Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tìm hiểu kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.7 KB, 96 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung:

ThS. BÙI THỊ ÁNH HỒNG
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
NGUYỄN MAI THẢO NHUNG
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

PHẠM THÚY LIỄU
NGUYỄN QUỲNH LAN
NGUYỄN MAI THẢO NHUNG
BÍCH LIỄU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/10-23/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 422-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021.
Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6895-2.



Biên mục trên xuất bản phẩm


của Th viện Quốc gia Việt Nam
Kỹ năng cơ bản dnh cho đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp / Lơng Trọng Thnh, Nguyễn Thị Thanh Nhμn, Ngun ThÞ
Ngut (ch.b.)... - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2021. - 184tr. ; 21cm
ISBN 9786045766545
1. Hμnh chÝnh địa phơng 2. Đại biểu Hội đồng nhân dân
3. Kỹ năng
352.14 - dc23
CTM0439p-CIP

2



CHỦ BIÊN
TS. Lương Trọng Thành, TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn,
ThS. Nguyễn Thị Nguyệt

TẬP THỂ TÁC GIẢ

4

TS. Lương Trọng Thành

ThS. Phùng Thị Quyên

TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn

CN. Mai Thị Viện


ThS. Nguyễn Thị Nguyệt

ThS. Tống Thị Lan

ThS. Lê Công Quyền

CN. Lê Văn Diên

ThS. Nguyễn Văn Ninh

ThS. Nguyễn Thị Hạnh

ThS. Thịnh Văn Khoa

CN. Lê Xuân Hương

CN. Đào Thị Kim Thanh

ThS. Lê Thị Lan Anh

ThS. Đỗ Phương Anh

ThS. Nguyễn Thị Quy

TS. Phạm Thị Hoài Thu

ThS. Trịnh Thị Yến

ThS. Nguyễn Ngọc Thắng


ThS. Vũ Tất Thành

ThS. Vũ Tuấn Anh

TS. Nguyễn Hữu Đàn

ThS. Trần Thị Ngọc Diệp

ThS. Lê Thị Nga

ThS. Lê Thị Hương

ThS. Trịnh Hoàng Minh


LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân ở nước ta hiện nay, vấn đề tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
là yêu cầu tất yếu, khách quan.
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước
cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Năng lực, trình độ,
trách nhiệm của đại biểu là yếu tố có tính quyết định chất lượng
hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong thời gian qua, chất
lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp không
ngừng được nâng lên. Đa số đại biểu Hội đồng nhân dân thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; luôn giữ mối liên hệ

chặt chẽ và chịu sự giám sát của cử tri, gương mẫu, nêu cao
trách nhiệm trước cử tri, tích cực tuyên truyền vận động nhân
dân chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Hội
đồng nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay một số đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp vẫn còn những mặt hạn chế như: đại biểu
chưa thường xuyên cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là các
văn bản luật điều chỉnh trực tiếp về tổ chức và hoạt động của

5


Hội đồng nhân dân; còn thiếu kỹ năng trong thực hiện nhiệm
vụ, do đó hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được sự
mong đợi của cử tri.
Nhằm hướng dẫn một số kỹ năng hoạt động cho đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp, giúp các đại biểu Hội đồng nhân
dân nắm được những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trị, kỹ năng,
nghiệp vụ trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của người đại
biểu nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các
cơ quan dân cử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất
bản cuốn sách Kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp do TS. Lương Trọng Thành, TS. Nguyễn Thị
Thanh Nhàn, ThS. Nguyễn Thị Nguyệt đồng chủ biên.
Cuốn sách trình bày các kỹ năng cơ bản rất cần thiết đối với
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp như kỹ năng thuyết trình,
thảo luận; kỹ năng chất vấn; kỹ năng tiếp công dân, giám sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng tiếp xúc cử tri; kỹ
năng thu thập và xử lý thông tin... Hy vọng cuốn sách là tài liệu
bổ ích đối với các đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 4 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH, THẢO LUẬN
CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
I- KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

1. Những vấn đề chung về thuyết trình của đại
biểu Hội đồng nhân dân
1.1. Khái niệm thuyết trình của đại biểu Hội đồng
nhân dân
Theo Từ điển tiếng Việt: “thuyết trình là trình bày rõ
ràng một vấn đề trước nhiều người”1. Theo Tài liệu bồi
dưỡng ngạch chun viên chính thì: “Thuyết trình là một
hoạt động giao tiếp trực tiếp, có chủ định, có tổ chức, do cá
nhân tiến hành với đối tượng tham dự nhằm trao gửi
thông tin, chuyển tải thông điệp và tác động tới nhận
thức, xúc cảm của đối tượng đó”2.
Theo quy định của pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân
dân có trách nhiệm tham dự kỳ họp; tiếp xúc cử tri; tiếp
______________
1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng Trung tâm Từ điển học, 2005, tr.969.
2. Bộ Nội vụ: Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, Hà

Nội, 2013, tr.311.

7


công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
của công dân; thực hiện quyền giám sát... Vì vậy, thuyết
trình là phương thức quan trọng để đại biểu Hội đồng
nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, có thể hiểu: Thuyết trình của đại biểu Hội
đồng nhân dân là việc đại biểu Hội đồng nhân dân sử
dụng ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ để trình bày một
vấn đề nào đó trước các đại biểu, cử tri, cơ quan, tổ chức,
cá nhân nhằm thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm
quyền được giao.
Thuyết trình được đại biểu Hội đồng nhân dân sử
dụng trong các trường hợp sau:
- Thảo luận những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng nhân dân;
- Thực hiện quyền chất vấn;
- Báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, về hoạt
động của mình;
- Báo cáo với cử tri về nội dung chương trình kỳ họp;
- Trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri;
- Phổ biến, giải thích các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân;
- Yêu cầu, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân...
1.2. Vai trị của thuyết trình đối với đại biểu Hội đồng
nhân dân
- Hoạt động thuyết trình giúp đại biểu Hội đồng nhân

dân truyền đạt thông tin một cách hiệu quả nhất. Trong
quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo luật định,
đại biểu Hội đồng nhân dân cần thực hiện các nhiệm vụ
như báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và kết quả
8


của kỳ họp; phổ biến, giải thích các nghị quyết của Hội
đồng nhân dân đến với cử tri... Thuyết trình là phương
thức để đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển tải các thông
tin đến với cử tri một cách đầy đủ nhất, sinh động nhất.
Qua đó thực hiện tốt vai trị cầu nối giữa nhân dân với
chính quyền địa phương.
- Thuyết trình là phương thức để đại biểu Hội đồng
nhân dân thể hiện rõ lập trường, quan điểm, chính kiến cá
nhân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đại biểu Hội
đồng nhân dân sử dụng thuyết trình để chất vấn, thảo
luận báo cáo, dự thảo nghị quyết, đề án, dự án, tiếp xúc cử
tri... Việc sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngơn ngữ
giúp đại biểu có thể dẫn dắt, thuyết phục người nghe; tạo
sự đồng tình, ủng hộ từ các đại biểu tham dự kỳ họp,
phiên họp; tạo được niềm tin từ phía cử tri và nhân dân
địa phương.
- Thơng qua thuyết trình, đại biểu Hội đồng nhân dân
thể hiện bản lĩnh, năng lực hoạt động của bản thân, qua
đó góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của đại biểu Hội
đồng nhân dân.
1.3. Yêu cầu cơ bản trong hoạt động thuyết trình của
đại biểu Hội đồng nhân dân
Thuyết trình của đại biểu Hội đồng nhân dân cần bảo

đảm các u cầu sau:
- Tính khoa học: Thuyết trình phải đúng chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
phải ngắn gọn, súc tích, có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực;
bảo đảm rõ ràng, mạch lạc, đúng thời gian quy định; ngôn
ngữ sử dụng phải trong sáng, giản dị.
9


- Tính nghệ thuật: Đại biểu Hội đồng nhân dân cần
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp
thuyết trình nhằm thuyết phục, lơi cuốn người nghe; sử
dụng có hiệu quả các phương tiện ngơn ngữ và phi ngơn
ngữ trong từng hồn cảnh, đối tượng, nội dung cụ thể.
- Tính văn hóa chính trị: Thái độ giao tiếp, ứng xử phải
bảo đảm tính chuẩn mực thống nhất giữa lời nói và việc
làm; đại biểu cần thể hiện vai trò, trách nhiệm của người
đại biểu dân cử khi thực hiện hoạt động thuyết trình thơng
qua việc tơn trọng, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri;
có tinh thần xây dựng trong chất vấn, thảo luận.
2. Các bước thực hiện thuyết trình của đại biểu
Hội đồng nhân dân
2.1. Chuẩn bị thuyết trình
- Xác định mục đích thuyết trình.
Để chuẩn bị cho việc thuyết trình, đại biểu cần xác
định rõ mục đích thuyết trình, từ đó thu thập thơng tin,
tư liệu và lựa chọn phương pháp, phương tiện phù hợp.
Xác định đúng mục đích giúp đại biểu có định hướng cụ
thể, rõ ràng trong hoạt động thuyết trình. Tùy vào từng
trường hợp cụ thể, mà việc thuyết trình có mục đích khác

nhau. Ví dụ: Khi đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết
của Hội đồng nhân dân, mục đích của thuyết trình là để
thể hiện quan điểm, chính kiến về những vấn đề được
đem ra bàn bạc, thảo luận, từ đó đi đến thống nhất trước
khi biểu quyết, góp phần bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý
của nghị quyết.
10


- Tìm hiểu đối tượng người nghe.
Những thơng tin cơ bản cần tìm hiểu về đối tượng
người nghe bao gồm: số lượng, giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp, đặc điểm tâm lý, trình độ, học vấn, những vấn đề
người nghe đang quan tâm.
Việc nắm thông tin về đối tượng người nghe có thể
thơng qua tìm hiểu kế hoạch tiếp xúc cử tri; kế hoạch giám
sát chuyên đề; lịch tiếp công dân; quan sát, trò chuyện với
một số cá nhân trước khi bắt đầu thuyết trình... Tìm hiểu
đối tượng người nghe khơng chỉ dừng lại ở khâu chuẩn bị
mà còn diễn ra trong suốt quá trình thuyết trình.
- Nghiên cứu, thu thập thông tin, tư liệu.
+ Nội dung thông tin, tư liệu đại biểu Hội đồng nhân
dân cần phải thu thập và xử lý bao gồm các quan điểm,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, tình hình thực tiễn của địa phương, thực trạng hoạt
động của các cơ quan, tổ chức...
+ Những nguồn, kênh để đại biểu Hội đồng nhân dân
thu thập thông tin, tư liệu bao gồm: thông tin từ các cơ
quan, tổ chức; từ các phương tiện thông tin đại chúng; từ
cử tri, nhân dân...

+ Thông tin thu thập phải bảo đảm chính xác, rõ ràng về
nguồn tin, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người nghe.
- Xây dựng đề cương bài thuyết trình.
Đề cương bài thuyết trình được xây dựng trên cơ sở
mục đích, đối tượng, điều kiện thực hiện thuyết trình. Đề
cương bài thuyết trình thông thường gồm ba phần: mở đầu,
nội dung, kết luận.
Phần mở đầu: Làm rõ mục tiêu, khái quát những nội
dung chính của bài thuyết trình. Tùy theo tính chất, nội
11


dung thuyết trình, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể chọn
cách vào đề trực tiếp (ví dụ: tơi xin báo cáo với toàn thể cử tri
về kết quả kỳ họp thứ hai của Hội đồng nhân dân...) hoặc
vào đề gián tiếp (đặt câu hỏi để dẫn, trích một câu nói, kể
một câu chuyện có liên quan đến nội dung sẽ trình bày...).
Phần nội dung: Đề cương phải nêu được những luận
điểm chính, sắp xếp theo trình tự hợp lý, bảo đảm tính
lơgích. Mỗi luận điểm phải được minh họa bởi những lý lẽ,
chứng cứ, sự kiện, con số...
Phần kết luận: Khái quát lại những nội dung chính,
nhấn mạnh điểm cần lưu ý, bảo đảm ngắn gọn.
- Chuẩn bị tâm thế.
+ Trước khi thuyết trình đại biểu Hội đồng nhân dân
phải chuẩn bị tâm thế thật tốt, lường trước những vấn đề
có thể phát sinh. Ví dụ, trong hội nghị tiếp xúc cử tri, đại
biểu cần lường trước những tình huống (kể cả tình huống
xấu nhất) có thể xảy ra để dự kiến phương án xử lý.
+ Các đại biểu cần nắm vững nội dung đề cương đã

chuẩn bị. Đối với các đại biểu trẻ, lần đầu tham gia Hội
đồng nhân dân nên tập luyện trước để có được sự tự tin,
chủ động về kiến thức, về thời gian thuyết trình.
- Xác định phương tiện, điều kiện hỗ trợ và các yếu tố
liên quan đến hoạt động thuyết trình.
Trên cơ sở nội dung, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, đại
biểu lựa chọn chuẩn bị phương tiện phù hợp (máy tính,
máy chiếu...) để phát huy hiệu quả của việc thuyết trình.
Bên cạnh đó, đại biểu cần tìm hiểu các thơng tin về
địa điểm, thời gian, khơng gian..., từ đó có sự chủ động khi
thực hiện hoạt động thuyết trình.
12


2.2. Tiến hành bài thuyết trình
a) Cách thức thực hiện bài thuyết trình
- Mở đầu bài thuyết trình.
+ Mở đầu bài thuyết trình đại biểu nên giới thiệu ngắn
gọn về bản thân (trong trường hợp lần đầu tiên làm việc
với cơ quan, tổ chức, cá nhân) hoặc có lời chào hỏi thân
thiện (trong hội nghị tiếp xúc cử tri) hoặc xin phép chủ tọa
được phát biểu ý kiến...
+ Giới thiệu khái qt chủ đề và mục đích của buổi
thuyết trình. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể mở đầu
bài thuyết trình bằng những con số, sự kiện thực tế đang
diễn ra tại địa phương hoặc nêu một câu hỏi, một tình
huống để thu hút sự chú ý của người nghe.
- Triển khai nội dung thuyết trình.
+ Đại biểu cần trình bày khái qt bố cục chung (các
luận điểm chính), sau đó đi sâu trình bày từng luận điểm.

Khi triển khai các luận điểm, đại biểu cần bám sát mục
đích thuyết trình, giải thích làm rõ vấn đề bằng các dẫn
chứng, minh họa cụ thể; lựa chọn cách lập luận và diễn
giải phù hợp với trình độ hiểu biết của số đơng người nghe.
Các dẫn chứng thơng tin phải có nguồn dẫn chứng cụ thể,
bảo đảm độ tin cậy. Ví dụ: Khơng nên nói những câu như:
“Tơi nghe nói ở thôn A xảy ra một số vụ việc tiêu cực”, mà
cần phải rõ nguồn tin từ đâu và có dẫn chứng cụ thể,
chính xác để thuyết phục người nghe, đồng thời thể hiện
rõ trách nhiệm của đại biểu khi tiếp nhận và truyền tải
thơng tin.
+ Trong q trình trình bày có thể phát sinh một số
tình huống cản trở đến hiệu quả của hoạt động thuyết
13


trình, đại biểu Hội đồng nhân dân cần bình tĩnh xử lý tốt
các tình huống đó. Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động tiếp
xúc cử tri để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương,
người nghe tỏ thái độ khơng quan tâm, thiếu tập trung,
gây ồn ào... Nếu đó là do yếu tố chủ quan, đại biểu cần
kịp thời điều chỉnh nội dung, hoặc phương pháp thuyết
trình. Lúc này, đại biểu nên dừng lại một vài giây hoặc
kể một câu chuyện hài hước, dí dỏm hay đặt một câu hỏi
liên quan đến nội dung thuyết trình...; đồng thời có thể
điều chỉnh âm lượng, ngữ điệu cho phù hợp để tạo sự chú
ý của người nghe.
- Kết thúc thuyết trình.
+ Tóm tắt ngắn gọn những nội dung chính đã trình

bày, để người nghe dễ hiểu, dễ nhớ. Trường hợp tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện nghị quyết của Hội
đồng nhân dân, đại biểu cần động viên, khích lệ người
nghe để họ tự giác thực hiện. Đặc biệt, trong hội nghị tiếp
xúc cử tri đại biểu nên có những lời hứa sẽ phản ánh đầy
đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp, phiên họp hoặc
chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời
theo dõi, đơn đốc việc giải quyết và báo cáo kết quả với cử
tri vào hội nghị tiếp xúc tiếp theo.
+ Cần kết thúc đúng giờ. Khi kết thúc, đại biểu nên
nói lời cảm ơn.
b) Yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ và phi ngơn ngữ
trong thuyết trình
- Đối với việc sử dụng ngơn ngữ: Ngơn ngữ phải bảo
đảm tính chính xác, giản dị, trong sáng, không đa nghĩa
14


giúp diễn đạt rõ ràng được nội dung; bảo đảm lịch sự, phù
hợp với đối tượng người nghe.
- Đối với việc sử dụng phương tiện phi ngơn ngữ.
+ Giọng nói (âm lượng, tốc độ, nhịp độ) cần ơn hịa,
điềm tĩnh. Tùy theo tính chất, nội dung thơng điệp cần
truyền đạt mà sử dụng cấp độ, nhịp độ phù hợp nhằm
nhấn mạnh những nội dung chính, thu hút sự tập trung
chú ý của người nghe; âm lượng nên vừa đủ nghe (khơng
to q cũng khơng nhỏ q); khơng nói lắp, sử dụng câu
vô nghĩa, từ đệm không cần thiết.
+ Ngôn ngữ cơ thể (tư thế, tác phong, ánh mắt, nụ cười,
cử chỉ, hành động...) nếu được sử dụng một cách hợp lý,

đúng lúc có tác dụng nâng cao tính hấp dẫn, sinh động của
thuyết trình, góp phần tạo dựng hình ảnh của người đại
biểu dân cử trong mắt công chúng. Tư thế, tác phong cần
chuẩn mực, nghiêm túc, tránh những tật xấu như đưa tay
gãi đầu, xỏ tay vào túi quần, chỉ tay... Đại biểu cần quan
tâm đến phản ứng của người nghe, duy trì sự giao tiếp bằng
mắt để bao quát tạo sự tập trung và tiếp nhận sự phản hồi
từ người nghe. Đại biểu nên lựa chọn trang phục phù hợp
với hồn cảnh, điều kiện, nội dung thuyết trình.
2.3. Đánh giá bài thuyết trình
Sau thuyết trình, đại biểu cần đánh giá được ưu,
nhược điểm và rút kinh nghiệm cho bản thân trong hoạt
động thuyết trình.
- Phương pháp đánh giá: Đại biểu có thể tự đánh giá
hoặc đánh giá thơng qua ý kiến nhận xét, phản hồi, góp ý
của chủ tọa phiên họp, kỳ họp; của các đại biểu Hội đồng
nhân dân và của cử tri.
15


- Nội dung đánh giá: Đại biểu cần đánh giá được
những kết quả đạt được, hạn chế, thiếu sót trong khi thực
hiện hoạt động thuyết trình, trong đó cần tập trung làm rõ
những hạn chế về chất lượng nội dung, phương pháp
thuyết trình và thái độ trách nhiệm, từ đó xác định biện
pháp rèn luyện, khắc phục.
Từ kết quả đánh giá đại biểu cần xác định rõ mục
tiêu và không ngừng học tập, rèn luyện, phát triển kỹ
năng thuyết trình đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
của đại biểu.


Để thành cơng trong thuyết trình,
mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân phải tích cực
học tập, rèn luyện, trong đó đặc biệt chú trọng
ba yếu tố quyết định:
Thứ nhất, làm chủ thái độ tích cực: được thể hiện ở
tính trách nhiệm cao, sự tơn trọng và cầu thị trong
thuyết trình.
Thứ hai, phát triển kiến thức, làm giàu trí tuệ: Nắm
chắc về trách nhiệm và quyền của đại biểu, nắm vững
về chuyên mơn, chun ngành và am hiểu thực tiễn.
Thứ ba, hồn thiện về phương pháp, kỹ năng thuyết
trình: Thành thạo phương pháp tổng hợp, khái qt hóa.
Biết phân tích, so sánh, chứng minh và nghệ thuật sử
dụng ngôn từ sinh động, gây hiệu ứng tích cực.

16


II- KỸ NĂNG THẢO LUẬN CỦA ĐẠI BIỂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

1. Những vấn đề chung về thảo luận của đại biểu
Hội đồng nhân dân
1.1. Khái niệm thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân
Khoản 1, Điều 93 Luật tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019) quy định:
Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy
đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia

thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Như vậy, tham gia
thảo luận là trách nhiệm luật định của đại biểu Hội đồng
nhân dân.
Có nhiều khái niệm khác nhau về thảo luận. Theo Từ
điển tiếng Việt, “thảo luận là trao đổi ý kiến về một vấn
đề, có phân tích lý lẽ”1; theo tài liệu khác thì “thảo luận là
trao đổi, phân tích bằng lý lẽ để làm sáng tỏ một vấn đề”2.
Từ đó có thể hiểu: Thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân là việc các đại biểu trao đổi ý kiến, phân tích
bằng lý lẽ, làm sáng tỏ một vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của mình.
Đại biểu có thể tham gia thảo luận trong các trường
hợp sau:
______________
1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.917.
2. Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,
Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.223.

17


- Thảo luận dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo được
đưa ra xem xét tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên
họp của Thường trực Hội đồng nhân dân; thảo luận tại tổ.
- Thảo luận báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
- Thảo luận các báo cáo công tác sáu tháng và hằng
năm của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện
Kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự; báo cáo

công tác nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân,
Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án
nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; báo cáo
chuyên đề của Ủy ban nhân dân...
- Thảo luận về việc trả lời chất vấn: Trong trường hợp
nhận được văn bản trả lời chất vấn của người bị chất vấn
mà đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền
u cầu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân
dân đưa ra thảo luận tại kỳ họp, phiên họp.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn bản khác của
Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban
của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu, Đoàn giám sát... theo
quy định của pháp luật hoặc khi có u cầu.
1.2. Vai trị của thảo luận
- Thảo luận giúp đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện
ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề có liên quan đến
việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, qua đó khẳng định
được bản lĩnh, uy tín và trí tuệ của người đại biểu dân cử.
- Thảo luận phát huy được trí tuệ tập thể của tất cả các
đại biểu Hội đồng nhân dân, tạo bầu khơng khí dân chủ,
18


từ đó có cơ sở làm sáng tỏ các nội dung được đem ra bàn
bạc, xem xét, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng
nghị quyết của Hội đồng nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương.
- Thảo luận là môi trường để đại biểu rèn luyện kỹ
năng, nâng cao hiểu biết, bản lĩnh chính trị, từng bước
đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, ở những

kỳ họp Hội đồng nhân dân được phát thanh, truyền
hình trực tiếp, thơng qua ý kiến phát biểu thảo luận đại
biểu khẳng định được năng lực, hình ảnh, vị thế của
mình trước cơng chúng.
1.3. Yêu cầu đối với hoạt động thảo luận của đại biểu
Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu chung như đối với
hoạt động thuyết trình, thảo luận cần bảo đảm tuân thủ
các yêu cầu sau:
- Thảo luận phải trên tinh thần xây dựng, khơng vì
động cơ cá nhân. Trong thảo luận, các đại biểu cần phát
huy tinh thần trách nhiệm của đại biểu dân cử để đưa ra
các ý kiến khách quan, cơng tâm, xuất phát từ lợi ích
chung; tuyệt đối không được lợi dụng thảo luận cho động
cơ cá nhân.
- Trong thảo luận cần có bản lĩnh, lập trường vững
vàng để bảo vệ được chính kiến, quan điểm cá nhân; theo
đuổi đến cùng mục tiêu đề ra.
- Phải có kiến thức sâu, rộng, tồn diện về các lĩnh vực
có liên quan đến nội dung thảo luận, từ đó có đủ khả năng
lập luận, tranh luận làm sáng tỏ vấn đề đưa ra thảo luận;
19


bảo đảm thuyết phục, tạo sự ủng hộ, đồng thuận khi
thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, dự án.
2. Kỹ năng thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân
2.1. Chuẩn bị thảo luận
- Lựa chọn nội dung thảo luận.
+ Đại biểu nên chọn lựa những vấn đề đang còn nhiều

ý kiến khác nhau trong nội dung dự thảo, tờ trình do
Thường trực Hội đồng nhân dân gửi đến, đặc biệt là
những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của cử tri. Ví dụ: Ủy ban nhân dân đề
nghị phân bổ nguồn vốn vay ưu đãi (ví dụ như vốn ODA)
cho một số dự án ở đơ thị trong khi mục đích của việc sử
dụng nguồn vốn này theo thỏa thuận là dành cho các dự
án phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội ở nơng thơn. Đây là
vấn đề đại biểu có thể lựa chọn để tham gia thảo luận.
+ Đại biểu cũng có thể chọn lựa vấn đề có tính đại
chúng, ảnh hưởng nhất định đến sự ổn định của hệ
thống chính trị; đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương.
Ví dụ: Khi bàn về dự thảo nghị quyết về bảo đảm an
ninh trật tự, an toàn xã hội, đại biểu có thể lựa chọn
vấn đề tình hình tệ nạn ma túy, trộm cắp, cướp giật
đang ngày một gia tăng, với diễn biến phức tạp để làm
nội dung thảo luận.
+ Đại biểu cần chú ý lựa chọn vấn đề mà đại biểu có
hiểu biết sâu, có căn cứ rõ ràng, đầy đủ cả về lý luận và
20


thực tiễn. Ví dụ: Đại biểu là cán bộ chủ chốt của ngành
tài chính chọn vấn đề thảo luận về các chủ trương, giải
pháp tăng cường bồi dưỡng nguồn thu và chống thất thu
ngân sách.
- Thu thập, nghiên cứu thông tin, tư liệu.
+ Đại biểu cần thu thập đầy đủ các thông tin cần
thiết, liên quan đến nội dung lựa chọn để thảo luận;
những thông tin thu thập phải là thơng tin có giá trị, tạo

cơ sở lý luận và thực tiễn để chứng minh một cách thuyết
phục nhất cho những luận điểm của mình khi thảo luận.
Đại biểu có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, nhưng cần lưu ý lựa chọn nguồn thơng tin có tính
chính thống như: văn kiện, nghị quyết của Đảng, văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan; dự thảo, tờ trình, báo
cáo thẩm tra; báo cáo của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn
vị hữu quan; ý kiến, kiến nghị của cử tri từ hoạt động tiếp
công dân, tiếp xúc cử tri...
Ví dụ: Hội đồng nhân dân huyện thảo luận dự thảo
nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Nếu
đại biểu lựa chọn vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm để
tham gia thảo luận thì các thơng tin mà đại biểu cần
tìm hiểu, nghiên cứu gồm: Nghị quyết của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và các văn bản
hướng dẫn thi hành; ý kiến, kiến nghị của cử tri và
người dân; tình hình thực tế về vấn đề vệ sinh an tồn
thực phẩm trên địa bàn...
21


+ Khi nghiên cứu nghị quyết, văn bản pháp luật, đại
biểu Hội đồng nhân dân cần chú ý phương pháp đọc. Có
thể đọc lướt một lần để nắm được tổng thể nội dung và các
vấn đề, từ đó đánh dấu những nội dung cần quan tâm; các
lần đọc tiếp theo tập trung vào những vấn đề trọng tâm
liên quan đến nội dung thảo luận mà đại biểu đang muốn
tìm hiểu.

+ Nghiên cứu kỹ lưỡng dự thảo nghị quyết, đề án, báo
cáo. Đây là những văn bản đặc biệt quan trọng mà đại
biểu Hội đồng nhân dân phải nghiên cứu, phân tích để
chuẩn bị ý kiến thảo luận.
Đối với dự thảo nghị quyết, đại biểu tập trung xem xét
tính hợp pháp của dự thảo (có phù hợp với quy định của
pháp luật về nội dung, đối tượng, phạm vi, thẩm quyền
hay khơng); tính hợp lý, khả thi (nội dung nghị quyết phải
thực sự cần thiết, cấp bách, đáp ứng được nguyện vọng
của nhân dân và yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống; phù hợp
với nguồn lực, khả năng của địa phương); đặc biệt, lưu ý
đến mức độ tác động của nghị quyết đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó xác định phương án
hoặc giải pháp thực hiện.
Đối với các báo cáo công tác của các cơ quan, đại biểu
cần tập trung nghiên cứu kỹ nội dung báo cáo, đối chiếu
với thực tiễn địa phương và các thơng tin đại biểu có được,
từ đó chỉ ra điểm bất cập, mâu thuẫn trong báo cáo và yêu
cầu chủ thể báo cáo giải trình, hoặc đề xuất ý kiến để hoàn
thiện báo cáo.
22


- Chuẩn bị ý kiến thảo luận.
+ Xây dựng Đề cương phát biểu. Đề cương cần xác
định rõ nội dung trọng tâm; những vấn đề đồng tình,
khơng đồng tình trong dự thảo nghị quyết, đề án, dự án,
báo cáo; dự kiến thời gian tham gia thảo luận để chuẩn bị
thông tin phù hợp.
+ Chọn cách lập luận thích hợp để tranh thủ tốt nhất

sự đồng thuận, thể hiện sự công tâm, khách quan; bảo
đảm tính thuyết phục. Lập luận đưa ra phải bảo đảm tính
khoa học, tính pháp lý, tính thực tiễn. Ví dụ: Thảo luận về
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, đại
biểu phải căn cứ vào Luật an toàn thực phẩm năm 2010
và các văn bản hướng dẫn thi hành; căn cứ vào kết luận
của các cơ quan chuyên ngành về các vụ ngộ độc thực
phẩm xảy ra ở địa phương; kết luận của cơ quan y tế về
những bệnh liên quan đến thực phẩm bẩn... để từ đó
chuẩn bị lập luận một cách thuyết phục nhất.
2.2. Tham gia thảo luận
* Trình bày ý kiến thảo luận
- Khi trình bày ý kiến thảo luận, đại biểu cần đi thẳng
vào vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, đủ ý. Lập luận
cần lơgích, mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ; có thể sử dụng linh
hoạt các phương pháp phân tích, so sánh, bác bỏ, bình
luận... Đại biểu khơng nên trình bày hoặc phát biểu q
dài, xa chủ đề hoặc quá thời gian quy định.
- Trường hợp đại biểu thay mặt tổ để phát biểu thảo
luận thì nội dung ý kiến phải chính xác, khách quan, trên
quan điểm của tập thể.
23


×