Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài tập lớn công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.14 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------

BÀI TẬP LỚN

KIỂM TOÁN CĂN BẢN
ĐỀ TÀI :
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP

Giảng viên : PGS.TS Phạm Thanh Thủy
Nhóm thực hiện: Nhóm 14

Hà Nội


DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN

Phần thực
hiện
Tổng hợp,
sửa lỗi và
phần 2

STT

Họ và tên

MSV

1


Nguyễn Thị
Hiếu

20A4020291

2

Nguyễn Thị
Hương Giang

20A4020171

Phần 1

3

Nguyễn Thị
Thu Hương

20A4020375

Phần 3

4

Phần 2

5

Phần 4


6

Phần 4

1

Đánh giá

Hệ số
tham gia

Tích cực,
làm đủ

100%

Đúng hạn,
tích cực, làm
đủ
Đúng hạn,
tích cực, làm
đủ
Đúng hạn,
tích cực, làm
đủ
Đúng hạn,
tích cực, làm
đủ
Đúng hạn,

tích cực, làm
đủ

100%
100%
100%
100%
100%


tên


MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ......... Error! Bookmark not defined.
1. Thông tin liên hệ ........................................... Error! Bookmark not defined.
2. Quá trình hình thành và phát triển ............. Error! Bookmark not defined.
3. Lĩnh vực kinh doanh .................................... Error! Bookmark not defined.
II. PHÂN TÍCH RỦI RO GẮN VỚI LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ LỊCH
SỬ HOẠT ĐỘNG............................................. Error! Bookmark not defined.
1. Lý thuyết về rủi ro tiềm tàng ....................... Error! Bookmark not defined.
2. Rủi ro tiềm tàng của công ty ........................ Error! Bookmark not defined.
III. MỨC TRỌNG YẾU .................................. Error! Bookmark not defined.
1. Khái niệm...................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Nhân tố ảnh hưởng tới mức trọng yếu ........ Error! Bookmark not defined.
3. Xác định mức trọng yếu ............................................................................... 9
IV. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU CHO DOANH NGHIỆP VỚI RỦI RO
TIỀM TÀNG ĐÃ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ......... Error! Bookmark not
defined.

1. Xác định mức trọng yếu trên tổng thể báo cáo tài chính Error! Bookmark
not defined.
2. Xác định mức trọng yếu thực hiện .............. Error! Bookmark not defined.
3. Xác định sai sót có thể bỏ qua.................................................................... 15
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 17
Tài liệu tham khảo ........................................... Error! Bookmark not defined.

2


I.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Thông tin liên hệ
Tên gọi bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VINASHIP JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VINASHIP
Đại diện pháp luật: VƯƠNG NGỌC SƠN
Điện thoại:

(031)3842151
(031)3842151

Fax: (031)3842271
Email:
Ngày cấp giấy phép: 27/08/1998
Ngày hoạt động: 28/12/2006
Giấp phép kinh doanh: 0200119965
Tài khoản số: 020.0101.000.6413

Ngân hàng: NH TMCP HÀNG HẢI - HẢI PHÒNG
VIETINBANK CN LÊ CHÂN
TECHCOMBANK chi nhánh HẢI PHÒNG
PG BANK HẢI PHÒNG
NH TMCP BẢO VIỆT chi nhánh HẢI PHÒNG
NH TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH chi nhánh HẢI
PHỊNG
Ngành nghề chính: Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
2. Q trình hình thành và phát triển

3


-

Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
6 Đảng Cộng sản Việt Nam, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực bắt tay vào
cơng cuộc đổi mới tồn diện về quản lý kinh tế, xóa bỏ tập trung quan liêu bao
cấp và chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Khơng nằm ngồi quy luật, Bộ Giao thông vận tải cũng thực hiện đổi mới với
việc cắt giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, chuyển chức năng quản lý kinh
tế kỹ thuật trực tiếp xuống các doanh nghiệp và thành lập các doanh nghiệp mới.

-

Cũng trong thời kỳ này, ngày 10/3/1984, Công ty Vận tải biển III (VINASHIP)
được thành lập theo Quyết định số 694/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải .

-


Ngày 23/3/1993: Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định thành lập lại Công ty Vận
tải biển III theo Quyết định số 463/QĐ-TCCB. Công ty Vận tải biển III là Doanh
nghiệp Nhà nước hạng I, hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Tổng Công ty
Hàng hải Việt Nam và hoạt động theo Giấy Chứng nhận ĐKKD số 105658 do
Sở Kế hoạch đầu tư t/p Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 4 năm
1993 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 06 tháng 3 năm 2002.

-

Ngày 24 tháng 10 năm 2006, Bộ Giao thông vận tải ký quyết định số 2264/QĐBGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty vận tải biển III , đơn vị
thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty Cổ phần Vận tải
biển VINASHIP.

3. Lĩnh vực kinh doanh
-

Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương;

-

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

-

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

-

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc

đi thuê: Cho thuê văn phòng

-

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

-

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

-

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

-

Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: Bán buôn tàu, biển. Bán
buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại

4


-

Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác): Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải biển

-

Bốc xếp hàng hóa


-

Đại lý, mơi giới, đấu giá

-

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

-

Mơi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khốn

II.

PHÂN TÍCH RỦI RO TIỀM TÀNG DỰA TRÊN LĨNH VỰC KINH
DOANH, LỊC SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
BIỂN VINASHIP

1. Lí thuyết về rủi ro tiềm tàng
a. Khái niệm rủi ro tiềm tàng
-

Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của mỗi nhóm giao dịch, số
dư tài khoản hay thơng tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi
xét riêng lẻ hay tổng thể hợp lại, trước khi xem xét đến bất kì kiểm sốt nào có
liên quan.

b. Trách nhiệm của KTV
-


KTV khơng tạo ra cũng như khơng kiểm sốt được rủi ro tiềm tàng mà chỉ đánh
giá chúng dựa vào một số nguồn thông tin như kết quả của các cuộc kiểm toán
năm trước, chính sách kinh tế của khách hàng … Để đánh giá rủi ro tiềm tàng,
kiểm tốn viên có thể xem xét trên 2 góc độ: doanh nghiệp và các khoản mục,
nghiệp vụ.

-

Khi phân tích đánh giá rủi ro tiềm tàng địi hỏi KTV phải có một sự hiểu biết sâu
sắc toàn diện về thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các yếu tố
tác động đến rủi ro tiềm tàng cũng như địi hỏi KTV phải có một sự xét đoán
nghề nghiệp với những kinh nghiệm khá tốt mới có thể có được một kết quả chính
xác.

c. Ý nghĩa
-

Việc nghiên cứu, phân tích đánh giá rủi ro tiềm tàng có ý nghĩa rất quan trọng
trong q trình lập kế hoạch kiểm toán. Mức rủi ro tiềm tàng ở mỗi doanh nghiệp
mà kiểm toán viên dự kiến cao thấp khác nhau sẽ là căn cứ và là cơ sở để kiểm
tốn viên xác định khối lượng, quy mơ, phạm vi cơng việc kiểm tốn cần thực

5


hiện. Đây sẽ là căn cứ để kiểm toán viên dự kiến biên chế, thời gian, chi phí và
các phương tiện cần thiết khác cho một cuộc kiểm toán.
d. Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tiềm tàng
-


Bản chất kinh doanh của khách hàng, như: công việc sản xuất kinh doanh, các
loại sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra được cung cấp cho thị trường,
các yếu tố tác động của ngành nghề, môi trường kinh tế, địa điểm hoạt động, cơ
cấu vốn, tính chất thời vụ....

-

Bản chất của các bộ phận, khoản mục được kiểm toán, như: các khoản mục khác
nhau trên báo cáo tài chính thì khả năng chứa đựng những sai phạm trọng yếu sẽ
khác nhau, như khoản mục hàng tồn kho có khả năng chứa đựng những sai phạm
trọng yếu nhiều hơn là khoản mục tiền mặt....

-

Bản chất của hệ thống kế toán và thơng tin trong đơn vị như mức độ, tính chất
phức tạp, phạm vi và tính hiệu quả của hệ thống điện tốn hay của các phương
tiện, thiết bị thơng tin tính tốn áp dụng trong doanh nghiệp.

Rủi ro tiềm tàng tồn tại khách quan nằm ngay trong doanh nghiệp, nó khơng phụ thuộc
vào cơng việc kiểm tốn.
-

Trình tự phân tích đánh giá rủi ro tiềm tàng: xét về lý luận và theo kinh nghiệm
của các cơng ty kiểm tốn lớn và có uy tín trên thế giới, việc phân tích đánh giá
rủi ro tiềm tàng thường được tiến hành từ trên xuống dưới, từ đỉnh đến đáy, từ
tổng thể đến chi tiết, từ tồn bộ cơng ty đến các cơng ty trực thuộc, từ tồn bộ
báo cáo tài chính đến từng khoản mục cấu thành báo cáo tài chính.

2. Rủi ro tiềm tàng của Công ty cổ phần vân tải biển VINASHIP

a. Rủi ro về thị trường
Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn cịn trong giai đoạn khó
khăn và diễn biến bất thường. Thị trường vận tải biển chưa thực sự ổn định, các hãng
tàu lớn vẫn gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh giữa các đơn vị cùng ngành nghề vô cùng
khốc liệt. Giá nhiên liệu biến động tăng làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tàu. Các
yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty.
b. Rủi ro về luật pháp

6


Là Công ty cổ phần nên hoạt động của Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship chịu ảnh
hưởng của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng Khoán. Luật và các văn bản dưới luật trong
lĩnh vực này hiện còn trong quá trình hồn thiện, do vậy sự thay đổi về mặt chính sách
ln có thể xảy ra và khi xảy ra có thể ảnh hưởng tới hoạt động của Cơng ty. Hơn nữa,
hoạt động của Cơng ty cịn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hàng hải, môi trường,
bảo hiểm ... cùng các quy định của các nước sở tại và công ước quốc tế do vậy, rủi ro
pháp luật liên quan đến hoạt động của Công ty là thường trực và rất đa dạng. Nhận thức
rõ vấn đề này, Công ty luôn chú trọng quan tâm tới việc cập nhật pháp luật khơng chỉ
của Việt Nam mà cịn của các nước mà Vinaship có quan hệ kinh tế. Cơng ty thường
xuyên có kế hoạch tập huấn, cập nhật kiến thức cho tập thể cán bộ công nhân viên Công
ty về các quy định của pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật.
c. Rủi ro đặc thù
 Rủi ro biến động giá nhiên liệu
Do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, nhiên liệu có tỷ trọng rất
lớn trong chi phí hoạt động của Cơng ty, đặc biệt là xăng, dầu. Chi phí nhiên liệu chiếm
từ 35 – 40% trong giá vốn của Công ty. Do vậy, sự biến động của giá nhiên liệu sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
 Rủi ro từ các quy định mới về vận tải trên thế giới
Hoạt động vận tải của Vinaship phải tuân thủ các công ước quốc tế, các quy định của

Tổ chức hàng hải thế giới (IMO) như Solas, ISM code và Bộ luật an ninh cảng biển và
tàu biển quốc tế (ISPS) có hiệu lực từ 1/7/2004. Trong các quy định về an ninh, an tồn
hàng hải có nhiều thay đổi với u cầu ngày càng ngặt nghèo hơn, đòi hỏi các chủ tàu
phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, đào tạo sỹ quan, thuyền viên đã làm tăng chi phí
hoạt động của Cơng ty. Tuy nhiên, các quy định này lại góp phần nâng cao năng lực và
chất lượng dịch vụ của Công ty.
d. Rủi ro tỷ giá
Trong hoạt động của Công ty, nhiều giao dịch sử dụng đồng ngoại tệ làm phương tiện
thanh toán, chủ yếu là đồng USD và nguồn thu chủ yếu của Công ty cũng là ngoại tệ.

7


Do vậy, sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng khơng lớn tới doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của Công ty.
e. Rủi ro cạnh tranh
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài. Trong chiến lược phát triển kinh tế của
mình, Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển kinh tế biển. Do đó, tất yếu dẫn đến
hoạt động đầu tư cảng biển và thành lập các doanh nghiệp vận tải biển. Hiện nay, ngồi
Tổng Cơng ty Hàng hải Việt Nam cịn có nhiều tập đồn và doanh nghiệp khác có tham
gia kinh doanh ngành vận tải biển. Các doanh nghiệp này cũng cạnh tranh quyết liệt với
Vinaship. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các
doanh nghiệp vận tải biển quốc tế có ưu thế về cơng nghệ, thương hiệu và quy mơ.
f. Rủi ro khác
Ngồi các rủi ro trên, trong q trình hoạt động của Cơng ty cịn có thể gặp phải những
rủi ro như rủi ro về cháy nỏ, rủi ro cướp biển, rủi ro thiên tai… Những rủi ro này nếu
xảy ra có thể gây những tổn thất to lớn cho Công ty. Để hạn chế những rủi ro này, Công
ty đã và đang thực hiện mua bảo hiểm thường xuyên cho đội tàu và các hoạt động hàng
hải liên quan đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty, đồng thời liên tục hồn thiện và
nâng cao hiệu quả thực thi Bộ luật quốc tế về quản lý an tồn hàng hải (ISM code) phịng

ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
III. MỨC TRỌNG YẾU
1. Khái niệm
- Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt nam(VSA) số 320: mức trọng yếu là một mức
giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thơng
tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu ở đây được hiểu là
một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có.
Tính trọng yếu của thơng tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định
tính.
+ Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót
này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh
hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

8


+ Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể
và bị ảnh hưởng bởi quy mơ hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của cả hai yếu
tố trên.
+ Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài
chính phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thơng tin tài chính của nhóm
người sử dụng, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,... Những ảnh hưởng có thể có
của các sai sót đến một số ít người sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính mà nhu cầu
của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng thơng tin trên báo cáo
tài chính sẽ khơng được xét đến.
2. Các yếu tố ảnh hướng đến mức trọng yếu
 Mơi trường kiểm sốt: hệ thống kiểm sốt chất lượng có hiệu quả hay khơng…
 Hệ thống kế tốn: có hoạt động hiệu quả hay khơng…
 Vấn đề tổ chức: tổ chức chồng chéo, không khoa học
 Các nghiệp vụ mới

 Vấn đề nhân sự: có sự biến động nhân sự, trình độ nhân sự như thế nào…
 Tính thích hợp đầy đủ và mức hiệu quả của các thủ tục, trình tự kiểm sốt
3. Xác định mức trọng yếu
- Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác lập mức trọng yếu tổng thể BCTC
và mức trọng yếu cho từng khoản mục để từ đó có thể ước tính sai lệch có thể chấp
nhận được của BCTC cũng như từng khoản mục phục vụ cho việc kiểm tra chi tiết.
+ Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM): được xác định tùy thuộc vào từng loại
hình doanh nghiệp, thưc trạng hoạt động tài chính, mục đích của người sử dụng thông
tin. KTV thường căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính sau để xác định :
 Doanh thu: được áp dụng khi đơn vị chưa có lãi ổn định nhưng đã có doanh thu là
một trong những nhân tố quan trọng để đánh gái hệu quả hoạt động. Tỷ lệ được các
cơng ty kiểm tốn lựa chọn thường từ 0,5-3%
 Lợi nhuận trước thuế: được áp dụng khi đơn vị có lãi ổn định. Lợi nhuận là chỉ tiêu
được nhiều KTV lựa chọn vì đó là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng BCTC quan
9


tâm, nhất là cổ đông của các công ty. Tỷ lệ được lựa chọn thường từ 5-10% lợi nhuận
trước thuế.
 Tổng tài sản: được áp dụng khi đói với các cơng ty có khả năng bị phá sản,có lỗ lũy
kế lớn hơn so với vốn góp. Người sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn về khả năng
thanh tốn thì việc sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản là hợp lí. Tỉ lệ được lưa chọn thường
nằm trong khoảng 0,5-1% tổng tài sản.
 Vốn chủ sở hữu: được áp dụng khi đơn vị mới thành lập: doanh thu lợi nhuận chưa
có hoặc có nhưng chưa ổn định. Tỉ lệ được lựa chọn từ 1-2% vốn chủ sở hữu.
+ Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục: là sự sai lệch tối đa của khoản mục
đó; khi đó KTV căn cứ vào phương pháp phân bổ của công ty, kinh nghiệm bản thân
về khoản mục đó, bản chất của khoản mục, các đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm sốt cũng như thời gian và chi phí kiểm tra khoản mục đó để phân bổ cho hợp
lí.

 Quy trình xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được thể
hiện qua sơ đồ

 Các phương pháp để xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC
- Phương pháp 1: mức trọng yếu được xác định bàng một tỷ lệ phân trăm so với chỉ
tiêu được lựa chọn, mỗi cơng ty kiểm tốn sẽ xây dựng cho mình mức ước lượng và
các tỷ lệ thích hợp.
Bảng 1: Bảng hướng dẫn của VACPA đới với việc tính tốn mức trọng yếu

10


- Phương pháp 2: Mức trọng yếu được lựa chọn từ nhiều giá trị
Theo phương pháp này, KTV sẽ sử dụng các chỉ tiêu khác nhau trên BCTC nhân với
các tỷ lệ tương ứng, sau đó sẽ xác định được mức trọng yếu bằng cách chọn số lớn
nhất, số nhỏ nhất hoặc số bình qn.
Ví dụ:

Mức trọng yếu của tổng thể BCTC có thể được chọn từ:
Số nhỏ nhất: 200 ( tr VNĐ)
Số lớn nhất: 800 (tr VNĐ)
Số bình quân: 500(tr VNĐ)
Thông thường để đảm bảo nguyên tắc thận trọng KTV thường chọn số nhỏ nhất, sơ
bình quan ít khi dùng số lớn nhất làm mức trọng yếu cho tổng thể BCTC.
 Các phương pháp xác định mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục trên BCTC
- Phương pháp 1: phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo tỷ trọng giá trị
từng khoản mục.
+ Sau khi xác lập được mức trọng yếu ban đầu cho tổng thể BCTC, KTV tiến hành
phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục, từng bộ phận,từng chỉ tiêu trên
BCTC để hình thành mức trọng yếu cho từng khoản mục,từng bộ phận hay từng chỉ


11


tiêu. Giá trị trọng yếu dùng để phân bổ cho từng khoản mục là mức trọng yếu thực
hiện MP ( MP bằng 1 tỷ lệ % nào đó của PM). KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu
cho từng khoản mục theo mức trọng yếu thực hiện để đảm bảo nguyên tắc thận trọng
rằng tất cả các sai sót được KTV phát hiện và các sai sót được KTV phát hiện và
các sai sót khơng được KTV phát hiện khơng vượt quá mức trọng yếu tổng thể (PM)
đã được xác định. Việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được thực hiện
theo hai chiều hướng mà các gian lận và sai sót có thể xảy ra: sai lệch do ghi khống (
số liệu trên BCTC lớn hơn thực tế) và ghi thiếu ( số liệu trên BCTC nhỏ hơn thực tế).
+ Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục thường được thực hiện trên những cơ
sở chủ yếu sau:
• Căn cứ vào chính sách phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục trên
BCTC
• Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá sơ bộ cho khoản
mục. Nếu mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao đối với
một khoản mục nào đó thì khoản mục đó được phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua là
thấp và ngược lại.
• Kinh nghiệm của KTV về những sai sót và gian lận đối với khoản mục đó. Chằng
hạn: qua kiểm toán các đơn vị khác cùng ngành nghề hoặc kết quả kiểm toán của năm
trước chỉ ra rẳng một khoản mục nào đó ít có sai lệch thì KTV sẽ phân bổ mức sai
lệch có thể bỏ qua và ngược lại.
• Chi phí kiểm tốn cho từng khoản mục. Nếu khoản mục nào đòi hỏi việc thu thập
bằng chứng tốn nhiều chi phí hơn thì phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua lớn hơn và
ngược lại. - Phương pháp 2: Lấy mức trọng yếu của tổng thể làm mức trọng yếu
chung cho tất cả các khoản mục trên BCTC. KTV không phân bổ mức trọng yếu
chung cho tất cả các khoản mục. Mức trọng yếu này khác nhau ở từng cơng ty kiểm
tốn.

IV. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU CHO DOANH NGHIỆP VỚI RỦI RO
TIỀM TÀNG ĐÃ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
 Bảng cân đối kế tốn năm 2018 của công ty
12


Chỉ tiêu

Năm 2018( đơn vị:VND)

Tổng tài sản

710.313.579.464

Tổng nợ phải trả

675.517.201.511

Vốn chủ sở hữu

34.796.376.953

Cộng

710.313.579.464

 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 của công ty VINASHIP

SỐ


NĂM 2018

CHỈ TIÊU

(đơn vị: VND)

01

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

765.279.656.939

02

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

-

10
11
20

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4. Gía vốn hàng bán

765.279.656.929
729.763.679.661

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ

35.515.977.278

21

6. Doanh thu hoạt động tài chính

5.911.876.949

22

7. Chi phí tài chính

38.267.358.339

23

8. Chi phí lãi vay

28.964.930.785

25

9. Chi phí bán hàng

13.230.837.590

26


10. Chi phí quản lí doanh nghiệp

22.624.546.650

30

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

32.694.888.807

31

12. Thu nhập khác

77.465.363.191

32

13. Chi phí khác

11.546.452.650

40

14. Lợi nhuận khác

65.918.911.163

50


15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

33.224.022.356

51
60

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

13

33.224.022.356


70

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

1.661

(Theo VNA:báo cáo thường niên năm2018)
1. Xác định mức trọng yếu trên tổng thể báo cáo tài chính
Mức trọng yếu= Tiêu chí lựa chọn* Tỉ lệ %
Tiêu chí gốc được lựa chọn để xác định mức trọng yếu tổng thể.Tiêu chí gốc có thể
bao gồm các khoản mục liên quan đến thu nhập như lợi nhuận trước thuế, toogr doanh
thu, lợi nhuận gộp và tổng chi phí, tổng vốn CSH và giá trị tài sản rịng
Tiêu chí


Tỉ lệ xác lập mức trọng yếu(%)

Lợi nhuận trước
thuế

5-10

Doanh thu

0.5-3

Tổng tài sản

1-2

Vốn chủ sở hữu

1-5

(Bảng hướng dẫn của VACP đối với việc tính tốn mức trọng yếu)
Đối với các số liệu có được từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty thì
ta có bảng sau:
Tỷ lệ duy nhất

Công thức

Mức trọng yếu

5%*33.224.022.356


1.661.201.118

0,5% Tổng tài sản

0,5*710.313.579.464

3.551.567.897

1% Vốn chủ sở hữu

1%*34.796.376.953

347.963.769,5

0,5% Tổng doanh thu

0,5%*765.279.656.939

3.855.957.669

5% Lợi nhuận trước
thuế

NHẬN XÉT:
Đối với đơn vị hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận thì chỉ tiêu lợi nhuận trước
thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường được sử dụng. Với cơng ty VINASHIP
thì đây là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận vì vậy nhóm chọn lợi

14



nhuận trước thuế là chỉ tiêu gốc để ước lượng mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài
chính
=>Kết luận: vậy mức trọng yếu tổng thể được xác định là 1.661.201.118(VND)
2. Xác định mức trọng yếu thực hiện
Áp dụng theo thơng lệ kiểm tốn báo cáo tài chính, mức trọng yếu thực hiện đối với
kiểm toán được xây dựng trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng yếu tổng thể
đã xác định ở trên.
-

Qua việc phân tích rủi ro đã nêu ở phần đầu, nhóm nghi ngờ về mức độ sai sót
trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp cao nên quyết định chọn mức tỷ lệ 60%
để phần chênh lệch giữa mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện có
thể bao phủ được các sai sót khơng phát hiện được và các sai sót khơng điều
chỉnh.

 Mức trọng yếu thực hiện = 60% x 1.661.201.118 = 996.720.671 (VNĐ)
3. Xác định sai sót có thể bỏ qua
-

Căn cứ vào những rủi ro tiềm tàng đã phân tích, nhóm nhận thấy doanh nghiệp
này có rất nhiều vấn đề cần lưu ý,và có thể xảy ra sai sót trên BCTC do đó quyết
định chọn mức tỷ lệ 4% để xác định sai sót có thể bỏ qua cho doanh nghiệp.

Sai sót có thể bỏ qua = Mức trọng yếu thực hiện x Tỷ lệ %
= 996.720.671 x 4% = 39.868.827 (VND)
 Như vậy, nếu sai sót của chỉ tiêu đơn lẻ nào đó trên BCTC có giá trị từ 39.868.827
VND trở lên sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Đồng thời, nếu
tổng hợp các sai sót mà KTV phát hiện được dưới 39.868.827 VND, tức là khơng
trọng yếu, thì KTV đưa ý kiến chấp nhận tồn phần (mặc dù các sai sót đó vẫn được

trình bày trên báo cáo kiểm tốn).
Bảng tổng hợp kết quả:
Chỉ tiêu lựa chọn

Đơn vị: VNĐ

Lợi nhuận trước thuế

33.224.022.356

15


Mức trọng yếu tổng thể

1.661.201.118

Mức trọng yếu thực hiện

996.720.671

Sai sót có thể bỏ qua

39.868.827

16


KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích đề tài đã khẳng định được tầm quan trọng không thể

thiếu trong bất cứ cuộc kiểm toán nào của việc đánh giá mức rủi ro và trọng yếu. Đây
là một quy trình cần thiết để hoạt động kiểm toán được thuận lợi và đem lại kết quả
đáng tinh cậy nhất là trong điều kiện nền kinh tế và hệ thống thông tin đang phát triển
và thay đổi từng ngày như hiện nay. Đồng thời, việc đánh giá mức trọng yếu trong
quá trình thực hiện đề tài cũng giúp người viết hiểu rõ hơn về các quy định hướng
dẫn, các chuẩn mực kiểm toán và thực tế áp dụng những chuẩn mực, hướng dẫn đó
đối với một cơng ty thực tiễn trên thị trường.

Tài liệu tham khảo
/> /> /> />
17



×