Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng gdp các nước trên thế giới năm 2012 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.81 KB, 19 trang )

Tóm tắt
Xét đến tầm quan trọng của Tổng sản phẩm trong nước trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của 32
nước trong năm 2012”. Dữ liệu dùng trong bài được tổng hợp từ trang web chính thức
của Tổng cục thống kê Việt Nam và các nguồn dữ liệu khác. Tôi đã dựng mô hình hồi
quy thông qua phần mềm STATA. Bài nghiên cứu sử dụng 5 chỉ số của nền kinh tế thế
giới bao gồm: Tổng sản phẩm quốc dân (GDP), tổng kim ngạch nhập khẩu (IM), tổng
kim ngạch xuất khẩu (EX), dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ lệ lạm phát với thời gian
theo dõi trong năm 2012.
Các kết quả kiểm định đã cho ta thấy mô hình được xây dựng phù hợp ngoại trừ việc
mắc hiện tượng phương sai sai số thay đổi và bỏ lỡ biến, các biến độc lập Tổng kim
ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và dân số có thể giải thích được cho sự biến động của biến
phụ thuộc. Để có được một mô hình tốt hơn, cần phải có những biện pháp nhằm khắc
phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và bỏ lỡ biến này.
1
I. Lời mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang tiến lên quá trình hội nhập khu vực,hội
nhập quốc tế. Điều đó tạo nên sự thuận lợi về quan hệ quốc tế, học tập phát triển và lưu
thông buôn bán hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.
Năm 2012 là một năm đầy biến động về kinh tế: khủng hoảng tài chính toàn cầu không
nhiều thì ít cũng chịu ảnh hưởng đến tổng giá trị nhập khẩu, chỉ số gía tiêu dùng và tỷ lệ
lạm phát của hầu hết các nước trên thế giới.
Hơn thế nữa, năm 2012 là năm đầykhó khăn của hầu hết các nước trên thế giới trong khi
đó vấn đề dân số cũng là nột đề tài nóng hổi.
Việc nghiên cứu những tác động của của tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, dân số, chỉ số
giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát giúp ta biết được mức độ ảnh hưởng của chúng đến tổng
sản phẩm quốc nội là như thế nào. Thông qua việc tìm hiểu lý thuyết cũng như những chỉ
tiêu, hiểu được những đặc điểm, tính chất và xu hướng phát triển để từ đó đưa ra những
định hướng, giải pháp tối ưu nhất.
Xuất phát từ những nguyên do trên, tôi đã chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP


của 32 nước năm 2012”.
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào xem xét các chỉ số kinh tế bao gồm: Tổng sản phẩm
quốc dân (GDP), Tổng dân số, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Tỷ lệ lạm phát, Tổng kim
ngạch xuất khẩu (EX), và Tổng kim ngạch nhập khẩu (IM).
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát 32 quốc gia bất kỳ được lựa chọn trong niên giám thống
kê năm 2012.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Sau khi kết thúc nghiên cứu, tôi hy vọng sẽ xây dựng được mô hình thể hiện mối liên hệ
giữa GDP với các chỉ số CPI, EX, IM, dân số và tỷ lệ lạm phát.
1.4. Tổng quan tài liệu
Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng
đến chỉ số GDP như nghiên cứu: “The Factors Affecting Gross Domestic Product (GDP)
in Developing Countries: The Case of Tanzania” (Các yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản
2
phẩm quốc nội của các nước đang phát triển: Trường hợp của Tanzania) của Alex Reuben
Kira hay “Factors influencing the GDP of India” (Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của Ấn
Độ). Các đề tài, tư liệu, bài viết, nghiên cứu đã phân tích làm sáng tỏ những nội dung cơ
bản về tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống theo nhiều góc độ khác nhau, có
những đóng góp nhất định trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên những nghiên cứu đó còn khá trừu tượng, khiến người đọc khó tiếp cận. Hơn
nữa, những nghiên cứu trên cũng được áp dụng cho các trường hợp quốc gia cụ thể, mà
các quốc gia khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau. Tiếp thu những tinh hoa trong
các bài nghiên cứu trước, tôi đã chọn lựa các yếu tố phù hợp với tình hình thế giới năm
2012, cùng với cách tiếp cận đơn giản, hy vọng mô hình sẽ mang tính thực tiễn cao.
3
II. Nền tảng lý luận
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
GDP được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa theo các phương pháp tính khác

nhau. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm của PGS.TS Nguyễn Văn
Công. Theo đó, “tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.”
(Nguyễn Văn Công, 2008).
Như vậy, có thể thấy GDP là một con số thống kê đo lường giá trị hoạt động của nền
kinh tế quốc gia. Tăng trưởng GDP cũng đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia. Tóm lại, GDP là một chỉ tiêu rất quan trọng trong hệ thống tài khoản quốc gia,
mô tả sự vận hành của bộ máy kinh tế một đất nước.
Để tính GDP, người ta sử dụng rất nhiều các phương pháp tính GDP như tính theo chi
tiêu, theo thu nhập, theo chi phí, cũng có thể tính GDP theo giá trị gia tăng hay bình quân
đầu người. Mục tiêu của việc tính GDP là tập hợp các thông tin rời rạc lại thành một con
số bằng thước đo tiền tệ, ví dụ Đồng Việt Nam (VNĐ) hay Đô-la Mỹ (USD) , con số nói
lên giá trị của tổng thể các hoạt động.
GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc
tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả
tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa
kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như
sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó các kí hiệu:
• GDP: Tổng sản phẩm quốc nôi
• C: Tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế
• I: Đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng
của các nhà đầu tư.
• G: Tổng chi tiêu của chính quyền.
• NX: Xuất khẩu ròng của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu ( tiêu dùng của nền kinh
tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất )
4
trừ đi nhập khẩu ( tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm

và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất ).
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới GDP
2.1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương
đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ
dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
2.1.2.2. Dân số
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không
gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số.
2.1.2.3.Tổng kim ngạch xuất khẩu (EX)
EX là giá trị thu được từ quá trình xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.2.4.Tổng kim ngạch nhập khẩu (IM)
IM là giá trị của các hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia trong một khoảng thời gian
nhất định.
2.1.2.5. Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát
của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng
hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa
năm hay một năm.
2.2. Mối quan hệ giữa GDP và các yếu tố ảnh hưởng
2.2.1. GDP và CPI
Giá cả của hàng hóa dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả
thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hóa dịch vụ và cho biết liệu nền
kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Chỉ số giá cả thường rất được quan tâm
theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính
quan trọng.
2.2.2. GDP và dân số
5
Khi dân số tăng nhanh thì thu nhập đầu người càng thấp. Ngược lại, mức thu nhập bình

quân đầu người có tác động nhất định đến tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của dân số.
2.2.3. GDP và EX
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt mang lại nguồn
thu ngoại tệ dồi dào, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, từ đó khiến tăng GDP.
2.2.4. GDP và IM
Hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng tới tiêu dùng trong nước cũng như ảnh hưởng đến các
ngành sản xuất cùng loại trong nước. Đặc biệt, nước ta là một quốc gia nhập khẩu lớn,
chính vì vậy kim ngạch nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.
2.2.5. GDP và tỷ lệ lạm phát
Khi nền kinh tế có lạm phát, nếu không do nguyên nhân tác động từ nước ngoài hay môt
thay đổi lớn về cung sản phẩm, thì nó thể hiện cầu hàng hóa lớn hơn cung hàng hóa. Việc
duy trì cầu hàng hóa lớn hơn cung hàng hóa ở một mức độ vừa phải là cẩn thiết đề kích
thích sản xuất, giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa tốt hơn và tạo lợi nhuận cần thiết cho các
doanh nghiệp đầu tư nâng cao công nghệ, mở rộng sản xuất. Nếu nền kinh tế sa vào giảm
phát, nghĩa là sẽ bị thừa cung, thừa ứ hàng hóa gây ra tình trạng đình đốn, thua lỗ ở các
doanh nghiệp.
2.3. Những nhân tố có thể ảnh hưởng đến GDP mà chưa xét đến
2.3.1. Tổng sản phẩm nông nghiệp (GAP)
GAP là giá trị thị trường của tất cả các sản phẩm nông nghiệp cuối cùng được sản xuất ra
trong một nước trong một thời kỳ nhất định.
2.3.2. Tổng sản phẩm công nghiệp (GIP)
GIP là giá trị thị trường của tất cả các sản phẩm công nghiệp cuối cùng được sản xuất ra
trong một nước trong một thời kỳ nhất định.
III. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Xây dựng mô hình: Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng.
3.1.1. Biến phụ thuộc
6
Y là Tổng sản phẩm quốc nội GDP ( Đơn vị tính: tỷ đồng)
3.1.2. Biến đôc lập: Mô hình gồm 5 biến độc lập:

• X
2
: Xuất khẩu ( Đơn vị tính : tỷ USD )
• X
3
: Nhập khẩu ( Đơn vị tính : tỷ USD)
• X
4
: Dân số ( Đơn vị tính : ngàn người)
• X
5
: Chỉ số giá tiêu dùng CPI ( Đơn vị tính : % )
• X
6
: Tỷ lệ lạm phát ( Đơn vị tính : %)
3.1.3. Mô hình hồi quy tổng thể
Y = β
1
^ + β
2
^ X
2
+ β
3
^ X
3
+ β
4
^ X
4

+ β
5
^ X
5
+ β
6
^ X
6
+ e
i
Các tham số β
2
, β
3
, β
4
, β
5
, β
6
được ước lượng và được tính toán với kỳ vọng về dấu như
sau:
- β
2
mang dấu (+): khi EX tăng thì GDP tăng.
- β
3
mang dấu (+): khi IM tăng thì GDP tăng
- β
4

mang dấu (-): khi dân số tăng thì GDP giảm
- β
5
mang dấu (-): khi CPI tăng thì GDP giảm
- β
6
mang dấu (-): khi tỷ lệ lạm phát tăng thì GDP giảm
3.1.4. Nguồn dữ liệu và cách thu thập dữ liệu
- Nguồn dữ liệu:
• Bảng số liệu ( Bảng 1 phần Phụ lục)
• Số liệu tìm được từ trang web của Tổng cục thống kê
• Số liệu từ trang web
• Số liệu từ trang web
- Không gian mẫu: Khảo sát 32 quốc gia bất kỳ được lựa chọn trong niên giám thống kê,
tiến hành xây dựng các mô hình thống kê.
3.2. Mô tả số liệu
Y X2 X3 X4 X5 X6
Mean 1712.574 406.385 371.491 138452.391 5.838 6.047
Median 769.650 227.750 250.450 47131.238 5.650 4.350
Maximu
m 14290.000 2190.000 1506.000 1333480.000 9.300 24.400
7
Minimum 0.005 6.424 4.687 4839.600 1.800 1.400
Std.Dev. 2746.2837
429.5841
1 358.46807 296382.6325 2.331677 4.9201108
Skewness 3.4685484
2.647766
5 2.0858953 3.500887959 -0.0924 2.4577536
Kurtosis 13.82219

8.528311
3 3.9457125 11.81492306 -1.290014 6.3867555
3.3. Các giả thuyết được kiểm định
- Kiểm định sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc bằng phân phối T
• Kiểm định sự ảnh hưởng của EX lên GDP
• Kiểm định sự ảnh hưởng của IM lên GDP
• Kiểm định sự ảnh hưởng của dân số lên GDP
• Kiểm định sự ảnh hưởng của CPI lên GDP
• Kiểm định sự ảnh hưởng của CPI lên GDP
- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình và dùng phân phối F để kiểm tra xem các tham
số trên có ý nghĩa thống kê hay không.
- Kiểm định các giả thuyết của phương pháp ước lượng OLS
• Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
• Kiểm định giả thuyết phương sai không đổi
• Kiểm định giả thuyết phân phối của nhiễu phải là phân phối chuẩn
• Kiểm định giả thuyết giữa các nhiễu không có tự tương quan
- Kiểm định giả thuyết mô hình không bỏ sót biến
IV. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kết quả hồi quy
8
4.1.1. Mô hình hồi quy
Y = -382.7854 + 7.502518 X
2
– 2.950927 X
3
+ 0.002705 X
4
- 65.03466 X
5
+ 24.44715 X

6
+ e
i
4.1.2. Phân tích ý nghĩa của các hệ số hổi quy
- Đối với β
1
^ = -382.7854 có ý nghĩa là tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, dân số, chỉ số
giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát đồng thời bằng 0 thì GDP đạt giá trị lớn nhất là 382.7854 tỷ
USD Mỹ/năm.
- Đối với β
2
^ = 7.502518 có ý nghĩa là khi tổng giá trị nhập khẩu, dân số, chỉ số giá tiêu
dùng, tỷ lệ lạm phát không đổi và nếu tổng giá trị xuất khẩu tăng (giảm) 1 tỷ đôla
Mỹ/năm thì GDP tăng (giảm) 7.502518 tỷ USD Mỹ/năm.
- Đối với β
3
^ = -2.950927 có ý nghĩa là khi tổng giá trị xuất khẩu, dân số, chỉ số giá tiêu
dùng, tỷ lệ lạm phát không đổi và nếu tổng giá trị nhập khẩu tăng (giảm) 1 tỷ đôla
Mỹ/năm thì GDP giảm (tăng) 2.950927 tỷ USD Mỹ/năm.
- Đối với β
4
^ = 0.002705 có ý nghĩa là khi tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, chỉ số giá
tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát không đổi và nếu dân số tăng (giảm) 1 nghìn người/năm thì
GDP tăng (giảm) 0.002705 tỷ USD Mỹ/năm.
- Đối với β
5
^ = -65.03467 có ý nghĩa là khi tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, dân số, tỷ
lệ lạm phát không đổi và chỉ số giá tiêu dùng tăng (giảm) 1%/năm thì GDP giảm (tăng)
65.03467 tỷ USD Mỹ/năm.
9

- Đối với β
6
^ = 24.44715 có ý nghĩa là khi tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, dân số, chỉ
số giá tiêu dùng không đổi và nếu tỷ lệ lạm phát (giảm) 1%/năm thì GDP tăng (giảm)
24.44715 tỷ USD Mỹ/năm.
4.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Ta cần kiểm định cặp giả thuyết:
• H
0
: R
2
= 0 => mô hình không phù hợp
• H
1
: R
2
≠ 0 => mô hình phù hợp
Ta có: P-value = 0,0000 < 0,05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng hẹp
=> bác bỏ H
0
, chấp nhận H
1
=> mô hình phù hợp
Vậy các biến độc lập trong mô hình giải thích được cho sự biến động của biến phụ thuộc
là GDP.
R
2
= 0.9058 cho ta thấy mô hình này đáng tin cậy. Mức độ phù hợp của mô hình là
90.58%, hay nói cách khác, mô hình đã chỉ ra rằng 90.58% sự thay đổi của GDP là do các

biến EX, IM, dân số, CPI và tỷ lệ lạm phát quyết định.
4.3. Kiểm định sự ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc
4.3.1. Kiểm định sự ảnh hưởng của EX lên GDP
Ta cần kiểm định cặp giả thuyết:
• H
0
: β
2
= 0 => EX không ảnh hưởng đến GDP
• H
1
: β
2
≠ 0 => EX có ảnh hưởng đến GDP
Ta có: P-value = 0,000 < 0,05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng hẹp
=> bác bỏ H
0
, chấp nhận H
1
=> EX có ảnh hưởng đến GDP
Vậy khi Tổng giá trị xuất khẩu thay đổi thì Tổng sản phẩm trong nước cũng thay đổi.
4.3.2. Kiểm định sự ảnh hưởng của IM lên GDP
10
Ta cần kiểm định cặp giả thuyết:
• H
0
: β
3
= 0 => IM không ảnh hưởng đến GDP

• H
1
: β
3
≠ 0 => IM có ảnh hưởng đến GDP
Ta có: P-value = 0,015 < 0,05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng hẹp
=> bác bỏ H
0
, chấp nhận H
1
=> IM có ảnh hưởng đến GDP
Vậy khi Tổng giá trị nhập khẩu thay đổi thì Tổng sản phẩm trong nước cũng thay đổi.
4.3.3. Kiểm định sự ảnh hưởng của dân số lên GDP
Ta cần kiểm định cặp giả thuyết:
• Ho: β
4
= 0 => dân số không ảnh hưởng đến GDP
• H1: β
4
≠ 0 => dân số có ảnh hưởng đến GDP
Ta có: P-value = 0.001 < 0.05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng hẹp
=> bác bỏ H
0
, chấp nhận H
1
=> Dân số có ảnh hưởng đến GDP
Vậy khi dân số thay đổi thì Tổng sản phẩm trong nước cũng thay đổi.
4.3.4. Kiểm định sự ảnh hưởng của CPI lên GDP

Ta cần kiểm định cặp giả thuyết:
• H
0
: β
5
= 0 => CPI không ảnh hưởng đến GDP
• H
1
: β
5
≠ 0 => CPI có ảnh hưởng đến GDP
Ta có: P-value = 0.530 > 0.05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng rộng
=> bác bỏ H
1
, chấp nhận H
0
11
=> CPI không có ảnh hưởng đến GDP
Vậy khi CPI thay đổi thì Tổng sản phẩm trong nước không thay đổi.
4.3.5. Kiểm định sự ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát lên GDP
Ta cần kiểm định cặp giả thuyết:
• H
0
: β
6
= 0 => CPI không ảnh hưởng đến GDP
• H
1
: β

6
≠ 0 => CPI có ảnh hưởng đến GDP
Ta có: P-value = 0.601 > 0.05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng rộng
=> bác bỏ H
1
, chấp nhận H
0
=> Tỷ lệ lạm phát không có ảnh hưởng đến GDP
Vậy khi Tỷ lệ lạm phát thay đổi thì Tổng sản phẩm trong nước không thay đổi.
4.4. Kiểm định các giả thuyết của phương pháp ước lượng OLS
4.4.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, dùng lệnh “vif”.
Từ bảng dữ liệu, ta có thể thấy VIF < 10.
=> mô hình này không mắc bệnh đa cộng tuyến
Do đó, mô hình này không vi phạm giả thuyết của phương pháp ước lượng OLS.
4.4.2. Kiểm định giả thuyết phương sai không đổi
Để kiểm định giả thuyết phương sai không đổi, dùng lệnh “estat hettest”.
12
Kiểm định cặp giả thuyết:
• H
0
: Var(ui) = σ2 => mô hình phù hợp
• H
1
: Var(ui) ≠ σ2 => mô hình vi phạm
Ta có: P-value = 0,0018 < 0,05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng hẹp
=> bác bỏ H
0

, chấp nhận H
1
Vậy mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi.
4.4.3. Kiểm định giả thuyết phân phối của nhiễu phải là phân phối chuẩn
Để kiểm định giả thuyết này, dùng “Stewness and kurtosis normality test”.

Kiểm định cặp giả thuyết:
• H
0
=> mô hình phù hợp
• H
1
=> mô hình vi phạm
Ta có: P-value = 0,4617 > 0,05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng rộng
=> chấp nhận H
0
13
Vậy mô hình không vi phạm giả thuyết phân phối của nhiễu phải là phân phối chuẩn.
4.4.4. Kiểm định giả thuyết không có tự tương quan giữa các nhiễu
Dùng kiểm định Breusch-Godfrey để kiểm tra tự tương quan giữa các nhiễu.
Kết quả kiểm định đã cho thấy mô hình không có tự tương quan giữa các nhiễu. Do đó,
mô hình không vi phạm giả thuyết này.
4.4.5. Kiểm định bỏ sót biến
Để kiểm định xem mô hình đưa ra có bỏ sót biến nào không, dùng lệnh “linktest”.

Gọi hệ số hồi quy của biến hatsquare (hatsquare là biến bị bỏ sót) là β
7
.
Như vậy, để kiểm tra xem mô hình có bỏ sót biến hay không, ta cần kiểm định sự ảnh

hưởng của hatsquare lên GDP.
=> Ta cần kiểm định cặp giả thuyết:
14
• H
0
: β
7
= 0 => hatsquare không ảnh hưởng đến GDP
• H
1
: β
7
≠ 0 => hatsquare có ảnh hưởng đến GDP
Ta có: P-value = 0,0000 < 0,05 = α
=> bề rộng phân phối rơi vào vùng hẹp
=> chấp nhận H
1
=> hatsquare có ảnh hưởng đến GDP
Vậy mô hình đưa ra đã bỏ sót biến.
V. Kết luận chung
5.1. Kết luận mô hình
Từ các số liệu thu thập được, áp dụng phương pháp OLS, bài nghiên cứu đã sử dụng
phần mềm Stata để đưa ra mô hình hồi quy như sau:
Y = -382.7854 + 7.502518 X
2
– 2.950927 X
3
+0.002705 X
4
- 65.03466 X

5
+ 24.44715 X
6
5.2. Ý nghĩa của hệ số hồi quy trong mô hình
Thông qua các kiểm định, có thể thấy rằng các hệ số hồi quy trong mô hình không đều
có ý nghĩa thống kê. Hai biến CPI và tỷ lệ lạm phát không có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc GDP. Tổng thu nhập quốc nội GDP chịu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố
Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và dân số. Cụ thể là:
• Đối với β
2
: Khi Tổng kim ngạch nhập khẩu, dân số không đổi, nếu Tổng kim
ngạch xuất khẩu tăng (giảm) 1 tỷ USD thì Tổng thu nhập quốc nội GDP tăng
(giảm) 7.502518 tỷ USD/năm ứng với độ tin cậy 95%.
• Đối với β
3
: Khi Tổng kim ngạch xuất khẩu, dân số không đổi, nếu Tổng kim
ngạch nhập khẩu tăng (giảm) 1 tỷ USD thì Tổng thu nhập quốc nội GDP giảm
(tăng) 2.950927 tỷ USD/năm ứng với độ tin cậy 95%.
• Đối với β
3
: Khi Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu không đổi, nếu dân số
tăng (giảm) 1 ngàn người thì Tổng thu nhập quốc nội GDP tăng (giảm)
0.002705 tỷ USD/năm ứng với độ tin cậy 95%.
5.3. Kết luận
• Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và dân số có ảnh hưởng đến Tổng thu
nhập quốc nội GDP.
• Mô hình lựa chọn phù hợp với lí thuyết kinh tế
15
• Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và dân số xác định được 90.58% sự biến
động của Tổng thu nhập quốc nội GDP.

• Bằng cách tác động để làm tăng Tổng kim ngạch xuất khẩu, dân số và hạn chế
Tổng kim ngạch nhập khẩu ta có thể làm tăng GDP.
• Mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
• Mô hình còn bỏ sót biến.
4.4. Hạn chế của mô hình
• Có thể đưa thêm một số biến nữa vào mô hình để độ phù hợp của mô hình tăng
lên. Tuy nhiên làm như vậy mô hình sẽ phức tạp hơn, có thể sẽ có nhiều khuyết
tật hơn gây khó khăn trong việc kiểm định.
• Số quan sát còn hạn chế (32 nước) nên có thể kết luận đưa ra từ mô hình chưa
thể phản ánh chính xác thực tế.
• Mô hình được chọn vẫn còn tồn tại hiện tượng phương sai sai số ngẫu nhiên
thay đổi và bỏ sót biến.
Danh mục tài liệu tham khảo
16
1. Nguyễn Văn Công, 2008. Giáo trình Nguyên lý Kinh tế vĩ mô. Hà Nội: Nhà xuất bản
Lao động.
2. Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Website Tổng cục Thống kê. Truy cập tại ngày 24/3/2013.
4. Website Wikipedia. Truy cập tại ngày 24/3/2013.
Phụ lục
17
Bảng 1: Bảng số liệu thống kê Tổng thu nhập quốc nội GDP (Y), Tổng kim ngạch
Xuất khẩu (X2), Tổng kim ngạch nhập khẩu (X3), dân số (X4), chỉ số giá tiêu dùng
(X5), tỉ lệ lạm phát (X6) trong năm 2012.
STT Tên nước
GDP
(Y)
Xuất
khẩu
(X2)

Nhập
khẩu (X3)
Dân số
(X4)
CPI
(X5)
Tỷ lệ
lạm phát
(X6)
1 Spain 1378.0 444.9 268.3 45929.5 6.5 4.1
2 Netherlands 670.2 485.3 451.3 16551.2 8.0 2.1
3 Italy 1821.0 566.8 458.4 60114.0 4.8 3.4
4 United Kingdom 2231.0 645.7 405.6 61634.6 7.7 3.6
5 Japan 4348.0 696.2 765.2 127540.0 7.3 1.4
6 France 2097.0 833.0 508.7 65073.5 6.0 2.8
7 Vietnam 241.8 79.4 72.0 85789.6 2.7 24.4
8 Cambodia 28.0 6.4 4.7 14805.0 1.8 19.7
9 Denmark 204.9 120.7 99.4 5519.4 9.3 3.4
10 China 7800.0 1156.0 1506.0 1333480.0 3.6 5.9
11 Indonesia 915.9 128.8 146.3 229965.0 2.6 9.9
12 Czech Republic 266.3 141.4 116.5 10476.5 5.2 6.3
13 Malaysia 386.6 156.2 210.3 28310.0 5.1 5.4
14 Sweden 348.6 166.6 162.6 9316.3 9.3 3.5
15 Brazil 1990.0 176.0 199.7 191986.0 2.5 5.7
16 Thailand 553.4 179.0 191.3 63389.7 3.5 5.5
17 Nauy 0.0 93.2 137.0 4839.6 7.9 3.8
18 Australia 800.5 187.2 210.7 21938.0 8.1 4.4
19 Turkey 906.5 204.8 117.4 71517.1 4.6 10.4
20 Switzerland 309.9 212.8 232.6 7745.9 9.0 2.4
21 Germany 2863.0 1202.0 1337.0 82002.0 7.9 2.7

22 Poland 667.4 213.9 160.8 38100.7 4.6 4.2
23 Singapore 240.0 219.5 351.2 4987.6 9.2 6.5
24 Taiwan 738.8 236.0 274.6 23069.4 5.7 3.5
25 India 3267.0 287.5 201.0 1170100.0 3.4 8.3
26 Russia 2225.0 302.0 376.7 141882.0 2.1 14.1
27 Mexico 1559.0 305.9 303.0 107550.7 3.6 5.1
28 Hungary 0.0 107.5 93.7 10031.2 5.1 6.1
29 Hong Kong 307.6 387.9 382.6 7008.9 8.1 4.3
30 South Korea 40.0 435.0 466.3 48333.0 5.6 4.7
31 Canada 1307.0 436.7 406.8 33808.0 8.7 2.1
32 United States 14290.0 2190.0 1270.0 307682.0 7.3 3.8
18
19

×