Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

VNM FULL PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.74 KB, 38 trang )

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU
Trong năm 2021, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 394 điểm nhưng ở chiều tiêu cực,
“ông lớn” ngành thực phẩm đồ uống - Vinamilk (VNM) là cổ phiếu làm giảm điểm
của chỉ số nhiều nhất, VNM giảm hơn 9 điểm giảm mạnh trong giai đoạn nửa đầu
năm nhưng đều không thể hồi phục kịp trước khi năm 2021 khép lại.
Theo các lý thuyết kinh tế thì khâu sản xuất và tiêu dùng để có thể hiệu quả thì khơng
thể thiếu q trình phân phối sản phẩm. Kênh phân phối là cơng cụ chính đảm đương
nhiệm vụ phân phối, trao đổi hàng hóa khắc phục những ngăn cách về thời gian,
không gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng mục tiêu. Làm thỏa mãn những nhu
cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu. Khi lựa chọn sai kênh phân phối thì doanh
nghiệp sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và không phù hợp với tiêu chí
phát triển của cơng ty đề ra dẫn tới tình trạng doanh nghiệp phát triển kém.
Chính ví vậy nhóm chúng em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý kênh phân phối
của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk” để nghiên cứu. Ngoài việc giúp
doanh nghiệp nâng cao khả năng nghiên cứu phát triển định hướng thị trường, đề tài
giúp người học hệ thống các kiến thức lý thuyết và rèn luyện khả năng đánh giá thực
tế. Bài nghiên cứu bao gồm các phần chính ngồi mục lục, phụ lục, mở đầu và kết
luận là cơ sở lý thuyết, thực trạng và giải pháp được kết cấu thành các chương như
sau:
Chương 1:

Cơ sở lý luận về chính sách và kênh phân phối

Chương 2:

Giới thiệu về Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk


Chương 3:

Phân tích chiến lược phân phối của công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk

Chương 4:

Khuyến nghị và đề xuất về việc quản lý kênh phân phối
tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ KÊNH PHÂN PHỐI
1.1 Chính sách phân phối của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
Phân phối chính là việc đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mà họ
có nhu cầu ở những thời điểm, thời gian, chất lượng, chủng loại, mong muốn. Hay
nói cách khác, nó chính là phương hướng thể hiện các biện pháp, thủ thuật nhằm đưa
sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng đảm bảo yếu tố văn minh phục vụ
Theo quan điểm tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá
nhân độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào q trình đưa hàng hố từ người
sản xuất đến người tiêu dùng.
Hệ thống các kênh phân phối trong du lịch là một tập hợp các đơn vị cung ứng
hay cá nhân tham gia vào các hoạt động nhằm đưa khách hàng đến với các sản phẩm
du lịch hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm du lịch cho khách hàng.
Quá trình đưa được các sản phẩm du lịch được tạo ra đến với khách hàng được gọi là
quá trình phân phối sản phẩm. Những quyết định gắn với q trình đó chính là chiến
lược phân phối sản phẩm.
Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing là thiết kế và quản
lý mạng lưới bán hàng
1.1.2 Chức năng

1.1.2.1 Chức năng thông tin
Các nhà bán buôn và bán lẻ đóng vai trị quan trọng trong nghiên cứu Marketing.
Trong q trình hoạt động trên thị trường, họ có thể thu thập và cungcấp thông tin
nghiên cứu Marketing về nhu cầu, mong muốn, thị hiếu của khách hàng hiện tại,
khách hàng tiềm năng, về các đối thủ cạnh tranh, và về các nhân tố và lực lượng ảnh
hưởng trong môi trường Marketing. Như vậy, họ giúp cho cơng ty có căn cứ để xây
dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, định giá và các chính sách chiến lược Marketing.
Hành vi mua, chân dung khách hàng, thói quen, sở thích, phản hồi sử dụng sản phẩm,
thông tin thị trường, thông tin đối thủ, chính sách giá cả.... là điều mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng cần đến để có thể kịp thời ứng biến, xử lý và quan trọng là đưa ra
quyết định về chiến lược marketing, chiến lược bán hàng. Các nhà bán lẻ tiếp xúc với


người mua hằng ngày, họ có thể hiểu được khách hàng tại khu vực của mình cần gì
phản hồi và thói quen của họ ra sao, nhu cầu thị trường ở địa phương như thế nào.
Các thành viên thuộc nhóm trung gian họ thường làm việc với rất nhiều công ty khác
nhau, nên ngồi ra các chính sách về gói hàng, giá cả, chính sách hỗ trợ sau bán hàng
của các đối thủ các doanh nghiệp có thể khai thác. Hiện nay thì các kênh mua bán
trực tuyến cũng thể hiện rất mạnh chức năng thông tin này như website, tổng đài,
mạng xã hội....
1.1.2.2 Chức năng xúc tiến
Các thành viên kênh phân phối thực hiện soạn thảo thông tin và thực hiện hoạt
động xúc tiến để thuyết phục, thu hút khách hàng. Về trách nhiệm xúc tiến, công ty
thường đảm nhận xúc tiến tồn quốc. Nhà bán bn phối hợp với các nhà bán lẻ công
tác xúc tiến tại địa phương, và nhiều khi thúc đẩy và đào tạo lực lượng bán lẻ. Nhà
bán lẻ đảm trách quảng cáo tại địa phương, bán hàng trực tiếp và các sự kiện đặc biệt.
1.1.2.3 Chức năng thương lượng bán hàng
Các thành viên trong kênh thực hiện thương lượng bán hàng để đạt được thoả
thuận về giá cả và các điều kiện khác trong quá trình tham gia vào kênh phân phối,
đảm bảo hài hoà quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên.

1.1.2.4 Chức năng thiết lập các mối quan hệ
Các thành viên trong kênh có nhiệm vụ xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách
hàng hiện tại và tiềm năng.
1.1.2.5 Chức năng hồn thiện sản phẩm
Chia nhỏ lơ hàng, bao bì, đóng gói. Các nhà bán lẻ thu gom sản phẩm từ các nhà
sản xuất khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các nhà bán lẻ. Các nhà bán lẻ lạitìm
kiếm các loại sản phẩm đa dạng khác nhau để giới thiệu cho người tiêudùng lựa chọn.
Như vậy, có thể nói đây là chức năng thu gom, phân loại, phânbổ, và cung cấp các
mặt hàng đa dạng cho khách hàng.
1.1.2.6 Chức năng cung cấp vụ khách hàng
Để quá trình mua bán thuận lợi, các thành viên trong kênh có trách nhiệm cung
cấp các dịch vụ khách hàng khác nhau cho các thành viên khác trong kênh. Đó là các
dịch vụ về tài chính, (hỗ trợ thanh tốn, cung cấp tín dụng, tư vấn, bảo hành, giao
hàng, đổi hàng, chăm sóc khách hàng, huấn luyện kỹ năng bán hàng...


1.1.2.7 Chức năng chia sẻ rủi ro
Khi mua đứt bán đoạn, các thành viên đã chia sẻ rủi ro cho người bán. Sau bán
hàng xong, rủi ro được chia sẻ cho các thành viên trong kênh. Người bán có điều kiện
tài chính để đầu tư tiếp tục. Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này
giữa các thành viên kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng của kênh phân phối
là chun mơn hóa và phân công lao động. Nếu công ty tự thực hiện các chức năng
này thì có thể chi phí phân phối và giá cả sẽ cao hơn.
1.1.3 Phân loại
1.1.3.1 Chính sách phân phối mạnh
* Đặc điểm:
- Đối với những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, những
nguyên vật liệu thông thường và những dịch vụ cơ bản.
- Người sản xuất tìm số lượng người phân phối lớn nhất bán sản phẩm cho mọi người
trung gian có thể được.

- Cần đảm bảo vị trí mua hàng thuận tiện vì nếu người tiêu dùng khơng tìm thấy
những sản phẩm này ở gần họ, sẽ bằng lòng với sản phẩm thay thế và có sẳn hơn là
mất cơng sức đi lại.
- Địi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng hàng dự trữ nằm cung ứng cho thị
trường một cách nhanh chóng và tốt nhất.
* Ưu điểm:
- Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường một cách nhanh chóng với mục đích bán
được nhiều sản phẩm nhất.
- Thơng qua các trung gian, người tiêu dùng có thể mua hàng nhanh nhất, tạo điều
kiện cho cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm một cách tốt nhất.
* Nhược điểm:
- Khi có nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách phân phối này sẽ tạo nên một khối
lượng sản phẩm rất lớn tạo nên cạnh tranh gây gắt bởi các sản phẩm thay thế.
- Người tiêu dùng có thể rời bỏ sản phẩm của doanh nghiệp để chuyển sang tiêu dùng
sản phẩm cạnh tranh.


1.1.3.2 Chính sách phân phối độc quyền
* Đặc điểm:
- Người sản xuất gởi sản phẩm bán cho một số ít người phân phối để bảo đảm hình
ảnh tốt về chất lượng sản phẩm, đó là những sản phẩm khơng bình thường, đòi hỏi
một loạt dịch vụ và kỹ thuật cao nhưng những rủi ro thương mại thường lớn.
- Trong trường hợp này người sản xuất giữ quyền chọn người phân phối, gồm những
người được tin tưởng giao toàn quyền bán sản phẩm trong một vùng nào đó; ngược
lại, những đại lý độc quyền đó bảo đảm khơng bán những sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh.
* Ưu điểm:
- Với chính sách này doanh nghiệp hạn chế phần bao chiếm thị trường, song lại kiểm
tra dễ dàng mạng lưới phân phối để có thể động viên phát triển việc bán sản phẩm.
- Giúp cho doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh cho sản phẩm. Uy tín và

danh tiếng của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp được bảo đảm vững chắc.
* Nhược điểm:
- Khó có thể mở rộng thị trường nhanh chóng, vì vốn đầu tư kinh doanh lớn và trình
độ nghiệp vụ bán hàng của nhân viên phải luôn đề cao.
1.1.3.3 Chính sách phân phối chọn lọc
* Đặc điểm:
- Chính sách này là trung gian giữa 2 chính sách trên
- Dựa vào việc lựa chọn những người phân phối theo khả năng bán hàng và đồng thời
cũng loại bỏ những nhà phân phối làm ăn kém hiệu quả.
* Ưu điểm:
- Chính sách phân phối này tuyển chọn được những nhà trung gian có hiệu quả.
- Tạo cho doanh nghiệp khả năng giành được phần thị trường cần thiết với sự kiểm
sốt chặt chẽ và chi phí ít hơn so với chiến lược rộng rãi.
* Nhược điểm:
Có thể khơng kiểm sốt được sự trung thành của các nhà trung gian.


1.2 Kênh phân phối
1.2.1 Khái niệm
Kênh phân phối là một hình thức trung gian giúp doanh nghiệp phân bổ các sản
phẩm, dịch vụ ra thị trường nhằm mục đích sản phẩm dịch vụ đến được người tiêu
dùng cuối cùng. Đây được xem là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhờ
đó, chuỗi cung ứng hàng hóa được lưu thông liền mạch và liên tục.
1.2.2 Phân loại kênh phân phối
Mỗi cơng ty, mỗi ngành hàng có kênh phân phối khác nhau dựa trên các tiêu chí: đặc
điểm sản phẩm, mục tiêu của công ty, chiến lược phân phối và mức độ đầu tư vào
kênh phân phối.
- Các mô hình phân phối phổ biến:
+ Mơ hình phân phối 1 cấp: Cơng ty – Người tiêu dùng
+ Mơ hình phân phối 2 cấp: Công ty – Điểm bán – Người tiêu dùng

+ Mơ hình phân phối 3 cấp: Cơng ty – Nhà phân phối – Điểm bán – Người tiêu dùng
- Các kênh phân phối thường được triển khai:
+ Kênh truyền thống (GT): Cửa hàng tạp hoá, gian hàng trong chợ, quầy bán hàng
lưu động,…
+ Kênh hiện đại (MT): Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, sân bay,..
+ Kênh Key Account: Căn tin trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, khách sạn,

+ Kênh phân phối online: sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sen Đỏ,..), mạng xã hội
(Facebook, zalo, instagram, youtube,….), webshop,….
+ Kênh phân phối đa kênh kết hợp: Phân phối cùng lúc trên cả kênh offline và online.
1.2.3 Tiêu chí lựa chọn
Kênh phân phối có vai trò quyết định sự xâm nhập thị trường của sản phẩm. Doanh
nghiệp có thể sử dụng những kênh có sẵn hoặc tự xây dựng một hệ thống kênh phân
phối riêng cho mình. Việc lựa chọn kênh phải tuân thủ các căn cứ sau:
- Nhóm các căn cứ chung:
+ Mục tiêu và những yêu cầu bắt buộc của kênh:
Mục tiêu về chiến lược chung, các đoạn thị trường mục tiêu, chiến lược định vị và
các yếu tố khác của Marketing hỗn hợp, yêu cầu về vai trò, chức năng và mức độ


hoạt động của trung gian, phạm vi bao phủ thị trường, điều kiện về địa điểm, mức độ
đa dạng của sản phẩm được hiểu là những thứ bắt buộc có quy định và phải tuân thủ.
+ Đặc điểm của khách hàng mục tiêu:
Quy mô thị trường: Số lượng khách hàng, mật độ thị trường: Số khách hàng/đơn vị
diện tích, đặc điểm về địa lý là nhân tố thứ ba trong nhóm căn cứ này, hành vi khách
hàng: Mua thường xun/khơng thường xuyên, số lượng mua một lần là các vấn đề
cần nghiên cứu.
+ Đặc điểm của sản phẩm:
Trọng lượng, kích thước sản phẩm; tính dễ hư hỏng của sản phẩm, giá trị sản phẩm,
giai đoạn trong chu kỳ, mức độ tiêu chuẩn hóa chu kỳ sống sản phẩm, địi hỏi về dịch

vụ đi kèm và các đảm bảo khác thuộc về đặc điểm của sản phẩm.
+Đặc điểm của các trung gian thương mại:
Những trung gian nào hiện có trên thị trường và có thể sử dụng được sẽ được làm rõ
về quy mô và phương thức hoạt động, điểm mạnh và điểm yếu trong việc thực hiện
nhiệm vụ phân phối, khả năng chi phối thị trường
+ Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh: Lựa chọn kênh mang lại lợi thế cạnh tranh
thông qua sự hợp tác…
+ Khả năng về nguồn lực của doanh nghiệp và các đặc điểm của môi trường
Marketing.
- Căn cứ chi tiết
+ Tiêu chuẩn kinh tế: So sánh của các phương án kênh về mức độ bao phủ thị trường
và doanh số tiêu thụ và chi phí phân phối.
+ Tiêu chuẩn kiểm sốt: So sánh các phương án kênh về khả năng kiểm soát và điều
khiển hoạt động của các thành viên kênh.
+ Tiêu chuẩn thích nghi: So sánh các phương án kênh về khả năng thích nghi với
những biến đổi của mơi trường kinh doanh và các quyết định marketing khi cần thiết.


1.2.4. Nghiệp vụ quản lý kênh phân phối
a. Tuyển chọn các thành viên trong kênh căn cứ vào mặt hàng trung gian đã
kinh doanh, tình hình hoạt động: Doanh số, lợi nhuận, mức bao phủ,... khả năng
thanh toán, khả năng hợp tác, uy tín của các trung gian, điều kiện kinh doanh đối với
sản phẩm
b. Khuyến khích các thành viên kênh bằng cách tìm hiểu các nhu cầu và mong
muốn của các thành viên trong kênh. Từ đó, có chính sách thích ứng với nhu cầu
và mong muốn đó, tạo sự hợp tác và thúc đẩy họ hoạt động theo chiến lược phân phối
của doanh nghiệp. Các định hướng phổ biến: Hợp tác, thiết lập quan hệ thành viên và
xây dựng chương trình phân phối. Biện pháp cụ thể để áp dụng là chiết khấu, hoa
hồng, tiền thưởng, hỗ trợ xúc tiến, quà tặng, trợ giúp đào tạo, huấn luyện, cấp tín
dụng, thiết bị, phương tiện phân phối.

c. Đánh giá hoạt động là định kỳ đánh giá theo các tiêu chuẩn bao gồm doanh số,
khả năng bao phủ thị trường, lưu kho trung bình, thời gian giao hàng, thời gian thanh
tốn, cách xử lý hàng hóa thất thốt hư hỏng, mức độ hợp tác; quan hệ với khách
hàng, với các thành viên khác; trợ giúp dịch vụ khách hàng; xử lý các tình huống bất
ngờ... Các tiêu chuẩn đề ra phải hợp lý và được các thành viên kênh ủng hộ.
d. Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong kênh bằng cách tìm ra ngun nhân
của xung đột có thể là khác nhau về lợi ích (nhà phân phối muốn có lợi nhuận cao, dự
trữ ít, giảm chi tiêu cho quảng cáo khuyến mại, mở rộng thị trường, tăng lượng bán,
có được nhiều tài trợ của cơng ty... Cơng ty thì có mong muốn ngược lại dẫn đến
xung đột. Nhà phân phối muốn mở rộng chủng loại sản phẩm: Điều này sẽ làm giảm
vị trí, sự hiện diện của sản phẩm cũ trên cửa hàng. Công ty muốn phát triển nhiều
kênh phân phối: Để cạnh tranh với nhau, tăng lượng bán, trong khi nhà phân phối
muốn trở thành độc quyến dẫn đến mâu thuẫn giữa công ty và nhà phân phối và các
nhà phân phối với nhau. Năng lực không phù hợp của công ty và các trung gian.
f. Tổ chức phân phối vật chất thực hiện bằng các đầu công việc cần là xử lý đơn
hàng: Thời gian, thủ tục, quyết định về kho bãi dự trữ hàng: Kho riêng/thuê, kho lâu
dài/kho trung chuyển, quyết định về khối lượng hàng hóa dự trữ trong kho: Sao cho
vừa đủ để đáp ứng đơn hàng vừa đảm bảo mức chi phí dự trữ là tối thiểu, quyết định


về vận tải: Lựa chọn phương tiện vận tải nào với chi phí là bao nhiêu, tốc độ nào, độ
tin cậy, khả năng vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau đến địa điểm yêu cầu.
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối
Trên thực tế, các nhân tố trong kênh phân phối bao gồm và bị ảnh hưởng bởi
các thành phần được liệt kê như dưới đây. Mỗi thành phần đều được coi là mắt xích
quan trọng được định nghĩa cụ thể ở dưới đây.
− Nhà bán lẻ: Đóng vai trị ln chuyển hàng hàng hóa từ nhà phân phối hoặc nhà bán
buôn đến những người tiêu dùng cuối cùng.
− Nhà bán sỉ (bán buôn): Mua các sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà phân phối
sau đó bán lại cho các kênh trung gian khác hoặc trực tiếp bán cho khách hàng (cá

nhân hoặc doanh nghiệp).
− Nhà phân phối: Đóng vai trị trung gian phân phối hàng hóa, dịch vụ từ người bán
(đại lý, nhà bán lẻ, nhà bán buôn) đến người mua (nhà bán lẻ, nhà bán buôn, khách
hàng cuối cùng).
− Đại lý, môi giới: Bên đại diện cho nhà sản xuất, không trực tiếp tạo ra sản phẩm
nhưng sẽ là nguồn cung ứng lớn nhất cho các kênh trung gian còn lại.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong bối cảnh hiện nay, việc nắm bắt các xu hướng kinh doanh mới như việc sử
dụng kênh phân phối là điều cực kỳ cần thiết để một doanh chiếm được ưu thế cạnh
tranh so với đối thủ trên thị trường. Nếu doanh nghiệp lựa chọn đúng và tận dụng các
kênh phân phối một cách hợp lý, chúng sẽ giúp đơn vị đó đạt được tất cả những gì mà
họ mong muốn: Branding thương hiệu, lợi nhuận, khách hàng, ưu thế cạnh tranh, …
Ảnh hưởng tích cực từ kênh phân phối cịn giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc
hơn trên thị trường, sự am hiểu sâu sắc về khách hàng để đưa ra nhiều chiến lược
kinh doanh xuất sắc trong tương lai. Ngược lại, khi doanh nghiệp không cẩn trọng
trong việc sử dụng kênh phân phối, rất có thể đây sẽ là một con dao hai lưỡi mang lại
nhiều rủi ro cho hoạt động của toàn bộ công ty. Hệ quả nguy hiểm nhất của việc lựa
chọn sai kênh phân phối là khiến khách hàng mất niềm tin và có cái nhìn tiêu cực về
doanh nghiệp. Nếu khơng cịn khách hàng, mọi hoạt động khác đều trở nên vô nghĩa.


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Nguồn: Vietnam Plus (2022)
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam Dairy Products Joint
Stock Company) hay cịn có tên viết tắt là Vinamilk. Năm 1976: Tiền thân là công ty

Sữa, Cafe Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công Nghiệp thực phẩm, với 6 đơn vị
trực thuộc là nhà máy sữa thống nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa
Dielac, nhà máy cafe Biên Hòa, Nhà máy bột Bích Chi và Lubico; Ngày 29/04/1993:
Cơng ty Sữa Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 420/CNN/TCLD của Bộ
Cơng Nghiệp Nhẹ theo loại hình Doanh Nghiệp Nhà Nước; Công ty cổ phần Sữa Việt
Nam được cổ phần hóa dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN ngày 01/10/2003
của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam
trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt.


Có thể nói trong q trình đất nước ta hồi phục sau chiến tranh, đổi mới và
phát triển, Vinamilk có một vai trị quan trọng. Đấy chính là việc đảm bảo nguồn dinh
dưỡng cho trẻ em, nhằm củng cố thể lực, trí tuệ và tầm vóc của những chủ nhân
tương lai của đất nước.
Hiện nay, Vinamilk là doanh nghiệp dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam. Xét về
doanh thu, đây là 1 trong 40 công ty sữa lớn nhất thế giới.
2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1 Vinamilk có lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa dạng
• Sản xuất bánh;


Kinh doanh bánh, hộp sữa, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ
sữa khác. Mua bán thực phẩm chế biến (không hoạt động tại trụ sở), mua
bán chè uống (không hoạt động tại trụ sở), mua bán cà phê rang-xay-phinhịa tan (khơng hoạt động tại trụ sở);



Bốc xếp hàng hóa;




Chăn ni (khơng chăn ni tại trụ sở);



Sản xuất sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác.



Kinh doanh kho, bến bãi.



Kinh doanh sữa đậu nành, nước giải khát, mua bán rượu (không hoạt động
tại trụ sở), mua bán bia (không hoạt động tại trụ sở), mua bán đồ uống
(không hoạt động tại trụ sở).



Trồng trọt, chăn ni (khơng chăn ni tại trụ sở).



Các hoạt động hỗ trợ: chăn ni, cung cấp giống vật ni, kỹ thuật ni.



Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ơ tơ.




Dịch vụ sau thu hoạch.



Kinh doanh nhà, cho thuê bất động sản.



Sản xuất đồ uống, nước giải khát, sữa đậu nành.



In trên bao bì (khơng hoạt động tại trụ sở).



Phịng khám đa khoa (khơng hoạt động tại trụ sở).




Các hoạt động hỗ trợ: trồng trọt, cung cấp giống cây trồng, hướng dẫn kỹ
thuật trồng trọt, thu hoạch cây trồng, làm đất, tưới tiêu, chăm bón.



Trồng trọt.




Xử lý hạt giống để nhân giống.



Mơi giới bất động sản.



Kinh doanh hóa chất (trừ hóa chất độc hại mạnh).



Kinh doanh ngun liệu, sản xuất rượu (không hoạt động tại trụ sở), sản
xuất bao bì (khơng hoạt động tại trụ sở), sản xuất sản phẩm nhựa (khơng
hoạt động tại trụ sở).



Kinh doanh thực phẩm công nghệ, sản xuất thực phẩm chế biến, chè
uống, cà phê rang-xay-phin-hịa tan (khơng hoạt động tại trụ sở).



Kinh doanh thiết bị phụ tùng và vật tư.



Sản xuất bia (khơng hoạt động tại trụ sở).




Mua bán bao bì (khơng hoạt động tại trụ sở), mua bán sản phẩm nhựa
(không hoạt động tại trụ sở).



Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm
chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột; Bán lẻ thực phẩm khác (thực hiện theo
quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản,
thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh).



Bán lẻ đồ uống có cồn: rượu mạnh, rượu vang, bia; Bán lẻ đồ không chứa
cồn: các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc khơng có ga như: cơca
cơla, pépsi cơla, nước cam, chanh, nước hoa quả khác; Bán lẻ nước
khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác; Bán lẻ rượu
vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc khơng chứa cồn;

2.2.2 Thị trường tiêu thụ rộng lớn
• Nội địa
Hiện nay cơng ty Vinamilk có 3 chi nhánh chính tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ
và một trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.


Nguồn: SSI (2020)
SSI cho rằng triển vọng của doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk là khá tích
cực Với 43,3% thị phần năm 2020, gấp gần 3 lần doanh nghiệp đứng thứ 2 là

Friesland (15.8%).
Vinamilk là công ty sở hữu lượng tiền mặt lớn, với tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm trên
70% trong khi chi phí vốn hàng năm khơng q nhiều. Mặt khác, SSI nhận định
Vinamilk có thể đã giành thêm thị phần trong thời kỳ dịch bệnh. Cụ thể hơn, doanh
thu nội địa của công ty tăng 2,5% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2020, trong
khi tổng lượng tiêu thụ sữa giảm 6,1% trong cùng thời điểm.
Trong năm 2021, cơng ty chứng khốn này ước tính tăng trưởng doanh thu và
lợi nhuận rịng của Vinamilk lần lượt là 7,2% và 7,4%. Trong cả giai đoạn 2020 2025, SSI ước tính tốc độ tăng trưởng (CAGR) lần lượt là 7,3% và 6,6% đối với
doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ.
• Thị trường quốc tế
Tính đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến hơn 40
quốc gia trên thế giới, bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và các
nước khác. Các giấy chứng nhận chất lượng để Vinamilk đi ra quốc tế là:
-

ISO 9001:2008
ISO 14001
HALAL


-

BRC
FSSC 22000

Trong năm 2021, 2 thị trường mới đã được Vinamilk "khai phá" bên cạnh thị
trường Trung Đông tiếp tục đóng vai trị chủ chốt trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu,
và các thị trường thuộc khu vực châu Á và châu Phi được đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, các chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp này cũng ghi nhận
doanh thu tăng mạnh đến 30% so với 2020. Trong đó, Driftwood (Mỹ) đạt mức tăng

trưởng nhờ doanh thu kênh trường học tiếp tục phục hồi và Angkormilk (Campuchia)
đạt mức tăng trưởng trên 40% nhờ hoạt động phân phối hiệu quả.
Những kết quả đầy thuyết phục nói trên đều bắt đầu từ những sự kiện đáng ghi
nhận trong một năm đầy cam go, thử thách vừa qua. Đầu năm, lô hàng 10 container
sữa hạt cao cấp và sữa đặc xuất khẩu sang Trung Quốc đã cho thấy những tín hiệu lạc
quan về mảng kinh doanh quốc tế. Tiếp sau đó, dịng sản phẩm cao cấp sữa tươi tiệt
trùng chứa tổ yến lần đầu tiên có mặt trên các kệ hàng tại Singapore - thị trường được
cho là "khó tính" nhất nhì khu vực Đông Nam Á.
Quý II/2021, hàng trăm container sữa đặc vẫn đều đặn lên đường; các sản
phẩm mới như sữa hạt, sữa chua uống lợi khuẩn cũng tiếp nối "xuất ngoại" đến nhiều
quốc gia. Đến những tháng cuối năm, Vinamilk tiếp tục gây chú ý khi ra mắt thành
công sữa tươi organic sở hữu "tiêu chuẩn kép" theo chuẩn Organic châu Âu và Trung
Quốc tại Thượng Hải. Với phương châm lấy chất lượng-giá cả-dịch vụ làm yếu tố
thành công trong kinh doanh quốc tế, Công ty luôn dành nhiều năm liền để nghiên
cứu thị trường, thói quen tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong từng
sản phẩm, duy trì sự tin tưởng của đối tác, khách hàng. Bên cạnh sản phẩm truyền
thống có thế mạnh như sữa đặc, sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, Vinamilk còn đầu tư
nghiên cứu phát triển để giới thiệu các sản phẩm đặc sắc, phục vụ thị hiếu địa
phương. Tại khu vực Trung Đông và châu Phi, Vinamilk phát triển thêm sản phẩm
bột dinh dưỡng hương vị chà là, loại cây rất phổ biến và được người dân khu vực này
yêu thích. Hay mới đây, Vinamilk đã nghiên cứu thành cơng dòng sản phẩm sữa dừa
đặc xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và phục
vụ nhu cầu đang tăng về sữa có nguồn gốc thực vật, cho người ăn chay hoặc dị ứng


đạm sữa bò. Các sản phẩm mới, chất lượng và sự uy tín trong việc đảm bảo cung ứng
giúp Vinamilk khơng chỉ có chỗ đứng mà cịn đi đường dài với nhiều đối tác tại các
thị trường quốc tế.
2.2.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm
Từ 2 nhà máy đầu tiên là Nhà máy sữa Trường Thọ và Nhà máy sữa Thống Nhất,

đến nay Vinamilk đã có tổng cộng 14 nhà máy với 13 nhà máy trong nước, trải dài từ
Bắc tới Nam và 1 nhà máy ở New Zealand. Trong số đó, có 10 nhà máy đang sản
xuất sữa chua. Ngoài “siêu” nhà máy sản xuất sữa bột và sữa nước đã đi vào hoạt
động trong năm 2013 với cơng suất lên đến 800 triệu lít/năm và là một trong những
dự án hiện đại nhất mà tập đoàn Tetra Pak từng triển khai, Vinamilk đang “ấp ủ” dự
định “siêu” nhà máy sữa chua trong tương lai gần. Sự thành cơng này đến từ quy
trình sản xuất hiện đại, tiên tiến, tuân thủ quy chuẩn nghiêm ngặt theo 5 bước tiêu
chuẩn của châu Âu:
01
Nguyên liệu đầu vào được kiểm tra chất lượng chặt chẽ:
Đầu tiên, nguồn sữa tươi phải được niêm phong để đảm bảo yêu cầu vệ sinh nghiêm
ngặt trong quá trình vận chuyển đến nhà máy. Trước khi tiếp nhận, nhân viên kiểm tra
niêm phong và các chỉ tiêu chất lượng. Sau đó, các mẫu sữa được chuyển đến phịng
thí nghiệm nhà máy để phân tích, kiểm tra chất lượng và phân loại.
02
Quá trình chế biến với các thiết bị hiện đại từ châu Âu:
Từ hệ thống van sữa tự động tắt mở theo quy trình, thiết bị bồn chứa hóa chất, hệ
thống điều khiển, bơm đến các thiết bị phụ trợ đều được vệ sinh hoàn tồn bằng hệ
thống tự động.
03
Hệ thống rót sữa và đóng hộp tự động:
Được trang bị bằng máy móc của Pháp và Đức, hệ thống này đảm bảo mức độ và vệ
sinh an toàn.
04


Dự trữ bằng kho lạnh:
Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ
được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m 3/bồn). Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi
nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng,

làm lạnh xuống 4 độ C và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho khâu chế biến. Máy ly
tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật.
05
Vận chuyển và bảo quản bằng xe chuyên dụng:
Thành phẩm sẽ được đóng gói, sắp xếp tại kho dựa trên nguyên lý hệ thống vận hành
Tetra Plant Master.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Khối Nghiên Cứu và Phát Triển
của Vinamilk, từng hộp sữa chua Vinamilk đều được sản xuất trên dây chuyền cơng
nghệ khép kín theo Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2015 & đạt tiêu
chuẩn FSSC 22000; được xử lý nhiệt thanh trùng loại bỏ vi khuẩn và giữ nguyên
dưỡng chất; áp dụng công nghệ lên men tự nhiên; không sử dụng chất bảo quản với
từng khâu sản xuất đều đảm bảo tính an tồn và vệ sinh.
2.3 Mơ hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Số lượng nhân sự của cơng ty Vinamilk tính đến năm 2021 là 9.732 nhân viên,
với 18 chi nhánh. Với chiến lược phát triển hiện nay, Vinamilk xác định yếu tố “con
người” sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Cơng ty. Chính sách đối với
người lao động như sau:
- Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày
càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động cịn có thêm thu nhập từ lợi
nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếu Cơng ty làm ăn có lãi.
- Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với quy
định của pháp luật.
- Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có cơng lao đóng góp
cho Cơng ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng
xấu đến quyền lợi và uy tín Cơng ty.


- Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo
trong và ngồi nước nhằm nâng cao kiến thức chun mơn, nghiệp vụ.
- Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Cơng ty nhằm

gia tăng về chất.

Nguồn: Vinamilk (2022)
2.4 Tình hình tài chính
2.4.1 Đánh giá khái qt tình hình tài chính
Tài sản và nguồn vốn của Vinamilk tăng liên tục trong giai đoạn năm 20202021 mức tăng 10.12% ( tương đương 4,899,922 triệu đồng). Sự tăng của tổng tài
sản là do tài sản ngắn hạn tăng mạnh hơn mức giảm của tài sản dài hạn. Năm 20202021 tăng 21.72% đối với tài sản ngắn hạn, và giảm 8.23% đối với tài sản dài hạn).


Mức tăng của tài sản ngắn hạn là do các khoản thu ngắn hạn tăng, đầu tư tài chính
ngắn hạn tăng, hàng tồn kho tăng, tiền và các khoản tương đương tiền tăng. Đối với
tài sản dài hạn ngoài bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn, và tài sản dài hạn
khác tăng, các khoản khác đều giảm. Sự tăng của tổng nguồn vốn là vốn chủ sở hữu
tăng, nợ ngắn hạn tăng. Vốn chủ sở hữu tăng 6.55%. Cơng ty đang có mức giảm nợ
dài hạn từ năm 2020-2021 đáng kể (giảm 27.73%) là mức giảm mạnh nhất trong bảng
cân đối kế tốn. Nói cách khác, sự huy động vốn của công ty đến từ các khoản
vay ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc cá nhân trái phiếu, cơng ty khơng nhận
được sự góp vốn bằng hình thức cổ phiếu, điều này được cho là khơng tốt khi áp
lực trả nợ sẽ lớn hơn.
Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn Vinamilk 2019-2020
Các chỉ số như doanh thu năm 2020-2021 tăng 1,289,166 triệu đồng. Lợi
nhuận thuần giảm nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp dù đã giảm nhưng
lỗ ở các công ty con. Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có phương pháp
phân tích biến động kết cấu:
Phân tích chiều dọc (%)
CP bán hàng/DTT

2020

2021


22.55%

21.26%

CP quản lý doanh nghiệp/DTT

3.28%

2.57%

Doanh thu tài chính/DTT

2.65%

1.99%

Chi phí khác/DTT

0.39%

0.37%

Thu nhập khác/DTT

0.36%

0.69%

Chi phí tài chính khác/DTT


0.28%

0.19%

Thuế suất hiệu quả

16.89%

17.72%

Lợi nhuận biên gộp

46.40%

43.14%

Chi phí bán hàng giảm liên tục (từ 22.55%, về 21.26%), điều này cũng tương
tự với chi phí khác, chi phí tài chính khác. Giá vốn hàng bán tăng liên tục và đang
chiếm hơn 1 nửa so với doanh thu khiến lợn nhuận biên gộp giảm. Ngoài ra, chi phí
quản lý doanh nghiệp vào năm 2021 (1,567,312 triệu đồng) đã giảm so với năm 2020.
Năm 2020, hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả, cịn hoạt động đầu tư và tài chính
làm dịng tiền thuần tăng lên. Năm 2021, Vinamilk đang lỗ từ hoạt động đầu tư và tài
chính. Hoạt động kinh doanh làm tăng dịng tiền thuần với mức đóng góp chiếm tỷ
trọng 3974.55%.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Sự linh hoạt trong kinh doanh, nền tảng về năng lực sản xuất, cung ứng và tài
chính vững mạnh đang là những lợi thế dài hạn giúp Vinamilk ổn định trong bối cảnh

mới. Với kết quả đạt được, đầu năm 2021, Vinamilk đã thăng liền 6 hạng trên bảng
xếp hạng 50 Công ty sữa hàng đầu thế giới, vươn lên vị trí thứ 36 và là đại diện duy
nhất đến từ Đông Nam Á trong danh sách này. Thương hiệu Vinamilk năm 2021 được
định giá 2,4 tỷ USD, nằm trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu theo
Brand Finance. Đây là sự khẳng định cho giá trị "vơ hình" mà Vinamilk đang sở hữu,
một thương hiệu mạnh của quốc gia và đang tiến xa hơn trên thế giới.
Năm 2021, các định hướng về phát triển bền vững cũng được Vinamilk xác
định là nền tảng để ổn định trong biến động và sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi. Mơ
hình kinh tế tuần hồn được từng bước ứng dụng toàn diện hơn. Các trang trại sinh
thái Green Farm Vinamilk đầu tiên đã được ra đời. Hệ thống pin năng lượng mặt trời
đã "phủ" trên toàn bộ hệ thống các trang trại cả nước… Năm 2021 cũng là năm thứ 6
liên tiếp, Vinamilk được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp PTBV của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng thực sự để lại các dấu ấn đẹp hướng về cộng đồng
trong bối cảnh dịch bệnh với tinh thần đẹp: Vì Việt Nam khỏe mạnh. Hơn 100 tỷ
đồng được đóng góp với nhiều hình thức, cho nhiều hoạt động thiết thực. Đồng thời,
Vinamilk đã phát huy tối đa thế mạnh là công ty về dinh dưỡng để mang đến giá trị
về sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là sự phát triển của trẻ em.
Những nỗ lực này đã được ghi nhận ở các giải thưởng quốc tế uy tín như Giải
thưởng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp toàn cầu 2021 (The Global CSR
Awards) và Giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc và bền vững châu Á 2021 (ACES
Awards). Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho các nỗ lực của Vinamilk trên hành trình
mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, dù trải qua một năm đầy sóng gió vì
đại dịch.


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
3.1 Kênh phân phối gián tiếp

3.1.1. Hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi

Sản phẩm của Vinamilk có mặt ở tất cả các hệ thống siêu thị lớn nhỏ, các trung
tâm thương mại cũng như các cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Vinamilk còn phân
phối trực tiếp cho các nhà bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, chợ... tuy nhiên hạn chế mà
thường thông qua đại lý sữa nhiều hơn.Thông qua hệ thống các nhà máy sữa được
đầu tư trải dài ở nhiều địa phương trong cả nước, với khoảng 1500 đại lý cấp 1 và
mạng lưới trải đều khắp cả nước với khoảng 5000 đại lý nhỏ lẻ và hệ thống các siêu
thị lớn nhỏ. Đối với các điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm Vinamilk, khi giá
nguyên liệu đầu vào cao, các Cơng ty sữa có thể bán ở giá cao mà khách hàng vẫn
phải chấp nhận. Do vậy, Vinamilk có khả năng chuyển những bất lợi từ phía nhà cung
cấp sang cho khách hàng.
3.1.2 Khách hàng đặc biệt
Kênh thứ hai trong hệ thống phân phối của Vinamilk là kênh Key Account hay
còn gọi là khách hàng đặc biệt. Kênh này bao gồm các địa điểm như nhà hàng, khách
sạn, trường học, cơ quan, bệnh viện… Đây là những đơn vị thườngsẽ đặt hàng với số
lượng lớn từ các chi nhánh của Vinamilk. Phân phối sản phẩm theo kênh này được
Vinamilk áp dụng phổ biến ở thị trường Mỹ do đặc tínhkênh ngắn giúp tiết kiệm chi
phí. Hiện nay hình thức này cũng được áp dụng và rất thành công tại thị trường Việt
Nam. Cụ thể, kênh phân phối Key Account thường được sử dụng rộng rãi bằng cách


bán sản phẩm thông qua máy bán nước tự động, các tủ mát trưng bày tại các quầy thu
ngân,… và đây cũng là hình thức mà Vinamilk thực hiện thành công nhất và là mối
đe dọa lớn với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như TH true milk, Dalatmilk,…
3.2 Kênh trực tiếp
3.2.1 Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Cửa hàng sữa của Vinamilk với mong muốn tất cả người tiêu dùng Việt từ Bắc
vào Nam, từ thành thị đến nơng thơn, miền núi hay hải đảo đều có thể tiếp cận các
sản phẩm sữa giàu dinh dưỡng, chất lượng, đã phát triển thành một hệ thống phân
phối rộng khắp, trải dài 63 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, hệ thống cửa hàng
mang tên Giấc Mơ Sữa Việt được đầu tư mạnh từ năm 2016 đã liên tục phát triển

trong nhiều năm qua về cả độ phủ rộng lẫn chất lượng phục vụ. Năm 2020, mặc dù
gặp những ảnh hưởng nhất định từ dịch COVID-19, số lượng cửa hàng Giấc Mơ Sữa
Việt liên tục gia tăng và chính thức vượt mốc 500 cửa hàng vào quý II năm 2021. Giờ
đây, tại bất cứ đâu, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng tiếp cận và chọn mua các sản
phẩm dinh dưỡng của Vinamilk cho tất cả thành viên trong gia đình tại Giấc Mơ Sữa
Việt.
Bên cạnh việc gia tăng số lượng cửa hàng, hệ thống Vinamilk Giấc Mơ Sữa
Việt cũng ngày càng hoàn thiện chất lượng để mang đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn
cho khách hàng, gia tăng trải nghiệm, thuận tiện mua sắm đa kênh. Từ năm 2016,
Vinamilk tiên phong đưa vào sử dụng websitethương mại điện tử
www.giacmosuaviet.com.vn để đáp ứng nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng
khi dịch chuyển đáng kể từ kênh thương mại truyền thống sang kênh trực tuyến.
Ngay từ thời điểm đó, Vinamilk cũng đã áp dụng mơ hình tiếp cận đa kênh (omnichannel) để tích hợp các lợi ích cho người tiêu dùng trên cả 2 kênh mua sắm là online
và tại cửa hàng, giúp trải nghiệm mua sắm được xuyên suốt và gia tăng lợi ích tối đa.
Tại hệ thống Vinamilk Giấc Mơ Sữa Việt, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm
tất cả các mặt hàng dinh dưỡng cần thiết cho cả gia đình với danh mục hơn 200 sản
phẩm. Từ sữa bột cho trẻ em, sữa bột người lớn, các dòng sữa tươi, sữa chua, nước
trái cây, sữa hạt, kem… Sản phẩm luôn cập nhật, được bảo quản tốt trong điều kiện
“chuẩn” của Vinamilk quy định, nhất là sữa chua và kem,... Đặc biệt, các sản phẩm


vừa ra mắt thị trường đều xuất hiện “thần tốc” trên kệ của Giấc Mơ Sữa Việt để khách
hàng có thể chọn lựa. Ngồi ra, chương trình Khách hàng thân thiết hàng năm sẽ
mang đến những món quà đặc biệt cho Khách hàng nhân dịp sinh nhật, Lễ, Tết với
những mức chiết khấu vơ cùng ấn tượng. Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng cũng
thường xuyên áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, gia tăng thêm giá trị cho người tiêu
dùng. Như vào tháng 4/2021, mừng sự kiện Vinamilk vượt mốc 500 cửa hàng Giấc
Mơ Sữa Việt, khi mua sắm tại hệ thống cửa hàng, người tiêu dùng sẽ được giảm
50.000 đồng cho đơn hàng từ 500.000 đồng cùng rất nhiều các ưu đãi hấp dẫn dành
riêng cho kênh Giấc Mơ Sữa Việt. Vinamilk có rất nhiều ưu đãi quà tặng cho các đơn

hàng sữa. Những quà tặng từ Vinamilk trong các chương trình khuyến mãi rất thiết
thực, và có ý nghĩa với trẻ/gia đình.
3.2.2 Kênh trực tuyến
Từ tháng 10/2016, Vinamilk chính thức ra mắt website bán hàng trực tuyến có
tên gọi Vinamilk eShop – Giấc mơ sữa Việt tại địa chỉ />Đây là website thương mạiđiện tử chính thức và duy nhất được xây dựng và vận hành
bởi Vinamilk với hệ thống website thương mại điện tử của Vinamilk eShop do Công
ty Haravan xây dựng.
Với website này, khách hàng sẽ mua trực tuyến được toàn bộ danh mục sản
phẩm của Vinamilk đang cung cấp trên thị trường. Các sản phẩm đều được bảo quản
theo đúng quy trình của Cơng ty. Đối với các sản phẩm như sữa chua, sữa thanh trùng
hay kem ăn liền, phía Cơng ty cũng cam kết sản phẩm khi đến tay khách hàng vẫn
lưu giữ được hương vị thơm ngon và không bị tan chảy.
-

Về thời gian giao hàng: Khách đặt hàng trước 10h sáng sẽ được giao hàng
trong ngày hoặc tùy theo thời gian xác nhận đơn hàng, khách hàng sẽ nhận
được sản phẩm trong vòng 24 giờ của ngày làm việc tiếp theo. Với hóa đơn tối
thiểu 300.000 đồng, khách hàng được miễn phí giao hàng.Ngồi ra, khi khách
hàng có nhu cầu giao nhanh trong 30 phút thì có thể đặt trực tuyến tại Gian

-

Hàng Vinamilk Chính Hãng trên ứng dụng Now, Baemin, GrabMart.
Về chính sách đổi trả: Vinamilk cho phép khách hàng kiểm tra tình trạng hàng
hóa và có thể đổi hàng/trả lại ngay tại thời điểm giao/nhận hàng.


×