Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giáo án và đề cương ôn tập cuối kì 1 lịch sử 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.57 KB, 17 trang )

Tiết 26:
ƠN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Mơn Lịch sử- Lớp 6
Số tiết: 01 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học ở chương III.
2. Về năng lực:
- Quan sát, trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập,
Lưỡng Hà. Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà.
- Trình bày được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại.
Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới
thời Tần Thủy Hoàng. Xây dựng được đường thời gian từ đế chế Hán, Nam- Bắc
triều đến thời nhà Tùy
- Nêu và trình bày những điểm chính về chế độ xã hội, thành tựu văn hóa tiêu
biểu của Ấn Độ.
- Giới thiệu và phân tích được những tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng,
biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế; một số thành tựu
văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
+ Sử dụng kiến thức toán học để giải quyết câu hỏi trong bài
+ Biết cách sử dụng các kiến thức đã học trong bài để giải quyết câu hỏi phần
vận dụng.
3. Về phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước: Biết quý trọng thời gian và có trách nhiệm với
cuộc sống hiện tại của mình.
1


- Phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
của cá nhân và của nhóm, tích cực tìm tịi và sáng tạo trong học tập.


- Phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên : máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.GV chia lớp thành 4 nhóm,
thực hiện các yêu cầu.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức liên quan đến phần chương III, thực hiện ôn tập
theo nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5’)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến
thức, kĩ năng trong trong tiết ôn tập
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “vòng quay may mắn”.
c) Sản phẩm: HS lắng nghe câu hỏi, sử dụng phiếu học tập để trả lời câu hỏi.
d) Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu tên trò chơi, phổ biến thể lệ, cách
chơi, cử 1 HS làm quản trò, 1 HS làm thư ký.
Câu 1: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở:
A. Đồng bằng Hoa Bắc

B. Đồng bằng Hoa Nam

C. Lưu vực Trường Giang

D. Lưu vực Hoàng Hà

Câu 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Nhà Thương

B. Nhà Chu

C. Nhà Tần


D. Nhà Hán

Câu 3: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của
địa chủ để cày cấy, được gọi là
A. Nông dân tự canh

B. Nông dân lĩnh canh

C. Nông dân làm thuê

D. Nông nô

Câu 4. Đặc điểm của nhà nước Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
2


A. Là nhà nước quân chủ chuyên chế.

B. Là nhà nước chiếm hữu nô lệ.

C. Là nhà nước thành bang.

D. Là nhà nước dân chủ.

Câu 5. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là
A. Thiên tử.

B. Pha-ra-on.


C. En-si.

D. Hoàng thượng.

Câu 6: Kim Tự Tháp là cơng trình nổi tiếng ở quốc gia nào?
A.Lưỡng Hà

C. Ai Cập

B.Hi Lạp

D. Rô-ma

Câu 7. Những phát minh quan trọng của người Ai Cập và Lưỡng Hà có giá
trị đến ngày nay?
A.Cách làm thủy lợi, phát minh ra cái cày, bánh xe, chữ viết,…
B. Sáng tạo ra hệ chữ cái Latinh
C. Có nhiều bộ sử đồ sộ
D.Sáng tạo ra chữ giáp cốt
Câu 8: Ấn Độ là quê hương của tôn giáo nào?
A. Phật giáo

B. Thiên chúa giáo

C. Hồi giáo

D. Do Thái giáo

Câu 9: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phố biến
nhất là loại chữ nào?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Nho.

C. Chữ tượng hình.

D. Chữ Hin-đu.

Câu 10: Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã hình thành ở đâu?
A. Trên lưu vực các dịng sơng lớn
B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
C. Trên các đồng bằng
D. Trên các cao nguyên
2. HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP (15’)
3


a. Mục tiêu: Học sinh biết khái quát những kiến thức đã học ở chương III.
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”: Học sinh được giáo viên
hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà, đóng vai là chuyên gia giải đáp, tư vấn mọi thắc
mắc của người hỏi. Những học sinh còn lại sẽ là người phỏng vấn các chuyên
gia xoay quanh nội dung đã học trong chương III.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV hướng dẫn HS thành lập nhóm “chuyên gia” và định hướng cho
nhóm chuyên gia hoạt động theo yêu cầu công việc đã giao về nhà.
Bước 2: Các “chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có
liên quan đến chủ đề mình được phân công:
Chuyên gia 1 :
1. Bạn hãy trình bày về hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà? Bạn

có nhận xét gì về quá trình thành lập nước Ai Cập và Lưỡng Hà?
2.Vì sao nhà nước ở đây ra đời sớm hơn so với các khu vực khác trên thế giới?
3. Bạn hãy vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu của Ai Cập, Lưỡng Hà:

4


Chuyên gia 2 :
1. Vị trí địa lý của Ấn Độ (khu vực nào?)
2. Địa hình Ấn Độ như thế nào? (phía Bắc, trung tâm)
3. Nêu tên con sơng lớn ở miền Bắc Ấn Độ?
4.Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có các đẳng cấp cơ bản nào? Vị trí và vai trò các
đẳng cấp trong xã hội cổ đại Ấn Độ?
5. Kinh tế chính của cư dân Ấn Độ.
Chuyên gia 3:
1. Các triều đại Trung Quốc đã thực hiện chính sách gì để mở rộng lãnh thổ?
2. Bạn có thể kể một số triều đại Trung Quốc xâm lược nước ta khơng? Nhà Hán
có sự kiện gì liên quan đến lịch sử Việt Nam?
3. Bạn ấn tượng nhất với thành tựu nào của người Trung Quốc cổ đại? Tại sao?
4. Theo bạn, các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn Lý Trường Thành để làm
gì?
Chuyên gia 4:
1. Nhà nước thành bang là gì? Vì sao ở Hy Lạp lại hình thành nhiều nhà nước
thành bang?
2. Trình bày những nét chính về nhà nước thành bang? Những ưu điểm của nhà
nước thành bang là gì?
5


3. Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước đế chế La Mã có điểm gì khác

nhau?
4. Tại sao Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi
các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại khơng có xu hướng như vậy?
Bước 3: Nhóm trưởng điều hành phần tư vấn, mời tất cả các HS khác tham gia
với tư cách là người đối thoại với nhóm chuyên gia xoay quanh những nội dung
trong chương III.
Bước 4: Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá
quá trình làm việc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (10’)
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được học ở chương III
b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Trả lời câu hỏi bằng phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bước 2 : HS làm bài tập vào phiếu học tập
Bước 3: HS trình bày kết quả bài làm của cá nhân, HS khác nhận xét bài làm của
bạn.
Bước 4 : Gv chốt lại kiến thức.
Câu 1. Đền Pac-tê-nông là công trình kiến trúc nổi tiếng ở
A. Rô-ma.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ.

D. Hi Lạp.

Câu 2. Trong các nhà khoa học thời cổ đại dưới đây, ai có đóng góp về tốn
học?

A. Ác-si-mét.

B. Hê-rơ-đốt, Tu-xi-đít.

C. Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít.

D. Pla-tơn, A-ri-xít-tốt.

Câu 3. Hệ chữ cái a,b,c... là thành tựu của người
A. Ai Cập, Ấn Độ.

B. Rô-ma, Hi Lạp.
6


C. Trung Quốc, Rô Ma.

D. Hi Lạp, Lưỡng Hà.

Câu 4. Ai đã phát minh ra hệ thống chữ số, kể cả số 0 mà ngày nay ta đang
dùng?
A. Người Hi Lạp.

B. Người Ai Cập.

C. Người Ấn Độ.

D. Người Trung Quốc.

Câu 5. Thành tựu văn hóa nào là khơng phải của Hy Lạp, La Mã cổ đại?

A. Làm ra lịch và đó là dương lịch.
B. Sáng tạo chữ viết (chữ tượng hình), chữ số, phép đếm, tính được số pi bằng
3,16.
C. Làm ra lịch và đó là âm lịch.
D. Xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp,thành
Ba-bi-lon...
Câu 6: Phần quan trọng nhất của mỗi thành bang Hi Lạp cổ đại là
A. Vùng đất trồng trọt

B. Phố xá

C. Nhà thờ

D. Bến cảng

Câu 7: Hãy ghép ô chữ bên trái, bên phải với ô chữ ở giữa sao cho phù hợp
1. Nhà nước thành a. Hội đồng nhân dân bầu 2. Nhà nước đế chế
bang
ra
b. Do Hoàng đế đứng đầu
c. Công dân nam từ 18
tuổi trở lên có quyền bầu
cử
d. Viện nguyên lão
Câu 8: Ai là người đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê?
A. Biển Thước

B. Hoa Đà

C. Tôn Tư Mạc


D. Lý Thời Trân

Câu 9: Tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc bao gồm nhiều sáng tác dân gian là
A. Kinh thi

B. Kinh kịch

C. Kinh tâm
7

D. Hán thư


Câu 10 : Giả sử lớp học của em có chiều cao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp
tìm hiểu xem chiều cao của kim tự tháp Kê-ốp( Ai Cập) gấp bao nhiêu lần chiều
cao của lớp học?
A. 49 lần

B. 45 lần

C.40 lần

D. 30 lần

Câu 11: Hãy quan sát hình ảnh Kim Tự Tháp và đặt ít nhất 6 câu hỏi liên quan
đến hình ảnh theo gợi ý 5W1H.

4. HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG (15’)
a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học trong chương III.

b. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Trả lời câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
HS thực hiện bài tập:
Câu 1: Vẽ sơ đồ thể hiện các giai cấp chính trong xã hội Ai cập và Lưỡng Hà cổ
đại?
Câu 2: Hoàn thành bảng sau: Thành tựu văn hóa của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ
đại:

8


Ai Cập

Lưỡng Hà

Thiên văn
Chữ viết
Toán học
Kiến trúc
Thành tựu khác
Câu 3 : Em hãy so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông ( Ai Cập, Lưỡng Hà,
Trung Quốc) với các quốc gia cổ đại phương tây ( Hy Lạp, La Mã) theo mẫu
sau:
Nội dung so sánh

Các quốc gia cổ đại
phương Đông

Các quốc gia cổ đại

phương Tây

1. Điều kiện tự nhiên
2. Thời gian hình
thành
3. Thể chế nhà nước
Câu 4: Hoàn thiện các thông tin sau:

Câu5: Hoàn thành bảng thống kê về thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và
La Mã? Thành tựu nào còn được sử dụng đến ngày nay? Trách nhiệm của bản
thân em với những thành tựu văn hố đó?
Lĩnh vực

Thành tựu
9


Lịch
Chữ viết
Văn học
Sử học
Tốn học
Kiến trúc, điêu
khắc

Đề cương học kì 1 mơn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri
thức với cuộc sống
Phần 1: Lịch sử
HS quan sát và trả lời các câu hỏi 4,5,6


Câu 1. Muốn
biết năm 2000 TCN cách đây bao nhiêu năm em sẽ tính như thế nào?
Trả lời
Năm 2000 TCN cách đây 4021 năm. (Cách tính: ta lấy 2000 + 2021 (năm hiện
tại) = 4021)
Câu 2: Dựa vào hình trên và trục thời gian (tr.16), em hãy cho biết quá trình tiến
hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương
ứng của các giai đoạn đó.
Trả lời
10


Quá trình tiến hoá từ vượn thành người đã diễn ra cách đây hàng triệu năm. Ở
chặng đầu của quá trình đó, cách ngày nay khoảng 5 – 6 triệu năm, đã có một
loài Vượn người sinh sống. Từ loài Vượn người, một nhánh đã phát triển lên
thành Người tối cổ. Khoảng 4 triệu năm trước đến khoảng 15 vạn năm thì Người
tối cổ biến đổi thành Người tinh khôn.
Câu 3: Hãy kể tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang
thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em ấn
tượng với phát minh nào nhất? Vì sao?
Trả lời: Tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa
hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: Chữ viết, hệ
đếm 60, một số công trình kiến trúc,...
Em ấn tượng với phát minh chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà là chữ viết
vì chữ viết vẫn được ứng dụng và sử dụng đến tận ngày nay.
Câu 4: Hãy chỉ ra một số thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử
dụng đến ngày nay. Hãy nhận xét (viết khoảng 5 câu) về một thành tựu mà em ấn
tượng nhất.
Trả lời:
- Thành tựu văn hố của người Ấn Độ cổ đại vẫn cịn sử dụng đến ngày nay là hệ

thống 10 chữ số.
- Em ấn tượng nhất là hệ thống 10 chữ số mà người Ấn Độ cô đại phát minh ra.
Người Ấn Độ đã sáng tạo ra kí hiệu chữ số từ 1 đến 9, sau đó thêm số 0. Có giả
thuyết cho rằng, số “0” xuất hiện vào Vương triều Gúp-ta, sau hơn 1 000 năm
phát minh kí hiệu chữ số từ 1 đến 9. Hệ thống 10 chữ số đã được sử dụng rộng
rãi và phát triển ra ngoài thế giới. Ngày nay, con người vẫn sử dụng hệ thống 10
chữ số trong cuộc sống hằng ngày.
Câu 5: Theo em, thành tựu nào của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế
kỉ VII đã được truyền bá hoặc ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay.

11


Trả lời: Thành tựu của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII đã
được truyền bá hoặc ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay là loại lịch dựa
trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và
khó khăn gì đối với sự hình thành và phát triển của nến văn minh ở đây?
Trả lời:
- Thuận lợi: Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng.
Cịn có nhiều khống sản như đồng, vàng, bạc,...
- Khó khăn: bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai canh tác ít
và khơng màu mỡ.
Câu 7: Em hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau để so
sánh những điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La
Mã cổ đại.
Trả lời:
- Giống nhau: Bán đảo nằm sát Địa Trung Hải, có nhiều vũng, vịnh kín gió; lịng
đất nhiều khống sản,...
- Khác nhau: Thời kì đế chế, lãnh thổ La Mã mở rộng ra cả ba châu lục, với

nhiều đồng bằng,...
Câu 8: Vì sao thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của
các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã?
Trả lời:
- Nơi đây đất đai khô cằn, nhỏ hẹp, khơng thuận lợi cho việc trồng lúa mì, chỉ
thích hợp với trồng cây lâu năm như nho, ô liu,...
- Do đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi
lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là
ngoại thương rất phát triển.
12


- Lịng đất có nhiều khống sản nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.
Câu 9: Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và Là Mã cổ đại có điểm gì khác nhau?
Trả lời: Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và Là Mã cổ đại có điểm khác nhau là:
● Ở Hy Lạp, nền dân chủ được duy trì trong suốt thời kì Hy Lạp cổ đại.
● Ở La Mã có sự thay đổi từ thể chế cộng hòa sang đế chế. Từ cuối thế kỉ I

TCN đến thế kỉ V, thể chế quản chủ được xác lập, đứng đầu là hoàng đế.
Câu 10: Theo em, những thành tựu nào của văn mình Hy Lạp và La Mã cổ đại
còn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay?
Trả lời: Những thành tựu nào của văn mình Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được
bảo tồn và sử dụng đến ngày nay là các thành tựu của các nhà khoa học nổi tiếng
như định lí Pi-ta-go, định lí Ta-lét, lực đẩy Ác-si-mét,...
Phần 2: Địa lí
Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Mặt Trời là một hệ hành tinh, gồm nhiều thiên thể.
b) Hệ Mặt Trời là một hệ sao, với nhiều sao có khả năng tự phát sáng.
c) Hệ Mặt Trời là một hệ sao trong dải ngân hà, có tám hành tinh.
d) Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng nằm trong hệ Mặt Trời.

Trả lời:
Câu đúng: a, b
Câu sai: c, d
Câu 2: Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có
thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây:
a) Ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh.
13


b) Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.
c) Sơ đồ hệ Mặt Trời trong SGK
d) Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
Trả lời:
Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử
dụng các dẫn chứng: a và b
Câu 3: Dựa vào bản đồ các khu vực giờ trên thế giới (trang 119 SGK), em hãy:
- Cho biết tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực.
- Kể tên một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam.
Trả lời:
- Một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực: Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Ô-xtrây-lia, Liên bang Nga,...
-Một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam: In-đô-nê-xi-a, Liên
bang Nga, Lào, Cam-pu-chia,...
Câu 4: Vì sao các địa điểm ở phía đơng bao giờ cũng có giờ sớm hơn ở phía
tây?
Trả lời: Vì Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên phía đơng sẽ có giờ
sớm hơn phía tây.
Câu 5: Cho sơ đồ sau:

14



Em hãy
cho biết:
● Hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
● Hướng chuyển động.
● Thời gian chuyển động hết một vịng.
● Góc nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo.
● Hướng của trục trong quá trình chuyển động.

Trả lời:
● Hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: hình elip.
● Hướng chuyển động: từ tây sang đông.
● Thời gian chuyển động hết một vịng: 365 ngày 6 giờ.
● Góc nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo: 66 33'
● Hướng của trục trong quá trình chuyển động: không đổi.

Câu 6: Dựa vào hình vẽ ở câu 1, hãy trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Trả lời:
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp. Lớp vỏ ngoài cùng, có độ dày từ 570 km, mỏng nhất, quan trọng nhất, ở trạng thái rắn và nhiệt độ tăng dần từ
ngoài vào sâu bên trong tối đa lên đến 10000C. Tiếp theo là lớp man-ti có độ dày
từ 70-3000 km và thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ
15


15000C – 47000C. Trong cùng là nhân Trái Đất là lớp dày nhất, trên 3000 km và
lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
Câu 7: Hãy nêu sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Vì
sao nội sinh và ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh:

Quá trình nội sinh

Q trình ngoại sinh

Nguồ Q trình xảy ra trong lịng Quá trình xảy ra bên ngoài , trên
n gốc đất
bề mặt Trái đất
Tác
động
đến
địa
hình

Xu hướng tạo nên sự gồ ghề Xu hướng san bằng địa hình, làm
của bề mặt Trái Đất
bề mặt bằng phẳng hơn

Đối
Các dạng địa hình có quy mơ Các dạng địa hình có quy mơ
tượng lớn như châu lục, miền núi, nhỏ.
tác
cao nguyên.
động
Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau vì:
● Quá trình nội sinh xảy ra trong lòng đất, thường làm cho bề mặt Trái Đất

trở nên gồ ghề hơn.
● Quá trình ngoại sinh xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái đất và có xu

hướng san bằng địa hình, làm bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn.

Câu 8: Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh
trong hiện tượng tạo núi.
Trả lời:
16


Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong quá trình
tạo núi:
- Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xô vào nhau tạo thành
núi, hoặc tách xa nhau tạo thành núi lửa. Đồng thời, khi được nâng cao bởi quá
trình nội sinh, núi cũng chịu tác động phá hủy của quá trình ngoại sinh.
Câu 9: Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
Núi lửa phun trào gây ra hậu quả:
● Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng

nương... gây thiệt hại về tài sản lẫn tính mạng con người.
● Tro bụi gây biến đổi khí hậu, ơ nhiễm khơng khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ

của con người (đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hơ hấp, dịch
bệnh,...).
● Ngoài ra, cịn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất

nông nghiệp,...
Câu 10: Khi đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ
mình?
Trả lời:
Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra em nên chui xuống gầm bàn hoặc
tìm góc phịng để đứng; nên tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi; sử dụng
sách, vở để bảo vệ đầu và mắt; nếu mất điện thì sử đụng đèn pin, không sử dụng

diêm hay nến vì có thể gây hoả hoạn.

17



×