Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

hay ban luan ve cau noi hoc nhu boi thuyen nguoc nuoc khong tien se phai lui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.22 KB, 6 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Đề bài: Hãy bàn luận về câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước. Không
tiến sẽ phải lùi (Ngạn ngữ Trung Quốc) Ngữ văn 11
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
- Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận.
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Giải thích các khái niệm: "học", "bơi thuyền ngược nước", "tiến", "lùi".
- Giải thích nội dung ý nghĩa câu ngạn ngữ.
b. Bàn luận, phân tích vấn đề nghị luận
- Việc học khơng thể diễn ra trong giây lát mà cần trải qua quá trình tiếp thu,
tích lũy.
- Q trình học tập diễn ra khơng ngừng nghỉ bởi kho tàng kiến thức của nhân
loại vô cùng bao la, rộng lớn, bao gồm tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Kho tàng kinh nghiệm, kiến thức của nhân loại ngày càng mở rộng, phát triển
và trở nên phong phú, đa dạng, sinh động hơn.
- Con người chỉ có thể chiếm lĩnh và làm chủ tri thức khi học tập không ngừng
và luôn giữ vững quyết tâm cùng tinh thần kiên trì, bền bỉ.
- Nếu ngừng học hỏi, ngừng tư duy thì kiến thức của con người sẽ trở nên hạn
hẹp và tụt hậu so với sự phát triển của thời đại.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Con người cần xác lập cho bản thân một thái độ học tập đúng đắn, tích cực
- Giữ vững thái độ kiên trì, bền bỉ trên con đường học tập.
- Lựa chọn cho bản thân phương pháp học tập phù hợp.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.
Bài làm


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Đã bao giờ bạn nhìn một con thuyền bơi ngược nước trên sơng? Người lái phải
gị mình sải cánh bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu
dừng tay chèo thì con thuyền khơng đứng lại mà lùi theo dòng nước chảy mạnh.
Sự học cũng như vậy, có khác gì việc bơi thuyền ngược nước: khơng tiến sẽ
phải lùi.
Có người nghĩ rằng việc học là dễ dàng và đơn giản. Cứ cắp sách đến trường,
nghe thầy giảng, thu nhận kiến thức và đọc thêm trong sách vở là hồn tất việc
học. Có người lại kì công mời thầy giỏi đến tận nhà dạy riêng cho con mình,
tưởng như thế con sẽ giỏi, sẽ thành tài. Nghĩ như vậy là chưa hiểu hết bản chất
của việc học. Học cũng gian khổ như bơi thuyền ngược nước. Con thuyền phải
đối mặt với dòng nước chảy ngược lại, liệu có dễ dàng đủ sức mạnh để vượt
qua thử thách ấy khơng? Và quan trọng nhất là có đủ kiên trì để chiến thắng nó
khơng? Bởi dịng nước thì lúc nào cũng chảy, còn con thuyền chỉ cần lơ là một
chút (ngừng tay chèo) là có thể khơng tiến lên được mà ngược lại phải lùi lại
ngay theo sức nước chảy. Việc học cũng gian nan và đầy thử thách như thế.
Khơng tiến sẽ phải lùi. Đó chính là bản chất và quy luật của việc học đối với tất
cả mọi người, không trừ riêng ai.
Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm hai khâu
chủ yếu: khám phá, tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức của nhân loại thành tri thức
của mình (thu nhận kiến thức) rồi vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống để biến
thành kiến thức mới (vận dụng và sáng tạo kiến thức mới). Hiểu như vậy thì
việc học khơng đơn giản chút nào, trái lại rất khó khăn và gian khổ. Nguyễn Cư
Trinh từng nói: "Có một chữ mà nghĩ ba năm chưa xong, giảng ngàn năm chưa

hết". Cịn Hải Thượng Lãn ơng Lê Hữu Trác thì tâm niệm: "Xem một câu, phải
suy ra trăm câu; thấy một việc đời, phải ngẫm ra trăm việc. Có thế học mới
hay". Ở phương Tây, nhờ khổ luyện học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền theo
cách dạy của thầy Vê-rô-ki-ô mà về sau Lê-ô-na đơ Van-xi đã trở thành danh
họa nổi tiếng thời Phục hưng. Không khổ luyện, không kiên trì, khơng quyết
tâm thì làm sao thu nhận được kiến thức và rèn luyện được kĩ năng, nói chi đến
việc sáng tạo, phát minh - cái đích cao nhất mà việc học phải vươn tới? Đó
chính là lúc người học "ngừng tay chèo" và "con thuyền học tập" sẽ lùi lại theo
dòng nước chảy. Dòng nước chảy chỉ là quy luật khách quan, ở đây yếu tố chủ
quan của người học mới là điều quyết định. Chẳng thế mà, ngày xưa, Cao Bá
Quát đã buộc búi tóc lên xà nhà để học, Châu Trí đã quét lá đa đốt lửa lên mà
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

học,... Và ngày nay, hẳn khơng thiếu những con người tật nguyền đã vượt qua
dòng nước chảy để đưa "con thuyền học tập" tiến lên đến bờ bến vinh quang,
đạt tới đỉnh cao của tri thức và sáng tạo, như Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay,
phải tập viết bằng chân mà vẫn tốt nghiệp đại học; các vận động viên khuyết tật
điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng,...
Bản chất của việc học là gian khổ nhưng cũng là sáng tạo để chiếm lĩnh thành
trì tri thức của nhân loại. Cịn thực chất của việc học là sự vươn lên để chiến
thắng bản thân mình như người chèo thuyền ngược nước chiến thắng dịng
sơng. Khơng chiến thắng được bản thân thì khơng thể học thành tài được. Cho
nên phẩm chất quan trọng trước tiên của việc học là phải kiên trì và quyết tâm,
khơng bao giờ thối chí nản lịng. Nhưng kiên trì phải đi đơi với say mê và sáng
tạo thì mới làm cho việc học hưng phấn, thích thú và đạt kết quả tốt. Việc học

là suốt đời, không ngừng, không nghỉ, giống như người đi đến "chân trời kiến
thức", đến được chân trời này thì lại mở ra chân trời khác, cứ thế mà đi tới.
"Hiểu biết là ngọn nguồn chảy mãi, cơn khát khơng hút cạn được nó và nó
cũng khơng bao giờ giải xong cơn khát". (F. Ruc-ke). Tấm gương say mê học
tập của các nhà khoa học trên thế giới như Các Mác, Ăng-ghen, Anh-xtanh,
Niu-tơn, Ma-ri Quy-ri,... cho ta thấy chính sức mạnh của "cơn khát kiến thức"
đã tạo nên những thiên tài của nhân loại, và ở đây, ngọn lửa của niềm say mê,
sáng tạo đã tơi luyện thêm lịng kiên trì và quyết tâm của họ trên con đường
khám phá, chiếm lĩnh và phát minh kiến thức mới cho loài người. Bản chất của
việc học và bí quyết thành cơng của việc học cũng là như vậy.
Dĩ nhiên trong việc học cịn có phương pháp học tập sao cho tốt, cho có hiệu
quả, tức là phải biết cách chèo thuyền để vượt lên được dòng nước ngược.
Nhưng quan trọng nhất là có can đảm chèo thuyền hay khơng và có kiên trì
quyết tâm chèo con - thuyền - học - tập ấy trong suốt cuộc đời mình để đến
được bến bờ vinh quang khơng? Bởi trong thực tế, biết bao người đã buông tay
chèo giữa dòng để mặc cho con thuyền lùi lại. Và ngay cả học sinh sinh viên mà nhiệm vụ trung tâm là học tập - vẫn cịn khơng ít người như thế. Thật đáng
buồn thay! Học mà cịn như vậy thì vào đời sẽ thế nào đây? Ý nghĩa triết lí sâu
xa của câu ngạn ngữ chắc không chỉ dừng lại ở việc học tập của con người.
Bài làm 2
Bàn về con đường học tập đầy rẫy những chông gai, thử thách, Lê-nin từng nói
"Học, học nữa, học mãi" để khẳng định sự vận động và tiếp diễn không ngừng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

nghỉ của q trình chiếm lĩnh tri thức. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng:
"Học như bơi thuyền ngược nước, không tiến ắt phải lùi". Câu ngạn ngữ trên đã

ngầm khẳng định vai trò ý nghĩa cùng bản chất của việc học và tích lũy kiến
thức.
Như chúng ta đã biết, học là quá trình tư duy để tiếp thu tri thức, trang bị những
kiến thức, kĩ năng để phát triển và hoàn thiện nhân cách; cịn "bơi thuyền
ngược nước" là cách nói ẩn dụ để chỉ những khó khăn, chơng gai trên con
đường học vấn. Câu ngạn ngữ còn sử dụng hai động từ đối lập nhau để chỉ hai
kết quả trái ngược mà con người thu được trên con đường chiếm lĩnh tri thức:
"tiến" là động từ diễn tả sự chiến thắng và vượt lên những cản trở; còn "lùi"
diễn tả sự tụt hậu và khơng tiến bộ. Như vậy, bằng cách nói đầy hình tượng
thơng qua phép so sánh việc học và "bơi thuyền ngược nước", câu ngạn ngữ đã
ẩn chứa một bài học triết lí về bản chất của việc học: quá trình học tập cần đi
đơi với sự kiên trì, bền bỉ và diễn ra xuyên suốt trong cuộc đời của mỗi một con
người. Nếu không thực hiện được điều này, không làm mới kiến thức của bản
thân, chúng ta sẽ trở thành những con người tụt hậu và không thể bắt nhịp với
sự vận động khơng ngừng nghỉ của dịng thời gian cũng như tốc độ phát triển
của khoa học - kĩ thuật.
Con đường học tập của con người cần diễn ra kiên trì, bền bỉ bởi việc học
khơng thể diễn ra trong giây lát mà cần trải qua quá trình tiếp thu, tích lũy.
Hành trình gian nan, trắc trở đó diễn ra xun suốt khơng ngừng nghỉ bởi kho
tàng kiến thức của nhân loại vô cùng bao la, rộng lớn, bao gồm tri thức ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, tri thức ln là dịng chảy vận động không
ngừng và phát triển song song với nhịp độ đổi thay của xã hội. Kho tàng kinh
nghiệm, kiến thức của nhân loại bởi vậy ngày càng mở rộng, phát triển và trở
nên phong phú, đa dạng, sinh động hơn. Con người chỉ có thể chiếm lĩnh và
làm chủ tri thức khi học tập không ngừng và luôn giữ vững quyết tâm cùng tinh
thần kiên trì, bền bỉ. Khi làm được điều này, chúng ta sẽ chiến thắng những
cam go, thử thách trên con đường học vấn giống như người lái đò vượt qua
những thác ghềnh của dòng nước lũ khi giữ vững tay chèo, bởi "Cái rễ của học
hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào" (Ngạn ngữ Hi Lạp). Nếu
người học "ngừng tay chèo" - ngừng học hỏi, ngừng tư duy thì kiến thức của

bản thân sẽ trở nên hạn hẹp và tụt hậu giống như "bơi thuyền ngược nước".
Thực tế cuộc sống đã chứng minh, có rất nhiều tấm gương ln miệt mài, hăng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

say trên con đường chiếm lĩnh tri thức, học tập không ngừng nghỉ để làm đầy
kho tàng kiến thức của bản thân, đồng thời đem lại những đóng góp tích cực
cho cuộc sống nhân sinh, xã hội. Đó là nhà bác học lừng danh Đác-uyn với vốn
hiểu biết un thâm và phát minh ra nhiều cơng trình có ý nghĩa to lớn đối với
cuộc sống nhân loại nhưng vẫn kiên trì học hỏi, nghiên cứu với tâm niệm "Bác
học khơng có nghĩa là ngừng học". Đó là câu chuyện về quá trình học vẽ trứng
gà của họa sĩ Lê-ơ-na đơ Van-xi, nhờ tinh thần kiên trì bền bỉ đó mà sau này,
ơng đã trở thành danh họa nổi tiếng của thời đại Phục hưng. Chân trời kiến
thức là hữu hạn và vơ tận, bởi vậy q trình học tập cần được diễn ra liên tục
và tiếp diễn không ngừng: "Hiểu biết là ngọn nguồn chảy mãi, cơn khát khơng
hút cạn được nó và nó cũng khơng bao giờ giải xong cơn khát" (F. Ruc-ke).
Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn có khơng ít người tự mãn về những gì mình đã
biết, ngủ qn trên bục vinh quang và khơng có ý thức trau dồi, làm mới kiến
thức của bản thân.
Qua ý nghĩa của câu ngạn ngữ trên, chúng ta có thể thấy được bản chất của việc
học tập ln gắn liền với q trình vận động khơng ngừng nghỉ. Bởi vậy, con
người cần xác lập cho bản thân một thái độ học tập đúng đắn, tích cực để giữ
vững sự kiên trì, bền bỉ trên con đường chinh phục tri thức. Đồng thời, cần lựa
chọn cho bản thân phương pháp học tập phù hợp để đưa con thuyền học tập cập
bến tri thức.
Như vậy, câu ngạn ngữ trên đã ẩn chứa một bài học có ý nghĩa sâu sắc và giáo

dục, khuyên răn con người cần không ngừng học hỏi với thái độ tích cực, kiên
trì, bền bỉ. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện
cho bản thân ý chí quyết tâm trong học tập, đồng thời lên án, phê phán những
hiện tượng học tủ, học vẹt và lười tư duy đang diễn ra phổ biến trong tầng lớp
thế hệ trẻ hiện nay.
Bài làm 3
Học là q trình tích lũy kiến thức lâu dài nhưng muốn làm cho kho tri thức trở
nên phong phú rộng lớn địi hỏi con người phải có lịng ham học, biết kiên trì
theo đuổi sự học ấy. Ngược lại nếu vì những khó khăn trước mắt mà từ bỏ việc
học, con người sẽ mãi không chạm đến bến bờ tri thức, vốn hiểu biết cũng mãi
giậm chân tại chỗ, thậm chí những tri thức đã có vì khơng thường xuyên trau
dồi có thể “rơi rụng”, lãng quên. Bàn về bản chất của việc học, ngạn ngữ Trung
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn
phí

Hoa có câu: “Sự học như thuyền đi trên dịng nước ngược, khơng tiến ắt phải
lùi”.
“Học” là q trình lĩnh hội, tiếp thu những tri thức mới, làm giàu thêm cho vốn
hiểu biết của bản thân. “Thuyền đi trên dịng nước ngược” là ẩn dụ cho những
khó khăn, thử thách trong q trình học tập. Đó là những thử thách khắc nghiệt
địi hỏi con người khơng ngừng học hỏi, kiên trì cho những mục tiêu học tập,
nếu khơng thể vượt qua những khó khăn ấy con người sẽ không thể chiếm lĩnh
những đỉnh cao mới, bị đẩy lùi ngày càng xa với mục tiêu ban đầu.
Câu ngạn ngữ “ Sự học như thuyền đi trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải
lùi” đã so sánh sự học với việc con thuyền trơi ngược dịng. Nếu khơng thể
vượt qua lực cản của nước cũng như những khó khăn để không ngừng học hỏi,

con người sẽ bị thời đại vượt qua, mãi không thể bắt kịp sự vận động của cuộc
sống.
Học tập là q trình học hỏi, tích lũy lâu dài để làm phong phú cho vốn tri thức,
mở mang hiểu biết, trang bị đầy đủ kĩ năng, tri thức để chinh phục cuộc sống
thực tại. Tri thức là vô tận nên con người không thể lĩnh hội hết trong ngày một
ngày hai mà buộc con người phải tích lũy, học hỏi trong quá trình lâu dài.Tuy
nhiên việc học cũng chứa đựng rất nhiều những khó khăn, thách thức như: thời
gian, cơng việc, ngoại cảnh hay tâm lí ngại khó ngại khổ của bản thân. Nếu
không thể vượt qua những khó khăn ấy con người khó gặt hái được những
thành quả của cuộc sống.
Ham học là phẩm chất quan trọng giúp con người phát triển và hoàn thiện bản
thân. Tuy nhiên để đạt được kết quả học tập tối ưu nhất cần phải có tính kiên trì,
quyết tâm mạnh mẽ. Con người cần khơng ngừng học hỏi, đó có thể là học hỏi
qua sách vở, thầy cô, bạn bè, báo chí…Khơng chỉ là học những kiến thức sách
mà mà cần có ý thức rèn luyện những kĩ năng sống, kĩ năng xử thế.
Câu ngạn ngữ mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về việc học. Học tập là
quá trình rèn luyện lâu dài nơi con người khơng ngừng học hỏi, tích lũy với
quyết tâm và sự kiên trì cao.
Mời bạn đọc cùng tham khảo />
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188



×