Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giáo trình Đánh giá và quản lý nguồn lợi thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 57 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY
SẢN
NGÀNH, NGHỀ: NI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 185 /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mơn học ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN sẽ
trình bày tổng quan về tình hình sản lượng ni trồng và năng suất khai thác
nguồn lợi thủy sản từ khai thác. Giúp sinh viên nắm rõ kiến thức về quần thể thủy
sinh vật và các mối liên hệ giữa các cá thể trong quần thể cũng như là mối quan
hệ giữa quần thể với quần thể. Phương đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy sản có
hiệu quả và chính xác từ đó hoạch định chiến lược bảo vệ và tái tạo nguồn lợi


thủy sản.
Môn học cũng sẽ cung cấp thông tin về quần thể thủy sinh vật, có những kỹ
năng cần thiết để đánh giá sự biến động của quần thể. Đồng thời giớ thiệu cho
sinh viên những ngư cụ và kỹ thuật đánh bắt thủy sản hiện nay. Giới thiệu các
phương pháp đánh giá trữ lượng nguồn lợi trong tự nhiên, kế hoạch đánh bắt dựa
trên trữ lượng hiện có nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản để chúng có thể phục hồi
trong tương lai.
Giáo trình này được xây dựng trên cơ sở dựa vào những nghiên cứu đã công
bố, tài liệu, giáo trình của quý đồng nghiệp từ các Trường, các Viện nghiên cứu
về lĩnh vực thủy sản và chế biến thủy sản, các cơ quan quản lý…Tác giả xin chân
thành cảm ơn quý đồng nghiệp và quý cơ quan. Trong nội dung của giáo trình
nếu có gì sai sót tác giả rất vui lịng tiếp nhận các ý kiến đóng góp cho nội dung
giáo trình ngày càng hồn thiện hơn nhằm bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu,
học tập cho sinh viên và những người có quan tâm đến ngành thủy sản.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày 04 tháng 06 năm 2017
Chủ biên: ThS. NGUYỄN KIM KHA

ii


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................ ii
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI
THUỶ SẢN VIỆT NAM ............................................................................ 1
1. Môi trường, tài nguyên thủy sinh vật...................................................... 1
1.1. Tổng quan về địa lý tự nhiên ............................................................. 1
1.2. Các hệ sinh thái tiêu biểu ................................................................... 1
1.3. Phân vùng tài nguyên sinh vật ........................................................... 2
2. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản ................................................................. 3

2.1. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt ........................................................... 3
2.2. Nguồn lợi hải sản ............................................................................... 4
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI NGƯ CỤ Ở ĐBSCL VÀ
KỸ THUẬT KHAI THÁC .......................................................................... 8
1. Phân loại ngư cụ ở ĐBSCL..................................................................... 8
2. Kỹ thuật khai thác một số ngư cụ khai thác chủ yếu .............................. 9
2.1. Lưới rê .......................................................................................... 9
2.2. Lưới kéo ........................................................................................ 11
2.3. Lưới vây ........................................................................................ 15
2.4. Kỹ thuật câu .................................................................................. 16
2.5. Lưới đăng ...................................................................................... 26
2.6. Đánh cá kết hợp ánh sáng ............................................................. 27
CHƯƠNG 3: QUẦN THỂ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỰ
BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ .......................................................................... 32
1. Quần thể ................................................................................................... 32
1.1. Khái niệm quần thể ........................................................................ 32
1.2. Quá trình hình thành quần thể sinh vật .......................................... 32
1.3. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể ........................... 32
2. Một số phương pháp đánh giá sự biến động quần thể ............................. 37
2.1. Biến động số lượng cá thể ............................................................. 37
2.2. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng
cá thể của quần thể........................................................................ 37
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI
THUỶ SẢN ................................................................................................. 38
1. Một số khái niệm..................................................................................... 38
1.1. Các khái niệm liên quan khai thác thủy sản.................................... 38
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ nghề cá ..................................................... 39
3. Sơ đồ các bước cơ bản đánh giá nguồn lợi Thuỷ sản ............................. 40
3.1. Nội dung điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
và mơi trường sống của lồi thủy sản .................................................... 40

3.2. Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
và môi trường sống của lồi thủy sản ..................................................... 41
4. Cơng tác bảo vệ nguồn lợi Thuỷ Sản Việt Nam ..................................... 41
4.1. Điều tra nguồn lợi ........................................................................... 41
4.2. Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi ................................................... 42
4.3. Bảo tồn nguồn lợi thủy sản ............................................................. 42
iii


4.4. Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái ............. 42
4.5. Các dự án, đề án, hoạt động ưu tiên ................................................ 43
5. Sự suy giảm nguồn lợi Thuỷ Sản ven biển ĐBSCL, nguyên nhân
và biện pháp khắc phục ............................................................................... 43
5.1. Nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ............................... 43
5.2. Biện pháp khắc phục ........................................................................ 45
6. Các khuynh hướng quản lý nguồn lợi Thuỷ Sản hiện nay
trên thế giới ................................................................................................. 45
7. Các biện pháp được thực thi để bảo vệ và phát triển
nguồn lợi Thuỷ Sản một cách có hiệu quả hiện nay ................................... 46
7.1. Về cơ chế, chính sách....................................................................... 46
7.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực ....... 46
7.3. Về khoa học, công nghệ và khuyến ngư .......................................... 47
7.4. Về hợp tác quốc tế, quốc gia ............................................................ 47
7.5. Về cơ chế tài chính ........................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 49

iv


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

Tên mơn học: ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Mã mơn học: CNN412
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí của mơn học: là mơn học chun ngành ngành Cao đẳng Nuôi trồng
thủy sản. Đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy sản là môn học nghiên cứu đánh giá
về hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở nước ta trên cơ sở những quy định của ngành
thủy sản từ đó đưa ra giải pháp quản lý nguồn lợi thủy sản hợp lý. Môn học này
liên quan đến các môn khác như phương pháp nghiên cứu sinh học cá, sinh thái
thủy sinh vật, quản lý chất lượng nước trong ao ni thủy sản, hình thái phân loại
tơm cá, động thực vật thủy sinh.
- Tính chất của mơn học: Là mơn học chuyên ngành tự chọn.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Giúp cho sinh viên hiểu và đánh giá về
định tính cũng như định lượng được những vấn đề có liên quan đến các hoạt động
đánh bắt, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các hoạt động liên quan đến
quản lý về nguồn lợi tự nhiên cũng như nghiên cứu tái tạo nguồn lợi thủy sản cho
thế hệ tương lai, góp phần tạo sự cân bằng và ổn định hệ sinh thái chung.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
+ Am hiểu hiện trạng tài nguyên thủy sinh vật.
+ Am hiểu cơ bản cách phân loại các loại ngư cụ khai thác thủy sản.
+ Am hiểu cơ bản về kỹ thuật khai thác một số loại ngư cụ chủ lực của Việt
Nam.
+ Am hiểu cơ bản đặc điểm của quần thể và các phương pháp đánh giá sự
biến động quần thể.
+ Am hiểu cơ bản một số phương pháp đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy
sản.
- Về kỹ năng:
+ Cập nhật được trạng hiện trạng và tiềm năng nguồn lợi Thuỷ sản.
+ Ứng dụng phân loại được các loại ngư cụ khai thác thủy sản.
+ Trình bày được kỹ thuật khai thác một số loại ngư cụ chủ lực của Việt

Nam.

v


+ Trình bày được đặc điểm của quần thể và các phương pháp đánh giá sự
biến động quần thể.
+ Ứng dụng được một số phương pháp đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy
sản vào thực tế quản lý ngành nghề.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tôn trọng pháp luật về những quy định loại công cụ khai thác.
+ Ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Nội dung của mơn học:
Thời gian (giờ)
Thực hành,
Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm tra
số thuyết thảo luận, (định kỳ)
bài tập

Số TT Tên chương, mục

1

Chương 1: HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI
THUỶ SẢN VIỆT NAM

5

5


5

5

10

10

7

7

1. Môi trường, tài nguyên thủy sinh vật
2. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản
2

Chương 2: PHÂN LOẠI NGƯ CỤ Ở
ĐBSCL VÀ KỸ THUẬT KHAI THÁC
1. Phân loại ngư cụ ở ĐBSCL
2. Kỹ thuật khai thác một số ngư cụ khai
thác chủ yếu

3

Chương 3: QUẦN THỂ VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỰ
BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ
1. Quần thể
2. Một số phương pháp đánh giá sự biến
động quần thể


4

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
1. Một số khái niệm
2. Sự cần thiết phải bảo vệ nghề cá

vi


3. Sơ đồ các bước cơ bản đánh giá nguồn
lợi Thuỷ sản
4. Công tác bảo vệ nguồn lợi Thuỷ Sản
Việt Nam
5. Sự suy giảm nguồn lợi Thuỷ Sản ven
biển ĐBSCL, nguyên nhân và biện pháp
khắc phục
6. Các khuynh hướng quản lý nguồn lợi
Thuỷ Sản hiện nay trên thế giới
7. Các biện pháp được thực thi để bảo vệ
và phát triển nguồn lợi Thuỷ Sản một
cách có hiệu quả hiện nay
Kiểm tra
Ơn thi (3)
Thi/kiểm tra kết thúc mơn học (4)
Cộng

1
1

1
30

vii

27

1
1
1
3


CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VIỆT NAM
MH33-01
Giới thiệu: Giới thiệu về môi trường thủy sinh vật và hiện trạng nguồn lợi
thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây.
Mục tiêu:
- Về kiến thức: Am hiểu cơ bản hiện trạng hiện trạng và tiềm năng nguồn lợi
Thuỷ sản của Việt nam, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Tháp.
- Về kỹ năng: Trình bày cơ bản được hiện trạng hiện trạng và tiềm năng
nguồn lợi Thuỷ sản của Việt nam, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Tháp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thái độ chủ động, tích cực về nguồn
lợi thủy sản Việt Nam.
1. Môi trường, tài nguyên thủy sinh vật
1.1 Tổng quan về địa lý tự nhiên
a. Môi trường nước
Trong môi trường nước được chia ra nhiều loại nước khác nhau: nước mặn,
nước ngọt, nước lợ,..

Ví dụ:
- Cá rơ phi sống trong mơi trường nước ngọt, nước lợ hay cá thu sống trong
môi trường nước mặn.
- Đặc điểm tôm thẻ chân trắng sống thích hợp trong mơi trường nước lợ,
tơm càng xanh sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ.
- San hô chỉ sống được ở biển (nước mặn) mà không thể sống ở môi trường
nước ngọt được.
b. Môi trường trong đất
Môi trường đất bao gồm đất cát, đất sét, đất đá, sỏi,.. tùy vào từng điều kiện
mơi trường mà các lồi sinh vật sinh sống ở đó là khác nhau.
1.2 Các hệ sinh thái tiêu biểu
Bao gồm tất cả các yếu tố môi trưởng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới
sự sống, quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Các yếu tố sinh thái bao
gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, con người,… các yếu tố này tác động
và chi phối lẫn nhau, tác động lên cơ thể sinh vật vào cùng một thời điểm.

1


- Ánh sáng là nhân tố quan trọng, nó chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời
sống của các sinh vật trên trái đất. chúng ảnh hưởng đến hình thái và các hoạt
động sinh lý của thực vật. Ánh sáng còn giúp động vật và con người định hướng
trong không gian để săn mồi, chốn kẻ thù và di cư,..
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật, như vùng nhiệt đới có độ
đa dạng sinh vật cao hơn so với các vùng hàn đới và ôn đới. Đa số các loài sống
trong nhiệt độ từ khoảng 0 – 50 độ C.
- Độ ẩm cũng là một yếu tố quan trọng, giúp điều hòa thân nhiệt, tham gia
quá trình bài tiết ở động vật và quang hợp ở thực vật.

Hình 1.1: Mối quan hệ sinh thái trong tự nhiên


Sự tác động của các yếu tố sinh học phụ thuộc vào:
-

Bản chất của nhiệt độ
Cường độ mạnh hay yếu
Liều lượng nhiều hay ít
Tác động liên tục, gián đoạn, dao động,..
Thời gian tác động dài hay ngắn

1.3 Phân vùng tài nguyên sinh vật
Giai đoạn 2018-2020, hoạt động điều tra đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và môi
trường sống của loài thuỷ sản ở vùng nội địa đã được triển khai tại 09 thuỷ vực
thuộc 07 vùng sinh thái nơng nghiệp, bao gồm: hồ Hồ Bình, sơng Hồng, sơng
Lam, sông Ba, sông Serepok, hồ Lăk, sông Đồng Nai, hồ Phước Hồ và vùng
ngập lũ đồng bằng sơng Cửu Long thông qua dự án “Điều tra nguồn lợi thuỷ sản
vùng nội đồng giai đoạn 2018-2020”
2


Nguồn thuỷ sinh có vai trị rất quan ưọng trong đời sống của con người cũng
như cho môi trường tự nhiên về giá ttị kinh tế, giá trị khoa học cũng như giá trị
nội sinh
Thuỷ sinh là những loài “sống ở dưới nước, mọc ở trong nước”. Nguồn thuỷ
sinh là khái niệm khá rộng, nó bao gồm tồn bộ các loài động và thực vật sống ở
trong nước. Thuỷ sinh bao gồm động vật thuỷ sinh và thực vật thuỷ sinh. Môi
trường sống của nguồn thuỷ sinh bao gồm vùng nước, mặt đất ngập nước và cả
phần đất mà các lồi thuỷ sản sinh sống.
Xét dưới góc độ mơi trường, tất cả các nguồn tài nguyên có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Nguồn thuỷ sinh có vai ttị quan trọng đối vói các nguồn tài nguyên

tự nhiên như đất, nước, đa dạng sinh học... Nó vừa là nguồn thức ăn cho các loại
động thực vật, lại vừa góp phần quan trọng trong sự cân bằng sinh thái.
Nguồn lợi thủy sản có vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
và đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Đặc biệt trong những năm gần đây, phát ttiển nguồn thuỷ sản đã nhanh chóng đạt
được mức sản lượng tăng trưởng nhảy vọt. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm
đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu; góp
phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước và an ninh ven biển. Xuất
khẩu thuỷ sản góp phần tăng thu ngân sách quốc gia rất lớn. Bảo vệ và phát triển
nguồn thủy sinh cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo cuộc sổng, công ăn việc làm
cho cư dân và cũng nhằm bảo vệ môi trường. Nuôi trồng thuỷ sàn cũng là biện
pháp quan trọng để tăng nguồn cung cấp protein đáp ứng cho người tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
Nguồn thuỷ sinh là nguồn nguyên liệu quan trọng cho một số ngành sản xuất,
cho các nghiên cứu khoa học, góp phần đa dạng nguồn gen, có ý nghĩa rất lớn
trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái. Nguồn thuỷ sinh là tài nguyên tái tạo nhưng
tất nhiên không phải là vô tận. Nguồn thuỷ sinh có thể bị suy thối bởi rất nhiều
các nguyên nhân khác nhau.
2. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản
2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt
Bên cạnh đó, Việt Nam có mạng lưới sơng ngịi dày đặc với tổng chiều dài
hơn 41.900 km, 2.360 con sơng có chiều dài từ 10 km trở lên; trong đó, có 109
sơng chính và hàng nghìn hồ chứa tự nhiên và nhân tạo, đây là hệ thống thủy vực
có mức độ đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cao, đặc biệt là hệ thống sơng
Hồng, sơng Thái Bình, sơng Đồng Nai, sơng Cửu Long. Theo thống kê, Việt Nam
có khoảng 544 lồi cá nước ngọt (243 lồi cá ở các sơng miền Bắc, 134 loài ở
miền Trung và 255 loài ở miền Nam), 700 lồi động vật khơng xương sống, trong
3



đó có nhiều lồi nguy cấp, q, hiếm có giá trị về kinh tế, khoa học. Tiềm năng
thủy sản tự nhiên ở các vùng nước nội địa của Việt Nam rất lớn để phát triển khai
thác, nuôi trồng và duy trì sinh kế cho người dân.
Giai đoạn 2012-2017, hoạt động nghiên cứu điều tra nguồn lợi thủy sản tại
một số thủy vực vùng nội địa đã được thực hiện, như nghiên cứu “Điều tra, khảo
sát thực trạng nguồn lợi thuỷ sản và đề xuất giải pháp bảo vệ phát triển nguồn lợi
thuỷ sản trên vùng hồ Sông Đà sau 30 năm ngập nước” (Nguyễn Xuân Huấn và
cộng sự, 2013); điều tra, khảo sát khu hệ cá sông Đà thuộc địa phận Việt Nam
(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, năm 2011 - 2012). Ngoài ra, cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản của một số tỉnh/thành phố đã phối hợp với các cơ quan
chuyên môn thực hiện các điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên một số thủy
vực tại địa phương như: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội, Gia Lai, Đắc Lắc,
Đồng Nai, An Giang,...
Kết quả của những hoạt động nêu trên đã hỗ trợ cho công tác quản lý nguồn
lợi thuỷ sản tại mỗi khu vực, địa phương. Tuy nhiên, các cuộc điều tra chỉ là thống
kê xác định thành phần lồi thuỷ sản, thiếu thơng tin về trữ lượng nguồn lợi, hiện
trạng quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản tại các thuỷ vực, khu vực được điều
tra. Giai đoạn này chưa có được thông tin về nguồn lợi thuỷ sản vùng nội địa một
cách đồng bộ, thống nhất để phục vụ công tác xây dựng, ban hành chính sách bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên toàn quốc.
2.2 Nguồn lợi hải sản
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng
hơn 1 triệu km2, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ (2.773 đảo ven bờ và hơn 200 đảo xa
bờ), có 114 cửa sơng, 12 đầm phá, 50 vũng/vịnh ven bờ, trong đó vùng nội thủy,
lãnh hải chiếm 37% diện tích, có nhiều đảo, cụm đảo xen kẽ tạo nên tính đa dạng
về cảnh quan tự nhiên, sinh thái và nguồn lợi thủy sản, đóng vai trò quan trọng
cho hoạt động khai thác thủy sản, phát triển ngành kinh tế biển nói chung, kinh tế
thủy sản nói riêng.
Trong những năm qua, ngành Thủy sản đã phát triển tạo ra nhiều sản phẩm,
hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất

thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt
khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó sản lượng
khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%.
Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8,6 tỷ USD. Sự phát triển của ngành Thủy sản
đã góp phần quan trọng vào q trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho
cộng đồng ngư dân, cải thiện an ninh lương thực, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

4


Tuy nhiên, ngành Thủy sản đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong
đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nội địa, vùng biển và ven
biển, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng tàu cá khai thác thủy sản quá nhiều, đặc
biệt tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ với nghề khai thác thiếu thân thiện với
nguồn lợi; khai thác thuỷ sản sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc; khai thác sai
vùng của tàu cá có chiều dài lớn hoạt động ở vùng biển ven bờ; kích thước mắt
lưới của ngư cụ khai thác nhỏ hơn so với quy định (nghề đăng đáy, nghề lồng
xếp…); ô nhiễm môi trường do phát triển của một số ngành kinh tế khác như cơng
nghiệp, du lịch…
Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản với mục tiêu bảo tồn,
bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các lồi thủy
sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng
ven bờ; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát
triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học
của tài ngun sinh vật biển Việt Nam.
Về thành phần loài: Giai đoạn 2011-2015 đã xác định được 1.081 loài thủy
sản, bao gồm 881 loài cá, 115 loài giáp xác, 41 loài động vật chân đầu, 44 lồi
thuộc nhóm khác.
So với giai đoạn 2000-2005, tổng số lồi bắt gặp khơng có sự biến động lớn
nhưng cấu trúc thành phần lồi có sự khác biệt đáng kể với 83 lồi khơng bắt gặp

trong giai đoạn 2011-2015.
Về trữ lượng: Giai đoạn 2011-2015, trữ lượng cá biển, giáp xác và động vật
chân đầu ở vùng biển được điều tra là 4,36 triệu tấn, trong đó: trữ lượng nguồn
lợi nhóm cá nổi nhỏ là 2,65 triệu tấn (chiếm 60,7% tổng trữ lượng); nhóm hải sản
tầng đáy là 643 ngàn tấn (chiếm 14,7% tổng trữ lượng); nhóm giáp xác là 38,1
ngàn tấn (chiếm 0,9% tổng trữ lượng); nhóm cá sống trong vùng rạn san hô quanh
đảo là 2,6 ngàn tấn (chiếm 0,1% tổng trữ lượng); nhóm cá nổi lớn là 1.031 ngàn
tấn, (chiếm 23,6% tổng trữ lượng). Trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản ở vùng ven bờ
và vùng lộng là 1.368 ngàn tấn (chiếm 31,4%); vùng khơi là 2.996 ngàn tấn (chiếm
68,6%).
So với giai đoạn 2000-2005, trữ lượng nhóm cá nổi nhỏ giảm 3,2%; nhóm
hải sản tầng đáy giảm 41,7%; nhóm cá nổi lớn giảm 10,2%; trữ lượng các nhóm
nguồn lợi hải sản chủ yếu thấp hơn 13,9% (tương đương khoảng 710 ngàn tấn);
về tỷ trọng trong tổng trữ lượng: nhóm cá nổi tăng; nhóm hải sản tầng đáy giảm;
nhóm cá nổi lớn ổn định. Xét theo vùng biển, trữ lượng nguồn lợi ở Vịnh Bắc Bộ
ước tính khoảng 757 ngàn tấn (17,3%); vùng biển Trung Bộ là 868 ngàn tấn

5


(19,9%); vùng biển Đông Nam Bộ là 1.119 ngàn tấn (25,6%); vùng biển Tây Nam
Bộ là 584 ngàn tấn (13,4%) và giữa Biển Đông là 1.036 ngàn tấn (23,7%).
Khả năng khai thác cho phép trung bình ước tính khoảng 2,45 triệu tấn (dao
động trong khoảng 2,27 đến 2,63 triệu tấn), trong đó, nhóm nguồn lợi tầng đáy đã
chạm ngưỡng giới hạn; nhóm cá nổi (cá nổi lớn và cá nổi nhỏ) vẫn nằm trong giới
hạn khai thác cho phép, một số nhóm nguồn lợi ở các vùng biển vẫn cịn tiềm
năng khai thác.
Các lồi thủy sản có giá trị kinh tế, chiếm ưu thế về sản lượng bao gồm: (i)
Nhóm cá nổi nhỏ và cá đáy chủ yếu là: cá nục sồ, cá sòng Nhật, cá ngân, cá bánh
đường, cá mối thường, cá mối vạch, cá hố, cá úc, cá mối hoa, cá trác ngắn, cá

phèn khoai, cá ngát, cá sạo, cá lượng, cá bạc má, cá ba thú, cá cơm, cá đù đầu to,
cá sịng gió; (ii) nhóm cá nổi xa bờ chủ yếu là: cá ngừ vằn, cá vền, cá ngừ chù, cá
ngừ ồ, cá ngừ chấm, cá ngừ phương đơng, cá ngừ bị, cá thu ngàng, cá ngừ vây
vàng, cá ngừ mắt to, cá nục heo; nhóm thủy đặc sản: mực ống, mực nang, mực lá,
mực đại dương và tôm đất.
Xây dựng hệ thống cơ sơ dữ liệu về nguồn lợi thuỷ sản
Dữ liệu điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ sản, hải dương
học và nghề cá biển Việt Nam giai đoạn trước năm 2010 do các đơn vị khác nhau
thực hiện độc lập, phục vụ các mục tiêu khác nhau tại từng thời điểm nên thông
tin, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản nằm phân tán ở các đơn vị nghiên cứu trong cả
nước, trong đó tập trung chủ yếu tại Viện Nghiên cứu Hải sản.
Từ năm 2010, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn lợi thuỷ sản biển Việt
Nam đã được xác định thông qua dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra đa dạng
sinh học, nguồn lợi, hải dương học và nghề cá biển”. Tuy nhiên, việc triển khai
dự án gặp nhiều khó khăn như: kinh phí hạn chế, gián đoạn thời gian thực hiện,
việc điều chỉnh quy mô và nội dung dự án kéo dài, số lượng dữ liệu lớn nên đến
nay hệ thống cơ sở dữ liệu vẫn trong quá trình xây dựng và hồn thành 2020.
Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về tàu cá, thống kê nghề cá cũng dần được đầu tư
xây dựng và tích hợp chung vào hệ thống để phục vụ công tác quản lý, đến nay
cơ bản số lượng tàu cá tham gia khai thác thủy sản là đối tượng quản lý theo quy
định đã được đưa vào cơ sở dữ liệu. Việc thu thập nhật ký khai thác đã được triển
khai nhưng chủ yếu chỉ phục vụ việc truy suất nguồn gốc sản phẩm phục vụ xuất
khẩu, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu vào để điều tra nguồn lợi thông qua phương
pháp điều tra nghề cá thương phẩm.
Cùng với cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, nguồn lợi hải sản sẽ được hoàn
thành vào năm 2020, cơ sở dữ liệu nguồn lợi thuỷ sản vùng nội địa cũng sẽ tiếp

6



tục được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Điều tra nguồn lợi thuỷ sản vùng nội
đồng giai đoạn 2018-2020” và hồn thành trong năm 2021.
Câu hỏi ơn tập:
1. Anh (Chị) hãy nêu các hệ sinh thái tiêu biểu trong môi trường nước?
2. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam trong những năm gần đây có
những đặc điểm nào?

7


CHƯƠNG 2

PHÂN LOẠI NGƯ CỤ Ở ĐBSCL VÀ KỸ THUẬT KHAI THÁC
MH33-02

Giới thiệu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những loại
ngư cụ dùng để dánh bắt và khai thác thủy sản. Đồng thời biết rõ những kỹ thuật
sử dụng các loại ngư cụ này.
Mục tiêu:
- Về kiến thức: Am hiểu cơ bản cách phân loại các loại ngư cụ khai thác
thủy sản và cơ bản về kỹ thuật khai thác một số loại ngư cụ chủ lực của Việt Nam.
- Về kỹ năng: Trình bày được cách phân loại các loại ngư cụ khai thác thủy
sản và trình bày được kỹ thuật khai thác một số loại ngư cụ chủ lực của Việt Nam.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tôn trọng pháp luật về những quy định
loại công cụ khai thác, đồng thời có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
1. Phân loại ngư cụ ở ĐBSCL
Trong đánh bắt thủy hải sản người ta thường dùng những loại ngư cụ khác
nhau. Tùy theo vị trí địa hình đánh bắt như đánh bắt ở sông hay ở biển, gần bờ
hay xa bờ, ở các thủy vực nước tĩnh hay thủy vực nước động...mà ngư dân có thể
dùng các loại dụng cụ đánh bắt khác nhau.

Bảng 2.1. Phân loại các loại ngư cụ dùng để đánh bắt thủy hải sản
Loại ngư cụ
Đáy
Đáy
cọc
Đáy
neo

Ngư cụ cố định
Đăng,
Lưới rê

Bẫy
cố định Câu
Đăng Lợp, Lưới rê
bờ
lờ
ao, hồ
Câu cắm
Câu
kiều
Đăng
Lưới rê (sơng,
khơi
Chúm sơng
biển)
Đăng Bẩy
Lưới rê

lồng

qng
Nị

Kéo,
đẩy
Lưới
kéo

Lưới

Lưới
rê trơi

Te,
xiệp

Lưới
rê 3
lớp

8

Ngư cụ di dộng
Lưới
Đâm,
vây
chĩa
Lưới
Đâm
vây bao cá


Lưới sĩ
Lưới
rùng

Chĩa
lươn

Chụp Câu
Câu
Chài tay
Chụp Câu
cá sặc rê
Câu
Nôm chạy


Các loại ngư cụ kết hợp điện, nguồn sáng, chất nổ gồm có:
-

Lưới vây đèn
Chụp mực
Câu mực
Soi cá
Rà, chích điện
Chất nổ.

Tuy nhiên, một số loại ngư cụ bị cấm đánh bắt sử dụng trên các thủy vực của
Việt Nam như chất nổ, chất độc hóa học, rà – chích điện vì sẽ làm ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời

chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
2. Kỹ thuật khai thác một số ngư cụ khai thác chủ yếu
2.1 Lưới rê
Nguyên lý khai thác: Lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của cá. Cá
trên đường đi sẽ bị đóng vào mắt lưới.
a. Chuẩn bị
- Ở bờ: Hậu cần: nước đá, nhiên liệu, lương thực, thuốc men, dụng cụ y tế,
sơ cấp cứu ban đầu,…trang bị đầy đủ cho yêu cầu chuyến biển. Vỏ, máy tàu, các
trang thiết bị: hàng hải, cứu sinh, cứu đắm, cứu hỏa,… kiểm tra đầy đủ và đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Ở Ngư trường: Xác định độ sâu ngư trường, chất đáy, hướng gió, hướng
nước; tốc độ gió, tốc độ nước,… để lên phương án điều động tàu và thả lưới thích
hợp.
b. Thả lưới
Ngun tắc thả: “Tàu dưới gió, lưới dưới nước” để tránh sự cố lưới quấn
vào chân vịt và không bị rối.

9


Hình 2.1: Sơ đồ bố trí nhân lực thả lưới

c. Trôi lưới: Là thời gian lưới được thả trôi, ngâm trong nước. Thông thường
thời gian này đối với đánh bắt ngoài biển từ 4- 6 giờ.
d. Thu lưới, bắt cá, sơ chế sản phẩm thu hoạch
Sau khi gỡ cá khỏi lưới thì tiến hành cho vào bảo quản ngay.
- Bảo quản bằng nước đá xay nhỏ mịn cho xuống hầm bảo quản, cá được
phân loại rồi đưa từng con xuống hầm bảo quản và tiến hành bảo quản.
- Cá được xếp như sau: một lớp nước đá dầy khoảng từ 30 - 40 cm là xếp
một lớp cá.


Hình 2.2: Sơ đồ bố trí nhân sự thu lưới

2.2 Lưới kéo
a. Kỹ thuật khai thác

10


Mỗi loại lưới kéo như lưới kéo đôi, lưới kéo đơn…có kỹ thuật khai thác khác
nhau, phù hợp với trang bị, cấu tạo của từng loại lưới. Quy trình tổng quát kỹ thuật
khai thác nghề lưới kéo tầng đáy như sau:
Chuẩn bị ---> Thả lưới ----> Dắt lưới ----> Thu lưới ----> Lấy cá và xử lý
sản phẩm -----> Chuẩn bị mẻ sau
Kỹ thuật khai thác lưới kéo đôi
Chuẩn bị chuyển biển:
Công tác chuẩn bị là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất của
chuyến biển. Thuyền trưởng lập kế hoạch hoạt động của chuyến biển như vị trí
đánh bắt, thời gian hoạt động và lập kế hoạch hành trình. Trước khi đi biển, tàu
phải lấy tồn bộ nhiên liệu, nước đá, muối. Ngư cụ và các loại vật tư khác cũng
phải được chuẩn bị đầy đủ đảm bảo cho hoạt động khai thác trong cả chuyến biển
Điều động tàu trên ngư trường:
Thuyền trưởng lập kế hoạch hành trình và điều động tàu từ cảng đến ngư
trường, phân ca trực lái tàu đảm bảo an toàn và đúng kế hoạch hành trình. Trong
lúc tàu hành trình đến ngư trường, thuyền phó hoặc thủy thủ trưởng kiểm tra lưới,
trang bị phụ tùng sẵn sàng cho việc thả lưới khi tàu đến ngư trường.
Thả lưới:
Trước khi thả lưới thuyền trưởng phải xác định hướng nước, hướng gió để
lựa chọn vị trí thả lưới cho phù hợp.


Hình 2.3: Sơ đồ thả lưới kéo đơi

Đến vị trí thả lưới hai tàu cách nhau khoảng 80-100m, tốc độ tàu giảm xuống
còn 1-2 hải lý. Thuyền trưởng tàu 1 ra lệnh thả lưới, thủy thủ thả túi lưới, thân
11


lưới xuống trước, rồi thả chì, phao và thả dây giềng trống. Sau đó tăng tốc độ lên
3-7 hải lý/giờ trong thời gian 5-10 phút để lưới và giềng trống căn đều. Trong khi
đó tàu 2 tiến gần đến tàu 1. Trên tàu 1, thủy thủ chuyển dây mồi (nối với một đầu
giềng trống) cho tàu 2.
Khi liên kết xong dây đỏi và dây giềng trống, hai tàu 1 và 2 cùng tăng tốc độ
chạy tách dần ra để mở miệng lưới và thả tiếp dây cáp kéo đến độ dài cần thiết,
lúc này hai tàu liên lạc với nhau để thống nhất hướng dắt lưới, tốc độ dắt lưới và
điều chỉnh khoảng cách 2 tàu cho phù hợp.
Dắt lưới
Trong quá trình dắt lưới phải đảm bảo tốc độ và hướng dắt lưới của hai tàu
giống nhau, khoảng cách giữa hai tàu ln ổn định. Nhóm thủy thủ trực ca của 2
tàu có trách nhiệm thơng tin cho nhau, phát hiện những chướng ngại vật trong
suốt quá trình dắt lưới và giải quyết các sự cố xảy ra. Thời gian dắt lưới từ 3-5
giờ, tùy theo ngư trường và đối tượng đánh bắt.
Thu lưới:
Hai tàu thông tin cho nhau, thống nhất thời điểm thu lưới, thuyền trưởng của
hai tàu cho tàu quay mũi về phía lưới, sau đó đưa dây kéo vào con lăn hướng cáp
ở mũi tàu, vận hành máy tời thu dây cáp kéo, dây đỏi.

Hình 2.4: Sơ đồ thu lưới kéo đôi

Khi thu xong dây đỏi, tàu 2 liên kết dây giềng trống với dây mồi và đưa dây
mồi sang tàu 1. Đầu dây giềng trống được chuyển sang tàu 1 và việc thu giềng

trống và thu lưới được tiến hành. Các thủy thủ tàu 1 vận hành máy tời thu dây cẩu,
cẩu từng phần dây giềng trống và lưới lên tàu. Thủy thủ khác thắt dây cẩu và xếp
dây giềng trống, thịt lưới. Lưới có thể được thu hết lên tàu hoặc chỉ thu lưới bằng
việc thu dây kéo túi.
Lấy cá và bảo quản sản phẩm:
12


Sau khi túi lưới đã được thu lên tàu, mở dây thắt túi để lấy sản phẩm khai
thác ra khỏi túi lưới. toàn bộ thủy thủ tàu tập trung, phân loại sản phẩm theo từng
loại, từng kích cỡ, rữa sạch bằng nước biển và đưa vào hầm bảo quản. Sản phẩm
khai thác có thể được bảo quản bằng nước đá lạnh hoặc muối mặn hay phơi khô
tùy theo chất lượng và loại sản phẩm. Đối với phương pháp bảo quản bằng nước
đá lạnh, sản phẩm được đựng trong các khay nhựa (hoặc túi PE) từ 10-12kg/khay
(hoặc 5-10kg/túi) để gảm sự dập nát, hư hỏng sản phẩm khai thác.
Chuẩn bị mẻ sau:
Toàn bộ sản phẩm khai thác được đưa vào hầm bảo quản, mặt boong thao
tác được rửa sạch, dây giềng trống và lưới được sắp xếp theo đúng vị trí. Đối với
phương pháp chỉ thu túi lưới lấy cá, việc thả lưới được thực hiện ngay sau khi lấy
hết sản phẩm từ túi lưới.
Kỹ thuật khai thác lưới kéo đơn
Một số khâu trong quy trình kỹ thuật khai thác lưới kéo đơn giống với lưới
kéo đôi. Tuy nhiên do trang bị phụ tùng khác nhau nên kỹ thuật thao tác thả và
thu lưới khác nhau.
Thả lưới:
Khi tàu đến vị trí thả lưới thuyền trưởng ra lệnh thả lưới, các thủy thủ thả túi
lưới xuống trước, phần thịt lưới, chì, phao xuống theo, rồi thả dây giềng trống.
Sau khi thả hết dây giềng trống tàu tăng tốc độ trong khoảng từ 5-10 phút để cho
miệng lưới và hệ thống dây giềng làm việc ổn định. Sau đó giảm tốc độ tàu, liên
kết dây đuôi ván với khuyết đầu dây tam giác và tháo ván khỏi chốt hãm, mở máy

tời tiếp tục thả dây cáp kéo đến độ dài cần thiết (lớn hơn độ sâu vùng biển từ 3-4
lần). Sau đó, hãm máy tời, điều chỉnh tốc độ tàu, hướng dắt lưới và phân công ca
trực lái tàu dắt lưới.
Thu lưới:
Khi thu lưới tàu giảm tốc độ và mở máy tời thu dần dây cáp kéo, khi thu hết
dây cáp kéo, hãm máy tời thu ván lưới, treo lên trên ròng rọc của giá ván sau đó
mở liên kết giữa dây cáp kéo và gọng ván. Tiếp tục mở máy tời thu dây chuyển
tiếp đến khi dây đi ván trùng thì hãm máy tời mở liên kết giữa dây đuôi ván và
dây tam giác. Tiếp đến mở hãm thu dây tam giác và dây giềng trống. Khi thu hết
giềng trống, đến đầu cánh lưới, thủy thủ đưa đầu dây cẩu về phía đuôi tàu thắt
chặt các đầu cánh lưới về mạn phải của tàu. Thủy thủ khác mở máy tời thu dây

13


cẩu bằng tang tời ma sát. Các thủy thủ khác tập trung ở khu vực mạn phải tiến
hành thu và sắp xếp lưới. Hai dây cẩu luôn phiên kéo lưới lên tàu.
Các sự cố thường gặp và cách khắc phục
Trong q trình lưới kéo hoạt động ở trong nước, đơi khi có các sự cố hoặc
tai nạn xảy ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt và an toàn của lưới.
Mắt lưới biến dạng gây rách lưới:
Hiện tượng mắt lưới biến dạng gây ra ứng lực tập trung không đều trên áo
lưới làm rách lưới. Sự cố này thường xảy ra ở lưới mới do cơng đoạn định hình,
xử lý không tốt. Do vậy, để hạn chế sự cố này cần làm tốt khâu xử lý gút lưới và
định hình tấm lưới trước khi lắp ráp lưới.
Lưới bị xoắn:
Hiện tượng này là do đầu cánh lưới ở vị trí trái ngược nhau hoặc do phao,
chì xoắn vào nhau làm cho miệng lưới không mở được. Để hạn chế hiện tượng
này khi thả lưới phải tiến hành đúng quy trình, đúng kỹ thuật, phải quan sát quá
trình thả lưới nếu phát hiện điều gì đó khơng bình thường cần dừng ngay việc thả

lưới để xử lý sự cố rồi tiếp tục thả lại.
Rách hoặc mất lưới do vướng đá ngầm:
Sự cố này xảy ra khi dắt lưới trong khu vực địa hình đáy ghồ ghề, nhiều
chướng ngại vật. Gặp phải sự cố này; tàu có thể bị dừng đột ngột, đứt dây kéo
hoặc có tác động mạnh đột ngột vào tàu. Khi phát hiện thấy một trong các hiện
tượng trên, tàu phải tiến hành thu lưới ngay và xử lý tai nạn, trường này dễ bị rách
hoặc mất lưới.
Dây, lưới vướng vào chân vịt:
Sự cố này thường xảy ra khi thả hoặc thu lưới do không xác định đúng hướng
nước, hướng gió hoặc vào lúc thu, thả lưới máy tàu có sự cố, tàu khơng thể điều
động được làm cho dây hoặc lưới cuốn vào chân vịt khi sự cố này xảy ra cần tắt
máy ngay và lặn xuống để gỡ phần dây và lưới cuốn vào chân vịt. Để hạn chế sự
cố này phải thu, thả lưới đúng kỹ thuật, phù hợp với hướng gió và hướng nước.
Lưới bị vục bùn:
Khi lưới kéo làm việc ở vùng đáy là bùn hoặc bùn pha cát nếu giềng chì quá
nặng hoặc do cân chỉnh ván không tốt làm cho lưới bị vục trong bùn, tàu không

14


kéo nổi lưới. khi phát hiện tượng này xảy ra phải kéo lưới lên, cân chỉnh lại ván
lưới hoặc điều chỉnh lại giềng chì, rồi thả tiếp mẻ sau.
2.3 Lưới vây
Kỹ thuật khai thác
Quy trình khai thác lưới vây tự do và lưới vây kết hợp ánh sáng.

Hình 2.5: Sơ đồ quy trình khai thác lưới vây

2.4 Kỹ thuật câu
a. Câu tay


15


Hình 2.6: Cấu tạo tổng quát câu tay tầng đáy

Cấu tạo gồm
- Ống câu: được làm bằng gỗ hoặc nhựa có nhiều kích thước khác nhau, dùng
để quấn dây câu chính và dây câu nhánh. Chiều dài ống câu L = 150-200mm,
đường kính Φ = 110-150mm.
- Dây câu chính: dây câu thường xử dụng là loại cước PA, đường kính của
dây câu chính thường Φ = 0,8-1,0mm, chiều dài dây câu, tùy thuộc vào độ sâu
của ngư trường.
- Dây câu nhánh: thường mảnh hơn dây câu chính, có đường kính Φ = 0,60,8mm, chiều dài từ 1,5 -2,0 m.
- Lưỡi câu: làm bằng thép, tùy theo đối tượng khai thác để sử dụng các loại
lưỡi câu cho thích hợp.

Hình 2.7: Cấu tạo lưỡi câu

- Chì: có trọng lượng 400-500g, vật liệu bằng chì Pb.
- Khóa xoay: để tránh cho dây câu chính và dây câu nhánh khơng bị xoắn.
Khóa xoay thường được làm bằng Inox.
- Mồi câu: tùy theo đối tượng đánh bắt để sử dụng loại mồi câu thích hợp, ví
dụ: mồi mực, mồi cá, mồi giả.
+ Kỹ thuật dị tìm bãi câu:
Việc dị tìm bãi câu thường căn cứ vào các bãi câu của những năm trước cho
sản lượng cao, thuyền trưởng dựa vào vị trí đó để điều động tàu tới ngư trường,
hoặc dị tìm bãi câu mới, trên đường dị tìm, thuyền trưởng căn cứ vào địa hình
đáy và độ sâu đáy biển (quan sát màn hình máy dị cá), để quyết định có thả câu
hay khơng, ngồi ra cịn phải căn cứ vào tín hiệu của máy dị cá. Một ngày tàu có


16


thể phải thường xuyên di chuyển từ 10-20 điểm câu tùy thuộc vào các điểm câu
cá nhiều hay ít.
+ Kỹ thuật câu:
Khi tới ngư trường thuyền trưởng thông báo cho các thủy thủ chuẩn bị ống
câu, dây câu, mồi câu, các trang thiết bị khác để câu.
Trường hợp gió, nước êm, thuyền trưởng thả trôi tàu theo hướng nước;
trường hợp gió, nước mạnh, thuyền trưởng phải điều khiển tàu di chuyển chậm để
tàu ổn định. Khi tàu cá ổn định thì các thủy thủ tiến hành câu. Thủy thủ trên tàu
chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4 người, 4 người câu ở boong tàu, 4 người sau câu ở
đuôi tàu.
Tùy thuộc vào không gian tàu mà khoảng cách giữa 2 tàu khơng được gần
nhau q, để trong q trình câu, các dây câu không được quấn vào nhau , câu
được tung ra cách mạn tàu khoảng 3-4m, dưới độ nặng của chì, lưỡi câu và mồi
câu chìm xuống đáy, người câu nới dây câu từ từ cho đến khi chạm đáy khoảng
10-20cm, giữ dây câu ở đầu ngón tay và ngâm câu. Khi cá ăn mồi sẽ truyền cảm
giác nhẹ lên ngón tay người câu, lúc này người câu giật mạnh dây câu để cá đóng
vào lưỡi câu, sau đó dùng tay kéo dây câu lên để bắt cá.
+ Kỹ thuật thu dây câu:
Khi cá cắn câu, người ta dùng ống câu cuộn dây câu để kéo cá lên tàu. Trong
trường hợp câu được cá lớn đòi hỏi người câu phải có kinh nghiệm và kỹ thuật
thu để khơng bị đứt dây câu khi cá vùng vẫy. Người ta thu câu phải nhẹ nhàng, từ
từ theo nguyên tắc thấy dây căng thì nới dây câu, thấy dây chùng thì kéo. Cứ làm
như vậy đến khi cá đã yếu mới kéo cá lên mặt nước, rồi dùng lao và mốc cá lên
tàu.
Trong q trình câu, nếu khơng cịn cá ăn câu, hoặc cá ăn mồi ít, thuyền
trưởng thơng báo cho tồn bộ thủy thủ câu và di chuyển địa điểm khác.


Hình 2.8: Sơ đồ bố trí các vị trí tay câu
17


×