Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Hoàn thiện công nghệ tự động trong chế tạo, lắp ráp, hàn vỏ tàu thủy nhằm nâng cao chất lượng đong tàu thủy cỡ lớn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 256 trang )


tæng c«ng ty c«ng nghiÖp tµu thñy viÖt nam
c«ng ty c«ngnghiÖp tµu thñy nam triÖu







b¸o c¸o tæng kÕt KHCN dù ¸n

hoµn thiÖn c«ng nghÖ tù ®éng
trong chÕ t¹o, l¾p r¸p, hµn vá tµu thñy
nh»m n©ng cao chÊt l−îng
®ãng tµu thñy cì lín


Chñ nhiÖm dù ¸n: KS NguyÔn V¨n Toµn













5926
28/6/2006



H¶i Phßng, 5-2005




Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu



























TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM

CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NAM TRIỆU
Thuỷ nguyên, Hải phòng









Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật dự án:

HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG
TRONG CHẾ TẠO, LẮP RÁP, HÀN VỎ TÀU THUỶ

NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÓNG TÀU
THỦY CỠ LỚN




KS Nguyễn văn Toàn






Hải phòng, 5-2005

Bản quyền thuộc Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu.
Việc sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải được phép bằng văn bản của
Giám đốc Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, trừ trường hợp sử dụng với mục
đích nghiên cứu.































TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM

CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NAM TRIỆU
Thuỷ nguyên, Hải phòng









Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật dự án:

HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG
TRONG CHẾ TẠO, LẮP RÁP, HÀN VỎ TÀU THUỶ


NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÓNG TÀU
THỦY CỠ LỚN


KS Nguyễn văn Toàn






Hải phòng, 5-2005

Tài liệu này được soạn thảo trên cơ sở kết quả thực hiện dự án sản xuất thử
nghiệm KC.06.DA.12CN.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

STT

Họ và Tên Học vị, học
hàm, chức vụ
Đơn vị công tác Tham gia phần nào
của dự án
1 2 3 4 5
1 Nguyễn văn Toàn KS, Phó giám
đốc
Công ty CNTT
Nam Triệu
Chủ nhiệm dự án

2 Công ty CNTT
Nam Triệu

3 Công ty CNTT
Nam Triệu

4 Công ty CNTT
Nam Triệu

5 Công ty CNTT
Nam Triệu

6 Nguyễn Duy Hưng KS, Giám đốc
C«ng ty t− vÊn
vµ thiÕt kÕ c«ng
nghÖ tµu thuû

Công nghệ phóng
dạng, hạ liệu kết
cấu, ống
7 Nguyễn Nhâm KS, Giám đốc
C«ng ty c«ng
nghÖ vµ thiÕt bÞ
hµn

Công nghệ và thiết
bị hàn
8
ViÖn IMI - Bé
C«ng nghiÖp


Công nghệ cắt tôn






















Danh sách các Cơ quan phối hợp tham gia dự án
TT Tên Cơ quan phối hợp Địa chỉ Nội dung công việc
1 Viện Khoa học công
nghệ tàu thuỷ
80B - Trần Hng
Đạo - Hà Nội

- Quy trình chụp X - quang công nghiệp.
- Quy trình phóng dạng, hạ liệu kết cấu
thân tàu bằng phần mềm Shipcontructor.
- Quy trình kiểm tra siêu âm.
- ứng dụng phần mềm Autoship trong
thiết kế đờng hình dáng 3D.
Danh sách những ngời tham gia chính
TT Học hàm, học vị,
họ và tên
Nội dung công việc Xác nhận
1 T.S Ngô Cân
- Quy trình kiểm tra siêu âm

2 T.S Phan Văn Phô
- Quy trình phóng dạng, hạ liệu
kết cấu thân tàu bằng phần mềm
Shipcontructor.

3 K.S Phạm Tô Hiệp
- ứng dụng phần mềm Autoship
trong thiết kế đờng hình dáng 3D.

4 K.S Trần Mạnh Tuấn
- Quy trình chụp X - quang công
nghiệp

5 K.S Hoàng Thị Vân Khánh
- Thông số kỹ thuật hàn.
- Quy trình hàn


6 K.S Nguyễn Văn Chí
- Quy trình Lấy dấu và dán nhãn
chi tiết.
- Quy trình kiểm tra cắt tôn trên
máy cắt CNC.
- Công nghệ kiểm tra hàn

7 K.S Phạm Công Tú
- Chơng trình cắt hơi Plasma các
chi tiết trên máy

8 K.S Nguyễn Viết Cờng
- Quy trình công nghệ cắt tôn
bằng máy cắt CNC DIGISAF 510


BÀI TÓM TẮT


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I.1 Tên Dự án: "Hoàn thiện công nghệ tự động trong chế tạo lắp ráp, hàn vỏ tàu thuỷ
nhằm nâng cao chất lượng đóng tàu thuỷ cỡ lớn"
I.2 Thời gian thực hiện: 24 tháng
I.3 Kinh phí thực hiện dự kiến: 99.535 triệu đồng,
trong đó, từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 3.000 triệu đồng.
I.4 Cơ quan chủ trì Dự án: Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu

Địa chỉ: Tam Hưng - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng.
Điện thoại: 031.875135; Email:
I.5 Chủ nhiệm Dự án: KS Nguyễn Văn Toàn

I.6 Mục tiêu dự án:
- Nâng cao được năng lực đóng mới vỏ tàu trên cơ sở hoàn thiện các
công nghệ tự động trong phóng dạng vỏ tàu, cắt, hàn các phân đoạn, tổng đoạn
vỏ tàu.
- Công nghệ được hoàn thiện là công nghệ tiên tiến trên thế giới nhưng
khả thi trong
điều kiện Việt Nam, làm cơ sở để nhân rộng ra tất cả các nhà máy
đóng tàu trong nước.
I.7 Nội dung của dự án
a) Hoàn thiện công nghệ
- Hoàn thiện công nghệ phóng dạng;
- Hoàn thiện công nghệ tự động cắt tôn vỏ tàu bằng máy cắt CNC;
- Hoàn thiện dây chuyền công nghệ hàn bán tự động và tự động các phân đoạn,
tổng đoạn tàu thuỷ.
b) Giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá trong chế tạo vỏ tàu:
- Giải pháp đầu t
ư thiết bị công nghệ;
- Giải pháp tổ chức sản xuất;
- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực’
II. Kết quả triển khai các nội dung của dự án:
Các nội dung của dự án được phản ảnh trong các chương mục của Báo cáo tổng
kết khoa học và kỹ thuật dự án, cụ thể như sau

II.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU NƯỚC TA Ở
THỜI ĐIỂM TRIỂN KHAI DỰ ÁN

Trên cơ sở đánh giá khái quát những tồn tại và hạn chế trong công nghệ và hoạt động
KH&CN của ngành và của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu ở thời điểm triển khai dự
án, đã khẳng định sự cần thiết và định hướng các nội dung hoàn thiện công nghệ để đóng
được các tàu cỡ lớn, trong đó giải quyết song song các vấn đề về đầu tư thiết bị công nghệ, t


chức sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực – các yếu tố cơ bản đảm bảo hiệu qủa của việc hoàn
thiện công nghệ.
Bên cạnh đó, dự án cũng gặp những thuận lợi rất cơ bản: Nhà nước tạo nhiều cơ chế,
chính sách để ngành đóng tàu có điều kiện phát triển; bản thân Công ty CNTT Nam Triệu
cũng có dự án đầu tư
được duyệt, trong đó việc đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị công nghệ
được xây dựng theo hướng hiện đại hoá để đóng các tàu cỡ lớn và sẽ trở thành một trong
những cơ sở đóng tàu mạnh ở phía Bắc; Bộ KH&CN đã cho phép thực hiện một loạt các đề
tài, dự án tạo cơ sở KH&CN cho ngành đóng tàu.

II.2 HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU THEO HƯỚNG ÁP DỤ
NG TỰ ĐỘNG
HOÁ
Xuất phát từ thực trạng lạc hậu trong các khâu công nghệ đóng tàu và kinh nghiệm tiếp
cận các công nghệ mới của nước ngoài ,cũng như kế thừa các kết qủa nghiên cứu của các
đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ GTVT, trong dự án chọn các khâu công nghệ quan trọng nhất
để hoàn thiện công nghệ theo hướng áp dụng tự động hoá - đó là phóng dạng, hạ liệu (lập
thảo
đồ và cắt tôn), hàn tự động và bán tự động các chi tiết, phân đọn và tổng đoạn.

II.2.1 HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ PHÓNG DẠNG, CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG CẮT
TÔN VỎ TÀU BẰNG MÁY CẮT CNC
Mục tiêu của việc hoàn thiện các bước công nghệ này là:
- Giảm hẳn khâu phóng dạng-hạ liệu thủ công đòi hỏi phải xây dựng sàn phóng
theo tỷ lệ 1/1 chiếm nhiều diện tích mặt bằng, tốn nhiều nhân công và thời gian
của quá trình đóng tàu.
- Tận dụng được tối đa thép tấm nhờ sắp xếp cắt thép tấm tối ưu, tiết kiệm nguyên
liệu (tỷ lệ phế liệu chỉ có 6-7%); ấn định trước góc vát mép hàn cho máy cắt
CNC; xác định bệ khuôn xoay tối ưu trong không gian 3D cho phép thực hiện

các công việc hàn, lắp thuận tiện và chất lượng, giảm được giàn dáo, nâng cao độ
an toàn cho công nhân thi công
- Cung cấp nhiều thông tin chi tiết và cần thiết cho quá trình công nghệ
đóng tàu
và quản lý sản xuất (các loại thép tấm với chiều dày khác nhau, các loại thép
hình, số lượng que hàn, diện tích sơn, quy cách sơn cần cấp cho phân xưởng để
thi công một tổng đoạn).
- Chất lượng áp dụng các công nghệ hoàn thiện trên sản phẩm phải được các cơ
quan Đăng kiểm chấp thuận.
Trong chương này của Báo cáo tổng kết đã trình bày các quy trình công nghệ chi
tiết để đạt đượ
c các mục tiêu trên đây, bao gồm:
+
Quy trình xây dựng tuyến hình 3D phục vụ phóng dạng;
+ Quy trình phóng dạng, hạ liệu kết cấu thân tàu bằng phần mềm
shipconstructor ;
+ Quy trình lấy dấu và kí hiệu chi tiết trên thảo đồ;
+ Hướng dẫn sử dụng phần mềm cắt tôn tấm;
+ Quy trình kiểm tra cắt tôn trên máy cắt CNC.
II.2.2 HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ HÀN BÁN TỰ ĐỘNG VÀ TỰ ĐỘNG
Sau khi giới thiệu khái quát các phương pháp hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ
và hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ, phân tích ưu nhược điểm và
phạm vi áp dụng cũng như vật liệu và thiết bị hàn tương ứng, trong Báo cáo đã trình
bày:
• Các trình tự hàn tự động và bán tự động áp dụng trong quá trình hàn lắp kết cấu
vỏ tàu từ các cụm chi tiết đến phân đoạn, tổng đoạn và đấu đà:
+ Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo hệ dầm vỏ tàu
+ Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo hệ khung vỏ tàu
+ Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo cụm chi tiết tấm vỏ
+ Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo phân đoạn

+ Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo tổng đoạn
+ Hàn tự động và bán tự động trong quá trình đấu tổng đoạn.
• Công nghệ chuẩn hàn tự động tổng đoạn.
• Quy trình hoàn thiện để kiểm tra hàn.

II.3 HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT, ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG
HOÁ
II.3.1 Các giải pháp đầu tư:
Nhờ dự án đầu tư theo hướng hiện đại hoá đã được triển khai trong những năm vừa qua,
bộ mặt công nghệ của Công ty đã thay đổi đáng kể:
- cơ sở hạ tầng của Công ty đã được hoàn thiện: triền dọc 30.000 tấn và 70.000 tấn, cầu
tàu, cần tr
ục 80 T, 120 T, các phân xưởng mới đủ điều kiện chế tạo các phân đoạn
lớn ;
- Các dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ hiện đại đã được lắp đặt và đi vào sản
xuất: dây chuyền sản xuất vật liệu hàn, dây chuyền xử lý tôn, máy lốc tôn, máy cắt tôn
CNC, máy hàn tự động và bán tự động, các thiết bị kiểm tra chất lượng cắt, hàn, lắp
ráp ;
-
Phòng thiết kế của Công ty được trang bị các phần mềm chuyên dụng, được nối mạng
qua máy chủ và hệ thống máy trạm giữa các chuyên ngành và nối với các bộ phận sản
xuất và quản lý.
II.3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức và quản lý sản xuất:
Để phát huy hiệu qủa áp dụng tự động hoá trong đóng tàu, mô hình tổ chức quản lý tại
Công ty đang được hoàn thiện theo sơ đồ kèm theo. Đây là mô hình quản lý
điều hành trực
tuyến-chức năng, trong đó áp dụng hệ thống quản lý chất lương theo tiêu chuẩn ISO 9002, sản
phẩm được sản xuất theo công nghệ thiết lập đòng bộ từ khâu thiết kế thi công đến khi bàn giao sản
phẩm.

II.3.3 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:
Để giải quyết khó khăn giữa một bên là yêu cầu đóng các tàu cỡ lớn bằng công nghệ
hiện
đại với chất lượng cao và một bên là đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân chưa được
tiếp cận và chưa làm chủ được các công nghệ mới, Công ty đã tổ chức việc đào tạo như sau:
- Đưa hơn 200 công nhân trẻ sang đào tạo và làm việc ở Nhật bản thời hạn 3 năm;
- Cử các kỹ sư đi trao đổi kinh nghiệm và học tập ở Hàn quốc, Nhật bản;
- Tổ chức chuyển giao công nghệ phóng dạng, cắt tôn, hàn tự động và bán tự
động tại nhà máy do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm;
- Tổ chức đào tạo bằng 2 cho các kỹ sư các ngành k
ỹ thuật liên quan đến đóng
tàu;
- Tổ chức đào tạo về quản lý mạng cho các kỹ sư thuộc các bộ phận kỹ thuật,
chuẩn bị sản xuất, kỹ thuật phân xưởng vỏ tàu, đường ống, điện tàu và các phòng quản lý (kế
hoạch, vật tư ).
Việc hoàn thiện các công việc thuộc ba nội dung trên là điều kiện tiên quyết nhằm đạt
hiệ
u quả của việc áp dụng công nghệ tư động hoá được triển khai tại Công ty.
III. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRIỂN KHAI DỰ ÁN:
Ngày nay công nghệ tự động hoá được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã
hội, công nghiệp đóng tàu không nằm ngoài xu hướng đó. Để hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới, việc ứng dụng tự động hoá trong thiết k
ế và thi công đóng tàu là
vô cùng cần thiết và mang lại hiệu quả thực sự, thể hiện dưới các phương diện: kinh tế-
xã hội, khoa học-công nghệ.
III.1 Hiệu quả kinh tế -xã hội
- Nâng cao độ chính xác cho các chi tiết kết cấu cũng như chi tiết đường ống.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư cho sàn phóng dạng, sử dụng phần mềm đóng tàu có thể
phóng dạng những con tàu có kích thước rấ
t lớn.

- Tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công ở những công đoạn chính trong quá trình đóng
mới như : Phóng dạng, lập thảo đồ hạ liệu, đi ống, khai triển tôn, khai triển kết cấu,
hàn…, nhờ vậy thời gian đóng tàu có thể giản đến 30%.
- Sử dụng chương trình CAD chuyên dụng để ấn định trước góc vát mép hàn, kết hợp
với một máy cắt CNC có khả nă
ng cắt vát mép một lần là đủ. Điều này giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được năng lượng, vật tư cắt và nhân công Ngoài ra phần mềm hỗ trợ
người dùng sắp xếp tối ưu các chi tiết dạng tấm với tỉ lệ tôn thừa dưới 5%.
- Cung cấp nhiều thông tin phục vụ cho quá trình đóng tàu (ví dụ: số lượng, chủng loại
thép, que hàn, cho một tổng đoạn) mả tr
ước đây để xác định được đòi hỏi các kỹ sư
phải mất rất nhiều thời gian tính toán diện tích các kết cấu theo từng chiều dày khác
nhau, chiều dài đường hàn, diện tích bề mặt sơn Tất cả những yếu tố trên dã được
cung cấp một cách tỉ mỉ nhất.
- Đối với phần ống, thiết kế kỹ thuật hiện nay mới chỉ là thiết kế nguyên lý. Để thi công,
trên mô hình 3D các kỹ sư có thể thiết kế chính xác các hệ thố
ng đường ống, số lượng,
chủng loại ống, các van, cút nối. Với bản vẽ ống dạng 3D các trị số góc lượn, bán kính
lượn sẽ được máy uốn ống CNC xử lý một cách chính xác.
- Xác định bệ khuôn xoay tối ưu trong không gian 3D, chương trình cho phép xác định
một mặt phẳng lắp ráp tối ưu nhất, cho phép thực hiện các công việc hàn, lắp thuận tiện
và chất lượng, giảm được giàn dáo, nâng cao mức độ
an toàn lao động.
- Nhờ việc hoàn thiện ứng dụng công nghệ tự động hoá trong thiết kế thi công, hạ liệu,
lắp ráp và hàn tự động kết cấu thép vỏ tàu, Công ty có điều kiện nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm thời gian giao tàu và hạ giá thành sản phẩm,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài nước. Thông
qua Dự án, Công ty phát huy được tối đa năng su
ất của các thiết bị công nghệ, tăng số
đầu phương tiện đóng mới, và do đó sẽ tăng sản lượng và doanh thu hàng năm, cải

thiện điều kiện làm việc và đời sống của người lao động.
III.2 Hiệu quả về khoa học công nghệ:
• Trước kia, việc thiết kế và đóng tàu là hai khâu tương đối độc lập, ngày nay nhờ
việc áp dụng công nghệ tự
động hoá, quá trình thiết kế và đóng tàu trở thành một quá
trình liên tục – đây là một sự đổi mới công nghệ quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành đóng tàu đã và đang được triển khai tại nhiều nhà máy,
trong đó có Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu.
• Việc triển khai dự án này góp phần làm thay đổi bộ mặt công nghệ và chất
lượng sản phẩm của Công ty theo hướng quốc tế hoá, là cơ
hội để đội ngũ cán bộ kỹ sư
của Công ty tiếp cận, làm chủ và đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất và qua
đó nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý.






MỤC LỤC

Danh sách những người thực hiện
Bài tóm tắt
Mục lục
Mở đầu
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU NƯỚC TA Ở
THỜI ĐIỂM TRIỂN KHAI DỰ ÁN

CHƯƠNG II: HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ PHÓNG DẠNG, CÔNG NGHỆ TỰ
ĐỘNG CẮT TÔN VỎ TÀU BẰNG MÁY CẮTCNC


II.1 QUY TRÌNH XÂY DỰNG TUYẾN HÌNH 3D PHỤC VỤ PHÓNG DẠNG
II.1.1 Sơ lược về chương trình Autoship


II.1.2 Trình tự sử dụng Autoship để thiết kế tuyến hình 3D

II.2 QUY TRÌNH PHÓNG DẠNG, HẠ LIỆU KẾT CẤU THÂN TÀU BẰNG
PHẦN MỀM SHIPCONSTRUCTOR


II.2.1 Nội dung quy trình

II.2.1.1Tạo các mặt cắt cơ bản

II.2.1.2 Chia và khai triển tn vỏ

II.2.1.3 Bệ khuôn lắp ráp phân tổng đoạn

II.2.1.4 phóng dạng kết cấu

II.3 QUY TRÌNH LẤY DẤU VÀ KÍ HIỆU CHI TIẾT TRÊN THẢO ĐỒ

II.3.1 Mục đích

II.3.2 Phạm vi áp dụng

II.3.3 Các định nghĩa và kí hiệu

II.3.4 Tài liệu tham khảo


II.3.5 Nội dung quy trình

II.3.6 Yêu cầu chung và đánh giá kết quả

II.4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN DIGISAF 510 ĐỂ CẮT TÔN

II.4.1 Chạy chương trình cắt

II.4.2 Màn hình thiết lập JOB

II.4.3 Hình cắt

II.4.4 Mô tả hình cắt
II.5 QUY TRÌNH KIỂM TRA CẮT TÔN TRÊN MÁY CẮT CNC

II.5.1 Mục đích

II.5.2 Phạm vi áp dụng

II.5.3 Các định nghĩa và kí hiệu

II.5.4 Tài liệu tham khảo

II.5.5 Nội dung quy trình

CHƯƠNG III - HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ HÀN BÁN TỰ ĐỘNG VÀ TỰ
ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG CÁC TÀU CỠ LỚN

III.1 Giới thiệu chung


III.1.1 Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ

III.1.2 Hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ

III.2 Vật liệu và thiết bị hàn

III.2.1. Vật liệu và thiết bị hàn hồ quang tự động và bán tự động dướ
i l

p thu

c
bảo vệ

III.2.1.1 Vật liệu và thiết bị hàn

III.2.1.2 Thiết bị hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ

III.2.2 Vật liệu và thiết bị hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo
vệ


III.2.2.1 Vật liệu hàn

III.2.2.2 Thiết bị hàn

III.3. Quy trình hàn tự động và bán tự động phân đoạn, tổng đoạn

III.3.1 *Lưu đồ quy trình


III.3.2 Quy định chung

III.3.3 Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo hệ dầm vỏ tàu

III.3.4 Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo hệ khung vỏ tàu

III.3.5 Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo cụm chi tiết tấm vỏ

III.3.6 Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo phân đoạn

III.3.7 Hàn tự động và bán tự động trong quá trình chế tạo tổng đoạn

III.3.8 Hàn tự động và bán tự động trong quá trình đấu tổng đoạn

III.3.9 Công nghệ hàn tự động chuẩn sử dụng đối với tổng đoạn

III.4 Công nghệ hoản thiện kiểm tra hàn

III.4.1. Mục đích

III.4.2. Phạm vi áp dụng

III.4.3. Tài liệu tham khảo

III.4.4. Các định nghĩa và kí hiệu

III.4.5. Nội dung quy trình công nghệ kiểm tra hàn



Kiểm tra chứng nhận vật liệu hàn


Kiểm tra chứng nhận quy trình hàn


Kiểm tra thợ hàn


Các dạng kiểm tra và quy trình kiểm tra


Kiểm tra trước khi hàn


Kiểm tra sau khi hàn


Các khuyết tật hàn


Trình tự kiểm tra sau khi hàn


Các điểm cần lưu ý kiểm tra

• Các phương pháp kiểm tra phát hiện khuyết tật
CHƯƠNG IV - HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT,
ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ
QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HOÁ


IV.1 Các giải pháp đầu tư
IV.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức và quản lý sản xuất
IV.3 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

V.1 Kết luận

V.2 Kiến nghị

LỜI CÁM ƠN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Một số hồ sơ thiết kế thi công tàu LASH
Phụ lục 2 – Quy trình ứng dụng Autoship để thiết kế tuyến hình
Phụ lục 3 - Quy trình phóng dạng, hạ liệu kết cấu thân tàu bằng phần mềm
Shipconstructor

Phụ lục 4 - Quy trình lấy dấu và kí hiệu chi tiết trên thảo đồ


Phụ lục 5 – Hướng dẫn sử dụng bộ điều khiể
n DIGISAF 510 để cắt tôn
Phụ lục 6 - Quy trình kiểm tra cắt tôn trên máy cắt CNC

Phụ lục 7 - Quy trình hàn tự động và bán tự động phân đoạn, tổng đoạn
Phụ lục 8 - Công nghệ hoản thiện kiểm tra hàn
Phụ lục 9 – Quy trình kiểm tra siêu âm


Phụ lục 10 – Quy trình chụp ảnh phóng xạ





















MỞ ĐẦU
Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam được thành lập năm 1996,
Nhà máy đóng tàu Nam Triệu (nay là Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu)
là một trong những đơn vị thành viên đầu tiên, nhưng cũng là một nhà máy khó
khăn nhất:
+ Năng lực cơ sở hạ tầng thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, đầu tư rất nhỏ
bé, mặt bằng sản xuất chật hẹp, dây chuyền s

ản xuất chắp vá, sản xuất kinh
doanh còn non yếu, ;
+ Thiếu hụt nghiêm trọng cán bộ KH&CN và công nhân kỹ thuật, đặc biệt
là cán bộ đầu đàn để có thể tiếp thu, làm chủ các công nghệ mới.

Ngay từ khi mới được thành lập, Tổng công ty CNTT Việt nam đã xác
định “tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại, đầu tư phát triển tăng năng
lực, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường
trong nước, chia xẻ thị phần khu vực và xuất khẩu được tàu ra nước ngoài”.
Nhờ có định hướng đúng đắn đó, cùng với sự chỉ
đạo, tạo điều kiện thuận lợi của
Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành thông qua các cơ chế thích hợp và sự nỗ lực
vượt bậc của CB-CNV toàn ngành, Tổng công ty CNTT Việt nam đã có bước
trưởng thành rất đáng mừng, làm nòng cốt tạo nên một năng lực sản xuất mới,
một trình độ mới, một diện mạo mới cho ngành CNTT Việt nam. Tám năm qua,
từ chỗ nghiên cứu
để đóng tàu 3.850 T, giờ đây chúng ta đã đóng được series tàu
hàng 11.500 – 12.500 T đảm bảo chất lượng để thực hiện hiệu quả hành trình
khai thác vòng quanh thế giới, đóng thành công series tàu hàng 6.500 T thoả
mãn yêu cầu xuất khẩu, tàu chở container 1016 TEU với thiết kế và đăng kiểm,
giám sát của nước ngoài, đóng và xuất khẩu thành công tàu hút bùn, … và chúng
ta đang chuẩn bị để đóng tàu 53.000 T phục vụ xuất khẩu, tàu chở dầu thô
100.000 T cùng nhiều dự án lớ
n khác.
Đó là những thành công bước đầu trên con đường hội nhập và xây dựng
ngành công nghiệp đóng tàu thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, là kết
quả của một loạt các giải pháp đồng bộ : đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị nâng hạ
với sức nâng lớn, trang bị thiết bị và dây chuyền công nghệ mới (như thiết bị cắt
CNC, gia công cơ khí, hàn tự động, …), thiết bị đo lường kiểm định phục vụ gia
công tôn vỏ tàu và lắp ráp thân tàu thủy, máy và các hệ thống trên tàu, … đến

các công nghệ tiên tiến ph
ục vụ việc tự động hoá quá trình thiết kế, gia công,
triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, đào tạo
nguồn nhân lực
Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu là một trong những nhà máy có
sự đầu tư nhanh và mạnh để có thể đóng các tàu cỡ lớn trên cơ sở áp dụng các
công nghệ đóng tàu tiên tiến.
Dự án "Hoàn thiện công nghệ tự động trong chế tạo, lắp ráp, hàn vỏ tàu
thủy nhằm nâng cao chất lượng đóng tàu thủy cỡ lớn" là một trong những sư hỗ
trợ của khoa học nhằm giúp nhà máy triển khai công tác đóng vỏ tàu cỡ lớn theo
công nghệ tiên tiến, trong đó việc áp dụng tự động hoá là nội dung chủ yêu.

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Dự án: "Hoàn thiện công nghệ tự động trong chế tạo lắp ráp, hàn
vỏ tàu thuỷ nhằm nâng cao chất lượng đ
óng tàu thuỷ cỡ lớn"
2. Thời gian thực hiện: 24 tháng
3. Kinh phí thực hiện dự kiến: 99.535 triệu đồng,
trong đó, từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 3.000 triệu đồng.
4. Cơ quan chủ trì Dự án: Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu
Địa chỉ: Tam Hưng - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng.
Điện thoại: 031.875135; Email:
5. Chủ nhiệm Dự án: KS Nguyễn V
ăn Toàn
6. Mục tiêu dự án:
- Nâng cao được năng lực đóng mới vỏ tàu trên cơ sở hoàn thiện các
công nghệ tự động trong phóng dạng vỏ tàu, cắt, hàn các phân đoạn, tổng đoạn
vỏ tàu.
- Công nghệ được hoàn thiện là công nghệ tiên tiến trên thế giới nhưng
khả thi trong điều kiện Việt Nam, làm cơ sở để nhân rộng ra tất cả các nhà máy

đóng tàu trong nước.
7. Nội dung khoa học của dự án:
a) Hoàn thiện công nghệ:
- Hoàn thiện công nghệ phóng dạng
- Hoàn thiện công nghệ tự động cắt tôn vỏ tàu bằng máy cắt CNC
- Hoàn thiện dây chuyền công nghệ hàn tự bán động và tự động các phân đoạn,
tổng đoạn .
Nội dung hoàn thiện công nghệ được thể hiện bằng các quy trình công
nghệ cụ thể phù hợp với trang bị công nghệ và thiết bị tin học hiện có tại Công
ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu.
b) Các giải pháp cụ thể để áp dụng tự động hoá công nghệ chế tạo vỏ tàu:
- Giải pháp về tổ chức;
- Giải pháp về đầu tư trang thiết b
ị;
- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.
Kết quả đạt được:
1. Các công nghệ tự động được hoàn thiện trong công tác phóng dạng, cắt và
hàn vỏ tàu thuỷ được thể hiện bằng các quy trình công nghệ chi tiết, được áp
dụng trong quá trình thi công các tàu tại Công ty CNTT Nam Triệu (tàu
LASH 12.000 T, tàu dầu 3.700 T, tàu 53.000 T ); các Quy trình công nghệ
này có thể áp dụng cho việc chế tạo các tàu có trọng tải từ 1000 tấn đến hàng
vạn tấn ở các đơ
n vị trong ngành, phù hợp với năng lực đóng mới của từng
đơn vị có trang bị công nghệ tương ứng;
2. Qua quá trình hoàn thiện và áp dụng các công nghệ tự động những khâu quan
trọng của chu trình đóng tàu, hiện trạng công nghệ của Công ty đã có chuyển
biến đáng kể, thể hiện ở các khía cạnh:
- đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại;
- đổi mới tổ
chức sản xuất và quản lý, đặc biệt là quản lý chất lượng;

- đào tạo được đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân tiếp cận với công
nghệ tự động hoá và trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất theo công nghệ
mới.
Những công nghệ trên đây góp phần chủ yếu và quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm đóng tàu theo hướng quốc tế hoá, tạo điều kiện để Công ty
thực hiện các sản phẩm xu
ất khẩu.
3. Việc hoàn thiện và áp dụng các công nghệ tự động trong dự án mang lại hiệu
quả thực sự, thể hiện dưới các phương diện: kinh tế-xã hội, khoa học-công
nghệ:
- Nhờ việc hoàn thiện ứng dụng công nghệ tự động hoá trong thiết kế thi
công, hạ liệu, lắp ráp và hàn tự động kết cấu thép vỏ tàu, Công ty có điều kiện
nâng cao chất l
ượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm thời gian giao tàu
và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng trong và ngoài nước. Thông qua Dự án, Công ty phát huy được tối đa năng
suất của các thiết bị công nghệ, tăng số đầu phương tiện đóng mới, và do đó sẽ
tăng sản lượng và doanh thu hàng năm, cải thiện điều kiện làm việ
c và đời sống
của người lao động.
- Nhờ việc áp dụng công nghệ tự động hoá, quá trình thiết kế và đóng tàu
trở thành một quá trình liên tục – đây là một sự đổi mới công nghệ quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành đóng tàu đã và đang được
triển khai tại nhiều nhà máy, trong đó có Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam
Triệu.
- Việc triển khai dự án này góp phần làm thay đổi bộ
mặt công nghệ và chất
lượng sản phẩm của Công ty theo hướng quốc tế hoá, là cơ hội để đội ngũ cán bộ
kỹ sư của Công ty tiếp cận, làm chủ và đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản
xuất và qua đó nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý.








CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU
NƯỚC TA Ở THỜI ĐIỂM TRIỂN KHAI DỰ ÁN


Trong quá trình phát triển của nền công nghiệp đóng tàu, công nghệ đóng
mới vỏ tàu đóng vai trò quan trọng đáng kể. Trên thế giới, trong công nghệ đóng
mới, các quá trình sản xuất đã được cơ giới hoá và tự động hoá ở trình độ cao.
Máy tính hoá trong công nghiệp đóng tàu thủy đã xuất hiện trên thế giới từ
những năm 70. Nó tạo ra sự thay đổi cơ bản trong công nghệ sản xuất ở các
nước có nền công nghiệp đóng tàu phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Nauy,
Nhật Bản, Hàn Quốc,
Máy tính hoá trong lĩnh vực đóng tàu tập trung đi sâu vào một nhóm
vấn đề chung cơ bản nhất, tạo ra các hệ thống hỗ trợ của máy tính đảm nhận
những chức năng khác nhau trong dây chuyền sản xuất. Có rất nhiều hệ thống
CAD/CAM/CNC hỗ trợ cho thiết kế và sản xuất được xây dựng và áp dụ
ng rộng
rãi trong đóng tàu ở các nước có ngành công nghiệp đóng tàu tiên tiến: ở Italia,
Nauy có các hệ thống FORAN, AUTOKON, SCAFO; ở Anh có hệ thống
CODEM; ở Pháp có hệ thống DEMAIN; ở Nhật Bản có hệ thống PANSY và
NK.SMIS và ở Mỹ có hệ thống ATOPC Các hệ thống này giúp thực hiện các
công việc: phóng dạng, hạ liệu và cắt tôn tự động bằng máy cắt CNC; phần mềm
điều khỉên hàn tự động bằng các máy hàn tự độ

ng đa chức năng điểu khiển bằng
chương trình số.
Khi mới được thành lập, tuy Tổng công ty CNTT Việt Nam (Vinashin) là
lực lượng nòng cốt của ngành CNTT Việt nam, nhưng cũng chỉ có 23 doanh
nghiệp thành viên, trong đó các nhà máy đóng tàu hầu hết với qui mô nhỏ, hoạt
động mang tính phân tán, cát cứ, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực thiếu hụt và
ít được đào tạo, do đó chỉ đóng được các tàu nhỏ dướ
i 5.000 tấn

• Về mặt KH&CN, lực lượng cán bộ có trình độ công nghệ ở các đơn vị sản
xuất rất ít, chưa có điều kiện tiếp xúc với công nghệ đóng tàu tiên tiến, chưa
tham gia đóng các tàu cỡ lớn; các phòng kỹ thuật tại các nhà máy chưa được
trang bị đủ các phương tiện phục vụ thiết kế công nghệ, phần lớn cán bộ mới chỉ
quen với phần m
ềm phổ thông Autocad.
• Về mặt công nghệ đóng tàu: Các nhà máy đóng tàu hiện có ở nước ta khác
nhau về cơ sở hạ tầng, công nghệ. Do vậy việc áp dụng các quy trình công nghệ
đóng tàu cũng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào cơ sở công nghệ của nhà máy.
- Tại các nhà máy đóng tàu của Việt Nam đến nay việc phóng dạng, lấy dấu
vẫn chưa thoát khỏi phương pháp cổ điển - đó là việ
c khai triển các đường sườn
thực, đường nước từ bản vẽ tuyến hình vỏ tàu lên sàn phóng dạng có tỷ lệ 1/1.
Sau đó chế tạo các dưỡng mẫu theo các đường sườn thực đã vẽ trên sàn phóng
để gia công các khung sườn và tôn vỏ tàu. Phương pháp phóng dạng này còn
nhiều hạn chế:
+ sai số giữa bản vẽ thiết kế và số liệu sàn phóng khá lớn, bởi vì cả hai đều
là bản vẽ 2 chiều vớ
i tỷ lệ rất khác nhau;
+ sàn phóng dạng chiếm diện tích lớn và rất khó khi phóng dạng các tàu cỡ
lớn;

+ thời gian phóng dạng rất lâu, do vậy năng suất rất thấp;
+ làm dưỡng theo số liệu sàn phóng tốn nhiều thời gian, độ chính xác
không cao;
+ không thể làm nhiều tàu trong cùng một thời điểm
- Hiện nay việc cắt tôn vẫn còn áp dụng cắt thủ công bằng thiết bị cắt ô xy -
gas, điều khiển bằng tay hoặc cắt bằng máy cắt tôn cơ khí. Để thực hiện được việc cắt
này, người thợ phải lấy dấu và vạch đường cắt lên các tấm tôn, sau đó mới cắt.
Phương pháp này đòi hỏi nhi
ều nhân công, năng suất cắt thấp, mạch cắt không đều
và độ chính xác không cao
.
- Việc hàn các phân đoạn, tổng đoạn hầu hết bằng máy hàn tay, còn việc
áp dụng máy hàn tự động trong lớp khí bảo vệ CO2 và bán tự động 02 phía chỉ
được áp dụng ở một số nhà máy lớn nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong sản phẩm,
thiết bị còn lạc hậu, không đồng bộ.
Những tồn tại về KH&CN cũng như phương pháp công nghệ đóng tàu
nói trên là nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng
sản phẩm không cao và hạn chế năng lực của các nhà máy để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của các ch
ủ tàu trong nước và cản trở quá trình tham gia thị
trường đóng tàu quốc tế của ngành công nghiệp đóng tàu Việt nam trên con
đương phát triển.
Để ngành công nghiệp tàu thuỷ có những bước chuẩn bị cần thiết trong
quá trình hội nhập Quốc tế thì việc áp dụng công nghệ tự động trong chế tạo, lắp
ráp, hàn vỏ tàu thuỷ cỡ lớn là rất cần thiết vì:
+ Đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thu
ật và chất lượng khi tiến hành chế tạo
các tàu thuỷ cỡ lớn.
+ Rút ngắn được thời gian chế tạo, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng cho
nhu cầu phát triển của đội tàu trong nước, tiến tới tăng tỷ lệ xuất khẩu của ngành

công nghiệp tàu thuỷ nước ta.
Để tiếp cận và làm chủ và hoàn thiện được những công nghệ tiên tiến cơ
bản nói trên, cần cân nhắ
c và lựa chọn những bước đi thích hợp. Việc hoàn thiện
một số công nghệ phục vụ cho việc phóng dạng, khai triển lấy dấu, hạ liệu cắt
tôn và hàn tôn vỏ bằng những thiết bị, công nghệ tự động trên cơ sở vận dụng
những thành tựu công nghệ tiên tiến của thế giới là một việc làm khả thi và cần
thiết đối với chúng ta hiện nay và s
ắp tới. Việc trang bị phải được tiến hành đồng
bộ từ các khâu ứng dụng phần mềm máy tính, thiết bị cắt, thiết bị hàn tự động
cho đến các thiết bị đo đạc, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và mỹ
thuật công nghiệp trong đóng vỏ tàu, đặc biệt là tàu cỏ trọng tải lớn.
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên đây, Dự
án "Hoàn thiện công nghệ
tự động trong chế tạo lắp ráp, hàn vỏ tàu thuỷ nhằm nâng cao chất lượng
đóng tàu thuỷ cỡ lớn" tập trung giải quyết các nội dung hoàn thiện công nghệ
để đóng được các tàu cỡ lớn, trong đó giải quyết song song các vấn đề về đầu tư
thiết bị công nghệ, tổ chức sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực – các yếu tố c
ơ
bản đảm bảo hiệu qủa của việc hoàn thiện công nghệ.




















CHƯƠNG II
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ PHÓNG DẠNG, CÔNG NGHỆ TỰ
ĐỘNG CẮT TÔN VỎ TÀU BẰNG MÁY CẮTCNC

Mục tiêu của việc hoàn thiện các bước công nghệ này là:
- Tạo được tuyến hình 3D với các trị số tuyến hình chính xác phục vụ cho phóng
dạng, triển khai kết cấu, chia tôn, chia tổng đoạn thi công.
- Giảm hẳn khâu phóng dạng-hạ liệu thủ công đòi hỏi phải xây dựng sàn phóng
theo tỷ lệ 1/1 chiếm nhiều diện tích mặt bằng, tốn nhiều nhân công và thời gian của
quá trình đóng tàu.
- Tận dụ
ng được tối đa thép tấm nhờ sắp xếp cắt thép tấm tối ưu, tiết kiệm nguyên
liệu (tỷ lệ phế liệu chỉ có 6-7%); ấn định trước góc vát mép hàn cho máy cắt CNC;
xác định bệ khuôn xoay tối ưu trong không gian 3D cho phép thực hiện các công việc
hàn, lắp thuận tiện và chất lượng, giảm được giàn dáo, nâng cao độ an toàn cho công
nhân thi công
- Cung cấp nhiều thông tin chi tiết và cần thiết cho quá trình công nghệ đóng tàu
và quản lý sản xuất (các loại thép tấm với chiều dày khác nhau, các loại thép hình, số
lượng que hàn, diện tích sơn, quy cách sơn cần cấp cho phân xưởng để thi công một
tổng đoạn).
- Chất lượng áp dụng các công nghệ hoàn thiện trên sản phẩm phải được các cơ

quan Đăng kiểm chấp thuận.
Dưới đây trình bày các quy trình chi tiết áp d
ụng công nghệ tự động hoá ở các
khâu thi công quan trọng.
II.1 Quy trình xây dựng tuyến hình 3D phục vụ phóng dạng
II.1.1 Sơ lược về chương trình Autoship:
Autoship là một phần trong cả bộ chương trình chạy trong Windows (sơ đồ trên
hình 2.1) :















Original Designs
Sketch

Existing Designs
Autoship (DOS)
Autoyacht (DOS)
Autoboat (DOS)

Autoplex (DOS)
Digitized lines
Autohydro
Hydrostatic and
Stability

Autopower
Resistance and
Propulsion
Autoship Hull and
Superstructure
Autobuild
Production of internal
components
Autoplate
Hull plating and Shell
expansion








Hình 2.1. Cấu trúc chức năng phần mềm AUTOSHIP
CAD Systems

Chương trình Autoship chạy trên môi trường Window. Để chạy được chương
trình này máy tính cần có (tối thiểu) CPU (486), bộ nhớ 16Mb (Windows 95),

24Mb (Windows NT), ổ cứng 10Mb.
Autoship là một mô đun quan trọng nhất trong cả chương trình lớn, dùng để xây
dựng tuyến hình tàu.
Autoship là một chương trình mạnh về việc xử lý 3D những đường B-spline
không chính qui (NUBRS -non -uniform rational B - splines) trong môi trường
Windows. Công nghệ NUBRS cho phép tạo ra các mô hình chính xác có độ
phân giải cao và có thể xuất ra cho các chương trình CAD/CAM khác trên các
máy tính PC.
Autoship sử dụng một hệ thống toán h
ọc biểu thị đường cong và bề mặt được
gọi tắt là NUBRS. Đường NUBRS tạo ra bởi một loạt các đường liên tục, nối
với nhau tại các nút. Do việc chia những đường cong dạng tự do phức tạp thành
những đường cong nhỏ đơn giản hơn, các đường cong này được điều khiển bằng
vài điểm (local control), do vậy việc điều chỉnh độ trơn của đườ
ng dễ dàng hơn.
Mặc dù các đối tượng xuất hiện trên màn hình trong bề mặt hai chiều nhưng nó
được lưu trữ trong dữ liệu ba chiều. Tất cả các chương trình mô hình 3D đều tạo
ra mô hình đối tượng trong không gian 3 chiều. Có thể nhìn thấy mô hình ở các
góc độ khác nhau.
Autoship có thể gán cho các đối tượng những tính chất vật lý cần thiết cho việc
tính toán. Ví dụ: có thể gán cho vật thể một loại vật liệu, chiều dày và từ
đó
chương trình giúp tính được thể tích, trọng lượng và trọng tâm của chúng.
Với Autoship có thể mô hình hoá từ một chiếc xuồng nhỏ cho đến một chiếc tàu
dầu khổng lồ. Mô hình mà người thiết kế tạo ra có thể được sử dụng trực tiếp
cho các phép tính trọng lượng, phép tính thủy tĩnh. Autoship có khả năng tạo ra
những mô hình chính xác, có thể xuất sang các máy cắt NC điều khiển số
(numerical control) để ch
ế tạo nên kết cấu thân tàu.
Trong Autoship, khi có tuyến hình, có thể tính chính xác thể tích, trọng tâm thể

tích của tàu, các hệ số béo tại từng đường nước.

×