Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kinh tế vĩ mô Quý 32021 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng âm ở mức 6,17%.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.48 KB, 15 trang )

1

Câu 1: Quý 3/2021 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng âm ở mức 6,17%. Hãy phân
tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng nói trên của nền kinh tế Việt
Nam?
Theo anh (hay chị), trong những đại lượng cấu thành sau đây của GDP (C, I, G,
X, IM) thì đại lượng nào bị suy giảm nhiều nhất? Hãy phân tích rõ về sự suy giảm của
đại lượng ấy bằng các số liệu minh họa (chú ý: cần trích dẫn nguồn minh họa)?
Bài làm
Mở đề:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng
kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và cơng bố GDP q
đến nay.
 Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công
nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.
 Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ
năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng
2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.
 GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch
Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa
phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng
chống dịch bệnh.
 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng
3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.
 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai trị là bệ đỡ của nền kinh tế
trong đại dịch, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim
ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ
năm trước.
 Ngành nơng nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ
tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,3%,


đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02
điểm phần trăm.
 Trong khu vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là
động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53
điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.


2

 Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm.
 Ngành khai khống giảm 7,17%, làm giảm 0,27 điểm phần trăm do sản lượng
dầu thơ khai thác giảm 6% và khí đốt tự nhiên giảm 17,6%.
 Ngành xây dựng giảm 0,58%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm.
 Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương
mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ
nền kinh tế.
 Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3
điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế;
 Ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm;
 Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần
trăm.
 Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng
21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm;
 Ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.
 Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 12,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,03%; khu vực
dịch vụ chiếm 40,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,99%.
 Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6% so với cùng kỳ

năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,27%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng
14,21%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18,46%.
Phân tích thực trạng:
 Quý 3 nền kinh tế của việt nam đã bị giáng một đòn nặng nề, dưới sự áp lực của
nền kinh tế và xã hội gây ra khiến cho nền kinh tế của nước ta bị ảnh hưởng
trầm trọng, đỉnh điểm khiến tất cả các nhà máy xí nghiệp, các loại hình du lịch,
dịch vụ đều rơi vào trạng thái bị đống băng và ngừng hoạt động. với sự đống cửa
hàng loạt của các nước trên thế giới khiến việc đầu tư xuất nhập khẩu cũng bị ảnh
hưởng mạnh, các mặt hàng cung cấp ra thị trường đang thiếu hụt dẫn đến nguồn


3

hàng khan hiếm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh covid biến thể dedta đã ảnh
hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và kéo theo những nguyên nhân khác.
 Do dịch bệnh đã khiến cửa khẩu bị bị đóng cửa gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu
chuyển thương mại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hầu hết các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh của Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ
tùng… nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch Covid 19 bùng nổ gây tê liệt nền
kinh tế Trung Quốc đã trực tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của
Việt Nam.
 Trong đó, ngành cơng nghiệp điện - điện tử là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu
lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện; điện thoại và linh kiện).
 Covid -19 sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng
như thị trường tiêu thụ của ngành điện tử Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng đến
nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, dẫn đến tăng chi phí sản
xuất, lợi nhuận giảm. Các ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu
từ Trung Quốc như da giày, dệt may... cũng gặp khó khăn “kép”, cả về nguồn cung
đầu vào sản xuất và sức mua của thị trường sụt giảm. Trung Quốc dừng thông

quan tại các cửa khẩu với Việt Nam và tăng cường quản lý, siết chặt các cửa khẩu
nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch khiến hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc.
 Đặc biệt là hàng nơng - lâm - thủy sản… gặp nhiều khó khăn. Chín ngành chịu tác
động tiêu cực lớn nhất từ dịch Covid 19, bao gồm: may mặc, bán lẻ, thủy sản, bia,
dầu khí, chứng khốn, cảng biển và vận chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không.
 Đặc biệt, những ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phụ thuộc nguồn
nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc chịu tác động mạnh nhất do thiếu nguyên liệu
đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng do nguồn thay thế hạn chế. Là đối tác thương
mại lớn nhất của Việt Nam, khi sức mua của nền kinh tế Trung Quốc giảm, đóng
cửa tạm đường biên do dịch bệnh, kinh tế Việt Nam chịu tổn thương lớn hơn so
với các nền kinh tế khác có quy mơ tương đương trong khu vực.
 Thuế thu sụt giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19: Hoạt động bất động sản và đầu tư
cá nhân sụt giảm gây tác động đến tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh ở các
doanh nghiệp, các nguồn thu giảm và mức tăng trưởng thấp. Thuế thu nhập doanh
nghiệp tuy tăng 1,25% (2/2020) so với cùng kỳ nhưng đây là mức tăng trưởng thấp
nhất trong vòng 3 năm (2016-2019). Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt
cũng giảm. Mức giảm chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt
hàng như bia, thuốc lá, ô tô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92% nhưng cũng có
mức tăng trưởng thấp nhất do tác động ảnh hưởng dịch Covid-19.
 Thuế giá trị gia tăng giảm 1,46% so với cùng kỳ. Thuế của khu vực doanh nghiệp
nhà nước trung ương giảm 10,8% và khu vực nhà nước địa phương giảm 6,06%,


4

khu vực ngoài quốc doanh giảm 3,13% so với cùng kỳ. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng
giảm 6,02% so với cùng kỳ. Mức giảm chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh các mặt hàng như bia, thuốc lá, ô tô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92%
so với cùng kỳ nhưng là mức tăng thấp nhất trong 3 năm (2016-2019).
 Nguyên nhân là do sụt giảm của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoạt

động đầu tư tư nhân. Hoạt động đầu tư bị gián đoạn, chậm trễ: Không chỉ hoạt
động sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, mà nhiều kế hoạch tìm kiếm các cơ hội đầu
tư của các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đã bị hủy bỏ. Trung Quốc hiện là
nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng
vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.
 Trong 17 ngành Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, nhiều nhất là công nghiệp chế
biến, chế tạo (chiếm khoảng 54% tổng số dự án; sản xuất điện - khí nước - điều
hịa 26%). Nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu
tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc. Những lao động này
đang bị hạn chế trở lại Việt Nam do dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng như đời
sống của người lao động trong các dự án, doanh nghiệp liên quan. Khơng chỉ thu
hút FDI gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu, nhân lực từ Trung Quốc, mà những
người Trung Quốc làm việc trong các dự án FDI ở Việt Nam và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư của Trung Quốc và các nước khác cũng bị tác động tiêu cực.
 Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu
tư tiềm năng của Trung Quốc nói riêng và các nước khác nói chung cũng bị trì
hỗn, bao gồm các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư, các hội thảo, các diễn đàn
doanh nghiệp, diễn đàn xúc tiến đầu tư... Nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các
mặt hàng không thiết yếu sẽ giảm mạnh, làm cho sản xuất bị đình trệ, hàng tồn kho
lớn. Các nhà đầu tư mới sẽ do dự chưa đưa ra các quyết định đầu tư. Đối với các
dự án đã đầu tư, các nhà đầu tư sẽ hoãn lại việc tăng vốn. Thậm chí, các doanh
nghiệp FDI lớn, như Samsung, LG, Formosa, Apple, Toyota, Honda… cũng gặp
khó khăn về nguồn cung nguyên liệu và nhân lực đầu vào nhập từ Trung Quốc.
 Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực, hoạt động tài chính tiền tệ cũng bị suy giảm: Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều thị trường chứng
khốn thế giới “lao dốc” mạnh, trong đó thị trường chứng khoán Việt Nam giảm
mạnh nhất khu vực Châu Á. Thậm chí giảm mạnh hơn cả các chỉ số chứng khoán
của Trung Quốc - nơi “ổ dịch” Covid-19 khởi nguồn. VN-Index giảm hơn 5,78%,
thậm chí có thời điểm thủng đáy 900 điểm so với mức giảm của thị trường chứng
khoán Thai SET Index (Thái Lan) giảm hơn 2,66%; Kuala Lumpur Composite

Index (Malaysia) giảm hơn 2%; Hang Seng Index (Hồng Kông) giảm hơn 1,8%;
STI Index (Singapore) giảm hơn 1,6%¹.
 Trong khi tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng. Sở dĩ thị trường chứng khoán Việt
Nam giảm mạnh là do kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc và


5

tăng trưởng của thị trường chứng khoán kém bền vững. Do tăng trưởng của thị
trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu dựa vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, nên
khi các cổ phiếu này “lao dốc” dưới tác động của dịch Covid-19 và những bất
ổn của ngành, thì thị trường chứng khốn cũng suy giảm theo. Trong lĩnh vực
tài chính - ngân hàng, Covid-19 tác động đến ngành Ngân hàng ở những khía
cạnh sau:
 Một là, làm giảm nhu cầu tiêu dùng, giảm giao dịch ngoại thương, hoạt động
sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động trong
lĩnh vực tài chính giảm;
 Hai là, cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, hộ gia
đình thấp hơn.
 Ba là, tiềm ẩn nợ xấu tăng, khi các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu tác động tiêu
cực từ dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn; Bốn
là, nhu cầu giao dịch qua ngân hàng số, thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng do
khách hàng ngại tiếp xúc, tập trung đơng người. Trong kịch bản tích cực, dịch
vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm.
 Hoạt động của ngành du lịch khó khăn: Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam chiếm 8% GDP (2019), dự báo đạt tỷ trọng 10% GDP
(2025). Ngành du lịch chịu tác động tiêu cực của dịch Covid 19, cả du lịch
quốc tế và du lịch nội địa. Thiệt hại nặng nề nhất là ngành hàng không, khách
sạn, lữ hành, nhà hàng do sụt giảm mạnh lượng du khách quốc tế và khách
Trung Quốc tới Việt Nam. Theo Bộ KHĐT, Trung Quốc luôn đứng đầu trong

tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị
trường khách lớn khác như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, trung bình khoảng 30%
trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam.
 Ngành giao thông vận tải, trong đó, vận tải hàng khơng chịu ảnh hưởng nhiều
nhất, bởi khách quốc tế sử dụng hàng không của Việt Nam chiếm gần 80%.
Khách Trung Quốc đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm 70% (2019).
Các dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt… cũng chịu tác động tiêu cực khi
hoạt động thương mại và du lịch sụt giảm, khách đi lễ hội giảm. Các dịch vụ hỗ
trợ vận tải cũng sẽ giảm theo, như dịch vụ quản lý bay, dịch vụ cảng hàng
không sẽ bị ảnh hưởng.
 Tác động của ngành du lịch là đa chiều. Nếu du lịch phát triển mạnh thì có thể
kéo theo rất nhiều ngành nghề khác đi lên. Ngược lại, du lịch “hắt hơi” thì các
lĩnh vực khác “sổ mũi” theo. Tất cả những thiệt hại này khó có thể đo đếm và
chắc chắn vượt hơn nhiều con số 7 tỉ USD như Tổng cục Du lịch dự báo. Thiệt
hại ban đầu của việc dừng các đường bay đến Trung Quốc là hơn 10.000 tỉ
đồng. Khi thông thương đường sắt và hàng không với Trung Quốc bị giảm


6

khiến Việt Nam không thể nhận được đúng thời gian giao nhận nguyên vật liệu,
sản phẩm từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng cho bên thứ ba.
Giải pháp:
 Tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại thị trường để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh:
Trước thực trạng nhiều ngành sản xuất bị gián đoạn, đình trệ, Bộ Cơng thương
áp dụng phương án nhập khẩu nguyên vật liệu từ các thị trường khác để hỗ trợ sản
xuất trong nước, hạn chế thấp nhất việc lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc dễ dẫn
đến bị động khi xảy ra tình huống bất khả kháng.
 Covid 19 vừa là thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp làm mới mình
bằng việc tái cơ cấu lại thị trường, đa dạng hóa, mở rộng thị trường quốc tế, tận

dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký; đẩy mạnh
khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước.
Lập phương án kịp thời nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất; thúc đẩy sản xuất
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng; kiểm soát tốt thị trường, giá cả, nhất là
mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá. Tăng
cường phịng chống bn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa;
xử lý nghiêm vi phạm.
 Khi xuất khẩu nơng sản sang Trung Quốc gặp khó khăn do địi hỏi cao từ phía
Trung Quốc và do dịch bệnh, cần có giải pháp thay đổi phương thức sản xuất
kinh doanh, chuyển hướng xuất khẩu. Covid-19 buộc Việt Nam phải nâng cao
tiêu chuẩn chất lượng của các hàng hóa nơng sản là cơ hội cho việc đi tìm kiếm
các thị trường khó tính hơn. Covid-19 tạo cơ hội để Việt Nam không bị phụ
thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời đẩy mạnh khai thác và phát triển
thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước.
 Miễn giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp: Áp dụng gói chính sách tín dụng hỗ
trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của
dịch. Hỗ trợ thanh khoản, duy trì việc cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay,
khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời
gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các
khoản vay… Các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hạ chi
phí logistics và khơng tăng giá các loại dịch vụ thiết yếu cho các doanh nghiệp
bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid 19.
 Miễn giảm các khoản đóng góp bảo hiểm y tế và xã hội. Chính sách miễn giảm
thuế phí được áp dụng cho đến khi dịch bệnh chấm dứt, thị trường hồi phục. Có
chính sách miễn, giảm thuế, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được
kiểm soát; giảm giá thuê đất, mặt bằng cho các doanh nghiệp logistics, doanh
nghiệp bán lẻ để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, bảo quản hàng hóa, thúc
đẩy và tăng cầu nội địa, cầu tiêu dùng trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch.



7

 Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp
vượt qua khó khăn. Nhằm bảo đảm tín dụng phục vụ nhu cầu vay vốn cho hoạt
động đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh; áp dụng chính sách tín dụng phù
hợp để hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch; rà sốt tình
hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp để khắc phục kịp thời tình
trạng thiếu hụt lao động tạm thời. Thay đổi hình thức đầu tư phù hợp nhằm đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh hình thức đầu tư từ hình thức đối tác
công tư sang đầu tư công.
 Chủ động quảng bá, mời gọi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty và thương
hiệu lớn đầu tư vào Việt Nam, các khu vực có thế mạnh về cơng nghệ, vốn, kỹ
năng quản lý như: Mỹ, EU, Nhật Bản để tăng cường thu hút đầu tư. Tập trung
ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực cơng nghệ cao, có tính chất mũi
nhọn và khả năng bứt phá, tạo ra nhiều giá trị gia tăng như: công nghệ mới,
dược phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng, du lịch, nơng nghiệp sạch và chế
biến thực phẩm.
 Mở rộng tìm kiếm nguồn cung từ các thị trường mới để tìm kiếm những nguồn
cung vật liệu mới cũng như đầu ra cho nông phẩm. Để khắc phục thiếu hụt
nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, cần hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm
nguồn cung thay thế thơng qua việc tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị
trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Về lâu dài, đẩy
mạnh hơn nữa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp dệt may
chuyển hướng nhập khẩu nguyên vật liệu từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và
Brazil để tránh phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Ấn Độ đang
tăng khối lượng nhập khẩu trái cây Việt Nam (nhãn, vải, mãng cầu, thanh
long). Hiệp định thương mại EVFTA được thông qua ngày 12/02, là cơ hội để
Việt Nam tăng trao đổi mậu dịch với EU, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
 Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần hồn thành các mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã

hội. Tăng cường khả năng thích ứng tốt hơn với các biến động sẽ góp phần
giảm thiểu các tác động, ảnh hưởng, bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh.
 Lập kế hoạch tiếp thị và quảng bá tích cực ngành du lịch: Một trong những giải
pháp quan trọng nhất là lập kế hoạch tiếp thị và quảng bá tích cực ngành du
lịch, kích cầu ngành du lịch. Quảng bá là cách nhanh nhất để lan tỏa đến khách
du lịch quốc tế, thu hút lượng lớn khách du lịch toàn cầu trong thời gian ngắn.
Kích cầu thơng qua giảm giá dịch vụ, tặng quà… Thực hiện chiến lược xúc tiến
quảng bá phù hợp để phục hồi, thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, khẳng
định Việt Nam là nơi an toàn cho bạn bè quốc tế tham quan và trải nghiệm.
 Áp dụng dịch vụ miễn visa du lịch, kéo dài thời hạn visa, giảm lệ phí visa. Tiếp
tục mở rộng tiếp thị tới các thị trường tiềm năng. Để hỗ trợ vực dậy ngành du


8

lịch, xem xét miễn thị thực visa 30 ngày cho công dân Úc, Newzealand, Châu
Âu và Bắc Mỹ - Những quốc gia chưa được hưởng quyền lợi miễn trừ này.
Tài liệu tham khảo
( )
Theo anh (hay chị), trong những đại lượng cấu thành sau đây của GDP (C, I, G, X,
IM) thì đại lượng nào bị suy giảm nhiều nhất? Hãy phân tích rõ về sự suy giảm của
đại lượng ấy bằng các số liệu minh họa (chú ý: cần trích dẫn nguồn minh họa)?
GDP là gì ?
 GDP là một chỉ số trong kinh tế học mang ý nghĩa là tổng sản
phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa. Chỉ số GDP được
viết tắt từ từ Gross Domestic Product, là một chỉ số đánh giá sự
phát triển của một vùng hoặc một quốc gia.
 Cụ thể GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả sản phẩm và
dịch vụ cuối cùng, được sản xuất ra trên một phạm vi một
vùng hoặc một quốc gia, trong một khoảng thời gian quy định,

thường được tính trong một năm.
 GDP dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh
tế, nghiên cứu sự biến động của sản phẩm và dịch vụ của tất
cả các ngành nghề được tạo ra theo thời gian.
 GDP danh nghĩa là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tính
theo giá của hàng hóa và dịch vụ tại thời điểm nó được bán ra
trong năm đó, tức là giá này bao gồm cả lạm phát và giảm
phát.
 Giá cả tăng sẽ có xu hướng làm tăng GDP của một quốc gia,
nhưng điều này khơng thật sự phản ánh chính xác sự thay đổi
về sản lượng và giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy khi so
sánh các năm với nhau, người ta thường sử dụng GDP thực tế.
 GDP thực tế là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tính theo
giá của một năm cơ sở (năm gốc), được nhiều nhà kinh tế sử
dụng hơn khi phản ánh được đồng thời sản lượng và giá trị
hàng hóa và dịch vụ,

Đại lượng cấu thành GDP (C,I,G,X,IM)


9

 TIÊU DÙNG - consumption (C)
Bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ
gia đình về hàng hóa và dịch vụ. (xây nhà và mua nhà khơng
được tính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN).
 ĐẦU TƯ - investment (I)
Là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các
khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng
hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình. (lưu ý hàng

hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn
được tính vào GDP).
 CHI TIÊU CHÍNH PHỦ - government purchases (G)
Bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính
quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật
pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu chính phủ
khơng bao gồm các khoản CHUYỂN GIAO THU NHẬP như các
khoản trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo,...
 XUẤT KHẨU – exports (X)
Chi tiêu của nước ngồi mua hàng hố sản xuất trong nước
 NHẬP KHẨU – imports (IM)
Chi của người trong nước mua hàng hố của nước ngồi
 Dựa vào thống kê q năm 2021 qua số liệu phân tích của tổng
cục thống kê việt nam ra có các đại lượng tăng giảm như sau:
 Đại lượng (C) chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm
0,62% so với tháng trước.
 Đại lượng (I) vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 9 tháng năm
2021 chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước do nhiều địa phương áp dụng các
biện pháp giãn cách xã hội làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng của hoạt
động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Tổng số dự án đầu tư nước ngồi tính đến
20/9/2021 đăng ký cấp mới giảm 37,8% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng số
vốn đăng ký tăng 20,6%. Vốn đăng ký cấp mới bình quân 1 dự án trong 9 tháng


10

năm 2021 đạt 10,3 triệu USD/dự án (cùng kỳ năm 2020 đạt 5,3 triệu USD/dự
án).
 Đại lượng (G) chi tiêu chính phủ. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm
đến thời điểm 15/9/2021 ước tính đạt đạt 975,6 nghìn tỷ đồng, bằng 57,8% dự

tốn năm, trong đó: Chi thường xuyên đạt 689,3 nghìn tỷ đồng, bằng 66,5%;
chi đầu tư phát triển 202,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,4%; chi trả nợ lãi 77,7 nghìn
tỷ đồng, bằng 70,6%.
 Đại lượng (X) xuất khẩu Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên hoạt động xuất
nhập khẩu trong tháng Chín giảm 2% so với tháng Tám.
 Đại lượng (IM) nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD,
tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
 Trong đó có đại lượng I là địa lượng giảm thấp nhất vì tác động mạnh của
dịch bệnh qua bảng điều tra thống kê cho thấy các chỉ số đều giảm
nghiêm trọng.
Tài liệu tham khảo
( )

Câu 2: Quê hương của anh (hay chị) đã bị ảnh hưởng như thế nào trong đại dịch
Covid-19 từ đầu năm 2021 đến nay? Phân tích tác động của dịch bệnh Covid-19 đến
các mặt sau đây:
- Giá trị tổng sản lượng của địa phương và việc làm của người lao động;
- Sự biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tại địa phương;
- Thu nhập của doanh nghiệp, người sản xuất và người dân tại địa phương;
- Địa phương của anh (hay chị) có người lao động làm việc ở các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương và TPHCM hay khơng? Nếu có thì số lượng lao động này (ước lượng) là
khoảng bao nhiêu người?
Bài làm
Quê hương của anh (hay chị) đã bị ảnh hưởng như thế nào trong đại dịch Covid-19 từ
đầu năm 2021 đến nay?
 Những ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến Vũng Tàu từ đầu năm đến nay:
 Làm cho ngàng du lịch, dịch vụ, ăn uống đều bị đóng băng và ni trồng
đánh bắt thủy hải sản đều bị ảnh hưởng khơng có đầu ra khi mà các cửa cảng
và các chợ đầu mối đều đồng loạt đóng của, nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp



11

các tập đoàn nhỏ lẻ đều phải cắt giảm quy mơ hoạt động và đóng cửa, khiến
cho hàng ngàn lao động bị mất việc làm và không thể về quê, về dịch vụ
ăn uống vv… Đều bị buộc đóng cửa để đảm bảo cơng tác phịng chống dịch
bệnh tại địa phương, ngồi ra dịch bệnh cịn khiến cho tinh thần của người
dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặt biệt là đợt địch đỉnh điểm vừa rồi.
- Giá trị tổng sản lượng của địa phương và việc làm của người lao động;
 Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành
sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Việc áp dụng nghiêm các
biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhất là các biện
pháp hạn chế vận chuyển, lưu thơng hàng hóa đã làm cho hoạt động sản xuất và
tiêu thụ nông sản bị đứt gãy, việc vận chuyển vật tư, cây con giống phục vụ sản
xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây chậm trễ; hầu hết các mặt hàng nông
sản, thủy sản sản xuất ra gặp khó khăn trong tiêu thụ, ngoại trừ một số ít hộ, trang
trại, hợp tác xã trồng trọt, chăn nuôi, ni trồng thủy sản có sự liên kết với các
doanh nghiệp.
 thơn thường xun cung cấp thơng tin về tình hình hàng hóa xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc, đặt biệt thơng tin về tình hình lưu thơng tại các cửa khẩu sang
Trung Quốc đồng thời hỗ trợ tỉnh kết nối, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thủy sản
đang còn tồn; chỉ đạo các hệ thống phân phối thuộc Bộ Cơng Thương quản lý như:
Hệ thống bách hóa xanh, siêu thị, TTTM ưu tiên thu mua sản phẩm nông nghiệp
đạt chuẩn của tỉnh, xem xét bố trí gian hàng bán hàng nông sản của tỉnh, hạn chế
đưa sản phẩm cùng loại từ ngồi tỉnh vào, nhằm đảm bảo cơng tác an tồn phịng,
chống dịch; Đưa các sản phẩm thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
vào các gói an sinh nhằm cung cấp đủ thực phẩm cho người dân trên thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh thành lân cận...
 Về người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Giãn cách xã hội ở nhiều địa
phương dẫn đến 64% người lao động phải làm việc 100% tại nhà. Hầu hết họ đều

gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc từ xa. Hơn 50% người lao động sẽ chuyển
việc sau khi đại dịch Covid kết thúc.
- Sự biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tại địa phương;
 Còn theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính tới tháng
8/2021, riêng khu vực miền Nam trong đó có Vũng Tàu, đã có khoảng 2,5 triệu lao
động phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc trong cả nước.
 Do khơng có việc làm, nhiều lao động đã quyết định về quê. Nhiều doanh
nghiệp điêu đứng vì thiếu hụt nghiêm trọng lao động khi trở lại làm việc, nhất
là các khu công nghiệp.


12

 Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình
trạng này là do các cơng ty tuyển lao động ngoại tỉnh là chủ yếu. Nhưng doanh
nghiệp lại để xảy ra tình trạng mất cân đối giữa đóng góp của người lao động
và mức độ đầu tư ngược trở lại.
 Sự biến động về hàng hóa, dù vậy các mặt hàng, nguồn hàng tại địa phương
vẫn được đáp ứng đủ cho người dân đồng thời bình ổn giá. Theo báo cáo của
Vụ Khoa học và Công nghệ, trong nửa đầu năm 2021, các địa phương, doanh
nghiệp và đơn vị liên quan đã chú trọng công tác bảo đảm an tồn thực phẩm
(ATTP) ngay trong q trình xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, các
phương án cung ứng hàng hóa kể cả trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn
biến phức tạp; triển khai chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu, đưa
hàng Việt về nơng thơn, miền núi, hải đảo. Điều đó đã khẳng định vai trị của
cơng tác bảo đảm ATTP của ngành Cơng Thương trong khâu lưu thơng hàng
hóa trên thị trường, góp phần cung cấp giải pháp đồng bộ trong phịng chống
dịch bệnh một cách hiệu quả.
 Trong công tác chỉ đạo điều hành và hồn thiện cơ chế chính sách, pháp luật,
việc duy trì được mạng lưới triển khai hoạt động quản lý nhà nước về an toàn

thực phẩm ngành Công Thương từ cấp Bộ đến địa phương, thực hiện đầy đủ
công tác báo cáo định kỳ tới Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn
thực phẩm và phối hợp liên ngành chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan đã giúp
Bộ Công Thương kịp thời phát hiện, xử lý các điểm nghẽn, khó khăn vướng
mắc của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương và các tổ
chức/cá nhân có liên quan trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh Covid 19 và
duy trì phát triển sản xuất kinh doanh thực phẩm.
 Về dịch vụ trong hoạt động kinh tế của thành phố Vũng Tàu, ngành du lịch bị
thất thu nặng nhất, trong đó nhiều hệ thống khách sạn, nhà hàng doanh thu đã
giảm 30-50% so với cùng kỳ. Chẳng hạn, từ đầu năm đến nay khách sạn
Pullman giảm doanh thu hàng chục tỷ đồng, do đối tác, lượng khách đoàn hủy
lịch tổ chức hội nghị, tiệc cưới; Công ty CP Du lịch - Thương mại DIC bị giảm
khoảng 50% dịch vụ ăn uống cho khách đồn, chưa tính doanh thu giảm hàng
tỷ đồng từ khách hàng hủy dịch vụ lưu trú.
- Thu nhập của doanh nghiệp, người sản xuất và người dân tại địa phương;
 Thu nhập của doanh nghiệp, người sản xuất và người dân tại địa phương đang bị
tác động nặng nề từ dịch bện covid 19 dẫn đến khơng có tiền lương, mọi kinh
doanh hoạt động đều bị đóng cửa lâm vào cảnh phá sản hoạt thâm hụt ngân sách
không thể duy trì hoạt động và đặt biệt cịn dẫn bến các tác động tiêu cực như thiếu
việc làm cho nhân viên vv…
 Người sản xuất thì bị vào tình thế sản xuất hàng nhưng lại không tiêu thụ được
và khơng có đầu ra khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy tê liệt.


13

 Ngoài ra người dân tại địa phương cũng gặp nhiều khó khăn mất việc làm
khơng có tiền lương để duy trì cuộc sống.
- Địa phương của anh (hay chị) có người lao động làm việc ở các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương và TPHCM hay khơng? Nếu có thì số lượng lao động này (ước lượng) là

khoảng bao nhiêu người?
 Địa phương em có người lao động ở các tỉnh đồng Nai, Bình Dương và thành phố
Hồ Chí Minh, và ước lượng có khoảng trên 4000 ngàn người.
Tài liệu tham khảo
( />item=613f0dc18ea5cc996aa9256e )

Câu 3: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của một quốc gia trong những năm 2010

-

2015 như sau:
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ lệ tăng GDP(%)

5,1

4,2


4,7

5,1

3,8

4,5

a) Hãy nêu ý nghĩa và phương pháp xác định tỷ lệ tăng trưởng
b)Cho biết GDP thực tế của quốc gia ấy năm 2009 là 352,5 tỷ USD. Tính GDP thực tế
của các năm tiếp theo?
Bài làm
a) ý nghĩa
 Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng,
phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được
cải thiện.
 Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm
thất nghiệp (Quy luật Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với mức
tiềm năng thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1%).


14

 Tăng trưởng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc
phịng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trị quản lí
của nhà nước đối với xã hội.
 Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh
tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn
về kinh tế so với các nước đã phát triển.

Phương pháp xác định tỷ lệ tăng trưởng.
o Đo bằng thay đổi GDP thực tế: Vì tốc độ tăng trưởng kinh tế
đo lường sự gia tăng của mức sản xuất, là một biến thực tế
nên đo lường chúng ta sử dụng GDP thực tế.

o Đo bằng thay đổi GDP bình quân đầu người: Tốc độ tăng trưởng được coi
là phản ánh gần đúng nhất mức độ cải thiện mức sống của người dân đó là
sử dụng GDP thực tế bình qn đầu người để tính tốn.
b) Cho biết GDP thực tế của quốc gia ấy năm 2009 là 352,5 tỷ USD. Tính GDP thực
tế của các năm tiếp theo?
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ lệ tăng GDP(%)

5,1

4,2


4,7

5,1

3,8

4,5

GDP

370,4

385,9

404,0

424,6

440,7

460,5

GDP :
2010 = (352,5 * 5,1%) + 352,5 = 370,4
2011 = (370,4 * 4,2%) + 370,4 = 385,9
2012 = (385,9 * 4,7%) + 385,9 = 404,0
2013 = (404,0 * 5,1%) + 404,0 = 424,6
2014 = (424,6 * 3,8%) + 424,6 = 440,7
2015 = (440,7 * 4,5%) + 440,7 = 460,5




×