Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giáo trình An toàn hàng hải (Nghề: Bảo hộ lao động - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 126 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN:
AN TỒN HÀNG HẢI
NGHỀ:
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 752/QĐ-CĐDK ngày 07 tháng 06 năm 2021
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2021
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình tàu thuyền hoạt động hàng hải theo quy định của Bộ luật hàng hải thì
phải đảm bảo các quy định về an toàn hàng hải nhằm bảo đảm sự an tồn về tính mạng
cũng như an tồn cho tài sản trong q trình hoạt động hàng hải. Vì thế, mơ đun “An tồn
hàng hải” đã được đưa vào chương trình đào tạo dành cho người học trình độ Cao đẳng
thuộc chuyên ngành Bảo hộ lao động tại Trường Cao đẳng Dầu khí.
Trong q trình nghiên cứu mơ đun “An tồn hàng hải”, người học được hướng dẫn


tham khảo nhiều tài liệu khác nhau tương ứng với mỗi bài học riêng biệt; có sự khác nhau
về việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành cũng như một số nội dung nhất định. Đồng
thời ở các tài liệu tham khảo khác cịn mang tính khái qt. Do đó, người học có thể gặp
nhiều khó khăn để hiểu hết ý nghĩa của từng nội dung và có thể chưa biết cách vận dụng
vấn đề đó vào trong một số trường hợp thực tiễn.
Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp,
thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tơi đề xuất và biên soạn
Giáo trình An tồn hàng hải dành riêng cho người học trình độ Cao đẳng.
Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau:
Bài 1: Một số quy định quan trọng về an toàn hàng hải.
Bài 2: An ninh, an toàn và quản lý nhân sự trên tàu.
Bài 3: Trực ca và đảm bảo an toàn khi tàu vận hành.
Bài 4: An tồn phịng chống cháy nổ.
Bài 5: An tồn tàu chở dầu.
Bài 6: An tồn tàu chở khí hóa lỏng.
Bài 7: Ứng cứu khẩn cấp.
Bài 8: Cứu sinh, cứu nạn trên biển.
Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được
liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của
các tài liệu mà chúng tơi đã tham khảo.
Bên cạnh đó, giáo trình cũng khơng thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn và
người đọc.
Trân trọng cảm ơn./.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2021


Tham gia biên soạn
1. Chủ biên ThS. Nguyễn Ngọc Thanh Trung
2. ThS. Nguyễn Ngọc Linh

3. ThS. Nguyễn Văn Buôn

1


MỤC LỤC

1.

Lời giới thiệu

2.

Mục lục

4

3.

Giáo trình mơ đun

5

4.

Bài 1. Một số quy định quan trọng về an toàn hàng hải

12

5.


Bài 2: An ninh, an toàn và quản lý nhân sự trên tàu.

40

6.

Bài 3. Trực ca và đảm bảo an toàn khi tàu vận hành

54

7.

Bài 4. An tồn phịng chống cháy nổ

63

8.

Bài 5. An toàn tàu chở dầu

77

8.

Bài 6. An toàn tàu chở khí hóa lỏng

87

8.


Bài 7. Ứng cứu khẩn cấp

96

8.

Bài 8. Cứu sinh, cứu nạn trên biển

112

9.

Tài liệu tham khảo

126

Trang 1


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
1. Tên mơ đun: AN TỒN HÀNG HẢI
2. Mã mơ đun: SAEN62114
3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Dầu khí.
3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm
cho người học liên quan đến hoạt động đảm bảo an tồn hàng hải. Qua đó, người học đang
học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2)
dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường
học tập và thực tế thuộc lĩnh vực hàng hải.

3.3. Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: An tồn hàng hải là mô đun quan trọng và dành cho
đối tượng là người học thuộc chuyên ngành Bảo hộ lao động. Nội dung chủ yếu của mô
đun này nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng thuộc lĩnh vực bảo đảm an tồn hàng hải:
(1) Nhận biết được các tình huống khẩn cấp; (2) Giải thích được một số nội dung: Đảm
bảo an tồn tàu chở dầu và tàu chở khí hóa lỏng; đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ
trên tàu; biết được các hoạt động cứu sinh, cứu nạn trên biển. Qua đó, giáo trình cung cấp
các kiến thức cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện và con người khi tham gia
hoạt động hàng hải.
4. Mục tiêu của mô đun:
4.1.

Về kiến thức:

A1. Liệt kê được một số quy định quan trọng về an toàn hàng hải.
A2. Nhận diện được các dạng tín hiệu báo động theo quy định và các dạng tình huống khẩn
cấp.
A3. Trình bày được cơ cấu nhân sự trên tàu và các công việc cần thực hiện khi trực ca.
A4. Trình bày được các phương pháp chữa cháy áp dụng trên tàu.
A5. Trình bày được các quy định quan trọng về an toàn trên tàu chở dầu và tàu chở khí hóa
lỏng
4.2 Về kỹ năng:
B1. Thực hiện được quy trình sơ tán an tồn bằng xuồng cứu sinh,
B2. Thực hiện được tư thế HELP, tư thế HUDDLE
B3. Thực hiện được các kỹ thuật cứu sinh, cứu nạn.
4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:


C1. Có ý thức tuân thủ luật pháp quốc tế
C2. Có ý thức cảnh giác, tuân thủ nội quy trên tàu
C3. Có ý thức đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ trên tàu.

5. Nội dung của mô đun
5.1. Chương trình khung
Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Mã MH/MĐ

I

Tên mơn học, mơ đun

Số
tín
chỉ

Tổng
số


thuyết

Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Kiểm tra

LT


TH

Các mơn học chung

21

435

157

255

15

8

COMP64002

Giáo dục chính trị

4

75

41

29

5


0

COMP62004

Pháp luật

2

30

18

10

2

0

COMP63006

Tin học

3

75

15

58


0

2

COMP62008

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

0

4

COMP64010

Giáo dục quốc phịng và
an ninh

4

75

36


35

2

2

FORL66001

Tiếng Anh

6

120

42

72

6

0

Các mơn học, mơ đun
chun mơn ngành, nghề

51

1245


324

873

26

22

SAEN62002

Tâm lý học lao động

2

30

18

10

2

0

SAEN62003

Ecgonomic

2


30

18

10

2

0

SAEN62004

Pháp luật bảo hộ lao động

2

30

18

10

2

0

SAEN52005

Tín hiệu, biển báo an tồn


2

30

18

10

2

0

SAEN52106

Sơ cấp cứu

2

45

14

29

1

1

SAEN52107


Vệ sinh cơng nghiệp

2

45

14

29

1

1

SAEN52108

Phương tiện bảo vệ cá
nhân

2

45

14

29

1

1


SAEN52109

Kỹ thuật an toàn điện

2

45

14

29

1

1

SAEN52110

An toàn phòng chống
cháy nổ

2

45

14

29


1

1

II

1


Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Mã MH/MĐ

Tên mơn học, mơ đun

Số
tín
chỉ

Tổng
số


thuyết

Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận


Kiểm tra

LT

TH

SAEN62111

Kỹ thuật an tồn cơ khí

2

45

14

29

1

1

SAEN62112

Kỹ thuật xử lý mơi trường

2

45


14

29

1

1

SAEN52113

An tồn hóa chất

2

45

14

29

1

1

SAEN62114

An toàn hàng hải

2


45

14

29

1

1

SAEN62115

An toàn xây dựng

2

45

14

29

1

1

SAEN52116

An toàn thiết bị áp lực


2

45

14

29

1

1

SAEN52117

An toàn thiết bị nâng

2

45

14

29

1

1

SAEN62118


Đánh giá rủi ro

2

45

14

29

1

1

SAEN52119

An toàn làm việc khơng
gian hạn chế

2

45

14

29

1


1

SAEN62120

Quản lý an tồn vệ sinh
lao động (HSEQ-MS)

2

45

14

29

1

1

SAEN62121

Điều tra tai nạn

2

45

14

29


1

1

SAEN62122

Thanh tra, kiểm tra an
toàn vệ sinh lao động

2

45

14

29

1

1

SAEN62123

Kỹ năng huấn luyện an
tồn lao động

2

45


14

29

1

1

SAEN63224

Khóa luận tốt nghiệp

3

135

0

135

0

0

SAEN64225

Thực tập sản xuất

4


180

0

176

0

4

Tổng cộng

72

1680

481

1128

41

30

5.2. Chương trình chi tiết mơ đun
Thời gian (giờ)
Số
TT
1


Tên bài, mục

Bài 1: Một số quy định quan trọng về an
toàn hàng hải
2

Tổng



Thực

Kiểm

số

thuyết

hành

tra

2

2

0

0



Thời gian (giờ)
Số

Tên bài, mục

Tổng



Thực

Kiểm

số

thuyết

hành

tra

2

2

0

0


2

2

0

0

4

Bài 2: An ninh, an toàn và quản lý nhân
sự trên tàu
Bài 3: Trực ca và đảm bảo an toàn khi
tàu vận hành
Bài 4: An toàn phịng chống cháy nổ

6

2

4

0

5

Bài 5: An tồn tàu chở dầu

6


2

4

0

Bài 6: An tồn tàu chở khí hóa lỏng

8

2

5

1

Bài 7: Ứng cứu khẩn cấp

8

1

7

0

Bài 8: Cứu sinh, cứu nạn trên biển

11


1

9

1

45

14

29

2

TT
2
3

Cộng

6. Điều kiện thực hiện mơ đun:
6.1. Phịng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn
6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn
6.3. Học liệu, dụng cụ, mơ hình, phương tiện: Giáo trình, mơ hình học tập..
6.4. Các điều kiện khác: Người học thực hành các kỹ năng cứu sinh, cứu nạn tại bể huấn
luyện an toàn.
7. Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1. Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
7.2. Phương pháp:
Người học được đánh giá tích lũy mơ đun như sau:
7.2.1. Cách đánh giá
3


- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thơng tư số
09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Dầu khí như
sau:
Điểm đánh giá
+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)
+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc mô đun

Trọng số
40%
60%

7.2.2. Phương pháp đánh giá
Phương pháp
đánh giá


Phương pháp
tổ chức

Hình thức
kiểm tra

Chuẩn đầu ra
đánh giá

Số
cột

Thời điểm
kiểm tra

Thường xuyên

Viết/

Tự luận/

A1, A2, A3,

1

Sau 27 giờ.

Thuyết trình

Trắc nghiệm/


B1, B2, B3,

Báo cáo

C1, C2

Viết/

Tự luận/

A4, B4, C3

1

Sau 36 giờ

Thuyết trình

Trắc nghiệm/
Báo cáo
1

Sau 45 giờ

Định kỳ

Kết thúc mô
đun


Viết

Tự luận và A1, A2, A3, A4, A5,
trắc nghiệm
B1, B2, B3, B4, B5,
C1, C2, C3,

7.2.3. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang điểm
10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm mô đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của mô đun nhân
với trọng số tương ứng. Điểm mô đun theo thang điểm 10 làm trịn đến một chữ số thập
phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ.
8. Hướng dẫn thực hiện mô đun
8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Dầu khí
8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô đun
4


8.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn
đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận….
* Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra.
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.
* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân cơng các thành viên trong nhóm tìm
hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội
dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được

cung cấp nguồn trước khi người học vào học mô đun này (trang web, thư viện, tài liệu...)
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết
lý thuyết phải học lại mơ đun mới được tham dự kì thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo
nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo
luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một
số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn
bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc mô đun.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. Tài liệu tham khảo:
[1]. QHVN. (2005). Bộ luật Hàng hải Việt Nam 40/2005/QH11.
[2]. Phạn Thanh Quang. 2011. An toàn lao động hàng hải. Trường Cao đẳng nghề Duyên
hải.

5


BÀI 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUAN TRỌNG VỀ AN TOÀN HÀNG HẢI
❖ GIỚI THIỆU BÀI 1
Bài 1 là bài giới thiệu về một số Quy định quan trọng cần hiểu và tn thủ trong cơng tác
bảo đảm an tồn hàng hải để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội
dung mô đun ở những bài tiếp theo.
❖ MỤC TIÊU BÀI 1
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
- Liệt kê được một số quy định quan trọng về an toàn hàng hải.
- Liệt kê được các việc cần làm trong tình huống khẩn cấp trên tàu.
➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Tuân thủ luật pháp quốc tế, ý thức cảnh giác, tuân thủ nội quy trên tàu.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
-

Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập
bài 1 (cá nhân hoặc nhóm).

-

Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành
đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và
nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
-

Phòng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Khơng

-

Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

-

Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơ đun, giáo trình, tài liệu tham
khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

-


Các điều kiện khác: Khơng có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: không.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.


+ Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: khơng có
❖ NỘI DUNG BÀI 1
I. Bộ luật ISM
1. Giới thiệu chung
Nhằm bảo đảm an tồn cho con người, con tàu và hàng hố cũng như nhằm bảo vệ môi
trường biển, tổ chức IMO đã cho ra đời bộ luật quản lý an toàn (International
Safety Management Code) được thông qua từ năm 1993 bởi nghị định A.741(18), được
sửa đổi vào tháng 12 năm 2000 bởi nghị định MSC.104(73). Bộ luật quản lý an toàn như
tên gọi của nó là bộ luật quản lý quốc tế đối với các hoạt động an toàn của tàu và đối với

việc chống ô nhiễm môi trường được thông qua bởi tổ chức IMO.
Mục đích của bộ luật là nhằm đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và hoạt động an
tồn của tàu và về phịng chống ơ nhiễm mơi trường. Nhằm bảo đảm an tồn trên biển,
phòng ngừa sự thương tổn và mất mát sinh mạng con người, nhằm ngăn ngừa tổn thất
đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển và tài nguyên biển.
Nội dung của bộ luật được chia làm 2 phần chính: Phần A là phần các điều khoản
thi hành (Implementation), phần B là phần quy định về kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận (Certification and verification). Dựa trên ISM Code, mỗi công ty quản lý tàu sẽ tự
thiết lập cho mình một bộ luật quản lý an tồn riêng phù hợp với tình hình thực tế của cơng
ty mình. Bộ luật quản lý an toàn sẽ phải được thực hiện bởi tất cả các tàu trong công ty
cũng như mọi thành viên khác của công ty tham gia công tác quản lý tàu.
Mọi thuyền viên trước khi xuống tàu làm việc phải được học tập về bộ luật quản lý an tồn
của cơng ty để nắm được một cách rõ ràng chính sách về quản lý an tồn, các điều luật, các
quy định về an toàn phải thực hiện trong q trình làm việc trên tàu.
Tàu là mắt xích cuối cùng của việc thực hiện bộ luật quản lý an tồn, trên tàu thuyền trưởng
ngồi việc đơn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực thi bộ luật còn phải có trách nhiệm
thường xun giáo dục thuyền viên của mình hiểu rõ về bộ luât nhằm bảo đảm an toàn cho
con người, con tàu, hàng hố và phịng chống ơ nhiễm môi trường.


Mục đích của bộ luật ISM là tạo ra những tiêu chuẩn quốc tế cho việc quản lý, khai thác
an toàn tàu, ngăn ngừa sự tổn hại về sinh mạng, thương tật của con người cũng như sự tổn
hại về tài sản trong q trình khai thác tàu đồng thời bảo vệ mơi trường sinh thái.
Mục tiêu về quản lí an toàn là:
− Cung cấp các thao tác về hoạt động tàu an tồn và một mơi trường làm việc an tồn
− Xây dựng các biện pháp bảo đảm an tồn để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra
trên tàu
− Khơng ngừng hồn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên trên bờ và
thuyền viên dưới Tàu, bao gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn
cấp liên quan đến an tồn và ngăn ngừa ơ nhi

Hệ thống quản lý an tồn phải đảm bảo:
− Phù hợp với các qui ñịnh và luật lệ hiện hành.
− Phù hợp với các qui tắc, hướng dẫn do các tổ chức, chính quyền, ñăng kiểm và tổ
chức công nghiệp biển ñề ra
2. Một số nội dung chính
Bộ luật ISM gồm 16 điều khoản, bao gồm các phần chính sau đây:
Lời nói đầu.
Phần A: Sự thực hiện
Nội dung của phần này bao gồm 12 ñiều khoản với các nội dung sau:
1. Các khái niệm chung:
Trong phần này, Bộ luật ISM ñưa ra các ñịnh nghĩa, giải thích ý nghĩa của các khái niệm,
tên gọi; Chỉ ra mục tiêu và phạm vi áp dụng của Bộ luật.
2. Chính sách An tồn và bảo vệ mơi trường của Cơng ty:
Trong phần này, Bộ luật ISM địi hỏi các Cơng ty phải đưa ra được chính sách của mình
đối với vấn đề an tồn và bảo vệ mơi trường đồng thời đảm bảo thực hiện được chính sách
này ở mọi mức ñộ trong SMS ( Safety Management System)
3. Trách nhiệm và thẩm quyền của Công ty:
Công ty phải đảm bảo sự quản lý của mình và thể hiên được thẩm quyền của mình đối việc
quản lý tàu biển trong SMS.
4. Người ñược chỉ ñịnh thực thi SMS của Cơng ty (Designated Person-DP): Các Cơng ty
phải chỉ định Người có trách nhiệm và thẩm quyền để quản lý,


giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ tàu thực hiện có hiệu quả SMS, đặc biệt khi có những tình huống
khẩn cấp liên quan đến an tồn và chống ơ nhiễm môi trường.
5. Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng:
Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng trong việc ñại diện cho Công ty tổ chức
thực hiện SMS trên tàu phải được thể hiện rõ trong SMS của Cơng ty.
6. Nguồn lực và nhân viên:
Bộ luật quy định Cơng ty phải thể hiện một cách ñầy ñủ các ñiều kiện thực tế về con người,

các điều luật quốc tế có liên quan thơng qua các quy trình, hướng dẫn trong SMS của mình.
7. Sự phát triển các kế hoạch khai thác tàu:
Bộ luật yêu cầu trong SMS của Công ty phải thiết lập đầy đủ các quy trình, các hướng dẫn
cho các hoạt ñộng khai thác chủ yếu của tàu cũng như bảo vệ môi trường
8. Sự sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp:
Bộ luật yêu cầu Công ty phải thiết lập được trong SMS các quy trình hành động trong các
tình huống khẩn cấp cũng như các chương trình thực tập huấn luyện và khả năng sẵn sàng
ứng phó trong mọi ñiều kiện khẩn cấp.
9. Các báo cáo, phân tích đối với các trường hợp vi phạm, tai nạn và nguy hiểm xảy ra.
Bộ luật quy định Cơng ty phải thể hiện trong SMS của mình các mẫu báo cáo, phân tích
thống nhất đối với các vi phạm, tai nạn và nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời phải có các
hướng dẫn, quy trình để sửa chữa, hiệu chỉnh đối với các vấn đề đó.
10. Bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị.
Cơng ty phải thể hiện được trong SMS của mình các hướng dẫn, quy trình để ñảm bảo tàu
và trang thiết bị thuộc quyền quản lý của mình được khai thác và bảo dưỡng phù hợp cũng
như các biện pháp bảo dưỡng ñặc biệt áp dụng ñối với các trang thiết bị quan trọng trên
tàu.
11. Tài liệu, giấy tờ.
Trong SMS của Công ty phải thiết lập ñược một hệ thống, quy trình quản lý với các tài
liệu, giấy chứng nhận của tàu.
12. Sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá của Cơng ty.
SMS của Cơng ty phải thể hiện ñược sự kiểm tra, xem xét lại và ñánh giá việc thực hiện
ñối với SMS của mình thơng qua các quy trình, hướng dẫn kiểm tra ( Audit ) qua đó đưa
ra những hướng dẫn để chỉnh lý đối với những vấn đề khơng phù hợp.
Phần B: Giấy chứng nhận và sự kiểm tra, gồm có 4 ñiều khoản.


Giấy chứng nhận theo Bộ luật ISM bao gồm:
13. Cấp giấy chứng nhận và kiểm tra ñịnh kỳ.
Giấy chứng nhận phù hợp, Document Of Compliance Certificate (DOC): Một Công ty, khi

SMS được chính quyền hành chính kiểm tra và xác nhận là thoả mãn các yêu cầu của Bộ
luật ISM thì sẽ được cấp giấy chứng nhận trên.
Giấy chứng nhận quản lý an toàn, Safety Management Certificate (SMC): Giấy chứng nhận
này ñược cấp cho tàu khi sự kiểm tra của chính quyền hành chính xác nhận rằng các hoạt
động quản lý, khai thác an tồn cơng ty và tàu là phù hợp với SMS ñã ñược chấp thuận.
Giấy chứng nhận DOC sẽ có thời hạn hiệu lực khơng q 5 năm và phải trải qua các ñợt
kiểm tra hàng năm ñể xác nhận lại.
Giấy chứng nhận SMC cũng có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm nhưng chỉ phải kiểm
tra lại trong ít nhất một lần kiểm tra trung gian của tàu.
14. Cấp giấy chứng nhận tạm thời.
15. Kiểm tra.
16. Mẫu giấy chứng nhận (DOC, SMC)
Hệ thống quản lý an tồn
Muốn duy trì tàu hoạt động trên tuyến quốc tế, cơng ty phải quản lý hoạt động tàu theo “Hệ
thống quản lý an toàn”. Muốn xây dựng một “hệ thống quản lý an tồn” cơng ty phải nghiên
cứu xây dựng một hệ thống quản lý phù hợp với những yêu cầu do “Bộ luật quản lý an toàn
quốc tế”.
Hệ thống quản lý an tồn cơng ty phải đạt được các u cầu sau:
-1. Về mục đích và u cầu
1. Mục đích là bảo đảm an tồn trên biển. Ngăn ngừa thương vong, tổn thất về người và tài
sản. Tránh ô nhiễm môi trường, ñặc biệt là môi trường biển
2 Mục tiêu về quản lý an toàn là:
Cung cấp các thao tác về hoạt động tàu an tồn và một mơi trường làm việc an tồn
Xây dựng các biện pháp bảo đảm an tồn để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra trên tàu
Khơng ngừng hồn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên trên Bờ và thuyền
viên dưới Tàu, bao gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn cấp liên quan
đến an tồn và ngăn ngừa ơ nhiễm
Hệ thống quản lý an tồn phải đảm bảo:
Phù hợp với các qui ñịnh và luật lệ hiện hành



Phù hợp với các qui tắc, hướng dẫn do các tổ chức, chính quyền, đăng kiểm và tổ chức
cơng nghiệp biển ñề ra.
Nội dung của Hệ thống quản lý an tồn gồm có:
Một chính sách về an tồn và bảo vệ mơi trường.
Những qui định, hướng dẫn và qui trình nhằm bảo đảm an tồn hoạt động tàu, bảo vệ mơi
trường, đáp ứng u cầu luật lệ hiện hành của quốc gia và quốc tế.
Phân ñịnh các mức ñộ quyền hạn, các mối thông tin liên lạc giữa những người liên quan
ñến hệ thống trên bờ và dưới tàu.
Những qui trình về báo cáo các tai nạn và “khơng phù hợp”.
Những qui trình chuẩn bị và ứng phó các tình huống khẩn cấp.
Những qui trình về đánh giá nội bộ và rà sốt việc quản lý.
-2. Chính sách an tồn và bảo vệ môi trường
Công ty phải xây dựng một chính sách an tồn và bảo vệ mơi trường, nêu rõ bằng cách nào
ñể ñạt ñược mục tiêu của bộ luật ISM Code.
Phải bảo đảm chính sách này được thực hiện và duy trì ở mọi cấp độ của hệ thống tổ chức,
trên Bờ và dưới Tàu.
-3. Quyền hạn và trách nhiệm của công ty
Khi người chịu trách nhiệm về các hoạt động của tàu khơng phải là Chủ tàu, thì Chủ tàu
phải báo cáo với Chính quyền về tên và địa chỉ của người đó.
Cơng ty phải định rõ bằng văn bản về quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của những
người liên quan đến quản lí, thực hiện, kiểm tra cơng việc có ảnh hưởng đến an tồn và
bảo vệ mơi trường.
Cơng ty chịu trách nhiệm bảo đảm cung cấp ñầy ñủ nguồn lực và sự hỗ trợ từ trên bờ để
cán bộ phụ trách an tồn thực hiện được chức năng của mình.
4. DP
ðể bảo đảm an tồn hoạt động của mỗi tàu và cung cấp mối liên hệ giữa công ty và tàu,
mỗi công ty phải phân cơng một người phụ trách quản lý an tồn trên bờ là DP, có thể tiếp
cận trực tiếp với cấp quản lí cao nhất của cơng ty. Quyền hạn và trách nhiệm của DP bao
gồm việc theo dõi về an tồn và ngăn ngừa ơ nhiễm liên quan đến hoạt ñộng của mỗi tàu,

bảo ñảm cung ứng ñầy ñủ các yêu cầu về nguồn lực và sự hỗ trợ từ trên bờ.
5. Quyền hạn và trách nhiệm Thuyền trưởng
Công ty phải nêu rõ bằng văn bản trách nhiệm của Thuyền như sau:


Thực hiện Chính sách an tồn và bảo vệ mơi trường của cơng ty. Thậm chí có thể làm trái
với hệ thống quản lý an tồn, miễn là đảm bảo an tồn và chống gây ơ nhiễm biển, quyền
này gọi là quyền “vượt quyền”.
Thúc đẩy thuyền viên tn thủ chính sách an tồn và bảo vệ mơi trường.
ðề ra các chỉ thị, hướng dẫn thích hợp, rõ ràng và đơn giản ñể thuyền viên thực hiện.
Kiểm tra việc thực hiên những u cầu đã đề ra ở trên.
Rà sốt hệ thống, báo cáo các khiếm khuyết cho cấp quản lý trên bờ.
- 6. Về nhân tài và vật lực
Công ty bảo đảm Thuyền trưởng phải:
Có năng lực quản lí, chỉ ñạo.
Hiểu biết rành rọt về Hệ thống quản lí an tồn của cơng ty. được cơng ty hỗ trợ để hồn
thành nhiệm vụ của mình.
Cơng ty phải bảo đảm mỗi tàu được bố trí nhân lực có đủ trình độ chun mơn, có bằng
cấp và sức khỏe phù hợp với yêu cầu quốc gia và quốc tế.
Công ty phải xây dựng qui trình để bảo đảm rằng: thuyền viên mới hay thuyền viên mới
ñảm nhận chức danh mới ñược làm quen nhiệm vụ của họ liên quan đến an tồn và bảo vệ
môi trường trước khi tàu khởi hành.
Công ty phải bảo ñảm là mọi người liên quan ñến hoạt ñộng của hệ thống
ñều hiểu biết ñầy ñủ các luật lệ, qui tắc và hướng dẫn liên quan.
Công ty phải xây dựng và duy trì quy trình về các huấn luyện cần thiết nhằm hỗ trợ hệ
thống và bảo ñảm mọi người liên quan đều được huấn luyện đầy đủ.
Cơng ty phải xây dựng các qui trình bảo đảm mọi người trên tàu nhận được những thơng
tin liên quan đến hệ thống bằng ngôn ngữ làm việc hay ngôn ngữ mà họ có thể hiểu.
Cơng ty phải bảo đảm mọi người trên tàu có thể thơng tin hiệu quả với nhau liên quan ñến
việc thực hiện hệ thống.

7. Xây dựng kế hoạch về các hoạt động trên tàu
Cơng ty phải xây dựng các qui trình về chuẩn bị các kế hoạch, các chỉ dẫn kể cả nội dung
rà soát tương ứng cho các hoạt động chính trên tàu, liên quan đến an tồn tàu và ngăn ngừa
ơ nhiễm. Phải nêu rõ các nhiệm vụ liên quan và phân công những người có chun mơn
phụ trách.
8. Sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp


Cơng ty phải xây dựng các qui trình chỉ rõ các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trên tàu,
miêu tả các bước ứng phó.
Cơng ty phải xây dựng các chương trình về huấn luyện và diễn tập để chuẩn bị cho các tình
huống nguy hiểm.
Hệ thống phải chỉ ra các biện pháp bảo đảm cơng ty có thể ứng phó các tai nạn, tình huống
nguy hiểm khẩn cấp liên quan trên tàu ở bất kì thời điẻm nào.
9. Báo cáo và phân tích sự “khơng phù hợp”, các tai nạn và tình huống nguy hiểm
Hệ thống phải bao gồm các qui trình bảo đảm các “khơng phù hợp”, tai nạn. Các tình huống
nguy hiểm đều được báo cáo cho cơng ty, được điều tra, phân tích nhằm cải thiện an tồn
và ngăn ngừa ơ nhiễm.
Cơng ty phải xây dựng các qui trình thực hiện hành động khắc phục các khiếm khuyết và
không phù hợp.
10. Bảo dưỡng tàu và thiết bị
Cơng ty phải xây dựng các qui trình bảo ñảm tàu ñược bảo dưỡng theo luật lệ và qui ñịnh
liên quan kể cả yêu cầu bổ sung của công ty. ðể đáp ứng các u cầu đó, cơng ty phải:
Tiến hành kiểm tra định kì.
Báo cáo sự “khơng phù hợp” và ngun nhân xảy ra, nếu có.
Có hành động khắc phục tương ứng.
Lập biên bản, theo dõi các hoạt động đó.
Cơng ty phải xây dựng các qui trình để chỉ ra những thiết bị hay hệ thống kĩ thuật, nếu
ngừng hoạt động đột ngột có thể gây nên tình huống nguy hiểm. Qui trình phải chỉ ra những
biện pháp cụ thể nhằm nâng cao ñộ tin cậy của thiết bị hay hệ thống đó. Những biện pháp

đó bao gồm cả việc thử thường xuyên các phương tiện hay thiết bị dự phịng khơng hoạt
động liên tục.
Việc kiểm tra và thử hoạt ñộng như ñã nêu ở trên phải kết hợp vào kế hoạch bảo dưỡng
thường xuyên hoạt ñộng tàu.
- 11. Quản lý tài liệu
Công ty phải xây dựng qui trình và duy trì kiểm sốt mọi tài liệu và số liệu liên quan ñến
Hệ thống, và phải bảo ñảm:
Các tài liệu cịn hiệu lực được xếp ở các nơi qui ñịnh
Việc thay ñổi tài liệu phải ñược sự kiểm tra và phê duyệt bởi người phụ trách
Những tài liệu khơng cịn hiệu lực phải loại bỏ


Những tài liệu dùng ñể miêu tả và thực hiện Hệ thống ñược gọi là Sổ tay quản lý an tồn.
Sổ tay được cơng ty sắp xếp sao cho xét thấy phù hợp nhất. Mỗi tàu phải có trên tàu tất cả
tài liệu liên quan đến tàu mình.
- 12. Cơng ty kiểm tra, rà sốt và đánh giá Hệ thống
Cơng ty phải tiến hành ñánh giá nội bộ ñể kiểm tra xem các hoạt động về an tồn và ngăn
ngừa ơ nhiễm có tn thủ đúng với qui định trọng Hệ thống hay khơng.
Cơng ty phải đánh giá hiệu quả của Hệ thống ñịnh kỳ, và khi cần thiết, rà sốt lại Hệ thống
theo qui trình do cơng ty đề ra.
Việc đánh giá và hành động khắc phục nếu có phải tiến hành theo qui trình bằng văn bản.
Người tiến hành ñánh giá phải ñộc lập với khu vực ñánh giá, trừ khi không thực tế do công
ty quá nhỏ.
Kết quả đánh giá hay kết quả rà sốt phải được thơng báo tới những người có trách nhiệm
liên quan đến khu vực bị ñánh giá.
Những người chịu trách nhiệm quản lý ở khu vực bị đánh giá phải có hành
động khắc phục kịp thời các khiếm khuyết phát hiện ñược.
4. Những lưu ý ñối với tàu khi áp dụng Bộ luật ISM trên tàu biển:
ðối với tàu, việc áp dụng Bộ luật ISM ñược hiểu là triệt ñể tuân theo những quy trình,
hướng dẫn của Cơng ty trong SMS đối với tất cả các mặt trong hoạt ñộng khai thác, vận

hành, bảo dưỡng, chống ô nhiễm môi trường và quản lý an tồn trên tàu .
Tất cả các vấn đề trên ñều ñã ñược thể hiện trong SMS bằng các quy trình, hướng dẫn, biểu
mẫu, kế hoạch hành động.
Nhiệm vụ của mọi thuyền viên của tàu là phải hiểu biết càng đầy đủ càng tốt SMS của
Cơng ty để thực hiện cho tốt , ñồng thời ñáp ứng ñược các yêu cầu của các ñợt kiểm tra
ISM ( Internal Audit hoặc External Audit) cũng như kiểm tra PSC.
Theo từng chức danh, có thể có những địi hỏi ở mức độ khác nhau, nhưng tựu trung lại,
thuyền viên cần phải ñọc, tìm hiểu và nắm được các vấn đề sau đây trong SMS:
Cơng ty có chính sách an tồn và bảo vệ mơi trường khơng và thuyền viên của tàu có quen
thuộc với chính sách đó khơng?
Các tài liệu an tồn (các sổ tay, hướng dẫn ...) có trên tàu khơng?
Các tài liệu liên quan trong SMS có được lập bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ
thuyền viên trên tàu hiểu được khơng?


Có các qui trình để thiết lập và duy trì liên lạc với bộ phận quản lý trên bờ trong tình huống
khẩn cấp hay khơng
Kế hoạch thực tập của tàu theo SMS.
Kế hoạch, quy trình sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng ñối với các thiết bị quan trọng trên boong
cũng như các thiết bị an tồn của tàu được hướng dẫn trong SMS.
Các quy ñịnh, hướng dẫn ñối với việc chống ô nhiễm môi trường, tuân thủ kế hoạch quản
lý, thải rác trên tàu.
Các quy tắc kiểm tra an toàn trước khi tiến hành các cơng việc trên tàu đặc biệt là làm việc
trên cao, ngoài mạn tàu, cắt hàn, làm việc trong khoang kín... được quy định trong
SMS.ơng?
Tên của DP (Designated Person).
Nhiệm vụ, chức trách của mình theo SMS của Công ty.
Cách thức thành viên mới lên tàu làm quen với nhiệm vụ của mình và có các hướng dẫn
quan trọng trước khi khởi hành hay khơng?
Thuyền trưởng có thể trình các tài liệu chứng minh trách nhiệm và thẩm quyền của mình

hay khơng? phải bao gồm cả quyền được vượt quyền?
Các sự khơng phù hợp có được báo cáo về cơng ty hay khơng và cơng ty có thực hiện các
hành động khắc phục hay khơng? (PSCO phải xem xét kỹ nội dung các sự không phù hợp).
Tàu có chương trình bảo dưỡng hay khơng và các bản ghi có trên tàu hay khơng?
Nhiệm vụ của mình trong những trường hợp khẩn cấp trên tàu, các tín hiệu báo động cũng
như các quy trình, hướng dẫn thực hiển ñối với các trường hợp này, ñược nêu trong SMS.
Ghi chép và lưu giữ sổ sách về các phần việc, vật tư, thiết bị thuộc phạm vi trách nhiệm
của mình theo hướng dẫn trong SMS.
5 Các báo cáo thường phải có theo SMS
Thường tàu phải có các báo cáo theo qui ñịnh của SMS, ñược làm ñịnh kỳ gửi về cơng ty
và được lưu giữ trên tàu. Các báo cáo bao gồm:
Báo cáo tháng:
Danh mục kiểm tra giấy tờ tàu; Danh sách thuyền viên.
Báo cáo chuyến:
Tóm tắt chuyến đi (cả bộ phận boongvà máy); Báo cáo công việc bảo quản trong chuyến
(cả boong và máy); Kế hoạch bảo quản (cả bộ phận boongvà máy); Danh mục kiểm tra
thiết bị an tồn; Danh mục kiểm tra thiết bị chống ơ nhiễm môi trường; Danh mục kiểm tra


hệ thống máy lái; Danh mục tu chỉnh hải ñồ; Thơng số máy chính; Thơng số máy đèn; Báo
cáo tiêu thụ dàu nhờn; Danh mục kiểm tra tàu ñến và rời cảng…
- Báo cáo quí:
Biên bản họp quản lý an toàn trên tàu; Báo cáo thực tập khẩn cấp; Báo cáo huấn luyện trên
tàu; Báo cáo phân tích nước làm mát; Báo cáo phân tích nước nồi hơi; Ghi chép giờ làm
việc các hệ thống máy trên tàu; Danh mục kiểm tra cách điện…
Báo cáo nửa năm và hàng năm:
Tình trạng thiết bị an tồn: Tình trạng thiết bị quan trọng; Danh mục ấn phẩm hàng hải;
Danh mục kiểm tra thiết bị ño lường trên tàu; Danh mục kiểm tra ñồ dự trữ quan trọng trên
tàu….
Báo cáo trong các trường hợp đặc biệt:

Báo cáo khi có tai nạn hàng hải; Báo cáo hư hỏng do công nhân làm hàng; Báo cáo hư
hỏng hàng hóa; Báo cáo việc thanh kiểm tra tai nạn; Báo cáo sự không phù hợp; Báo cáo
về việc sửa chữa hư hỏng; Kế hoạch nhận dàu; danh mục kiểm tra khi vào khu vực kín;
Danh mục kiểm tra khi sử dụng lửa trần trên tàu; Báo cáo ñánh giá năng lực thuyền viên…
II. Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (Bộ luật ISPS)
1. Giới thiệu chung
Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng (Bộ luật ISPS) là thành quả chỉ sau hơn một
năm làm việc tích cực của Ủy ban An tồn Hàng hải IMO và Nhóm Cơng tác An ninh Hàng
hải kể từ khi phiên họp lần thứ 22 của Đại hội đồng, tháng 11 năm 2001, thông qua nghị
quyết A.924(22) về việc xem xét lại các biện pháp và qui trình ngăn ngừa các hành động
khủng bố đe dọa an ninh của hành khách, thuyền viên và an tồn tàu. Bộ luật ISPS được
thơng qua bằng một trong số các nghị quyết do Hội nghị các Chính phủ ký kết Cơng ước
Quốc tế về An tồn Sinh mạng Con người trên Biển, 1974 (Luân-đôn, 9-13 tháng 12 năm
2002) thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002. Một nghị quyết khác đưa ra các bổ sung sửa
đổi cần thiết cho bài V và bài XI của SOLAS, theo đó việc tuân thủ Bộ luật này sẽ trở thành
bắt buộc kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 nếu nó được chấp nhận vào ngày 1 tháng 1 năm
2004. Bài XI hiện có được sửa đổi và đánh số lại là bài XI-1 và bài XI-2 mới được thông
qua về các biện pháp nâng cao an ninh hàng hải. Bộ luật ISPS và các bổ sung sửa đổi của
SOLAS nêu trong ấn phẩm này cũng như các nghị quyết khác được Hội nghị thông qua
(liên quan đến công việc cần phải hồn thành trước khi có thể triển khai thực hiện Bộ luật


vào năm 2004 và việc xem xét lại Bộ luật, sự hợp tác kỹ thuật, và công việc phối hợp với
Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Hải quan Thế giới).
Mục đích của Bộ luật này là thiết lập một khuôn khổ quốc tế liên quan đến việc hợp tác
giữa các Chính phủ ký kết, các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương và ngành cơng
nghiệp vận tải biển và cảng để phát hiện/đánh giá các mối đe dọa an ninh và có các biện
pháp ngăn ngừa đối với các sự cố an ninh ảnh hưởng đến tàu và bến cảng được sử dụng
trong thương mại quốc tế; thiết lập vai trò và trách nhiệm tương ứng của tất cả các bên liên
quan, ở cấp độ quốc gia và quốc tế, để đảm bảo an ninh hàng hải; đảm bảo sự so sánh và

trao đổi kịp thời, có hiệu quả những thơng tin liên quan đến an ninh; cung cấp phương pháp
luận cho việc đánh giá an ninh để có các kế hoạch và qui trình ứng phó với những thay đổi
về cấp độ an ninh; và để đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp an ninh hàng hải thích hợp
và tương xứng được thực hiện. Những mục đích này phải đạt được bằng cách chỉ định các
sĩ quan/nhân viên thích hợp trên mỗi tàu, trong mỗi bến cảng và trong mỗi công ty vận tải
biển để chuẩn bị và triển khai các kế hoạch an ninh được phê duyệt cho mỗi tàu và cảng.
Phần A của Bộ luật là các yêu cầu bắt buộc liên quan đến các điều khoản của bài XI-2
SOLAS, 1974, đã được sửa đổi, phần B của Bộ luật là hướng dẫn liên quan đến các điều
khoản của bài XI-2 SOLAS 1974, đã được sửa đổi, và phần A của Bộ luật.
2. Một số nội dung chính
Phần A: Các yêu cầu bắt buộc của Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng liên quan
đến các điều khoản của bài XI-2
1. Quy định chung
Giới thiệu
Mục đích
Các yêu cầu
2. Định nghĩa
3. Phạm vi áp dụng
4. Trách nhiệm của Chính phủ Ký kết
5. Cam kết an ninh
6. Nghĩa vụ của Công ty
7. An ninh Tàu
8. Đánh giá An ninh Tàu
9. Kế hoạch An ninh Tàu


10. Biên bản
11. Nhân viên An ninh Công ty
12. Sĩ quan An ninh Tàu
13. Đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh tàu

14. An ninh Bến cảng
15. Đánh giá An ninh Bến cảng
16. Kế hoạch An ninh Bến cảng
17. Nhân viên An ninh Bến cảng
18. Đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng
19. Thẩm tra và chứng nhận tàu
Thẩm tra
Cấp và xác nhận Giấy chứng nhận
Thời hạn và hiệu lực của Giấy chứng nhận
Chứng nhận tạm thời
Phụ bài của phần A
Phụ bài 1: Mẫu Giấy chứng nhận Quốc tế về An ninh Tàu biển
Phụ bài 2: Mẫu Giấy chứng nhận Quốc tế về An ninh Tàu biển Tạm thời
Phần B: Hướng dẫn liên quan đến các điều khoản của Bài XI-2, Phụ lục Công ước quốc tế
về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974, đã được sửa đổi và Phần A của Bộ luật
này
1. Giới thiệu
Quy định chung
Trách nhiệm của các Chính phủ ký kết
Thiết lập cấp độ an ninh
Công ty và Tàu
Bến cảng
Thông tin và trao đổi thông tin
2. Định nghĩa
3. Phạm vi áp dụng
4. Trách nhiệm của Chính phủ Ký kết
Đánh giá an ninh và kế hoạch an ninh
Cơ quan có thẩm quyền



Tổ chức an ninh được công nhận
Thiết lập cấp độ an ninh
Các điểm liên lạc và thông tin trong Kế hoạch An ninh Bến cảng
Tài liệu nhận dạng
Cơng trình biển cố định hoặc di động và dàn khoan di động tại vị trí làm việc
Các tàu khơng u cầu áp dụng phần A của Bộ luật này
Nguy cơ đe dọa tàu và các sự cố khác trên biển
Thỏa thuận an ninh thay thế
Biện pháp tương cho bến cảng
Mức độ định biên
Các biện pháp kiểm soát và tuân thủ
Tàu của quốc gia không phải là Thành viên và tàu dưới Công ước
5. Cam kết An ninh
6. Nghĩa vụ của Công ty
7. An ninh Tàu
8. Đánh giá An ninh Tàu
Đánh giá an ninh
Kiểm tra an ninh tại hiện trường
9. Kế hoạch An ninh Tàu
Quy định chung
Tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ an ninh tàu
Tiếp cận tàu
Các khu vực hạn chế trên tàu
Làm hàng
Cung cấp đồ dự trữ cho tàu
Xử lý hành lý gửi
Theo dõi an ninh của tàu
Các cấp độ an ninh khác nhau
Những hành động Bộ luật không đề cập
Cam kết an ninh

Đánh giá và soát xét
10. Biên bản


×