Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Lý giải câu thành ngữ “Thất bại là mẹ thành công” và rút ra bài học cho cuộc sống bản thân trên cơ sở kiến thức về quy luật phủ định của phủ định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.49 KB, 7 trang )

4.Lý giải câu thành ngữ “Thất bại là mẹ thành công” và
rút ra bài học cho cuộc sống bản thân trên cơ sở kiến
thức về quy luật phủ định của phủ định
A, Lời mở đầu
Ý chí là bản tính tự nhiên của con người. Theo các nhà Triết
học nghiên cứu thì thông qua hoạt động thực tiễn, con người
làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và
đã làm nên lịch sử của xã hội loài người. Con người biến đổi
chính bản thân mình chính là biến đổi bản tính tự nhiên của
mình. Trong quá trình biến đổi, con người đã dần thích nghi. Và
ý chí con nguoief là một điều gì đó rất phi thường mà các nhà
khoa học không thể lý giải hết được. Để làm rõ hơn em xin chọn
chủ đề 4 Lý giải câu thành ngữ “Thất bại là mẹ thành
công” và rút ra bài học cho cuộc sống bản thân trên cơ
sở kiến thức về quy luật phủ định của phủ định để làm
đề tài tiểu luận của mình. Trong quá trình thực hiện bài
viết, bài viết của em còn hạn chế về mặt kiến thức kính
mong thầy đóng góp ý kiến để bài viết của em được
hoàn thiệt hơn. Em xin chân thành cảm ơn
B, Nội dung
1, Quy luật phủ định của phủ định
1,1 Khái niệm phạm trù
Quy luật phủ định của phủ định là quy luật nói lên mối liên
hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế
thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch
trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho
sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các
giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất
phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có
tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường
xoáy ốc.


Hai loại phủ định: Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
Phủ định siêu hình là phạm trù triết học để chỉ sự xóa bỏ thủ
tiêu một sự vật, (quá trình, hiện tượng) bằng tác động từ bên
ngoài, chấm dứt sự tồn tại và phát triển của sự vật( hiện tượng,
quá trình) đó. Nói cách khác phủ định siêu hình là sự phá hủy


cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định
được đưa từ bên ngoài. vào kết cấu của sự vật.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học để chỉ sự xóa bỏ, thủ
tiêu một sự vật( hiện tượng, quá trình) tự thân xảy ra do sự tác
động giữa các yếu tố, các bộ phận bên trong sự vật. Đó là sự
phủ định làm tiền đề cho sự phát triển tiếp tục của sự vật, hình
thành sự vật mới trên cơ sở sự vật cũ, thay thế cho sự vật cũ,
sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong
quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
1.2, Đặc điểm của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là: tính khách quan
và tính kế thừa.
+ Tính khách quan:
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân
của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Nguyên nhân
đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự
vật.
Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát
triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Đương nhiên,
mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải
quyết mâu thuẫn của bản thân chúng.
Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí chủ

quan ủa con người. Con người chỉ có thể tác động mà cho quá
trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững
quy luật phát triển của sự vật.
+ Tính kế thừa:
Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự
vật nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái
cũ.
Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thê
từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên
cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và
chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt
tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định những
mặt tốt, tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực.


Có thể nói, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó
những giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo
ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp
với hiện thực.
Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật
cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự
vật mới, quá khứ và hiện tại. Phủ định biện chứng là một khâu
tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
1.3, Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong
quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ
thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra. Sự
vật đó khơng cịn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có
những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại

bị phủ định bởi sự vật mới khác.
Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không
phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những
nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp
với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định diễn ra hai
lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới
hoàn thành một chu kỳ phát triển. Sự phát triển biện chứng
thông qua những lần phủ định biện chứng như trên là sự thống
nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân
tố tích cực mới. Do đó, thông qua những lần phủ định biện
chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một
mắt khâu, một nấc thang trong quá trình phát triển nhất định.
Với tư cách là cái phủ định (lần 1), cái mới cũng chứa đựng
trong mình xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ hai (phủ định
của phủ định).
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền
của những lần phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định
cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ
định. Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra
theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một
cách vô tận theo đường “xoáy ốc” hay “vịng xoáy trơn ốc”. Sau
mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được ra đời lặp lại
cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.


Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đầy
đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự
vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường
“xoáy ốc” thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ

cao hơn của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự
vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần
phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập trong bản thân sự vật – giữa mặt khẳng định và mặt phủ
định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển
thành cái đối lập với cái khẳng định ban đầu. Sự phủ định lần
thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ định của phủ định đối
lập với cái phủ định và trở lại cái ban đầu nhưng không giống
nguyên vẹn như cái cũ mà trên cơ sở cao hơn, tốt hơn.
Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái
khẳng định và phủ định, là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân
tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ
nhất, cũng như các giai đoạn trước đó. Cái tổng hợp này là sự
lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong
phú hơn, toàn diện hơn.
Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một
chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho chu kỳ phát
triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để
phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. Theo triết
học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật
phổ biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.4, Ý nghĩa của phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức
+ Dẫn đến sự ra đời cái mới có trình độ phát triển cao hơn cái
cũ
+ Chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu của sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
+ Khẳng định tất thắng của cái mới, vì cái mới ra đời phù hợp
với quy luật phát triển của sự vật

-Trong hoạt động thực tiễn


+ biết phát hiện và trân trọng cái mới tiến bộ
+ Thùa kế những nhân tố tích cực, tiến bộ của cái cũ, cải tạo nó
phù hợp với cái mới
+ Như vậy quy luật phủ định của phủ định phản ánh xu hướng
chủ đạo sự vận động của thế giới hiện thực khách quan là phát
triền và đi lên
2, Lý giải câu thành ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
2.1, Lý giải câu thành ngữ theo nghĩa đen
Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng
chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh
nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành
công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật
thiết. Nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo ra thành công.
Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp
khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Cịn
thành cơng thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được
những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy
một cách thuận lợi và tốt đẹp. " Thất bại là mẹ thành công
mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải
học tập rút kinh nghiệm thì " thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt
kết quả cao hơn.
2.2, Lý giải câu thành ngữ theo kiến thức quy luật phủ định của
phủ định
- Dựa trên phạm trù triết học phủ định siêu hình ta có thể thấy,
thành công xảy ra để xóa bỏ hiện tượng thất bại sau một quá
trình con người làm việc có mục đích. Con người không ngừng
học hỏi, phát triển bản thân để đến được với thành công. Thành

công chính là phủ định siêu hình phá hủy cái cũ, khoog tạo tiền
đề cho sự tiến liên của thất bại, kìm hãm, thủ tiêu hiện tượng
thất bại.
- Hiện tượng thất bại xảy ra khi con người làm việc sau một quá
trình có mục đích không đạt được kết quả như dự định ban
đầu , thất bại xảy ra chính trong thất bại, tự thân nó xảy ra
giống như con người sai lầm nối tiếp những sai lầm. Hay nói
cách khác thất bại sẽ tự phủ định thất bại. Thành công cũng
vậy, sẽ cõ những thành công nối tiếp thành công, trong thành


công lại có thành công, thành công phủ định cho thành công
chính là sự phát triển tiếp tục bên trong sự vật, sự phát triển tự
thân. Thành công phủ định cho thành công là sự tạo tiền đề
phát triển của sự vật hiện tượng, dẫn tới sự ra đời hiện tượng
mới, tiến bộ hơn sự vật, hiện tượng cũ. Nhưng thất bại phủ định
cho thất bại, bề ngoài là sự tiêu cực nhưng nó lại là tiền đề cho
sự phát triển của thành công, cũng chính là con người gặp thất
bại liên tiếp sẽ rút ra bài học cho bản thân, rút ngắn khoảng
thời gian đến thành công.
- Thất bại là khẳng định ban đầu trong quá trình con người làm
việc gì đó có mục đính rõ ràng, phủ định lần một sẽ là thành
công, sau quá trình thành công thì sẽ phủ định lần hai sau một
quá trình nhất định là thất bại.
- Thất bại và thành công là hai mặt đối lập, mâu thuẫn sâu sắc.
Thất bại đầu tiên là cái cũ, thành công ra đời là cái mới dựa trên
cái cũ là thất bại. Thất bại sẽ không biến mất một cách hoàn
toàn vì nó là nên tảng tạo nên thành công. Thành công xảy ra
khi có sự chọn lọc, tiếp thu, giữ lại, cải tạo những yếu tố từ thất
bại. Thành công chỉ là gạt bỏ những thứ tiêu cực, lỗi thời của

thất bại.
- Con người chỉ tác động chứ không điều khiển thành công hay
thất bại. Trong quá trình con người đến với thành công sẽ có vô
số lần gặp thất bại. Có thể thất bại phủ định cho thất bại rồi lại
phủ định tiếp cho thất bại rồi thất bại lại mới phủ định cho cái
thành công và đó chỉ là biểu hiện của sự phát triển của sự vật
quy luật hiện tượng, biểu hiện từ giai đoạn thấp đến gia đoạn
cao trong quá trình phát triển.
- Mỗi lần phủ định là mỗi lần đấu tranh, thất bại là phủ định của
thành công, thành công lại phủ định cho thất bại, không ai thất
bại mãi được và cũng không ai thành công mãi được, xã hội
luôn tồn tại và phát triển sẽ yêu cầu những điều mới mẻ mà
con người phải trải qua thất bại nhiều lần mới nắm bặt được.
3, Bài học rút ra cho bản thân
-

Không ai đến với thành công mà không thất bại, chúng ta
phải đứng dậy để chiên thắng nghịch cảnh, suy nghic cách
để đạt được mục tiêu


-

-

-

-

Thất bại dạy ta cách làm người, biết đối nhân xử thế, rút

ngắn khoảng thời gian dựa trên king nghiệm thất bại để
đến với thành công
Làm thay đổi cách nhìn nhận về sự việc, hiện tượng, khiến
bản thân nhìn lại quá trình đã đi qua, kiến thức, kĩ năng để
bản thân cải thiện và biến đổi nhiều hơn theo hướng tích
cực
Giúp ta trưởng thành, nhận ra giá trị của bản thân, giúp
chúng ta có niềm tin đứng lên sau những thất bại
Có ý chí, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh, giúp bản
thân đi đúng hướng, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
và tót nhất có thể

C, Kết luận
Thất bại là mẹ thành công là câu thành ngữ mà chúng ta có
thể nhận thấy rằng thành công đến không hề dễ dàng, phải trải
qua vô số lần thất bại thì mới đến được với thành công; dạy ta
tính kiên trì, cứng rắn để bước đi trên chính con đường của
mình. Qua lí giải câu thành ngữ, chúng ta còn hiểu rõ hơn về
quy luật phủ định của phủ định trong Triết học, cho chúng ta
thấy được cái cũ sẽ mất đi như thế nào, cái mới sẽ sinh ra làm
sao và mối quan hệ sống động giữa chúng.



×