Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giáo trình Thực tập giáo trình cơ sở (Nghề Nuôi trồng thuỷ sản Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 69 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CƠ SỞ
NGÀNH, NGHỀ: NI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 185 /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Thực tập cơ sở được biên soạn dựa trên giáo trình Động thực vật
thủy sinh, Hình thái phân loại tôm cá và Quản lý môi trường nuôi thủy sản của
trường Cao đửng Cộng đồng Đồng Tháp. Các giáo trình của của đại học Cần
Thơ, Đại học Nha Trang. Nội dung của giáo trình hướng dẫn phương pháp thu
mẫu, phân tích mẫu mơi trường, động thực vật thủy sinh và nguồn lợi ở một một
số khu vực nước lợ ở vùng Đồng bằng Sông cữu long.
Sau khi phân tích mẫu tại phịng thí nghiệm, sinh viên được đi tham quan
thực tế một số mơ hình chun về gây nuôi thức ăn tự nhiên để so sánh đánh giá


các thông số môi trường, thành phần động thực vật thủy sinh trong điều kiện nuôi
dưỡng so với điều kiện tự nhiên.
Để hồn thành giáo trình này, tơi trân trọng cảm ơn tất cả thành viên trong
hội đồng thẩm định phản biện, đã đóng góp và điều chỉnh nội dung của giáo trình
để giáo trình được hồn chỉnh.
Mặc dù đã cố gắng biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không
tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các
thầy, cơ giáo, bạn đọc để bài giáo trình hồn thiện hơn.
Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Chủ biên/Tham gia biên soạn
1. Trinh Thị Thanh Hòa
2. Lê Thị Mai Anh

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
BÀI 1 ................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ HÓA CHẤT ................................................................... 1
1. Quản lý môi trường nước .............................................................................. 1
2. Động thực vật thủy sinh ................................................................................ 2
3. Nguồn lợi tôm, cá .......................................................................................... 2
BÀI 2 ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Thu mẫu môi trường nước, mẫu động thực vật thủy sinh tại các thủy vực
nuôi nước lợ .................................................................................................. 4
1.1. Thu mẫu môi trường nước ......................................................................... 4
1.2. Thu mẫu động thực vật thủy sinh............................................................... 6
2. Thu mẫu nguồn lợi tôm, cá nước lợ .............................................................. 7

3. Phân tích mẫu mơi trường, động thực vật thủy sinh, nguồn lợi tơm cá tại
phịng thí nghiệm........................................................................................... 8
3.1. Phân tích mẫu mơi trường .......................................................................... 8
3.2. Phân tích mẫu động thực vật thủy sinh .................................................... 13
3.3. Phân tích mẫu nguồn lợi .......................................................................... 44
BÀI 3 ................................................................... Error! Bookmark not defined.
THAM QUAN THỰC TẾ CÁC MƠ HÌNH GÂY NI THỨC ĂN TỤ NHIÊN . Error!
Bookmark not defined.
1. Tham quan mơ hình gây ni tảo ................ Error! Bookmark not defined.
2. Tham quan mơ hình ương cá nước ngọt ..... Error! Bookmark not defined.
BÀI 4 ................................................................................................................... 53
TỔNG HỢP SỐ LIỆU VÀ VIẾT BÁO CÁO..................................................... 53
1. Tổng hợp số liệu, viết báo cáo về môi trường nước ................................... 53
2. Tổng hợp số liệu, viết báo cáo về động thực vật nổi .................................. 54
3. Tổng hợp số liệu, viết báo cáo về nguồn lợi tôm cá ................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 63

iii


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Mơn học: THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CƠ SỞ
Mã mơ đun: NN249
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: là mơn học cơ sở, bắt buộc, thực hành rèn luyện kĩ năng thu mẫu,
phân tích các yếu tố mơi trường, động thực vật, nguồn lợi.
- Tính chất: Là mơn học chun môn ngành Cao đẳng Nuôi trồng thủy sản.
Môn học cũng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện tay nghề về phân tích các yếu về
mơi trường nước, đánh giá thành phần động thực vật thủy sinh trong môi trường
nước và khảo sát, phân loại nguồn lợi tôm cá.

- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun: Mơn học cung cấp cho người học
những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thu mẫu, cố định mẫu và phân tích mẫu môi
trường, động thực vật thủy sinh cũng nguồn lợi tôm cá nước lợ. Đồng thời, trong
chương trình mơn học này sinh viên sẽ được đi tham quan thực tế về cách gây
màu nước, ni thức ăn tự nhiên, chăm sóc và quản lý ao ni. Bên cạnh đó, mơn
học cũng hướng dẫn cho sinh viên cách thu thập số liệu, xử lý, tổng hợp và viết
báo cáo.
Mục tiêu của môn học/mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Tìm hiểu đặc tính của các thủy vực nước ngọt và nước lợ về các chỉ tiêu
môi trường (DO, CO2, NH3, … ), về nguồn thức ăn tự nhiên (tảo, động vật nổi).
Thơng qua đó sinh viên có thể đánh giá được những thủy vực phù hợp cho việc
ni thủy sản.
+ Tìm hiểu nguồn lợi tôm cá ở các địa phương (chợ, bến tôm cá…), nhận xét
và đánh giá nguồn lợi ở nơi nào phong phú. Tìm hiểu và đề ra những biện pháp
nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Bên cạnh đó, sinh viên có thể tham quan một số mơ hình ni thủy sản
nước ngọt và nước lợ, trang bị thêm những kiến thức bên ngoài để chuẩn bị cho
việc học sâu vào chuyên ngành sau này.
- Về kỹ năng:
+ Có khả năng đánh giá, phân tích, quản lý một số chỉ tiêu môi trường nước

iv


+ Đánh giá được nguồn thức ăn tự nhiên (tảo, động vật nổi) trước trong và
sau khi nuôi thủy sản.
+ Đánh giá được nguồn lợi tôm cá ở các địa phương thu mẫu.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có năng lực làm việc độc lập và chịu trách nhiệm chuyên môn liên quan

đến việc đánh giá thành phần độc thực vật thủy sinh, các yếu tố môi trường.
+ Có khả năng đánh giá sự phong phú, đa dạng về thành phần nguồn lợi ở
khu vực nước ngọt, lợ.
Nội dung của mơ đun:
Thời gian (giờ)
Thực
hành, thí

nghiệm, Kiểm tra
thuyết
thảo luận,
bài tập

Số
TT

Tên chương, mục

1

Chương 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa
chất thu mẫu

15

15

2

Chương 2: Tiến hành thu và phân

tích mẫu nước ngọt

83

83

3

Chương 3: Tiến hành thu và phân
tích mẫu nước lợ

45

45

4

Bài 4: Tổng hợp số liệu và viết
báo cáo

20

12

8

150

142


8

Cộng

Tổng
số

v


CHƯƠNG 1
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ HĨA CHẤT
Giới thiệu
Trong q trình thực tập, thực hành thì việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ,
trang thiết bị, hóa chất thực hành sẽ giúp quá trình diễn ra đúng tiến độ, đúng yêu
cầu và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trong nội dung bài học này sẽ giới thiệu đến sinh viên đầy đủ các dụng cụ,
trang thiết bị, hóa chất cần thiết để thu mẫu cũng như phân tích mẫu về mơi trường
nước, động thực vật thủy sinh và nguồn lợi tôm cá.
Mục tiêu
+ Kiến thức: Hiểu được các yêu cầu khi thu mẫu môi trường nước, thu mẫu
động thực vật thủy sinh, mẫu nguồn lợi tôm, cá.
+ Kĩ năng:
- Chuẩn bị đúng dụng cụ thu mẫu môi trường nước, thu mẫu động thực vật
thủy sinh và mẫu nguồn lợi.
- Pha đúng hóa chất dùng để phân tích các mẫu mơi trường nước.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong tính
tốn, pha hóa chất
1. Quản lý môi trường nước
Môi trường nước là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt

động nuôi thủy sản. Khi quản lý được các thông số về mơi trường nước, thì hiệu
quả và lợi nhuận của mơ hình ni sẽ được tăng lên. Việc quan trắc mơi trường
nước sẽ phản ánh được sự biến động của môi trường nước theo từng không gian
và thời gian cụ thể. Các thông số môi trường thường được đánh giá là: nhiệt độ,
pH, độ mặn, độ kiềm, độ cứng, oxy hòa tan, CO2 hịa tan, vật chất hữu cơ, các khí
độc như H2S, NO3-, NH3/NH4+, NO2-.......
Dụng cụ , hóa chất dùng để thu mẫu mơi trường nước gồm có
Chai nút mài nâu 125 mL
Chai nút mài trắng 125 mL
Chai nhựa 1L
Pipet nhựa
Giấy dán nhãn
Nhiệt kế thủy ngân
1


Khúc xạ kế
Đĩa secchi
Thùng đá, nước đá....
Hóa chất cố định mẫu:
Mẫu oxy hòa tan: MnSO4, KI-NaOH
Mẫu CO2 hòa tan: CHCl3
Mẫu H2S: CdCl2
Mẫu COD: H2SO4.
Nước cất
Hóa chất phân tích mẫu.
Dụng cụ phân tích mẫu: bình tam giác, ống chuẩn độ, ống đơng........
Các bộ test nhanh: test oxy hịa tan, test pH, NH4+/NH3, NO23....
2. Động thực vật thủy sinh
Động thực vật thủy sinh trong đó nhóm động vật nổi và tảo nổi được xem

nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu cho các loài thủy sản đặc biệt là ở giai
đoạn ấu trùng. Bên cạnh đó, một số giống lồi tảo hay động vật nổi lại gây nhiều
tác hại cho môi trường. Thu mẫu động vật thủy sinh để xác định thành phần giống
lồi, số lượng của chúng, các lồi có ích hay gây hại trong thủy vực.
Dụng cụ để thu mẫu động và thực vật thủy sinh cần chuẩn bị gồm:
Lưới động vật hình chóp
Lưới thực vật hình chóp
Xơ, ca
Formol 38 %
Chai 110 mL
Chai 1L
Giấy nhãn
Bọc, dây thun
3. Nguồn lợi tôm, cá
Khảo sát nguồn lợi tôm cá nhằm mục tiêu giúp cho sinh viên tìm hiểu sự
phong phú đa dạng của các lồi tơm cá, đánh giá sơ bộ về thành phần giống loài

2


của chúng ở khu vực nước lợ mặn, từ đó nâng cao nhận thức về bảo vệ các giống
loài thủy sản đặc biệt các lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Dụng cụ để thu mẫu nguồn lợi tôm cá cần chuẩn bị gồm:
Keo nhựa, thau
Khay nhựa, thước đo
Thùng đá
Găng tay
Khẩu trang
Kim tiêm
Điện thoại hoặc máy ảnh

Formol 2 %, 4 %, 38 %.
Câu hỏi ơn tập:
1. Kể tên, tính tốn đúng số lượng dụng cụ thu mẫu môi trường nước tại thủy
vực nước lợ?
2. Kể tên, tính tốn đúng số lượng dụng cụ thu mẫu động thực vật tại các
thủy vực nước lợ?
3. Kể tên các dụng cụ, hóa chất dùng để thu mẫu nguồn lợi?

3


CHƯƠNG 2, 3
TIẾN HÀNH THU VÀ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC NGỌT, LỢ
Giới thiệu
Để đánh giá được các yếu tố môi trường nước, cũng như thành phần giống
loài động thực vật thủy sinh trong thủy vực thì việc xác định thời gian, vị trí thu
mẫu hợp lí là một bước quan trọng trong q trình phân tích mẫu. Bước tiếp theo
là biết được cách thu cũng như việc cố định mẫu.
Bên cạnh đó, để đánh giá được nguồn lợi tơm cá của một khu vực thì cũng
phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp thu mẫu nguồn lợi tại các khu vực chơ, các
khu vực đánh bắt thủy sản.
Trong nội dung bài này sẽ giới thiệu đến người học nhưng nội dung trên.
Mục tiêu
+ Kiến thức: Đánh giá, thu mẫu, phân tích và bảo quản mẫu ngoài thực tế
tại các thủy vực nước lợ và phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm
+ Kĩ năng: Thu và bảo quản được các mẫu về môi trường nước, động thực
vật thủy sinh và nguồn lợi tôm cá nước lợ.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực làm việc độc lập và chịu trách nhiệm chuyên môn liên quan
đến việc đánh giá thành phần động thực vật thủy sinh, các yếu tố môi trường.

- Có khả năng đánh giá sự phong phú, đa dạng về thành phần nguồn lợi ở
khu vực nước lợ.
1. Thu mẫu môi trường nước, mẫu động thực vật thủy sinh tại các thủy vực
nuôi nước lợ
1.1. Thu mẫu môi trường nước
Thu mẫu nước là khâu đầu tiên của quá trình phân tích mẫu nước.
Các ngun tắc chủ yếu cần đảm bảo khi thu mẫu nước là:
- Mẫu phải đại diện cho tồn bộ khu vực lấy mẫu phân tích
- Việc thu, vận chuyển và bảo quản mẫu cần được thực hiện như thế nào để
không làm thay đổi hàm lượng các chất hịa tan trong nước và tính chất của nước.
Điểm thu mẫu

4


Điểm thu mẫu phải chính xác, ngẩu nhiên và đặc trưng. Vị trí thu mẫu cần
được lựa chọn phù hợp với mục đích của việc phân tích. Ngồi ra, cần chú ý đến
tất cả các yếu tố xung quanh có thể gây ảnh hưởng đến thành phần của mẫu.
Chú ý: Đối với các ao nuôi, nếu độ sâu quá 1,5 – 2 m thì phải lấy mẫu ở tầng
mặt và tầng đáy:
- Tầng mặt : 0,5 – 1 m
- Tầng đáy: 1,5 – 2 m
- Nếu độ sâu còn lớn hơn thì phải thu mẫu ở tầng giữa.
Thời gian thu mẫu
Vì các yếu tố thủy lý thủy hóa thay đổi theo thời gian, nên tốt nhất thu mẫu
từ 6 – 8 giờ sáng. Vì trong khoảng thời gian này mơi trường biến đổi mạnh gây
ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này thủy
sinh vật phân bố đồng đều trong thủy vực.
Phương pháp thu và cố định mẫu.
Đối với các chỉ tiêu test nhanh.

Nhiệt độ
Độ mặn sử dụng khác xạ kế để xác định
Độ trong xác định bằng đĩa secchi
pH, NH4+/NH3, NO23… xác định bằng cách test nhanh
Đối với các chỉ tiêu thu mẫu về phịng thí nghiệm phân tích. Tùy theo từng
loại chỉ tiêu môi trường nước, mà dụng cụ thu mẫu và hóa chất cố định mẫu khác
nhau.
Bảng 2.1: Phương pháp thu mẫu các chỉ tiêu mơi trường nước
Chỉ tiêu

Dụng cụ

Oxy hịa tan

Chai nút mài nâu 1 mL KI-NaOH + 1 mL
125Ml

CO2 hịa tan

Hóa chất cố định

MnSO4

Chai nút mài trắng 0,5 mL CHCl3
125Ml

COD

Chai nút mài trắng 2 mL H2SO4 4M
125Ml


H2 S

Chai nút mài nâu CdCl2 2%
125Ml

5


Độ cứng, độ

Chai nhựa 1L

Bảo quản lạnh 40C

kiềm

1.2. Thu mẫu động thực vật thủy sinh
Thu mẫu động và thực vật thủy sinh nhằm xác định thành phần giống loài,
mật độ tảo hay động vật nổi sống trong các thủy vực nước lợ mặn, bao gồm thu
định tính và định lượng.
Phương pháp thu mẫu
- Thời gian thu mẫu: thường tiến hành từ 6 – 10 giờ sáng.
- Số lần thu mẫu: tùy mục đích nghiên cứu mà số lần thu mẫu có thể thay
đổi. Nghiên cứu mùa sinh học tảo thu 1 tháng/1 lần, nghiên cứu biến động theo
mùa thu 4 lần/năm....Trong điều tra nghiên cứu, tối thiểu phải có 2 lần lặp lại.
- Ghi nhận khi thu mẫu:
+ Địa điểm khi thu mẫu.
+ Thời gian thu mẫu.
+ Loại mẫu thu (định tính, định lượng).

+ Các đặc điểm của nơi thu mẫu như: màu nước, thời tiết,…
Thu mẫu định tính:
Dùng lưới phiêu sinh động thực vật thu theo hình số 8 ở tầng mặt trong thủy
vực, thu càng nhiều điểm trong toàn thủy vực càng tốt. Thủy vực ao thường được
thu ở 4 góc ao và giữa ao. Thủy vực sơng, kênh được thu ở hai bên bờ, nếu điều
kiện cho phép có thể tiến hành thu giữa sơng hay kênh. Mẫu thu xong được trữ
trong chai với thể tích khoảng 110ml.

Hình 2.1: Thu mẫu động thực vật nổi

Thu mẫu định lượng:

6


+ Thu lắng: thu nước ở các điểm trong ao, hồ, ruộng vào xơ, khuấy đều và
cho vào bình 1 lít, cố định mẫu và cơ đặc mẫu sau khi đem về phịng thí nghiệm.
+ Thu lọc: thường thu ở những thủy vực nước chảy như sông, kênh, biển...
Dùng xô múc nước cho qua lưới phiêu sinh, thể tích nước qua lưới phải được ghi
nhận lại. Mẫu cũng được trữ trong lọ 110 ml.
- Cố định mẫu:
+ Cố định mẫu bằng formol thương mại 38% với tỉ lệ khoảng 2% đối với
mẫu tảo và 4% đối với mẫu động vật nổi.
2. Thu mẫu nguồn lợi tôm, cá nước lợ
Mẫu nguồn lợi tôm cá được thu tại các chợ, cảng cá, ghe tàu đánh bắt… và
được ghi nhận lại qua sự trao đổi với ngư dân ở khu vực đã khảo sát. Thu mẫu đại
diện các giống lồi tơm cá. Mẫu sau khi thu sẽ được chụp hình lại để làm số liệu
báo cáo sau này.

Hình 2.2: Mẫu nguồn lợi cá


Mẫu cá được tiêm formol nguyên chất để không bị hư, phục vụ cho việc phân
tích ở phịng thí nghiệm. Vị trí tiêm formol là ở hai bên thân và xoang bụng cá.
Mẫu cá lớn hơn 100g có thể tiêm 0.5 – 1 mL formol/mẫu. Mẫu cá nhỏ hơn 100g
có thể tiêm 0.1 – 0.2 mL formol/mẫu. Sau khi tiêm formol, cá được giữ trong
thùng đá, việc định loại sẽ được tiến hành ở phịng thí nghiệm.

Hình 2.3: Mẫu nguồn lợi tôm

7


Mẫu tơm cũng được chụp hình lại để làm tư liệu. Tại thời điểm thu mẫu, cần
ghi nhận lại màu sắc, cơng thức răng chủy, hình dạng Petasma và Thelycum (nếu
có). Mẫu tơm được giữ trong thùng đá, đem về phịng thí nghiệm định loại.
3. Phân tích mẫu mơi trường, động thực vật thủy sinh, nguồn lợi tơm cá tại
phịng thí nghiệm
3.1. Phân tích mẫu mơi trường
Các chỉ tiêu mơi trường nước được phân tích tại phịng thí nghiệm để đánh
giá chất lượng nguồn nước tại thời điểm thu mẫu, nhận xét sự biến động của một
số thông số môi trường.
3.1.1. Xác định hàm lượng oxy hòa tan
Xác định oxy hịa tan trong mơi trường nước bằng phương pháp Winkler
Mẫu oxy hòa tan sau khi được thu và cố định cẩn thận.
Mở nút lọ ra, cho vào 2 mL dd H2SO4 đậm đặc, đậy nắp lại lắc đều cho đến
khi kết tủa tan hồn tồn, dung dịch có màu vàng nâu.
Dùng ống đong, đong 50 mL dd mẫu cho vào bình tam giác và đem chuẩn
độ với dd Na2S2O3 0,01N cho đến khi dd có màu vàng nhạt, cho 3 giọt hồ tinh bột
vào, lắc đều, dd có màu xanh, tiếp tục chuẩn độ đến khi nào dd chuyển từ màu
vàng xanh sang khơng màu thì dừng lại và ghi nhận thể tích dd Na2S2O3 0,01N đã

chuẩn độ, ta được V1 mL
Làm lại lần 2, ta được V2 mL
Tính VTB = (V1 + V2) / 2
Tính Kết quả
VTB x N x 8 x 1.000
Oxy hịa tan (mg/l) =
50
Trong đó:
- VTB: thể tích dd Na2S2O3 đã chuẩn độ
- N: nồng độ đương lượng gam Na2S2O3
- 8: đương lượng gam của oxy
- 50: thể tích dung dịch mẫu nước đem chuẩn độ
- 1.000: hệ số gram đổi ra miligram

8


3.1.2. Xác định CO2 hịa tan
Dùng 2 bình tam giác 100 mL, lần lượt cho vào bình các hóa chất sau
Bình 1

Bình 2

50 mL dd đệm pH =8,3

50 mL nước mẫu

3 giọt chỉ thị phenolphtalein, lắc 3 giọt chỉ thị phenolphthalein, lắc đều,
đều, dd có màu hồng nhạt


nếu CO2 từ do chiếm ưu thế, dd không
màu, nếu CO32- chiếm ưu thế dd có
màu hồng nhạt
Đối với trường hợp dd mẫu không
màu ta dùng dd NaOH 0,01N chuẩn
độ từ từ cho đến khi dd có màu hồng
nhạt giống như bình 1 thì dừng lại
(màu hồng chỉ bền trong 1 phút). Ghi
thể tích dd NaOH đã sử dụng (V1 mL)
Làm lại các bước trên một lần nửa ghi
thể tích V2
Tính VTB = (V1 + V2)/2
Nếu dd có màu hồng nhạt, ta dùng dd
HCl 0,01 N để chuẩn độ đến khi nào
dd mất màu.

Tính kết quả
VTB x N x 44 x 1.000
CO2 (mg/L) =
50
- VTB: thể tích dd NaOH đã chuẩn độ
- N: nồng độ đương lượng gam của dd NaOH đã sử dụng
- 44: đương lượng gam của CO2
9


- 50: thể tích dung dịch mẫu nước đem chuẩn độ
- 1.000: hệ số gram đổi ra miligram
A x 0,22 x 1.000
CO2 (carbonat) =


(mg/L)
V

- A: số mL HCl 0.01 N tiêu tốn khi chuẩn độ Vml nước mẫu khi phân tích.
- V: Thể tích mẫu nước đem chuẩn độ.
- 0,22: hệ số tương ứng với số lượng CO2 khi dùng 1 mL HCl 0,01 N để
chuẩn độ.
- 1.000: hệ số gram đổi ra miligram
3.1.3. Xác định khí H2S
Mở nắp lọ ra dùng ống cao su hút hết phần nước trong phía trên.
Hịa tan kết tủa bằng 5 mL dung dịch I2 0.01N và 5 mL dd HCl 4M, chuyển
toàn bộ dung dịch từ lọ nút mài sang bình tam giác 100 mL. Tráng lọ nút mài bằng
30 mL dd nước cất, phần nước này cũng cho vào bình tam giác.
Dùng dd Na2S2O3 0.01N chuẩn độ cho đến khi dd có màu vàng nhạt, cho vào
3 giọt hồ tinh bột lắc đều, dd có màu vàng xanh, tiếp tục chuẩn độ từ từ cho đến
khi dd chuyển từ màu xanh sang khơng màu thì dừng lại và ghi nhận thể tích dd
Na2S2O3 đã chuẩn độ, ta được V1 mL.
Làm lại lần 2, ta được V2 mL
Tính VTB = (V1 + V2) / 2
Đối với mẫu trắng thực hiện như sau:
Dùng 2 bình tam giác 100 mL cho vào các hóa chất sau:
30mL nước chất, sau đó thêm 5 mL dd I2 0,01N và 5 mL dd HCl 4M, lắc đều
dd có màu vàng nâu.
Dùng dd Na2S2O3 0,01N chuẩn độ cho đến khi dd có màu vàng nhạt, cho vào
3 giọt hồ tinh bột lắc đều, dd có màu xanh, tiếp tục chuẩn độ từ từ cho đến khi dd
chuyển từ màu xanh sang khơng màu thì dừng lại và ghi nhận thể tích dd Na2S2O3
đã chuẩn độ, ta được V01 mL. Làm tương tự như trên đối với lọ còn lại. Ghi thể
tích V02 đê được giá trị V0 trung bình.


10


Tính Kết quả
(V 0TB - VTB) x N x 17 x 1.000
H2S (mg/L) =
125
Trong đó:
- VTB: thể tích dd Na2S2O3 đã chuẩn độ mẫu nước
- V0TB: thể tích dd Na2S2O3 đã chuẩn độ mẫu trắng
- N: nồng độ đương lượng gam Na2S2O3
- 17: đương lượng gam H2S
- 125: thể tích dung dịch mẫu nước đem chuẩn độ
- 1.000: hệ số gram đổi ra miligram
3.1.4. Xác định COD (tiêu hao oxy hóa học)
Dùng 2 cặp bình tam giác 100 mL, lần lượt cho vào từng cặp bình các hóa
chất sau:
Bảng
Bình 1

Bình 2

- 50 mL mẫu nước

- 50 mL nước cất

- 5 mL dd NaOH 0,4N

- 5 mL dd NaOH 0,4N


- 5 mL dd KMnO4 0,05N

- 5 mL dd KMnO4 0,05N

- Đem đun cách thủy ở điểm sôi đúng - Đem đun cách thủy ở điểm sôi đúng
1 giờ, lấy ra để nguội 10 phút

1 giờ, lấy ra để nguội 10 phút

- Cho vào 5 mL KI 10% và 5 mL dd - Cho vào 5 mL KI 10% và 5 mL dd
H2SO4 4M, lắc đều dd có màu vàng H2SO4 4M, lắc đều dd có màu vàng
nâu.

nâu.

- Dùng dd Na2S2O3 0,05 N chuẩn độ - Dùng dd Na2S2O3 0,05 N chuẩn độ
cho đến khi dung dịch có màu vàng cho đến khi dung dịch có màu vàng
nhạt, cho vào 3 giọt hồ tinh bột 1%, lắc nhạt, cho vào 3 giọt hồ tinh bột 1%, lắc
đề dd có màu xanh, tiếp tục chuẩn độ đề dd có màu xanh, tiếp tục chuẩn độ
từ từ cho đến khi dd trở nên không màu từ từ cho đến khi dd trở nên không màu

11


thì dừng lại ghi thể tích V1 dd Na2S2O3 thì dừng lại ghi thể tích V2 dd Na2S2O3
0,05 N đã sử dụng

0,05 N đã sử dụng

- Lấy bình cịn lại làm tương tự để lấy - Lấy bình cịn lại làm tương tự để lấy

giá trị trung bình
Tính kết quả

giá trị trung bình

(V2 – V1) x N x 8 x 1.000

COD (mg/L) =
50
Trong đó:
- V2: thể tích trung bình dd Na2S2O3 dùng để chuẩn độ mẫu trắng
- V1: thể tích trung bình dd Na2S2O3 dùng để chuẩn độ mẫu nước
- N: nồng độ đương lượng dd Na2S2O3
- 8: đương lượng gram của oxy
- 1000: hệ số gram đổi ra miligram
3.1.5. Xác định độ cứng tổng cộng
Trước khi tiến hành cần điều chỉnh pH mẫu nước về 7 – 8, sau đó tiến hành
phân tích theo các bước sau:
Dùng ống đong đong 100 mL mẫu nước đã điều chỉnh về pH 7 – 8 cho vào
bình tam giác 250 mL, tiếp tục cho vào 2 mL dung dịch đệm pH = 10, và một
lượng nhỏ chỉ thị Eriochrome black T, nếu có ion Ca2+ và Mg2+ trong mẫu nước
sẽ có màu hồng rượu vạng.
Dùng dung dịch Na2H2Y 0,01 N chuẩn độ từ từ cho đến khi dung dịch chuyển
từ màu hồng rượu vang sang màu xanh lơ thì dừng lại, ghi thể tích dung dịch
Na2H2Y 0,01 N đã sử dụng (V). Làm lại lần nửa để lấy giá trị trung bình.
Nếu sự chuyển màu không rõ, tức là trong dung dịch có các ion cản như:
Fe2+, Cu2+ cần tiến hành lại mẫu nước khác và cách tiến hành như sau: sau khi cho
2 mL dd đệm pH = 10 vào mẫu nước tiếp tục cho vào 1 mL dd KCN 5 % để che
các ion cản, sau đó mới thêm chất chỉ thị vào và tiến hành chuẩn độ.


12


Tính kết quả
V x N x 50 x 1.000
Độ cứng tổng cộng =
Vmẫu
Trong đó:
- V: thể tích dung dịch Na2H2Y 0.01 N (mL) dùng để chuẩn độ
- N: đương lượng của dung dịch Na2H2Y đã sử dụng
- Vmẫu : thể tích mẫu nước đã đem chuẩn độ
Xác định độ kiềm tổng cộng
Đong 100 mL mẫu nước cần phân tích vào bình 250 mL
Thêm vào 3 gọt dung dịch phenophthalein 1 %, dung dịch có màu vàng hồng
nhạt. Chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0,01 N đến không màu, ghi thể tích H2SO4
đã sử dụng để chuẩn độ (V1 mL).
Sau đó thêm 3 giọt dung dịch methyl orange, dung dịch có màu vàn cam.
Tiếp tục chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0,01 N đến pH = 4,5 dung dịch từ màu
vàng cam chuyển sang màu đỏ cam, ghi thể tích dd H2SO4 0,01N đã sử dụng để
chuẩn độ (V2 mL).
Tính kết quả
V x N x 50 x 1.000
Độ kiềm tổng cộng (mg CaCO3/L) =
VM
Trong đó:
- V = V1 + V2 : tổng thể tích dung dịch H2SO4 cho cả 2 lần chuẩn độ.
- N: Nồng độ đương lượng dung dịch H2SO4
- VM thể tích mẫu đong để đem chuẩn độ
3.2. Phân tích mẫu động thực vật thủy sinh
Mẫu động thực vật được phân tích định tính và định lượng để tìm thành phần

giống loài, sự đa dạng và mật độ của tảo hay động thực vật ở các thủy vực.
Phân tích định tính

13


Khi phân tích mẫu khơng khuấy đều mẫu, dùng ống hút lấy phần tảo lắng
ở dưới đáy lọ lên kính quan sát. Cần biểu hiện độ phong phú của các giống loài
tảo như sau:
Gặp 60 –100% ---------- rất nhiều (++++).
Gặp 30 – 60% ---------- nhiều (+++).
Gặp 5 – 30%

---------- khá (++).

Gặp <5%

---------- ít (+).

Phân tích định lượng
Khi phân tích định lượng cần phải khuấy đều mẫu trước khi phân tích,
dùng ống hút hút 1ml nước mẫu cho vào buồng đếm Sedgwick Rafter. Đếm số
lượng từng ngành tảo trong 180 ô đếm của buồng đếm ở mỗi thủy vực, sau đó
tính ra mật độ các ngành tảo theo công thức:
1000

Vcđ

X = T . -------- . -------- . d
A.N


Vthu

X: số lượng từng ngành tảo (Cá thể/ml)
T: số cá thể đếm được
A: diện tích ơ đếm
N: số ơ đếm.
Vcđ: Thể tích mẫu cơ đặc (ml)
Vthu: Thể tích mẫu nước thu (ml)
d: hệ số pha lỗng
Số liệu phân tích được về định tính và định lượng được ghi chép cẩn thận để
làm cơ sở cho việc tổng hợp và viết báo cáo sau này.
TẢO KH

Hình 2.3: Nhận dạng một số giống lồi tảo

14


Planktonelle sol

Triceratium
Coscinodiscus

Chaetoceros.

Biddulphia

Navicula


Rhopalodia
Pleurosigma

Gomphonema
Biddulphia

Gyrosigma

Surirella

Frustulia

Skeletonema costatum

Nitzschia

Cyclotella

comta

Terpsinoe

Cymbella

15

Pinnularia


Amphoras


Amphipleura

Stauronei

Chaetoceros

Tabellaria

Synedra

Coscinodiscus

Triceratium

16

Synedra


Navicula

TẢO GIÁP

Chroomonas

Chilomonas

17



Rhodomonas

Cryptomonas

Polykrikos

18


Peridinium

Peridinium

Peridinium

Ceratium

Gymnodinium

Gymnodinium catenatum

19

PERIDINIUM


×