Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC tế CHỦ đề 6 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.14 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
LỚP:2145A02
HỌC PHẦN: THANH TOÁN QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN: ThS. NGUYỄN THÙY LINH
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN 1

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ 6: PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
NHÓM 12
Các thành viên trong nhóm

Trần Phương Linh
Vũ Sơn Lâm
Lê Thị Hải Anh
Phạm Thị Ngân
Tăng Minh Anh
Nguyễn Phương Anh

Năm học 2022-2023
~1~


MỤC LỤC
A.DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM.................................3
B.BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA THÀNH VIÊN
NHÓM........................................................................................3
C.NỘI DUNG CHỦ ĐỀ.............................................................4
1.Khái niệm, đặc điểm của phương thức nhờ thu................4
1.1. Khái niệm.......................................................................4
1.2. Đặc điểm.........................................................................4


2. Các bên tham gia phương thức nhờ thu...........................5
2.1. Những bên tham gia......................................................5
2.2. Lợi ích và rủi ro đối với các bên khi sử dụng phương
thức thanh toán nhờ thu.......................................................5
3. Các loại thanh tốn nhờ thu...............................................6
3.1.Căn cứ theo thời hạn, có 2 loại Nhờ thu:......................6
3.2. Căn cứ theo chứng từ, có 2 loại Nhờ thu.....................7
4. Quy trình thanh tốn nhờ thu............................................7
4.1. Nhờ thu trơn (Clean Collection)...................................7
4.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)......9
5.Vai trò của ngân hàng........................................................12
6.Những lưu ý khi sử dụng phương thức phương thức
thanh toán nhờ thu?..............................................................12
~2~


A.DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM.
STT
1
2
3
4
5
6

B.BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA THÀNH VIÊN NHÓM.
STT

Họ và tên


1

Trần Phương Linh

2

Vũ Sơn Lâm

3

Phạm Thị Ngân

4
5

Lê Thị Hải Anh
Tăng Minh Anh

6

Nguyễn Thị Phương Anh

~3~


C.NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1.Khái niệm, đặc điểm của phương thức nhờ thu
1.1. Khái niệm
-Là phương thức thanh tốn, theo đó, bên bán( nhà xuất khẩu) sau
khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ ủy thác cho ngân hàng phục vụ

mình xuất trình bộ chứng từ thơng qua ngân hàng đại lý cho bên
mua( nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay
chấp nhận các điều kiện và các điều khoản khác
-Để Phương thức thanh toán này được sử dụng 1 cách có hiệu quả,
đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh tốn, phịng
TMQT(International Chamber Of Commerce-ICC) đã ban hành văn
bản “ quy tắc thống nhất về nhờ thu” (Uniform Rules For Collection –
URC) được phát hành lần đầu vào năm 1956, đây là văn bản mang
tính pháp lí tùy ý- nghĩa là việc áp dụng văn bản này là không bắt
buộc. . Tuy nhiên khi đã có sự thống nhất của 2 bên mua bán , thì phải
dẫn chiếu các điều khoản của URC và phải tuân thủ các điều khoản
đó.
- Từ khái niệm trên, có thể thấy phương thức thanh tốn nhờ thu đã
dung hịa được tính an tồn và tính rủi ro so với phương thức ứng
trước và phương thức ghi sổ, mà lại giảm được chi phí so với phương
thức L/C.Các ngân hàng tham gia đều hành động với tư cách nhà ủy
quyền của nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người này và
thu phí xử lý chứng từ. Các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính
cho người ủy nhiệm.

1.2. Đặc điểm



Căn cứ nhờ thu là chứng từ chứ khơng phải hợp đồng.
Vai trị của ngân hàng chỉ là người trung gian.

~ 4~



♦ Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra khi người bán đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng (lập chứng từ).
-Q trình TT k có sự rang buộc trách nhiệm của các bên chặt chẽ
như trong phương thức L/C. Việc trả tiền khơng hồn tồn chắc chắn,
vẫn có rủi ro thiệt hại đối với người xuất khẩu.
-Mẫu hối phiếu nhờ thu cơ bản:

2. Các bên tham gia phương thức nhờ thu
2.1. Những bên tham gia
- Có 5 bên tham gia phương thức nhờ thu

♦ Người ủy nhiệm/Nhà xuất khẩu/Người bán (Principal): là người
nhờ ngân hàng thu hộ tiền nên phải chịu phí nhờ thu do ngân hàng
thực hiện

~5~


♦ Ngân hàng nhờ thu (Remitting bank): ngân hàng được người
người ủy nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu, thường đồng nhất với ngân
hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
♦ Ngân hàng xuất trình (Presenting bank) là ngân hàng ở nước
người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người
nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu.
♦ Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là bất kỳ ngân hàng nào có
liên quan tới nghiệp vụ nhờ thu nhưng khơng phải là ngân hàng
chuyển chứng từ.
♦ Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo
đúng chỉ thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu, có trách
nhiệm trực tiếp trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người bán.


2.2. Lợi ích và rủi ro đối với các bên khi sử dụng phương thức
thanh toán nhờ thu
2.2.1.Lợi ích đối với các bên khi sử dụng phương thức thanh
toán nhờ thu:
♦ Nhà xuất khẩu: Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ
được giao cho nhà nhập khẩu ngay sau khi người này đã thanh toán
hay chấp nhận thanh tốn. Nhà XK có quyền đưa nhà nhập khẩu ra
tịa nếu người này khơng trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến
hạn thanh toán.
♦ Nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ trước
khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Đối với D/A nhà nhập khẩu
được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến
thời hạn của hối phiếu.
~6~


♦ Đối với 2 ngân hàng: Có thu nhập từ phí nhờ thu học xuất nhập
khẩu ở đâu tốt. Mở rộng tín dụng, các quan hệ với các ngân hàng
khác.
2.2.2. Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu:
♦ Đối với nhà xuất khẩu: Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc
thực hiện lệnh nhờ thu thì hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu.
Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong
khi hàng hóa đã được gửi đi trc. Nhà xuất khẩu có thể kiện nhưng sẽ
tốn nhiều thời gian.
♦ Đối với nhà nhập khẩu: Chịu rủi ro khi có gian lận trong
thương mại (nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng
không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay
hàng hóa khơng khớp với chứng từ.

♦ Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận dc tiền từ ngân hàng thu hộ thì
ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu.

♦ Ngân hàng thu hộ: nếu ngân hàng này chuyển tiền cho ngân hàng
nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh tốn thì phải chịu
rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và khơng thanh
tốn.

=> Như vậy, có thể thấy được phương thức thanh toán nhờ
thu đã giảm thiểu được nhiều rủi ro từ các phương thức như
ứng trước và ghi sổ. Ngoài ra, cũng giảm được rất nhiều chi
phí so với phương thức thanh tốn bằng tín dụng thư.
Nhưng phương thức nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định,
tùy thuộc vào tình trạng thực tế của các bên mà có thể lựa
chọn phương thức phù hợp nhất.
~7~


3. Các loại thanh toán nhờ thu
3.1.Căn cứ theo thời hạn, có 2 loại Nhờ thu:
– Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này qui định người
mua/người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.
hoc ke toan online
– Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua
khơng phải thanh tốn ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh tốn trên
hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu.
Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn
của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày
đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã
chấp nhận. cộng đồng xuất nhập khẩu


3.2. Căn cứ theo chứng từ, có 2 loại Nhờ thu
– Nhờ thu phiếu trơn: Bộ chứng từ Nhờ thu chỉ gồm Hối phiếu và
Yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng của người xuất khẩu
– Nhờ thu kèm chứng từ: Bộ chứng từ Nhờ thu ngoài Hối phiếu,
Yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng cịn có bộ chứng từ gửi hàng. Khi
đó người nhập khẩu nếu muốn nhận chứng từ thì sẽ phải thanh tốn
(D/P) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (D/A)

4. Quy trình thanh tốn nhờ thu
4.1. Nhờ thu trơn (Clean Collection)
-Nhờ thu trơn (ủy thác thu không kèm chứng từ ) là phương thức mà
người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối phiếu ở người mua ,
trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính , cịn các
chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không
thông qua ngân hàng .


-Quy trình nhờ thu trơn:

(1) Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến
hành giao hàng và chuyển thẳng bộ chứng từ thương mại cho người
nhập khẩu để nhận hàng.
(2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và chỉ thị nhờ thu ủy thác cho
ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu
(3) Căn cứ vào yêu cầu của người ủy nhiệm, ngân hàng nhận ủy
thác chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý của
mình ở nước người nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ.
(4) Ngân hàng xuất trình thơng báo cho người nhập khẩu để yêu
cầu người nhập khẩu trả tiền.

(5) Nếu đồng ý thì người nhập khẩu trả tiền (nếu trả tiền ngay), hoặc
chấp nhận trả tiền (nếu trả chậm)
~9~


(6) Ngân hàng xuất trình chuyển tiền thu được cho ngân hàng
chuyển chứng từ.
(7) Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán kết quả nhờ thu cho người
xuất khẩu.

4.1.1.Rủi ro trong phương thức nhờ thu phiếu trơn
-Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu phiếu trơn khơng có
căn cứ vào chứng từ thương mại, mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính,
do đó sẽ xảy ra rủi ro cho các bên

4.1.1.1Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
- Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ
nhận được tiền thanh tốn.
- Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc
thanh tốn sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém.
- Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ
chối thanh toán, hoặc từ chối chấp nhận thanh toán.
- Đến hạn thanh tốn hối phiếu kì hạn nhưng nhà nhập khẩu khơng
thể thanh tốn hoặc khơng muốn thanh tốn thì nhà xuất khẩu có thể
kiện ra tịa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được
tiền.

4.1.1.2.Đối với nhà nhập khẩu
-Rủi ro có thể phát sinh khi Lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà
nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận trong khi

hàng hóa khơng được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới,
~10~


hoặc khi nhận hàng hóa có thể là khơng đảm bảo đúng chất lượng như
đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
=>Như vậy, rủi ro đối với nhà xuất khẩu rất lớn vì giữa việc nhận
hàng và thanh tốn của nhà nhập khẩu khơng có sự ràng buộc
với nhau, cho nên nhờ thu phiếu trơn thường chỉ áp dụng trong
trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng
lẫn nhau, cụ thể, nhà xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng, cịn
nhà nhập khẩu có thiện chí thanh toán.

4.1.2. Các trường hợp áp dụng nhờ thu trơn
+ Sử dụng để đòi tiền dịch vụ đã cung ứng như vận tải , bảo hiểm
+Sử dụng khi mối quan hệ giữa người bán và người mua là những
công ty mẹ - con , chi nhánh – tổng công ty , các cơng ty của hãng
lớn,... Khi đó việc tranh chấp nếu có giữa 2 bên trong cùng một
hãng sẽ được giải quyết dễ dàng và mang tính chất nội bộ
+Sử dụng trong trường hợp hàng hóa giao dịch là thứ hàng phế
phẩm do đặc điểm hàng hóa được mua bán đặc biệt nên điều kiện
mua bán được 2 bên thống nhất cao , ít có tranh chấp
+Sử dụng để đòi tiền phạt , tiền bồi thường theo phán quyết của
cơ quan có thẩm quyền.

4.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
-Nhờ thu kèm chứng từ là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương
mại có hoặc khơng kèm theo các chứng từ tài chính.
-Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người xuất
khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ,

tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập
khẩu trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa. Nếu người nhập khẩu
~11~


thanh tốn hoặc chấp nhận thanh tốn thì ngân hàng mới trao bộ
chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hóa. Theo phương thức
này, ngân hàng khơng chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống
chế bộ chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế này quyền lợi của
người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
-Nhờ thu kèm chứng từ chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu
và được chia thành hai loại: nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng
từ (Documents against Acceptance – D/A) và Nhờ thu trả tiền trao
chứng từ (Documents against Payment – D/P)
-Quy trình nhờ thu kèm chứng từ

Trong đó:
(1) Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh tốn qui định
áp dụng phương thức "Nhờ thu kèm chứng từ".
(2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
(3) Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ
(bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới
ngân hàng nhờ thu.
~12~


(4) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ
tới Ngân hàng thu hộ.
(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng
từ cho nhà nhập khẩu.

(6) Nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách:
- Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc kì phiếu); hoặc
- Chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kì hạn);
- Kí phát hành kì phiếu hoặc giấy chứng nhận nợ.
(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà
nhập khẩu.
(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp
nhận, hoặc kì phiếu hay giấy nhận nợ cho Ngân hàng nhờ thu.
(9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp
nhận, hoặc kì phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuất khẩu.

-Điều kiện trao chứng từ

~13~


Trong đó:
-D/P = thanh tốn trao chứng từ.
-D/P at X days sight = Thanh tốn sau x ngày nhìn thấy chứng từ.
-D/A = Chấp nhận thanh toán trao chứng từ.
-D/OT (D/TC) = Chấp nhận các điều kiện khác trao chứng từ. (Theo
Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

4.2.1. Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A)
-Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against
Acceptance – D/A) là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người
trả tiền (người nhập khẩu) chỉ cần chấp nhận trả tiền hối phiếu sẽ được
ngân hàng trao cho bộ chứng từ nhận hàng. Khi đến hạn thanh toán,
người nhập khẩu có trách nhiệm thanh tốn cho người xuất khẩu. Đây
chính là hình thức thanh tốn trả chậm, trong đó người nhập khẩu được

người xuất khẩu cấp tín dụng.

~14~


(1) Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành
giao hàng cho người nhập khẩu nhưng khơng giao bộ chứng từ hàng
hóa.
(2)
Người xuất khẩu ký phát và gửi hối phiếu có kỳ hạn, kèm
theo chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận
ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu
(3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ
sang ngân hàng đại ký để thông báo cho người nhập khẩu
(4) Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình
lập thơng báo gửi nhà nhập khẩu
(5) Nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền bằng cách ký chấp nhận
trực tiếp vào hối phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì ngân hàng xuất
trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
~15~


(6) Ngân hàng xuất trình thơng báo nội dung chấp nhận thanh toán của
nhà nhập khẩu cho ngân hàng chuyển chứng từ.
(7) Ngân hàng chuyển chứng từ thông báo kết quả gửi chứng từ nhờ
thu theo điều kiện D/A cho người xuất khẩu.

4.2.2. Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P)
Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P) là hình thức
thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng

từ khi đã chuyển vào ngân hàng đủ số tiền thanh tốn. Hình thức nhờ thu này được
áp dụng trong trường hợp thanh toán trả ngay.

~16~


(1) Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao
hàng cho người nhập khẩu
(2) Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa
(kèm hoặc khơng kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ
tiền ở người nhập khẩu
(3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang
ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu
(4) Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thơng báo
gửi nhà nhập khẩu.
(5) Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau khi
nhà nhập khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu.
(6) Ngân hàng xuất trình thanh tốn trị giá nhờ thu cho ngân hàng
chuyển chứng từ
(7) Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả nhờ thu
sau khi đã trừ phí dịch vụ và các chi phí liên quan.

-Ngồi hai hình thức nhờ thu kèm chứng từ theo các điều kiện
D/A, D/P, trong thực tế cịn có một số điều kiện thanh toán nhờ thu
kèm chứng từ khác:
+)Thanh toán từng phần: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight,
một phần theo giá trị nhờ thu D/A.
+)Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, có thư cam kết trả tiền,
hoặc có biên lai tín thác. Các trường hợp này quy trình thanh tốn áp
dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng ngân hàng chỉ giao chứng

từ khi khách hàng xuất trình giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền
hoặc biên lai tín thác do chính khách hàng lập ra.

~17~


5.Vai trò của ngân hàng
-Vai trò của ngân hàng trong phương thức nhờ thu là vai trò thứ yếu chỉ là trung gian thu hộ, đây cũng chính là điểm mà người nhập khẩungười xuất khẩu dè dặt trong việc lựa chọn phương thức thanh toán
này.
+Theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC URC 522: Ngân hàng
chỉ có vai trị là trung gian thu hộ và có trách nhiệm xác định các
chứng từ mình nhận được là đúng với chỉ thị nhờ thu và thông báo
cho bên nhận khơng chậm chễ. Ngồi ra, ngân hàng khơng có trách
nhiệm khác, bao gồm: Ngân hàng khơng có trách nhiệm đối với
hàng hóa có liên quan đến giao dịch; việc lựa chọn dịch vụ của ngân
hàng thu hộ (rủi ro thuộc về người xuất khẩu); tính chính xác, chân
thực của bộ chứng từ giao hàng cũng như không chịu trách nhiệm về
việc thất lạc, cắt xén, mất mát chứng từ đang vận chuyển trên đường.
=>Như vậy, đối với phương thức thanh tốn nhờ thu, ngân hàng
khơng có trách nhiệm trong việc đảm bảo giao dịch được thanh
tốn hay hàng hóa là phù hợp với thỏa thuận giữa người muangười bán. Trong trường hợp phát sinh rủi ro này, các bên cần
khởi kiện lên tòa án hoặc trọng tài kinh tế… tùy vào thỏa thuận
trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật.

6.Những lưu ý khi sử dụng phương thức phương thức
thanh toán nhờ thu?
-Thứ nhất, muốn sử dụng quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522, hai
bên mua bán phải thống nhất quy định trong hợp đồng, Lệnh nhờ thu.
-Thứ hai, các bên sử dụng phương thức nhờ thu cần tìm hiểu kỹ về
đối tác của mình và những quy định về thương mại, ngoại hối của


các quốc gia liên quan nhằm giảm ~bớt18rủi~ ro.


-Thứ ba, ngân hàng là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng
và khơng có trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay khơng.
-Thứ tư, trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người mua có thể
yêu cầu ngân hàng cấp giấy đảm bảo với hãng tàu để nhận hàng.
-Thứ năm, trong trường hợp người mua từ chối thanh tốn và khơng
nhận hàng thì cách giải quyết về lơ hàng đó thực hiện như sau:

+

Giảm giá hàng bán cho người nhập khẩu

+

Nhờ ngân hàng thu chào bán lô hàng cho người khác,

+
giá

Hoặc chuyển hàng về nước người xuất khẩu, nếu là hàng quý

+

Hoặc là có thể bán đấu giá cơng khai

Ngồi ra nên áp dụng phương thức này trong trường hợp người
nhập khẩu-người xuất khẩu là khách hàng tin tưởng, không nên áp

dụng trong những giao dịch mua bán lần đầu.
-Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ
động tìm hiểu kỹ đối tác nhập khẩu qua nhiều kênh thông tin (Hiệp hội
ngành hàng, Bộ Công thương, Đại sứ quán Việt Nam tại nước nhập
khẩu, kinh nghiệm giao thương của các doanh nghiệp xuất khẩu
khác…), khơng nên tin tưởng hồn tồn vào người mơi giới.
-Bên cạnh đó, tìm hiểu các quy định và tập quán giao nhận hàng hóa
tại nước nhập khẩu để đảm bảo nắm được quyền kiểm soát hàng hóa.

-Cân nhắc sử dụng loại vận đơn phù hợp, nên sử dụng vận đơn lập
theo lệnh, không nên sử dụng vận đơn đích danh hoặc vận đơn để
trống vì trong trường hợp bộ chứng từ bị đánh tráo/thất lạc trên đường
gửi đi và vận đơn là đích danh hoặc vận đơn để trống thì ai lấy được
vận đơn cũng có thể đi nhận được hàng mà không ràng buộc trách
nhiệm thanh toán/chấp nhận thanh~19 toán~.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nội dung: />2. Giáo trình Thanh Tốn và Tín Dụng Quốc Tế Đại Học Mở Hà Nội
/>3.

4.

Video : />
Hình ảnh: />%20TO%C3%81N%20QU%E1%BB%90C%20T%E1%BA%BE
%20NH%E1%BB%9C%20THU
5.

/>Vai trị của ngân hàng : />6.


7. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê

~20~



×