Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Giáo trình Dựng và biên tập Video (Nghề: Tin học ứng dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 80 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

GIÁO TRÌNH
DỰNG VÀ BIÊN TẬP VIDEO
NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..

Bạc Liêu, năm 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Dựng và biên tập Video
Mã mơ đun: MĐ19
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun Dựng và biên tập Video là mô đun bắt buộc thuộc khối các mô
đun chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề. Mơ đun Dựng và biên tập Video được
bố trí sau khi học xong các mơn học chung trong chương trình đào tạo trung cấp.
- Tính chất: Chương trình mơ đun bao gồm một số nội dung cơ bản về Dựng và


biên tập Video, cũng như việc sử dụng mạng máy tính trong đời sống, học tập và hoạt
động nghề nghiệp sau này.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Kiến thức:
+ Giới thiệu được sơ lược về phần mềm Adobe Premiere.
+ Trình bày được tính chất đề mục Universal Counting Leader, Title
+ Trình bày được tính chất bảng Effect control
+ Trình bày được tính chất hiệu ứng chuyển cảnh
+ Trình bày được tính chất hiệu ứng lọc nền
- Kỹ năng:
+ Làm việc với cửa sổ, Project, Monitor source, Monitor Program, Timeline
+ Sử dụng được các công cụ cơ bản – Render work area
+ Thực hiện Photoshop cho phim
+ Tăng giảm, liên kết và tách âm lượng với track Audio
+ Thực hiện hiệu ứng chuyển cảnh (Transition)
+ Thực hiện được các hiệu ứng lọc nền
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được tầm quan trọng, có trách nhiệm trong việc sử dụng các Video
trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;
+ Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng một số nội dung
trong mô đun vào học tập, lao động và các hoạt động khác.
Nội dung của môn học/mô đun

3


Bài 1: THAO TÁC CƠ BẢN VỀ ADOBE PREMIERE
Mã bài: 01
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Giới thiệu sơ lược về phần mềm Adobe Premiere
- Khởi động được chương trình
- Tạo và xác định thông số của dự án
- Mô tả được giao diện màn hình
- Thao tác cơ bản với File dự án
- Làm việc với cửa sổ, Project, Monitor source, Monitor Program, Timeline
- Sử dụng được các công cụ cơ bản – Render work area
Nội dung:
1. Giới thiệu
1.1. Phần mềm dựng phim Adobe Premiere
Phần mềm Adobe Premiere còn được gọi là premiere hay Pr. Là một phần mềm
dựng phim chuyên nghiệp được cung cấp bởi hãng Adobe Systems.
Adobe Premiere là một phần mềm hiệu chỉnh video, người dùng có thể sao chép,
hiệu chỉnh và chia sẻ video trên net, trên radio, trên đĩa hoặc trên những thiết bị. Phần
mềm Adobe Premiere sử dụng cơ chế mới cho phép nhập, biên tập và xuất video với
chất lượng cao HD (high-definition). Tuy nhiên, để làm việc tốt với video chất lượng
HD yêu cầu hệ thống máy tính của người dùng phải rất mạnh, lượng RAM lớn và đĩa
cứng có tốc độ cao, dung lượng còn trống lớn.
1.2. Chức năng của phần mềm dựng phim Adobe Premiere
Đây là một trong những phần mềm được các nhà làm phim chuyên nghiệp lựa
chọn, và cộng đồng hỗ trợ đông đảo. Là một phần mềm hoạt động đa nền tảng, dễ dàng
cài đặt. Premiere có thể tạo ra những video có khả năng tương thích với hầu hết các thiết
bị đầu ra, dễ dàng lưu trữ và chỉnh sửa. Premiere là phần mềm nâng cao thường được
các trường đào tạo sau khi sinh viên học xong các kiến thức về các phần mềm thiết kế
đồ họa.
Premiere cho phép nhập vào nhiều định dạng video khác nhau, chấp nhận nhiều
định dạng ảnh, vector, hay ảnh động. Với giao diện thân thiện dễ sử dụng, Premiere cho
phép chỉnh sửa màu sắc, tạo hiệu ứng phim ảnh, kĩ xảo, thêm vào vô số các hiệu ứng
chuyển cảnh, các plugin từ bên ngồi vào, thêm tiêu đề, mơ tả, âm thanh…


4


Với phiên bản Adobe Premiere Pro 2020 được tích hợp rất nhiều tính năng thơng
minh cho phép người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như:
- Thực hiện các công việc xử lý, chỉnh sửa các file video, những hình ảnh và
typographic lại với nhau.
- Sắp xếp và cắt dựng file video gốc thành một video hoàn thiện.
- Thêm hiệu ứng, bộ lọc cùng những kỹ xảo chuyên nghiệp trong video.
- Làm Subtitle (phụ đề), hỗ trợ làm Intro đầu phim và Credit ở cuối thước phim
hoặc thực hiện chèn logo và hình ảnh một cách rất dễ dàng.
- Xử lý âm thanh của video trực tiếp bằng phần mềm Adobe Premiere
- Xuất video theo nhiều định dạng khác nhau, bao gồm cả các bản ghi âm băng
video, DVD, và thực hiện định dạng video phổ biến Internet để phục vụ các nhu cầu sử
dụng riêng của người dùng.
2. Khởi động
Start → All apps → Adobe Premiere Pro 2020

5


3. Tạo và xác định thông số của dự án
- Khi bắt đầu khởi động Adobe Premiere Pro 2020
Sau khi khởi động, Adobe Premiere Pro 2020 sẽ tự động mở một hộp thoại
Welcome to Premiere Pro → Click vào new project để tạo dự án mới.

- Khi Adobe Premiere Pro 2020 đang mở
Vào menu File → New → Project (Ctrl + Alt + N).

- Xác định thông số của dự án, sau đó nhấn OK.


Nhập tên của
dự án
Chọn đường dẫn
lưu dự án

Hủy bỏ các
thiết lập
Áp dụng các
thiết lập

6


4. Giao diện màn hình
Giao diện làm việc của của Adobe Premiere Pro như hình dưới đây:

2

3
4

4.1. Project Pannel: Cửa sổ dự án – Đây là nơi chứa tất cả các file nguồn đã
import, các title tạo trong khi dựng.

4.2. Source Monitor: Đây là cửa sổ gồm: màn hình xem lại các file nguồn.

7



4.3. Program Monitor: Đây là cửa sổ xuất hiện sản phẩm đã dựng. Nó cho phép
xem lại tất cả hình anh, âm thanh, effect mà chúng ta đã thao tác trong quá trình dựng.

4.4. Timeline Pannel: Đây là cửa sổ xuất hiện tiến độ làm việc của sequence,
bao gồm các đường hình (Video tracks) và các đường tiếng (Audio tracks).

Ngồi ra trong khi làm việc, chúng ta còn gặp các cửa sổ làm việc sau:
4.5. Effect Controls: Là cửa sổ cho phép điều chỉnh các hiệu ứng hình ảnh, âm
thanh:

8


4.6. Audio Mix: Là cửa sổ cho phép xem lại, điều chỉnh, trộn các đường tiếng:

5. Thao tác cơ bản với File
5.1. Tạo dự án mới:
Chọn lệnh File → New → Project (Ctrl + Alt + N)

5.2. Mở dự án có sẵn:
Chọn lệnh File → Open Project (Ctrl + O)

- Xác định thơng số của dự án, sau đó nhấn OK.

Nhập tên
của dự án

Chọn đường dẫn
lưu dự án


Hủy bỏ các
thiết lập
Áp dụng các
thiết lập

9


5.3. Lưu dự án:
Chọn lệnh File → Save, Save as (Ctrl + S)

- Xuất hiện giao diện:

Chọn đường
dẫn lưu file
Nhập tên file

Xác nhận lưu fie

5.4. Nhập file vào Adobe Premiere Pro 2020 (Import)
Sau khi đã tạo được một Project cũng như Sequence cần thiết, chúng ta phải nhập
file (Import) chính là các đoạn phim, âm thanh, hình ảnh vào phần mềm Adobe Premiere
Pro 2020.
Chọn File > Import (hoặc nhấn phím Ctrl + I), tìm đến thư mục chứa file cần
import, chọn các file cần import, có thể giữ phim Ctrl để chọn import nhiều file cùng
mọt lúc. Sau đó bạn chọn OK.
10


- Xuất hiện hộp thoại: thực hiện thiết lập các thông số


Chọn đường dẫn
cần nhập file

Chọn file
cần nhập

Xác nhận
nhập file

11


5.5. Quản lý file import (file nhập vào)
Để quản lý fiel import được khoa học và dễ tìm kiếm, nên tạo các thư mục theo
từng phần riêng như (video, audio, image…).

6. Làm việc với cửa sổ, Project, Monitor source, Monitor Program, Timeline
6.1. Tạo project mới
Project có nghĩa là dự án. Trong Adobe Premiere (sau đây sẽ viết tắt là AP),
mỗi khi bắt đầu dựng một phim mới, ta cần phải tạo một project mới. Điều này sẽ giúp
người dựng phim quả lý các project phim một cách dễ dàng hơn.
6.1.1. Tạo Project mới khi bắt đầu khởi động AP
- Bước 1: Khởi động AP, sẽ cũng xuất hiện một màn hình giới thiệu như hình
dưới đây

- Bước 2: Chọn New Project. Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện như hình sau:
12



- Bước 3: Ở mục Location, chúng ta nhấn vào Browse để chọn thư mục chứa
Project mà chúng ta đang tạo. Ở mục Name, chúng ta đặt tên Project.
- Bước 4: Sau đó nhấn vào Ok.
6.1.2. Tạo Project mới khi AP đang mở
- Bước 1: Trên thanh công cụ Menu, chọn File > New > Project như hình minh
họa dưới đây.

- Bước 2: Làm theo Bước 3, 4 ở cách thứ nhất
6.2. Tạo sequence mới
Sequence trong AP là thuật ngữ để chỉ một bản dựng – nơi mà diễn ra mọi thao
tác biên tập phim trên đó. Trong một Project ta có thể tạo rất nhiều Sequence khác nhau.
Có các trường hợp sau cần tạo một Sequence mới: khi bắt đầu một Projetc mới và tạo
thêm Sequence cho Project đang sử dụng.
Các bước tạo một Sequence mới như sau:
- Bước 1: Trên thanh công cụ Menu, chọn File > New > Sequence. Như hình
sau:

13


Hoặc trong cửa sổ làm việc Project (Project Pannel), nhấn chuột vào biểu
tượng New Item, chọn Sequence, như hình dưới đây:

Trong trường hợp tạo Sequence mới sau khi tạo Project mới, sau khi nhấn OK ở
bước cuối cùng ở mục 1 của Phần I, AP sẽ tự động yêu cầu chúng ta tạo một Sequence
mới. Một cửa sổ mới xuất hiện như hình sau:

- Bước 2: Trong thẻ Sequence Presets, lựa chọn một Sequence được thiết lập
trước trong danh sách Available Presets.


14


- Bước 3: Đặt tên cho Sequence ở mục Sequence Name. Sau đó chọn OK. Như
vậy là chúng ta đã tạo xong một Sequence mới.

- Bước 4: Nhấn Ok để xác nhận.
6.3. Monitor source, Monitor Program
Màn hình nguồn và chương trình trong Premiere Pro cho phép xem các video clip
và chỉnh sửa chuỗi video. Tìm hiểu về các điều khiển có thể tùy chỉnh và chế độ hiển
thị trong màn hình.
Màn hình nguồn phát lại từng clip riêng lẻ. Trong Source Monitor, bạn chuẩn bị
các clip mà bạn muốn thêm vào một chuỗi. Bạn đặt Điểm vào và Điểm ra, đồng thời chỉ
định các bản nhạc nguồn của clip (âm thanh hoặc video). Bạn cũng có thể chèn các điểm
đánh dấu clip và thêm clip vào một chuỗi trong bảng Dịng thời gian.

Trình giám sát chương trình phát lại chuỗi clip mà bạn đang lắp ráp. Đó là chế
độ xem của bạn về chuỗi hoạt động trong bảng Dòng thời gian. Bạn có thể đặt các điểm
đánh dấu trình tự và chỉ định trình tự Trong điểm và Điểm ra. Sequence Trong điểm và
Out point xác định nơi các khung được thêm vào hoặc xóa khỏi chuỗi.
Mỗi màn hình chứa cả thước đo thời gian và các nút điều khiển để phát lại và gợi
ý cho khung hiện tại của clip nguồn hoặc chuỗi. Đặt điểm Vào và Ra, chuyển đến Điểm
Vào và Ra, và đặt điểm đánh dấu. Các nút Chèn và Ghi đè có sẵn trong Trình theo dõi
nguồn, và các nút Nâng và Trích xuất có sẵn trong Trình theo dõi chương trình, theo
mặc định. Mỗi màn hình cũng chứa một nút Khung xuất để tạo ảnh tĩnh từ một khung
video duy nhất.

15



Theo mặc định, các nút hữu ích nhất được hiển thị dọc dưới cùng của Màn hình
nguồn và chương trình. Tuy nhiên, bạn có thể thêm nhiều hơn nữa. Để mở trình chỉnh
sửa nút, hãy nhấp vào "+" ở phía dưới bên phải của màn hình. Thêm các nút vào thanh
nút bằng cách kéo chúng từ trình chỉnh sửa nút. Có thể thêm tối đa hai hàng nút. Khoảng
cách để tách các nhóm nút cũng có thể được kéo vào thanh nút. Để xóa một nút, hãy kéo
nút đó ra khỏi thanh nút. Để tắt tất cả các nút, hãy chuyển đến menu bảng điều khiển và
bỏ chọn "Hiển thị Điều khiển Giao thông".
6.4. Timeline

Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Trong Adobe premiere 2020, để tạo một dự án mới ta chọn:
A. File → Open Project (Ctrl + O)
B. File → Save (Ctrl + S)
C. File → New → Project (Ctrl + Alt + N)
D. File → Import (Ctrl + I)
Câu 2. Trong Adobe premiere 2020, để lưu dự án đã tạo ta chọn:
A. File → Open Project (Ctrl + O)
B. File → Save (Ctrl + S)
C. File → New → Project (Ctrl + Alt + N)
D. File → Import (Ctrl + I)
16


Câu 3. Trong Adobe premiere 2020, trên cửa sổ New Project, để chọn đường dẫn
chứa dự án ta chọn ở mục:
A. Name
B. Location
C. Capture
D. Video
Câu 4. Trong Adobe premiere 2020, trên cửa sổ New Project, để đặt tên cho dự

án ta chọn ở mục:
A. Name
B. Location
C. Capture
D. Video
Câu 5. Trong Adobe premiere 2020, để chèn video, hình ảnh hoặc âm thanh vào
dự án ta chọn:
A. File → Open Project (Ctrl + O)
B. File → Save (Ctrl + S)
C. File → New → Project (Ctrl + Alt + N)
D. File → Import (Ctrl + I)
Câu 6. Trong Adobe premiere 2020, để tạo một bảng dựng (Sequence) mới ta
chọn:
A. File → New → Project (Ctrl + Alt + N)
B. File → Save (Ctrl + S)
C. File → New → Sequence (Ctrl + N)
D. File → Open Project (Ctrl + O)
Câu 7. Trên giao diện màn hình của Adobe premiere 2020, cửa sổ thể hiện tiến
độ làm việc của sequence là:
A. Timeline Pannel
B. Program Monitor
C. Source Monitor
D. Project Pannel
Câu 8. Trên giao diện màn hình của Adobe premiere 2020, cửa sổ xuất hiện sản
phẩm đã dựng là:
A. Timeline Pannel
B. Program Monitor
C. Source Monitor
D. Project Pannel
17



Câu 9. Trên giao diện màn hình của Adobe premiere 2020, cửa sổ xem lại các
file nguồn là:
A. Timeline Pannel
B. Program Monitor
C. Source Monitor
D. Project Pannel
Câu 10. Trên giao diện màn hình của Adobe premiere 2020, cửa sổ chứa tất cả
các file nguồn đã chèn (Import) vào là:
A. Timeline Pannel
B. Program Monitor
C. Source Monitor
D. Project Pannel
Câu 11. Trong Adobe premiere 2020, cửa sổ cho phép điều chỉnh các hiệu ứng
hình ảnh, video là:
A. Effect Controls
B. Audio Mix
C. Metadata
D. Source Monitor
Câu 12. Trong Adobe premiere 2020, cửa sổ cho phép điều chỉnh đường tiếng
là:
A. Effect Controls
B. Audio Mix
C. Metadata
D. Source Monitor
Câu 13. Trong Adobe premiere 2020, thực hiện thao tác File → New → Project
(Ctrl + Alt + N) là để:
A. Mở dự án đã lưu
B. Tạo dự án mới

C. Lưu dự án đã thực hiện
D. Nhập file dữ liệu vào project
Câu 14. Trong Adobe premiere 2020, thực hiện thao tác File → Save (Ctrl + S)
là để:
A. Mở dự án đã lưu
B. Tạo dự án mới
C. Lưu dự án đã thực hiện
D. Nhập dữ liệu vào project
18


Câu 15. Trong Adobe premiere 2020, thực hiện thao tác File → Open Project
(Ctrl + O) là để:
A. Mở dự án đã lưu
B. Tạo dự án mới
C. Lưu dự án đã thực hiện
D. Nhập dữ liệu vào project
Bài tập thực hành 1
Bài 1:
Mở phần mềm Adobe premiere 2020, tạo một dự án mới và đặt tên
Thuchanh1.prproj theo đường dẫn: D:\ Bien tap Video\Thuchanh1\ Thuchanh1.prproj.
- Chèn Video Video1.mp4 vào dự án (Project).
- Chèn thư mục Hinh anh vào dự án (Project).
- Chèn âm thanh bài hát Audio1.mp3 vào dự án (Project).
- Tạo Sequence mới, đặt tên Thuchanh1.
- Chuyển Video Video1.mp4 vào khung Timeline.
- Chuyển các ảnh H1, H2, H3, H4, H5 vào khung Timeline ngay phía sau
Video1.mp4.
- Lưu và đóng dự án.
Yêu cầu về đánh giá:

Học viên thực hiện đúng trình tự, chọn đúng Video, hình ảnh theo yêu cầu, đặt
tên và lưu đúng đường dẫn.
Bài 2:
Mở dự án Thuchanh1.prproj đã tạo ở bài tập 1, lưu lại với tên thuchanh2.prproj.
- Chèn Video Video2.mp4 vào dự án.
- Chèn thêm các ảnh H6, H7, H8, H9, H10 trong cửa sổ dự án (Project) vào khung
timeline phía sau hình H5.
- Chèn Video Video2.mp4 trong cửa sổ dự án (Project) vào khung Timeline phía
sau H10.
- Lưu và đóng dự án.
Yêu cầu về đánh giá:
Học viên thực hiện đúng trình tự, chọn đúng hình ảnh, âm thanh và chọn định
dạng xuất file đúng yêu cầu, đặt tên và lưu đúng đường dẫn.

19


Bài 2: BIÊN TẬP PHIM
Mã bài: 02
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
- Thao tác với bộ công cụ biên tập như: Ripple, Rolling, Slip, Slide, Rate Stretch.
- Sử dụng công cụ Fast, Slow, Revere motion, Freeze
- Thực hiện Photoshop cho phim
- Tăng giảm, liên kết và tách âm lượng với track Audio
- Tinh giảm trọng lượng project; Lưu đóng gói; Xuất phim
Nội dung:
1. Thao tác với bộ công cụ biên tập
1.1. Công cụ Select (V)
2.1.1.1. Công dụng: Công cụ tiêu chuẩn để chọn clip, mục menu và các đối tượng

khác trong giao diện người dùng. Thông thường, nên chọn Selection Tool khi bạn sử
dụng bất kỳ công cụ nào khác, chuyên biệt hơn.
2.1.1.2. Cách sử dụng công cụ Select:
- Bước 1: Click chọn công cụ Select
- Bước 2: Click vào đối tượng muốn chọn để chọn.
1.2. Công cụ Track Select
Đây là một trong những công cụ khá mới lạ đối với các bạn mới học thiết kế đồ
họa. Bên cạnh những công cụ như Ripple Edit Tool, Track Selection Tool …. Chọn
công cụ này để chọn tất cả các clip ở bên phải con trỏ trong một chuỗi. Để chọn một clip
và tất cả các clip ở bên phải theo dõi riêng của nó, hãy nhấp vào clip đó. Để chọn một
clip và tất cả các clip ở bên phải của nó trong tất cả các bản nhạc, hãy bấm và bấm vào
clip đó. Nhấn Shift sẽ thay đổi Track Selection Tool thành Multi-track Selection Tool.
1.2.1. Công cụ Track Select Forward (A)
- Công dụng: Chuyển tiếp âm thanh về trước.
- Cách sử dụng công cụ Track Select Forward:
+ Bước 1: Click chọn công cụ Track Select Forward
+ Bước 2: Click vào âm thanh muốn chuyển để thực hiện thao tác.
1.2.2. Công cụ Track Select Backward (Shift + A)
- Công dụng: Chuyển tiếp âm thanh về sau.
- Cách sử dụng công cụ Track Select Forward:
+ Bước 1: Click chọn công cụ Track Select Forward
20


+ Bước 2: Click vào âm thanh muốn chuyển để thực hiện thao tác.
1.3. Nhóm cơng cụ Ripple Edit, Rolling Edit, Rate Stretch
1.3.1. Công cụ Ripple Edit (B)
- Công dụng: Công cụ Ripple dùng để cắt điểm In hoặc Out của một clip trong
Timeline. The Ripple Edit Tool đóng các khoảng trống do chỉnh sửa gây ra và giữ
nguyên tất cả các chỉnh sửa ở bên trái hoặc bên phải của clip được cắt.

- Cách sử dụng công cụ Ripple:
+ Bước 1: Click chọn cơng cụ Ripple
+ Bước 2:
• Click vào vị trí muốn cắt trên clip để thực hiện lệnh cắt.
• Để ghép nối khoảng trống giữa 2 clip click chuột phải chọn Ripple.
1.3.2. Công cụ Rolling (N)
- Công dụng: Chọn công cụ này để cuộn điểm chỉnh sửa giữa hai clip trong
Timeline. The Rolling Edit Tool là điểm cắt của một điểm vào và điểm ra khác. Trong
khi để lại thời gian kết hợp của hai clip không thay đổi.
- Cách sử dụng công cụ Rolling:
+ Bước 1: Click chọn công cụ Rolling
+ Bước 2: Click vào vị trí bên trái hoặc bên phải để kéo dài hoặc thu ngắn clip.
1.3.3. Công cụ Rate Stretch (R)
- Công dụng: Công cụ này dùng để rút ngắn một clip trong một TimeLine bằng
cách tăng tốc độ phát lại của nó hoặc để kéo dài nó bằng cách làm chậm nó xuống. Rate
Stretch Tool thay đổi tốc độ và thời lượng, nhưng để lại các điểm In và Out của clip
không thay đổi.
- Cách sử dụng công cụ Rate Stretch: Click vào cuối hoặc đầu clip → drag để
thao tác.
1.4. Công cụ Razor (C)
- Công dụng: Chọn công cụ này để tạo một hoặc nhiều vết cắt trong các clip trong
một dịng thời gian.
- Cách sử dụng cơng cụ Razor: Nhấp vào một điểm trong clip để tách nó tại vị
trí chính xác đó. Để tách các clip trong tất cả các bản nhạc tại vị trí đó, hãy nhấp vào vị
trí trong bất kỳ clip nào.
1.5. Cơng cụ Slip và Slide
1.5.1. Công cụ Slip (Y)

21



- Công dụng: Chọn công cụ này để đồng thời thay đổi điểm In và Out của một
clip trong một Timeline, trong khi vẫn giữ khoảng thời gian giữa chúng.
- Cách sử dụng công cụ Slip: Click ngay giữa clip, drag để rà hình ảnh.
1.5.2. Cơng cụ Slide (U)
- Cơng dụng: Chọn công cụ này để di chuyển clip sang trái hoặc phải trong
TimeLine trong khi đồng thời cắt hai clip bao quanh nó. Thời lượng kết hợp của ba clip
và vị trí của nhóm trong TimeLine, khơng thay đổi.
- Cách sử dụng công cụ Slide: Click ngay giữa clip, drag để thao tác.
1.6. Nhóm cơng cụ Pen, Rectangle, Ellipse
1.6.1. Công cụ Pen (P)
- Công dụng: Chọn công cụ này để đặt hoặc chọn khung hình chính hoặc để điều
chỉnh các đường kết nối trong dòng thời gian.
- Cách sử dụng:
+ Kéo một đường kết nối theo chiều dọc để điều chỉnh nó.
+ Ctrl-click trên một đường kết nối để thiết lập một khung hình chính.
+ Nhấn Shift-click các khung hình khơng liền kề để chọn chúng.
+ Kéo một vùng chọn lên các khung hình chính liền kề để chọn chúng.
1.6.2. Công cụ Rectangle
- Công dụng: Chọn công cụ này để vẽ hình chữ nhật trên Video.
- Cách sử dụng:
+ Chọn cơng cụ Rectangle.
+ Drag vào vị trí cần chèn hình chữ nhật trên Video.
1.6.3. Cơng cụ Ellipse
- Cơng dụng: Chọn cơng cụ này để vẽ hình ellipse trên Video.
- Cách sử dụng:
+ Chọn công cụ Ellipse.
+ Drag vào vị trí cần chèn hình ellipse trên Video.
1.7. Cơng cụ Hand và Zoom
1.7.1. Công cụ Hand (H)

- Công dụng: Chọn công cụ này để di chuyển vùng xem của dòng thời gian sang
phải hoặc sang trái.
- Cách sử dụng: Kéo sang trái hoặc sang phải bất kỳ nơi nào trong khu vực xem.
1.7.2. Công cụ Zoom (Z)
22


- Cơng dụng: Chọn cơng cụ này để phóng to hoặc thu nhỏ trong khu vực xem
theo dòng thời gian.
- Cách sử dụng:
+ Nhấp vào trong khu vực xem để phóng to thêm một lần.
+ Alt-click để thu nhỏ bằng một lần tăng.
1.8. Nhóm cơng cụ Type và Vertical Type
1.8.1. Công cụ Type (T)
- Công dụng: Chọn công cụ này để chèn văn bản dạng ngang vào video.
- Cách sử dụng:
+ Chọn công cụ Type
+ Click vào Video để nhập văn bản.
1.8.2. Công cụ Vertical Type
- Công dụng: Chọn công cụ này để chèn văn bản dạng dọc vào video.
- Cách sử dụng:
+ Chọn công cụ Type
+ Click vào Video để nhập văn bản.
2. Sử dụng Fast, Slow, Revere motion, freeze
2.1. Sử dụng Fast, Slow, Revere motion
2.1.1. Công dụng: Fast, Slow, Revere motion, freeze có tác dụng làm nhanh,
chậm hoặc tạm dừng tốc độ (người, xe cộ,…) video clip.
2.1.2. Cách thực hiện
- Chọn clip trên timeline → Chọn lệnh Clip→ Speed Duration (Ctrl+R).
+ Speed > 100: Chuyển động nhanh (Fast Motion)

+ Speed = 100: Chuyển động bình thường
+ Speed < 100: Chuyển động chậm (Slow Motion)
+ Reverse Speed: Đảo ngược chuyển động.
2.2. Sử dụng freeze
2.2.1. Cơng dụng: Dừng hình đoạn video
2.2.2. Cách thực hiện:
- Chọn clip trên timeline → Chọn lệnh Clip→ Video Option → Frame Hold
Option → Add Frame Hold.
+ In Point: Dừng hình tại điểm In.
+ Out Point: Dừng hình tại điểm Out.
+ Marker(): Dừng hình tại Marker clip.
3. Photoshop cho phim
23


3.1. Chọn đúng mục đích sử dụng Photoshop cho phim.
- Chạy chương trình Photoshop → Chọn lệnh File → New → Preset → Chọn
Film& Video → Chọn loại file tương ứng với Project.
- Lưu và giữ lại Layer.
3.2. Import file Photoshop vào Premiere
- Chọn lệnh File → Import → Chọn file ảnh photoshop.
+ Import as → footage → choose layer (Chọn từng layer).
+ Import as → Sequence (Import tất cả layer và tạo Sequence)
+ Footage Dimensions: Chọn Document size lấy vừa khung, layer size lấy sát đối
tượng.
4. Thao tác với track Audio
4.1. Tăng giảm âm lượng bằng Audio Clip Mixer
- Tác dụng: Hiệu chỉnh hiệu ứng âm thanh, tăng giảm âm.
- Cách thực hiện:
+ Chọn Track Audio trên Timeline

+ Click vào menu Audio

để mở hộp thoại Audio Clip Mixer

Drag lên để tăng,
drag xuống để
giảm âm lượng

+ Chọn Audio cần tăng, giảm → Dùng công cụ select di chuyển volum lên để
tăng âm, di chuyển xuống để giảm âm.
4.2. Liên kết và tách liên kết âm lượng
4.2.1. Tác dụng: giúp tách âm thanh khỏi clip hình hoặc liên kết tiếng với hình
sau khi đã chỉnh khớp âm thanh với hình.
4.2.2. Cách thực hiện:
- Tách liên kết: click phải clip trên timeline → Unlink
24


- Liên kết : chọn clip hình và clip tiếng → click phải clip trên timeline → Link

5. Tinh giảm trọng lượng project
5.1. Tác dụng: Loại bỏ vĩnh viễn những đoạn video thừa
5.2. Cách thực hiện:

Chọn clip bằng Marker
→ Make subclip.

trên monitor source → Chọn lệnh Clip

25



×