Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.67 KB, 18 trang )

SSS

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề 5: Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết
dân tộc
GVHD: Phan Duy Anh
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

-

Lớp: DT01

Danh sách thành viên:
ST
T
1
2
3
4
5
6

Họ và Tên

MSSV

Nhiệm vụ



Nguyễn Viết Việt
Bùi Nhật Triều
Trương Văn Đồng
Nguyễn Cường Thịnh
Trương Minh Tiến
Nguyễn Đức Trọng

1835044
2036095
2036058
1631045
1613544
1732053

Nhóm trưởng
Thư ký
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc................................3
1. Vai trị của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng..................3
2. Lực lượng đại đồn kết dân tộc.............................................................5
3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc..........................................7

Chương 2. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc trong giai
đoạn hiện nay........................................................................................................... 11
1. Giá trị về mặt lý luận............................................................................11
2. Giá trị về mặt thực tiễn.........................................................................12
KẾT LUẬN.............................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................16

1


MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống ngữ luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc
và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đó là
tư tưởng của Người về đại đoàn kết. Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng khối đại
đoàn kết theo tư tưởng của Người vẫn là cội nguồn sức mạnh để toàn Đảng, toàn
dân tộc ta băng qua những khó khăn, thách thức, tận dụng những cơ hội phát triển
để thực hiện những mục tiêu cách mạng.
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng
cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ
thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người
ln ln nhận thức đại đồn kết tồn dân tộc là vấn đề sống cịn, quyết định sự
thành cơng của cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc
của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản. Đảng lãnh đạo để nhân dân đứng lên
đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ
có thể được thực hiện bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc.
Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn
kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công là

một chiến lược, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.
Đại đoàn kết trở thành cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam, gắn với
tên tuổi và sự nghiệp của HCM.

2


NỘI DUNG
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc
1. Vai trị của đại đồn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành cơng
của cách mạng.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần
u nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp
được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đồn kết dân tộc bền
vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.
Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đồn kết tồn dân, cần phải có chính sách
và phương pháp phù hợp với từng đối tượng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng,
trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và
cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, đoàn kết dân tộc phải
luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống cịn, quyết định thành bại của cách mạng.
Chính sách mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là để thực hiện đồn
kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn. Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xây dựng thành cơng khối đại đồn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam
dành được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh viết: "Đồn kết trong Mặt trận Việt Minh,
nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa.
Đồn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hịa

bình ở Đơng Dương, hồn tồn giải phóng miền Bắc
Đồn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong
công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc".
Từ thực tiễn, như vậy, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý
về vai trị của khối đại đoàn kết:

3


Đồn kết làm ra sức mạnh. Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này.
Người viết: "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định
có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao
phó"1; "Đồn kết là một lực lượng vơ địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy
thắng lợi":; "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi" ’ "Đoàn kết là sức mạnh, là then
chốt của thành cơng"...
"Bây giờ cịn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ, Điểm này mà thực hiện tốt thì
đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đồn kết. Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành
cơng, đại thành cơng”.
1.2. Đại đồn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước nhân nghĩa - đoàn kết là sức mạnh, là mạch
nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đồn kết dân tộc phải được xác định là mục tiêu, nhiệm
vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ
trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của
Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước
toàn thể dân tộc: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn
kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở
cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng
nghe quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng
là ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lời dạy "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần

dân liệu cũng xong".
Đại đồn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ
hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trị của
thực lực cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành cơng nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa
đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ
và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần
chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đồn kết dân tộc. Năm
1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng xã hội
chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì
nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết.

4


Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thơi Bây giờ mục
đích của tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là
đấu tranh thống nhất nước nhà".
Hồ Chí Minh cịn chỉ ra rằng, đại đồn kết dân tộc khơng phải chỉ là mục tiêu của
Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng
và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đảng
Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu
cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành
hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu
tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
2.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đồn kết tồn dân
Nịng cốt của khối đại đồn kết là liên minh cơng - nơng.
Khái niệm dân, nhân dân, đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tồn dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh chiếm một vai trò rất quan trọng. Đối với khái niệm dân và

Nhân dân, đây là một khái niệm có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo
quần chúng nhân dân, vừa là mỗi con người Việt Nam cụ thể. Với những mối liên
hệ cả quá khứ và hiện tại, cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.
Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết tồn dân được hiểu rằng đó là đồn kết của
“mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt
dân tộc đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay khơng tín ngưỡng, khơng phân biệt
“già trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện”.
Đối với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đồn kết tồn dân.
Nói đại đồn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người dân
vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược
của Đảng. Trong đại đồn kết dân tộc, Hồ Chí Minh xem liên minh cơng - nơng là
gốc, là nóng cốt của khối đại đoàn kết. Người khẳng định lực lượng chủ yếu trong
khối đại đồn kết dân tốc là liên minh cơng - nông, cho nên liên minh công - nông
là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất.

5


Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “Đồn kết của ta khơng những rộng rãi mà cịn
đồn kết lâu dài... Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc;
ta cịn phải đồn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lịng phụng
sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đồn kết với họ”1. Từ “Ta” ở đây là chủ thể,
vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói
chung.
Người cịn chỉ rõ, trong q trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải
đứng vững trên lập trường giai cấp cơng nhân, giải quyết hài hịa mối quan hệ giai
cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào,
miễn là lực lượng đó có lịng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là
Việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được. Với tinh thần đồn
kết rộng rãi như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn

kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân
tộc tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng dân chủ nhân dân tới cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
2.2 Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc


Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước

- nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và
phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước trong hàng nghìn năm của
dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của
mỗi con người Việt Nam yêu nước. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch
để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước
được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
 Phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người, tin ở con người. Hồ Chí
Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như trong mỗi cộng đồng có những ưu điểm,
khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu... Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lịng
khoan dung, độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới
có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.
1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.9, tr.244.

6


Lịng khoan dung, độ lượng ở Hồ Chí Minh khơng phải là một sách lược nhất
thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao
dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời đeo
đuổi.
 Để thực hành đồn kết rộng rãi cần có niềm tin vào Nhân dân. Với Hồ Chí
Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của Nhân dân là

nguyên tắc tối cao. Theo Người, DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức
mạnh vơ tận và vơ địch của khối đại đồn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận.
Trong bài Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc,
tháng 1-1955, Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số
nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân và nông dân và các tầng lớp nhân
dân lao động khác. Đó là nền, gốc của đại đồn kết. Nó cũng như cái nền của nhà,
gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết các tầng lớp nhân
dân khác”2.
 Cuối cùng, phải có lập trường giai cấp rõ ràng, phải dựa trên nền tảng khối
liên minh công - nông là quan điểm cơ bản mà Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng
khối đại đồn kết tồn dân, khơng có liên minh cơng - nơng vững mạnh thì khơng
thể xây dựng khối đại đồn kết tồn dân vững chắc. Bởi vì liên minh cơng - nơng là
cơ sở, là nền tảng của khối đại đồn kết tồn dân.
3. Hình thức tổ chức khối đại đồn kết dân tộc
3.1 Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống
nhất
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức được thành lập thể hiện vai trị của đại
đồn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nó có sức mạnh to lớn được Đảng,
toàn dân tộc vận dụng như một chiến lược cách mạng. Những lời kêu gọi, hiệu triệu
đại đồn kết dân tộc của Đảng thơng qua mặt trận dân tộc thống nhất nhằm tập

2 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.9, tr.244

7


trung sức mạnh đại đoàn kết, cũng như khẩu hiệu, phương châm hành động của tổ
chức này nhằm lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc đến mỗi người dân yêu nước.
Thực tiễn cách mạng bảo vệ Tổ quốc trước khi Đảng ra đời cho thấy, đối đầu

với kẻ địch vượt trội hơn ta, nếu khơng đồn kết, mỗi lực lượng đều có mục tiêu
riêng, kẻ thù sẽ tận dụng, tạo thêm khoảng cách cho sự chia rẽ này, khi đó thất bại là
điều hiển nhiên đối với những lực lượng u nước mong muốn hịa bình. Việc tập
hợp những lực lượng yêu nước, trang bị cho họ đường lối chính trị, dẫn đường, soi
sáng mục tiêu chiến đấu đúng đắn sẽ giúp những người yêu nước chưa biết phương
hướng, hay những thế hệ non trẻ nhận định được điều nên làm trong tình hình đất
nước như thế. Khi đó, sức mạnh tồn dân mới được tân dụng và số đông mới thực
sự trở thành thế mạnh trong công cuộc bảo vệ đất nước.
Hồ Chí Minh đã đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù
hợp: hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các
hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đội thiếu nhi đồng hay hội phụ lão,
hay những nghiệp đồn, trong đó mặt trận dân tộc thống nhất là bao trùm nhất. Tất
cả những tổ chức, cá nhân, người Việt Nam yêu nước dù định cư ở nước nào, cũng
được đều coi là thành viên của mặt trận.
Cương lĩnh và điều lệ của mặt trận dân tộc thống nhất phải thay đổi tương ứng
với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ, tên gọi theo đó cũng thay đổi
theo: Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận nhân dân
phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(1955,1976).
3.2 Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc
thống nhất
Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng là một khối đoàn kết
chặt chẽ, một tổ chức được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nơng – trí
thức. Điều này dựa trên cơ sở lý luận vững chắc khác với tư tưởng đoàn kết của các
nhà yêu nước trong lịch sử trước đây.

8



Theo Hồ Chí Minh: “Lực lượng chủ yếu trong khối đồn kết dân tộc là cơng
nơng, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”3.
Lực lượng công nông là những người trực tiếp sản xuất tất cả của cải cho xã hội, họ
đông đảo, và bị áp bức nặng nề, nên lòng căm thù, ý chí chiến đấu chắc chắn và bền
bỉ hơn mọi tầng lớp khác. Bên cạnh đó, vai trị của lực lượng trí thức cũng khơng
thể thiếu: “trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa,
lao động trí óc có một vai trị quan trọng và vẻ vang; và cơng, nơng, trí cần đồn kết
chặt chẽ thành một khối”4, họ là lực lượng có khả năng tiếp thu những đường lối
chính trị, tinh hoa khoa học kĩ thuật góp phần đem đến thắng lợi trong chiến đấu,
cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước sau này.
Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng là điều tất yếu, đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển vững chắc của mặt trận. Hồ Chí Minh là người tìm
ra con đường cứu nước từ chủ nghĩa Mac Lênin, và Đảng được trang bị chủ nghĩa
Mac- Lênin trong đường lối chính trị, đánh giá đúng vai trò quần chúng nhân dân
trong lực lượng đại đoàn kết dân tộc, đưa ra những đường lối, chiến lược cách mạng
phù hợp. Và cũng chính mặt trận dân tộc thống nhất làm nên sức mạnh của Đảng,
nếu không có mặt trận thì Đảng khơng có đủ nhân lực để hồn thành những nhiệm
vụ cách mạng.
Khi chưa giành chính quyền, “Đảng khơng thể địi hỏi Mặt trận thừa nhận
quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động
nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng
rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng
mới giành được địa vị lãnh đạo”5, theo Hồ Chí Minh, các đường lối, chiến lược
đúng đắn của Đảng sẽ góp phần củng cố vững chắc vị trí lãnh đạo của Đảng trong
mặt trận dân tộc thống nhất, và được đông đảo mọi người dân thừa nhận. Khi đã
nắm quyền lực trong tay, Đảng khơng được quan liêu, mệnh lệnh, gị ép các thành
viên, mà phải vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, khơi gợi tinh thần tự
nguyện, tin tưởng trong nhân dân.
3 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10, tr.18
4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.8, tr.214

5 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.3, tr.139

9


Mặt trận dân tộc thống nhất phải đặt lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ
bản của các tầng lớp nhân dân lên hàng đầu. Khi đó mục tiêu, số phận của mặt trận
và nhân dân hòa làm một, nhân dân chiến đấu vì mặt trận cũng là đang chiến đấu vì
chính mình.
Trong các mục đích chung của mặt trận dân tộc thống nhất đã được Hồ Chí
Minh xác định, ngoài độc lập, tự do là tất yếu, tiên quyết để tập hợp các tầng lớp,
giai cấp, đảng phái, dân tộc, tơn giáo vào trong mặt trận, cịn có những quyền lợi cơ
bản của các tầng lớp nhân dân được quan tâm trong và sau khi giành được chính
quyền. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa sẽ là nơi mang lại độc lập, tự do, hạnh
phúc cho mỗi người dân, những tiêu chí này đã được cụ thể trong từng lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất phải tuân theo nguyên tắc hiệp
thương dân chủ, nhằm để các thành viên đưa ra ý kiến công khai, bàn bạc thống
nhất, để đi đến nhất trí, khơng áp đặt, khơng dân chủ hình thức.
Nguyên tắc hiệp thương dân chủ là phải giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa
lợi ích dân tộc và ích lợi giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi
ích trước mắt khi đứng trên lập trường giai cấp công nhân. Trong đó, lợi ích chung
được đặt lên trên hết, các lợi ích bộ phận khơng phù hợp sẽ dần được giải quyết khi
vào thời điểm thích hợp.
Nguyên tắc hiệp thương dân chủ khi giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi
ích giữa các tầng lớp trong mặt trận dân tộc thống nhất sẽ góp phần tăng sức mạnh
khối đại đồn kết, thực hiện được mục tiêu: “Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng
minh”6, đồng thời là cơ sở để mở rộng khối đại đoàn kết, thu hút các lực lượng khác
vào mặt trận dân tộc thống nhất.
Nguyên tắc hiệp thương dân chủ góp phần thu hẹp những yếu tố khác biệt, cục

bộ do mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm nhiều giai cấp, dân tộc, tôn giáo, đảng
phái, hướng các lực lượng tạm bỏ qua lợi ích riêng, phấn đấu vì lợi ích chung, to lớn
của dân tộc. Hồ Chí Minh cịn nêu lên “Đồn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh
để tăng cường đoàn kết”. Những đường lối, chiến lược cách mạng của mặt trận đều
phải được nhất trí, đấu tranh để đạt đến sự đồng thuận, loại bỏ hồi nghi, khắc phục,
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, tr.206

10


phê bình mặt chưa tốt, biểu dương mặt tốt, học hỏi lẫn nhau trên lập trường thân ái,
vì nước, vì dân, đoàn kết cùng nhau tiến bộ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta ln tự giác đấu tranh chống khuynh
hướng chuyên quyền, hẹp hòi, coi nhẹ càng lực lượng khác, đồn kết, nhất trí trong
chiến lược phải thơng qua đấu tranh đúng mức trong mặt trận dân tộc thống nhất.
Chương 2. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong
giai đoạn hiện nay
1. Giá trị về mặt lý luận
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc ra đời lúc này đã kế thừa được
truyền thống đồn kết của ơng cha trên cơ sở lý luận khoa học của giai cấp cơng
nhân-lý luận Mác - Lê-nin nhằm đồn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc
tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù. Tư tưởng đồn kết của Người
phát huy tác dụng tích cực trong suốt chiều dài lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, từ khi
Đảng ra đời đến nay, góp phần đem lại những thành cơng to lớn cho cách mạng.
Góp phần tích cực vào đồn kết quốc tế vơ sản.
Từ Đại hội V của Quốc tế cộng sản đến các đại hội quốc tế khác, Người đã góp
phần tích cực vào đồn kết quốc tế vô sản. Khi phong trào cộng sản thế giới xảy ra
sự bất hòa, Người tự thấy đau lòng và bộc lộ: Về phong trào cộng sản thế giới - Là
một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong
trào cộng sản và cơng nhân quốc tế bao nhiêu, thì tơi càng đau lịng bấy nhiêu vì sự

bất hịa hiện nay giữa các đảng anh em! Người nêu cao trách nhiệm của Đảng trong
sự nghiệp cao cả này: Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực
vào việc khơi phục lại khối đồn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vơ sản, có lý, có tình. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đặt một niềm tin vào sự khơi phục lại được tình đồn kết đó: Tơi tin
chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
 Tư tưởng đoàn kết quốc tế của lý luận Mác - Lê-nin đã củng cố và làm phong
phú thêm nội dung tư tưởng đoàn kết dân tộc vốn đã có trong tư duy của Người, cho
nên trong xây dựng Đảng, Người đã có những cống hiến lớn lao:

11


Người đã sáng tạo trong xây dựng Đảng: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp
phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng
sản Đơng Dương... Trên tinh thần Đồn kết giai cấp - Đồn kết dân tộc Hồ Chí
Minh đã triệu tập Hội nghị hợp nhất ba đảng (từ 3 đến 7-2-1930) thành một đảng
duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đặt nền móng cho tư tưởng đồn kết
của Đảng ngay từ ngày đầu thành lập, tạo tiền đề cho mọi thành cơng "đồn kết
chiến đấu" của Đảng sau này... Trong xây dựng Đảng, Người đã từng huấn thị: Các
đồng chí ta, tuy có khi khác nhau về chủng tộc hay khác nhau về nguồn gốc giai
cấp, nhưng là người cùng chủ nghĩa, cùng mục đích, cùng sống, cùng chết, chung
sướng, chung khổ, cho nên phải thật thà đoàn kết.
2. Giá trị về mặt thực tiễn
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức sống của tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân tộc, là ngọn cờ quy tụ tất cả mọi con dân
nước Việt từ miền ngược tới miền xuôi, từ nông thôn tới thành thị, từ rừng núi tới
hải đảo vào Mặt trận dân tộc thống nhất, tạo nên sức mạnh vô địch đưa tới thắng lợi
của cách mạng Việt Nam trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1940, trong kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong xây dựng miền Bắc xã

hội chủ nghĩa.
Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy
cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại đoàn kết
toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Thực
hiện lời dạy của Bác Hồ :“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành
công, đại thành công ,, đang là động lực, kết nối sức mạnh vơ địch của tồn dân tộc
Việt Nam. Sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển
mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới.
Đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày
càng được hồn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật. Các tầng lớp

12


nhân dân chung sức, chung lòng cùng Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử
thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế. Các phong trào, cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở’’; “Tồn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’’; “
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’; hoạt động bảo vệ biên giới, chủ
quyền, biển đảo, phòng chống thiên tai, bão lũ và đoàn kết giúp nhau phát triển kinh
tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, lá lành đùm lá rách,
các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư... có tác dụng thiết thực, tạo nên sự gắn
kết cộng đồng xây dựng quê hương, đất nước.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các
đồn thể tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng, đã làm cho tư tưởng đại đoàn kết
toàn dân tộc của Người thấm vào các tầng lớp nhân dân, tạo động lực thúc đẩy việc
xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết ngay tại địa phương, cơ sở và địa

bàn dân cư.
Dù đất nước cịn bộn bề khó khăn nhưng tinh thần Việt Nam hơn lúc nào hết lại
hừng hực những dòng máu nóng cuồn cuộn chảy trong huyết quản của mỗi người
dân với quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam như Bác Hồ từng mong muốn.
Rồi những lúc thiên tai dịch bệnh, tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia miếng
cơm, manh áo lại trỗi dậy trong mỗi người Việt Nam.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chưa bao giờ từ “đoàn kết” lại được
nhắc đến nhiều như vậy và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam một lần nữa thể
hiện sức mạnh, hiệu quả to lớn trong phịng, chống dịch.
Nhà nước và tồn dân ta chung tay, góp sức đối phó với một thứ giặc mới đang
hằng ngày, hằng giờ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Các tầng lớp

13


nhân dân biểu hiện lòng yêu nước bằng những hành động thiết thực, hiệu quả; nhiều
nguồn lực trong xã hội được huy động cho phòng chống dịch.
Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự
đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện cơng tác phịng, chống dịch
Covid-19 đã diễn ra ở quy mơ chưa có tiền lệ và đạt được những kết quả tích cực.
Kết quả đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân khơng thể
phủ nhận đó là tinh thần đồn kết của cả dân tộc
Có thể thấy rõ rằng tinh thần đồn kết của nhân dân Việt Nam không phải ngẫu
nhiên mà có được. Tinh thần ấy được hun đúc và rèn luyện trong suốt lịch sử đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta mà người
thắp nên ngọn lửa đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

14



KẾT LUẬN
Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngồi đều ln
ln tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và
phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực
thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ lực
lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập
thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nịng cốt do Đảng
cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn
dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý
nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới có sự khác biệt về chất so với
thời kỳ đấu tranh bảo vệ tổ quốc và giải phóng đất nước, thậm chí cũng đã khác rất
nhiều so với thời kỳ trước đổi mới. Đại hội XI của Đảng ta xác định: Hơn bao giờ
hết cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
trong bối cảnh mới. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, độc lập,
thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp,
chấp nhận những điểm khác nhau khơng trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao
tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi
người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội. Đại đoàn kết toàn dân tộc
phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hồ quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã
hội. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đồn
kết tồn dân tộc. Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng
nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tin
dân, tơn trọng những người có ý kiến khác; làm tốt cơng tác dân vận, có cơ chế,

15



pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ
của mình.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr.167-168-169-170-171-172.

17



×