A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống có biết bao người mong muốn có sự thành công , nhưng
nhiều người thật ra thì lại không biết thành công nó là cái gì và phải làm gì
để đạt được thành công. Mọi người đều biết muốn đạt được thành công là
điều hoàn toàn không dễ dàng, nhưng đa số họ lại sợ khó, sợ khổ, không có
ý chí mạnh mẽ để đạt đến cái đích thành công. Ý chí là cái có trước và thành
công là cái có sau nhưng có nhiều người luôn rơi vào tình trạng “chóng
chán, nhụt chí”, khi họ mới bắt tay vào làm thì rất quyết tâm nhưng sau một
thời gian khi có nhiều khó khăn vấp ngã thì họ lại chán nản và bỏ cuộc. Tuy
nhiên bên cạnh đó thì vẫn có những con người họ kiên trì theo đuổi mục
tiêu, có ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn. Sở dĩ họ khác nhau như vậy
là do tâm lí của mỗi người khác nhau, và chỉ có người nào có quy luật tâm lí
ổn định thì người đó sẽ dễ dàng đi đến cái đích thành công hơn. Napoléon
Bonaparte từng nói : “ Tôi thành công bởi vì tôi quyết chí thành công”, câu
nói này đã trở thành kim chỉ nam dẫn đến thành công cho rất nhiều người,
mặc dù ra đời cách đây hàng thế kỉ nhưng giá trị của nó thì mãi còn nguyên
vẹn giá trị cho đến tận ngày hôm nay. Sau đây em xin trình bày một số hiểu
biết của mình trong lĩnh vực tâm lí để làm rõ câu nói trên.
B. NỘI DUNG
Qua câu nói của Napoléon ta có thể thấy trong đó hàm chứa nhiều điều
đặc biệt là những kiến thức về tâm lí. Ai hiểu được tâm lí của mình thì người
đó sẽ biết cách làm chủ được mình, điều khiển tâm lí của mình, biết điều tiết
cảm xúc, biết thể hiện tình cảm của mình đúng lúc đúng chỗ.
Napoléon là một trong những người điển hình cho sự thành công, là minh
chứng sống cho câu nói trên, ông đã minh chứng được một điều rằng khi đã
quyết chí làm một việc gì đó thì dù khó khăn tới đâu cũng có thể vượt qua.
Để tên của mình được ghi dấu trong lịch sử nhân loại Napoléon Bonaparte
đã phải cố gắng rất nhiều trong cuộc đời chính trị của mình. Nếu ai đã từng
đọc hoặc tìm hiều những câu chuyện xoay quanh cuộc đời của vị vua này sẽ
phải khâm phục ông ở một điểm đó là sự quyết tâm, ý chí vượt qua khó khăn
thử thách. Con đường đi tới thành công của ông không phải con đường trải
hoa hồng hay thảm đỏ mà là con đương đầy trắc trở chông gai, gập ghềnh,
nguy hiểm. Nhưng ông vẫn vượt lên trên tất cả điều đó để chứng minh cho
cả nhân loại thấy rằng khi ông thành công bởi vì ông quyết chí thành công.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây: “ Vậy ý chí là gì?”.
Trả lời cho câu hỏi này tâm lí học định nghĩa ý chí như sau : “Ý chí là
mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động
có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn”. Ý chí không
phải lúc nào cũng tồn tại, nó xuất hiện rõ nhất trong những công việc có sự
khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực nhất định. Những khó khăn đó cũng
chính là thước đo của sự kiên trì, thước đo của sự cố gắng, thước đo của sự
thành công. Khó khăn càng nhiều, thất bại càng lớn nhưng những bài học rút
ra từ sự thất bại này chính là thành quả mà không ai ngờ tới được, nó có thể
trở thành tiền đề để chúng ta bước tiếp, cũng có thể là những kinh nghiệm
sống vô cùng hữu ích sau này hay cũng có thể trở thành một kỉ niệm khó
quên nhắc nhở chúng ta về những khó khăn gian khổ mà ta đã trải qua trên
con đường vươn tới thành công của mình. Khó khăn và thất bại chính là
thước đo tốt nhất cho ý chí của bạn. Ví dụ như có những bạn sinh viên trời
chỉ hơi mưa một tí là nghỉ học, đam mê điện tử một cách quá mức mà quên
mất việc học tập của mình với bao bài tập hay trong công việc cũng vậy chỉ
một chút thất bại cũng khiến nhiều người nản lòng, thoái chí... Đó là lúc ý
chí cần xuất hiện để tiếp thêm cho họ nghị lực, quyết tâm, nhắc nhở họ nhớ
đến mục tiêu của mình, tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt lên khó khăn, gian
khổ để tiến về phía trước.
Có câu :“ lửa thử vàng , gian nan thử sức”, hiểu được điều này là chúng
ta đã có thể tiến gần hơn thành công một chút. Một chút gian nan, một chút
khó khăn trong cuộc sống là để chúng ta có thể trưởng thành hơn, có thể
chứng tỏ được nghị lực, ý chí vươn lên của mình. Khó khăn thì ai mà chẳng
gặp, không gặp khó khăn này thì gặp khó khăn kia, mà khó khăn của mình
chắc gì đã bằng khó khăn của người khác, đừng đem so sánh khó khăn của
mình với bất kì ai khác vì làm thế sẽ khiến cho bạn trở nên nhu nhược hơn
rất nhiều, nó sẽ khiến bạn tự tạo cho mình nhiều lí do để biện minh cho thất
bại của mình. Do đó đã xác định làm là phải gặp khó khăn, gặp trắc trở vì
thế cần chuẩn bị cho mình một tinh thần tốt nhất, một ý chí kiên định để sẵn
sàng đối mặt với những khó khăn đó chứ không nên nhìn thấy khó khăn thì
bỏ cuộc. Cách bạn giải quyết khó khăn cũng là cách bạn thể hiện mình là
con người như thế nào, là thứ để mọi người nhìn vào và đánh giá bạn: bạn có
ý chí, quyết tâm, kiên trì, giàu nghị lực hay bạn người thiếu kiên trì, hèn
nhát, ỷ lại... nó sẽ thể hiện thông qua cách bạn giải quyết khó khăn của bản
thân mình.
Vậy làm thế nào để có được ý chí? Muốn có được ý chí trước tiên bạn
phải có nhận thức, vì giữa nhận thức và ý chí có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Tại sao nói giữa nhận thức và ý chí lại có mối quan hệ với nhau ? Ta
có thể thấy mối quan hệ đó như sau :
+ Một người có nhận thức đúng nhưng không có ý chí tức là người đó
biết mình phải làm gì để thành công nhưng lại không có đủ ý chí, can đảm
để vượt qua khó khăn thử thách, những người đó họ biết phải làm gì nhưng
họ không đủ ý chí, nghị lực để làm. Ví dụ như đối với sinh viên họ nhận
thức được nếu không đi nghe giờ học lí thuyết thì sẽ không thể học tốt được
giờ thảo luận, và như vậy thì sẽ để lại cho mình những lỗ hổng kiến thức,
nhưng với những lí do như trời mưa to, mệt mỏi, do đêm qua ngủ muộn nên
giờ không thể nhấc mình dậy khỏi giường để tới trường được...cuối cùng là
họ quyết định nghỉ học để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của mình.
+ Còn có những người họ có ý chí nghị lực nhưng nhận thức lại không
đúng, không đủ. Người ta nói ngu dốt cộng nhiệt tình thì bằng phá hoại,
người nhận thức sai vấn đề, không nhìn thấy những thứ lâu dài mà chỉ tập
trung những thứ trước mắt... Ví dụ như có những bạn đi học với ý nghĩ rằng
do bố mẹ thích họ học trường này thì học đi học cho bố mẹ vui lòng, chẳng
cần phải học tốt chỉ cần nhàng nhàng đủ không phải thi lại là được, có thể họ
đi học rất chăm chỉ, thường xuyên bài tập làm đầy đủ nhưng với nhận thức
sai lầm trên khiến cho kết quả học tập thường không cao.
Đó chính là mối quan hệ giữa nhận thức và hành động.
Quyết chí thành công còn thể hiện thông qua các phẩm chất của ý chí như
tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính độc lập , tính kiên trì, tính
dũng cảm và tính tự chủ.
Tính mục đích là một phẩm chất quý ở những người thành công, họ luôn
đặt ra cho mình những mục đích rõ ràng, mục đích ngắn hạn và mục đích dài
hạn từ đó họ có phương hướng phấn đấu cho mình. Chẳng hạn như có bạn
đặt mục đích ngắn hạn cho mình là bốn năm ra trường có tấm bằng cử nhân
luật loại giỏi, mục đích dài hạn là tới năm 40 tuổi trở thành một tiến sĩ luật...
Những con người sống có mục đích sẽ biết phải làm những gì và phấn đấu
như thế nào để hoàn thành được mục đích mình đã đề ra. Và khi đề ra mục
đích cho mình thì họ sẽ có động lực để phát huy đầy đủ những yếu tố và
nghị lực cần thiết để vượt qua những khó khăn mà họ sẽ gặp phải trên con
đường vươn tới thành công của mình.
Tính độc lập tức là không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà chủ động
giải quyết công việc của mình. Tính độc lập khác với tính bướng bỉnh, bảo
thủ. Bất cứ một công việc gì cũng vậy chúng ta cũng đều cần một sự chủ
động, sự nhiệt tình và ham học hỏi, trước khi nhờ người khác giúp đỡ thì
phải xem xem mình có đủ khả năng để giải quyết công việc đó không nếu
như không thể thì lúc đó mới nhờ tới người khác, còn nếu bạn hay nhờ vả
người khác thì trong bạn sẽ hình thành tính phụ thuộc, ỷ lại và sự lười biếng.
Đây là một trong những nhược điểm khó khắc phục trong việc làm bài tập
nhóm của sinh viên hiện nay. Có những bạn rất tích cực, hăng hái làm việc
tham gia đóng góp ý kiến cho công việc chung của nhóm nhưng cũng có
những bạn thì ỷ lại trông chờ vào người khác, không tham gia với công việc
chung của nhóm, như không có chuyện gì xảy ra , tất cả chỉ trông chờ vào
những bạn tích cực trong nhóm.
Tính quyết đoán đây là một trong những phẩm chất cần có ở người thành
công thể hiện ở việc kịp thời quyết đoán hành động đưa ra quyết định kịp
thời và cứng rắn. Người quyết đoán là người dám nghĩ dám làm, dám hi
sinh, biết chớp thời cơ, nói là làm ngay không trì hoãn, do dự, chần chờ, là
người biết nắm bắt cơ hội và tạo ra cơ hội có lợi cho bản thân.
Tính kiên trì cũng là nhân tố quan trọng cần có của người thành công.
Phẩm chất này ứng với câu “ có công mài sắt có ngày nên kim”,thiếu kiên trì
bạn rất khó có thể hoàn thành mục tiêu của mình. “ Cả thèm chóng chán” là
một trong những đặc điểm của những người thiếu kiên trì, chính vì sự thiếu
kiên trì khiến cho bạn có những hành động vội vã có thể khiến bạn mắc sai
lầm đáng tiếc. Thực tế đã chứng minh “vinh quang chỉ đến với những người
kiên trì không bỏ cuộc”, muốn vươn tới thành công đòi hỏi phải có sự nỗ
lực, kiên trì vô cùng lớn.
Tính tự chủ là khả năng làm chủ, kiểm soát bản thân không để xảy ra
những hành động, những lời nói bộc phát không phù hợp, có hại cho việc đạt
mục đích đề ra. Người tự chủ là người biết kiềm chế cảm xúc của mình,
không thể hiện tình cảm một cách bột phát mà làm ảnh hưởng tới người
khác mà họ là người biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với môi
trường hoàn cảnh và tâm trạng của những người xung quanh. Những người
như vậy dễ được người khác yêu mến và như vậy thì khi họ gặp khó khăn họ
sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Tính dũng cảm là phẩm chất của những con người dám làm dám chịu ,
không sợ nguy hiểm, đã làm là dám chịu những hậu quả do mình gây ra
không đùn đẩy, đổ lỗi cho người khác. Sinh viên hiện nay thường không
dám chịu trách nhiệm trước những việc mình làm, đi thi điểm kém không
nhận trách nhiệm về bản thân mà lại luôn tìm mọi lí do để biện minh ngụy
biện cho sự lười biếng của mình... Cũng chính vì thế mà thực trạng sinh viên
đạt được thành công trong quá trình học cũng như sau khi ra trường là ngày
càng ít.
Các phẩm chất ý chí nêu trên nảy sinh từ những tình huống, hoàn cảnh
khác nhau trong đời sống và hoạt động của từng cá nhân. Vì vậy không phải
ai, trong tình huống nào cũng có thể hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó. Có
người kiên trì nhưng lại thiếu quyết đoán, có người quyết đoán, dũng cảm
song khẳ năng tụ chủ lại không cao... đây cũng là một trong những hạn chế
của cá nhân trên con đường thành công, chính vì vậy để thành công thì việc
rèn luyện cho bản thân mình những phẩm chất trên là không thể thiếu. Đã
không làm thì thôi nhưng một khi đã làm thì phải quyết tâm, đã làm thì cho
ra làm và làm tới cùng không giở chừng giở đoạn làm qua loa cho xong mà
phải tập trung, bỏ công sức vào đó, cần quyết đoán, tự chủ, xem xét thật kĩ
lưỡng vấn đề trước khi đưa ra quyết định để sau này không phải hối hận. Có
câu “ Có chí thì nên”, làm bất cứ việc gì cũng vậy đầu tiên bạn phải nghĩ tới
nó trước, nếu ngay cả việc nghĩ mà bạn cũng không dám thì không bao giờ
bạn đạt được nó.Ví dụ như chưa bao giờ bạn nghĩ tới việc ra trường bạn sẽ
có tấm bằng giỏi trong tay, bạn sống không có mục đích không biết mình
học vì cái gì và mình học để làm gì thì bạn không thể biết được mình nên
làm gì và cần phải làm gì để đạt được nó...Muốn thành công đừng chỉ nói
xuông mà phải thể hiện bằng hành động, và phải là hành động tạo ra kết quả,
sở dĩ câu nói của Napoléon đúng cũng chỉ là do ông có kết quả, những kết
quả thật sự được cả thế giới công nhận, do đó hãy bắt tay vào hành động
ngay từ bây giờ để có được kết quả tốt nhất.
Quay trở lại với câu nói của Napoléon, ta có thể thấy ông đã chứng minh
được câu nói của mình là đúng bằng chính những thành công, cống hiến của
ông cho nhân loại và thực tế cũng đã chứng minh sự đúng đắn của câu nói
này. Có quyết tâm thì làm gì cũng xong, chẳng cần nhìn đâu xa có thể thấy
ngay tấm gương để cả dân tộc ta phải noi theo - Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị
anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là hiện thân của sự ý chí
quyết tâm là nỗ lực, khắp năm châu bốn bể đếu có dấu chân của người, 30
năm bôn ba không ngại hi sinh gian khó, từng bước từng bước học hỏi kinh
nghiệm đấu tranh để chuẩn bị cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nếu không
nhờ sự quyết tâm, ý chí cúng như lòng dũng cảm của Bác liệu rằng chúng ta
có thể có được độc lập, tự do như ngày hôm nay.
Napoléon Bonaparte, Hồ Chí Minh đã đạt được thành công cho riêng
mình bằng sự nỗ lực, quyết tâm, bằng ý chí của bản thân mình. Còn bạn thì
sao?
C. KẾT LUẬN
Thành công là thứ ai cũng khát khao đạt được nhưng có đạt được hay
không thì còn phải xem ý chí của bạn tới đâu. Bác đã từng nói:
“ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Có nhiệt huyết, có đam mê chắc chắn chúng ta sẽ là được. Napoléon qua
cuộc đời của mình với sự tài ba uyên bác về học vấn đã đúc kết được một
câu nói đúng đắn và vô cùng sâu sắc, có thể thấy sự am hiểu tâm lí con
người ở vị vua sáng suốt này. Và câu nói đó cũng đã trở thành ngọn lửa tinh
thần cho bao thế hệ sinh viên để họ vượt qua khó khăn khẳng định bản thân
mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Tâm lí học đại cương – NXB Công an nhân dân
2, />3, Giáo trình Tâm lí học đại cương – NXB. Đh Sư phạm
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................
1
B. NỘI DUNG ..........................................................................................
1
C. KẾT LUẬN .........................................................................................
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................
9