Tải bản đầy đủ (.docx) (225 trang)

Mức độ công bố thông tin phát triển bền vững trong mối quan hệ với chất lượng thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN
KẾ TỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
KẾ TỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠNG
TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC


2. PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan luận án là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện theo sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Cúc và PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng. Tôi xin cam đoan
không sao chép bất cứ nghiên cứu hoặc cơng trình khoa học nào đã được cơng bố
hoặc đã được công nhận để tốt nghiệp ở bất cứ bậc đào tạo nào, ngoại trừ những
trích dẫn đã được ghi trong phần nội dung của luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Nguyệt


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và sự tri ân sâu sắc đến TS.
Nguyễn Thị Kim Cúc và PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng là người hướng dẫn khoa học
đã luôn hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Chính nhờ những định
hướng, góp ý, chỉnh sửa và những lời động viên của thầy cơ đã giúp tơi có thêm
nhiều kiến thức, nghị lực và niềm tin vượt qua những khó khăn để hồn thành luận
án.
Tiếp theo, từ sâu đáy lịng, tơi muốn gửi lời cám ơn đến các thầy cô, bạn bè trường
Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc biệt khoa Kế tốn đã ln chia sẻ, hỗ trợ tơi từ những

kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm của mình để giúp tôi trưởng thành hơn
trong học tập và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tơi rất cảm ơn và q trọng sự u thương, quan tâm từ những thầy cô,
bạn đồng nghiệp trong Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã chia sẻ
bớt những khó khăn trong cơng việc để tơi có thể tập trung và vững vàng tinh thần
hồn thành luận án này.
Đặc biệt, nhờ vào tình yêu thương của mẹ và gia đình - nguồn động lực lớn nhất về
tinh thần để tơi có thể vượt qua những khó khăn, rào cản tâm lý, tôi muốn gửi lời
cám ơn sau cùng và yêu thương nhất này đến mẹ và gia đình của tơi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Nguyệt


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.................................. ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN.................................................. xi
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN.................................................. xiii
TÓM TẮT LUẬN ÁN............................................................................................... xiv
ABSTRACT OF THESIS.......................................................................................... xv
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................... 4
3.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................... 5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 5
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN............................................................. 6
6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN....................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC...............................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu thông tin phát triển bền vững ở nước ngồi............9
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về thực trạng cơng bố thông tin phát triển bền vững...9
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn đến
mức độ công bố thông tin phát triển bền vững........................................................ 11
1.1.2.1. Bối cảnh đa quốc gia và các nước phát triển............................................... 11
1.1.2.2. Bối cảnh một quốc gia – các nước đang phát triển..................................... 14
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin phát triển
bền vững đến hiệu quả hoạt động............................................................................ 15
1.1.3.1. Bối cảnh đa quốc gia và các nước phát triển............................................... 15
1.1.3.2. Bối cảnh một quốc gia – các nước đang phát triển..................................... 17


1.2. Tổng quan nghiên cứu thông tin phát triển bền vững tại Việt Nam...........20
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững .20
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn đến
mức độ cơng bố thơng tin phát triển bền vững........................................................ 22
1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin phát triển
bền vững đến hiệu quả hoạt động............................................................................ 23
1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu............................................................... 25
1.3.1. Nhận xét về các nghiên cứu thơng tin phát triển bền vững ở nước ngồi và tại
Việt Nam................................................................................................................. 25
1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu................................................................ 32
Kết luận chương 1...................................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................... 38
2.1. Tổng quan về Thông tin phát triển bền vững............................................... 38

2.1.1. Khái niệm Thông tin phát triển bền vững...................................................... 38
2.1.2. Nội dung Thông tin phát triển bền vững........................................................ 39
2.1.2.1. Thông tin kinh tế......................................................................................... 39
2.1.2.2. Thông tin môi trường.................................................................................. 39
2.1.2.3. Thông tin xã hội.......................................................................................... 40
2.1.3. Hình thức báo cáo Thơng tin phát triển bền vững.......................................... 40
2.1.3.1. Giới thiệu về Báo cáo bền vững.................................................................. 40
2.1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Báo cáo bền vững................................. 41
2.1.3.3. Giá trị lợi ích của Báo cáo bền vững........................................................... 43
2.1.3.4. Thách thức của Báo cáo bền vững.............................................................. 44
2.1.3.5. Khuôn khổ để lập Báo cáo bền vững.......................................................... 45
2.1.4. Thang đo mức độ công bố thông tin phát triển bền vững............................... 49
2.2. Tổng quan về Chất lượng thơng tin kế tốn................................................. 50
2.2.1. Khái niệm Chất lượng thơng tin kế tốn........................................................ 50
2.2.2. Thang đo Chất lượng thơng tin kế tốn......................................................... 50
2.2.2.1. Quản trị lợi nhuận thơng qua dồn tích........................................................ 56


2.2.2.2. Chất lượng các khoản dồn tích................................................................... 57
2.2.2.3. Mức độ thận trọng của kế toán................................................................... 57
2.3. Tổng quan về Hiệu quả hoạt động................................................................. 58
2.3.1. Khái niệm về Hiệu quả hoạt động.................................................................. 58
2.3.2. Thang đo Hiệu quả hoạt động........................................................................ 58
2.4. Các lý thuyết nền............................................................................................ 59
2.4.1. Lý thuyết tính chính thống (Legitimacy Theory)........................................... 59
2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholders Theory)....................................... 61
2.4.3. Lý thuyết tín hiệu (signalling theory)............................................................ 63
2.5. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu................................................................ 64
2.5.1. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 64
2.5.1.1. Ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn đến mức độ công bố thông tin

phát triển bền vững.................................................................................................. 64
2.5.1.2. Ảnh hưởng của thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động.......65
2.5.2. Mơ hình nghiên cứu....................................................................................... 68
Kết luận chương 2...................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 71
3.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 71
3.2. Thiết kế thang đo khái niệm nghiên cứu....................................................... 73
3.2.1. Mức độ công bố thông tin phát triển bền vững.............................................. 73
3.2.2. Chất lượng thông tin kế toán......................................................................... 78
3.2.2.1. Mức độ quản trị lợi nhuận dựa trên dồn tích............................................... 79
3.2.2.2. Chất lượng dồn tích.................................................................................... 80
3.2.2.3. Mức độ thận trọng kế toán.......................................................................... 81
3.2.3. Hiệu quả hoạt động........................................................................................ 81
3.2.4. Biến kiểm sốt............................................................................................... 82
3.2.4.1. Biến kiểm sốt thơng tin phát triển bền vững............................................. 82
3.2.4.2. Biến kiểm soát hiệu quả hoạt động............................................................. 84
3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính............................................................... 87


3.3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu định tính......................................................... 87
3.3.2. Nguồn thu thập dữ liệu.................................................................................. 88
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................... 88
3.3.3.1. Giai đoạn 1 – Xác định bộ chỉ số thông tin phát triển bền vững các công ty
niêm yết Việt Nam công bố..................................................................................... 89
3.3.3.2. Giai đoạn 2 – So sánh với bộ chỉ số theo Chuẩn mực GRI.........................89
3.3.3.3. Giai đoạn 3 – Phỏng vấn chuyên gia để xác định bộ chỉ số GRI điều chỉnh
...................................................................................................................................90
3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................ 90
3.4.1. Nguồn thu thập dữ liệu.................................................................................. 90
3.4.2. Khung lấy mẫu và cỡ mẫu............................................................................. 91

3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................... 95
Kết luận chương 3...................................................................................................... 99
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................... 100
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính...................................................................... 100
4.1.1. Giai đoạn 1 – Xác định bộ chỉ số thông tin phát triển bền vững các công ty
niêm yết Việt Nam công bố................................................................................... 100
4.1.2. Giai đoạn 2 – So sánh với bộ chỉ số theo Chuẩn mực GRI..........................101
4.1.3. Giai đoạn 3 – Phỏng vấn chuyên gia xác định bộ chỉ số GRI điều chỉnh.....114
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng................................................................... 116
4.2.1. Kết quả thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững của các cơng ty
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.................................................... 116
4.2.1.1. Thông tin cơ bản các công ty trong mẫu................................................... 116
4.2.1.2. Hình thức báo cáo..................................................................................... 117
4.2.1.3. Mức độ cơng bố thông tin PTBV theo ngành nghề................................... 117
4.2.1.4. Mức độ công bố thơng tin PTBV theo bộ tiêu chí dựa trên khuôn khổ GRI
và thông tư 155/2015/TT-BTC.............................................................................. 121
4.2.2. Kết quả kiểm định ảnh hưởng chất lượng thơng tin kế tốn đến mức độ công
bố thông tin PTBV................................................................................................. 122


4.2.3. Kết quả kiểm định về ảnh hưởng mức độ công bố thông tin phát triển bền
vững đến hiệu quả hoạt động................................................................................. 127
4.2.4. Kết quả kiểm định về ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin phát triển bền
vững trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường đến hiệu quả hoạt động....132
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu....................................................................... 139
4.3.1. Bàn luận về mục tiêu đánh giá thực trạng công bố thông tin phát triển bền
vững của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.................139
4.3.2. Bàn luận về mục tiêu đánh giá tác động của chất lượng thơng tin kế tốn đến
mức độ công bố thông tin phát triển bền vững...................................................... 141
4.3.3. Bàn luận về mục tiêu đánh giá tác động của chất lượng thơng tin kế tốn đến

mức độ cơng bố thơng tin phát triển bền vững...................................................... 143
Kết luận chương 4.................................................................................................... 146
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU........................................ 147
5.1. Kết luận......................................................................................................... 147
5.2. Một số hàm ý nghiên cứu............................................................................. 149
5.2.1. Hàm ý về mặt lý thuyết................................................................................ 149
5.2.2. Hàm ý đối với quản trị công ty.................................................................... 149
5.2.3. Hàm ý đối với nhà đầu tư............................................................................ 150
5.2.4. Hàm ý đối với cơ quan chức năng............................................................... 151
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................... 154
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ.............................. xvi
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... xvii
Phụ lục 4.1................................................................................................................. 1
Phụ lục 4.2................................................................................................................. 4
Phụ lục 4.3................................................................................................................. 9
Phụ lục 4.4............................................................................................................... 10
Phụ lục 4.5............................................................................................................... 13
Phụ lục 4.6............................................................................................................... 15
Phụ lục 4.7............................................................................................................... 17


Phụ lục 4.8............................................................................................................... 18
Phụ lục 4.9............................................................................................................... 19
Phụ lục 4.10............................................................................................................. 28


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Viết tắt


Diễn giải

ACCA

Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh Quốc
(The Association of Chartered Certified Accountants)

ASR

Chỉ số xếp hạng bền vững Châu Á
(Asian Sustainability Rating)

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

DJSI

Chỉ số bền vững Dow Jones
(Dow Jones Sustainability Index)

DPSIR

Khuôn khổ DPSIR: Động cơ – Áp lực – Quốc gia – Tác động – Phản
ứng
(Driving Forces, Pressures, States, Impacts and Responses)


EPS

Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(Earning Per Share)

EIRIS

Chỉ số nghiên cứu đầu tư có đạo đức và dịch vụ thông tin
(Ethical Investment Research and Information Service)

FASB

Hội đồng tiêu chuẩn kế tốn tài chính
(Financial Accounting Standard Board)

GRI

Khn khổ hướng dẫn báo cáo sáng kiến tồn cầu
(Global Reporting Initiative)

HĐQT

Hội đồng quản trị


HSX

Sàn giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh


IASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(International Accounting Standard Board)

KLD

Chỉ số Kinder Lydenberg Domini

PPNC

Phương pháp nghiên cứu

PTBV

Phát triển bền vững

QTLN

Quản trị lợi nhuận

SAM

Chỉ số quản lý tài sản bền vững
(Sustainable Asset Management)

TNXH

Trách nhiệm xã hội


TTCK

Thị trường chứng khốn

VN

Việt Nam

WBCSD

Khn khổ hội đồng doanh nghiệp thế giới và phát triển bền vững
(World Business Council for Sustainable Development)


DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
○∆○
Bảng 1.1. Tổng hợp nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thông tin kế tốn đến
thơng tin phát triển bền vững................................................................................... 26
Bảng 1.2. Tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin phát triển bền vững đến
hiệu quả hoạt động.................................................................................................. 29
Bảng 2.1. Thang đo chất lượng thơng tin kế tốn theo phân loại của Beest và cộng
sự (2009)................................................................................................................. 51
Bảng 2.2. Tổng hợp thang đo chất lượng thơng tin kế tốn trong mối quan hệ với
thông tin phát triển bền vững................................................................................... 54
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp giả thuyết nghiên cứu...................................................... 67
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thang điểm đánh giá mức độ công bố thông tin phát triển
bền vững sử dụng trong các nghiên cứu trước đây.................................................. 74
Bảng 3.2. Bảng thang điểm đánh giá mức độ công bố thông tin phát triển bền vững
sử dụng trong luận án.............................................................................................. 77
Bảng 3.3. Thang đo hiệu quả hoạt động.................................................................. 82

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp thang đo các khái niệm nghiên cứu................................. 85
Bảng 3.5. Bảng thống kê mẫu nghiên cứu............................................................... 94
Bảng 4.1. Bảng so sánh chỉ số thông tin phát triển bền vững theo thông tư
155/2015/TT-BTC và theo Chuẩn mực GRI.......................................................... 103
Bảng 4.2. Bảng so sánh chỉ số thông tin phát triển bền vững theo thực trạng công bố
của các công ty niêm yết Việt Nam và theo Chuẩn mực GRI................................ 107
Bảng 4.3. Bảng thống kê các chỉ số thơng tin phát triển bền vững theo Chuẩn mực
GRI ít được các công ty niêm yết Việt Nam công bố............................................ 114
Bảng 4.4. Bảng thống kê các chỉ số thông tin phát triển bền vững được nhiều công
ty niêm yết Việt Nam công bố nhưng không thuộc Chuẩn mực GRI.....................115
Bảng 4.5. Bảng thống kê số lượng doanh nghiệp phân loại theo ngành nghề........117
Bảng 4.6. Thống kê mô tả về mức độ công bố thông tin phát triển bền vững phân
loại theo ngành...................................................................................................... 118


Bảng 4.7. Thống kê mô tả về mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của
ngành nhạy cảm và không nhạy cảm với môi trường............................................ 120
Bảng 4.8. Thống kê mô tả về mức độ công bố thông tin phát triển bền vững phân
loại theo GRI......................................................................................................... 121
Bảng 4.9. Hệ số tương quan giữa các biến trong giả thuyết 1, 2, 3........................123
Bảng 4.10. Kiểm định sự phù hợp của giả thuyết 1, 2, 3....................................... 124
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của giả thuyết 1...............125
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của giả thuyết 2...............125
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của giả thuyết 3...............125
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi của giả thuyết 1, 2, 3
.................................................................................................................................126
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy của giả thuyết 1, 2, 3................................................. 126
Bảng 4.16. Thống kê mô tả về hiệu quả hoạt động................................................ 127
Bảng 4.17. Thống kê mô tả về hiệu quả hoạt động phân loại theo ngành..............128
Bảng 4.18. Hệ số tương quan giữa các biến trong giả thuyết 4.............................. 129

Bảng 4.19. Kiểm định sự phù hợp của giả thuyết 4............................................... 130
Bảng 4.20. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của giả thuyết 4...............131
Bảng 4.21. Kết quả kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi của giả thuyết 4......131
Bảng 4.22. Kết quả hồi quy của giả thuyết 4......................................................... 132
Bảng 4.23. Hệ số tương quan giữa các biến trong giả thuyết 5, 6, 7......................133
Bảng 4.24. Kiểm định sự phù hợp của giả thuyết 5, 6, 7...................................... 134
Bảng 4.25. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của giả thuyết 5...............135
Bảng 4.26. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của giả thuyết 6...............136
Bảng 4.27. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của giả thuyết 7...............136
Bảng 4.28. Kết quả kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi của giả thuyết 5, 6, 7
.................................................................................................................................136
Bảng 4.29. Kết quả hồi quy của giả thuyết 5, 6, 7 với biến phụ thuộc hiệu quả hoạt
động đo bằng ROAit.............................................................................................. 137


Bảng 4.30. Kết quả hồi quy của giả thuyết 5, 6, 7 với biến phụ thuộc hiệu quả hoạt
động đo bằng TBQ................................................................................................ 138
Bảng 4.31. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu giả thuyết H1,
H2, H3................................................................................................................... 141
Bảng 4.32. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu giả thuyết H4,
H5, H6, H7............................................................................................................ 143
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 2.1. Lịch sử hình thành và phát triền của Báo cáo bền vững........................... 43
Hình 2.2. Lịch sử hình thành và phát triển GRI....................................................... 47
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu................................................................................. 69
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................... 72
Hình 4.1. Các chỉ số báo cáo kinh tế, môi trường, xã hội theo GRI và theo thơng tư
155/2015/TT-BTC................................................................................................. 102
Hình 4.2. Các chỉ số báo cáo kinh tế, môi trường, xã hội theo GRI và theo thực
trạng công bố của các cơng ty niêm yết VN.......................................................... 106

Hình 4.3. Mức độ cơng bố thơng tin phát triển bền vững theo ngành nghề...........119
Hình 4.4. Hiệu quả hoạt động phân loại theo ngành.............................................. 128


TĨM TẮT LUẬN ÁN
Đề tài: Mức độ cơng bố thơng tin phát triển bền vững trong mối quan hệ với chất
lượng thơng tin kế tốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt
Nam
Chuyên ngành: Kế tốn

Mã: 9.34.03.01

Tóm tắt:
Luận án nghiên cứu về mức độ cơng bố thông tin phát triển bền vững của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó phân tích sự ảnh hưởng
của chất lượng thơng tin kế tốn đến mức độ cơng bố thơng tin phát triển bền vững
và ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích hồi
quy trên Stata với mẫu gồm 262 cơng ty niêm yết năm 2018, kết quả nghiên cứu
cho thấy công bố thông tin phát triển bền vững tại Việt Nam được đánh giá ở mức
điểm thấp, dưới mức cơ bản và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chú trọng công bố
thông tin kinh tế hơn là các thông tin thuộc về mơi trường và xã hội. Nghiên cứu đã
tìm thấy bằng chứng thống kê về ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn thơng
qua mức độ thận trọng đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng tìm ra bằng chứng cho thấy thật sự thông tin phát triển bền
vững, đặc biệt khía cạnh thơng tin xã hội và mơi trường có ảnh hưởng cùng chiều
đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua thang đo ROA và Tobin’s Q. Với
kết quả nghiên cứu này, tác giả hàm ý kêu gọi các nhà quản lý công ty nâng cao hơn
nhận thức về hoạt động phát triển bền vững cũng như nâng cao mức độ công bố
thông tin phản ánh về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt các vấn đề

liên quan đến xã hội và mơi trường.
Từ khóa: Thông tin phát triển bền vững, chất lượng thông tin kế tốn, hiệu quả hoạt
động và cơng ty niêm yết.


ABSTRACT OF THESIS

Topic: Sustainable development in relation to financial accouting quality and
performance – empirical evidence in Vietnam.
Major: Accounting

Code: 9.34.03.01

Abstracts:
The thesis researches on the level of sustainability development disclosure of
companies listed on Vietnam’s stock market and the impact of financial accounting
quality (FAQ) on the level of sustainability development disclosure and the impact
of sustainability development disclosure on business performance. By using
quantitative method, I analyzed on stata with a sample of 262 entities in 2018.
Research results show that disclosure of sustainable development information in
Vietnam is low and Vietnamese businesses still focus on disclosing economic
information rather than enviromental information and social information. The study
has found statistical evidence about the impact of FAQ through accounting
conservatism on the level of sustainability development disclosure. Besidies, the
study also find evidence that sustainable development information, especially
enviromental and social information has a positive effect on business performace
through ROA and Tobin’s Q. With the research results, I imply calling for company
managers to raise awareness of sustainable development activities as well as
increase public sustainable development informations, especially issues related to
society and the enviroment.

Keywords: Sustainable development information, Financial Accounting Quality
(FAQ), Business peformance and listed company.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, áp lực và nhu cầu thông tin của các bên liên quan đã
thay đổi đáng kể (Romero và cộng sự, 2019). Sự thay đổi này xuất phát từ những
thay đổi về các mục tiêu xã hội và những tác động tiêu cực của hoạt động kinh
doanh đến môi trường sống (Herzig và Schaltegger, 2011). Điều này đặt ra những
yêu cầu về hoạt động kinh doanh bền vững trong doanh nghiệp. Đó chính là lý do vì
sao vấn đề về tính bền vững ngày càng được chú trọng trong tập đoàn và các bên
liên quan của họ trên khắp thế giới (Romero và cộng sự, 2019). Tính bền vững được
thể hiện thông qua bền vững kinh tế (như sự tăng trưởng, các khoản đóng góp ngân
sách, các khoản chi trả cho cổ đông ...), bền vững xã hội (như bình đẳng giới, cam
kết khơng sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, an toàn lao động, các
khoản đóng góp cho cộng đồng ...) và bền vững mơi trường (như chính sách xử lý
khí thải, nước thải, chất thải, chính sách tiết kiệm năng lượng ...) (GRI, 2016). Tuy
nhiên, thường là khó khăn cho các bên liên quan bên ngoài để đánh giá hiệu quả
hoạt động bền vững của công ty nếu chỉ dựa vào thông tin trên Báo cáo tài chính
(BCTC). Chúng ta biết rằng BCTC được xem là kênh thông tin để thông báo cho
các nhà quản lý, nhà đầu tư, phân tích
... tình hình kinh tế và tài chính của cơng ty nhằm giúp họ đưa ra các quyết định phù
hợp. Nhưng, BCTC có điểm hạn chế ở chỗ nó khơng cung cấp thơng tin để trả lời
cho những câu hỏi đang được quan tâm hiện nay, cụ thể về khía cạnh thơng tin mơi
trường và xã hội (Perrini và Tencati, 2006). Để giảm bớt sự bất cân xứng thông tin
này, các công ty được mong đợi sẽ cung cấp thông tin về hoạt động trách nhiệm xã

hội (TNXH) của mình cũng như tuân thủ các ngun tắc về tính minh bạch thơng
tin phát triển bền vững (PTBV) (Philippe và Durand, 2011). Một kênh quan trọng
mà thơng qua đó cơng ty đáp ứng được nhu cầu này là công bố trong Báo cáo
thường niên (BCTN) hoặc Báo cáo bền vững (Hahn và Kühnen, 2013). Với những
thay đổi nhu


cầu thông tin nêu trên, chủ đề về thông tin PTBV nhận được sự quan tâm ngày càng
gia tăng trong kinh doanh và học thuật (Hahn và Kühnen, 2013).
Mặc dù thông tin PTBV nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều, tuy nhiên việc
công bố thông tin này cũng gặp nhiều thách thức (Herzig và Schaltegger, 2011).
Một trong những thách thức đó là sự lo ngại của các bên liên quan về lợi ích mà
thơng tin này mang lại so với chi phí khi thực hiện. Từ đó, hình thành hướng nghiên
cứu về những ảnh hưởng của thông tin PTBV và được thực hiện trong nhiều bối
cảnh khác nhau. Dựa trên lý thuyết tính chính thống, lý thuyết các bên liên quan và
lý thuyết tín hiệu, nhiều nghiên cứu đã tìm được bằng chứng thống kê để chứng
minh thơng tin PTBV có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể, thông tin PTBV
ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như hệ số lợi
nhuận trên tài sản (ROA), hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số lợi
nhuận trên doanh thu (ROS) (Bachoo và cộng sự, 2013; Cheng và cộng sự, 2016;
Kasbun và cộng sự, 2017), giá trị công ty thông qua Tobin’s Q (Cheng và cộng sự,
2016; Kuzey và Uyar, 2017; Servaes và Tamayo, 2013), thu nhập trên cổ phiếu
(Cheng và cộng sự, 2016; Karagiorgos, 2010), giá cổ phiếu (Marsat và Williams,
2011; Reverte, 2016), giá trị thương hiệu (First và Khetriwal, 2010; Melo và Galan,
2011). Qua đó, người ta đã chấp nhận rằng các cơng ty có thể đạt được nhiều lợi thế
thơng qua việc xây dựng hình ảnh tích cực và thiết lập mối quan hệ xã hội với nhân
viên, khách hàng, cộng đồng địa phương. Điều này góp phần tạo ra lợi thế về danh
tiếng cho các công ty (Branco và Rodrigues, 2006). Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này
được kiểm định tốt chủ yếu trong bối cảnh các nước phát triển và chưa có kết quả
thống nhất đối với các nước đang phát triển.

Bên cạnh sự quan tâm về mối quan hệ lợi ích – chi phí, các bên liên quan cịn lo
ngại vấn đề đạo đức có thể dẫn đến sự ảnh hưởng ngược chiều của chất lượng thơng
tin kế tốn đến việc cơng bố thơng tin PTBV. Điều đó có nghĩa các cơng ty có
BCTC kém chất lượng có thể cơng bố thơng tin bền vững được chuẩn hóa như một
cơ chế hợp pháp để che đậy sự can thiệp từ các kỹ thuật xử lý của kế tốn
(Martínez‐Ferrero và cộng sự, 2015). Với dữ liệu đa quốc gia tại các nước phát
triển, Martínez‐Ferrero và


cộng sự (2015) đã cung cấp bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp cung cấp thơng
tin kế tốn có chất lượng thì có khuynh hướng cung cấp nhiều thơng tin TNXH tốt
hơn. Đây thật sự là tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư và các nhà phân tích. Tương
tự như dòng nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thơng
tin kế tốn đến thơng tin PTBV cũng được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển.
Nhận thức tầm quan trọng thông tin về tính bền vững, đồng thời để hội nhập với
Thế Giới và gia tăng tính cạnh tranh, tại Việt Nam (VN), một số công ty niêm yết đã
tiên phong công bố thông tin bền vững thông qua công cụ Báo cáo bền vững như
công ty cổ phần nhựa An Phát Xanh, công ty cổ phần Trapaco, công ty cổ phần Sợi
thế kỷ, công ty cổ phần Sữa Việt Nam ... Tuy nhiên, do đây là các thơng tin phi tài
chính nên số lượng Báo cáo bền vững được lập bởi các công ty niêm yết vẫn rất hạn
chế. Theo Nguyễn Thị Ngọc Bích và cộng sự (2015), các cơng ty niêm yết tại VN
vẫn chú trọng báo cáo thông tin tài chính bắt buộc theo quy định pháp lý hơn là các
thơng tin phi tài chính. Mặc dù thơng tin PTBV đã được nghiên cứu của Trịnh Hiệp
Thiện và Nguyễn Xuân Hưng (2016), Dương Thị Thu Thảo và cộng sự (2019)
chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nhưng
thông tin này vẫn được công bố ở mức thấp (Phạm Đức Hiếu, 2015; Phạm Đức
Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan, 2015; Vu và Buranatrakul, 2018). Để nâng cao nhận
thức nhà quản lý về việc công bố thơng tin này, ngày 06/10/2015, Bộ tài chính đã
ban hành thông tư 155/2015/TT- BTC yêu cầu các công ty niêm yết bắt buộc phải
cơng bố các khía cạnh thơng tin xã hội, môi trường trên BCTN hoặc Báo cáo bền

vững. Điều này hứa hẹn sẽ gia tăng trách nhiệm công bố thơng tin tính bền vững tại
các cơng ty niêm yết VN và dẫn đến nhu cầu gia tăng nghiên cứu về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, tính đến nay, số lượng nghiên cứu về thông tin PTBV tại VN vẫn cịn rất
ít, đặc biệt các nghiên cứu phân tích dựa trên dữ liệu cơng bố sau khi thơng tư
155/2015/TT-BTC có hiệu lực. Xuất phát từ những khe hỏng trong nghiên cứu về
lĩnh vực này, tác giả hướng tới mục tiêu đánh giá thực trạng công bố thông tin
PTBV tại các cơng ty niêm yết VN, phân tích ảnh hưởng thơng tin PTBV đến hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp và xác định ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế
tốn đến thơng tin PTBV. Đây chính là lý do tác giả chọn


đề tài “Mức độ công bố thông tin PTBV trong mối quan hệ với chất lượng thơng tin
kế tốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng và kiểm định mô hình về ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế
tốn đến mức độ công bố thông tin PTBV và ảnh hưởng của mức độ công bố thông
tin PTBV đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại VN.
 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng công bố thông tin PTBV của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khốn (TTCK) VN.
- Phân tích ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn được đo lường thông
qua ba kỹ thuật gián tiếp gồm mức độ quản trị lợi nhuận (QTLN) dồn tích, chất
lượng dồn tích và mức độ thận trọng kế tốn đến mức độ cơng bố thông tin PTBV
của các công ty niêm yết trên TTCK VN.
- Phân tích ảnh hưởng của mức độ cơng bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt
động các công ty niêm yết. Đồng thời, phân tích ảnh hưởng của mức độ cơng bố
thơng tin PTBV trên từng khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường đến hiệu quả hoạt
động của các công ty niêm yết trên thị trường TTCK VN.
Tương ứng với các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu đặt ra những câu hỏi sau:

- Thực trạng thông tin PTBV được các công ty niêm yết trên TTCK VN trong
giai đoạn hiện nay công bố như thế nào?
- Chất lượng thơng tin kế tốn được đo lường thơng qua ba kỹ thuật gián tiếp
gồm mức độ QTLN dồn tích, chất lượng dồn tích và mức độ thận trọng kế tốn ảnh
hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin PTBV của các công ty niêm yết trên TTCK
VN như thế nào?
- Mức độ công bố thông tin PTBV ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
công ty niêm yết trên TTCK VN ra sao? Các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội


của thông tin PTBV ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết
trên TTCK VN như thế nào?
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Mức độ công bố thông tin PTBV, chất lượng thơng tin kế
tốn thơng qua ba kỹ thuật gián tiếp gồm mức độ QTLN dồn tích, chất lượng dồn
tích, mức độ thận trọng và hiệu quả hoạt động.
Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại VN, cụ thể là các

doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
(không bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính tín dụng
do có sự khác biệt về quy định kế toán).


Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của năm tài chính 2018 để

phân tích.



Phạm vi nội dung: nghiên cứu phân tích ảnh hưởng một chiều của chất lượng

thơng tin kế tốn đến mức độ cơng bố thơng tin PTBV và ảnh hưởng của mức độ
công bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở trên, tác giả sử dụng phương pháp
nghiêp cứu hỗn hợp. Cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện đầu tiên nhằm mục tiêu thiết
kế thang đo đánh giá thông tin PTBV dựa trên Chuẩn mực GRI điều chỉnh. Quy
trình nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 xác
định bộ chỉ số thông tin PTBV mà các công ty niêm yết VN công bố. Giai đoạn 2 so
sánh bộ chỉ số thu được ở giai đoạn 1 với bộ chỉ số theo Chuẩn mực GRI. Giai đoan
3 phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để thiết kế bộ tiêu chí thơng tin
PTBV theo Chuẩn mực GRI điều chỉnh.


Phương pháp nghiên cứu định lượng: được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu đề xuất. Dữ liệu tác
giả thu thập là dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu Thomson Reuters, BCTN và Báo
cáo bền vững. Tác giả sử dụng phần mềm STATA và Excel để xử lý dữ liệu. Quy
trình phân tích định lượng trên phần mềm STATA được thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên, tác giả phân tích hồi quy để ước tính giá trị đại diện cho biến QTLN
dồn tích, biến chất lượng dồn tích và biến mức độ thận trọng.
- Tiếp theo, tác giả thực hiện kỹ các kỹ thuật phân tích thống kê mơ tả để đánh
giá thực trạng cơng bố thông tin PTBV của các công ty niêm yết tại VN.
- Cuối cùng, tác giả thực hiện hồi quy để kiểm định cho mục tiêu phân tích ảnh
hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn lần lượt thơng qua các biến mức độ QTLN
dồn tích, chất lượng dồn và mức độ thận trọng đến mức độ công bố thông tin PTBV
và ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Với những mục tiêu đặt ra, luận án đem lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực
tiễn cho các nhà quản lý, nhà phân tích, nhà nghiên cứu, cụ thể:
Về mặt lý luận:
- Luận án góp phần bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của
chất lượng thơng tin kế tốn đến mức độ công bố thông tin PTBV và ảnh hưởng của
mức độ công bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết
tại bối cảnh nước đang phát triển, cụ thể VN. Trong đó, nghiên cứu đưa ra cách tiếp
cận mới về bộ Chuẩn mực GRI điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh tại VN nhằm
đo lường mức độ công bố thông tin PTBV.
- Luận án cung cấp cái nhìn tổng quan về thơng tin PTBV, bao gồm quá trình
hình thành và xu hướng nghiên cứu. Đây có thể xem là một kênh thơng tin về tài
liệu tham khảo để phát triển các nghiên cứu tương lai liên quan đến chủ đề này.
Về mặt thực tiễn:


Kết quả đạt được từ nghiên cứu này giúp đưa ra những hàm ý quản trị cho các bên
liên quan, qua đó góp phần tăng cường nhận thức về cơng bố thông tin PTBV. Cụ
thể như sau:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Với mục tiêu đánh giá thực trạng công bố
thông tin PTBV của các công ty niêm yết VN, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ
giúp cho các cơ quan nhà nước (như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn nhà nước)
thấy được mức độ áp dụng thông tư 155/2015/TT-BTC quy định về việc công bố
thông tin liên quan đến vấn đề xã hội, môi trường trong thực tế, từ đó đưa ra những
giải pháp để nâng cao mức độ công bố thông tin PTBV của các doanh nghiệp.
- Đối với ban quản lý, nhà quản trị tại các công ty niêm yết: Kết quả nghiên cứu
của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo để giúp cho ban quản lý, nhà
quản trị tại các công ty niêm yết thấy được tác động tích cực của thơng tin PTBV
đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là hai khía cạnh thơng tin mơi trường
và xã hội. Từ đó, giúp cho các nhà lãnh đạo có những điều chỉnh phù hợp trong

chiến lược quản lý để đạt được mục tiêu PTBV.
- Đối với các nhà đầu tư, phân tích: Luận án cung cấp bằng chứng về mối quan
hệ giữa chất lượng thông tin kế tốn và mức độ cơng bố thơng tin PTBV, để trả lời
cho những lo ngại về việc liệu doanh nghiệp có dùng thơng tin PTBV như một cơng
cụ nhằm che đậy các kỹ thuật xử lý của kế tốn hay khơng. Từ kết quả nghiên cứu
này, nhà phân tích sẽ có những quyết định phù hợp cho mục tiêu dự báo về sự tăng
trưởng bền vững của công ty.
6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng
thơng tin kế tốn đến mức độ cơng bố thông tin PTBV và ảnh hưởng của mức độ
công bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động của các cơng ty niêm yết VN.
Ngồi Phần mở đầu và Kết luận, kết cấu luận án bao gồm 5 chương. Cụ thể:


 Chương 1 – Tổng quan các nghiên cứu trước: khái qt các nghiên cứu có
liên quan ở nước ngồi và tại VN, từ đó nhận xét và tìm ra khoảng trống nghiên cứu
nhằm khẳng định sự cần thiết để thực hiện luận án.
 Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: tập trung giới thiệu lý thuyết tổng quan về
thông tin PTBV, chất lượng thơng tin kế tốn và hiệu quả hoạt động. Sau đó giới
thiệu các lý thuyết nền để làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu.
 Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: trình bày thang đo đề xuất cho từng
khái niệm nghiên cứu; đồng thời giới thiệu cụ thể về quy trình nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu.
 Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và bàn luận: tập trung trình bày các kết quả
nghiên cứu cũng như bàn luận về kết quả nghiên cứu.
 Chương 5 – Kết luận và hàm ý nghiên cứu: từ việc bàn luận kết quả nghiên
cứu để đưa ra hàm ý nghiên cứu. Cuối cùng, là nội dung về các hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



×