Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giáo trình Động và thực vật thuỷ sinh (Nghề Nuôi trồng thuỷ sản Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 99 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH

MƠN HỌC: ĐỘNG VÀ THỰC VẬT THỦY SINH
NGÀNH, NGHỀ: NI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 185/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

I


LỜI GIỚI THIỆU
Động và thực vật thủy sinh có một vai trị quan trọng trong ni trồng
thủy sản trong đó nổi bật là động vật nổi và tảo. Chúng được xem là nguồn thức
ăn tự nhiên không thể thiếu cho các động vật thủy sản đặc biệt là ở giai đoạn ấu
trùng. Tuy nhiên, một số giống loài tảo hay động vật nổi lại gây nhiều tác hại
cho môi trường. Điển hình như tảo lam khi nở hoa gây chết cá hay hiện tượng


thủy triều đỏ do tảo giáp gây ra. Việc tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo, phân loại
và vai trò của một số ngành tảo hay động vật nổi là rất cần thiết đối với sinh
viên ngành nuôi trồng thủy sản.
Chương giảng Động và thực vật thủy sinh được viết cho sinh viên cao
đẳng, trung cấp ngành Nuôi trồng thủy của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng
Tháp. Động và thực vật thủy sinh là môn học không thể thiếu trong chương
trình học Ni trồng thủy sản. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về động thực vật thủy sinh, xác định được những sinh vật chỉ thị và
đánh giá được chất lượng môi trường nước. Bên cạnh đó, sinh viên có thể biết
một số loài động thực vật là nguồn thức ăn tốt cho tơm cá. Từ đó có những vận
dụng vào những học phần chuyên sâu hơn hay có thể vận dụng vào thực tế sau
này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hồn thiện Chương giảng nhưng chắc chắn
cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý
Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp để Chương giảng được hoàn chỉnh hơn.
Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Chủ biên
Lê Thị Mai Anh

II


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 1
NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỰC VÀ ĐỘNG VẬT THỦY SINH .... 1
1. Đặc điểm chung của thực vật thủy sinh (tảo) ................................................ 1
1.1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể tảo .................................................................... 1
1.2. Phương thức dinh dưỡng và sinh sản của tảo ......................................... 7
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo ................................................................. 9

1.4. Vai trò, tác hại và biện pháp hạn chế tác hại của tảo............................ 11
2. Đặc điểm chung của động vật thủy sinh...................................................... 15
2.1. Các khái niệm về động vật thủy sinh .................................................... 15
2.2. Vai trò của động vật thuỷ sinh .............................................................. 17
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 19
4. Thực hành .................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 22
ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ NGÀNH TẢO ....................................................... 22
1. TẢO LAM ................................................................................................... 22
1.1. Hình dạng và cấu tạo ............................................................................ 22
1.2. Phương thức dinh dưỡng và sinh sản ................................................... 24
1.3. Phân bố và vai trò ................................................................................. 25
2. TẢO LỤC .................................................................................................... 28
2.1. Hình dạng và cấu tạo ............................................................................ 28
2.2. Phương thức dinh dưỡng và sinh sản ................................................... 29
2.3. Phân bố và vai trò ................................................................................. 30
3. TẢO KHUÊ ................................................................................................. 32
3.1. Hình dạng và cấu tạo ............................................................................ 32
3.2. Phương thức dinh dưỡng và sinh sản ................................................... 34
3.3. Phân bố và vai trò ................................................................................. 36
4. TẢO MẮT ................................................................................................... 37
III


4.1. Hình dạng và cấu tạo ............................................................................ 37
4.2. Phương thức dinh dưỡng và sinh sản ................................................... 38
4.4. Phân bố và vai trị ................................................................................. 39
5. TẢO GIÁP ................................................................................................... 39
5.1. Hình dạng và cấu tạo ............................................................................ 39
5.2. Phương thức dinh dưỡng và sinh sản ................................................... 41

5.3. Phân bố và vai trò ................................................................................. 41
6. Thực hành .................................................................................................... 42
6.1. Phân tích định tính thành phần giống loài tảo ở một số thủy vực. ....... 42
6.2. Phân tích định lượng mật độ tảo ở một số thủy vực. ............................ 43
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 45
ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ NGÀNH ĐỘNG VẬT NỔI .................................. 45
1. Ngành động vật nguyên sinh ....................................................................... 45
1.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 45
1.2. Một số giống loài thường gặp. .............................................................. 51
2. Lớp trùng bánh xe........................................................................................ 63
2.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 63
2.2. Một số giống loài thường gặp. .............................................................. 68
3. Bộ giáp xác râu ngành ................................................................................. 71
3.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 71
3.2. Một số giống loài thường gặp. .............................................................. 74
4. Lớp phụ chân mái chèo ............................................................................... 80
4.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 80
4.2. Một số giống loài thường gặp ............................................................... 83
5. Thực hành .................................................................................................... 86
5.1. Phân tích định tính thành phần giống lồi động vật nổi ở một số thủy
vực................................................................................................................ 86
5.2. Phân tích định lượng mật độ động vật nổi ở một số thủy vực.............. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 91
IV


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên Mơn học: Động và thực vật thủy sinh
Mã số Mơn học: CNN203
Vị trí, tính chất của Mơn học:

- Vị trí của Mơn học: là Mơn học cơ sở ngành bắt buộc trong chương trình
cao đẳng Ni trồng thủy sản. Môn học này hỗ trợ cho các môn chuyên ngành
như Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Quản lý
dịch bệnh thủy sản,…
- Tính chất của Mơn học: Mơn học trình bày đặc điểm, cấu tạo, dinh
dưỡng, sinh sản, phân loại và vai trò của một số ngành động thực vật nổi thường
gặp trong nuôi thủy sản.
Mục tiêu Môn học:
Sau khi học xong học phần này sinh viên đạt được:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản, phân loại của động thực vật nổi.
+ Trình bày vai trò và tác hại của động thực vật thủy sinh trong thủy sản.
sản.

+ Mô tả được các biện pháp quản lý động và thực vật nổi trong nuôi thủy
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được phương pháp thu và bảo quản mẫu động thực vật nổi.

+ Nhận biết được một số giống, loài động thực vật là nguồn thức ăn tự
nhiên hay các lồi có hại cho thủy sản.
+ Xác định được mật độ động thực vật nổi ở các thủy vực nước.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập và
chịu trách nhiệm liên quan đến nội dung về động thực vật nổi trong thủy sản.
Nội dung Môn học :

Số

Tên Chương mục

Thời gian (giờ)


V


TT

1

Tổn
g số


thuyết

9

5

4

0

16

4

12

0


Kiểm tra

1

0

0

1

Chương 3: Đặc điểm của một số
ngành động vật nổi

17

5

12

0

Chương 1: Những kiến thức chung
về thực và động vật thủy sinh

Thực Kiểm tra
hành,
(định
thí
kỳ)/Ơn
nghiệm, thi/ Thi

thảo
kết thúc
luận, Mơn học
Chương
tập

1. Đặc điểm chung của thực vật thủy
sinh (tảo)
2. Đặc điểm chung của động vật
thủy sinh
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Thực hành
2

Chương 2: Đặc điểm của một số
ngành tảo
1. Tảo lam
2. Tảo lục
3. Tảo khuê
4. Tảo mắt
5. Tảo giáp
6. Thực hành

3

1. Ngành động vật nguyên sinh
2. Lớp trùng bánh xe
3. Bộ giáp xác râu ngành
VI



4. Lớp phụ chân mái chèo
5. Thực hành
Ôn thi

1

0

1

0

Thi kết thúc Môn học

1

0

0

1

Cộng

45

14

29


2

VII


CHƯƠNG 1
NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỰC VÀ ĐỘNG VẬT THỦY
SINH
MH11-01
Giới thiệu:
Động và thực vật thủy sinh có một vai trị quan trọng trong ni trồng
thủy sản trong đó nổi bật là động vật nổi và tảo. Chương 1 trong Mơn học này
trình bày về đặc điểm, cấu tạo, phương pháp nghiên cứu, lợi ích cũng như tác
hại nói chung của tảo và động vật nổi, đặc biệt đối với ngành nuôi trồng thủy
sản.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về động thực vật thủy sinh cũng
như vai trò và tác hại của chúng trong thủy sản.
+ Trình bày phương pháp thu và bảo quản mẫu động và thực vật nổi.
- Kỹ năng: thực hiện được cách thu và bảo quản mẫu khi nghiên cứu về
động và thực vật nổi.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập hay
làm việc nhóm, có trách nhiệm với cơng việc được giao.
Nội dung Chương:
1. Đặc điểm chung của thực vật thủy sinh (tảo)
1.1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể tảo
a. Vị trí và khái niệm
Sinh vật trên trái đất rất đa dạng và phong phú biểu hiện ở các loài và

các cấp độ tổ chức từ thấp lên cao. Từ lâu người ta đã xác lập được 2 dạng tổ
chức tế bào:
- Dạng có nhân ngun thủy, có tổ chức cịn ngun thủy, chưa có màng
nhân (procaryota) bao gồm vi khuẩn và tảo lam.
- Dạng tế bào có nhân chính thức (Eukaryota) bao gồm ba giới là giới
động vật, giới nấm và giới thực vật.

1


Trong giới thực vật lại được chia ra thành hai cấp: thực vật bậc cao và
thực vật bậc thấp. Thực vật thủy sinh thuộc nhóm thực vật bậc thấp.
Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể chưa có sự chun hóa thành
những loại mơ làm nhiệm vụ đặc biệt như mô dẫn truyền, không phân biệt
được rễ, thân, lá... nên cơ thể chúng được gọi chung là tản. Đa số tảo có kích
thước rất nhỏ hầu như phải quan sát dưới kính hiển vi, tuy nhiên chúng có khả
năng quang hợp do tế bào có chứa sắc tố.
Mơi trường sống của tảo rất đa dạng, từ những vũng nước nhỏ đến đại
dương bao la, sống phiêu sinh hay sống bám hoặc sống đáy trong nước. Một
điều đặc biệt là tảo khơng những chỉ sống trong nước mà cịn có thể sống
trong khơng khí, trong đất,… Trong Chương giảng này, chỉ nói chủ yếu về
nhóm vi tảo sống phiêu sinh trong nước.
b. Hình dạng và cấu trúc
Tảo có kích thước rất nhỏ, phải quan sát dưới kính hiển vi mới nhận
dạng được. Nếu dựa vào kích thước để phân chia to thỡ s cú cỏc nhúm sau
õy:
ã Picoplankton: < 2àm
ã Nanoplankton: 2 - 20àm
ã Microplankton: 20àm 200 àm
ã Mesoplankton: 0.2 mm – 2 cm

• Macroplankton: 2 cm – 20 cm
• Megaloplankton: 20 – 200 cm
Tảo có rất nhiều hình dạng khác nhau:
- Dạng hình cầu như: Chlorella, Chlorococcum, Coscinodiscus...
- Dạng hình thn hay quả chanh dài như: Oocystis, Lagerheimia...
- Dạng hình trụ, ống như Hydrodiction.
- Dạng đa bào hình sợi phân nhánh hoặc không phân nhánh như:
Oscilatoria, Hapalosiphon...

2


Coscinodiscus

Hydrodiction

Tetradesmus

Chlorella

Hapalosiphon

Synedra

Chaetoceros

Oocystis

Oscilatoria


Characium

Scenedesmus

Hình 1.1 Một số hình dạng của tảo (Nguồn: www.botany.hawaii.edu)

- Hình kim thẳng hoặc cong do phần cuối tế bào thu nhỏ lại như:
Tetradesmus, Synedra....
- Cơ thể kéo dài ra và có mấu nhọn ở những lồi sống bám như:
Characium, Pseudocharacium...
- Tế bào có thêm các mấu bên, lơng cứng hay gai ở những tảo sống trôi
nổi như: Scenedesmus, Chaetoceros....

3


Xét về mặt cấu trúc, cơ thể tảo có các dạng sau:
- Dạng monas: là cấu trúc đơn giản, các tế bào có roi, có thể di chuyển,
sống cơ độc hay thành tập đoàn (tập đoàn này gồm nhiều tế bào liên kết với
nhau, giống nhau về hình dạng và nhiệm vụ).
- Dạng amip: các tế bào khơng có màng cứng, khơng có roi, chuyển
động bằng chân giả (giống như amip).
- Dạng pamella: nhiều tế bào được bao trong một bao nhầy chung nhưng
sống độc lập không phụ thuộc với nhau.
- Dạng coccos (dạng hạt): tế bào không vận động, đơn độc hay liên kết
nhau trong tập đoàn.
- Dạng bản hay dạng phiến: các tế bào phát triển và liên kết nhau thành
phiến gồm có một hay nhiều tế bào.
- Dạng sợi: các tế bào liên kết thành sợi, phân nhánh hoặc khơng phân
nhánh.

c. Cấu tạo tế bào

Hình 1.2: Cấu tạo của một tế bào tảo mắt (Nguồn: Út và Oanh, 2013)

Cấu trúc của tảo nói chung cũng giống như giới thực vật nói chung bao
gồm vách tế bào bên ngoài, bên trong gồm các bào quan như nhân, ti thể,
ribosome, sắc tố,…
Vách tế bào
Vách tế bào của tảo phần lớn được cấu tạo bởi cellulose và pectin, một
vài loài tảo vách có thấm thêm silic (như tảo khuê, tảo vàng ánh). Vách tế bào
có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì hình dạng cho tế bào.
4


Tuy nhiên, một số loài vách tế bào chỉ là lớp chu bì mỏng hoặc chỉ được
bao quanh bằng một lớp màng tế bào chất. Những tế bào như vậy được gọi là
tế bào trần. Chúng khơng có khả năng bảo vệ hình dạng và chuyển động theo
kiểu amip.
Vách tế bào tảo có thể trơn láng hay sù sì hoặc mọc ra các mấu lồi, gai.
Vách tế bào chiếm khoảng 13 - 15% trọng lượng khơ của tảo, trong đó lượng
lipid là 7,2% còn lại là protein và hydratcarbon.
Tế bào chất
- Tế bào chất là thành phần chính của các cơ thể tảo đơn bào cũng như
đa bào. Đó là những chất nhầy trong suốt, dạng hạt, không màu, chứa đầy bên
trong vách tế bào.
- Tế bào chất là nơi tiến hành sự trao đổi chất giữa các thành phần của tế
bào, biểu hiện sự tăng trưởng, hô hấp, vận động và sinh sản của tế bào.
- Tế bào chất có tính chuyển động, tính đàn hồi, tính bán thấm. Thành
phần thay đổi theo mơi trường bên ngồi.
- Trong tế bào chất gồm có nhân, lục sắc thể, ty thể, ribosom và các thể

màu khác. Thành phần hóa học bao gồm phần lớn là nước (50 - 82%), còn lại
là vật chất khô (protein, lipid, glucid, vitamin).



Ti thể là bào quan hơ hấp của tế bào. Là những thể hình túi, có nhiều
và rải rác khắp bào tương, đặc biệt tập trung nhiều ở nơi hoạt động mạnh
trong tế bào.



Không bào: ở một số động vật đơn bào, không bào là bào quan thực
sự như khơng bào tiêu hóa, khơng bào Chương tiết nước cho tế bào. Ở thực
vật không bào chứa chất dự trữ, nói chung chúng đều chứa đầy dịch .
Nhân
Nhân là cơ quan rất quan trọng, là thành phần bắt buộc của tất cả tế bào
động vật cũng như thực vật, là trung tâm của các quá trình hố học, điều
khiển các hoạt sống của tế bào. Mỗi tế bào thường chỉ có một nhân, nhưng
cũng có tế bào có 2 -3 nhân hoặc nhiều hơn (như tảo Hydrodiction).
Cấu trúc nhân của tảo cũng không sai khác so với thực vật bậc cao bao
gồm màng nhân, dịch nhân, hạch nhân và mạng lưới nhiễm sắc thể.
Sắc tố, sắc thể

5


Sắc tố
Hệ số sắc tố của tảo bao gồm các dạng Chlorophyll, phycobiliprotein,
carotinoid, perinidin. Chlorophyll có ở tất cả các lồi thực vật và hầu hết các
nhóm tảo. Chlorophyll bao gồm các dạng a, b, c, d, chúng khác nhau ở các

loài tảo khác nhau
- Chlorophyll a: tất cả các loài tảo và thực vật bậc cao.
- Chlorophyll b: tảo lục, tảo vòng, tảo mắt và thực vật bậc cao.
- Chlorophyll c: tảo nâu, tảo vàng, tảo khuê, tảo giáp.
- Chlorophyll d: tảo hồng.
Sắc tố phụ phycobiliprotein có hai dạng ở tảo lam là phyccoerythin và
phycocyanin. Carotinoid có ở tất cả các ngành tảo, peridinin có ở tảo giáp.
Mỗi ngành tảo đều có sắc tố chính và sắc tố phụ khác nhau. Chính sự
phối trộn của những sắc tố ấy mà tạo nên màu sắc đặc trưng của mỗi ngành
tảo.
Trong q trình quang hợp các Chlorophyll đóng vai trị thu nạp lượng
tử ánh sáng, truyền năng lượng hấp thụ được cho các trung tâm phản ứng, ở
đó xảy ra các phản ứng quang hóa để khử CO2.
Sắc thể
Sắc thể của tảo có cấu tạo như ở thực vật, gồm hai lớp màng bao bọc,
bên trong có chất nền (stroma) cùng với hệ thống các túi dẹt gọi là thylakoid.
Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành loại cấu trúc giống như grana ở
thực vật. Trên màng của thylakoid có nhiều sắc tố (chlorophyll) và các
enzyme tham gia vào quá trình quang hợp.
Ngoại trừ tảo lam chứa sắc tố trong tế bào chất, các loài tảo khác đều
chứa sắc tố trong sắc thể. Sắc thể có các dạng như dạng chén (Chlorella),
dạng bản, dạng sao (Spirogyra), dạng ống, dạng lưới (Hydrodictyon)...
Roi và điểm mắt
Roi
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử nhận thấy roi là một bó gồm 11 sợi,
với 2 sợi ở giữa và 9 sợi ở xung quanh. Roi xuất phát từ gốc ở phía trước của
tế bào, giúp tảo di chuyển. Chúng có trong cả q trình sống hay chỉ có tính
chất giai đoạn. Khơng phải tất cả các lồi tảo đều có roi, roi cũng là một trong
6



những đặc điểm để phân biệt các ngành tảo với nhau. Tế bào tảo thường có
một, hai, ba, bốn đơi khi có đến tám roi (tảo mắt, tảo lục). Roi có thể bằng
hoặc khơng bằng nhau, có cấu tạo nhẵn hay có lơng. Nhìn chung, tất cả những
tảo có roi đều chuyển động khơng ngừng, tốc độ chuyển động có thể đạt 5 –
10 m/ngày.
Điểm mắt
Điểm mắt là một chấm đỏ ở gần gốc roi. Màu của điểm mắt là do có sắc
tố thuộc nhóm carotenoid. Chức năng của điểm mắt là cảm thụ ánh sáng, định
hướng cho cơ thể trong môi trường sống.
1.2. Phương thức dinh dưỡng và sinh sản của tảo
1.2.1. Phương thức dinh dưỡng
Tảo nói chung có các kiểu dinh dưỡng như tự dưỡng thông qua quá trình
quang hợp, dị dưỡng lấy nguồn dinh dưỡng từ bên ngồi mơi trường, một số
lồi tảo có cả hình thức tự dưỡng và dị dưỡng.
a. Tự dưỡng (quang hợp)
Giống như thực vật bậc cao, quang hợp ở tảo là hiện tượng chuyển hố
khí carbonic và nước, dưới sự hiện diện của ánh sáng và sắc tố để tạo thành
các hợp chất hữu cơ giàu năng lượng.
Thơng qua q trình quang hợp, tảo tự cung cấp chất hữu cơ dự trữ cho
bản thân thân mình, đồng thời tạo ra khí oxy cung cấp cho thủy vực. Thông
thường, cường độ ánh sáng mặt trời gia tăng từ 0 vào trước lúc bình minh và
đạt cực đại vào lúc giữa trưa (14:00 – 16:00). Quá trình quang hợp của thực
vật thủy sinh gia tăng khi cường độ bức xạ mặt trời gia tăng và sẽ giảm khi
cường độ bức xạ giảm. Sự quang hợp của thực vật thủy sinh không thể thực
hiện được khi cường độ ánh sáng thấp hơn 1%.
b. Dị dưỡng
Khi khơng có ánh sáng, một số lồi tảo có khả năng sử dụng một số chất
hữu cơ mà không cần quang hợp. Đây là hình thức dinh dưỡng dị dưỡng, bao
gồm các dạng sau:

- Dị dưỡng hoại sinh: sử dụng chất hữu cơ hòa tan trong nước để tổng
hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể, như tảo mắt sống hoại sinh nhờ thẩm
thấu hoặc nuốt thức ăn.

7


- Dinh dưỡng ký sinh: sử dụng chất dinh dưỡng của ký chủ và sống
nương nhờ ký chủ. Tảo mắt ký sinh trong ruột của động vật hay tảo
Chlorotrichium ký sinh trên biểu bì lá bèo tấm.
- Dinh dưỡng cộng sinh: Chlorella sống cộng sinh trong ruột của
Amoeba viridis, Anabaena azollae sống cộng sinh ở bề mặt dưới bèo Azolla,
Anabaena cycadae sống cộng sinh với rể cây thiên tuế.
c. Dinh dưỡng hỗn dưỡng
Khi mơi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng, một số tảo mắt ở trong tối
dinh dưỡng kiểu động vật, ngồi sáng thì quang hợp như thực vật.
d. Sự hô hấp ở tảo
Hô hấp được xem như là tiến trình ngược với tiến trình quang hợp, trong
đó các hợp chất hữu cơ (C6H12O6) được chuyển hoá ngược trở lại thành khí
carbonic, đồng thời phóng thích nước và giải phóng năng lượng. Phương trình
tổng qt như sau:
C6H12O6 + 6 H2O + 6O2 ------> 6 CO2 + 12 H2O + E (năng lượng)
Hiện tượng hô hấp xảy ra nhằm cung cấp năng lượng để duy trì đời sống
của tảo. Các năng lượng này được sử dụng trong việc tổng hợp protein, các
chất béo, các dạng carbohydrate như tinh bột, cellulose… và các hợp chất hữu
cơ khác rất cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo.
1.2.2. Phương thức sinh sản của tảo
Sinh sản là biểu hiện dễ nhận thấy ở tất cả các loài sinh vật. "Sinh vật
sinh ra sinh vật" và "tế bào sinh ra tế bào". Các sinh vật nhỏ bé như tảo có tốc
độ sinh sản nhanh. Các hình thức sinh sản của sinh vật nói chung bao gồm vơ

tính và hữu tính. Tảo là những sinh vật bậc thấp nên có thêm hình thức sinh
sản là dinh dưỡng. Sinh sản hữu tính chỉ có ở một số giống lồi, tuy nhiên nhờ
hình thức sinh sản này mà tạo nên sự đa dạng lớn của tảo.
Sinh sản dinh dưỡng của tảo xảy ra trong điều kiện mơi trường thuận lợi.
Đây là hình thức sinh sản đơn giản, thực hiện bằng cách phân chia cơ thể
thành những phần riêng rẽ như phân chia tế bào theo chiều dọc hay chiều
ngang, tảo dạng tập đồn thì hình thành các tập đồn con, tảo dạng sợi thì có
thể đứt đoạn tự nhiên.

8


Tảo đoạn ở Oscillatoria

Phân chia tế bào ở Euglena

Hình 1.3: Sinh sản dinh dưỡng ở tảo (Nguồn: www.ucmp.berkeley.edu)

Sinh sản vô tính của tảo là hình thức sinh sản xảy trong điều kiện môi
trường sống không thuận lợi, được thực hiện bằng cách hình thành các bào tử
chun hố như động bào tử, bất động bào tử, bào tử nghỉ và nang. Những
dạng bào tử này đều có chung một đặc điểm là chịu được điều kiện bất lợi của
môi trường trong một khoảng thời gian dài, khi điều kiện môi trường thuận
lợi
Sinh sản hữu tính chỉ có ở một số giống lồi tảo. Q trình sinh sản hữu
tính thì sẽ phát triển thành cơ thể mới được thực hiện bằng những tế bào
chuyên hóa gọi là giao tử. Có hai loại giao tử là giao tử đồng tản và giao tử dị
tản. Hai giao tử kết hợp thành một tế bào gọi là hợp tử, ở hợp tử này có sự
tiếp hợp chất nguyên sinh và nhân từ hai giao tử. Hợp tử sau đó nảy mầm
thành cá thể mới.

Các kiểu sinh sản hữu tính:
- Đẳng giao: hai giao tử giống nhau về hình dạng và kích thước.
- Dị giao: hai giao tử giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về kích
thước, giao tử cái lớn hơn giao tử đực.
- Noãn giao: hai giao tử khác nhau cả về hình dạng và kích thước, giao
tử đực chuyển động có kích thước nhỏ hơn được gọi là tinh trùng, giao tử cái
khơng chuyển động và có kích thước lớn hơn được gọi là noãn cầu.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo
Độ muối là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thành
phần loài tảo. Ở những vùng ven biển trước cửa sông Cửu Long với độ muối
cao, các chi tảo silic trung tâm và tảo giáp (Biddulphia, Nitzschia,
Chaetoceros, Creratium…) phát triển rất phong phú. Khi vào sâu trong kênh,
9


rạch với độ mặn thấp những loài tảo này giảm về số lượng và mật độ, ngược
lại nhóm tảo lam, tảo silic lơng chim tăng dần, đặc biệt những lồi trong
giống Oscillatoria phát triển mạnh ở những nơi có độ mặn nhỏ hơn 10‰.
Mật độ tảo ở vùng cửa sông Cửu Long dao động từ 11,4x104 đến 3,1x106
tế bào/m3. Tại những nơi có độ muối khoảng 20‰ và độ trong cao số lượng tế
bào tảo khoảng 106 – 3x106 tế bào/m3. Số lượng này giảm khi độ trong thấp
còn 105 – 2,4x105 tế bào/m3. Mật độ tảo còn biến động theo mùa, vào mùa
khô, mật độ tảo ở sông Tiền và sông Hậu thường cao hơn mùa khô gấp 4 đến
6 lần. Mật độ tảo bình quân trong năm của sông Tiền là 224.997 tế bào/L, đối
với sông Hậu là 160.625 tế bào/L.
Ánh sáng là nhân tố sinh thái rất quan trọng, vừa giới hạn vừa điều chỉnh
sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến sự phân
tầng của tảo. Phần lớn tảo tập trung ở tầng mặt, tầng sâu chỉ có các loài tảo ưa
ánh sáng yếu cư trú. Tảo lục phân bố ở tầng mặt, tảo khuê thì ở độ sâu hơn,
tảo đỏ thì phân bố sâu hơn nữa.

Nhiệt độ của nước nhận được từ nguồn bức xạ của mặt trời, nguồn nhiệt
từ khơng khí, trầm tích,… Nhiệt độ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của
tất cả các sinh vật. Nhiệt độ thay đổi theo mùa nên thành phần giống loài tảo
cũng thay đổi theo mùa. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của phần lớn tảo
là 25- 35oC. Nhiệt độ cao làm tổn hại tế bào và còn ảnh hưởng đến sự sinh sản
của tảo. Tuy nhiên, cũng có một số lồi tảo có thể chịu đựng với điều kiện
nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Ví dụ như một số lồi tảo lam có thể sống và
quang hợp ở nhiệt độ khoảng 650C, hay giống Nostoc ở nhiệt độ - 830 vẫn tồn
tại.
Muối dinh dưỡng quan trọng nhất đối với tảo và các loài thực vật thủy
sinh là muối nitơ, muối phospho. Muối silic thường chỉ quan trọng đối với tảo
khuê để tạo vỏ. Một số muối vi lượng rất cần thiết cho sự tăng trưởng của tảo
như Fe, Mn, Zn, Cu và Co. Những nguyên tố này tham gia vào các thành
phần các enzyme, trực tiếp giúp cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong
quang hợp.
Muối nitơ: nitơ xâm nhập vào thủy vực từ nhiều nguồn: đá trầm tích, đất
bị rửa trơi, nước mưa, phản ứng quang hóa,… Nitơ tồn tại ở nhiều dạng như
N2, NH3+, NO2, NO3 trong đó dạng NH3+ được tảo và vi khuẩn hấp thu tốt
nhất. Hàm lượng đạm thích hợp cho tảo là 0,1 – 1 mg/l.

10


Muối lân: nguồn lân cung cấp chủ yếu cho thủy vực từ đất nông nghiệp,
rừng, chất tẩy rửa,… Lân được tảo sử dụng cho sinh trưởng, tuy nhiên tảo
cũng Chương tiết lân dưới dạng hịa tan. Hàm lượng lân thích hợp cho tảo là
0,018 – 0,098 mg/l.
Muối silic: silic có rất nhiều trong đá và khoáng vật. Silic rất cần cho tảo
khuê tạo lớp vỏ bên ngoài. Hàm lượng silic thích hợp cho tảo khuê phát triển
là 0,13 - 20 mg/l.

1.4. Vai trò, tác hại và biện pháp hạn chế tác hại của tảo
1.4.1. Vai trị của tảo
Tảo có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống của con
người. Trên thế giới đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, hàng năm
tảo có thể tổng hợp ra trong đại dương 70 – 280 tỉ tấn hữu cơ. Tảo được xem
là tác nhân chính tiêu thụ CO2 và tạo ra O2 điều hòa sự cân bằng khí trong khí
quyển, giữ nhịp sống bình thường.
Đối với con người, tảo là nguồn thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày
làm dưa muối, nấu chè, làm thạch,… Trong nơng nghiệp, một số tảo có vai
trị quan trọng trong cố định đạm làm tăng độ phì cho đất, là nguồn phân bón
cho nghề trồng trọt. Tảo cịn có khả năng lọc sạch nước qua việc hấp thụ các
dạng đạm NH3+. Nhiều tảo biển được khai thác và nuôi trồng để sản xuất tạo
ra agar, carrgeenan được dùng làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, công
nghệ sinh học…
Một số tảo trong cấu tạo cơ thể có chứa nhiều sắt, iod, vitamin, chất
kháng sinh,… nên tảo được sử dụng để tinh chế thuốc chữa bệnh. Tảo khuê
khi phân hủy tạo ra mỏ Diatomid, là loại nguyên liệu bền, xốp, nhẹ, mịn được
dùng trong nhiều ngành công nghiệp.
Đối với ngành thủy sản, tảo cùng với nhóm thực vật trong nước là
những sinh vật tạo ra chất hữu cơ đầu tiên cho thủy vực. Sản lượng sơ cấp của
thủy vực là khâu quan trọng quyết định năng suất sinh học của thủy vực. Tảo
là một trong những nguồn cung cấp oxy cho thủy vực
Tảo là một trong những nguồn thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng
cao cho ấu trùng tơm cá, các loại nhuyễn thể hay các động vật thủy sinh khác.
Trong thủy sản tảo được nuôi cấy làm nguồn thức ăn tự nhiên cho các đối
tượng thủy sản khi chúng đảm bảo các điều kiện sau: có giá trị dinh dưỡng
cao, kích thước tế bào phù hợp với miệng của ấu trùng thủy sản, dễ nuôi
11



trồng, khơng có độc tố. Các giống tảo được ni trồng nhiều hiện nay như
Chlorella, Chaetoceros, Spirulina, Skeletonema,… Bên cạnh đó, một số tảo
kích thước lớn như rong mơ Sargassum, tảo vịng Chara có thể làm giá thể
cho động vật thủy sinh trú ngụ, nơi bám cho các loài cá đẻ trứng dính.
Tuy nhiên, ngồi những lợi ích vừa nêu trên , người ta còn phải chú ý nhiều
đến những tác hại của tảo gây nên. Trong đó tác hại nặng nề nhất là một số
giống lồi tảo có độc tố làm ảnh hưởng đến các loài thủy sản và ngay cả con
người nếu sử dụng phải. Tảo có độc tố có thể kể đến một số lồi trong tảo lam
như Microcystis, Anabaena, tảo giáp là ngành tảo có nhiều lồi có độc như
Ceratium, Dinophysis, Peridinium,… Những lồi tảo này khi phát triển quá
mức gây nên hiện tượng “hoa nước”, thải độc tố ra môi trường làm chết tôm
cá nhuyễn thể, gây mùi hơi và có thể gây độc cho con người.
Tảo là nguồn chất hữu cơ đầu tiên trong chuỗi thức ăn của thủy vực, có
sản lượng lớn nhờ khả năng sinh sản nhanh. Tảo là một trong những nguồn
cung cấp oxy cho thủy vực, có kích thước nhỏ mà hàm lượng dinh dưỡng tốt
nên tảo là thức ăn phù hợp cho các sinh vật nhỏ như ấu trùng tôm, cá, nhuyễn
thể, giáp xác...
Tuy nhiên, tảo phát triển quá mức gây nhiều bất lợi cho môi trường nuôi
thủy sản như: gây thiếu oxy vào ban đêm, quá trình phân hủy tảo sẽ tạo ra
nhiều khí độc, cạnh tranh dinh dưỡng với vật ni. Tảo có độc tố khi nở hoa
sẽ gây độc, giết chết các sinh vật khác và gây ngộ độc cho con người.
Vì vậy, một số biện pháp kỹ thuật cần được đặt ra để hạn chế sự phát
triển quá mức của tảo và duy trì chúng ở mức độ cho phép.
1.4.2. Các biện pháp hạn chế
a. Biện pháp vật lý
Dùng cào hoặc lưới kéo để di chuyển tảo sợi, tảo đáy và lấy vật chất hữu
cơ dư thừa lắng động ra khỏi ao. Việc này giúp hạn chế sự phát triển của tảo
cũng như hạn chế quá trình phân hủy của chúng làm thiếu oxy và giảm chất
lượng nước trong ao. Mặc khác, việc này cũng làm ao sâu hơn, ngăn cản sự
xâm nhập của ánh sáng tới đáy, hạn chế sự phát triển của tảo đáy. Tuy nhiên,

không nên làm ao quá sâu sẽ làm lớp phèn tiềm tàng trong đất trồi lên ảnh
hưởng đến môi trường nước.
b. Biện pháp sinh học
Sử dụng thực vật thủy sinh thượng đẳng
12


Sự phát triển của tảo sẽ bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của thực vật thủy
sinh thượng đẳng vì những thực vật này sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với
tảo. Bên cạnh đó, thực vật thủy sinh thượng đẳng nổi ở trên bề mặt ao như
bèo, lục bình, rau muống...sẽ ngăn cản ánh sáng chiếu vào ao làm hạn chế sự
phát triển của tảo. Các nghiên cứu về mức độ che phủ của lục bình trong ao
(với các mức 0%, 5%, 10% và 25%) cho thấy ở các ao lục bình chiếm 10 –
25% thì tảo sẽ ít nở hoa hơn các ao 0 – 5%. Việc sử dụng lục bình và thực vật
thủy sinh thượng đẳng để hạn chế sự nở hoa của tảo nên ứng dụng nhiều cho
các ao nuôi vùng nhiệt đới.
Sử dụng cá ăn thực vật
Một biện pháp sinh học khác là sử dụng cá ăn thực vật để hạn chế sự
phát triển của tảo. Có thể sử dụng cá trắm cỏ để góp phần hạn chế sự phát
triển của tảo sợi. Việc nuôi tôm kết hợp với cá rô phi đang phổ biến để cải
thiện chất lượng nước trong ao nuôi tôm. Trong hệ thống nuôi kết hợp này cá
rô phi lọc thức ăn gồm tảo, động vật phù du và các chất hữu cơ lơ lửng giúp
ổn định quần thể tảo trong ao ni tơm.
c. Biện pháp hóa học
Khi sử dụng biện pháp hóa học cần chú ý đến liều lượng, thời gian tồn
lưu của quá chất đó trong nước cũng như những ảnh hưởng của nó đến thủy
sinh vật và con người. Một số hoá chất được dùng để hạn chế sự phát triển
của tảo là: thuốc diệt tảo, chất nhuộm màu tảo và các hợp chất kiềm hãm sự
phát triển của các chất dinh dưỡng chủ yếu là kết tủa phosphorus (PO43-).
Các chất kết tủa PO43Các chất có thể kết tủa PO43- là Al2(SO4)3, CaSO4, CaHCO3, FeCl3,

Fe2(SO4)3, Ca(OH)2, CaCO3.
- Các muối sắt: khơng nên sử dụng trực tiếp vì chúng có tính acid rất
mạnh, phức hợp FePO4 chỉ bền với điều kiện có oxy, vì vậy khi sử dụng phải
sục khí liên tục để tránh PO43- hồ tan trở lại mơi trường. Khi sử dụng các
muối sắt phải dùng thường xuyên và định kỳ. Tuy nhiên trong một vài hệ
thống, do sắt là nguyên tố vi lượng nên sử dụng muối sắt lại kích thích tảo
phát triển.
- Al2(SO4)3 (phèn nhơm): khi tảo nhiều, quang hợp mạnh sẽ làm pH tăng
cao, dùng phèn nhơm có thể hạ pH xuống. Tuy nhiên, khơng nên sử dụng đối

13


với ao có hệ đệm thấp vì khi nước có hệ đệm thấp dẫn đến hồ tan nhơm và
gây độc.
- CaHCO3, Ca(OH)2, CaCO3: được dùng như là chất diệt tảo, chúng làm
tảo đông lại và kết tủa. Những chất này không độc, giá rẻ, lại ngăn cản sự
phát triển của tảo trong một thời gian dài. Tuy nhiên cần phải chú ý đến liều
lượng sử dụng (sử dụng nhiều quá sẽ làm tăng pH, dẫn đến tăng khí độc) và
thời gian dùng giữa hai lần phải dài. Sử dụng những chất này nên dùng cho
những ao có nước cứng sẽ có hiệu quả hơn ở những ao nước mềm.
Các chất diệt tảo
Khi sử dụng các chất diệt tảo cần chú ý nhiệt độ nước (phải nằm trong
khoảng 26 – 34oC ), trong một lần xử lý nên làm giảm 1/3 – 1/4 lượng tảo
trong ao. Chu kỳ sử dụng tối thiểu từ 10 ngày đến 2 tuần, không được sử dụng
thường xuyên và kéo dài.
- CuSO4: được sử dụng rộng rãi để diệt tảo, tuy nhiên nó làm tiêu hao tế
bào tảo và giải phóng chất độc ra mơi trường. Hơn nữa, độc chất đồng có thể
lắng đọng trong bùn đáy ao. Khi sử dụng nhiều lần và liều lượng tăng dần sẽ
tạo ra các giống loài tảo kháng đồng.

- Simazine: có tác dụng chủ yếu ngăn cản q trình quang hợp của tảo
nhằm hạn chế tảo nở hoa, chúng không độc đới với tôm cá khi sử dụng với
liều lượng nhằm hạn chế tảo.
- Chlorine: là hợp chất có tính oxy hóa mạnh, có tính độc đối với sinh
vật. Không thể thả vật nuôi vào ao khi dư lượng chlorine trong ao chưa hết.
- KMnO4: là tác nhân oxy hóa mạnh, có tác dụng làm giảm đáng kể một
lượng phiêu sinh vật.
- BKC: là chất diệt khuẩn rộng, diệt được nấm, tảo và cả một số
protozoa.
Các chất nhuộm màu nước ao
Các chất nhuộm màu này được sử dụng để hạn chế ánh sáng thâm nhập
vào ao, sẽ làm giảm sự phát triển của tảo. Các chất này không độc đối với
thủy sinh vật, dễ hòa tan trong nước và sẽ giảm sau một tuần sử dụng.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có một số loại máy diệt tảo với một số
công dụng nhất định như không gây hại cho môi trường, diệt tảo nhanh,
không độc cho tôm cá và cả con người.
14


2. Đặc điểm chung của động vật thủy sinh
2.1. Các khái niệm về động vật thủy sinh
Động vật nổi (Zooplankton) là tập hợp những động vật sống trong môi
trường nước, ở tầng nước trong trạng thái trôi nổi, cơ quan vận động của
chúng rất yếu hoặc khơng có, chúng vận động một cách thụ động và khơng có
khả năng bơi ngược dòng nước.
Động vật nổi gồm chủ yếu là giáp xác chân chèo (Copepoda), Mysidae,
Amphipoda, Cladocera, ấu trùng Ceripedia,… Trong tổng số 1200 lồi giáp
xác, Copepoda có tới 750 lồi. Nhiều đại diên của Protozoa.
Theo phương thức sống và sự phân trong tầng nước mà người ta chia
thành các dạng sau.

a. Sinh vật màng nước (Pleuston - Neuston)
Sinh vật màng nước rất đa dạng. Phần lớn các sinh vật sống ở màng
nước là những đại diện của các loài đang trong giai đoạn phát triển sớm, nhất
là trứng cá, cá con và động vật sống đáy. Chúng rất nhạy cảm với sự biến
động của các nhân tố môi trường cũng như sự ơ nhiễm, đặc biệt là dầu, khí
dầu phủ lên màng nước, ngăn cản sự trao đổi khí giữa nước và khí quyển.
b. Sinh vật tầng nước (Plankton)
Là những sinh vật nổi, sống trong tầng nước, khơng có khả năng bơi
ngược dòng nước, di động thụ động là chủ yếu.
@ Các phân loại khác:
Dựa vào kích thước để phân chia thành các dạng như sau.
- Sinh vật nổi cực lớn (Megaloplankton): có kích thước >1m, điển hình
là các lồi sứa biển.
- Sinh vật nổi lớn (Macroplankton): có kích thước trong khoảng 1 –
100cm, điển hình là các lồi sứa nhỏ.
- Sinh vật nổi lớn vừa (Mesoplankton): có kích thước trong khoảng 110mm, điển hình là các lồi thuộc giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác
râu ngành (Cladocera).
- Sinh vật nổi nhỏ (Microplankton): có kích thước từ 0.05 – 1mm, điển
hình là các loại ấu trùng thuộc giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác râu
ngành (Cladocera), nhuyển thể (Mollusca) và trùng bánh xe (Rotatoria hay
15


Rotifer).
- Sinh vật nổi cực nhỏ (Nanoplankton): có kích thước khoảng vài mươi
micro mét, điền hình là các lồi thuộc động vật nguyên sinh (Protozoa), vi
khuẩn (Bacteria).
Dựa vào tập tính sống người ta cũng chia động vật nổi ra làm hai nhóm
sau:
- Sinh vật nổi hồn tồn (Holoplankton): là những sinh vật trong vịng

đời của nó hồn tồn sống nổi trong nước chỉ trừ giai đọan trứng nghĩ (cyst)
là ở tầng đáy như ở trùng bánh xe, giáp xác râu ngành, chân chéo và một số
dạng của nguyên sinh động vật.
- Sinh vật nổi khơng hồn tồn (Merooplankton): là những sinh vật chỉ
sống nổi trong một giai đoạn nào của vòng đời như là khi ở giai đọan ấu
trùng, phần lớn cuộc đời còn lại sống đáy hay sống bám như thủy tức, nhuyển
thể…
Năng suất sinh học thủy vực
Thủy sinh vật trong thủy vực quan hệ với nhau chủ yếu bằng con đường
dinh dưỡng, chúng liên hệ nhau thông qua chuỗi thức ăn hay mạng thức ăn;
sinh vật này là nguồn thức ăn cho sinh vật kia kết quả là làm cho các nhóm
sinh vật phát triển và có sự gia tăng sinh khối.
- Sinh lượng: là tổng hợp tất cả các khối lượng sinh vật rong thủy vực.
- Năng suất sinh học: sự tăng sinh lượng trong một thời gian nào đó của
thủy vực.
- Chu trình vật chất: Q trình chuyển hóa vật chất từ dạng sống thành
khơng sống và từ không sống thành sống trong một thủy vực.
- Năng suất sinh học sơ cấp hay là năng suất sinh học bậc I là năng suất
sinh học của thực vật thủy sinh mà trong đó chủ yếu là của tảo.
- Năng suất sinh học thứ cấp hay năng suất sinh học bậc II là năng suất
sinh học của động vật thủy sinh.
Năng suất tối ưu
Giá trị năng suất tối ưu là khối lượng chất hữu cơ có thể thu họach được
tại một thời điểm nào đó trong một đơn vị diện tích.

16


Giá trị này và sức sản xuất có sự khác biệt lớn trong một hệ sinh thái, thí
dụ thực vật nổi trong hồ có sức sản xuất cao nhưng giá trị năng suất tối ưu lại

rất thấp; nếu thực vật nổi bị động vật nổi tiêu thụ ở mức độ thấp nhưng tảo lại
không bị hạn chế sự phát triển do thiếu ánh sáng hay chất dinh dưỡng thí nó
vẫn tạo ra chất hữu cơ. Ngược lại, nếu mật độ tảo rất cao gần đến giá trị khả
năng của môi trường và sự hạn chế về nguồn lợi này sẽ gây hậu quả là năng
suất thấp hơn so với giá trị của năng suất tối ưu.
2.2. Vai trò của động vật thuỷ sinh
2.2.1. Lợi ích
a. Thành phần của mạng thức ăn, thức ăn tự nhiên trong thủy vực
Trong chu trình vật chất, các sinh vật có nhiều mối quan hệ nhưng chủ
yếu là quan hệ về thức ăn, tạo thành chuỗi thức ăn, mạng thức ăn. Động vật
thủy sinh là một khâu trong mạng thức ăn.
Sinh vật bắt đầu là tảo (sinh vật tự dưỡng) cho đến sinh vật cuối cùng là
cá (nguồn lợi sinh vật mà con người có thể sử dụng). Nguồn dinh dưỡng bắt
đầu cho tảo được cung cấp từ bên ngồi và cả q trình tích tụ bên trong thủy
vực đó (trong chu trình này cịn có cả q trình chuyển hố của vi sinh vật,
nhưng nó ngồi phạm vi nghiên cứu về thủy sinh vật).
Một đặc tính trong chu trình vật chất này là chu trình càng dài thì năng
lượng tiêu hao (năng lượng khơng sử dụng) càng lớn.
b. Thành phần trong năng suất sinh học của thủy vực
Theo q trình chuyển hóa thì sinh vật trước trong chuổi (hay mạng)
thức ăn sẽ là nguồn cung cấp năng lượng cho sinh vật bậc kế tiếp, q trình
đó có thể tóm tắt theo sơ đồ là:
Tảo --> Động vật nổi nhỏ --> Động vật nổi lớn --> Cá ăn ĐV nổi -->
Cá dữ.
Động vật đáy --> Cá ăn đáy --> Cá dữ.
Theo sơ đồ này thì sinh vật đứng trước là nguồn thức ăn cho sinh vật
phía sau, nếu mất đi một mắc xích thì chu trình khơng được hồn chỉnh và
gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái.
c. Lọc sạch nước của thủy vực


17


×