Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Tìm hiểu kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 164 trang )

1


Chỉ đạo biên soạn
TRẦN LÊ TUÂN
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

Tham gia biên soạn
Phòng Thống kê Kinh tế
CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN

Nguồn ảnh: Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

2


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 31/12/2019, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ban
hành Quyết định số 1695/QĐ-TCTK về việc tiến hành Điều tra nông
thôn, nông nghiệp giữa kỳ thời điểm 01/7/2020 trên phạm vi cả nước.
Cuộc Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ là cuộc điều tra chọn
mẫu quy mô lớn trên phạm vi cả nước được thực hiện giữa hai kỳ của
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp; là cuộc điều tra thuộc Chương
trình điều tra thống kê quốc gia ban hành theo Quyết định số
43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Mục đích
chủ yếu của cuộc Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ nhằm:
(1) tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia; phân tích và dự báo tình hình phát triển nơng thơn, nơng
nghiệp trên phạm vi cả nước và từng địa phương; (2) đáp ứng nhu cầu
thông tin phục vụ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nông
thôn, nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn


2021-2025; phục vụ giám sát các mục tiêu phát triển bền vững trong
lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam và thực hiện so sánh quốc tế;
(3) cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và
nông nghiệp; xây dựng dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra mẫu
trong lĩnh vực nông nghiệp và các yêu cầu thống kê khác.
Cuộc điều tra ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong các công
đoạn điều tra từ chuẩn bị mạng lưới điều tra; lập bảng kê các đơn vị
điều tra; thu thập thông tin, kiểm tra, nghiệm thu, xử lý số liệu đến công
bố kết quả điều tra. Khâu thu thập thơng tin áp dụng 2 hình thức: (1) sử
dụng phiếu điện tử trên thiết bị di động (CAPI) thu thập thơng tin về hộ
có hoạt động sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản tại các địa bàn điều
tra và (2) sử dụng phiếu trực tuyến trên trang Web điều hành tác nghiệp
để thu thập thông tin của Ủy ban nhân dân xã và trang trại.

3


Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, đến nay đã
hoàn thành cuộc Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ, đảm bảo về
nội dung và đạt được mục tiêu đề ra.
Để đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của các cơ quan, tổ chức
và cá nhân, Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn biên soạn ấn phẩm “Kết quả
Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 tỉnh Lạng Sơn”.
Ấn phẩm gồm 4 phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung.
Phần thứ hai: Tổng quan về nông thôn, nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn
năm 2020.
Phần thứ ba: Hệ thống biểu số liệu.
Phần thứ tư: Một số chỉ tiêu tổng hợp kết quả Điều tra nông thôn,

nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 của cả nước.
Ấn phẩm này sẽ cung cấp thêm thông tin phục vụ cho công tác
quản lý và điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như nhu
cầu nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân.
Trong quá trình tổng hợp, biên soạn ấn phẩm khơng tránh khỏi
những thiếu sót, Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn rất mong nhận được sự
góp ý, bổ sung của các cấp, các ngành và cá nhân sử dụng thông tin
thống kê.
CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN

4


MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

7

Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHUNG

9

I. Giới thiệu về cuộc điều tra


11

1. Mục đích

11

2. Đối tượng điều tra

11

3. Đơn vị điều tra

11

4. Phạm vi điều tra

12

5. Nội dung điều tra

12

6. Thời điểm, thời kỳ điều tra

14

7. Phương pháp thu thập thông tin

14


8. Một số khái niệm

14

II. Tổ chức thực hiện

15

1. Công tác chuẩn bị

15

2. Xác định địa bàn điều tra mẫu và lập bảng kê các đơn vị điều tra

16

3. Công tác thu thập thông tin

17

4. Xử lý thông tin và tổng hợp kết quả điều tra

17

5. Công bố kết quả điều tra

18

Phần thứ hai: TỔNG QUAN VỀ NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP
TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2020


19

I. Tổng quan về nông thôn

21

1. Khái quát chung khu vực nông thôn

21

2. Kết cấu hạ tầng nông thôn

22

3. Điều kiện làm việc và bộ máy của lãnh đạo xã

32

4. Chương trình mục tiêu Quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới”

33

5


II. Kinh tế nông thôn và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản

37


1. Hộ và nhân khẩu khu vực nông thôn

37

2. Hiện trạng sử dụng đất

40

3. Kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản

40

III. Kinh tế trang trại

48

1. Số lượng và loại hình trang trại

48

2. Quy mơ của trang trại

49

3. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại

50

IV. Đánh giá chung


51

1. Những thành tựu

51

2. Hạn chế

52

3. Một số giải pháp để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp
và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời gian tới

53

Phần thứ ba: HỆ THỐNG BIỂU SỐ LIỆU
Phần thứ tƣ: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP
GIỮA KỲ NĂM 2020 CỦA CẢ NƢỚC

6

55

125


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CAPI


Phỏng vấn điều tra bằng thiết bị di động

ĐTNNGK

Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ

TĐTDS 2019

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

NLTS

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

NKTTTT

Nhân khẩu thực tế thường trú

UBND

Ủy ban nhân dân

7


8


Phần thứ nhất


GIỚI THIỆU CHUNG

9


10


I. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA
1. Mục đích
Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ thời điểm 01/7/2020 thu
thập thông tin cơ bản về nông thôn và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản nhằm đáp ứng ba mục đích chính sau:
- Thứ nhất, tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia; phân tích và dự báo tình hình phát triển nông
thôn, nông nghiệp trên phạm vi cả nước và từng địa phương;
- Thứ hai, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ đánh giá kết quả
thực hiện kế hoạch phát triển nông thôn, nông nghiệp giai đoạn 20162020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025; phục vụ giám sát các
mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp của
Việt Nam và thực hiện so sánh quốc tế;
- Thứ ba, cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về
nông thôn và nông nghiệp; xây dựng dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều
tra trong lĩnh vực nông nghiệp và các yêu cầu thống kê khác.
2. Đối tƣợng điều tra
- Lao động của hộ có hoạt động sản xuất nơng nghiệp và trang trại;
- Điều kiện sản xuất của hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp;
- Điều kiện và kết quả sản xuất của trang trại;
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn;
- Điều kiện sống của cư dân nơng thơn.

3. Đơn vị điều tra
- Hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp
và thủy sản;
- Trang trại nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Ủy ban nhân dân xã.

11


4. Phạm vi điều tra
Cuộc ĐTNNGK năm 2020 tiến hành trên phạm vi tồn tỉnh đối
với các hộ mẫu có hoạt động sản xuất nơng nghiệp; tồn bộ trang trại và
các UBND xã.
5. Nội dung điều tra
Cuộc điều tra tập trung vào 3 nhóm thơng tin lớn sau:
5.1. Thơng tin thực trạng sản xuất nông nghiệp
- Đơn vị sản xuất: Số lượng đơn vị (hộ, trang trại); ngành sản xuất
chính của hộ; loại trang trại; nguồn thu nhập lớn nhất của hộ; quy mô thu
nhập của hộ từ sản xuất nơng nghiệp;
- Lao động: Giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, việc
làm (theo hoạt động, ngành sản xuất), hình thức làm việc (tự làm, nhận
tiền cơng, tiền lương);
- Đất nơng nghiệp và diện tích sản xuất nơng nghiệp: Diện tích
đất sử dụng theo loại đất, hiện trạng pháp lý của đất sản xuất nông
nghiệp (quyền sử dụng đất, thuê, mượn); diện tích gieo trồng một số
cây hằng năm chủ yếu; diện tích hiện có của một số cây lâu năm chủ
yếu; diện tích cây trồng nơng nghiệp được tưới tiêu chủ động; diện tích
ni trồng thủy sản phân theo loại mặt nước (mặn, lợ, ngọt), nhóm thủy
sản, phương thức nuôi;
- Số lượng gia súc, gia cầm chủ yếu;

- Số lượng và cơng suất máy móc thiết bị chủ yếu dùng cho sản
xuất nông nghiệp;
- Thông tin về hoạt động trợ giúp cho sản xuất nông nghiệp: Hệ
thống thủy lợi; khuyến nông, lâm, ngư và thú y; liên kết, hợp tác trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; nhu cầu vay vốn và nguồn vay chủ yếu
cho sản xuất nông nghiệp;

12


- Thông tin chuyên sâu đánh giá hoạt động sản xuất nơng nghiệp
của hộ có hoạt động sản xuất nơng nghiệp theo hướng bền vững và hiệu
quả thông qua ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, mơi trường.
5.2. Thơng tin về nông thôn
- Số hộ, nhân khẩu; số hộ nghèo, hộ cận nghèo;
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: Hệ thống điện;
đường giao thông; trường học, giáo dục mầm non; cơ sở vật chất văn
hóa, thông tin, y tế;
- Thông tin hỗ trợ sản xuất ở nông thôn: Chợ, siêu thị, cửa hàng
tiện lợi; ngân hàng, tổ chức tín dụng khác;
- Thơng tin về các hình thức phát triển kinh tế nơng thơn: Cơ sở,
doanh nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và muối biển; kinh tế
tập thể và làng nghề; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP);
- Thông tin khác về nông thôn: Vệ sinh môi trường nông thôn; cơ
sở vật chất, điều kiện làm việc của UBND xã; thông tin về ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu...
5.3. Thơng tin về cư dân nông thôn
- Số hộ dùng điện, số hộ dùng nước máy; số hộ sử dụng nước từ
cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung; số hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa
chữa nhà ở;

- Số lượt người khám chữa bệnh tại trạm y tế xã;
- Số lượt người được tập huấn, dạy nghề miễn phí;
- Số hộ vay vốn và nguồn vay ưu đãi;
- Thông tin cơ bản một số chức danh lãnh đạo.

13


6. Thời điểm, thời kỳ điều tra
6.1. Thời điểm
Thời điểm điều tra là 0 giờ ngày 01/7/2020. Những chỉ tiêu theo
thời điểm được thu thập là thông tin thực tế tại thời điểm điều tra.
6.2. Thời kỳ thu thập số liệu
Những chỉ tiêu thu thập theo thời kỳ là thông tin phát sinh trong
12 tháng trước thời điểm điều tra hoặc số chính thức năm 2019 được quy
định cụ thể trong từng loại phiếu điều tra.
7. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Cuộc ĐTNNGK năm 2020 sử dụng hai phương pháp thu thập
thông tin: Phỏng vấn trực tiếp và tự cung cấp thông tin trên Trang thông
tin điện tử của cuộc điều tra.
- Phỏng vấn trực tiếp (áp dụng cho đơn vị điều tra là hộ có hoạt
động sản xuất nơng nghiệp, trang trại): Đến từng hộ, trang trại gặp người
cung cấp thông tin để phỏng vấn, kết hợp quan sát đối tượng điều tra và
các tài liệu hiện có để ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử
được thiết kế trên máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh (áp
dụng đối với hộ có hoạt động sản xuất nơng nghiệp) và phiếu điều tra trực
tuyến được thiết kế trên trang thông tin điện tử (áp dụng đối với trang trại).
- Tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử (áp dụng đối
với UBND xã): Người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin phiếu xã
(thơng thường là cơng chức Văn phịng - Thống kê xã) được cấp tài

khoản cùng mật khẩu đăng nhập để kê khai thông tin vào phiếu điều tra.
8. Một số khái niệm
8.1. Hộ dân cư
Hộ bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn
chung và ở chung. Đối với hộ có từ 02 người trở lên, các thành viên
trong hộ có thể có hay khơng có quỹ thu chi chung; có hoặc khơng có
mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai.
14


8.2. Diện tích sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản
Đất hộ sử dụng là đất thực tế dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản. Đất hộ sử dụng bao gồm đất của hộ hoặc đất hộ thuê, mượn;
không bao gồm đất của hộ đang cho thuê, cho mượn.
8.3. Máy móc, thiết bị chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản
Là các loại máy móc, thiết bị chủ yếu của hộ phục vụ cho sản
xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; chỉ tính những máy cịn sử dụng được
(kể cả máy đang sửa chữa lớn) thuộc quyền sở hữu của hộ và số máy của
hộ cho th, cho mượn; khơng tính số máy mà hộ thuê hoặc mượn nơi
khác và các máy móc là sản phẩm hàng hóa kinh doanh bn bán của hộ.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chuẩn bị
Căn cứ Phương án điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm
2020 ban hành theo Quyết định số 1695/QĐ-TCTK ngày 31 tháng 12
năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh
thành lập Tổ công tác để thực hiện tổ chức, chỉ đạo cuộc điều tra trên địa
bàn tỉnh (Quyết định số 53/QĐ-CTK ngày 11/5/2020 của Cục trưởng
Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn về việc thành lập Tổ công tác cấp tỉnh chỉ

đạo điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ thời điểm 01/7/2020).
Thành phần Tổ cơng tác của tỉnh do 01 Phó Cục trưởng Cục Thống kê
làm Tổ trưởng; Lãnh đạo Phịng Thống kê Nơng nghiệp làm Ủy viên
Thường trực; 03 thống kê viên Phòng Thống kê Nơng nghiệp, thống kê
viên Phịng Thanh tra Thống kê, 01 thống kê viên, Phòng Thống kê Tổng
hợp phụ trách cơng nghệ thơng tin; 01 lãnh đạo cấp Phịng và 01 chuyên
viên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm thành viên.
Tổ công tác của tỉnh chịu sự điều hành trực tiếp của Cục trưởng
Cục Thống kê tỉnh và chịu sự giám sát của Tổng cục Thống kê.
15


2. Xác định địa bàn điều tra mẫu và lập bảng kê các đơn vị
điều tra
Tỉnh đã rà soát và xác lập 227 địa bàn điều tra, với hơn 21,2 nghìn
hộ điều tra.
2.1. Điều tra mẫu hộ
- Xác định địa bàn điều tra mẫu:
+ Khu vực nông thôn: Địa bàn điều tra mẫu là địa bàn thuộc dàn
mẫu chủ khu vực nông thôn của TĐTDS 2019 sau khi được rà soát,
cập nhật.
+ Khu vực thành thị: Địa bàn điều tra mẫu là địa bàn được chọn
mẫu từ các địa bàn được lập trên cơ sở rà soát, tách, ghép địa bàn chứa
hộ có hoạt động sản xuất nơng nghiệp từ toàn bộ địa bàn thành thị và các
địa bàn khu vực nông thôn chuyển lên thành thị của TĐTDS 2019 có đến
thời điểm lập bảng kê.
- Lập bảng kê hộ điều tra:
+ Khu vực nơng thơn: Tiến hành rà sốt các hộ trên địa bàn, hộ
chuyển đi, hộ chuyển đến; hộ tách, nhập để xác định tổng số hộ trên địa
bàn. Đồng thời, tiến hành rà soát danh sách và đến hộ xác định hộ có

hoạt động sản xuất nơng nghiệp để ghi chép, cập nhật thông tin vào bảng
kê theo mẫu quy định;
+ Đối với khu vực thành thị: Trực tiếp đến từng hộ và ghi chép
thông tin vào bảng kê theo mẫu quy định.
- Chọn hộ mẫu:
Sau khi hồn thành việc rà sốt, cập nhật bảng kê hộ có hoạt
động sản xuất nơng nghiệp ở những địa bàn điều tra sẽ tiến hành
chọn các hộ điều tra mẫu theo từng địa bàn điều tra theo phần mềm
trực tuyến.

16


2.2. Điều tra trang trại
Bảng kê trang trại được lập cho từng xã/phường/thị trấn. Căn cứ
vào tiêu chí xác định kinh tế trang trại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hiện hành, Tổ công tác của tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Thống kê
cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã hướng dẫn rà soát, lập danh sách
trang trại trên địa bàn, bảng kê được lập đến từng trang trại.
3. Công tác thu thập thông tin
Thực hiện thu thập thông tin ở tất cả các địa bàn điều tra bắt đầu
từ ngày 01/7/2020 và kết thúc vào ngày 30/7/2020.
Kết thúc thời điểm thu thập thông tin tại địa bàn, Tổ công tác tỉnh
đã tổ chức nghiệm thu kết quả với khối lượng thực hiện: 21.218 phiếu
hộ, 7 phiếu trang trại, 181 phiếu xã.
4. Xử lý thông tin và tổng hợp kết quả điều tra
4.1. Xử lý thông tin phiếu điều tra
- Xử lý dữ liệu bảng kê: Xây dựng phần mềm cập nhật và xử lý dữ
liệu kết quả điều tra hoạt động NLTS phục vụ phân công điều tra viên
thực hiện điều tra thực địa bằng phiếu điện tử và thực hiện phân cấp quản

lý điều tra.
- Phiếu điều tra trực tuyến: Thông tin trên phiếu trực tuyến được
lưu trữ trên máy chủ của Tổng cục Thống kê sau khi đơn vị hồn thành
tự điền thơng tin. Dữ liệu điều tra sẽ được kiểm tra, duyệt và nghiệm thu
bởi các giám sát viên cấp huyện, cấp tỉnh và tích hợp vào cơ sở dữ liệu
chung của phiếu điện tử phục vụ cho công tác làm sạch và xử lý, tổng
hợp các kết quả điều tra.
- Phiếu điều tra điện tử: Thông tin trên phiếu điện tử được điều
tra viên hoàn thành và gửi về máy chủ của Tổng cục Thống kê ngay
trong quá trình điều tra thực địa. Dữ liệu được kiểm tra, duyệt và nghiệm
thu bởi các giám sát viên cấp huyện, cấp tỉnh.
17


4.2. Tổng hợp dữ liệu điều tra
Xây dựng phần mềm cập nhật và xử lý dữ liệu kết quả điều tra
nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dữ liệu ĐTNNGK được chiết xuất và lưu
giữ dưới các định dạng: Excel. SPSS, STATA để phục vụ phân tích dữ
liệu và viết báo cáo kết quả.
5. Công bố kết quả điều tra
Thông tin về kết quả điều tra do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê công bố theo quy định của pháp luật.
Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh chỉ công bố kết quả điều tra ở
địa phương theo đúng kết quả do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã
công bố.

18


Phần thứ hai


TỔNG QUAN
VỀ NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP
TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2020

19


20


I. TỔNG QUAN VỀ NÔNG THÔN
1. Khái quát chung khu vực nơng thơn
Tại thời điểm 01/7/2020, tồn tỉnh Lạng Sơn có 181 xã, 1.636
thơn; so với năm 2016 giảm 26 xã và giảm 495 thơn, do q trình sắp
xếp lại đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh. Tổng số hộ khu vực nông
thôn là 146.691 hộ, giảm 0,38% so với năm 2016. Có nhiều nguyên nhân
dẫn tới sự thay đổi đối với cư dân nông thôn: Đối với số hộ, một mặt do
có sự gia tăng quy mơ hộ gia đình, năm 2020 số nhân khẩu bình quân
một hộ đạt 4,32 người/hộ, cao hơn mức 4,05 người/hộ của năm 2016;
mặt khác, do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đơ thị hóa, dịng
người di cư từ các huyện lên thành phố sinh sống, định cư, hoặc đi làm
việc tại các khu công nghiệp của các tỉnh khác tăng qua các năm.
Tổng số nhân khẩu khu vực nông thôn là 633.012 người, tăng
6,03% so với năm 2016. Trong giai đoạn 2011 - 2020, số hộ nông thôn
của tỉnh tăng 6,48%; số nhân khẩu tăng 7,59%.
Biểu đồ 01. Số hộ và nhân khẩu nông thôn qua 3 kỳ điều tra
Đơn vị tính: Hộ, người

700.000


633.012

597.040

588.342

600.000
500.000
400.000
300.000
200.000

137.762

147.255

146.691

100.000
0

2011

2016
Số hộ

Số nhân khẩu

21


2020


Về kinh tế nơng thơn: Tồn tỉnh có 76 hợp tác xã nông, lâm
nghiệp và thủy sản đang hoạt động có hiệu quả; các hợp tác xã và tổ hợp
tác cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất, tiêu thụ nơng sản và từng
bước hỗ trợ có hiệu quả kinh tế hộ.
2. Kết cấu hạ tầng nông thôn
Giai đoạn 2016 - 2020, song hành với sự phát triển về kinh tế - xã
hội khu vực nông thôn, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhiều cơng trình được
xây dựng, cải tạo, nâng cấp đã tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt nơng
thơn, góp phần phục vụ phát triển từng bước khu vực nông thôn, nhất là
hệ thống đường giao thơng nơng thơn, cơ sở vật chất văn hóa, trụ sở làm
việc, trường học, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, nhà ở dân
cư, y tế, môi trường…
Hạ tầng nơng thơn đã có nhiều thay đổi tích cực, góp phần đưa
kinh tế nơng thơn liên tục tăng trưởng, ngành nông nghiệp đang chuyển
đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân. Dịch vụ ở nông thôn phát triển đa dạng
với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Việc cơ cấu lại nông nghiệp
đạt nhiều kết quả quan trọng, quy mơ và trình độ sản xuất được nâng cao;
chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa theo hướng phát huy lợi thế của
mỗi địa phương.
Trong giai đoạn tiếp theo, việc tiếp tục phát triển toàn diện và
đồng bộ hạ tầng nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với q trình đơ
thị hóa; kinh tế nơng thơn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên
tiến, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông nghiệp
gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó

22


biến đổi khí hậu; xã hội nơng thơn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn
sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị ở nơng thơn được tăng cường;
quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững.
2.1. Hệ thống điện
Tính đến ngày 01/7/2020, 100% số xã có điện lưới; số thơn, bản
có điện là 1.607, tỷ lệ đạt 98,23%; trong đó, số thơn, bản có điện lưới
quốc gia là 1.591, tỷ lệ đạt 99%. Trong những năm gần đây, hệ thống hạ
tầng điện nông thôn luôn được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm đầu
tư, cải tạo, nâng cấp và xây mới các trạm biến áp, đường dây chuyển tải
điện năng.
Mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh cùng với chất lượng
dịch vụ cung cấp điện ngày càng được cải thiện là điều kiện quan trọng
để phát triển sản xuất nông nghiệp, chế biến và ngành nghề dịch vụ nơng
thơn, đồng thời góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần
người dân.
2.2. Hệ thống giao thông
Trong 05 năm qua, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản
thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. Hiện nay, hệ thống giao
thơng nơng thơn của tỉnh Lạng Sơn đã có bước phát triển căn bản, làm
thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng, tạo điều
kiện thuận lợi phát triển văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư về
khu vực nông thôn, tạo cơng ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo,
đảm bảo an sinh xã hội.
Đến 01/7/2020, có 181 xã có đường ơ tơ từ UBND huyện đến trụ
sở UBND xã, đạt tỷ lệ 100% (đường ô tô đi được quanh năm là 179 xã,


23


tỷ lệ đạt 98,9% tổng số xã); trong đó, số xã có đường đến trụ sở UBND
xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa là 176, đạt 97,24%. Hệ thống giao
thông đến cấp thôn được chú trọng đầu tư và phát triển, 1.569 thơn có
đường ơ tơ đến UBND xã, đạt 95,9% tổng số thôn.
2.3. Hệ thống trường học
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh tiếp tục thực hiện chủ trương
xã hội hóa giáo dục của nhà nước, hệ thống trường học các cấp ở khu
vực nông thôn đã đạt được những kết quả tích cực, hệ thống giáo dục
từ nhà trẻ đến phổ thông trung học được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và
xây mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học của giáo viên
và học sinh. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 178 xã có trường tiểu
học, đạt 98,34% số xã; số trường tiểu học là 225 trường, giảm 20
trường so với năm 2016; số trường trung học cơ sở là 191 trường,
giảm 14 trường so với năm 2016, có 173 xã có trường trung học cơ sở
trên địa bàn xã, đạt 95,58% số xã. Số trường tiểu học được xây dựng
kiên cố, bán kiên cố đạt tỷ lệ 99,56%. Số trường trung học cơ sở được
xây dựng kiên cố, bán kiên cố đạt tỷ lệ 99,48%. Đây là những cấp học
cơ bản được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phổ cập giáo dục phổ
thông tại nông thôn.
Bên cạnh việc phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, giáo
dục mầm non ngày càng được quan tâm và mở rộng, nhiều trường
mẫu giáo, mầm non được xây dựng, hệ thống các trường mầm non
dân lập, tư thục ngày càng phát triển. Năm 2020, tổng số trường
mầm non, mẫu giáo khu vực nông thơn có 207 trường; trong đó,
100% trường được xây dựng kiên cố, bán kiến cố; có 181 xã có
trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn, đạt tỷ lệ 100% xã có trường
mẫu giáo, mầm non.

24


Biểu đồ 02. Số trƣờng mầm non, tiểu học và THCS qua 3 kỳ điều tra
Đơn vị tính: Trường

245
250

214

207

225

226

200

205

191

200
143
150
100
50
0
Mầm non


Tiểu học
2011

2016

THCS
2020

2.4. Hệ thống y tế
Những năm qua hệ thống y tế cơ sở; trong đó, y tế xã đóng vai
trị nịng cốt đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện các chỉ số sức
khoẻ, tăng cường sự tiếp cận của người dân tới dịch vụ y tế chất lượng
với chi phí hợp lý, góp phần tăng cường và hướng tới bao phủ sức khoẻ
toàn dân.
Việc thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã đã nhận được sự quan
tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tất cả các địa phương của tỉnh
đều xác định phải đưa các tiêu chí của Chuẩn Quốc gia về y tế xã vào
trong các Nghị quyết của Chi bộ, Đảng bộ các cấp, trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của chính quyền, giúp cho cơng tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại tuyến xã đạt hiệu quả hơn.

25


×