Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Nghề Nuôi trồng thuỷ sản Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.84 KB, 76 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NI GIÁP
XÁC
NGÀNH/NGHỀ: NI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 185 /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáp xác là đối tượng thủy sản truyền thống xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. So với cá tra, mặt hàng tơm xuất khẩu của Việt Nam có từ sớm, sản lượng
trước kia có được chủ lực từ mảng khai thác nhưng hơn 10 năm qua sản lượng
tôm xuất khẩu lại được đóng góp từ ni trồng, nhất là tôm biển như tôm sú, thẻ
chân trắng tập trung ở các tỉnh ven biển ĐBSCL như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Bến Tre, Trà Vinh,…. Theo VASEP (2020), ngành tôm xuất khẩu đạt 3,7
tỉ USD, bốn thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất là EU, Mĩ, Nhật Bản, Trung


Quốc – Hồng Kông chiếm gần 75% tổng giá trị.
Trong chiến lược tập trung tất cả các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế
biển trong thời gian tới, giáp xác biển là đối tượng có nhiều tiềm năng, triển
vọng để phát triển. Ngồi 2 lồi giáp xác xuất khẩu chính hiện nay với lợi thế
đường bờ biển dài hơn 3.260 km, khí hậu ơn hịa, 28 tỉnh thành tiếp giáp biển,
diện tích tiếp giáp biển hàng triệu km2, Việt Nam cịn có nhiều đối tượng khác
có thể đầu tư phát triển để phát như cua biển, TCX, Artemia.
Trong giáo trình này chúng tôi chỉ đề cập đến kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi thương phẩm TCX, tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cua biển.
Bài giảng được biên soạn chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót rất
mong sự đóng góp chân thành từ quý đồng nghiệp và bạn đọc để nhóm tác giả
điều chỉnh lại hợp lý hơn ở lần sau.
Đồng Tháp, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Chủ biên
1. Trương Nhật Triết
2. Tạ Hoàng Bảnh


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI GIÁP XÁC ...................................................... 1
1. Các đối tượng giáp xác trong nuôi trồng thủy sản......................................... 1
1.1. Giáp xác nước ngọt ................................................................................. 1
1.2. Giáp xác nước lợ mặn ............................................................................. 2
2. Lịch sử và tác động của nghề nuôi giáp xác .................................................. 2
3. Lịch sử và tác động của nghề nuôi giáp xác .................................................. 4
3.1. Lịch sử nghề nuôi TCX ........................................................................... 4
3.2. Lịch sử và tác động nghề nuôi Tôm sú ................................................... 5
3.3. Lịch sử và tác động nghề nuôi Cua biển ................................................. 5

3.4. Tác động của nghề nuôi giáp xác ........................................................... 5
4. Tiềm năng của nghề nuôi giáp xác ................................................................ 6
4.1. Tiềm năng ................................................................................................ 6
4.2. Thách thức ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 9
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI...................................................... 9
TÔM CÀNG XANH ............................................................................................. 9
1. Đặc điểm sinh học của TCX .......................................................................... 9
1.1. Phân loại và hình thái .............................................................................. 9
1.2. Phân bố .................................................................................................. 11
1.3. Vịng đời của TCX ................................................................................ 11
1.4. Tập tính ăn, bắt mồi ............................................................................... 11
1.5. Sinh trưởng ............................................................................................ 12
1.6. Sinh sản ................................................................................................. 13
1.7. Nhu cầu dinh dưỡng .............................................................................. 18
1.8. Môi trường sống .................................................................................... 19
2. Sản xuất giống TCX .................................................................................... 19
2.1. Xây dựng và chuẩn bị trại giống ........................................................... 19


2.2. Chuẩn bị nước ương .............................................................................. 21
2.3. Tuyển chọn tôm mẹ mang trứng ........................................................... 22
2.4. Các mơ hình sản xuất giống tôm càng xanh ......................................... 23
2.5. Chọn tôm trứng và cho nở ..................................................................... 25
2.6. Thu và bố trí ấu trùng ............................................................................ 25
2.7. Ương ấu trùng........................................................................................ 25
2.8. Chăm sóc, cho ăn và quản lý thức ăn .................................................... 26
2.9. Quản lý môi trường ............................................................................... 26
2.10. Vận chuyển ấu trùng và tôm giống ..................................................... 26
3. Kỹ thuật ni và các mơ hình ni tôm càng xanh phổ biến hiện .............. 27

3.1. Các mô hình ni TCX ......................................................................... 27
3.4. Một số mơ hình ni TCX .................................................................... 28
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 32
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI TÔM BIỂN ............................... 32
1. Đặc điểm sinh học của tơm biển .................................................................. 32
1.1. Vịng đời ................................................................................................ 32
1.2. Sinh trưởng ............................................................................................ 34
1.3. Lột xác ................................................................................................... 35
1.4. Dinh dưỡng ............................................................................................ 35
1.5. Sinh sản ................................................................................................. 37
2. Kỹ thuật sản xuất giống tôm biển ................................................................ 39
2.1. Xây dựng và chuẩn bị trại giống ........................................................... 39
2.2. Tuyển chọn tôm bố mẹ .......................................................................... 40
2.3. Cho tôm đẻ và nở trứng ......................................................................... 40
2.4. Thu và bố trí ấu trùng ............................................................................ 41
2.5. Ương ấu trùng........................................................................................ 41
2.6. Chăm sóc cho ăn và quản lý thức ăn ..................................................... 41
2.7. Quản lý môi trường ............................................................................... 42
2.8. Vận chuyển và thuần hóa ...................................................................... 43
2.9. Ương tơm bột lên giống ........................................................................ 43


3. Kỹ thuật ni và các mơ hình ni tơm biển ............................................... 44
3.1. Quảng canh ............................................................................................ 44
3.2. Bán thâm canh ....................................................................................... 45
3.3. Thâm canh ............................................................................................. 45
4. Một số mơ hình nuôi tôm biển ..................................................................... 46
4.1. Công nghệ bioflocs................................................................................ 46
4.2. Nuôi tôm 2 giai đoạn ............................................................................. 47
4.3. Nuôi tôm trong nhà màng...................................................................... 47

4.4. Nuôi tôm kết hợp cá rô phi .................................................................... 48
CHƯƠNG 4......................................................................................................... 50
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN .......... 50
1. Đặc điểm sinh học của cua biển .................................................................. 51
1.1. Vị trí phân loại ....................................................................................... 51
1.2. Hình thái và cấu tạo cơ thể .................................................................... 51
1.3. Vịng đời của cua biển ........................................................................... 52
1.4. Sinh sản và phát triển cơ thể ................................................................. 53
1.6. Tập tính sống ......................................................................................... 57
1.7. Khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường của cua biển ..................... 57
1.8. Tập tính hoạt động................................................................................. 58
2. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển ................................................................. 59
2.1. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo .................................................................... 59
2.2. Ương ấu trùng cua ................................................................................. 60
3. Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm .................................................................. 62
3.1. Nuôi cua con thành cua thịt ................................................................... 62
3.2. Nuôi cua ốp thành cua thịt..................................................................... 63
3.3. Nuôi cua gạch ........................................................................................ 64
3.4. Nuôi cua lột ........................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC


Tên mơn học: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NI GIÁP XÁC
Mã mơn học: CNN 407
Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí của mơn học: Là mơn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cao
đẳng ni trồng thuỷ sản. Môn học liên quan mật thiết với môn quản lý dịch
bệnh, dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản.
- Tính chất của mơn học: Mơn học cung cấp những ngun lý, kỹ thuật sản

xuất giống và ni các lồi giáp xác hiện đang được nuôi chủ yếu.
Mục tiêu môn học:
Sau khi học xong học phần này sinh viên đạt được:
- Về kiến thức:
+ Am hiểu các bước kỹ thuật trong quy trình sản xuất và ương giống một
số loại giáp xác đang được ni phổ biến và có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
+ Am hiểu được quy trình kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi giáp xác.
- Về kỹ năng:
+ Áp dụng được các bước trong quy trình sản xuất và ương giống một số
loại giáp xác đang được ni phổ biến và có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
+ Thực hiện chính xác các bước trong quy trình chăm sóc và quản lý ao
nuôi giáp xác.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Chủ động phòng chống nhiễm khuẩn từ các yếu tố bên ngoài xâm nhập
vào trại.
+ Tuân thủ các bước trong hệ thống sản xuất và ương nuôi giáp xác.
+ Phối hợp cơng việc trong đội nhóm hiệu quả.
+ Có thái độ trung thực, thật thà trong quá trình làm việc và báo cáo.
Nội dung mơn học:
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)


TT


Thực
Kiểm tra
hành, thí
(định
Tổng Lý
nghiệm, kỳ)/ơn thi,
số thuyết
thảo luận, thi kết thúc
bài tập môn học
Chương 1: Tổng quan về nghề nuôi giáp
xác

1

1. Các đối tượng giáp xác trong nuôi trồng
thủy sản

3

3

10

10

10

10

4


4

2. Lịch sử và tác động của nghề nuôi giáp
xác
3. Tiềm năng của nghề nuôi giáp xác
Chương 2: Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi tôm càng xanh
2

1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh
2. Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh
3. Kỹ thuật ni và các mơ hình ni tơm
càng xanh phổ biến hiện nay
Chương 3: Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi tôm biển

3

1. Đặc điểm sinh học tôm biển
2. Kỹ thuật sản xuất giống tôm biển
3. Kỹ thuật nuôi và các mơ hình ni tơm
biển

4

Chương 4: Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi cua
1. Đặc điểm sinh học cua biển
2. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển

3. Kỹ thuật nuôi cua biển
Kiểm tra

1

1


Ôn thi

1

1

Thi kết thúc môn học

1

1

Cộng

30

27

3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI GIÁP XÁC
MĐ 17 - 00
Giới thiệu
Nội dung trọng tâm của chương nhằm giới thiệu cho sinh viên thực trạng
của nghề nuôi giáp xác của Việt Nam và thế giới cũng như các đối tượng giáp
xác kinh tế chủ lực của từng vùng. Tiềm năng, thế mạnh và xu thế nuôi giáp xác
trong thời gian tới.
Mục tiêu:
- Về kiến thức:
Hiểu được các bước kỹ thuật trong quy trình sản xuất và ương giống một
tơm càng xanh đang được nuôi phổ biến.
- Về kỹ năng:
+ Áp dụng được các bước trong quy trình sản xuất và ương giống một số
loại giáp xác đang được nuôi phổ biến và có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
+ Thực hiện được các bước chăm sóc và quản lý ao nuôi giáp xác.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Phối hợp cơng việc trong đội nhóm hiệu quả. Có thái độ trung thực, thật thà
trong q trình làm việc và báo cáo.
1. Các đối tượng giáp xác trong nuôi trồng thủy sản
1.1. Giáp xác nước ngọt
Giáp xác nước ngọt được nuôi phổ biến nhất trên thế giới là 2 loài TCX
phân bố ở nhiều nước nhiệt đới và tơm càng đỏ hay TCX của Úc. Hai lồi tơm
này có kích thước lớn và giá trị kinh tế cao.
Giáp xác nước ngọt ở nước ta được quan tâm phát triển nhưng vì điều kiện
và tiềm năng phát triển còn hạn chế so với giáp xác nước lợ mặn. Các giống loài
và sản lượng giáp xác nước ngọt nước còn khiêm tốn so với giáp xác lợ mặn.
Đại diện nhóm này gồm TCX, cua đồng, tép rong.
Lồi có kích thước và sản lượng lớn nhất là TCX, loài này không chỉ nuôi
thuận lợi trong khu vực thuần nước ngọt mà cịn có tiềm năng lớn để ni ở các
vùng ven biển có chế độ ngọt mặn theo mùa. Các tỉnh ven biển ở ĐBSCL vốn

có diện tích ngập mặn theo mùa rất lớn. TCX cũng được quan tâm như là đối
tượng để cân nhắc nuôi thay thế các đối giáp xác lợn mặn đang được nuôi chủ


lực ở các tỉnh ven biển nhằm đa dạng các đối giáp xác nuôi như tôm sú và tôm
thẻ chân trắng, giảm hiện tượng tích tụ mầm bệnh và thị trường.
Giáp xác nước ngọt được nuôi phổ biến nhất trên thế giới là 2 loài TCX
phân bố ở nhiều nước nhiệt đới và tôm càng đỏ hay TCX của Úc. Hai lồi tơm
này có kích thước lớn và giá trị kinh tế cao.
Giáp xác nước ngọt ở nước ta được quan tâm phát triển nhưng vì điều kiện
và tiềm năng phát triển còn hạn chế so với giáp xác nước lợ mặn. Các giống loài
và sản lượng giáp xác nước ngọt nước còn khiêm tốn so với giáp xác lợ mặn.
Đại diện nhóm này gồm TCX, cua đồng, tép rong.
Lồi có kích thước và sản lượng lớn nhất là TCX, lồi này khơng chỉ ni
thuận lợi trong khu vực thuần nước ngọt mà cịn có tiềm năng lớn để ni ở các
vùng ven biển có chế độ ngọt mặn theo mùa. Các tỉnh ven biển ở ĐBSCL vốn
có diện tích ngập mặn theo mùa rất lớn. TCX cũng được quan tâm như là đối
tượng để cân nhắc nuôi thay thế các đối giáp xác lợn mặn đang được nuôi chủ
lực ở các tỉnh ven biển nhằm đa dạng các đối giáp xác nuôi như tôm sú và tôm
thẻ chân trắng, giảm hiện tượng tích tụ mầm bệnh và thị trường.
1.2. Giáp xác nước lợ mặn
Thủy sản gần đây được chính phủ sản định là ngành kinh tế mũi nhọn của
đất nước, đặc biệt là thủy sản nước lợ mặn thường gắn với các khu vực biển, đảo
và ven biển. Nó khơng chỉ có ý nghĩa thuần túy về mặt kinh tế. Giáp xác lợ mặn
là nhóm lồi có giá trị kinh tế cao nhất với 54 loài kinh tế chủ yếu là các giống
lồi thuộc họ tơm he, cua biển, artemia, tơm tích, tơm bạc, tơm đất, tơm sắt, tơm
chì, tơm giang, tơm hùm,….. Sản lượng đóng góp chủ yếu từ nuôi trồng và khai
thác. Tổng sản lượng giáp xác lợ mặn tăng lên từ việc tăng sản lượng nuôi trồng
do mức độ thâm canh hóa ngày càng tăng, đó là xu hướng hiện nay trong khi sản
lượng khai thác không thể tăng do nguồn lợi tự nhiên bị giới hạn. Sản lượng

giáp xác xuất khẩu hiện nay chủ yếu là giáp xác có nguồn gốc từ ni trồng, với
2 lồi ni chủ lực là tơm sú – đối tượng nuôi truyền thống và tôm thẻ chân
trắng được nuôi nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Giáp xác lợ mặn hiện nay là một
trong hai mặt hàng thủy sản hiếm hoi đạt kim ngạch xuất khẩu hơn tỷ USD hàng
năm.
2. Lịch sử và tác động của nghề nuôi giáp xác
Theo Chamberlain (2011), nghề nuôi tôm là một ngành kinh doanh trẻ và
năng động, với lịch sử thay đổi nhanh chóng theo những tiến bộ công nghệ.
Công nghệ nuôi tôm đạt được bước đột phá đầu tiên ở Nhật Bản vào cuối những
năm 1930, tuy nhiên khí hậu và các lồi tơm của nước này khơng thích hợp để


sản xuất quy mô lớn. Từ những năm 1970, công nghệ của Nhật Bản dần được
chuyển giao sang các nước châu Á và châu Mỹ.
Lịch sử nghề nuôi tôm cũng tƣơng tự các nghề chăn ni trên cạn. Đó là
q trình chuyển từ việc nhốt động vật hoang dã trong điều kiện tự nhiên sang
nuôi tập trung dƣới các điều kiện có kiểm sốt. Sự khác biệt là gia súc, gia cầm
đã được thuần hóa qua hàng nghìn năm, trong khi q trình thuần hóa tơm chỉ
mới bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây.
Ni tơm dưới hình thức sơ khai nhất bắt đầu cách đây vài thế kỷ ở châu
Á. Khi đó, ấu trùng tơm tự nhiên theo thủy triều bị đưa vào các đầm nuôi cá
măng, cá đối hay các loài cá khác. Hoạt động này ngẫu nhiên đã mang lại mỗi
năm 100 - 200 kg tôm/ha mà khơng cần mất cơng chăm sóc hay cho ăn, ngồi
việc thu hoạch.
Chỉ đến thế kỷ 20, công nghệ nuôi tôm mới đạt được một số tiến bộ. Khó
khăn đầu tiên để phát triển nghề nuôi tôm là hiểu biết hạn chế về vịng đời của
tơm liên quan đến giai đoạn sinh sản ở đại dương và quá trình biến thái phức tạp
từ ấu trùng đến con giống.
Bước đột phá của Fujinaga
Năm 1934, giáo sư Motosaku Fujinaga của Nhật Bản đã thành cơng trong

việc kích thích cho tơm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) sinh sản, ấp nở trứng
và ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn Nauplius sang Mysis nhờ sử dụng tảo silic.
Trong 2 thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Fujinaga tiếp tục phát triển
các kỹ thuật mới về sinh sản tôm, nuôi ấu trùng và tôm thương phẩm. Các kỹ
thuật đó vẫn là nền tảng của cơng nghệ ni tơm ngày nay. Vì thế, Fujinaga
được xem là ông tổ của nghề nuôi tôm và Nhật Bản trở thành điểm khởi đầu cho
sự phát triển của ngành tôm.
Thành cơng của Fujinaga và cộng sự có tầm ảnh hưởng to lớn và lâu dài.
Những thành tựu đó cho phép sản xuất hậu ấu trùng tôm quy mô thương phẩm
trong các chương trình ni và tái tạo nguồn lợi. Có sẵn nguồn cung cấp hậu ấu
trùng, các nhà khoa học Nhật Bản có thể đi sâu nghiên cứu cơng nghệ nuôi tôm
thương phẩm.
Mặc dù đã thành công đáng kể tại Nhật Bản, nhưng ngành nuôi tôm thương
phẩm chỉ phát triển được khi chuyển sang các khu vực có thời tiết thuận lợi hơn,
đất đai rộng hơn và những loài phù hợp hơn. Từ những năm 1960 bắt đầu làn
sóng phát triển thứ 2 của ngành tôm khi các nhà khoa học cố gắng chuyển giao
các phương pháp của Fujinaga cho khu vực khác và các loài khác. Tâm điểm
của sự chuyển giao ban đầu là Mỹ và Đài Loan.


Tôm biển
Ở Việt Nam, nghiên cứu sinh sản nhân tạo tôm biển đầu tiên được tiến
hành ở Miền Bắc từ những năm đầu thập kỷ 70 với các lồi tơm P. merguiensis,
P. penicilatus và P. japonicas. Năm 1982, trại sản xuất giống tôm biển đại trà
được thành lập ở Quy Nhơn do FAO hỗ trợ. Từ 1985, tôm sú đã được sinh sản
nhân tạo thành công ở Nha Trang và dần trở thành đối tượng chủ yếu trong sản
xuất giống và nuôi tôm biển ở nước ta. Năm 2000, tôm thẻ chân trắng lần đầu
tiên được nhập vào nước ta để ni thử nghiệm tại Bạc Liêu, sau đó, đã được
sản xuất giống và nuôi ở một số tỉnh khác trong nước. Nghiên cứu sản xuất
giống lần đầu tiên được tiến hành vào năm 1987-1988 trên đối tượng tôm thẻ.

Sau đó, các trại sản suất giống đại trà bắt đầu được thành lập và được phát triển
nhanh chóng.
Đối với nghề nuôi tôm thịt, nghề nuôi tôm ở nước ta cũng phát triển với
nhiều giai đoạn khác nhau từ hình thức quảng canh những năm 1970, quảng
canh cải tiến từ những năm 1980, bán thâm canh và thâm canh từ 1990 đến nay.
Ngồi ra, cịn có nhiều mơ hình kết hợp rất triển vọng như mơ hình tơm-rừng,
tơm-lúa.
3. Lịch sử và tác động của nghề nuôi giáp xác
3.1. Lịch sử nghề nuôi TCX
TCX Ở nước ta, nghề nuôi TCX là nghề truyền thống bằng cách nuôi nhử,
đặc biệt là vùng ĐBSCL. Việc nghiên cứu sản xuất giống TCX đã được bắt đầu
từ những năm đầu thập niên 80 với qui trình nước trong hở và tuần hoàn. Tuy
nhiên, sản xuất giống TCX nhân tạo chỉ phát triển mạnh từ 1999 khi nhu cầu
con giống ngày càng cao và thành công trong việc nghiên cứu và ứng dụng mơ
hình mới là mơ hình nước xanh cải tiến.
Trong ni tơm thịt, năm 2002, cả nước đạt 10.000 tấn (Bộ Thủy sản,
2003), chủ yếu từ các tỉnh ĐBSCL. Các mơ hình ni tơm với nhiều hình thức
khác nhau như ni tơm kết hợp với lúa đạt năng suất bình qn 184kg ha/vụ;
ni tơm ln canh với lúa đạt 686 kg ha/vụ, nuôi ao đạt 1,2 tấn ha/vụ và nuôi
tôm đăng quầng trên sông đạt bình qn 4,12 tấn ha vụ.
Năm 2005, diện tích ni TCX đạt 6.000 ha, sản lượng 1.400 tấn. Đến năm
2010, diện tích ni TCX đạt 32.000 ha, sản lượng 60.000 tấn (Huỳnh Tấn Đạt,
2009).
Hiện nay nuôi TCX thịt không chỉ giới hạn ở vùng nước ngọt truyền thống
mà đã lan toa ra các vùng nước lợ các tỉnh ven biển, khu vực vốn có tiềm năng
diện tích rất lớn, góp phần đa dạng hóa các đối tượng ni giáp xác.


3.2. Lịch sử và tác động nghề nuôi Tôm sú
Trong các lồi tơm he, tơm sú (Penaeus monodon) có tốc độ tăng trưởng

nhanh và thích nghi tốt nhất với điều kiện ni. Kỹ thuật ni thâm canh tơm sú
nhanh chóng lan rộng ra tồn châu Á và tơm sú trở thành lồi tơm ni có ưu thế
nhất.
Trong những năm 1980, năng suất nuôi tôm sú thâm canh hiếm khi dưới
mức 10 tấn ha, cỡ tôm 30g, sử dụng tôm bố mẹ tự nhiên. Tuy nhiên, dịch bệnh
gia tăng trong các quần đàn tôm tự nhiên khiến chất lượng giống liên tục sụt
giảm.
Ở nước ta hiện nay, tôm sú là vẫn là đối tượng giáp xác được ưu tiên nuôi
trong các mơ hình ni quảng canh mật độ thấp, nhất là các tỉnh ĐBSCL.
3.3. Lịch sử và tác động nghề nuôi Cua biển
Ở Việt Nam có 2 lồi là S. paramamosain, S. olivacea. Trong nghiên cứu
sản xuất giống cua biển, năm 1964 - 1966, Ong kah Sin lần đầu tiên thành công
trong việc nghiên cứu ương ấu trùng và nuôi cua thịt và khép kín vịng đời của
cua. Từ đó, làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu khác ở các nơi. Việc sản xuất giống
cua biển khởi đầu khá khó khăn do với qui mơ thực nghiệm. Do tập tính ăn nhau
từ giai đoạn sớm của ấu trùng, việc ương ấu trùng cua biển có tỷ lệ sống thấp.
Nghề sản xuất giống cua biển phát triển khá mạnh ở các tỉnh ven biển của nước
ta, đặc biệt ở Cà Mau. Tỷ lệ sống của cua biển ương từ giai đoạn Zoae 1 đến
C1còn thấp, đạt từ 5-11%, phổ biến ở mức 7,68% (Trần Ngọc Hải và Nguyễn
Thanh Phương, 2009).
Các mơ hình nuôi cua biển khá đa dạng như nuôi cua con thành cua thịt,
nuôi cua gạch, nuôi ốp thành cua chắt và ni cua lột. Cua có thể ni trong ao
hay trong lồng.
3.4. Tác động của nghề nuôi giáp xác
Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề ni giáp xác nói riêng đã và
đang có nhiều đóng góp rất quan trọng vào nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, việc
phát triển các hệ thống nuôi giáp xác hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề môi
trường và xã hội ở nước ta:
Do thiếu quy hoạch, nuôi trồng thủy sản ven biển phát triển mang tính tự
phát và ồ ạt, quy mô và phương thức nuôi cũng rất đa dạng. Điều này đã phá hủy

phần lớn các nơi cư trú của các lồi ở vùng ven biển, thu hẹp khơng gian vùng
ven biển và đẩy mơi trường vào tình trạng khắc nghiệt hơn về mặt sinh thái, tăng
rủi ro bệnh dịch cho vật ni do thiếu các yếu tố có vai trị điều hịa và điều
chỉnh tơi trường.


Việc mở rộng diện tích ni nước lợ cũng góp phần cạnh tranh với các hệ
thống sản xuất nông nghiệp khác như suy giảm diện tích rừng, trồng lúa, cây ăn
quả, cây cơng nghiệp,...do diện tích nước lợ, mặn ngày càng xâm nhập vào nội
địa.
Vấn đề nước thải của các hệ thống nuôi thủy sản đã và đang gây ra nhiều
vấn đề lớn cho môi trường nước xung quanh. Lượng nước thải của các ao nuôi
tôm, đặc biệt là các ao ni thâm canh với dư lượng hóa chất và bùn thải đang là
vấn đề cấp bách đặt ra cho xã hội và cả các nhà khoa học môi trường.
Việc thiết kế, xây dựng ao nuôi tôm, cua ở vùng cửa sông ven biển dẫn
đến những thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ muối, xói lở bờ
biển,...Một số khu vực nuôi tôm, cá tập trung (trong đó có ni trên cát), do
việc xả thải các chất hữu cơ phú dưỡng, chất độc vi sinh vật (cả mầm bệnh) và
các chất sinh hoạt bừa bãi làm cho mơi trường suy thối, bùng nổ dịch bệnh và
gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cũng như về điều kiện môi trường sinh thái.
Lạm dụng nước ngầm để nuôi tôm trên cát, không tuân thủ luật tài nguyên
nước đang là hiện tượng khá phổ biến ở vùng cát ven biển miền Trung. Hậu quả
lâu dài sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, ô nhiễm biển và nước
ngầm, gây mặn hóa đất và nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng phịng hộ, làm
tăng hoạt động cát bay và bão cát.
4. Tiềm năng của nghề nuôi giáp xác
4.1. Tiềm năng
Chính phủ có nhiều ưu đãi cho phát triển kinh tế biển và ngành thủy sản,
quy hoạch trung tâm sản xuất giống tôm biển (Bạc Liêu) là cơ sở để phát triển
ngành tôm nuôi trong tương lai.

Tôm là mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống, đã được khẳng định
thượng hiệu, uy tín trên thế giới.
Tơm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất là đạm, không thua kém các
loại thực phẩm khác. Trong thịt tôm chứa 20,6% đạm, thịt cá đối: 26,9% đạm và
thịt cua: 14% đạm, trong khi đó ở thịt bị hàm lượng đạm đạt 15,2%, thịt lợn:
11,6%. Ngồi đạm, tơm cịn chứa đựng nhiều dưỡng chất thiết yếu như lipid
khơng no và khống chất cần yếu.
Tôm là nguồn thực phẩm được nhiều nước ưa chuộng, có giá trị xuất khẩu
cao (> tỉ USD hàng năm).
Ở Việt Nam, với bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng hơn 1 triệu km 2,
với 28/63 tỉnh thành tiếp giáp biển, điều kiện khí hậu ơn hịa, đất đai màu mỡ,
nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản


nước lợ và đặc biệt là nghề nuôi tôm.Trong thời gian tới, diện tích các mơ hình
ni bán thâm canh và thâm canh được kỳ vọng sẽ ngày càng mở rộng, thay thế
dần diện tích ni tơm theo hình thức ni ít thâm canh hơn. Ngồi ra, ở một số
địa phương ven biển đang có xu hướng phát triển các mơ hình ni tơm ln
canh (một vụ trồng lúa, một vụ nuôi tôm) hay xen canh lúa - tôm nhằm tăng lợi
nhuận trên một đơn vị diện tích canh tác.
Nhiều đối tượng giáp xác mới đang được nghiên cứu và đưa vào nuôi trong
thời gian tới.
4.2. Thách thức
Tuy nhiên, nghề ni trồng thủy sản nói chung và ni lồi giáp xác nói
chung cịn đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh rất nguy hiểm và
khơng có khả năng khắc phục được như các bệnh đốm trắng ở tôm sú (WSSV),
bệnh đầu vàng (Taura) ở tôm thẻ chân trắng,...Những thách thức cụ thể đặt ra
cho việc phát triển nghề nuôi thủy sản trong thời gian tới:
- Trong giai đoạn đại dịch nguồn cung ứng toàn cầu bị đức gãy, giá thức ăn
tăng vọt, trong khi xuất khẩu trì trệ, giá tôm thương phẩm sụt giảm, chất lượng

thức ăn chưa được kiểm sốt chặt chẽ.
- Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường, thời tiết thay đổi nhanh
chóng gây bất lợi cho nghề nuôi giáp xác.
- Thiên tai gây tổn hại ngày càng cho nghề khai thác biển và nuôi giáp xác
nhất nuôi lồng trên biển.
- Năng suất ni trồng vẫn cịn thấp và chưa bền vững. Sản xuất mang tính
mùa vụ rất cao.
- Thiếu con giống chất lượng cao và quy trình kỹ thuật để phát triển ni
trồng thủy sản bền vững. Nhất là các lồi giáp xác mới có tiềm năng phát triển.
- Tình trạng thiếu nghiêm trọng các nguyên liệu dùng làm thức ăn thủy

sản.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Quy hoạch ni một số lồi giáp xác còn chậm so với thực tế, một số đối
tượng được ni trong nước ngọt chưa có cơ sở sản xuất bền vững.
- Dịch bệnh vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đến các lồi và đối tượng
ni.
- Việt Nam đã đạt được hàng loạt các thõa thuận kinh tế quan trọng với các
nền kinh tế lớn lớn, hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều cơ


hội thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước nhưng đồng thời cũng là thách thức
lớn cho đất nước trên con đường hội nhập.
Định hướng nuôi giáp xác hiện nay là nuôi theo hướng bền vững với sự đa
dạng hóa đối tượng ni, cải thiện quy hoạch và quản lý tốt hóa chất, chất thải
khơng gây ơ nhiễm với mơi trường.
Câu hỏi ơn tập:
Câu 1. Trình bày khái qt về lịch sử các đối tượng giáp xác được nuôi chính
hiện nay ở Việt Nam và thế giới?

Câu 2. Nêu một số lợi thế về tiềm năng sản xuất và nuôi giáp xác ở ĐBSCL và
Việt Nam?
Câu 3. Nêu các mối nguy hay thách thức đối với nghề nuôi giáp xác nước ta hiện
nay?


CHƯƠNG 2
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI
TÔM CÀNG XANH
MH 21 – 02
Giới thiệu:
Nội dung chính của chương nhằm giới thiệu cho sinh viên đặc điểm sinh
học của TCX, các bước chính trong quy trình kỹ thuật sản xuất TCX và các mơ
hình ni TCX thương phẩm hiện nay.
Mục tiêu:
- Về kiến thức:
Hiểu được các bước kỹ thuật trong quy trình sản xuất và ương giống một
tơm càng xanh đang được nuôi phổ biến.
- Về kỹ năng:
+ Áp dụng được các bước trong quy trình sản xuất và ương giống một số
loại giáp xác đang được nuôi phổ biến và có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
+ Thực hiện được các bước chăm sóc và quản lý ao nuôi giáp xác.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Phối hợp cơng việc trong đội nhóm hiệu quả. Có thái độ trung thực, thật thà
trong quá trình làm việc và báo cáo.
1. Đặc điểm sinh học của TCX
1.1. Phân loại và hình thái
TCX có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea

Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii


Hình 2.1: Hình thái bên ngồiTCX

TCX là lồi có kích thước lớn nhất trong nhóm tơm nước ngọt. Cơ thể gồm
có 2 phần là phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ
dày gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và 1 đốt đi.
Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt
bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó. Các đốt bụng hơi trịn trên
mặt lưng và dẹp hai bên. Tôm nhỏ, cơ thể có màu trong sáng. Trên giáp đầu
ngực có những sọc dọc hai bên. Tơm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi
sậm ngang lưng xen kẻ với màu trắng trong của cơ thể. Tơm có chủy dài vượt
vảy râu, uốn cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc chủy ở nơi hốc mắt nhơ cao lên
thành mào. Chủy có 11-16 răng trên chủy (2-3 răng sau hốc mắt) và 10-15 răng
dưới chủy.
Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đơi râu
có chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ, ba đơi chân hàm có
chức năng giữ và nghiền mồi, năm đơi chân ngực có chức năng để bị, năm đơi
chân bụng để bơi và một đơi chân đi có chức năng như bánh lái. Hai đôi chân
ngực đầu tiên của tơm chun hóa thành hai đơi càng, đơi càng thứ hai to và dài
dùng để bắt mồi và tự vệ. Đặc điểm về kích cỡ, hình dạng, màu sắc và các gai
trên đôi càng sẽ thay đổi theo giai đoạn thành thục của tôm, nhất là ở tôm đực.
Khi tôm cịn nhỏ, đơi càng có màu trong, sau chuyển thành vàng cam (cịn gọi là
càng lửa), chưa có gai hay có gai rất mịn trên càng, chưa có hay rất ít lơng tơ.
Khi tơm lớn, đơi càng có màu xanh đậm, xuất hiện nhiều gai nhọn và lông tơ

trên càng. Quá trình thay đổi trên được thể hiện qua các giai đoạn như: tôm nhỏ,


tôm càng lửa nhạt, tôm càng lửa đậm, tôm càng lửa đậm chuyển tiếp càng xanh,
TCX nhạt, TCX đậm và tôm già.
1.2. Phân bố
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các thủy vực nước ngọt
trong nội địa như sông, hồ, ruộng, đầm hay cả các thủy vực nước lợ, khu vực
cửa sông ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, nhưng tập trung
nhất ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực
từ Châu Úc đến Tân Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đặc biệt
là vùng đồng bằng Sông Cửu Long, chúng có hầu hết các vùng nước ngọt nội
địa gồm: sơng, hồ, đầm, kênh dẫn nước… Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đơi
khi cả 25‰ vẫn có thể tìm thấy tôm càng xanh xuất hiện. Tùy từng thủy vực đối
với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy mùa vụ khác nhau mà tơm càng xanh
xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ phong phú khác nhau
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004).
1.3. Vòng đời của TCX
Vịng đời của TCX có 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và tôm trưởng thành. Khi thành thục, tơm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào
các chân bụng của tôm cái. Tôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ (6-18%o),
ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng.
Khi thành tơm thì có xu hướng vào vùng nước ngọt như sông, rạch, ruộng, ao
hồ... Ở đó, chúng sinh sống và lớn lên. Tơm có thể di cư rất xa, trong phạm vi
hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng
nước lợ nơi độ mặn thích hợp để sinh sản và vịng đời lại tiếp tục.

Hình 2.2: Vịng đời TCX


1.4. Tập tính ăn, bắt mồi
TCX là giáp xác ăn tạp thiên về động vật. Giai đoạn nhỏ chúng sống lơ
lững, đến khi tôm bột chúng chuyển xuống sống đáy. Tính lựa chọn thức ăn


TCX khơng cao. Giống như các lồi giáp xác khác chúng có tập tính ăn khá
chậm. Chúng sử dụng các phụ bộ ở ngực dạng kiềm để đưa thức ăn vào miệng.
Phụ bộ lớn nhất là cơ quan tấn công và tự vệ. TCX hoạt động và bắt mồi mạnh
về đêm. TCX có tập tính ăn lẫn nhau, cúung thích ăn đồng loại hơn các loại thức
ăn khác. Khi nuôi mật độ dày cá thể lớn có thể ăn cá thể nhỏ, mạnh ăn yếu và vỏ
cứng ăn vỏ mềm.
1.5. Sinh trưởng
Tơm càng xanh thuộc lồi giáp xác nên trong q trình lớn lên, tơm phải
trải qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác tùy thuộc vào kích cỡ của tơm, giới
tính, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và điều kiện mơi trường. Tơm nhỏ
có chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn. Trong giai đoạn từ tơm bột đến đạt kích cỡ
25 – 30 g sự sinh trưởng của tôm đực và tôm cái tương đương nhau. Sau đó,
chúng khác nhau rõ theo giới tính. Tơm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và
đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu
thành thục thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng tập trung cho sự phát triển
của buồng trứng (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1999). Trong q
trình ni nếu kết hợp cho ăn thức ăn viên có chất lượng tốt với bổ sung thức ăn
động vật tươi sống tôm sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với chỉ cho ăn
bằng thức ăn công nghiệp hồn tồn (New, 2005).
Trong q trình phát triển, tơm thể hiện các dạng khác nhau như tơm nhỏ
có đơi càng trong suốt, sau chuyển sang càng lửa và cuối cùng là càng xanh.
Tơm càng lửa có sức lớn nhanh, ít hung dữ và ít tham gia vào sinh sản hơn tơm
càng xanh (Sagi và Raanan, 1988 trích dẫn bởi Trần Thanh Hải, 2007).

Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (ở

nhiệt độ 28 0C) (Sandifer và Smith, 1985, trích bởi Nguyễn Thanh Phương
và ctv., 2004)


Trọng lượng (g)

Số ngày giữa các lần lột xác

2–5

9

6 – 10

13

11 – 15

17

16 – 20

18

21 – 25

20

26 – 35


22

36 – 60

22 – 24

1.6. Sinh sản
1.6.1. Phân biệt tôm đực và tơm cái
Có thể dễ dàng phân biệt tơm đực và cái qua hình dạng bên ngồi của
chúng (Bảng 1.1). Tơm đực có kích cỡ lớn hơn tơm cái cùng tuổi. Đầu ngực tôm
đực to hơn và khoang bụng hẹp hơn tôm cái. Đôi càng thứ hai to, dài và thô.
Trong q trình phát triển, tơm đực có các dạng khác nhau như: tơm nhỏ có càng
trong suốt, sau chuyển thành tôm càng lửa và cuối cùng TCX đậm. Sự khác nhau
về hình dạng và màu sắc ở đơi càng của tơm đực có thể được thể hiện từ khi tơm
cịn rất nhỏ (2,8 cm).
Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống
dẫn tinh và đầu mút. Đôi tinh sào ngoằn ngoèo nằm giữa mặt lưng của giáp đầu
ngực được nối với ống dẫn tinh chạy từ trước tim dọc sang hai bên viềng sau của
giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở đốt gốc của chân ngực 5. Túi tinh hình
thành trong q trình phóng tinh. Túi tinh chứa khối tinh trùng không di động.
Ở con cái, buồng trứng nằm trên mặt lưng của phần đầu ngực, giữa dạ dày
và gan tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua
giáp đầu ngực, trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối
từ buồng trứng ở trước tim chạy dọc hai bên về phía bụng đổ về túi chứa tinh ở
đốt gốc của chân ngực thứ ba.


Hình 2.3: Phân biệt tơm đực (trái) và tơm cái (phải)
Bảng 2.2: Tóm tắt đặc điểm của tơm đực và tơm cái


Đặc điểm

Tơm đực

Tơm cái

Kích cỡ

Lớn hơn và đầu ngực to hơn Nhỏ hơn và đầu ngực
tôm cái
nhỏ hơn tôm đực

Càng (kẹp)

Đôi càng thứ hai rất to, gồ ghề, Nhỏ hơn và nhẵn hơn
nhiều gai
càng của tôm đực

Lỗ sinh dục

Hiện diện dưới gốc của chân Hiện diện dưới gốc chân
ngực thứ năm và có nắp đậy
ngực thứ ba, có màng
mỏng bao phủ.

Phụ bộ giao vĩ

Xuất hiện giữa nhánh trong và Khơng có.
nhánh phụ trong của chân bụng
thứ hai


Bụng

Mặt bụng của đốt bụng thứ nhất Tơm cái thành thục có
có điểm cứng ở giữa.
tấm bụng thứ nhất, thứ
hai và thứ ba dài và nở
rộng, hình thành buồng
ấp trứng.

Lơng tơ sinh Khơng có
dục
Tuyến
androgenic

Xuất hiện nhiều trên
chân ngực và chân bụng
của tơm trưởng thành

Dãy tế bào dính vào vùng gần Khơng có
cuối của ống dẫn


Chiều dài và Chiều dài 17,5 cm, trọng lượng Chiều dài trung bình 15
kích cỡ thành trung bình 35 g
cm, trọng lượng 25 g.
thục
1.6.2. Thành thục, giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng của tôm
Trong tự nhiên, tôm sinh sản hầu như quanh năm nhưng có tập trung vào
những mùa chính tùy từng nơi. Tơm cái thành thục lần đầu ở khoảng 3-3,5

tháng. Kích cỡ tơm nhỏ nhất đạt thành thục ở khoảng 10-13 cm và 7,5 g. Trong
quá trình thành thục, buồng trứng trải qua 4 giai đoạn phát triển trong vòng 1420 ngày. Đặc điểm của các giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn I (Chưa thành thục): Buồng trứng nhỏ, trong suốt, nằm ở
vùng sau cùng của khoang giáp đầu ngực. Trứng có hình cầu với nhân rõ ràng
và nguyên sinh chất trong suốt. Đường kính trứng đạt 0,064-0,128 mm.
Giai đoạn II (Chớm thành thục): Buồng trứng chiếm khoảng 1/4-1/2
chiều dài của khoang giáp đầu ngực và có màu vàng. Trứng hơi ngà ngà do có
nỗn hồng trong ngun sinh chất. Nhân khơng thấy rõ. Trứng có đường kính
0,191-0,447 mm.
Giai đoạn III (Thành thục): Buồng trứng phát triển hơn và chiếm hơn
3/4 chiều dài khoang đầu ngực, có màu vàng cam. Trứng hơi đục. Nhân khơng
thấy được do hình thành nỗn hồng. Trứng có đường kính 0,319-0,545 mm
Giai đoạn IV (Chín muồi): Buồng trứng chiếm tồn bộ khoang giáp đầu
ngực, màu vàng sậm. Trứng có hình cầu, đục do nỗn hồng tích tụ nhiều.
Đường kính trứng 0,447-0,766 mm.
Khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, tôm cái lột xác tiền giao vĩ. Sau khi
tôm cái lột xác 1-22 giờ, thường 3-6 giờ, tôm bắt đầu giao vĩ. Tôm đực lúc này
vẫn ở trạng thái vỏ cứng. Quá trình giao vĩ của tơm có thể chia thành 4 giai đoạn
gồm tôm đực tiếp xúc tôm cái; tôm đực ôm giữ tôm cái; tôm đực trèo lên lưng
tôm cái; tôm đực lật ngửa tơm cái lên giao vĩ. Trong vịng 20-30 giây sau đó,
con đực chuyển túi tinh vào túi chứa tinh của tơm cái.
Q trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm trong vòng 20-35 phút. Sau khi giao
vĩ, tôm đực nằm cạnh tôm cái khoảng 5-10 phút. Tôm đực bảo vệ tơm cái vốn
cịn vỏ mềm khỏi bị tôm khác tấn công. Sau khi giao vĩ 2-5 giờ, tơm cái bắt đầu
đẻ trứng. Trong q trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang túi chứa
tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lơng tơ của các đôi chân bụng.
Thời gian đẻ trứng khoảng 10-60 phút và thường 15-25 phút. Tôm cái dùng các
chân ngực cuối để hướng trứng xuống phần bụng và dính vào 4 đôi chân bụng
đầu tiên.



Sức sinh sản của tôm thông thường khoảng 20.000-80.000 trứng. Trung
bình, sức sinh sản tương đối của tơm khoảng 500-1.000 trứng/g trọng lượng
tơm. Tơm cái có thể tái phát dục và đẻ lại sau 16-45 ngày hay có thể chỉ sau 7
ngày. Tùy trường hợp, chúng có thể tái phát dục và đẻ lại 5-6 lần trong năm. Sức
sinh sản của tôm cũng thay đổi theo các lần đẻ trứng của tơm.
Trong q trình ấp trứng, tơm cái thường dùng chân bụng quạt nước để
tạo dịng nước, làm thống khí cho trứng. Tôm cũng thường dùng các chân ngực
để loại bỏ những trứng hư hay vật lạ dính vào khối trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp
mà thời gian ấp trứng có thể từ 15-23 ngày.
1.6.3. Phát triển phơi
Trứng mới đẻ ra có hình elip, có kích cỡ khoảng 0,6-0,7 mm. Trứng thụ
tinh bắt đầu phân cắt nhân lần đầu tiên sau 4 giờ. Lần phân chia tiếp theo
khoảng 1-3 giờ. Thời gian giữa các lần phân chia nhân sau đó sẽ ngắn dần trong
q trình phát triển của phơi. Sự phân chia nhân hoàn thành sau 24 giờ.
Theo sự phát triển của phôi, trứng dần dần chuyển từ màu vàng nhạt sang
vàng cam, sau đó có màu xám và khi sắp nở trứng có màu xám đen. Sự thay đổi
màu sắc này tương ứng với q trình tiêu hết nỗn hồng (màu vàng) và hình
thành phơi với mắt to màu đen. Sau 17-23 ngày, trứng sẽ nở và quá trình nở
hồn thành sau 4-6 giờ.

Hình 2.4: Các giai đoạn phát triển của phôi

1.6.4. Phát triển của ấu trùng


×