Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giáo trình Nuôi thức ăn tự nhiên (Nghề Nuôi trồng thuỷ sản Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.54 KB, 79 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: NI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
NGÀNH, NGHỀ: NI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 185/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 217


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Thức ăn tự nhiên đóng vai trị rất quan trọng, quyết định sự thành công
trong ương nuôi nhiều loài động vật thuỷ sản, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng.
Các đối tượng chủ yếu hiện nay đang được quan tâm nghiên cứu, sử dụng làm
thức ăn cho thuỷ sản nuôi: vi tảo, luân trùng, Artemia, Copepoda…Thức ăn tự
nhiên ngồi việc có giá trị dinh dưỡng cao, kích thước phù hợp với cỡ miệng ở
giai đoạn sớm của ấu trùng mà cịn góp phần cải thiện mơi trường ni.


Giáo trình “Kỹ thuật ni thức ăn tự nhiên” được tổng hợp từ các tạp chí,
giáo trình cũng như kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn với mục tiêu cung cấp cho
sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, quy trình ni, lưu
giống một số loại thức ăn tự nhiên. Từ những kiến thức đã học sinh viên vận
dụng vào các môn kỹ thuật sản xuất giống và ni các đối tượng thủy sản.
Nội dung Giáo trình được biên soạn với thời gian đào tạo hai tín chỉ gồm:
Năm chương.
Chương 1: Sinh học và kỹ thuật nuôi vi tảo
Chương 2: Sinh học và kỹ thuật nuôi luân trùng
Chương 3: Sinh học và kỹ thuật nuôi Artemia
Chương 4: Sinh học và kỹ thuật nuôi Moina và Daphnia
Chương 5: Sinh học và kỹ thuật nuôi trùn chỉ và giun đất
Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Chủ biên: HUỲNH CHÍ THANH

ii


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ..........................................................................................................ii
GIÁO TRÌNH ................................................................................................................ v
Nội dung của mơn học:...........................................................................................vi
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 9
SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NI TẢO ................................................................... 9
1. Vai trò và đặc điểm chung của tảo. .........................................................................9
2. Đặc điểm của một số lồi tảo ni hiện nay..........................................................11
2.1. Tảo Dunaliella ................................................................................................11
2.2. Tảo Nitzschia closterium ................................................................................12
1.2.3. Tảo Nannochloris atomus. .......................................................................13
2.4. Tảo Chlorella ..................................................................................................13

2.5. Tảo Spirulina ..................................................................................................14
2.6. Tảo Skeletonema ............................................................................................14
2.7. Tảo Chaetoceros .............................................................................................15
3. Sản xuất tảo ...........................................................................................................15
3.1. Sinh trưởng của tảo.........................................................................................15
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường nuôi ....................................................16
3.3. Nhu cầu dinh dưỡng .......................................................................................20
3.4. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo ..........................................................................21
3.5. Các hình thức ni tảo ....................................................................................24
3.6. Phương pháp phân lập và lưu giữ giống.........................................................25
4. Thực hành ..............................................................................................................29
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 30
SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG ............................................... 30
1. Đặc điểm sinh học của luân trùng .........................................................................30
1.1. Vị trí phân loại ................................................................................................30
1.2. Hình thái cấu tạo .............................................................................................32
1.3. Đặc điểm sinh sản và vòng đời. ..................................................................33
1.4. Giá trị dinh dưỡng của luân trùng .................................................................34
2. Kỹ thuật nuôi luân trùng ........................................................................................35
2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường ...........................................................35
2.2. Các hình thức ni thu sinh khối ...................................................................41
2.3. Các phương pháp làm giàu luân trùng............................................................42
2.4. Kỹ thuật nuôi luân trùng .................................................................................42
3. Sử dụng luân trùng ................................................................................................44
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 45
SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA ...................................................... 45
1. Vai trò của Artemia ...............................................................................................45
2. Đặc điểm sinh học của Artemia ............................................................................47
2.1. Hệ thống phân loại..........................................................................................47
2.2. Vòng đời của Artemia ....................................................................................47

iii


2.3. Đặc điểm sinh trưởng của Artemia .................................................................48
2.4. Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................................50
2.5. Đặc điểm sinh sản ...........................................................................................51
2.6. Đặc điểm sinh thái và khả năng thích ứng .....................................................51
3. Kỹ thuật ni Artemia sinh khối ...........................................................................53
3.1. Mơ hình ni nước tĩnh ..................................................................................53
3.2 Mơ hình ni nước chảy ..................................................................................53
3.3. Các mơ hình nuôi kết hợp..............................................................................53
4. Kỹ thuật nuôi Artemia thu trứng bào xác ..............................................................54
4.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi ..............................................................................54
4.2. Cấy giống........................................................................................................57
4.3. Kỹ thuật chăm sóc và bảo quản ao ni Artemia thu trứng bào xác ..............59
5. Thu hoạch và sử dụng Artemia.............................................................................61
6. Thực hành ..............................................................................................................62
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 63
SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI MOINA - DAPHNIA .................................... 63
1. Sinh học .................................................................................................................63
1.1. Phân loại .........................................................................................................63
1.2. Hình thái .........................................................................................................64
1.3. Phân bố ...........................................................................................................65
1.4. Sinh sản ..........................................................................................................65
1.5. Dinh dưỡng và thức ăn ...................................................................................66
1.6. Giá trị dinh dưỡng ..........................................................................................66
2. Kỹ thuật nuôi Moina và Daphnia ..........................................................................66
2.1 Điều kiện môi trường sống ..............................................................................66
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................. 72
SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI TRÙN CHỈ, ..................................................... 72

GIUN NHIỀU TƠ VÀ GIUN ĐẤT ............................................................................ 72
1. Sinh học và kỹ thuật nuôi trùn chỉ (Tubifex) ........................................................72
1.1. Sinh học trùn chỉ .............................................................................................72
1.2. Sử dụng và nuôi Tubificids ............................................................................73
2. Sinh học và kỹ thuật nuôi giun đất ........................................................................74
2.1 Sinh học ...........................................................................................................74
2.2. Nuôi giun đất ..................................................................................................75
Chọn vị trí. ...........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 78

iv


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: KỸ THUẬT NI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
Mã mơn học: TNN236
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:

Vị trí: Là mơn học kỹ thuật cơ sở, được bố trí dạy trước các môn chuyên
môn ngành Nuôi trồng thủy sản. Môn học này hỗ trợ các mơn học phía sau như:
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp
xác, kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt.
Tính chất: Mơn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về
đặc điểm sinh học, quy trình ni, lưu giống một số loại thức ăn tự nhiên. Từ
những kiến thức đã học học sinh vận dụng vào các môn kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi các đối tượng nuôi trồng thủy sản.
Ý nghĩa và vai trị của mơn học:
Mục tiêu của mơn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm sinh học, quy trình ni các loại thức ăn tự

nhiên phổ biến trong ni trồng thủy sản;
+ Trình bày được ảnh hưởng và phương pháp quản lý các yếu tố thuỷ lý,
thuỷ hoá trong q trình ni;
+ Trình bày được các loại thức ăn thích hợp, cách cho ăn và quản lý thức
ăn khi ni;
+ Trình bày được các phương pháp định lượng, thu hoạch và vận chuyển
thức ăn tự nhiên.
- Về kỹ năng:
+ Lập được kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho trại nuôi;
+ Thực hiện thành thạo các thao tác chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vận hành
quy trình ni;
+ Theo dõi và kiểm soát tốt sự biến động của các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hố
trong q trình ni;
+ Kiểm soát và cho ăn đúng cách, đúng loại và khẩu phần tương ứng với
từng giai đoạn nuôi;

v


+ Thực hiện thành thạo các thao tác thu hoạch và vận chuyển thức ăn tự
nhiên.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Đam mê cơng việc, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và
ý thức tổ chức kỷ luật tốt trong quá trình làm việc;
+ Năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý các tình huống, vấn đề phức tạp
trong điều kiện làm việc thay đổi;
+ Có ý thức bảo vệ mơi trường, xử lý chất thải, nước thải trước khi xả ra
môi trường quanh quanh.
Nội dung của mơn học:
Thời gian (giờ)

Kiểm
tra
Thực hành,
(định
Tổng Lý thí nghiệm,
kỳ)/ôn
số thuyết thảo luận,
thi, thi
bài tập
kết thúc
môn học

Số TT

Tên chương, mục

1

Chương 1: Sinh học và kỹ thuật
nuôi vi tảo

22

3

3

3

1. Vai trị và đặc điểm chung của

tảo
2. Các lồi tảo ni chủ yếu
3. Sản xuất tảo
4. Thực hành: Gây tảo nước xanh
từ nước nuôi cá Rô Phi
2

Chương 2: Sinh học và kỹ thuật
nuôi luân trùng
1. Đặc điểm sinh học của luân trùng
2. Kỹ thuật nuôi luân trùng

vi

19


3. Sử dụng luân trùng

3

Chương 3: Sinh học và kỹ thuật
ni Artemia

12

3

3


3

2

2

9

1. Vai trị của Artemia
2. Đặc điểm sinh học của Artemia
3. Kỹ thuật nuôi Artemia sinh khối
4. Kỹ thuật nuôi Artemia thu trứng
bào xác
5. Sử dụng Artemia
6. Thực hành: Kỹ thuật ấp nở
Artemia
4

Chương 4: Sinh học và kỹ thuật
nuôi Moina và Daphnia
1. Đặc điểm sinh học
2. Kỹ thuật nuôi
3. Thu hoạch và sử dụng

5

Chương 5: Sinh học và kỹ thuật
nuôi trùn chỉ và giun đất
1. Sinh học và kỹ thuật nuôi trùn
chỉ

2. Sinh học và kỹ thuật nuôi giun
đất
Kiểm tra

1

1

Ơn tập

1

1

Thi kết thúc mơn học

1

1

Cộng

45

vii

14

28


3


viii


CHƯƠNG 1
SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI TẢO
MH29-01
Giới thiệu: Vi tảo là những lồi tảo có kích thước từ 20 – 200 µm sống trơi
nổi trong tầng nước và là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của thủy vực, là
thức ăn quan trọng cho động vật phù du, động vật khơng xương sống, các lồi cá
giai đoạn cá bột và một số loài cá trưởng thành. Hiện nay, việc sử dụng tảo ngày
càng phổ biến và có tính quyết định đến sự thành công của việc sản xuất giống
động vật thủy sản vì vậy việc nghiên cứu và phát triển hệ thống ương nuôi tảo
nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng nguồn thức ăn tự nhiên này.
Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được vai trị của tảo trong nuôi trồng thủy sản, biết
đặc điểm sinh học của một số lồi tảo và một số quy trình ni tảo.
+ Kỹ năng: Lập được kế hoạch sản xuất; Thực hiện thành thạo các thao tác
chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vận hành quy trình ni; Theo dõi và kiểm soát tốt
sự biến động của các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hố trong q trình ni; Kiểm sốt và
cho ăn đúng cách, đúng loại và khẩu phần tương ứng với từng giai đoạn nuôi.
Thực hiện thành thạo các thao tác thu hoạch và vận chuyển.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tn thủ trình tự, đam mê cơng việc, có
đạo đức nghề nghiệp, tác phong cơng nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt trong
quá trình làm việc.
1. Vai trò và đặc điểm chung của tảo.
Vai trò của tảo trong các vực nước tự nhiên và các ao nuôi trồng thủy sản
là rất lớn và được thể hiện ở hai mặt: có lợi và có hại.

Mặt có lợi
Vấn đề được đề cập và quan tâm nhiều nhất là vai trị của tảo đối với nghề
ni trồng thủy sản. Tảo là nguồn thức ăn quan trọng của cá, khơng có tảo thì
khơng có nghề cá (Hollerback, 1951). Tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức
ăn tự nhiên của vực nước. Tảo chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt
là protein (50 - 70% trọng lượng khô). Do vậy là thức ăn rất cần thiết cho sự
phát triển của nhiều loài động vật nhỏ ở nước (những động vật này lại là thức ăn
tốt cho tôm cá). Nhiều lồi tảo Lục, tảo Silíc do có lượng chất dinh dưỡng cao,
nên được nghiên cứu và nuôi trồng (đại trà) làm thức ăn cho các động vật ở
9


nước cũng như các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Theo Boyr (1990), năng suất
sơ cấp của thực vật nổi là nguồn thức ăn và nguồn cung cấp oxy hòa tan rất quan
trọng cho các động vật ở nước. Sự quang hợp của thực vật nổi đóng vai trị hết
sức quan trọng để duy trì oxy trong nước. Các biến đổi oxy hịa tan trong q
trình hơ hấp, trong quang hợp thường được sử dụng để đánh giá năng suất sơ
cấp ao nuôi trồng thủy sản.
Trong các hệ thống NTTS, đặc biệt là trong các ao nuôi tôm công nghiệp,
tảo là các yếu tố lọc sinh học làm sạch môi trường bởi sự hấp thụ mạnh các chất
dinh dưỡng, đặc biệt là muối amonia - sản phẩm của quá trình phân giải các hợp
chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm, hạn chế mức độ gây độc của chúng.
Tảo cung cấp lượng oxy lớn, thúc đẩy phân huỷ các chất tích tụ trong ao.
Starron và cs. (1995) khi nghiên cứu khả năng loại trừ tích lũy hữu cơ trong hệ
thống tuần hồn của trại ni cá bằng vi tảo Chlorella và Spirulina cho thấy
nitơrat và phốt phát có thể được loại trừ hoàn toàn bởi các loại tảo hiển vi này.
Tảo cịn có vai trị làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào trong ao và có thể
ngăn cản sự phát triển của các loài tảo đáy, đảm bảo sự ổn định cho tơm và ngăn
cản các lồi địch hại của tôm như cá, chim. Tảo hạn chế tối thiểu các biến động
của chất lượng nước, ổn định nhiệt độ và hạn chế sự mất nhiệt của nước vào

mùa đơng. Sự phát triển của tảo có liên quan chặt chẽ với sự biến đổi của pH
trong ao nuôi. Biến đổi pH trong các vũng nước ven bờ, các ao đầm nhỏ và
trong các ao nuôi tôm liên quan đến q trình quang hợp và hơ hấp của thực vật
ở nước. Như vậy pH môi trường phụ thuộc vào sự biến đổi hàm lượng O 2 và
CO2. Nghiên cứu sự biến đổi này và độ pH trong ao nuôi giúp ta đánh giá được
hiệu quả tác động kỹ thuật của con người lên q trình sản xuất tơm thịt, có thể
duy trì pH ở mức dao động ngày đêm khơng vượt q 0,5 đơn vị qua việc duy
trì hệ thực vật nổi trong ao ni.
Nhìn chung, vi tảo đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định hệ sinh thái ao
nuôi và hạn chế tối thiểu các biến động chất lượng nước. Một quần xã thực vật
nổi ổn định đảm bảo lượng oxy hịa tan thơng qua q trình quang hợp và làm
giảm lượng CO2, NH3, H2S, giảm thiểu tác động độc hại của NH3 và H2S lên
các đối tượng ni. Một tập đồn thực vật nổi tốt có thể làm giảm các chất độc
trong nước nhờ khả năng hấp thụ NH3 và giữ các kim loại nặng. Chúng cạnh
tranh với các loài thực vật và các vi sinh vật khác khơng có lợi trong ao, nhất là
các lồi có khả năng gây bệnh cho tơm, làm tăng lượng thức ăn tự nhiên và làm
giảm chi phí nguồn thức ăn bổ sung. Bởi vậy, có thể quản lý chất lượng nước
trong các ao nuôi thông qua theo dõi và điều chỉnh sự phát triển của tảo.
Mặt có hại
10


Bên cạnh những mặt có lợi, tảo cũng có những mặt trái của nó, kể cả khi
chúng phát triển quá nhiều hay q ít.
Hệ thống ni thâm canh thường có hiện tượng thừa dinh dưỡng do thức
ăn và chất hữu cơ khác. Sự phát triển quá mức của thực vật nổi từ lượng muối
dinh dưỡng như vậy kéo theo hàm lượng oxy hòa tan cao vào buổi chiều. Khi
hiện tượng này xảy ra, hàm lượng amoniac chưa ion hoá (NH3) tăng cao do pH
cao có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm. Mật độ tảo quá thấp, pH và oxy có
thể ổn định hơn nhưng lại khơng phù hợp cho tôm.

Sự tàn lụi hàng loạt của thực vật nổi làm giảm chất lượng nước và sức sinh
trưởng của tôm. Khi tàn lụi chúng sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, các
chất dinh dưỡng không được hấp thụ gây sự phú dưỡng cho ao. Sau khi chết,
xác của chúng sẽ lắng đọng ở đáy ao, phủ lên đáy một lớp hữu cơ đang phân hủy
(tăng lượng oxy tiêu thụ cho quá trình phân giải) và làm giảm chất lượng nước,
gây hại cho tôm nuôi. Tạ Khắc Thường (1996) cho biết, trong ao nuôi tôm, khi
tảo tàn hàng loạt, ao có độ trong giảm đột ngột và hàm lượng amoniac vượt q
ngưỡng thích hợp cho tơm, tơm bị bệnh sau đó vài ngày. Tảo chết lắng xuống
đáy làm ơ nhiễm đáy ao, và những con tôm yếu dễ bị mắc một số bệnh về mang
(mang đen, mang hồng, mang vàng…).
Sự phát triển của tảo Silíc thường tạo màu vàng xanh, vàng nâu và được
cho là màu nước tốt cho các ao nuôi tôm. Song màu nước này thường không ổn
định và khi có mật độ cao trong nước chúng khơng cịn là thức ăn tốt cho động
vật nổi (Rotatoria, Copepoda ...) mà sẽ cản trở sự vận động của tơm (đặc biệt là
Biddulphia, Coscinodiscus ... những chi có kích thước quá lớn).
Trong các ao nuôi tôm công nghiệp với hàm lượng muối dinh dưỡng khá
cao lại có độ mặn lớn (25 - 33‰), là điều kiện thuận lợi cho tảo Hai Roi bùng nổ
về số lượng tế bào và làm thay đổi màu nước. Khi chúng nở hoa sẽ gây ra sự
thiếu máu ở động vật (do thiếu oxy trong quá trình lắng đọng của tảo).
2. Đặc điểm của một số lồi tảo ni hiện nay
2.1. Tảo Dunaliella
Cơ thể có cấu trúc dạng monas đơn bào, hình bầu dục, nhỏ dần về phía
đầu. Tế bào có kích thước lớn, chiều dài từ 9-11 µm. Tế bào có hai roi đều nhau
ở phía trước nên trong q trình sống, chúng luôn luôn vận động, chiều dài của
roi bằng 1,5-2 lần chiều dài của tế bào. Vách tế bào bằng xenluloza, rất cứng
chắc nên các tế bào có hình dạng nhất định. Tế bào có một nhân nằm ở giữa, thể
sắc tố có dạng chén với một hạt tạo bột lớn và có các hạt bắt màu nhỏ nằm rải
11



rác trong tế bào chất. Ở phần trước của thể sắc tố có một số khơng bào co bóp
làm chức năng chính là bài tiết. Ngồi ra cịn có điểm mắt màu đỏ với chức năng
thụ cảm ánh sáng, thu nhận ánh sáng và định hướng cho sự chuyển động của tế
bào trong môi trường sống.
Sắc tố gồm: Chlorophyl a, b (màu lục), xanthophin (màu vàng), caroten
(màu đỏ), đặc biệt là β-caroten. Tuỳ vào hàm lượng β-caroten tích luỹ, các tế
bào tảo có thể có màu lục, vàng hoặc đỏ sẫm.
Sinh sản dinh dưỡng: theo phương thức phân đôi tế bào
Sinh sản vơ tính: sinh sản vơ tính bằng bào tử động. Những bào tử này
được hình thành do sự phân chia nội chất của tế bào mẹ, bào từ động thường có
2-4 roi, thể sắc tố dạng chén, có nhãn điểm và khơng bào co bóp ở phía trước
bào tử. Bào tử chui ra ngoài qua khe nứt của tế bào mẹ, bơi trong một thời gian
(1-2 giờ), sau đó bám vào giá thể, rụng roi để hình thành vách tế bào và phát
triển thành cá thể mới.
Sinh sản hữu tính: Trong hồn cảnh khơng thuận lợi, tảo tiến hành sinh
sản hữu tính bằng cách sinh ra giao tử nằm trong giao tử nang. Giao tử phối hợp
từng đôi thành hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.
2.2. Tảo Nitzschia closterium
Nitzschia closterium có hình que tương đối nhỏ, ngắn, vỏ mỏng sống riêng
lẻ từng tế bào. Mặt vỏ tế bào hình que, trục dài trung bình 30 µm, đoạn giữa mặt
vỏ dài khoảng 1/3 đến 1/4 trục dài phình to rõ ràng có dạng tựa hình thoi, chiều
ngang khoảng 5 µm. Hai đầu mặt vỏ nhỏ đều và đầu cong về một bên. Đây được
xem là đặc điểm phân loại đến loài. Điểm xương thuyền ở hai bên, mép mặt vỏ
tương đối nhỏ, đường vân ngang mặt vỏ rất mảnh, khó quan sát.
Mỗi tế bào có hai thể sắc tố dạng bản nằm ở đoạn tế bào phình to. Thành
phần sắc tố của Nitzschia closterium bao gồm sắc tố chính Chlorophyl a,
Chlorophyl c, và sắc tố phụ Fucoxanthin, Dianoxanthin.
Đặc điểm sinh sản: Sinh sản theo 2 hình thức phân chia tế bào và bào tử
phục hồi độ lớn.
Phân chia tế bào: mỗi tế bào mẹ phân đôi nguyên sinh chất, nhân, thể sắc

tố hình thành một màng mỏng chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con, mỗi tế bào
con nhận từ tế bào mẹ 1 nắp vỏ để hình thành nắp vỏ trên, mỗi tế bào con sẽ tự
hình thành nắp vỏ dưới. Sau một thời gian vách tế bào được silic hoá tạo 2 tế
bào con hồn chỉnh. Như vậy sinh sản theo hình thức này kích thước tế bào sẽ
nhỏ dần.
12


Bào tử phục hồi độ lớn: xuất hiện ở những tế bào mẹ có kích thước nhỏ
khi điều kiện thời tiết bất lợi theo phương thức hữu tính hoặc vơ tính.
Hình thức vơ tính: tế bào phình ra theo chiều cao, sau đó ở chỗ đai nối nứt
ra, các chất trong tế bào tập trung lại, phồng lên, hình thành màng mỏng bao lấy
nguyên sinh chất. Màng mỏng được silic hố hình thành bào tử phục hồi độ lớn
lắng xuống đáy thuỷ vực, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển. Hoặc các chất
trong tế bào chui qua 1 lỗ nhỏ ra khỏi tế bào mẹ sau đó hình thành màng bao lấy
ngun sinh chất.
Hình thức hữu tính: hai tế bào có kích thước nhỏ kết hợp với nhau hình
thành 1 màng mỏng, tuy nhiên chưa có sự trao đổi nguyên sinh chất và nhân mà
mỗi tế bào nguyên phân hình thành nên 4 nhân trần, 2 trong 4 nhân tiêu biến, 4
nhân còn lại kết hợp với nhau theo kiểu tiếp hợp hình thành 2 bào tử phục hồi độ
lớn, màng tế bào được Silic lắng xuống đáy thuỷ vực, gặp điều kiện thuận lợi sẽ
phát triển.
Đặc điểm phân bố:
Lồi này có thuộc tính ven bờ, phân bố rộng xuất hiện ở cả vùng nước lợ,
có phân bố hầu khắp các vùng ven biển Châu Âu, Hắc Hải, bờ biển phía tây
nước Mỹ, Canada, thường thấy chúng ở bờ biển Nhật Bản, Trung Quốc, rất phổ
biến ở vùng biển Java, Indonexia. Ở Việt Nam loài này phân bố rộng khắp các
vùng ven biển.
1.2.3. Tảo Nannochloris atomus.
Tảo N. atomus thuộc loại tảo có kích thước nhỏ (nannoplankton). Tế

bào có dạng hình cầu, đường kính dao động trong khoảng 2 – 6 μm, đây là lồi
tảo đơn bào và khơng có roi nên khơng có khả năng di động, thành tế bào vững
chắc (coccoid). Tảo có thể sắc tố dạng hình chén. Tỷ lệ Chlorophyll a:b là 1,89;
tảo N. atomus có thành phần Chlorophyll a chiếm 0.37%; Protein 30%;
Carbohydrate 23%; Lipid 21% trọng lượng khơ của tế bào. Ngồi ra tảo N.
atomus có hàm lượng các acid béo khơng no 20:5(n-3) + 22:6(n-3) chiếm 0.3
mg/mL tế bào. Đây là loài rộng nhiệt thích ứng với khoảng nhiệt độ từ 10 oC đến
30oC tối ưu là 22 – 26oC.
2.4. Tảo Chlorella
Chlorella là lồi tảo đơn bào, khơng có tiên mao, khơng có khả năng di
động chủ động. Tế bào có dạng hình cầu, hình bán cầu. Kích cỡ tế bào từ 3 –
5μm, hay ngay cả 2 - 4 μm tùy lồi và tùy điều kiện mơi trường và giai đoạn
13


phát triển. Màng tế bào có vách Cellulose bao bọc chịu được những tác động cơ
học nhẹ.
Trong tế bào có chứa hạt diệp lục (lục lạp) hình chng hoặc hình cốc. Có
thể có một vùng trong suốt ở một bên của lục lạp và trong vùng này hay trong tế
bào chất ở giữa, khơng màu, có chứa một nhân đơn mitochondria và thể Golgi.
Phiến Thylakoid quang hợp khơng có tổ chức dạng hạt. Cuối pha sinh trưởng và
đầu pha sinh sản, tế bào trở nên có nhiều nhân. Sự thay đổi các điều kiện môi
trường như: ánh sáng, nhiệt độ, thành phần các chất hóa học trong mơi trường sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến hình thái của tế bào tảo.
Về mặt phân loại, do sự khác biệt nhỏ giữa các dạng tế bào và gần như có
hình cầu, hơn nữa kích thước và hình dạng tế bào thay đổi theo điều kiện môi
trường và giai đoạn phát triển nên sự phân loại của nhóm Euchlorella rất dễ bị
nhầm lẫn.
Chlorella được ứng dụng trong quy trình nước xanh và nước xanh cải tiến
khi ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh, ương ni các biển. Ngồi ra nó cịn

được chú ý nhiều trong sản xuất giống cua, ương ấu trùng cá Măng biển, là thức
ăn quan trọng của luân trùng và động vật phiêu sinh khác.
2.5. Tảo Spirulina
Spirulina là tảo lam, đa bào, dạng sợi. Tảo gồm nhiều tế bào hình trụ xếp
khơng phân nhánh. Đường kính tế bào từ 1 - 12μm, chiều dài tế bào có thể 10μm
và chiều dài chuỗi có thể đến 110 μm. Các tế bào tảo có tính di động trượt dọc
trục của chúng. Tảo khơng có dị bào. Spirulina có dạng hình xoắn trong mơi
trường chất lỏng và có dạng hình trơn ốc thật sự trong môi trường đặc. Độ xoắn
của tảo là đặc điểm phân loại của loài.
Spirulina phân bố rất rộng trong các môi trường khác nhau như đất, bãi
rong cỏ hay các thủy vực nước ngọt, lợ, mặn hay ngay cả suối nước nóng.
Spirulina có thể phát triển tốt trong các mơi trường mà các lồi tảo khác khơng
thể sống.
Đây là lồi tảo rất giàu protein, acid amine thiết yếu, acid béo, khống,
vitamine và các hợp chất carotenoid. Nó cũng là nguồn thức ăn tốt cho các đối
tượng nuôi thủy sản.
2.6. Tảo Skeletonema
Skeletonema costatum là tảo kh dạng chuỗi có kích thước tế bào 4 15μm. Tế bào có vỏ Silic gồm 2 nắp (nắp ngồi và nắp trong). Trong q trình
14


phân chia tế bào, kích cỡ tế bào giảm dần. Q trình sinh sản vơ tính xẩy ra đến
khi tế bào có kích cỡ nhỏ hơn 7μm và chúng sẽ hình thành bào tử có kích cỡ rất
to. Sau đó chuỗi tế bào sẽ hình thành trở lại. Đại bào tử hình thành nhiều ở nhiệt
độ 200C hơn ở 150C hay ở 250C, độ mặn 20 - 35‰ và ánh sáng 4000 – 5000Lux.
Đây là loài tảo được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tơm.
2.7. Tảo Chaetoceros
Có nhiều lồi tảo Chaetoceros được ni và sử dụng làm ấu trùng tơm, cá.
Chaetoceros có khả năng chịu tốt với nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp là 25 –
300C, nhiệt độ cao nhất là 370C. Tảo phát triển tốt ở độ mặn 6 - 50‰ tuy nhiên

thích hợp nhất là 17 - 25‰. Tốc độ phát triển càng tăng khi cường độ ánh sáng
tăng trong khoảng 500 – 10.000Lux.
3. Sản xuất tảo
3.1. Sinh trưởng của tảo
Sinh trưởng của quần thể tảo
Trong các điều kiện thuận lợi của môi trường về dinh dưỡng, ánh sáng, độ
mặn, và nhiệt độ, các loài vi tảo sinh sản theo kiểu phân cắt tế bào làm số lượng
tế bào tăng lên một cách nhanh chóng. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các
pha sinh trưởng của tảo.
Theo Coutteau (1996), sự tăng trưởng của các vi tảo nuôi trồng trong điều
kiện vô trùng được đặc trưng bởi 5 pha.
Pha ban đầu:
Pha này tương đối dài khi môi trường nuôi được chuyển từ môi trường cũ
sang mơi trường ni mới, trong đó mật độ tế bào ít tăng. Việc chậm phát triển
là do sự thích nghi sinh lý của sự chuyển hoá tế bào để phát triển, như tăng các
mức enzym và các mức chuyển hoá liên quan đến sự phân chia tế bào và cố định
các bon.
Pha tăng trưởng theo hàm số mũ (pha gia tốc dương):
Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, hình biểu diễn số lượng tế bào theo
thời gian gần như đường thẳng. Tảo ở giai đoạn này hấp thụ chất dinh dưỡng
mạnh.
Ct = Co.emt. Với Ct và Co là các mật độ tế bào tại thời điểm t và o tương ứng
và m là tốc độ sinh trưởng đặc thù. Tốc độ sinh trưởng đặc thù phụ thuộc chủ
yếu vào loài tảo, cường độ ánh sáng và nhiệt độ.
15


Pha giảm tốc độ sinh trưởng (pha gia tốc âm):
Sự phân chia tế bào sẽ chậm lại khi các chất dinh dưỡng, ánh sáng, pH,
CO2 hoặc các yếu tố lý hoá khác bắt đầu hạn chế sự sinh trưởng, tuy vậy số

lượng tế bào vẫn còn tăng.
Pha cân bằng:
Mật độ tảo ở pha này đạt cực đại và số lượng ổn định.
Pha tàn lụi:
Chất lượng nước xấu đi và các chất dinh dưỡng cạn kiệt tới mức khơng
thể duy trì được sự sinh trưởng. Mật độ tế bào giảm nhanh chóng.
Ở các pha khác nhau tốc độ sinh trưởng của tảo khác nhau. Tuy nhiên sự
sinh trưởng của tảo còn tuỳ thuộc vào từng loài và bị chi phối rất mạnh bởi các
yếu tố môi trường.
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường nuôi
Môi trường nuôi/ các chất dinh dưỡng
Nồng độ các tế bào trong môi trường TVPD thường cao hơn nồng độ
trong tự nhiên. Do đó mơi trường ni tảo phải được làm giàu bằng các chất
dinh dưỡng để bù đắp những thiếu hụt trong môi trường.
Hai môi trường làm giàu được sử dụng rộng rãi và thích hợp cho sing
trưởng của hầu hết các loài tảo là: Walne và F/2 (Guillard).
Môi trường F2:
KNO3

89,6 ppm

KH2PO4

5,6 ppm

Na2SiO3.9H2O

30 ppm

FeCl3.6H2O


3,15 ppm

Na2EDTA

4,36 ppm

CuSO4.5H2O

0,01 ppm

ZnSO4.6H2O

0,022 ppm

CoCl2.6H2O

0,01 ppm

MnCl2.6H2O

0,18 ppm

NaMoO4.6H2O

0,006 ppm
16


Vitamine: Thianin (B1) 0,1 ppm

Biotin (B6)

0,0005 ppm

Riboflavin (B12)

0,0005 ppm

Môi trường TT3:
KNO3

70 ppm

EDTA:

5 ppm

KH2PO4

6 ppm

Acid citric C6H8O7.H2O 7 ppm
Na2SiO3.9H2O

5 ppm

FeCl3.6H2O

2 ppm


Môi trường TMRL Erichment (Liao& Huang 1970):
KNO3

100 ppm

NaH2PO4

10 ppm

Na2SiO3.9H2O

1 ppm

FeCl3.6H2O

3 ppm

Do sự phức tạp và chi phí lớn nên khơng được áp dụng trong quy mô lớn.
Trong các hệ thống nuôi quảng canh quy mơ lớn thường sử dụng phân bón dùng
trong nơng nghiệp thay vì các hóa chất trong phịng thí nghiệm.
Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển
của vi tảo. Đây là nguồn năng lượng chính cho q trình quang hợp của tảo. Ảnh
hưởng của ánh sáng được thể hiện trên các khía cạnh: chất lượng ánh sáng (phổ
màu), cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng (chu kỳ quang). Theo Coutteau
(1996), cường độ ánh sáng (CĐAS) đóng một vai trò quan trọng, nhưng yêu cầu
về CĐAS thay đổi rất lớn theo độ sâu của môi trường nuôi và mật độ tảo: ở độ
sâu lớn và mật độ tế bào cao thì CĐAS phải tăng để có thể xun qua được mơi
trường ni (1000 lux là thích hợp với các bình tam giác, 5000 ÷ 10000 lux cho
các dung tích lớn hơn). Cường độ ánh sáng tối ưu là 2500 ÷ 5000 lux. Cường độ

ánh sáng q lớn có thể làm ức chế sự quang hợp. Tuy nhiên, dù là chiếu sáng tự
nhiên hay nhân tạo cũng cần tránh nóng quá mức. Tốt nhất nên dùng các đèn
huỳnh quang phát sáng ở phổ ánh sáng xanh da trời hoặc đỏ vì đó là những phần
tích cực nhất của phổ ánh sáng đối với sự quang hợp.
17


Chu kỳ chiếu sáng ngày - đêm 14:10 hoặc 16:8 là thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của tảo. Ánh sáng liên tục không những không làm tăng
năng suất của tảo mà còn làm giảm tỷ lệ protein : carbonhydrate và PUFA. Tuy
nhiên cũng có một số lồi vi tảo thích ứng với cường độ ánh sáng yếu và chu kỳ
chiếu sáng ngày đêm (Lê Viên Chí, 1996). Guillard (1975) thì cho rằng chỉ có
lồi tảo ni làm thức ăn thì mới thích ứng với điều kiện chiếu sáng liên tục.
Ánh sáng ban ngày đủ cung cấp cho tảo quang hợp, song các bình tảo giống chỉ
phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng khuyếch tán chứ không phải ánh sáng mặt
trời trực tiếp. Tảo chỉ có thể chịu được ánh sáng mặt trời trực tiếp khi mật độ tảo
ni đã đạt khá cao. Ngồi ra CĐAS mạnh có thể làm tăng nhiệt độ trong bể
ni, ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo.
Nhiệt độ
Theo Coutteau (1996), nhiệt độ tối ưu đối với thực vật phù du thường từ
20 C đến 24oC, mặc dù nhiệt độ này có thể thay đổi theo thành phần của môi
trường nuôi và theo lồi. Hầu hết các lồi vi tảo ni trồng phổ biến có thể chịu
được nhiệt độ trong khoảng 16oC đến 27oC. Nhiệt độ thấp hơn 16oC sẽ làm
chậm sinh trưởng, trong khi nhiệt độ cao hơn 35 oC sẽ gây chết một số lồi. Nếu
cần thiết, ta có thể làm mát mơi trường ni tảo bằng cách cho dịng nước lạnh
chảy trên bề mặt của bình ni hoặc kiểm sốt nhiệt độ khơng khí bằng thiết bị
điều hồ nhiệt độ.
o

Theo Lương Văn Thịnh (1999) mỗi một lồi tảo thích ứng với khoảng nhiệt

độ khác nhau và được chia thành 4 nhóm sau:
Nhóm rộng nhiệt: gồm các lồi tảo thích ứng với khoảng nhiệt độ từ 10 oC
đến 30oC như: Tetraselmis suecia, Tetraselmis chuii, Dunaliella tertiolecta,
Nanochloris atomus, Chaetoceros calcitrans.
Nhóm nhiệt đới và cận nhiệt đới: gồm những loài tảo phát triển tốt ở nhiệt
độ từ15oC đến 30oC như: Isochrysis sp, Chaetoceros gracilis và Pavlova salina.
Nhóm các lồi chỉ phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ từ 10 oC đến 25oC
ngừng phát triển ở 30oC như: Pavlova lutheri.
Nhóm các lồi tảo chỉ phát triển tốt ở nhiệt độ 10 oC đến 20oC như:
Thalassiosira pseudonana, Skeletonema costatum và Chrodomonas salina.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh trưởng và phát triển của các
loài tảo là rất cần thiết. Xác định được khoảng nhiệt độ tối ưu, để từ đó lựa chọn
được các lồi tảo ni phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Độ mặn
18


Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo. Điều
này có thể thấy rõ trong thực tế sản xuất. Khi độ mặn biến đổi đột ngột (do mưa
nhiều hay nắng hạn kéo dài) thì dẫn đến sự thay đổi thành phần vi tảo trong thuỷ
vực. Theo Coutteau (1996), thực vật phù du biển có khả năng chịu đựng rất lớn
những thay đổi về độ mặn. Hầu hết các loài đều phát triển rất tốt ở độ mặn hơi
thấp hơn độ mặn của môi trường sống và điều này có thể thực hiện bằng cách
dùng nước ngọt làm loãng nước biển. Theo Ukeles 1976; also see Duerr and
Mitsui 1982, độ mặn thích hợp để ương ni các loại vi tảo là 12 ÷ 40‰, tối ưu
là 20 ÷ 24‰. Theo Lê Viễn Chí (1996), độ mặn thay đổi làm biến đổi áp suất
thẩm thấu của tế bào, hạn chế q trình quang hợp, hơ hấp, tốc độ sinh trưởng
của tế bào bị hạn chế và giảm sự tích luỹ glucose (khi độ mặn giảm đột ngột
4,8‰). Ngồi ra, độ mặn cịn ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá và thành phần
acid béo của tảo. Khi tăng độ mặn thì Nannochloropsis oculata và Isochrysis sp

có hàm lượng Lipid tăng, nhưng đối với Nitzchia thì có xu hướng ngược lại
(Renaud và ctv,1991).
pH
Theo Lê Viễn Chí (1996), pH được coi là yếu tố biến đổi nội tại. Sự thay
đổi nhiệt độ, cường độ ánh sáng đều có tác động đến giá trị pH thơng qua q
trình quang hợp của tảo. pH môi trường quá cao hay quá thấp đều làm chậm tốc
độ sinh trưởng của tảo. Khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của tảo là từ 7-9 và theo Ukeles (1971), khoảng pH tối ưu cho các loài vi tảo từ
8,2-8,7.Tuy nhiên, một số lồi có khả năng thích ứng với khoảng pH rộng từ 5
đến 9 như: Isochrysis galbana (Kaplan et al, 1986), Pavlova lutheri có thể chịu
được pH là 9,8. Sự biến động pH trong môi trường nuôi tảo phụ thuộc vào sự
cân bằng sau:
HCO-3 ↔ CO2 + OHTrong quá trình quang hợp tảo hấp thụ CO 2 rất mạnh nên làm pH tăng lên
rất cao. Biện pháp khắc phục bằng cách sục khí có bổ sung CO 2 hoặc bổ sung
NaHCO3 vào mơi trường.
Sục khí/ xáo trộn nước
Theo Coutteau (1996), xáo trộn nước là việc làm cần thiết để ngăn ngừa
tảo không bị lắng nhằm đảm bảo tất cả các tế bào của quần thể đều được tiếp
xúc với ánh sáng và các chất dinh dưỡng như nhau nhằm tránh sự phân tầng
nhiệt (thí dụ ni ngồi trời) và để cải thiện sự trao đổi khí giữa mơi trường ni
và khơng khí. Khơng khí là yếu tố quan trong hàng đầu vì nó chứa nguồn cacbon
ở dạng CO2 phục vụ cho quang hợp. Trong trường hợp nuôi mật độ cao, CO 2 từ
19


khơng khí (chứa 0,03% CO2) khơng đủ, làm hạn chế sức sinh trưởng của tảo và
có thể bổ sung nguồn CO2 tinh khiết vào nguồn khí cấp (với tỷ lệ bằng 1% thể
tích khơng khí). Việc bổ sung CO2 có tác dụng làm đệm nước chống lại những
thay đổi về độ pH do sự cân bằng giữa CO 2 và HCO-3. Tuy nhiên, khơng phải
bất cứ lồi tảo nào cũng có thể chịu đựng được việc xáo trộn nước mạnh.

3.3. Nhu cầu dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh
trưởng và phát triển của vi tảo. Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và
chất lượng vi tảo (Harrison và ctv,1990). Theo Coutteau (1996), mật độ tế bào
trong môi trường nuôi thường cao hơn mật độ trong tự nhiên, muốn thế thì mơi
trường ni tảo phải được làm giàu bằng các chất dinh dưỡng để bù đắp những
thiếu hụt trong nước biển. Các chất đa lượng cần bổ sung bao gồm nitrat,
phôtphat (với tỷ lệ xấp xỉ 6:1) và silicat.
Trong thành phần các chất đa lượng thì muối nitơ rất cần
thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo vì nitơ là thành phần cơ bản
cấu tạo nên các loại protein, trong đó có protein cấu trúc (tham gia vào cấu trúc
của tế bào) và protein chức năng (các enzyme, các chất có hoạt tính). Ngồi ra
nitơ cịn tham gia vào cấu tạo của nhiều loại vitamin B1, B2, B6, BP là thành
phần của hệ men oxy hoá khử và nhiều men quan trọng khác. Nitơ thường được
cung cấp dưới dạng NO3-, amonia (NH4+) và urê, với tốc độ tăng trưởng của tảo
tương tự được ghi nhận thì nhu cầu đạm của tảo lục là cao nhất, sau đó đến tảo
lam trong khi tảo khuê không ưa đạm lắm, nhu cầu đạm của chúng thấp hơn hai
ngành tảo trên. Theo Mudresop (1953), ở CĐAS 2000 lux Senedesmus phát triển
tốt nhất ở hàm lượng đạm là 20 mg/L còn đối với Chlorella là 57 mg/L. Nitơ
thiếu gây kích thích quá trình tổng hợp của Triglycerides gồm số lượng lớn acid
béo không no mạch nối đơn và nối đôi, trong khi acid béo không no đa nối đôi
và Glycolipids giảm với lipid phân cực (Suen và ctv, 1987 trích theo Harrison và
ctv, 1990).
Phốt pho được coi là chìa khố của q trình trao đổi chất. Hàm lượng phốt
pho khơng cần thiết phải cao, song nếu thiếu phốt pho thì tảo khơng phát triển
được. Do vậy, phốt pho được xem như là một yếu tố giới hạn trong sự phát triển
của tảo (Huckison, 1975). Nhiều tác giả đã chứng minh vai trò của phốt pho
cũng như xác định được nhu cầu của tảo đối với phốt pho. Tảo lục cần nhiều
phốt pho nhất nhưng nhu cầu về phốt pho cũng ít hơn nhiều so với nhu cầu về
nitơ. Theo Zyceb (1952) tảo silic, tảo lục và tảo lam phát triển mạnh ở hàm

lượng phốt pho từ 0.1-0.8mg/L, ở hàm lượng 0.005 mg/L tảo phát triển rất yếu.
20


Phốt pho là chất dinh dưỡng không thể thiếu được đối với tảo vì phốt pho
tác dụng lên hệ keo dưới dạng các ion. Phốt pho ở dạng vô cơ liên kết với các
kim loại tạo nên hệ đệm đảm bảo cho pH của tế bào luôn xê dịch trong phạm vi
nhất định 6-8 là điều kiện tốt cho các hệ men hoạt động. Phốt pho tham gia vào
cấu trúc, có vai trị quan trọng trong những khâu chuyển hố trung gian và có ý
nghĩa then chốt trong trao đổi năng lượng. Ngồi ra phốt pho cịn ảnh hưởng tới
hàm lượng lipid và thành phần acid béo có trong tảo.
Silic rất cần thiết cho sự tăng trưởng của tảo silic vì nó tham gia vào cấu
tạo màng tế bào. Theo nhiều tác giả khi thiếu Si sự phát triển của tế bào không
bị ngừng trệ nhưng màng tế bào bị thay đổi cấu trúc nên rất khó xác định lồi.
Cấu trúc phức tạp của vỏ silic đã giúp cho tảo có khả năng hấp thụ đầy đủ ánh
sáng mặt trời.
Bên cạnh các nguyên tố đa lượng, bổ sung các nguyên tố vi lượng và
vitamin trong nuôi tảo là rất cần thiết. Các nguyên tố vi lượng gồm một số các
muối kim loại với nồng độ thấp như CuSO 4, CoCl2, ZnSO4, FeCl3… Vai trò của
các nguyên tố vi lượng này hầu như là đều tác động đến quá trình trao đổi chất
của tảo. Sắt là nguyên tố vi lượng được bổ sung nhiều nhất so với các muối kim
loại khác trong nhiều môi trường nuôi. Tuy sắt không phải là chất tham gia cấu
tạo của diệp lục nhưng nó là tác nhân bổ trợ hoặc là thành phần tham gia cấu
trúc của các hệ men và chủ yếu là các men oxy hố khử, tham gia tích cực vào
dây chuyền sinh tổng hợp của các chất quan trọng. Sắt đóng vai trị quan trọng
vào q trình vận chuyển điện tử, quang phân ly nước và q trình phosphoryl
hố quang hợp. Do vậy sắt cần cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo
nhưng chỉ ở hàm lượng thấp (khoảng vài mg/L). Khi hàm lượng này cao quá có
thể gây độc cho tảo.
Vitamin bổ sung vào môi trường nuôi với một lượng rất nhỏ đã có thể thúc

đẩy phát triển của vi tảo. Thành phần vitamin bổ sung chủ yếu là thiamin,
cyanocobalamin và biotin. Theo Guillard (1975) một số loài tảo cần vitamin cho
sự phát triển nhưng một số không có nhu cầu, song chúng vẫn kích thích sự phát
triển của tảo. Hai loại vitamin cần nhất cho tảo đó là B12 và B1, sau cùng là
biotin. Đối với biotin chỉ có một số lồi tảo có roi là sử dụng có hiệu quả. Mặc
dù vậy nên bổ sung cả 3 loại vitamin này vì giá thành cũng khơng cao lắm.
3.4. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo
Tảo đơn bào là thức ăn tươi sống đặc biệt quan trọng cho tất cả các giai
đoạn phát triển của động vật thân mềm hai vỏ (Bivalvia) như: Hầu, Vẹm, Điệp,
Sò. Chúng còn là thức ăn cho ấu trùng của hầu hết các lồi tơm, cá, ốc và cho
21


các động vật phù du. Mặc dù có rất nhiều lồi tảo đã và đang được sử dụng
trong nghề ni trồng hải sản. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều mang lại
hiệu quả như nhau cho sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng ni. Sự khác
nhau đó được thể hiện ở chỗ:
-Kích cỡ và khả năng tiêu hố của mỗi lồi tảo khác nhau
-Thành phần sinh hố của các loài tảo và nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của
các đối tượng ni.
Tảo đơn bào có giá trị trong ni trồng thuỷ sản phải có kích thước phù
hợp, 1 – 15 μm cho những loài ăn lọc, 10 – 100 μm cho những loài khác (Webb
và chu, 1983; Robert và Nicholson, 1998), tảo phải được tiêu hoá dễ dàng và
khơng chứa độc tố. Đã có hàng trăm lồi tảo được thử nghiệm làm thức ăn,
nhưng cho tới nay chỉ khoảng 20 loài tảo đơn bào được sử dụng rộng rãi trong
ni trồng thuỷ sản (Brown, 2002). Tính ưu việt của tảo đơn bào là không gây ô
nhiễm môi trường, cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất, vi lượng, đặc biệt
là chúng chứa rất nhiều loại acid béo khơng no. Hơn nữa, tảo đơn bào có tốc độ
tăng trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với những thay đổi môi trường như:
nhiệt độ, ánh sáng nên được nuôi thu sinh khối lớn làm thức ăn cho nhiều đối

tượng thủy sản.
Các chất cấu thành nên khối lượng khô của vi tảo chủ yếu gồm protein,
lipid, carbohydrate. Những chất này chiếm tới 90–95% khối lượng khơ của tảo.
Phần cịn lại chủ yếu là các acid nucleic (chiếm khoảng 5–10%) (Becker,1986,
Fabregas và ctv, 1985; Fabregas và ctv, 1986).
Protein
Các loài vi tảo được sử dụng trong NTTS có hàm lượng protein tổng số khá
cao. Giá trị này tuỳ thuộc vào từng loài và điều kiện nuôi cụ thể.
Brown và ctv, đã tổng kết các nghiên cứu về thành phần hoá sinh của hơn
40 loài tảo đại diện cho các ngành Bacillariophyta, Prassinophyta, Chlorophyta,
Eustigmatophyta, Cryptomonas và Rodophyta. Kết quả cho thấy hàm lượng
protein (tính theo khối lượng khơ) biến động từ 6 – 34%. Hàm lượng protein cao
nhất ở Cryptomonas chiếm 32% và thấp nhất là tảo thuộc lớp Prasinophyceae
chiếm 20%. Hàm lượng protein của Rhodophyta cũng tương đối cao, chiếm
30%. Các loài tảo thuộc ngành Bacillariophyta, Prasinophyta, Chlorophyta,
Eustigmatophyta có hàm lượng protein tương ứng là 28%, 26%, 25% và 22%
khối lượng khô.

22

Formatted: Bullets and Numbering


Nhu cầu về giá trị dinh dưỡng của protein còn tuỳ thuộc vào từng đối tượng
nuôi cũng như các giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng và cá con thì nhu
cầu protein cao hơn ở giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, biết được nhu cầu dinh
dưỡng ở từng giai đoạn cũng như các đối tượng cụ thể sẽ giúp cho chúng ta lựa
chọn được lồi tảo ni phù hợp.
Lipid và các thành phần acid béo.
Lipid là thành phần dinh dưỡng rất quan trọng đối với động vật đặc biệt là

giai đoạn ấu trùng và giai đoạn con non, lúc này chúng rất cần lipid tham gia vào
việc cấu thành màng tế bào. Đặc điểm này cũng giống với động vật phù du.
Hàm lượng lipid ở các loài tảo không cao lắm và chịu tác động mạnh của
điều kiện môi trường. Theo parsons và ctv (1961), hàm lượng lipid tổng số của
các loài vi tảo biển dao động từ 7 – 25% khối lượng khô. Theo Whyte (1987);
Parsons và ctv (1961), hàm lượng lipid của lớp Prymnessiophyceae là cao nhất
chiếm từ 12 – 25%, lớp Bacillariophyceae hàm lượng lipid dao động trong
khoảng 7 – 10%, Tetraselmis suecica (thuộc lớp Prasinophyceae) có hàm lượng
lipid thấp nhất là 7% khối lượng khô.
Trong lipid, thành phần và hàm lượng của acid béo đóng vai trị quyết định
giá trị dinh dưỡng. Acid béo có vai trị rất quan trọng đối với ấu trùng động vật
thân mềm, cá biển và các loài động vật phù du. Các acid béo có giá trị dinh
dưỡng nhất là 20:5(n-3) (EPA) và 22:6(n-3) (DHA). Ngoài ra acid béo 20:4(n-3)
cũng có nguồn gốc từ vi tảo có vai trị quan trọng đối với ấu trùng cá biển.
Đến nay, tất cả các nghiên cứu đều xác định rằng mỗi loài tảo khác nhau thì
chúng có giá trị dinh dưỡng khác nhau, một lồi tảo có thể thiếu ít nhất là một
thành phần dinh dưỡng cần thiết, ví dụ Isochrysis galbana có nhiều DHA, ít
EPA nhưng ngược lại kh tảo chứa nhiều EPA và ít DHA (Leonardos và
Lucas, 2000). Vì vậy, việc sử dụng hỗn hợp các loài tảo làm thức ăn cho động
vật thuỷ sản sẽ cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn cho chúng. Tuy nhiên, việc kết
hợp các loài tảo làm thức ăn phải được hợp lý cả về tỷ lệ và thành phần thích
ứng với nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng ni cụ thể thì mới đem lại hiệu
quả cao.
Hydratcarbon.
Thành phần carbohydrate trong tảo khá cao. Theo Parsons và ctv (1961),
hàm lượng carbohydrate của tảo biến động từ 5-32% khối lượng khơ. Trong đó
các lồi tảo thuộc lớp Chlorophyta có hàm lượng carbohydrate cao nhất chiếm
32% khối lượng khơ. Prymnessiophyceae có hàm lượng carbohydrate biến động
23



từ 5-31% khối lượng khô, tảo silic từ 17-24%, tetraselmis chiếm 8% khối lượng
khô.
Vitamin.
Vi tảo là nguồn cung cấp vitamin (VTM) quan trọng cho các đối tượng
nuôi thuỷ sản. Nghiên cứu VTM C trong 11 loài tảo (Chaetoceros calcitrans;
Chaetoceros muelleri; Skeletolema costatum; Thalassiosira pseudonana;
Dunaliella tertiolecta; Nannochloris atomus; Rhodomonas salina;
Nannochloropsis oculata; Tetraselmis suecica; Isochrysis sp đã cho thấy hàm
lượng cao nhất là 16 mg/g khối lượng khô (Chaetoceros muelleri) và thấp nhất
là 1.1 mg/g khối lượng khô (Thalassiosra pseudonana). Hàm lượng VTM không
liên quan đến sự sai khác trong phân loại, nhưng hàm lượng VTM C ở nhiều lồi
có sự khác biệt lớn giữa pha logarit và pha cân bằng. Các lồi tảo Chaetoceros
muelleri, Thalassiosira pseudonana, Nannochloropsis oculata và Isochrysis sp
có hàm lượng VTM C cao ở pha logarit, trong khi đó Dunaliella tertiolecta và
Nannochloris atomus có hàm lượng VTM C cao ở pha cân bằng (Brown và ctv,
1997). Như vậy tảo là nguồn VTM C rất tốt cho các động vật ni. Các lồi
động vật ni chỉ cần 0.03-0.2 mg/g trong khẩu phần thức ăn của chúng (Durve
và Lovell,1982; Shigueno và Itoh, 1988, trích trong Brown, 1997).
De Roeck-Holtzhauer và ctv (1991), đã xác định hàm lượng vitamin trong
5 loài tảo: thiamin (B1), riboflavin (B2), B6, B12, vitamin C, pyridoxyl
phosphat và các loại vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E và K. Tuy tảo có
chứa hầu hết các loại vitamin song mỗi loại vẫn còn thiếu một hay vài loại
vitamin. Chính sự sai khác về thành phần vitamin đã dẫn đến giá trị dinh dưỡng
khác nhau của các loài tảo. Do vậy phải lựa chọn các loài tảo làm thức ăn hỗn
hợp thích hợp để tạo được đầy đủ các vitamin cung cấp cho động vật phù du và
ấu trùng cá và động vật thân mềm.
3.5. Các hình thức ni tảo
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hình thức nuôi tảo được nuôi trong các
trại sản xuất giống hải sản nhân tạo. Tùy vào từng mục đích, nhu cầu và điều

kiện nuôi cụ thể mà áp dụng các hình thức ni khác nhau nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất đồng thời giảm chi phí sản xuất. Nhìn chung có các hình thức ni
sau đây:
Ni thu sinh khối tồn bộ (batch culture).
Trong hình thức ni này, mật độ tảo được cấy thấp và chất dinh dưỡng
được bổ sung một lần vào lúc bắt đầu cấy. Tiến hành thu hoạch tồn bộ thể tích
24


×