Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Bộ 30 đề thuyết minh thi cuối kì i tài liệu ôn thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.49 KB, 51 trang )

CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

BỘ 30 ĐỀ BÀI VĂN THUYẾT MINH HAY CHO HS ÔN THI
TÀI LIỆU TỰ SOẠN : HỌC SINH THAM KHẢO
Số 1 : Thuyết Minh Chiếc Áo Dài Việt Nam
Bài Văn Tham Khảo:
Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục
truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt.
Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hóa đầy bản sắc.
Áo dài được coi là trang phục truyền thống của người dân Việt nhưng chủ
yếu dành cho phụ nữ. Áo che kín thân người, từ cổ đến quá đầu gối hoặc
sát xuống gần mắt cá chân. Trang phục này thường được mặc trong các
dịp nghi lễ hay cưới hỏi. Không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ
khi nào và hình dáng ra sao. Nhưng y phục xa xưa nhất của người Việt
được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy, tổ tiên ta đã mặc áo dài với
hai tà xẻ.
Chiếc áo được coi là sơ khai của áo dài là áo giao lãnh. Áo giao lãnh
tương tự như áo tứ thân nhưng hai thân trước giao nhau mà khơng buộc
lại. Áo mặc phủ ngồi yếm lót, thường là yếm đào mặc với váy tơ đen,
thắt lưng màu hồng hoặc màu xanh nõn buông thả. Ban đầu thì các bà,
các cơ búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài.
Nhưng sau này, khi mặc áo giao lãnh thì người phụ nữ vấn tóc để đội
khăn hay đội nón lá, nón thúng. Chân có thể đi đất hoặc đi guốc, giày dép.
Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu
gọn lại thành áo tứ thân. Áo có bốn vạt nửa, hai nửa thân trước và hai nửa
thân sau, hai vạt trước được buộc lại gọn gàng. Áo dài này thường mặc
với áo yếm, với váy xắn quai cồng để tiện cho việc buôn bán, đồng áng
nhưng không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải,
gánh gồng từ việc buôn bán đến việc đồng áng. Nhưng sau đó, người phụ
nữ tỉnh thành đã cách tân chiếc áo tứ thân thành áo ngũ thân, nhằm làm


mất đi vẻ dân dã, quê mùa, tăng thêm vẻ sang trọng, đài các.
Áo ngũ thân được biến cải ở chỗ: vạt thân trước được thu bé lại thành vạt
con, thêm một thứ năm be bé ở dưới vạt trước để khơng hở áo lót. Mỗi
vạt có hai thân lối sống thành bốn, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và
vạt con thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời chiếc áo dài có vai trị của chúa
Nguyễn Phúc Khoát. Nhằm tách Đàng Trong thành một quốc gia riêng,
chúa đã chủ trương cho Đàng Trong ăn mặc khác với Đàng Ngồi, sắc dụ
chúa ban “Thường phục thì đàn ơng, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay,
cửa ống rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì từ nách trở xuống được khâu kín
liền, khơng xẻ mổ”. Quy định đó đã định hình cho chiếc áo dài Việt Nam.
TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

1


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Để chế ra chiếc áo dài Việt Nam, các triều thần đã phối hợp từ mẫu áo
của người Chăm với mẫu áo của người phụ nữ Thượng Hải.
Đến đầu thế kỉ XX, chiếc áo ngũ thân đã được sử dụng rất phổ biến. Trải
qua chặng đường dài lịch sử, nó đã trở thành chiếc áo truyền thống như
ngày nay. Nhìn lại cả chặng đường lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến nay, sự
thay đổi của chiếc áo dài chính là sa tanh trắng. Nhưng chiếc áo quá lai
căng với kiểu cổ tròn, cổ trái tim, tay bằng,… chỉ tồn tại trong một thời
gian ngắn, đến năm 1943 thì nó khơng xuất hiện nữa.
Năm 1934, hoạ sĩ Lê Phổ đã bớt đi những nét quá hiện đại, lai căng của
chiếc áo này và thêm vào đó những nét dân tộc để tạo ra một kiểu áo mới.
Áo có thêm cúc cài cuối thân. Kiểu áo này được các bà, các cô nồng nhiệt
tiếp nhận. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn

mực của nó.
Những năm 30 của thế kỉ XX, nhà may Cát Tường đã cho ra đời kiểu áo
“lemus”, được may bằng vải khổ rộng, do đó áo chỉ cịn lại hai vạt mà
thơi. Vạt trước được nối dài chấm đất để tăng thêm vẻ duyên dáng yểu
điệu, đồng thời, phần trên được may ôm sát với đường cong cơ thể để tạo
dáng yêu kiều gợi cảm, hàng nút được chuyển sang vai áo và chạy dọc
thân sườn phải. Áo dài này đi liền với kiềng vàng, giày cao, quần ống
rộng.
Chiếc áo dài sau đó cũng có nhiều thay đổi. Những năm 60, Trần Lệ
Xuân ở miền Nam Việt Nam cho ra đời kiểu áo dài mini với vạt thu nhỏ,
tà xẻ cao, cổ thuyền hoặc cổ tròn. Trải qua thời gian, chiếc áo dài có sự
thay đổi nhưng nhìn chung nó vẫn giữ ngun được hình hài ban đầu.
Hiện nay, áo có các phần chính như thân áo, tay áo, cổ áo. Thân áo có hai
thân, thân trước và thân sau.
Thân trước có hai li ngực và hai li chiết eo để làm tăng thêm vẻ đẹp cho
đường cong của người phụ nữ. Tà áo được khâu bằng tay cho mềm mại.
Hai thân áo giao nhau với phần tay và phần cổ. Cổ áo nguyên bản là cổ
đứng, cao từ 3 đến 7 phân. Tay áo được nối với thân sau và thân trước.
Để có được một chiếc áo dài đẹp thì khơng phải dễ dàng nên các nhà may
rất tỉ mỉ, họ chia ra làm nhiều công đoạn. Đầu tiên, rất tỉ mỉ, họ lấy số đo
của khách và may lược theo các số đo này. Lần thứ hai, khách đến thử áo,
nhà may sẽ đánh dấu những chỗ khách chưa vừa ý để chỉnh sửa lại. Đến
lần thứ ba khách mới lấy được áo nhưng chiếc áo sẽ như ý của chính
mình.
Chiếc áo dài có một vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống của
người dân Việt. Nó được sử dụng trong các cuộc thi sắc đẹp, trong ngày
lễ hội. Nó đã được UNESCO cơng nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể”
của thế giới. Ngày nay, mặc dù có nhiều trang phục hiện đại nhưng chiếc
áo dài vẫn luôn gần gũi, quen thuộc với người Việt. Chúng ta phải có
trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ và phát triển để áo dài mãi mãi là biểu tượng

của Việt Nam.
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

2


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Số 2 : Thuyết Minh Chiếc Bánh Chưng :
Bài Văn Tham Khảo:
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa
với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng
xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng.
Giai thoại kể rằng hồng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh
mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh
này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà
chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng
được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày
nay.
Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vơ cùng, nhưng để làm
ra nó lại tốn khơng ít cơng phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà
phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to
bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, khơng già, khơng non thì gói
bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý
với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ
đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn
xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã
được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ
người gói.
Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả

nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào,
dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một
bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ
bốn góc lá cho vng vức, sau đó siết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy
chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi,
bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi
xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tơi
được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để
ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.
Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng
giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những khúc tre,
khúc củi khơ tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy
nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông
thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới,
khơng bị hấy. Anh em tơi xúm xít bên ơng, vừa hơ tay cho khỏi cóng,
vừa nghe ơng kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông
cười khà khà, rung cả chịm râu bạc.
TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

3


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Khoảng tám giờ tối thì bố tơi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre
ngồi hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, tỏa ra một mùi thơm
ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén
bánh.
Khó có thể tả nỗi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi
được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt

béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon
hơn thế!
Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi
ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ
quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất,
tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng
trong lịng mỗi người. Khơng khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt
đầu.
Số 3 : Thuyết Minh 1 Đồ Dùng Học Tập : Hộp Bút :
Bài Văn Tham Khảo:
Chẳng có điều gì là xuất hiện lẻ loi trong xã hội lồi người, mọi vật
ln đi cùng nhau để hỗ trợ lẫn nhau. Thế nên từ khi học sinh biết đến
trường sẽ có những chiếc cặp ra đời. Từ khi người ta biết dùng bút, thước
phục vụ cho học tập, cơng việc thì bút, thước cũng từ đó mà xuất hiện.
Hộp đựng bút – một dụng cụ rất quen thuộc đối với học sinh nhưng để
hiểu hết về nó ta cần xem xét trên nhiều phương diện.
So với lịch sử của bút bi, kính đeo mắt hay một số vật dụng khác, dụng cụ
đựng bút không được nhắc đến nhiều. Dù khơng có một mốc thời gian
xác định nhưng có thể khẳng định rằng hộp bút ra đời song hành với thời
gian ra đời của cây bút.
Theo một số sử liệu cho rằng thời trung đại những nhà thơ, nhà sử
học…đã dùng ống đựng bút có hình dáng như một chiếc bình hoa để cắm
bút lơng. Ống đựng bút này được làm bằng sứ trang trí hoa văn bên ngồi,
tuy nhiên nó chỉ được đặt trên những án thư và di chuyển rất bất tiện. Có
lẽ vì thế mà các hộp đựng bút nằm ngang ra đời sau đó.
Có thể nói những chiếc hộp đựng bút được làm bằng gỗ có kích thước
vừa vặn là tiền thân của hàng trăm kiểu dáng hộp viết, bóp viết ngày nay.
Nhìn chung, các hộp viết, bóp viết đều có hình chữ nhật và được gọt, tỉa
vuông để trở nên mềm mại. Có khá nhiều kiểu dáng khác nhau đồng
nghĩa với việc kích thước cũng khơng giống nhau. Tuy nhiên nó dao động

từ 18-25cm chiều dài và 12- 18cm chiều ngang. Độ dày và độ phồng còn
tùy thuộc chất liệu làm ra bóp viết.
Chưa có một tiêu chí cụ thể nào để phân loại dụng cụ đựng viết
này,nhưng nếu dựa vào chất liệu của nó, ta tạm chia ra thành các loại: hộp
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

4


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

bút nhựa, hộp bút gỗ, bóp viết bằng vải, bóp viết bằng nỉ…Dựa trên phân
loại của nó, ta có thể phần nào hình dung được sự đa dạng, phong phú của
dụng cụ đựng viết về màu sắc, họa tiết, hoa văn…
Nếu như trước kia dụng cụ đựng viết chỉ dừng lại ở những hộp gỗ màu
nâu sẫm hoặc đen bóng thì ngày nay nó nổi bật bởi hàng trăm nghìn màu
sắc. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những hộp đựng viết có hình doremon
chuột Micky… cho những bạn nữ. Những bóp viết hình siêu nhân, người
nhện…cho các chàng trai. Để tạo cảm giác mới lạ cho người dùng, nhà
sản xuất còn khắc tên, logo theo nhu cầu trên từng bóp viết khác nhau.
Mặc dù rất đa dạng về chủng loại, nhưng nhìn chung dụng cụ đựng viết
có cấu tạo hai phần: vỏ ngoài và ngăn bên trong chứa viết. Vỏ ngoài có in
nhiều hình ảnh bắt mắt và thêm logo của các nhà sản xuất. Một số bóp
viết bên ngồi cịn có ngăn kéo nhỏ để chứa compa, giấy vụn…
Bên trong bóp viết được bảo vệ bằng lớp dây kéo chắc chắn, nơi đây học
sinh đựng viết, thước kẻ, phấn màu..và một số vật dụng khác. Với nhiều
hộp đựng viết bằng nhựa hoặc gỗ thì dây kéo được thay thế bằng chốt
khóa hay nút gài.
Nhờ có hộp bút, bóp viết mà học sinh có thể sắp xếp những vật dụng học
tập như: viết, thước, compa, phấn màu, giấy ghi chú…gọn gàng ngăn nắp,

nhờ đó mà chúng ta có thể mang đi học, vào phịng thi tiện lợi. Khơng chỉ
vậy, dụng cụ đựng viết cịn có chức năng bảo vệ bút, thước an tồn.
Bóp viết, hộp đựng viết là người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên
và một số ngành nghề khác. Với chúng ta nó khơng chỉ là nơi chứa đựng
vật dụng cần thiết mà còn là nơi cất giấu kỉ niệm như một cánh thư tay,
một trang nhật kí, một dịng lưu niệm hoặc một cái kẹo mà cơ bạn cùng
bạn dành tặng. Chính vì thế mỗi chúng ta phải trân trọng đồ vật này và
giữ gìn nó cẩn thận, tránh để bóp viết cọ sát, rơi xuống đất hoặc làm lem
mực.
“Mực tím dễ thương áo trắng ai
Đừng đem mây xuống vắng chân trời”
Tuổi học trò với màu áo trắng và những khát vọng tương lai không thể
thiếu những người bạn tốt như bút, thước, cặp sách và cả hộp đựng bút.
Cảm ơn những người bạn tưởng chừng như vô tri này, tôi sẽ sử dụng
chiếc hộp đựng bút của tôi hiệu quả nhất và ý nghĩa nhất.
Số 4 : Thuyết Minh Chiếc bút bi :
Bài Văn Tham Khảo:
Trong việc học tập của mỗi bạn học sinh, có rất nhiều dụng cụ hữu ích
phục vụ q trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Một
trong số những đồ dùng học tập không thể thiếu, luôn đồng hành giúp các
bạn ghi lại những kiến thức của mình, đó chính là cây bút bi.

TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

5


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Về nguồn gốc xuất xứ, bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo

Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực
in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế. Phải đến
năm 1938, cây bút bi đầu tiên trên thế giới mới ra đời.
Bút bi là một loại bút có cấu tạo đơn giản và ngun lí hoạt động không
phức tạp. Cấu tạo của một chiếc bút bi thông thường gồm hai bộ phận
chính là vỏ bút và ruột bút.Vỏ bút là một ống trụ tròn dài từ 15 – 20 cm,
được làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc nhựa màu, trên thân thường có
các thơng số ghi ngày, nơi sản xuất…
Phần thứ hai là ruột bút, đó là một ống chứ mực nhỏ và dài khoảng từ 10
– 15cm tùy loại bút, ngòi bút được làm bằn kim loại khơng rỉ. Ở đầu ngịi
bút có gắn một viên bi, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to
nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 0,7 mm. Viên bi ấy có khả năng chuyển động
trịn đều đẩy cho mực ra đều.
Ngồi ra bút cịn có các bộ phận nhỏ đi kèm khác như lò xo, nút bấm, nắp
đậy, bên trên vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở…. Những bộ phận này tuy
nhỏ bé nhưng ngược lại rất hữu ích và đảm bảo cho hoạt động của bút
diễn ra bình thường.
Bút bi trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, tùy
theo sở thích và lứa tuổi…Có loại bút chỉ có một ngịi nhưng cũng có
những loại có hai, ba, bốn ngịi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen,
tím...Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng:
Thiên Long, Bến Nghé...Giá của một chiếc bút bi rẻ hơn nhiều so với các
loại bút khác khoảng từ 2500 đến 10 000VNĐ
Bút bi là một vật bất li thân của mỗi học sinh. Đó là vật dụng cần thiết, là
người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng
trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập dùng để viết, vẽ,
bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính tốn sổ sách. Bút cịn là món
quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
Loại bút này được ưa chuộng nhất trên thị trường so với bút máy hay bút
chì là bởi ưu điểm bút bền, đẹp, nhỏ gọn dễ mang, dễ vận chuyển. Bút

ngòi trơn thích hợp ghi chép nhanh, khơng phải mất thời gian bơm mực
như bút máy, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bút bi có hạn chế
là nếu viết nhanh dễ bị nhòe mực và chữ khi viết bút bi không được đẹp
như khi viết bằng bút máy
Bút bi là một loại bút rất dễ trong việc bảo quản. Trong các bộ phận của
bút bi, ngòi bút rất quan trọng và dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong ta nên
bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Chúng ta
cũng nên tránh để bút rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi
có nhiệt độ cao.
Bút bi khơng phải chỉ tiện dụng trong học tập mà còn như một người bạn
gắn bó với cuộc đời của mỗi người. Bút bi là dụng cụ lưu giữ bao nhiêu
bài giảng, là dụng cụ giúp những cô gái trẻ mộng mơ ghi chép bao nhiêu
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

6


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

lời bài hát của thần tượng, ghi chép bao nhiêu dòng nhật kí, dịng lưu bút
của lứa tuổi học trị. Bút bi là vật lưu giữ bao kỉ niệm đẹp của một thời.
Dù hiện nay, máy tính đang dần được con người sử dụng rộng rãi, người
ta thay vì viết bằng bút bi sẽ tạo lập văn bản trên máy tính. Nhưng dù thế
nào đi nữa, bút bi chắc chắn vẫn sẽ là một vật dụng tiện ích khơng thể
thiếu trong hôm nay và mai sau.
Số 5 : Thuyết Minh Về 1 Con Vật mà em yêu thích : Con Mèo
Bài Văn Tham Khảo:
Có rất nhiều lồi vật đã được con người thuần hố, ni dưỡng và trở
thành "thú cưng" trong mỗi gia đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo
là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo cịn có báo, linh
miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần
gũi với lồi người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.
Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số khơng có lơng hoặc khơng
có đi. Các màu lơng mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám
tro… Có những chú mèo mang nhiều màu lơng nên có những tên gọi như
mèo tam thể (có ba màu lơng), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau),
mèo đốm,…
Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt
mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt
được chuột, gián, thạch sùng… Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”,
"mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngơn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn
sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.
Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo
từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có
những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo
thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến
trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều
hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ
hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13
giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường
chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch
vào buổi tối và sáng sớm.
Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất
nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo
cơ thể rất đặc biệt.
Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc
với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo
thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và
lông quanh đệm ngón.

TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

7


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng
như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường
sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy
theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác
thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nnó tự xoay thân tới vị trí
thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó ln
chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng ln có đủ thời
gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là lồi vật đi trên
đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân
của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể
bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực
tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại.
Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề
mặt ghồ ghề.
Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngồi chân ra cịn
có đi. Đi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi
ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo
trèo.
Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động
cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo
hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho
thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất
vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu

nâu, màu xanh… về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở
mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm
thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào
đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập
về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó
mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi
của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà
chúng ta không nhận thấy được.
Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh
tồn là những lồi vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá… Vũ khí để săn
mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi
khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất,
mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới
con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy
ăn chắc, lồi mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân
sau và đồng thời phóng mạnh tồn cơ thể tới phía trước và dùng móng
sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, lồi mèo ln
sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo
là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của lồi mèo vẫn là
món cá
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

8


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ
thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bơi lên mặt
và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các

vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó.
Lồi mèo ln tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường
là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói
quen thường thấy ở lồi mèo ngay cả khi cơ thể của nó khơng có vết bẩn
nào cả.
Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo
đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em
nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà
cịn là một lồi vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa
con người và lồi mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.
Số 6 : Thuyết Minh Về 1 Con Vật mà em yêu thích : Con Trâu
Bài Văn Tham Khảo:
Nếu bạn đã từng đi qua những làng q ở Việt Nam thì khơng thể
không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong
thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu
đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem như biểu tượng
của người nông dân Việt Nam.
Trâu bắt nguồn từ lồi trâu rừng. Lơng trâu thường có màu xám đen, thân
hình vạm vỡ. Với đơi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm.
Chúng được con người sử dụng làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật
thuộc lớp có vú. Trâu ni chủ yếu để kéo cày. Một con trâu đực trung
bình cày bừa từ 3 - 4 sào cịn trâu cái có thể cày bừa từ 2 - 3 sào.
Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể
kéo tải trọng từ 400 - 500kg. Con trâu cịn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa.
Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán
thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng
cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây.
Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.
Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những
cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt

Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trị chơi của trẻ em nơng
thơn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu cịn có bao nhiêu là trò như
đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác
nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu
đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải
Phòng là vùng đất có truyền thống văn hố với nhiều di tích lịch sử và
danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hố
TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

9


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hố, tôn giáo, nghệ
thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng
đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10
năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ
hội này khơng chỉ có giá trị văn hố, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm
du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống
mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu
ra đời cùng với việc trở thành hồng làng.
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất
quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu
vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến cơng ơn của các vị
thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật
thịnh”.
Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những

“kháp đấu” giữa các “ơng trâu”. Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra
sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như
vậy các “kháp đấu” giữa những ơng trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính
biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói
hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội
dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh
của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ
hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần
với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố
văn hố nơng nghiệp đồng bằng với văn hố cư dân ven biển.
Con trâu đã gắn bó với người những người nơng dân Việt Nam. Nó
khơng những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật
chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu cịn gắn bó với những
lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của
làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam.
Số 7 : Thuyết Minh Chiếc Thước Kẻ
Bài Văn Tham Khảo:
Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh.
Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể
quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… ln gắn
bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây
thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.
Nguồn gốc: Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, ê-ke,
thước đo độ,…Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa
dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm -3cm. Cũng
có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

10



CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học
sinh dùng chỉ dày 1mm.
Khác với thước thẳng, ê-ke có dạng hình tam giác vng hay tam giác
vng cân. Ê-ke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao
5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm.
Cũng như thước thẳng, độ lớn của ê-ke rất đa dạng. Có những cây ê-ke to
hơn gấp 6 – 7 lần cây thước ê-ke thường thấy. Loại này thường dành cho
giáo viên hay kĩ sư.
Cịn một loại thước thơng dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường
được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình trịn hay cịn
gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có
nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình trịn khoảng
10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.
Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước
nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá
thành rẻ nhưng dễ gãy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ.
Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh.
Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá khơng
q 10.000đ. Hiện nay, cịn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa
dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị
gãy.
Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít
nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì
thường được làm bằng nhơm hoặc sắc. Trong các loại, thước gỗ có giá
thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy.
Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngồi ra, cịn có
nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược,

thước vẽ những đường trịn, những đường cong,…
Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa.
Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật
hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu
thước là màu sắc mà mình u thích. Các bé gái hay chọn thước màu
hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương.
Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để
dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay
bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng.
Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch
chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng
như Thiên Long hay Win đều in lơ-gơ của mình trên cây thước.
Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vng cân có một góc
90o, hai góc cịn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vng có một góc
90o, một góc 60o và góc cịn lại 30o. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc
cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vng của của cây thước thường có
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

11


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

vạch chia. Một cạnh góc vng là vạch chia cm, cạnh cịn lại là vạch chia
inch.
Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm. Trên mặt thước có những
đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình trịn. Thước được chia độ từ 0
độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai
đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và
ngược lại từ phải sang trái. Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên

dạy số đo độ này được làm to hơn.
Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử
dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng
xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn
thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một
cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành
trong suốt qng đời học sinh.
Khơng biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó
để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần
tức giận là bẻ gãy thước cho hả giận. Ngồi ra, khơng nên dùng thước để
khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và
giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.
Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo
lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn
thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước êke giúp ta kiểm tra góc vng, dễ dàng vẽ được các hình trong mơn hình
học. Ngồi ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.
Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số
đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các
bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung
quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vơ
cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và
đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng
những cơng trình hay nhà ở
Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tơi cũng đã gắn bó
với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tơi. Nó
đồng hành với tơi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lịng tơi lại nhớ đến
kỉ niệm xưa khi tơi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối
năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là
những thứ vô tri vơ giác nhưng với tơi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi
trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng

thành hơn.
Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và
cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn
mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tơi. Ơi!
Tơi u cây thước làm sao.
TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

12


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Để có được những đường thẳng, những hình vẽ vng vắn không thể
thiếu chiếc thước kẻ.
Chiếc thước kẻ là một trong những đồ dùng học tập hữu ích mà ai là học
sinh cũng cần sử dụng đến. Chiếc thước kẻ rất dễ dàng tìm thấy ở những
cửa hàng tạp hóa. Cái mà em đang dùng cũng được mua ở tiệm tạp hóa
gần nhà. Nó được bảo quản trong một chiếc túi nilon màu cam vừa khít.
Chiếc túi có ghi các thơng số kĩ thuật và hãng sản xuất của chiếc thước.
Lấy thước ra khỏi chiếc túi rất dễ dàng, chỉ cần nghiêng nhẹ là thước tự
trơi ra.
Chiếc thước khơng có đặc điểm nào quá nổi bật. Nó được làm bằng nhựa
cứng và trong suốt. Thước được làm có dạng hình hộp chữ nhật, dẹt, dài
chừng 22 cm, và dày khoảng 3mm. Mặt trước của thước trơn nhẵn, trong.
Bởi đặc tính này mà thước rất dễ bị xước trong quá trình vận chuyển.
Mặt sau của thước được in dập nổi các kích thước để đo đạc. Từ số 1 đến
số 20 được đánh dấu và mỗi một vạch nhỏ làm 1 mm. Chiếc thước này
phù hợp với học sinh như em để kẻ cũng như vẽ hình lên trang giấy trắng
nhỏ của mình. Nhờ có chiếc thước kẻ mà em có những đường kẻ đẹp,
những hình vẽ đẹp.

Ngày ngày đến trường, em đều sử dụng đến chiếc thước kẻ của mình. Nó
ln song hành cùng em trong từng trang vở, từng bài thi. Chiếc thước đã
thực sự trở thành người bạn thân thiết của em.
Số 8 : Thuyết Minh Chiếc Aó Học Sinh :
Bài Văn Tham Khảo:
Thấm thốt thời gian trơi qua lặng lẽ, tôi nhận ra mùa thu đã qua và
thay vào đóc là một mùa đong giá lạnh, tơi bước xuống giường và đôi bàn
chân lạnh buốt. Bất chợt mẹ tôi bảo: "Hôm nay, trời lạnh con mặc áo
đồng phục vào cho ấm”. Nhìn chiếc áo tơi thấy chiếc áo rất đẹp bởi lẽ nó
cị màu xanh thẫm, mà màu xanh thẫm là màu mà tơi thích nhất.
Chiếc áo địng phục của tơi có hai màu phần trên là màu trắng, phần dưới
là màu xanh thẫm. Vải áo mền mại, mặc chiếc áo lên tôi rất thấy tiện cho
các hoạt đọng của trường lớp. Áo có hai lớp lên mặc rất ấm. Chiếc áo
địng phục của tơi, phần dưới áo có hai túi chéo có viền xanh nổi bật trên
nền vải màu trắng. Ở trong áo được bọc bởi lớp vải li –long.
Có màu xẫm để giữ sạch sẽ, nách áo rộng, tay áo không quá dài nên đủ đẻ
mặc một chiếc áo len ở bên trong. Phía bên tay trái của áo có gắn phù
hiệu của trường. Mỗi khi lấy chiếc áo ra khỏi tủ tôi rất hãnh diện vì mình
là học sinh của trường THCS. Trên mác có hình hai bơng lúa cùng với
hình ảnh quyển vở và ngọn đuốc thể hiện ánh sáng niềm tin, tri thức,
khoa học và sự phát triển của nông nghiệp. Đưa tri thức công nghệ hiện
đại vào trong nông nghiệp. Tuy đơn giản nhưng phù hiệu là những lời súc
tích, ý nghĩa nhất của trường dành cho chúng ta, mong chúng ta sẽ thành
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

13


CỘNG ĐỒNG ƠN THI 2K9 - TÀI LIỆU ƠN THI


cơng trên con đường học tập. Ngồi ra tơi cịn dành một chút thời gian đẻ
tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc áo đồng phục này và tơi tìm hiểu được
rằng chiếc áo đồng phục này được sản xuất từ công ti may. Một việc nữa
mà tôi phải phủ nhận rằng chiếc áo đồng phục mùa đông này giảm sự
phân biệt giàu nghèo, đồng phục làm giảm chi tiêu tài chính, là cách giúp
gia đình giảm chi phí cho quần áo đi học. "Nhưng làm thế nào đẻ quần áo
sử dụng được lâu nhỉ.” Chúng ta khơng lên dùng nước nóng đẻ giặt,
không ngâm áo với quần áo sẫm màu, áo giặt xong phải phơi thẳng ra và
cuối cùng là không được là áo quá lâu để áo không bị hỏng.
Nhờ có chiếc áo đồng phục mùa đong mà chúng ta có chiếc áo ấm để mặc
đến trường trong những ngày thời tiết giá lạnh. Nó ln là người bạn thân
gắn bó với chúng ta trong suốt q trình mà chúng ta đi học, tơi sẽ coi nó
như mội người bạn và tơi sẽ giữ gìn bảo quản nó một cách cẩn thận.
Số 9 : Thuyết Minh Vật Dụng Gia Đình : Cái Kéo
Bài Văn Tham Khảo:
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều vật dụng tuy nhỏ bé nhưng giữ
vai trị quan trọng, một trong số đó chính là cái kéo.
Chiếc kéo được phát minh vào khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại.
Tổ tiên của chúng xuất hiện đầu tiên ở đồng bằng Lưỡng Hà khoảng
3,000 đến 4,000 năm trước. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, chiếc kéo đã
có nhiều cải tiến và trở nên đa dạng, phong phú như hiện nay. Chúng có
nhiều cơng dụng và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau vô cùng
rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Với mỗi đặc điểm, cơng dụng của
mình chúng lại có chiều dài, chất liệu và kích cỡ khác nhau.
Kéo thường được làm bằng kim loại cứng: sắt, đồng, gang,… có cấu tạo
gồm 2 phần: lưỡi kéo và tay cầm. Phần lưỡi kéo được làm bằng hai miếng
kim loại được mài sắc nhọn khớp vào nhau cùng xoay quanh một trục cố
định; mỗi đầu của một bên lưỡi được mài sắc nhọn để cắt vật thể và
người ta lắp hai đầu nhọn đó hướng vào trong để cắt. Thân kéo là nơi con
người cho tay vào để tiến hành sử dụng kéo; nó được bọc bằng một lớp

nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không
sắc nhọn mà được đúc trơn.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kéo khác nhau, mang chức năng và
công dụng khác nhau nhưng người ta chia thành ba loại kéo chính. Kéo
kẹp mang hình chữ U, nằm ngang, sử dụng bằng một tay, tự mở ra và
đóng vào. Kéo Chốt đi có chốt ở đi, lưỡi kéo và đi được liên kết
thành khớp nối. Kéo khớp là loại kéo thông dụng nhất, được dùng phổ
biến trong cuộc sống và sinh hoạt của con người.
Từ những đặc điểm trên của chiếc kéo, nó mang đến cho con người nhiều
cơng dụng và lợi ích. Trong y học, người ta dùng kéo để làm giải phẫu
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

14


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

cứu sống bệnh nhân. Trong xây dựng, người ta dùng kéo để cắt vật liệu
có độ cứng cao. Trong cuộc sống, con người dùng kéo để cắt nhỏ các vật
dụng cần thiết… chỉ với giá thành bỏ ra rất rẻ, chúng ta có thể sở hữu một
chiếc kéo với cơng dụng đa năng phục vụ cho cuộc sống của mình được
tiện lợi hơn.
Chiếc kéo tuy nhỏ bé nhưng hàng nghìn năm nay nó ln giữ vị trí quan
trọng trong cuộc sống con người. Mai sau dù thế giới có phát triển đến
trình độ nào đi nữa thì chiếc kéo vẫn ln là bạn đồng hành của con
người.
Số 10 : Thuyết Minh Chiếc Nón Lá Việt Nam :
Bài Văn Tham Khảo:
Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che
mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những

cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.
Có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng
đội lên đầu để che nắng che mưa, dần dần nó được cải tiến thành những
chiếc nón có hình dạng khác nhau.
Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc
nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre trịn
rồi uốn thành vịng trịn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái
vành nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ
dần có đến 16 cái vành, cái nhỏ nhất trịn bằng đồng xu. Tất cả được xếp
tiếp nhau trên một cái khn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về
từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp từng cái chồng khít lên nhau
cất trong những túi ni lơng cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ
nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu
trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24 - 25 chiếc lá cho một lượt
sau đó xếp đều trên khn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp
mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là
lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp,
thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khn với khung nón
rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng
thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác
nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh
mỏng đều tăm tắp, dường như người khâu nón muốn gửi gắm trong chiếc
non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ lồng trong lớp lá nón
những hình ảnh cơ thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho
nên chiếc nón lá cịn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Cơng đoạn làm
nón cũng thật là cơng phu địi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại
chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH


15


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

mà du khách nước ngồi đến thăm Việt Nam khơng chỉ trầm trồ khen
ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón
lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha.
Trong bộ đồng phục đó, nịn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng
những thế mà hình ảnh cơ thơn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ơm bó
lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẽ khắp
các thơn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.
Chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính qn
cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi
vào thơ ca đó sao:
"Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài..."
Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi
đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những
làn điệu dân ca quan họ hẳn khơng thể qn chiếc nón quai thao rộng
vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trơng như
cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta cịn nhớ
hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn
tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao
lịng bao khán giả và du khách nước ngồi. Nón quai thao trở thành điểm
nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...
Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã
đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương
dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ
nghệ..." Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thốt nhẹ nhàng

như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành
dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.
Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng
Bình, Nam Định, Hải Dương... Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá
phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao
mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông
thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự
trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn
hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam
Số 11 : Thuyết Minh Về Cây Lúa Nước :
Bài Văn Tham Khảo:
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê
Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

16


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua
Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của
người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nơng dân đã trở thành những
mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây
giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ
cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân
Châu Á nói chung. Lúa thuộc lồi thân thảo. Thân cây lúa trịn chia thành

từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa
có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song
song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi
lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc
với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng
thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều
chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính
là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa khơng có cánh hoa,
chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu
nhuỵ thò ra ngồi, có một chùm lơng để qt hạt phấn. Hoa lúa tự thụ
phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến
thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa
học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua
nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy
xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm
sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm
cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm địng, trổ bơng rồi hạt lúa chắc hạt,
chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành
hạt gạo… Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo ni sống con
người.
Hạt gạo có vai trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng
ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể
con người.Ngoài việc ni sống con người, hạt lúa, hạt gạo cịn gắn bó
với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo
nếp… Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền
thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng,
bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp
non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.
Gạo nếp dùng để đồ các loại xơi – một món đồ lễ không thể thiếu trên

bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên.
Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người
Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh
tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo… Nếu khơng có gạo, thật là khó khăn trong
việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

17


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là
giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một
nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà
chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của
người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt
tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca
dao thấp thống bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa cịn bơng
Thì cịn ngọn cỏ ngồi đồng trâu ăn".
Số 12 : Thuyết Minh Về Loài Hoa Ngày Tết :
Bài Văn Tham Khảo:
Mỗi dịp xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Trong mn ngàn lồi hoa
rực rỡ sắc hương ấy có một lồi hoa rất dỗi quen thuộc với người Việt
Nam: hoa mai vàng.
Mai vàng thuộc họ hàng mai, vốn là một loài cây hoang dã, mọc nơi núi
rừng với dáng vẻ tự nhiên mà quyến rũ. Trải qua thời gian cùng với nhu
cầu thưởng ngoạn, trao gởi tâm linh, con người đã phát hiện, thuần dưỡng

và xem mai như một người bạn thân thiết, tao nhã.
Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc, dịu dàng,
hoa tươi, rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa
xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng
mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh. Cá biệt có hoa
tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có
cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng,
an khang.
Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai
bằng cách chọn những hạt mai nhín mẩy, phơi khơ rồi đem gieo vào đất
ẩm, có thể gieo trong chậu hoặc ngồi vườn. Nó ưa đất ẩm và ánh sáng
nhưng khơng chịu được úng. Vì vậy cần trồng cây mai nơi cao ráo và
phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý
bón phân và thay đất hàng năm. Nếu chăm dóc tốt thì khoảng 5 - 7 năm
mai có thể cho hoa. Để có một chậu hoa đẹp thường chú ý cắt nhánh,
uống cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo,
mang ý nghĩa sâu sắc,đậm chết triết lí Á Đơng. Để mai ra hoa đúng vào
ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết.
Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày.
Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.
Từ lâu cây mai đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tương
truyền rằng chúa Nguyễn Hoàng lúc di dân vào miền Nam lịng vẫn
khơng ngi nỗi nhớ thương cành đào xứ Bắc nên mỗi độ xuân về lại
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

18


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI


dùng cành mai thay thế. Có lẽ thú chơi mai ngày Tết của người Việt ra
đời từ đó. Đối với người Việt Nam, nhất là người miền Trung và miền
Nam, mai thường là một thứ hoa thường không thể thiếu trong ngày Tết.
Ba ngày xuân, ai cũng muốn có một cành mai đẹp trong nhá, vừa để tô
điểm sắc xuân, vừa để cầu mong những điều tốt đẹp. Cùng với hoa đào
miền Bắc, hoa mai trở thành hiện thân của mùa xuân phương Nam. mai,
trúc, cúc, tùng là biểu tượng của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đong. Không
phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã viết: "Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai
là bạn cũ, hạc là người quen". Mai là biểu tượng của người quân tử, là
bạn tâm giao của những người thanh lịch, tao nhã.
Mai là một cây quý của người Việt Nam. Hiểu biết về cây mai sẽ giúp
chúng ta khám phá ra bao điều thú vị để từ đó càng thêm yêu quý, nâng
niu trân trọng và biết cách làm tơn vinh giá trị của mai, góp phần làm cho
ngàn hoa của xứ sở luôn rực rỡ sắc hương.
Số 13 : Thuyết Minh Về Cuốn Sách GK :
Bài Văn Tham Khảo:
Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài
quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng.
Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một
mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật
nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tơi
sẽ trình bày đơi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.
Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành
dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm.
Để có được một quyển sách với nội dung hồn chỉnh phải trải qua nhiều
công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày
bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến
một số người đã góp cơng trong việc phát hành quyển sách này. Bản
quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do
Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên

phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình
Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân,...
Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc
Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý
Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập
tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm.
Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do
Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế
và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký
KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty

TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

19


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng
02 năm 2009.
Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 –
Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn,
được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dịng
chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới
dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật
trên nền bìa cam có phơng chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8”
màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên
phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang
trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng
là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách

cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình
“Hn chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng
quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các mơn học khác nằm trong
chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu
xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục
cơng dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),..., Tiếng
nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8...) Dưới cùng, nằm bên gốc phải
là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen
dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang khơng tính bìa, được in theo khổ
giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm
phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang
tính logic.
Chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá
trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết
đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài
phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng
ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm
sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào
nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần
đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều
trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh
vực đời sống.
Chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng
được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc
trong và ngồi nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như:
Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lịng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của
Ngun Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngơ Tất Tố, Lão Hạc
của Nam Cao, Cơ bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối
xay gió (trích Đơn Ki-hơ-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích)
của O Hen-ri, Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của Ai-ma-tốp,

Vào nhà ngục Quảng Đơng cảm tác (trích Ngục Trung Thư) của Phan Bội
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

20


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,…Tôi xin giới thiệu đôi
nét vế một tác phẩm văn học Việt Nam mà tơi cho là hay nhất trong suốt
q trình học đó là tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngơ Tất
Tố. Với ngịi bút hiện thực, sinh động của ơng, đoạn trích đã tố cáo, vạch
trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời,
đã đẩy họ vào con đường cùng với tình cảnh quá cơ cực khiến họ phải
liều mạng chống lại. Và chị Dậu là một hình ảnh tiêu biểu. Truyện còn ca
ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nơng dân vừa giàu tình u
thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng cịn có những tác
phẩm văn học nước ngoài với lời văn hết sức tinh tế và độc đáo. Tiêu
biểu như đoạn trích “Cơ bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện kể về một
hoàn cảnh vô cùng bất hạnh của một em bé bán diêm. Ngay từ nhỏ em đã
phải sống trong sự thiếu vắng tình thương của mẹ cùng với sự lạnh lung,
ghẻ độc của cha. Năm mộng tưởng cao đẹp đã cùng em và bà về nơi
Thượng Đế. Qua lời văn của tác giả, ta thấy truyện còn tố cáo xã hội đã
bất nhân, lạnh lung, đối xử tàn tệ với trẻ em của xã hội tư bản và lòng
thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh mà An-đécxen muốn truyền đạt cho chúng ta.
Nhưng chưa hết đâu, ở phần Tiếng Việt chúng ta sẽ được mở mang thêm
nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát
của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa
phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ - Thán từ, Tình thái từ, Chương trình

địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Noi tránh, Câu ghép,
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu
câu,…Ở bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ giúp ta hiểu rõ hơn vế ý
nghĩa, đặc tính của các từ, rèn luyện cho ta cách chọn lọc và sử dụng từ
ngữ thật chuẩn xác. Tiếp đến là bài Trường từ vựng, ý nghĩa cơng dụng
của nó gần giống như bai trên nhưng nó chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn
và đòi hỏi kĩ năng sử dụng các tính chất của trường từ vựng cao hơn. Khi
đã thực vững vàng thì ta sẽ được học tiếp bài Từ tượng hình – Từ tượng
thanh, giúp ta phân biệt rõ rang từ nào là chỉ âm thanh, từ nào là chỉ hình
ảnh, trao dồi cho ta nhiều vốn liếng vế từ ngữ hay rối từ đó có thể thành
lập được những câu văn hay để đưa vào bài viết. Càng thú vị hơn khi ta
được học bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nó giúp ta biết thêm
về một số ngôn từ ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước và vài biệt
ngữ nghe vô cùng lạ tai thường được sử dụng trong một số tầng lớp xã
hội nhất định.Hãy nhớ nhé, tôi xin khẽ nhỏ với các bạn một kinh nghiệm
của tui từ khi tiếp xúc và làm quen với quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một
này là: “Những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt sẽ là chiếc cầu nối
đưa ta cập bến và đi tới sự thành công ở phần Tập làm văn.” Vì ở phần
Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vựng ngữ pháp vế dấu câu, cách chọn lọc,
sử dụng từ ngữ từ đó có thể “đúc kết” ra những bài văn hay, sinh động,
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

21


CỘNG ĐỒNG ƠN THI 2K9 - TÀI LIỆU ƠN THI

lơi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đừng nên bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học
phần Tiếng Việt còn Tập làm văn thi khơng. Tơi xin mách rằng: ai mà có
tư tưởng ấy thì hãy xóa bỏ thật nhanh nó đi nếu như không muốn mất đi

tư chất của một học sinh học Văn. Vì ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ
được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống
nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn
trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt
văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn
tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết
hợp với miêu tả và biểu cảm, Luyện nói: kể chuyện theo ngơi kể kết hợp
với miêu tả và biểu cảm, Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương
pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh,
Chương trình địa phương(phần Văn), Luyện nói: thuyết minh về một thứ
đồ dùng,…Tơi xin sơ lược về một số bài và công dụng của nó. Ở các bài:
Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn
văn trong văn bản nhằm giúp ta hiểu thật rành rẽ hơn về kết cấu, cấu tạo
của đoạn văn, bài văn và cách sử dụng phương tiện liên kết để có sự
mạch lạc, rõ rang giữa các đoạn văn. Còn trong ba bài: Tìm hiểu về văn
thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm
bài văn thuyết minh được sắp xếp trong chương trình giảng dạy theo độ
khó tăng dần, nhằm thúc đẩy ta làm quen và thích nghi nhanh với phương
thức biểu đạt mới, luyện tập cho ta có thể mạnh dạng và chủ động hơn
trong mọi đề văn thuyết minh dưới hình thức nói hoặc viết.
Như vậy, qua đó ta cũng đã thấy được vơ ngàn kiến thức bổ ích cấn phải
tìm hiểu sâu hơn trong quyên sách Ngữ Văn 8 – tập một này. Nó giúp ta
tiếp cận vói những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế
hệ từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật, đối với người học văn,
nó cịn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm
bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống. Hơn nữa, sách còn mang ý
nghĩa giáo dục to lớn, toi luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp
hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới
thấy được những giá trị tiềm tàng của sách”
Tơi ln mong rằng sách sẽ đồng hành với mình thật lâu dài nên tơi đã tự

đạt cho mình một châm ngôn:”Một trang sách hay, muôn ngàn kiến thức”.
Nếu mất đi một trang sách thi tôi sẽ mất đi biết bao nhiêu là tri thức nên
bản thân tôi tự nhủ phải làm mọi cách để cho sách có thể nguyên vẹn
trong suốt thời gian ở bên tôi. Đừng nên nghĩ đến việc sang lớp 9 là sẽ
vứt cuốn sách Ngữ Văn 8 –Tập một này đi nhé! Như thế sẽ khơng tốt
chút nào, dù nó là vật vơ tri nhưng cũng đã gắn bó với mình suốt một
năm học qua, với lại kiến thức cũ ở lớp 8 sẽ còn gặp lại ở lớp 9, nếu có
những khuất mắt thì chúng ta có thể lật lại từng trang sách xưa để ơn
luyện. Vì vậy, dù khơng cịn học quyển sách Ngữ Văn 8 – tập một thì vẫn

TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

22


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

nên để nó gọn gang, vng vắn vào kệ sách, khi cần thiết có thể xem lại
bất cứ lúc nào.
Với tơi, sách là người bạn thân thiết, mãi đồng hành cùng tôi trên ghế nhà
trường. Và tôi luôn nâng niu, trân trọng từng trang sách, từng bài học,
từng lời văn,…vì tơi biết sách luôn kề vai sát cánh bên tôi, bồng bế tôi
qua nhưng nẻo đường khúc khuỷu để tiến về đỉnh vinh quang của học vấn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” Thật vậy, câu nói này đã được lưu
truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn cịn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi
thời đại. Ngọn đèn tri thức chính là sách và ngọn đèn ấy chẳng bao giờ bị
dập tắt cho dù nó có đứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết.
Ôi! Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một chứa đựng biết bao nhiêu là kho
tàng tri thức vô giá của nhân loại. Sách như ngọn đèn sáng soi bước
đường tôi đi và sách cũng như chiếc chìa khóa vạn năng mở toan các

cánh cửa trên con đường học vấn tôi đang lê bước và một sự đóng góp
lớn lao trong việc “Trăm năm trồng người”. Đó chính là cơng sức to lớn
của những thầy, cơ giáo ln tận tụy, hết mình vì học sinh, ln tìm tịi
nhưng cách giảng thật hay, thật dễ hiểu để học sinh chúng tơi có thể tiếp
thu dễ dàng những kiến thức bổ ích mà thấy, cơ đang truyền đạt. Như vậy,
sách cũng như những người thầy, người cơ láy đị đưa chúng tơi sang
sơng cặp bến của tương lai tươi sáng.
Số 14 : Thuyết Minh Về Một Lồi Cây Miền Tây Sơng Nước :
Cây Dừa
Bài Văn Tham Khảo:
“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người cịn đó, là
con gái của Bến Tre…”.Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về
vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta
liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt,
có một lồi cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến
Tre – cây dừa.
Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát
rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở
Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn
Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.
Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ
biến hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù
lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến
Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba
Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống.
Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị
trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên
ngồi vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH


23


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

dâu. Ngồi ra cịn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa
dứa, dừa nhiếm, dừa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở
thành đặc sản của vùng đất này.
Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây
cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Không một chi tiết nào trên
thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi cịn
làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt
ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng
q. Lá dừa khơ được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những
vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa
giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.
Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi
bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc
sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén
đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa
lạ mắt. Bơng dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp
đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ
dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích
hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này khơng phải lúc nào cũng có
vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm
chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa (cịn gọi là đng dừa) cũng là một
thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đng dừa béo múp míp. Người
ta chế biến đng thành nhiều món ăn khối khẩu và bổ dưỡng ở các
qn ăn trong thành phố.
Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra

lấy nước giải khát, có cơng năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến
trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho
dịch truyền. Dừa khơ có nhiều cơng dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để
kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm
dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà
phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia
súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ
dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những
người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống
sạt lở ven sông.
Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước
mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre
được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.
Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn
màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài
dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa
qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc
TÀI LIỆU ÔN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

24


CỘNG ĐỒNG ÔN THI 2K9 - TÀI LIỆU ÔN THI

đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dưà
từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi
của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Khơng biết đã có
bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong
đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

“Khi yêu yêu lắm dừa ơi
Cả trời cả đất cả người Bến Tre
Bóng dừa râm mát lối quê
Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”
Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị
tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn
bó với người dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các
con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.
Số 15 : Thuyết Minh Về Một Lồi Qủa Mà Em Thích : Qủa Xồi
Bài Văn Tham Khảo:
Đối với tôi, ấn tượng mùa hè gợi về không chỉ là cái nắng, tiếng ve râm
ran mà còn là cây xồi trĩu quả chín vàng ươm bởi quả xồi là một lồi
quả mà tơi u thích.
Xồi là một lồi cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ khu vực Bắc
Myanma và Ấn Độ. Đặc trưng của loài cây này là cây có nhựa, mủ, hoa
nhỏ tạo thành từng chùm lớn và quả mọng khi chín sẽ có màu vàng ươm
đẹp mắt. Ở nước ta, xoài được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ. Có rất nhiều
lồi xồi được u thích như xồi cát, xồi Úc, xồi Tượng, xồi tứ
q,…
Xồi là loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Tuổi đời của cây xồi có thể lên
đến hàng chục thậm chí hàng trăm năm. Chính vì vậy, ta khơng khó để
bắt gặp những cây xoài cổ thụ giống như cây nấm khổng lồ hiên ngang
chiếm lấy một khoảng trời tạo ra một khoảng khơng râm mát để mọi
người ngồi hóng mát, lũ trẻ chơi bắn bi, đuổi bắt,…
Ngày nay, nhờ vào công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nên nhiều giống
xoài và phương pháp canh tác mới đã được tạo ra do đó hoa xồi có thể
cho hoa, đậu quả quanh năm vào đúng những dịp lễ, tết đặc biệt.
Hoa xồi nở thành từng chùm, có màu trắng đục. Gặp điều kiện thời tiết
thuận lợi, hoa sẽ kết thành từng chùm quả. Lúc này người ta thường tỉa
bớt đi một số quả để xoài được lớn, mọng hơn. Hơn nữa, xồi trưởng

thành có thể đạt từ 1 đến 2 kg tùy theo giống nên tỉa bớt quả có thể tránh
được tình trạng gãy cành.
Quả xồi có vị chua thanh thanh, giịn, xốp khi xanh cịn khi chín, xồi
mềm, ngọt mang theo mùi thơm đậm đà. Đối với mẹ bầu hoặc những
người thích vị chua, xồi bao tử là một món khối khẩu. Từ xồi bao tử
TÀI LIỆU ƠN THI TỰ SOẠN - NGUYỄN DUY MINH

25


×