm
dạy nghề, bạn có thể học cắt may với những người thợ cắt may giỏi ở địa
phương mà bạn sinh sống

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×