Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

(Luận án tiến sĩ) Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

HIỆU QUẢ PHÂN BỔ VÀ MỘT SỐ MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ PHÂN
BỔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

HIỆU QUẢ PHÂN BỔ VÀ MỘT SỐ MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ PHÂN
BỔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: TOÁN KINH TẾ
Mã số: 9310101_TKT


LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN KHẮC MINH

HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.

Nghiên cứu sinh
(ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Huyền Trang


ii

LỜI CÁM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Khắc Minh người hướng
dẫn khoa học luận án, đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận án.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các Thầy giáo, Cơ giáo trong Khoa Tốn
kinh tế và Bộ mơn Tốn kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh, TS. Nguyễn Mạnh Thế, TS. Phạm Ngọc Hưng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi về mọi mặt trong cả quá trình tơi học tập và hồn thành luận án
của mình.

Tơi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và các Giảng viên Bộ
mơn Tốn Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tơi hồn
thành việc học tập của mình.
Và cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Gia đình đã hỗ trợ, động
viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi yên tâm học tập và thực hiện luận án của mình.
Hà Nơi, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả

Vũ Thị Huyền Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về các thước đo hiệu quả phân bổ .............................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................20

1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ ...22
1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................25
1.4. Kết luận Chương 1 ............................................................................................ 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................28
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả phân bổ ...................................................................28
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả phân bổ ....................................................................28
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp ..................................29
2.1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả phân bổ ngành - vùng .........................................34
2.2. Khung nghiên cứu của luận án ........................................................................36
2.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 37
2.4. Phương pháp đo lường hiệu quả phân bổ.......................................................38
2.4.1. Đo lường hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp theo phương pháp phân tích
bao dữ liệu ..............................................................................................................38
2.4.2. Đo lường hiệu quả phân bổ ngành - vùng theo cách tiếp cận của Olley and
Pakes (1996) ...........................................................................................................43
2.5. Các mơ hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân
bổ ...................................................................................................................... 49
2.5.1. Mơ hình Tobit đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ cấp
doanh nghiệp được đo lường theo phương pháp DEA ...........................................49
2.5.2. Mơ hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ
ngành - vùng đo lường theo cách tiếp cận Olley and Pakes (1996) .......................53
2.6. Kết luận Chương 2 ............................................................................................ 56


iv

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM ............58
3.1. Hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam.....58
3.1.1. Thực trạng hoạt động theo quy mô doanh nghiệp ........................................59

3.1.2. Thực trạng hoạt động theo loại hình thức sở hữu của doanh nghiệp ...........61
3.1.3. Thực trạng hoạt động theo nhóm ngành kinh tế ...........................................64
3.2. Thực trạng phân bổ vốn và lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến
chế tạo ở Việt Nam ...................................................................................................68
3.2.1. Thực trạng phân bổ nguồn lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế
tạo ở Việt Nam ........................................................................................................68
3.2.2. Thực trạng phân bổ nguồn vốn của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo
ở Việt Nam..............................................................................................................71
3.3. Thực trạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh ở Việt Nam ............................. 74
3.4. Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 77
Chương 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ PHÂN BỔ VÀ CÁC MƠ HÌNH
CHỈ ĐỊNH ....................................................................................................................78
4.1. Hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt
Nam............................................................................................................................ 78
4.1.1. Hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo đo lường theo
phương pháp phân tích bao dữ liệu ........................................................................78
4.1.2. Năng suất và hiệu quả phân bổ ngành - vùng đo lường theo cách tiếp cận của
Olley and Pakes (1996) ........................................................................................... 83
4.2. Các mơ hình phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của
các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo .............................................................. 93
4.2.1. Mơ hình Tobit phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của
doanh nghiệp đo lường theo phương pháp DEA ....................................................93
4.2.2. Mơ hình dữ liệu mảng phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân
bổ ngành - vùng đo lường theo cách tiếp cận của Olley and Pakes (1996)..........105
4.3. Kết luận chương 4 ...........................................................................................119
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................121
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131
PHỤ LỤC ...................................................................................................................143



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

CBCT

Chế biến chế tạo

CNC

Cơng nghệ cao

CNT

Cơng nghệ thấp

CNTB

Cơng nghệ trung bình

CRS

Hiệu suất khơng đổi theo quy mơ

DEA


Phân tích bao dữ liệu

DMU

Đơn vị ra quyết định

DN

Doanh nghiệp

DNFDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

FE

Mơ hình ảnh hưởng cố định

FGLS

Bình phương tổng quát khả thi


GMM

Phương pháp moment tổng quát

DGMM

Phương pháp moment tổng quát sai phân

IV-GMM

Phương pháp moment tổng quát biến công cụ

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

SGMM

Phương pháp moment tổng quát hệ thống

GSO

Tổng cục thống kê

RE

Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

TFP


Năng suất nhân tố tổng hợp

VCCI

Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam

VRS

Hiệu suất thay đổi theo quy mô


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ định hướng đầu vào ........................30
Hình 2.2. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ định hướng đầu ra ........................... 32
Hình 2.3a. Khung nghiên cứu về đo lường hiệu quả phân bổ .......................................36
Hình 2.3b. Khung nghiên cứu về mơ hình phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu
quả phân bổ ....................................................................................................................37
Hình 3.1. Tỷ lệ DN sống sót, DN gia nhập và DN rút lui theo quy mơ DN .................60
Hình 3.2. Phần trăm doanh nghiệp có lợi nhuận dương theo loại hình sở hữu .............64
Hình 3.3. Lao động trong ngành chế biến chế tạo phân theo ngành cấp 2....................65
Hình 3.4. Vốn, doanh thu và lợi nhuận bình quân doanh nghiệp theo ngành cấp 2 .....66
Hình 3.5. Phân bổ việc làm (%) theo các ngành chính của ngành chế biến chế tạo .....69
Hình 3.6. Sự thay đổi phân bổ việc làm ở các tỉnh có số lượng lao động lớn nhất .......70
Hình 3.7. Phân bổ việc làm ngành CBCT theo tỉnh năm 2000 và 2018 .......................71
Hình 3.8. Sự thay đổi phân bổ vốn theo trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp ...........72
Hình 3.9. Sự thay đổi phân bổ vốn theo loại hình doanh nghiệp ..................................73
Hình 3.10. Phân bổ vốn ngành CBCT theo tỉnh năm 2000 và 2018 ............................. 73
Hình 3.11. Biểu đồ hình hộp điểm số PCI và PCI gốc theo thời gian........................... 74

Hình 3.12. Điểm số PCI bình quân của các vùng của cả nước trong từng năm ............77
Hình 4.1. Hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu ..................78
Hình 4.2. Hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp phân theo trình độ cơng nghệ .......79
Hình 4.3. Hiệu quả phân bổ và giá trị gia tăng của các DNCNT ..................................80
Hình 4.4. Hiệu quả phân bổ và giá trị gia tăng của các DNCNTB ............................... 81
Hình 4.5. Hiệu quả phân bổ và giá trị gia tăng của các DNCNC ..................................82
Hình 4.6. Tỷ lệ doanh nghiệp ngành CBCT theo vùng giai đoạn 2000-2018 ...............88
Hình 4.7. Hiệu quả phân bổ từng vùng của các doanh nghiệp ngành CBCT................90


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thống kê mô tả một số biến quan trọng theo quy mô doanh nghiệp ............60
Bảng 3.2. Giá trị trung bình của một số biến quan trọng theo loại hình sở hữu ...........62
Bảng 4.1. Năng suất và hiệu quả phân bổ của các DN theo loại hình sở hữu...............84
Bảng 4.2. Kết quả mở rộng của phân rã OP động trong giai đoạn 2000-2018 .............86
Bảng 4.3. Năng suất gộp của các vùng trong từng năm của giai đoạn 2000-2018 .......89
Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả hiệu quả phân bổ cấp tỉnh trong từng năm .................92
Bảng 4.5. Các tỉnh có hiệu quả phân bổ trung bình cao nhất và thấp nhất ...................93
Bảng 4.6. Mô tả các biến trong mơ hình .......................................................................94
Bảng 4.7. Thống kê mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình ..........................................95
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mơ hình Tobit trên tồn mẫu ..........................................97
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Tobit trên các nhóm doanh nghiệp chia
theo loại hình sở hữu .....................................................................................................99
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Tobit trên các nhóm doanh nghiệp chia
theo trình độ cơng nghệ và theo quy mô .....................................................................104
Bảng 4.11. Mô tả các biến trong mơ hình ...................................................................106
Bảng 4.12. Thống kê mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình ......................................108
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mơ hình tĩnh cả giai đoạn 2000-2018 ........................111

Bảng 4.14. Kết quả ước lượng mơ hình tĩnh giai đoạn 2006-2018 .............................114
Bảng 4.15. Kết quả ước lượng các mô hình SGMM ...................................................116
Bảng 4.16. Tác động dài hạn đối với AE của các biến trong mơ hình SGMM1 ........118
Bảng 4.17. Tác động dài hạn đối với AE của các biến trong mơ hình SGMM2 ........118


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
“Các vấn đề về đo lường hiệu quả sản xuất của một công ty, một ngành là rất
quan trọng đối với cả nhà lý luận kinh tế và nhà hoạch định chính sách kinh tế. Hiệu quả
đề cập đến mối quan hệ toàn cục giữa tất cả các yếu tố đầu ra và đầu vào trong một quá
trình sản xuất (Speelman và cộng sự, 2007). Một nhà sản xuất cố gắng tổ chức các nguồn
lực thành một đơn vị sản xuất trong đó mục tiêu cuối cùng có thể là tối đa hóa sản lượng,
tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối đa hóa tiện ích hoặc kết hợp cả bốn
(Oluwatayo và cộng sự, 2008). Người quản lý sẽ quan tâm đến hiệu quả để đạt được
mục tiêu của sản xuất. Ajibefun and Daramola (2003) chỉ ra rằng các doanh nghiệp
trong nước cạnh tranh trên thị trường quốc tế phải áp dụng cơng nghệ hiện có hiệu quả
hơn để cạnh tranh hiệu quả với các nhà sản xuất quốc tế. Việc đo lường hiệu quả là rất
quan trọng vì nó có thể dẫn đến tiết kiệm tài nguyên đáng kể, do đó có thể có tác động
quan trọng đến việc xây dựng chính sách và quản lý doanh nghiệp (Bravo-Ureta and
Rieger, 1991).”
“Phép đo hiệu quả sản xuất được xuất phát từ một bài báo của Farrell xuất bản
năm 1957, trong đó mục đích của bài báo là đo lường hiệu quả sản xuất trong khi tính
đến tất cả các yếu tố đầu vào. Farrell (1957) phát biểu rằng nếu việc lập kế hoạch kinh
tế là liên quan đến các ngành cụ thể, thì điều quan trọng là phải biết một ngành nhất định
có thể được kỳ vọng tăng sản lượng lên bao nhiêu bằng cách đơn giản là tăng hiệu quả,
mà không cần hấp thụ thêm các nguồn lực. Trong những năm qua, một số nghiên cứu
mở rộng cho mơ hình xác định của Farrell đã được thực hiện bởi Aigner and Chu (1968),

Aigner và cộng sự (1977), Meeusen and Van den Broeck (1977), Charnes và cộng sự
(1978), Schmidt (1980), Greene (1980) và Banker và cộng sự (1984) cùng những người
khác. Các thước đo hiệu quả có thể được tách thành ba thước đo hiệu quả khác nhau:
hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE) và hiệu quả kinh tế (EE) (Speelman và
cộng sự, 2007).”
“Một số lượng đáng kể các nghiên cứu thực nghiệm đã điều tra mức độ và các
yếu tố quyết định đến hiệu quả kỹ thuật trong và giữa các ngành. Trong khi đó các
nghiên cứu về hiệu quả phân bổ là tương đối ít, đặc biệt là áp dụng cho ngành sản xuất
(Burki và cộng sự, 1997; Kim and Gwangho, 2001). Điều này là khá ngạc nhiên vì theo
truyền thống, hiệu quả phân bổ đã thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế và các nhà quản
lý doanh nghiệp: đâu là sự kết hợp tối ưu của các yếu tố đầu vào để đầu ra được sản xuất
ở mức chi phí tối thiểu. Lợi nhuận có thể tăng bao nhiêu nếu chỉ đơn giản là phân bổ lại
các nguồn lực? Áp lực cạnh tranh gia tăng làm giảm tính khơng đồng nhất của phân bổ


2

kém hiệu quả trong các ngành ở mức độ nào? Hơn nữa, hiệu quả phân bổ cũng rất quan
trọng đối với việc phân tích q trình sản xuất.”Hiệu quả phân bổ theo quan điểm của
Farrell còn được gọi là hiệu quả về giá, là thước đo mức độ doanh nghiệp sử dụng các
yếu tố sản xuất khác nhau theo tỷ lệ tốt nhất, dựa trên giá của chúng. Vì vậy hiệu quả
phân bổ thể hiện năng lực của doanh nghiệp.
“Ngoài ra cũng có cách xem xét khác về hiệu quả phân bổ. Ta đã biết, để phát
triển, các quốc gia và vùng lãnh thổ phải có sự tăng trưởng về sản xuất (hay cịn có thể
gọi là đầu ra) của chính mình. Những nghiên cứu kinh tế cổ điển cho thấy có hai nguồn
chính của tăng trưởng kinh tế và đầu ra là tăng trưởng các yếu tố sản xuất (lao động và
vốn đầu tư cho sản xuất) và hiệu quả (hoặc năng suất) đạt được. Hệ quả là nền kinh tế
sản xuất được nhiều hơn với cùng một khối lượng đầu vào. Theo Cẩm nang của OECD
về đo lường năng suất, năng suất được định nghĩa là “quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng đầu
ra với khối lượng sử dụng đầu vào”.“Hiện nay, khái niệm năng suất truyền thống đang

có những nhận thức mới. Theo cách tiếp cận mới, năng suất phản ánh đồng thời tính
hiệu quả, hiệu lực, chất lượng của quá trình sản xuất và chất lượng cuộc sống ở mọi cấp
độ khác nhau.“Khi đo lường năng suất, người ta có thể xem xét từng yếu tố, nhóm yếu
tố hay tồn bộ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất hay quá trình tăng trưởng kinh
tế. Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu các số liệu thống kê đã thấy rằng ở những nước
và vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao, trong sự tăng trưởng của kết quả sản xuất,
ngoài các yếu tố như đầu tư thêm lao động, vốn, tài nguyên, ...vẫn còn một phần đáng
kể được tăng thêm nhờ các yếu tố không phải là vốn và lao động. Những phần tăng năng
suất không phải do vốn và lao động này được các nhà kinh tế gọi là Năng suất nhân tố
tổng hợp (tiếng Anh là Total Factor Productivity - TFP).””
Theo Solow (1956,1957) tích luỹ tư bản hiện vật và tiến bộ cơng nghệ là cơ sở
cho việc giải thích cho câu hỏi quan trọng của kinh tế học “Vì sao một nước quá giàu
còn nước khác quá nghèo?”.“Nhưng mới đây đã hình thành một cách tiếp cận mới trong
việc giải thích câu hỏi trên. Theo cách tiếp cận này thì ngun nhân chính dẫn đến chênh
lệch trong đầu ra trên đầu người là những chênh lệch trong TFP, chứ không phải lượng
vốn vật chất hoặc vốn nhân lực trên một công nhân. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến
TFP thấp ở các nước nghèo? Cách tiếp cận mới này cho rằng TFP gộp không chỉ phụ
thuộc TFP của các đơn vị sản xuất riêng lẻ mà còn phụ thuộc vào việc phân bổ các đầu
vào như thế nào giữa các đơn vị sản xuất này. Nghĩa là, TFP gộp có thể thấp bởi vì các
đầu vào bị phân bổ khơng đúng giữa các đơn vị sản xuất không thuần nhất.”
“Đã có nhiều nghiên cứu về phân bổ khơng đúng và các vấn đề gắn với nó là
phân rã động đóng góp vào TFP gộp của các doanh nghiệp gia nhập, doanh nghiệp rút


3

lui và doanh nghiệp sống sót; các nhân tố tác động đến sự sống sót của các doanh nghiệp
cũng như hiệu quả sau khi phân bổ lại nguồn. Tuy nhiên luận án tập trung vào khía cạnh
hiệu quả phân bổ ngành - vùng theo cách tiếp cận của Olley and Pakes (1996). Theo
quan điểm này thì hiệu quả phân bổ với ý nghĩa là hiệu quả xã hội, thể hiện mối quan

hệ giữa thị phần và năng suất của doanh nghiệp.”
Như vậy, việc nghiên cứu hiệu quả phân bổ ở cấp doanh nghiệp và cấp ngành –
vùng cũng như đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả là một trong những chủ
đề kinh điển và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu và giới hoạch định
chính sách. Tuy nhiên về phương diện thực nghiệm, các nghiên cứu về tính tốn và phân
tích hiệu quả phân bổ ở cấp doanh nghiệp và cấp ngành – vùng mặc dù đã có nhiều
nghiên cứu nhưng chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu và cịn nhiều tranh cãi về
hạn chế của các phương pháp tính tốn, các mơ hình đánh giá. Đồng thời các nghiên cứu
hiện có chưa hệ thống hóa được các phương pháp sử dụng cũng như chưa chỉ ra được
một cách rõ ràng ưu, nhược điểm của từng dòng phương pháp, các kết luận đưa ra cũng
chưa thống nhất; chưa có nghiên cứu nào cùng một lúc nghiên cứu về hiệu quả phân bổ
ở cả hai cấp độ là cấp doanh nghiệp và cấp ngành - vùng. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh
đã lựa chọn chủ đề “Hiệu quả phân bổ và một số mơ hình đánh giá tác động của các
nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành cơng nghiệp của Việt
Nam” làm luận án của mình. Với vị trí ngày càng quan trọng của nhóm ngành chế biến
chế tạo (CBCT) trong ngành công nghiệp cũng như trong toàn nền kinh tế, luận án giới
hạn phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp CBCT trong giai
đoạn từ năm 2000 đến năm 2018.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là đo lường hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp
ngành CBCT và hiệu quả phân bổ ngành CBCT của các tỉnh ở Việt Nam. Từ đó ước
lượng các mơ hình phù hợp nhằm phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân
bổ tương ứng. Cuối cùng luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phân
bổ cho các doanh nghiệp, cho ngành chế biến chế tạo và cho các địa phương.

2.2.

Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ đi vào trả lời các câu hỏi nghiên
cứu chính sau:
- Hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành CBCT được đo lường như thế nào?


4

- Hiệu quả phân bổ ngành CBCT của các tỉnh ở Việt Nam được đo lường như
thế nào?
- Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành
CBCT được đo lường theo phương pháp DEA?
- Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả phân bổ ngành CBCT của các tỉnh ở
Việt Nam?

3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
-

Hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành CBCT và hiệu quả phân bổ ngành
CBCT của các tỉnh ở Việt Nam.
Các mơ hình phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các
doanh nghiệp ngành CBCT và các mơ hình phân tích tác động của các nhân tố
đến hiệu quả phân bổ ngành CBCT của các tỉnh ở Việt Nam.

3.2.
-

Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp
ngành CBCT được đo lường theo phương pháp phân tích bao dữ liệu và hiệu quả
phân bổ ngành CBCT của các tỉnh được đo lường theo cách tiếp cận của Olley

-

-

and Pakes (1996).
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm
2000 đến năm 2018; với các mô hình có sự xuất hiện của biến đại diện cho năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh thì thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến 2018.
Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
Thơng qua phân tích cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu liên quan, luận
án lựa chọn hai phương pháp đo lường AE khác nhau để ước lượng AE cấp doanh nghiệp
và AE cấp ngành - vùng. Từ tính chất của AE đo lường được, luận án chỉ định các mơ
hình tương ứng phù hợp. Với AE cấp doanh nghiệp, luận án ước lượng mơ hình Tobit
trên mẫu toàn thể và trên các mẫu nhỏ, chia DN theo loại hình sở hữu, trình độ cơng
nghệ và quy mô của doanh nghiệp. Với AE cấp địa phương, luận án ước lượng các mơ
hình dữ liệu mảng, bao gồm các mơ hình dữ liệu mảng tĩnh và mơ hình dữ liệu mảng
động. Từ những lập luận và phân tích đặc điểm kinh tế lượng của các mơ hình, luận án
sẽ lựa chọn mơ hình phù hợp với bối cảnh Việt Nam để có các phân tích kết quả về mặt
kinh tế.


5

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:
-

Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích thống kê
• Nghiên cứu dựa trên những tài liệu, các cơng trình khoa học, những cơng
bố uy tín để phân tích, so sánh làm cơ sở cho việc xác định các cơng cụ
nghiên cứu.
• Dựa trên những tài liệu, số liệu thứ cấp của các doanh nghiệp ngành chế
biến chế tạo và số liệu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nghiên cứu sử dụng
phân tích, so sánh, thống kê mơ tả bằng các bảng biểu, hình vẽ để thấy
được thực trạng hoạt động, phân bổ nguồn lực của các doanh nghiệp ngành

-

chế biến chế tạo trong giai đoạn nghiên cứu và thực trạng mơi trường cạnh
tranh cấp tỉnh.
Phương pháp phân tích định lượng:
• Luận án sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu để đo lường hiệu quả
phân bổ cấp doanh nghiệp và phương pháp phân rã năng suất theo cách
tiếp cận của Olley and Pakes (1996) để đo lường hiệu quả phân bổ ngành
CBCT ở cấp tỉnh.
• Luận án sử dụng phân tích hồi quy, ước lượng các mơ hình chỉ định để
phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hai loại hiệu quả phân bổ tương
ứng.
• Nguồn dữ liệu: luận án sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm
do Tổng cục thống kê (GSO) cung cấp từ năm 2000 đến năm 2018 và số
liệu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index
– PCI) của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI từ năm
2006 đến năm 2018.
• Để có được các kết quả ước lượng, luận án sử dụng phần mềm DEAP 2.1

và phần mềm STATA 15.

5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã tổng hợp, phân tích một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về
các phương pháp đo lường hiệu quả phân bổ và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
phân bổ.
- Luận án đã đo lường được AE của các doanh nghiệp ngành CBCT với hai ý
nghĩa khác nhau là hiệu quả phân bổ cấp doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ ngành vùng bằng hai phương pháp có cơ sở lý thuyết vững chắc và phân tích, đánh giá về các
giá trị hiệu quả ước lượng được trong mối quan hệ với đầu ra của doanh nghiệp.


6

- Sự khác biệt về phương pháp của nghiên cứu này so với các nghiên cứu khác
về hiệu quả phân bổ là tác giả cùng lúc nghiên cứu và đo lường AE cũng như ước lượng
các mơ hình phân tích tác động của các nhân tố đến AE ở hai cấp độ khác nhau là cấp
doanh nghiệp và cấp ngành - vùng. Trong đó mơ hình ứng với AE cấp ngành - vùng,
luận án sử dụng các mơ hình kinh tế lượng khác nhau, đặc biệt là có tính đến tính động
của hiệu quả phân bổ. Từ đó đánh giá được cả các tác động ngắn hạn và dài hạn của các
nhân tố đến AE của địa phương.
- Luận án đã đánh giá được tác động của các nhân tố cấp độ doanh nghiệp, cấp
độ ngành và cấp địa phương tới AE của doanh nghiệp và AE ngành CBCT ở các tỉnh.
Từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp, cho ngành CBCT và cho nhà nước
cũng như cho các địa phương, phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam nhằm làm tăng
hiệu quả phân bổ cấp doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ ngành CBCT ở các tỉnh của
Việt Nam.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu thao khảo và phụ lục,
luận án gồm bốn chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phân bổ nguồn lực và hoạt động của các doanh nghiệp
ngành chế biến chế tạo của Việt Nam.
Chương 4: Kết quả ước lượng hiệu quả phân bổ và các mơ hình chỉ định.


7

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong chương 1, luận án trình bày tổng quan nghiên cứu về hiệu quả phân bổ.
Trong đó tập trung vào hai nội dung chính là tổng quan nghiên cứu về các thước đo hiệu
quả phân bổ và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ.
Từ đó luận án rút ra được khoảng trống nghiên cứu.

1.1. Tổng quan nghiên cứu về các thước đo hiệu quả phân bổ
Trong các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ, thường chỉ tập trung vào xem xét hiệu
quả phân bổ của doanh nghiệp nếu muốn xem xét việc nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, hoặc tập trung vào hiệu quả phân bổ theo ngành - vùng nếu muốn có
khuyến nghị chính sách về giảm phân bổ sai. Như vậy cùng là hiệu quả phân bổ nhưng
quan niệm về mỗi loại hiệu quả phân bổ rất khác nhau, vì vậy cách tiếp cận để ước lượng
cũng khác nhau. Luận án sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu nước ngoài và tổng quan
các nghiên cứu trong nước.

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1. Phương pháp đo lường hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp
“Phép đo hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp được xuất phát từ một bài báo của
Farrell (1957), trong đó sử dụng khái niệm hiệu quả được công nhận bởi Koopmans
(1951) và thước đo hiệu quả xuyên tâm được xem xét bởi Debreu (1951) để giới thiệu

nền tảng cho phân tích hiệu quả có tính đến nhiều yếu tố đầu vào. Ông phân biệt giữa
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nếu một doanh nghiệp đạt cả hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ thì nó sẽ đạt hiệu quả chi phí (CE) hay hiệu quả tổng thể, một số
tài liệu gọi là hiệu quả kinh tế - EE (Coelli và cộng sự, 2005).
Khi mà quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp trở nên đạt hiệu quả kỹ thuật, vấn
đề về hiệu quả phân bổ sẽ phát sinh (Chukwuji và cộng sự, 2006). Cũng có rất nhiều
thước đo khác nhau về hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp. Luận án sẽ xem xét các
thước đo hiệu quả phân bổ từ đơn giản đến phức tạp.”

a. Đo lường hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp theo các cách tiếp cận
đơn giản
“Hiệu quả phân bổ có thể được diễn tả như một độ đo khả năng doanh nghiệp sử
dụng các yếu tố sản xuất trong sự kết hợp tốt nhất được cho là yếu tố giá cả, mà có thể
gọi là hiệu quả giá của sản xuất (Farrell and PEARsoN, 1957). Hiệu quả phân bổ có thể
được định nghĩa như tỷ số của tổng chi phí sản xuất một đơn vị của một đầu ra với tổng


8

chi phí của việc sản xuất đơn vị đầu ra giống như thế, trong khi sử dụng tối ưu các cách
kết hợp các nhân tố đạt hiệu quả kỹ thuật (Chukwuji và cộng sự, 2006).”Một doanh
nghiệp được cho là phân bổ hiệu quả nếu tỷ lệ của sản phẩm cận biên (𝑀𝑃𝑋 ) giữa tất cả
các đầu vào bằng tỷ lệ giá đầu vào, hay

𝑀𝑃𝑋𝑖
𝑀𝑃𝑋𝑙

=

𝑃𝑖

𝑃𝑙

và do đó khả năng doanh nghiệp sản

xuất với tỷ lệ thay thế cận biên của kỹ thuật giữa hai đầu vào bất kỳ trong số các đầu
vào của nó là bằng tỷ lệ giá đầu vào tương ứng (Ajibefun and Daramola, 2003).
Theo Omonona và cộng sự (2010), phân bổ hiệu quả là một điều kiện để tối đa
hóa lợi nhuận. Bằng cách xem xét chi phí đầu vào trong mối quan hệ với doanh thu dự
kiến được tạo nên từ các đầu vào, phương pháp cho chi phí thấp nhất sẽ là hiệu quả nhất
(Chukwuji và cộng sự, 2006). Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận ở một thị trường cạnh tranh
hoàn hảo là một doanh nghiệp phải có khả năng cân bằng sản phẩm giá trị cận biên
(MVP) của mỗi tài nguyên được sử dụng với chi phí đơn vị của nó, u cầu doanh thu
thêm được từ việc sử dụng một đơn vị tài nguyên bổ sung phải bằng với chi phí đơn vị
của nó (Chukwuji và cộng sự, 2006). Các doanh nghiệp được phân bổ hiệu quả một cách
hoàn hảo đang hoạt động tại thời điểm mà đường đẳng lượng và đẳng phí trong đường
biên sản xuất là tiếp xúc nhau. Các nhà sản xuất tối đa hóa lợi nhuận có thể coi là phân
bổ kém hiệu quả nếu họ không phân bổ đầu vào tối ưu với giá đầu vào và đầu ra đã cho
(Kumbhakar and Wang, 2006). Sự thiếu hiệu quả kinh nghiệm của nông dân là một dấu
hiệu cho thấy sản lượng nơng nghiệp có thể được cải thiện như thế nào thông qua phân
bổ lại nguồn lực, cách tạo ra độ đo hiệu quả phân bổ là rất quan trọng. Hiệu quả phân
bổ có thể được đo nếu thơng tin giá đầu vào là có sẵn. Tuy nhiên Inoni (2007) tìm thấy
rằng để ước lượng hiệu quả sử dụng tài nguyên, việc xác định các tham số như sản phẩm
cận biên vật lý (MPP), chi phí nhân tố cận biên (MFC) và sản phẩm giá trị cận biên
(MVP) là bắt buộc.
Theo Cooper và cộng sự (2006), có hai kịch bản khác nhau để đo hiệu quả phân
bổ. Một là, giá và chi phí là như nhau cho các doanh nghiệp được đo hiệu quả phân bổ.
Hai là, giá và chi phí cho các doanh nghiệp được đo hiệu quả phân bổ là khác nhau.
Trong thực tế kinh doanh, giá và chi phí chung cho tất cả các doanh nghiệp khơng phải
ln ln có giá trị, do đó nhiều thước đo của hiệu quả phân bổ được phát triển. Nó bao
gồm hiệu quả lợi nhuận (PE), hiệu quả doanh thu (RE) và hiệu quả chi phí (CE). Theo

Ali and Flinn (1989), hiệu quả lợi nhuận có thể được định nghĩa như khả năng một doanh
nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất có thể, giá và mức độ của các nhân tố cố định của
doanh nghiệp là đã cho. Trong bối cảnh này, kém hiệu quả lợi nhuận được định nghĩa là
sự mất lợi nhuận từ việc không hoạt động trên biên. Hiệu quả doanh thu được định nghĩa


9

là tỷ số giữa thu nhập lớn nhất có thể với một giá cho trước và thu nhập thực tế để sản
xuất ở mức giá đó (Cooper và cộng sự, 2006). Maudos và cộng sự (2002) biểu diễn hiệu
quả chi phí là tỷ số giữa chi phí nhỏ nhất để đạt được một khối lượng sản xuất cho trước
và chi phí thực tế để sản xuất ra lượng sản phẩm đó. Hiệu quả chi phí có thể được cải
thiện nếu đầu ra được duy trì với một sự tăng đầu vào tương ứng ít hơn với thơng tin về
giá cho trước (Badar và cộng sự, 2008). Theo Cooper và cộng sự (2006) giá và chi phí
có thể giống hoặc khác nhau từ nhà sản xuất này đến nhà sản xuất khác và khi lựa chọn
một thước đo hiệu quả phân bổ, quyết định nên được chỉ dẫn bởi thông tin giá cả có sẵn.
Hiệu quả lợi nhuận có thể được sử dụng như một thước đo hiệu quả phân bổ khi giá đầu
vào và giá sản phẩm cho các nhà sản xuất khác nhau. Đối với các nhà sản xuất nhận
được các mức giá khác nhau, trong khi phải đối mặt với cùng một giá đầu vào, hiệu quả
doanh thu sẽ được sử dụng như độ đo cho hiệu quả phân bổ. Hiệu quả chi phí cũng có
thể được sử dụng để xác định hiệu quả phân bổ khi giá các nhà sản xuất trả cho đầu vào
khác nhau, trong khi giá sản xuất là như nhau dọc theo mẫu.

b. Đo lường hiệu quả phân bổ theo cách tiếp cận tham số và phi tham số
“Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật tính tốn và ứng dụng của tốn học trong
kinh tế, đã có thêm các phương pháp để ước lượng các loại hiệu quả sản xuất nói chung
và hiệu quả phân bổ nói riêng một cách chính xác hơn. Đó là cách tiếp cận tham số và
cách tiếp cận phi tham số. Sự khác nhau chính của hai cách tiếp cận này là cách tiếp cận
tham số chỉ định một dạng hàm đặc biệt cho hàm sản xuất hoặc hàm chi phí trong khi
cách tiếp cận phi tham số thì khơng.”


Cách tiếp cận tham số
“Cách tiếp cận tham số sử dụng các kỹ thuật ước lượng khả năng tối đa để tính
hàm biên trong một mẫu đã cho (Sarafidis, 2002). Với cách tiếp cận biên, cần giả định
rằng các ngành đều sử dụng một loại công nghệ và cùng đường biên sản xuất. Có ba kỹ
thuật đường biên tham số chính là tiếp cận đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier
Approach - SFA), tiếp cận đường biên dày (Thick Frontier Approach - TFA) và tiếp cận
phân phối tự do (Distribution Free Approach - DFA). Trong đó cách tiếp cận đường biên
ngẫu nhiên được sử dụng phổ biến nhất.
Aigner and Chu (1968) là một trong những nghiên cứu đầu tiên đưa ra cách tiếp
cận đường biên. Với giả định một hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas, nghiên cứu đã
sử dụng phương pháp tiếp cận tham số để xác định sự đóng góp của từng nhân tố đầu
vào đến quá trình sản xuất. Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên đề cập đến nhiễu ngẫu nhiên
và cho phép kiểm định thống kê các giả thuyết liên quan đến cấu trúc sản xuất và mức


10

độ phi hiệu quả (Sharma và cộng sự, 1999). Tuy nhiên điểm yếu chính của cách tiếp cận
này là nó yêu cầu áp đặt một dạng tham số rõ ràng cho công nghệ cơ bản và giả định
phân phối rõ ràng cho số hạng không hiệu quả (Chavas and Aliber, 1993). Luận án sẽ
điểm qua một số bài báo sử dụng phương pháp này.”
Badunenko và cộng sự (2008) đã sử dụng số liệu của 900 doanh nghiệp ngành
hóa chất của Đức năm 2003 để đo lường các loại hiệu quả theo phương pháp hàm sản
xuất biên ngẫu nhiên, không cần giá đầu vào. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng có một
mức độ tương đối thấp của hiệu quả chi phí. Hiệu quả kỹ thuật kém là nguyên nhân
chính của các điều quan sát được sau đây. Các doanh nghiệp nhỏ hơn lại hoạt động hiệu
quả hơn các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp hóa chất của Đức về trung bình là
kém về hiệu quả phân bổ, tức là không lựa chọn một sự kết hợp tối ưu các đầu vào.
Với dữ liệu bảng không cân bằng của 5000 doanh nghiệp trong 15 ngành hoạt

động của Bờ Biển Ngà từ năm 2000 đến năm 2010, Ouattara (2012) cũng sử dụng
phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
phân bổ và hiệu quả kinh tế của 15 ngành kinh tế của quốc gia này và sử dụng mơ hình
Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến từng loại hiệu quả. Ngoài các kết quả ước
lượng từng loại hiệu quả, tác giả còn chỉ ra khoảng cách giữa năng suất quan sát được
và năng suất tiềm năng là 20% và có khả năng lớn để tăng hiệu quả.
Cùng mục đích tương tự, với số liệu của 231 trang trại trồng mía quy mô nhỏ ở
vùng Nkomazi của tỉnh Mpumalanga (Nam Phi), Thabethe và cộng sự (2014) đã sử dụng
cách tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bổ của các trang trại trồng mía. Kết quả liên quan đến hiệu quả
phân bổ là: hiệu quả phân bổ trung bình là 61,5% với giá trị nhỏ nhất là 15,6% và giá trị
lớn nhất là 83,2%. Tuy nhiên hiệu quả phân bổ ở các trang trại mía quy mơ nhỏ này có
thể cải thiện thêm 38,5% nếu nó đạt hiệu quả ở biên.
Cũng với việc sử dụng cùng cách tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên nhưng
tập trung ước lượng hiệu quả phân bổ của các sân bay của Tây Ban Nha trong giai đoạn
tiền tư nhân hóa từ năm 2009 đến năm 2014, Hidalgo-Gallego và cộng sự (2017) đã sử
dụng dữ liệu cân bằng với 246 quan sát thu thập được từ 41 sân bay, các tác giả đã tìm
thấy tính phi hiệu quả phân bổ tồn tại đối với các sân bay ở Tây Ban Nha trong suốt giai
đoạn nghiên cứu. Hơn nữa, sự thay đổi hiệu quả phân bổ có các điểm khác biệt quan
trọng trong các giai đoạn khác nhau bởi các chiến lược tư nhân hóa của chính phủ: Trong
giai đoạn đầu, khi chính phủ khuyến khích quản lý phân quyền ở các sân bay và việc tư
nhân hóa ở các sân bay lớn, hiệu quả phân bổ được cải thiện (từ năm 2009 đến năm
2012). Trong giai đoạn thứ hai, khi chính phủ chú trọng vào việc quản lý sân bay tập


11

trung và tư nhân hóa tồn bộ hệ thống (từ năm 2012 đến năm 2014), sự phi hiệu quả
tăng nhẹ trở lại.


Cách tiếp cận phi tham số
“Trong khi cách tiếp cận tham số phụ thuộc vào các kỹ thuật kinh tế thì cách tiếp
cận phi tham số lại sử dụng kỹ thuật lập trình tính tốn (Sarafidis, 2002). Phương pháp
phi tham số tập trung vào việc giải quyết các vấn đề bằng việc tối đa hóa hoặc cực tiểu
hóa một mục tiêu cho trước với một số ràng buộc. Cách tiếp cận phi tham số sử dụng kỹ
thuật lập trình tốn học tuyến tính để tìm ra tập các trọng số cho mỗi doanh nghiệp mà
tối đa hóa điểm hiệu quả của họ, tùy thuộc vào ràng buộc mà không có doanh nghiệp
nào có điểm hiệu quả lớn hơn 100% ở những trọng số đó (Sarafidis, 2002). Có hai kỹ
thuật theo tiếp cận phi tham số là phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis DEA) và phương pháp xử lý yếu tố tự do (Free Disposal Hull Approach - FDH) trong
đó DEA là phương pháp được sử dụng phổ biến.
Từ ý tưởng của Farrell (1957) về đường biên sản xuất, Charnes và cộng sự (1978)
đã xây dựng phương pháp bao dữ liệu DEA. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi
trong các nghiên cứu để ước lượng các loại hiệu quả của doanh nghiệp. Trái với hàm
sản xuất biên ngẫu nhiên, phương pháp phân tích bao dữ liệu không yêu cầu giả thiết
liên quan đến dạng hàm cho kỹ thuật biên hoặc phân phối của số hạng không hiệu quả.
Theo Sharma và cộng sự (1999) đây có thể coi là một lợi thế chính của cách tiếp cận
DEA. Một ưu điểm khác là việc so sánh một phương pháp sản xuất với những phương
pháp khác trong các số hạng của chỉ số hiệu suất được cho phép vì cách tiếp cận cho
phép xây dựng một bề mặt trên dữ liệu. Nhược điểm của DEA là nhạy cảm với các lỗi
đo lường và nhiễu trong dữ liệu vì nó xác định phân bổ tất cả các sai lệch từ biên đến
điểm kém hiệu quả (Sharma và cộng sự, 1999).”
“Các nghiên cứu cho thấy rằng cách tiếp cận phân tích bao dữ liệu được sử dụng
nhiều trong các nghiên cứu về lĩnh vực nơng nghiệp để tính các loại hiệu quả như hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế. Như trong bài báo của Lubis và cộng
sự (2014) nghiên cứu trên số liệu của 142 trang trại trồng dứa ở quận Subang, Miền Tây
tỉnh Java của Indonesia năm 2012. Bằng phương pháp DEA các tác giả đã tính được
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế tương ứng là 70,1%; 34,1% và
24,1%. Ngồi ra, nghiên cứu cịn sử dụng mơ hình Tobit để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả.”
“Một nghiên cứu khác cũng đo lường các loại hiệu quả của các trang trại nhưng

các trang trại này được chia làm hai nhóm là có vay tài chính và khơng vay tài chính với


12

mục đích là so sánh hiệu quả của hai nhóm này và phân tích các nhân tố tài chính của
trang trại và thể chế ảnh hưởng đến hiệu quả, Islam và cộng sự (2011) đã sử dụng số
liệu của 355 trang trại trồng lúa được lựa chọn từ 6 hạt ở trung tâm phía Bắc và phía Tây
Bắc của Bangladesh trong năm 2009. Với mẫu gộp, các tác giả đã tìm thấy giá trị trung
bình của hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế tương ứng là 72%; 66%
và 47%. Với công nghệ thay đổi cho trước, người vay tài chính và khơng vay tài chính
có thể tăng sản lượng vật chất lên 27% và 29% tương ứng. Trong khi họ có thể giảm chi
phí sản xuất tương ứng 52% và 54% nhờ vào giả định quy mơ. Với mơ hình DEA hiệu
suất biến đổi theo quy mô, khi những ảnh hưởng của môi trường ngồi được tính tốn
thì những người tham gia tài chính vi mô tăng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và
hiệu quả kinh tế của họ lên tương ứng 7%; 2% và 7%. Ước lượng các loại hiệu quả trong
mẫu gộp, mẫu các trang trại vay tài chính và mẫu các trang trại khơng vay tài chính, mơ
hình DEA không tùy ý cho thấy các ảnh hưởng không hiệu quả là tồn tại trong sản xuất.
Ngồi ra, có thấy sự khác biệt đáng kể về trung bình của hiệu quả phân bổ và hiệu quả
kinh tế trong cả hai nhóm. Nghiên cứu chứng minh rằng những người vay tài chính có
giá đầu vào hợp lý nên giảm được chi phí xuống thấp nhất.”
“Một nghiên cứu cũng trong lĩnh vực nông nghiệp của Van Der Merwe (2012)
đã cung cấp một tổng quan sơ lược về các loại hiệu quả sản xuất và phương pháp đo
lường chúng. Tác giả đã sử dụng dữ liệu điều tra 53 chủ trang trại trồng nho ở vùng
Eksteenskuil ở Nam Phi, áp dụng phương pháp DEA tính hiệu quả phân bổ và sử dụng
các mơ hình Tobit, Probit và phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường để khám
phá mối liên hệ giữa các kiến thức kinh tế với hiệu quả phân bổ của các nhà sản xuất
quy mô nhỏ. Kết quả từ DEA cho thấy có một sự kém hiệu quả đáng kể trong các nhà
sản xuất nho khô quy mô nhỏ trong mẫu nghiên cứu, tức là khơng có khả năng đáng kể
để cải thiện hiệu quả phân bổ. Cụ thể, kết quả cho thấy kiến thức về kinh tế ảnh hưởng

đến khả năng ra quyết định của các cá nhân khi nó đề cập đến việc phân bổ đầu vào sản
xuất. Sự phân bổ khơng hiệu quả có thể được cải thiện bằng việc cải thiện kiến thức kinh
tế của chủ trang trại, bằng cách đơn giản hóa, định hướng mục tiêu, đào tạo thực hành
liên quan đến từng trang trại cụ thể.”
“Ngoài ra, phương pháp DEA cũng được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về
hiệu quả của ngân hàng. Để đánh giá hiệu suất của các ngân hàng cả về kỹ thuật và phân
bổ, Rouse and Tripe (2016) đã sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu với 120 quan
sát của sáu ngân hàng trong khoảng thời gian từ Quý 1 năm 2010 đến Quý 4 năm 2014.
Đây là ba trong bốn ngân hàng chính và ba ngân hàng nhỏ hơn của New Zealand, các
ngân hàng này chiếm 74% tài sản trong hệ thống ngân hàng của New Zealand. Các tác


13

giả đã khẳng định, nếu chỉ tập trung vào hiệu quả kỹ thuật có thể gây hiểu lầm nghiêm
trọng về hiệu suất của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.”Việc xét thêm cả hiệu quả
phân bổ cho thấy sự thay đổi lớn hơn về hiệu suất cũng như làm nổi bật những thay đổi
trong việc pha trộn đầu vào và đầu ra cần thiết cho các ngân hàng để cải thiện năng suất.
“Tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất thì các nghiên cứu còn hạn chế. Uri (2001)
đã sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu để tính hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
bổ và hiệu quả kinh tế cho các hãng vận tải nội địa của Mỹ do Bell nắm giữ từ năm 1985
đến năm 1998. Kết quả gợi ý rằng, có một sự ngẫu nhiên xác định giữa năm 1985 và
1993 với hiệu quả kỹ thuật tăng lên trong một số năm và giảm trong một số năm khác.
Tuy nhiên, sau đó đến năm 1993, có một sự cải tiến nhất quán về hiệu quả kỹ thuật. Việc
đưa ra quy định khuyến khích trong đó hình thức giá trần được thực hiện cho các hãng
vận chuyển nội hạt trong năm 1991; có khả năng một phần của sự cải tiến hiệu quả phân
bổ tiếp theo đến năm 1993 là do quy định khuyến khích đó. Trong khi đó, có một xu
hướng tăng lên rõ rệt trong hiệu quả phân bổ được quan sát thấy bắt đầu từ năm 1985.
Tuy nhiên đó là vấn đề mơ hồ, được cho là sự cải thiện trong hiệu quả phân bổ đến từ
việc thơng qua các quy định khuyến khích dưới mọi hình thức của giá trần. Nó có khả

năng nhiều hơn là kết quả của việc thoái vốn của AT&T mặc dù một số thành phần
khơng xác định có thể liên quan đến việc thực hiện giá trần.”
Như vậy, hai cách tiếp cận tham số và phi tham số nói trên đều được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu về các loại hiệu quả sản xuất mặc dù chúng có những ưu,
nhược điểm riêng. Và các phương pháp đo hiệu quả phân bổ nói trên đều dùng để đo
hiệu quả phân bổ của từng doanh nghiệp riêng lẻ. Để đi sâu vào q trình phân bổ trong
một nhóm các doanh nghiệp, cách tiếp cận hiệp phương sai được sử dụng. Theo cách
tiếp cận này thì để trả lời cho câu hỏi làm thế nào tăng trưởng năng suất xảy ra trong
ngành hay vùng. TFP được phân rã thành các thành phần có thể chỉ rõ năng suất tăng là
do những nguyên nhân nào? Liệu có phải do hiệu quả của việc phân bổ lại nguồn vốn
hướng vào các công ty có năng suất cao hơn khơng? Hay chỉ là do việc tái phân bổ vốn,
chứ không phải là sự gia tăng hiệu quả của việc phân bổ đầu vào hoặc trong năng suất
trung bình.
1.1.1.2. Đo lường hiệu quả phân bổ ngành - vùng
“Cách tính hiệu quả phân bổ ngành - vùng bằng hiệp phương sai giữa thị phần và
năng suất của doanh nghiệp ban đầu được đề xuất bởi Olley and Pakes (1996) (về sau
gọi là OP). Năng suất ngành được tính bằng trung bình có trọng số của năng suất cấp độ
doanh nghiệp với trọng số là tỷ trọng đầu ra của doanh nghiệp đó trong ngành. OP đã
phân rã năng suất này thành hai thành phần là năng suất trung bình khơng trọng số và


14

số hạng hiệp phương sai giữa thị phần và năng suất, đại diện cho giá trị của hiệu quả
phân bổ.”
“OP đã sử dụng dữ liệu mảng cấp độ doanh nghiệp cho nền công nghiệp thiết bị
viễn thông của Mỹ từ năm 1974 đến năm 1987 để ước lượng năng suất doanh nghiệp
cho ngành cơng nghiệp và sau đó dùng để tính phân rã OP. Sự thay đổi cơng nghệ và
bãi bỏ qui định đã gây ra một sự tái cấu trúc lớn của ngành công nghệ thiết bị viễn thông
qua hai thập kỷ qua. Trọng tâm nghiên cứu thực nghiệm của tác giả là ước lượng các

tham số của một hàm sản xuất cho ngành công nghệ thiết bị và sau đó sử dụng những
ước lượng đó để phân tích sự tiến bộ của năng suất các doanh nghiệp. Kết quả chỉ ra
rằng năng suất tăng lên chủ yếu đến từ việc phân bổ lại nguồn vốn cho các doanh nghiệp
hiệu quả hơn. Cụ thể họ thấy rằng năng suất trung bình khơng trọng số khơng thay đổi
nhiều từ năm 1975 nhưng số hạng hiệp phương sai tăng từ 0,01 năm 1974 lên 0,32 năm
1987. Họ kết luận rằng có một yếu tố phân bổ lại xuất hiện từ những doanh nghiệp năng
suất thấp sang những doanh nghiệp năng suất cao hơn.”
“Sử dụng phương pháp phân rã OP trên để nghiên cứu hiệu quả phân bổ ở các
nước OECD, Federico and Dan (2013) đã tìm thấy có một mối quan hệ tiêu cực vững
về cả kinh tế và thống kê giữa sự va chạm với các chính sách và năng suất. Trong trường
hợp có hiệu lực của luật bảo vệ việc làm, quy định thị trường sản phẩm (bao gồm cả
những rào cản gia nhập và luật phá sản), hạn chế FDI sẽ dẫn đến sự xấu đi của hiệu quả
phân bổ (tức là làm giảm khả năng nền kinh tế phân bổ cho các doanh nghiệp hiệu quả
hơn). Hơn nữa, các quy định gây rối hơn cho hiệu quả phân bổ và năng suất trong các
lĩnh vực sáng tạo ngày càng có nhiều bằng chứng, vì các chính sách kém có xu hướng
trừng phạt các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực gần công nghệ nhất. Ngược lại, thị
trường tài chính kém phát triển có xu hướng liên quan đến một năng suất trung bình thấp
hơn, đó là một thị phần cao hơn được dành cho những doanh nghiệp năng suất kém hơn.
Tác giả có đưa ra các kịch bản về lợi ích từ các cải cách tồn diện về sản phẩm của EU
và thị trường lao động cho thấy có một sự gia tăng đáng kể của năng suất.”Chẳng hạn,
nếu các chính sách rào cản gia nhập giảm xuống mức thấp nhất trong các nước EU có
thể làm tăng gấp đơi hiệu quả phân bổ trong tồn khu vực, lấp đầy phần lớn khoảng cách
với Mỹ và năng suất lao động ở EU sẽ cao hơn 15% nhờ phân bổ nguồn lực hiệu quả
hơn. Tương tự, tác động cụ thể của quy định chống cạnh tranh trong dịch vụ chỉ ra rằng
một chính sách tương tự làm tăng hiệu quả phân bổ trong các ngành dịch vụ của EU lên
gấp 3 lần, với năng suất tăng khoảng 11% do tăng tương ứng giữa năng suất của doanh
nghiệp với thị phần mà doanh nghiệp được phân bổ.


15


“Trong nghiên cứu của Dondur và cộng sự (2011), các tác giả đã sử dụng phân
rã OP với số liệu của 567 doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp của Serbia giai
đoạn 2005 – 2007 để tính hiệu quả phân bổ theo năm (2005; 2006; 2007); theo vùng
(Vojvodina; Trung tâm Serbia; Belgrade) và theo ngành (27 ngành). Kết quả chỉ ra là
trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007, hiệu quả phân bổ có xu hướng tăng và cao
nhất vào năm 2007, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp sở hữu tư nhân mới có
hiệu quả phân bổ dương, các doanh nghiệp có năng suất cao hơn cũng có sự tham gia
nhiều hơn trong thị trường đầu ra. Khi các doanh nghiệp được chia theo vùng thì thấy
hiệu quả phân bổ cao nhất ở vùng Vojvodina, sau đó đến Trung tâm Serbia và thấp nhất
là ở vùng Belgrade nhưng tất cả đều dương. Khi tính tốn hiệu quả phân bổ theo ngành,
kết quả cho thấy giá trị cao nhất ở các ngành như khai thác quặng kim loại, công nghiệp
gỗ, thuốc lá và sản xuất kim loại cơ sở; còn hiệu quả phân bổ âm ở các ngành cơng
nghiệp mơ tơ và sản xuất máy móc điện tử. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế
là khoảng thời gian nghiên cứu ngắn và không xem xét được sự gia nhập và rút lui của
các doanh nghiệp trong thời gian nghiên cứu.
Một nghiên cứu gần đây của Bin và cộng sự (2018) đã sử dụng dữ liệu mảng
không cân bằng trên tất cả các ngành công nghiệp của Trung Quốc gồm hơn hai triệu
quan sát theo năm, phạm vi từ 165.000 doanh nghiệp năm 1998 đến gần 337.000 doanh
nghiệp năm 2007 để tính tốn mức độ hiệu quả phân bổ trong ngành dọc theo các tỉnh
dựa vào phân rã OP và ước lượng mối quan hệ thực nghiệm giữa hiệu quả và phạm vi
các nhân tố dựa trên địa điểm. Để ước lượng TFP gộp, số hạng trọng số được dựa trên
giá trị gia tăng hoặc dựa trên doanh số cuối cùng của doanh nghiệp. Kết quả ước lượng
hiệu quả phân bổ cho thấy, hiệu quả phân bổ là dương và lớn hơn 0,5 cho dù trọng số
được đo như thế nào. Có một xu hướng tăng lên trong hiệu quả phân bổ, hiệu quả phân
bổ tương ứng tăng 10% khi dùng giá trị gia tăng và 20% khi sử dụng doanh số. Ngoài
ra, hiệu quả phân bổ được tìm thấy là cao hơn khi tỷ trọng được đo qua giá trị gia tăng.
Điều này gợi ý rằng tồn tại một vài doanh nghiệp ở Trung Quốc có doanh số lớn nhưng
giá trị gia tăng lại hạn chế và năng suất thấp, phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm
trước đó.”

“Trong một nghiên cứu mới của Gnocato và cộng sự (2020), các tác giả đã áp
dụng phân rã OP để tính hiệu quả phân bổ cho các doanh nghiệp ngành chế tạo của Italy
và sử dụng phương pháp DID (difference in differences) để nghiên cứu ảnh hưởng việc
cải cách các chính sách trong thị trường lao động lên hiệu quả phân bổ. Trong nghiên
cứu, các tác giả sử dụng năng suất lao động thay cho năng suất nhân tố tổng hợp như
thường thấy trong các nghiên cứu khác. Kết quả cho thấy, trong khi việc cải cách các


16

hợp đồng học việc dẫn đến việc phân bổ lại nguồn lực dọc theo các doanh nghiệp không
đồng nhất làm tăng hiệu quả phân bổ, sự bãi bỏ quy định của việc sử dụng các hợp đồng
có thời hạn về trung bình khơng mang lại hiệu quả như mong muốn; cải cách tập sự thì
lại tạo ra nhiều doanh nghiệp hiệu quả hơn.”
“Với phương pháp đo hiệu quả phân bổ bằng hiệp phương sai thì Bartelsman và
cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng đây là một phương pháp có cơ sở về lý thuyết và thực
nghiệm vững chắc để đánh giá hiệu quả phân bổ cũng như ảnh hưởng của việc phân bổ
sai. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm trải rộng trên nhiều quốc gia khác
nhau, các ngành khác nhau và qua thời gian đã liên tục chỉ ra rằng sự thay đổi trong
năng suất tổng hợp không chỉ do sự thay đổi thành phần giữa các doanh nghiệp hay sự
thay đổi thị phần giữa các doanh nghiệp đang tồn tại mà còn do sự gia nhập của các nhà
sản xuất mới và sự rút lui của một số nhà sản xuất khác (Foster và cộng sự, 2001;
Bartelsman và cộng sự, 2013). Như Melitz (2003) đưa ra mô hình động với các doanh
nghiệp khơng đồng nhất để giải thích tại sao thương mại quốc tế gây ra sự phân bổ nguồn
lực giữa các doanh nghiệp trong một ngành. Bài viết chỉ ra rằng làm thế nào việc tiếp
xúc với thương mại sẽ khiến các doanh nghiệp năng suất hơn tham gia vào thị trường
xuất khẩu (trong khi một số doanh nghiệp kém năng suất hơn chỉ tham gia sản xuất trong
ngành nội địa) và đồng thời buộc các doanh nghiệp kém năng suất hơn rút lui khỏi thị
trường. Nghiên cứu cũng cho thấy bằng cách nào mà năng suất nhân tố tổng hợp của
ngành được tạo ra bởi tái phân bổ đóng góp vào phúc lợi, do đó làm nổi bật lợi ích của

thương mại, điều mà chưa được xem xét về mặt lý thuyết trước đây.”
“Tuy nhiên phương pháp phân rã của OP thì khơng đo lường được cụ thể sự đóng
góp của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và của các doanh nghiệp rút lui tới
sự thay đổi năng suất doanh nghiệp. Chính vì vậy, Melitz and Polanec (2015) đã mở
rộng phân rã OP thành phiên bản động, được gọi là phân rã DOP. Phương pháp phân rã
này dựa trên việc theo dõi các nhà sản xuất cá nhân từ một giai đoạn đến giai đoạn kế
tiếp; theo dõi trong thị phần của họ và năng suất của họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự khác
biệt trong logarit của TFP gộp ở thời điểm 1 và 2 có thể được phân rã thành ba thành
phần là: TFP không trọng số của các doanh nghiệp hiện hữu trong giai đoạn nghiên cứu;
số hạng hiệp phương sai giữa năng suất của các doanh nghiệp hiện hữu và thị phần của
nó và cuối cùng là sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và rút lui trong giai đoạn
nghiên cứu. Melitz and Polanec (2015) đã sử dụng số liệu mảng cấp doanh nghiệp của
ngành công nghiệp chế tạo Slovenian trong giai đoạn 1995 - 2000 để ước lượng tham
số của hàm sản xuất cho ngành và sau đó tính phân rã DOP, sử dụng ước lượng của
logTFP và logarit của năng suất lao động. Họ tìm thấy rằng sự thay đổi trong logarit của


×