Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu phân tích và đánh giá chính sách đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp ngành công nghiệp (nghiên cứu doanh nghiệp ở 03 ngành công nghiệp phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 132 trang )


1
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
=================================================================



BÁO CÁO TỔNG HỢP
Đề tài cấp Bộ 2009-2010

Nghiên cứu phân tích và đánh giá chính sách đổi mới công nghệ cho
doanh nghiệp ngành công nghiệp
(Nghiên cứu doanh nghiệp ở 03 ngành công nghiệp ph

n m

m, dệt may
và chế biến thực phẩm)


Chủ nhiệm đề tài: Ths.Nguyễn Việt Hoà
Cùng các thành viên:
Ths. Nguyễn Mạnh Quân
TS. Nguyễn Quang Tuấn
TS. Lê Ngọc Hùng
Ths. Nguyễn Quang Thắng
KS. Phan Thị Hiền
CN. Nguyễn Hồng Anh
CN. Nguyễn Hoài Anh










8918






Hà nội, năm 2011

2

MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu
Phần thứ nhất. Mở đầu
1
1. Luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 3
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 3

6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
Phần thứ hai. Nội dung nghiên cứu
Chương I. Nhữ
ng vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng chính sách đổi mới
công nghệ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp
10
1. Sự cần thiết hình thành chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp
ngành công nghiệp
10
1.1. Lý luận về chính sách đổi mới, chính sách đổi mới công nghệ cho doanh
nghiệp ngành công nghiệp
10
1.2. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân và hoạt động KH&CN
12
1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp ngành công nghiệp (nghiên cứu doanh nghi
ệp 03
ngành công nghiệp phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm)
16
2. Thực tiễn về xây dựng chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp
ngành công nghiệp
19
2.1. Kinh nghiệm của các nước trong xây dựng chính sách đổi mới công nghệ cho
các doanh nghiệp ngành công nghiệp (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia,
Đài Loan)
19
2.2. Mục tiêu, các điều kiện xây dựng chính sách đổi mới công nghệ 29
2.3. Nội hàm của chính sách đổi mới công nghệ (đổi mớ
i sản phẩm, qui trình
công nghệ)

33
2.4. Cách thức phổ biến chính sách đổi mới công nghệ đến doanh nghiệp ngành
công nghiệp
35
2.5. Cơ chế thực thi chính sách đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp ngành
công nghiệp
38
3. Khung phân tích và tiêu chí đánh giá chính sách đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp ngành công nghiệp
40
3.1. Khung phân tích đánh giá tác động của chính sách đổi mới công nghệ cho
các doanh nghiệp ngành công nghiệp
40
3.2. Tiêu chí đánh giá tác động chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh
nghiệp ngành công nghi
ệp
47
Kết luận Chương I 50
Chương II. Đánh giá hiện trạng của chính sách đổi mới công nghệ tác động
đến các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam
51
1. Hệ thống hoá các chính sách đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp ngành công
nghiệp (giai đoạn 2001-2010)
51
2. Phân tích tác động của các loại chính sách đổi mới công nghệ đến hoạt động
đổi mới về tổ chức và quản lý doanh nghiệp ngành công nghiệp (nghiên cứu
trường hợp 3 ngành công nghi
ệp phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm)
54
2.1. Chính sách đổi mới doanh nghiệp ngành công nghiệp tác động đến việc đưa

ra cơ cấu tổ chức mới của doanh nghiệp ngành công nghiệp.
54
2.2. Chính sách đổi mới cơ chế quản lý KH&CN tác động đến việc đổi mới cơ
chế quản lý các đơn vị, nhân lực của doanh nghiệp ngành công nghiệp.
61

3

2.3. Chính sách quản lý chất luợng và môi truờng tác động đến việc thực hiện các
kỹ thuật quản lý tiên tiến như Hệ thống quản lý (HTQL) chất lượng ISO 9000;
HTQL an toàn thực phẩm HACCP/ISO 2200:2005; HTQL chất lượng môi trường
ISO 14000: 2004….

63
2.4. Chính sách hội nhập và cạnh tranh quốc tế tác động đến việc thực hiện các
định hướng chiến lược mới của doanh nghiệp ngành công nghiệp.
66
2.5. Đánh giá những thành công và hạ
n chế của chính sách đổi mới đến hoạt động
đổi mới về tổ chức và quản lý của doanh nghiệp ngành công nghiệp.
73
3. Phân tích tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến hoạt động đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp ngành công nghiệp (nghiên cứu trường hợp 3 ngành
công nghiệp phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm)
75
3.1. Chính sách đầu tư tài chính đến các hoạt động 75
3.2. Chính sách phát triể
n thị trường công nghệ tác động đến các hoạt động 81
3.3. Chính sách phát triển nhân lực NC&PT, chính sách giáo dục-đào tạo nhân
lực tác động đến việc tổ chức thu hút, sử dụng, đào tạo và quản lý nhân lực trong

doanh nghiệp.
87
3.4. Chính sách hội nhập và cạnh tranh quốc tế tác động đến các hoạt động 91
3.5. Các chính sách hỗ trợ, ưu tiên, ưu đãi cơ sở hạ tầng tác động đến các hoạt
động
92
3.6. Đánh giá những nhân tố hỗ trợ hoặc cản trở hoạt động đổi mới công nghệ
doanh nghiệp ngành công nghiệp.
95
3.7. Đánh giá những thành công và hạn chế của chính sách đổi mới công nghệ
đến hoạt động đổi mới công nghệ doanh nghiệp ngành công nghiệp.
97
4. Đánh giá mặt được và hạn chế của các chính sách đổi mới công nghệ đến
doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2010 (nghiên cứu trườ
ng hợp 3
ngành công nghiệp phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm)
98
4.1. Đánh giá mặt được và hạn chế của chính sách đổi mới công nghệ ở cấp vĩ mô 98
4.2. Đánh giá mặt được và hạn chế của chính sách đổi mới công nghệ ở cấp vi mô 101
4.3. Đánh giá mặt được và hạn chế của chính sách đổi mới công nghệ trong việc
hướng dẫn, khuyến khích đổi mới công ngh

102
4.4. Đánh giá mặt được và hạn chế trong việc dự báo đổi mới công nghệ 103
4.5. Đánh giá mặt được và hạn chế của phương thức tác động của chính sách đổi
mới
104
4.6. Đánh giá mặt được và hạn chế về tổ chức xây dựng và thực thi chính sách
đổi mới
105

Kết luận Chương II 107
Chương III. Đề xuất xây dựng và giải pháp thực thi chính sách đổi mới cho
các doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020
109
1. Đưa ra quan điểm, định hướng xây dựng chính sách đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020
109
2. Đề xuất xây dựng và giải pháp thực thi chính sách đổi mới cho các doanh
nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020.
110
3. Kết luận và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp và
trường hợp cụ thể 3 ngành công nghiệp phần mềm, dệt may và chế biế
n thực
phẩm
116
Tài liệu tham khảo
119
Phụ lục




4

DANH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG

KH&CN Khoa học và công nghệ
NCKH&ĐMCN Nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ
KT-XH Kinh tế-Xã hội
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

WTO Tổ chức thương mại thế giới
SHTT Sơ hữu trí tuệ
SHCN Sở hữu công nghiệp
CNH Công nghiệp hoá
HĐH Hiện đại hoá
DN Doanh nghiệp
DNNCN Doanh nghiệp ngành công nghiệp
CNPM Công nghiệp phần mềm
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
NC&PT Nghiên cứu và phát triển
SMEs Doanh nghiệp vừa và nh

EU Cộng đồng Châu Âu
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNCN Doanh nghiệp công nghiệp
SP&QTCN Sản phẩm và qui trình công nghệ
SP&QT Sản phẩm và qui trình
QTCN Qui trình công nghệ
NCKH&PTCN Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
NCUD Nghiên cứu ứng dụng
CCCS Cơ chế chính sách
NL Năng lực
NLCN Năng lực công nghệ
NLCT Năng lực cạnh tranh
NLĐM Năng lực đổi mới
NLĐMCN Năng lực đổi mới công nghệ
CNTT Công nghệ thông tin


5

Lời nói đầu

Đề tài “Nghiên cứu phân tích và đánh giá chính sách đổi mới công nghệ cho
doanh nghiệp ngành công nghiệp (Nghiên cứu doanh nghiệp ở 03 ngành công
nghiệp phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm)” bắt đầu thực hiện từ tháng 05
năm 2009, kết thúc vào tháng 12 năm 2010.
Trong quá trình thực hiện đề tài luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ từ
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Viện Chiến lược và Chính sách
Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạ
o Ban nghiên cứu Chiến lược và Dự báo, các bạn
đồng nghiệp trong và ngoài Viện, các doanh nghiệp ở 03 ngành công nghiệp phần
mềm, dệt may và chế biến thực phẩm.
Chủ nhiệm đề tài và các thành viên xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp và cộng tác của các doanh nghiệp đã giành
thời quý báu trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin, điền phiếu điều tra.
Trong quá trình nghiên cứu, tậ
p thể tác giả đã có nhiều cố gắng, song không
thể tránh được những sai sót, rất mong các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp
đóng góp ý kiến và chia xẻ các vấn đề nghiên cứu cùng tập thể tác giả.

Trân trọng cảm ơn
Tập thể đề tài

6
PHẦN THỨ NHẤT. MỞ ĐẦU
1. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn
của đề tài.
Trước hết, đổi mới công nghệ là nhu cầu thường xuyên, cấp bách của nhiều
doanh nghiệp ngành công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Thực
tế cho thấy các quốc gia thành công trong đổi mới công nghệ là những quốc gia có

chính sách đổi mới công nghệ
có tính đột phá, tiên phong và đúng với xu thế phát
triển của toàn cầu, thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ, hoạt động sản xuất kinh
doanh ở các doanh nghiệp ngành công nghiệp đạt hiệu quả cao, nhanh chóng,
không những làm tăng qui mô, năng suất sản xuất mà còn tạo ra những biến đổi to
lớn về KH&CN, KT-XH.
Thứ hai, xu thế thay đổi cách tiếp cận trong nghiên cứu và hoạch định
chính sách KH&CN. Chuyển từ cách tiếp c
ận chính sách công theo khung cứng
nhắc hoặc tách rời các chính sách sang cách tiếp cận “tổ hợp” và “tập hợp” các
chính sách dựa trên nguyên lý đổi mới để xây dựng và hoạch định chính sách đổi
mới (Innovation Policy) về KH&CN trở nên phổ biến, cách tiếp cận này chỉ ra
rằng, không nhất thiết phải có đầy đủ các nhân tố và yếu tố có trong hệ thống đổi
mới quốc gia để hoàn thiện chính sách KH&CN cho các doanh nghiệp, vấn đề
then chố
t đó là cách thức ‘tập hợp’ các điều kiện cần và chưa đủ để giúp các
doanh nghiệp tự tiến hành đổi mới, nâng cao năng lực đổi mới và cạnh tranh. Việt
Nam là nước tiếp cận nghiên cứu sau, với thực trạng đổi mới công nghệ hiện nay
còn nhiều bất cập và không có hiệu quả, thiết nghĩ việc nghiên cứu là cần thiết
nhằm cung cấp luận cứ cho vi
ệc xây dựng chính sách đổi mới công nghệ trong
thời gian tới.
Thứ ba, năng lực cạch tranh của doanh nghiệp ngành công nghiệp dưới
mức trung bình so với doanh nghiệp các nước, bởi nhân tố về sáng tạo và phát
triển gồm 2 trụ cột là trình độ phát triển của doanh nghiệp và năng lực sáng tạo
của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và thấp.
Từ ba vấn đề cấp bách trên việc nghiên cứu phân tích và đánh giá chính
sách
đổi mới cho doanh nghiệp ngành công nghiệp nhằm mục tiêu phục vụ trực
tiếp công tác quản lý nhà nước về KH&CN của Bộ KH&CN giai đoạn 2011-2020

tốt hơn trên cơ sở nghiên cứu phân tích nội dung của chính đổi mới công nghệ,
đánh giá làm rõ sự thành công và hạn chế của chính sách đổi mới công nghệ cho
các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp
xây dựng và thực thi chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp ngành
công nghiệp giai
đoạn 2011-2020 để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp ngành công nghiệp là cần thiết.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Cung cấp luận cứ khoa học về chính sách đổi mới công
nghệ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp trên cơ sở phân tích và đánh giá

7
chính sách đổi mới công nghệ của Việt Nam tác động đến doanh nghiệp ngành
công nghiệp ở hai mặt hiệu quả và không hiệu quả. Đưa ra được tư vấn xây dựng
và thực thi chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020.
Mục tiêu cụ thể:
• Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dự
ng, hoạch định
và thực thi chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp ngành công
nghiệp.
• Đánh giá tác động chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp
ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2010 để rút ra được những thành công và hạn
chế của chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp
giai đoạn 2011-2020.
• Đưa ra quan điểm, định hướng xây dựng chính sách đổi mới công nghệ
cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020.
• Đề xu
ất các giải pháp xây dựng và thực thi chính sách đổi mới công

nghệ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về xây dựng chính sách đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp ngành công nghiệp bao gồm: làm rõ khái niệm và nội dung trên cở
nghiên cứu lý thuyết chung và thực tiễn của các nước.
Nghiên cứu thực tiễn: Hiện trạng của chính sách đổi mới công nghệ tác
động đến doanh nghiệp ngành công nghiệp để: Phân tích tác
động của các loại
chính sách đổi mới công nghệ đến hoạt động đổi mới về tổ chức và quản lý doanh
nghiệp ngành công nghiệp; Phân tích tác động của chính sách đổi mới công nghệ
đến hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ngành công nghiệp; Đánh giá
mặt được và hạn chế của các chính sách đổi mới công nghệ đến doanh nghiệp
ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2010 qua nghiên cứu trường hợp 3 ngành công
nghi
ệp (phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm) trên cơ sơ đó Đề xuất các giải
pháp xây dựng và thực thi chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp
ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian nghiên cứu:
Địa điểm: Hà Nội, một số tỉnh Miền Bắc-Trung, TP.Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: 5/2010-12/2011.
3.2. Giới hạn nghiên cứu
-Qui mô và địa bàn điều tra: Đề tài điề
u tra 620 doanh nghiệp ở 3 ngành
công nghiệp (phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm) có khả năng phát huy
lợi thế cạnh tranh, công nghiệp công nghệ cao khu vực Nhà nước và tư nhân trên
địa bàn khu vực miền Bắc, Trung, Nam.

8
-Mục đích/yêu cầu: Làm rõ vai trò của chính sách đổi mới công nghệ của

Nhà nước đối với doanh nghiệp ở 3 ngành công nghiệp (phần mềm, dệt may và
chế biến thực phẩm) trên cơ sở khảo sát/điều tra các doanh nghiệp đang tiến hành
hoạt động đổi mới trong 3 năm qua, làm rõ doanh nghiệp ngành công nghiệp nào
chịu tác động của chính sách đổi mới công nghệ nhiều nhất và ít nhất. Tìm ra nhu
cầu, yêu cầu m
ới đặt ra, những vấn đề mới phát sinh của doanh nghiệp ngành
công nghiệp.
-Đối tượng và tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp điều tra: Các doanh nghiệp ở
3 ngành công nghiệp (phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm) ở hai khu vực
Nhà nước và Tư nhân có quy mô lớn (tập đoàn, tổng công ty,) vừa và nhỏ; có hoạt
động đổi mới công nghệ trong 3 năm gần đây, hoạt động hợp pháp.
-Nộ
i dung: Đánh giá mức độ và phạm vi tác động của chính sách đổi mới
công nghệ đối với doanh nghiệp ở 3 ngành công nghiệp (phần mềm, dệt may và
chế biến thực phẩm) ở hai khu vực Nhà nước và Tư nhân trên hai hoạt động chính
tổ chức và quản lý, hoạt động đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp sẽ đánh giá mặt
được, hạn chế và nguyên nhân của các chính sách đổi
mới.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 03 nhóm vấn đề chính:
• Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng chính sách đổi mới công
nghệ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp
• Đánh giá hiện trạng của chính sách đổi mới tác động đến các doanh
nghiệp ngành công nghiệp
• Đề xuất xây dựng và giải pháp thực thi chính sách đổi mới công nghệ
cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020
5. Cách tiếp cậ
n, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
5.1. Cách tiếp cận
Trong nghiên cứu này tập trung vào cách tiếp cận đổi mới, cụ thể hoạt động
đổi mới ở cơ quan hoạch định chinh sách đổi mới công nghệ và hoạt động đổi mới

ở doanh nghiệp công nghiệp. Cách tiếp cận đổi mới mang tính toàn diện, có hệ
thống sẽ lấp được những ‘khoảng trống’ trong quá trình hoạch
định chính sách,
chiến lược phát triển KH&CN, sản xuất, kinh doanh trên nguyên tắc và phương
pháp ‘tập hợp’ nhân tố và yếu tố có hoặc không có bên trong quốc gia để xác định
các hướng ưu tiên, mục tiêu phát triển.
5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Căn cứ vào hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi khoa học
xã hội và khoa học quản lý cấp Bộ được ký ngày 04 tháng 5 năm 2009. Đề tài đã
thực hiện đầy đủ các yêu cầu đề ra trong Hợp đồng nghiên cứu.
Đề tài đã kết hợp phương pháp định tính, định lượng với các phương pháp
nghiên cứu khác, tham khảo từ các công trình sau: “Hướng dẫn thực hiện nghiên
cứu định tính-Doing Qualitative Research-A pracatical Handbook” của David
Silverman năm 2001; Tài liệu hướng dẫn Frascati 2002 và Oslo 2004 của OECD;

9
Hệ thống đổi mới công nghệ (Charles Edquist, 1997); Tiêu chuẩn của chính sách
quốc gia-đầu tư NC&PT của công và tư (Báo cáo tài chính của EU, 2002); SMEs
và DN (OECD, 2005); Hướng dẫn của Oslo về chỉ số đổi mới công nghệ; Báo cáo
Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF. Ngoài ra trong nghiên cứu này
sử dụng tài liệu về Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về KH&CN, nghiên cứu
kinh nghiệm của các nước. Đặc biệt là thực tiễn hiệ
n nay của các DN ngành công
nghiệp để phân tích tác động của chính sách công đến việc DN đổi mới công nghệ.
5.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính và các yếu tố định tính: Phân
tích các quan điểm về công nghệ, đổi mới công nghệ, chính sách đổi mới công
nghệ; Quan sát các sự kiện, giai đoạn tác động chính sách đổi mới công nghệ;
Phân tích tác động chính sách đổi mới công nghệ; Đề xuất xây dựng và giải pháp
thực thi chính sách đổi mới cho các doanh nghiệp ngành công nghiệ
p.

5.2.2. Phương pháp tiếp cận đối tượng, điều tra, thiết kế phiếu hỏi
-Phương pháp tiếp cận đối tượng: Phương pháp chính được sử dụng là
phương pháp chủ thể (subjective) và khách thể (objective). Hai cách tiếp cận này
chú trọng các cộng đồng khoa học, doanh nghiệp thuộc đối tượng tác động của cơ
chế, chính sách Nhà nước.
-Phương pháp chọn mẫu: Chọn doanh nghiệp ở 03 ngành công nghiệp
(phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm) ở hai khu vực Nhà nước và tư nhân
hoạt động sản xuất-kinh doanh, cách chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống và theo đối
tượng nghiên cứu đề tài đã chọn 620 DN để gửi phiếu hỏi. Tổng số phiếu gửi đi là
620 phiếu.
-Đối tượng và phạm vi điều tra: Các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh,
tạo ra hàng hóa bán trên thị tr
ường ở 3 ngành công nghiệp (phần mềm, dệt may và
chế biến thực phẩm), có hoạt động NC&PT, đổi mới và sử dụng dịch KH&CN
một cách thường xuyên và không thường xuyên trong cả nước.
-Danh mục phân loại doanh nghiệp công nghiệp dựa vào danh mục quản lý
của Bộ Công Thương, các DN đã đăng ký thành lập và hoạt động sản xuất kinh
doanh theo Luật DN.
-DN trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất: thực phẩ
m, đồ uống; Công nghệ
Tin học-Truyền thông; Dệt may.
-Đơn vị thống kê và báo cáo: Nguồn dữ liệu về tình hình chung của DN
được lấy từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Bộ Công thương. Lập phiếu hỏi, xử lý
số liệu điều tra, thống kê, phân tích do tập thể đề tài thực hiện.
-Phương pháp điều tra và thiết kế phiếu hỏi: Thu thập thông tin, khảo sát và
đánh giá nhanh; Quét các t
ư liệu có liên quan và phân tích tư liệu dựa trên các
nguồn từ Internet và Thư viện; Kiểm tra thông tin; Gửi thư và phiếu hỏi điều tra
qua đường bưu điện, E-mail và phỏng vấn cá nhân, khảo sát một số DN và gửi
trực tiếp. Phiếu hỏi được thiết kế và thử nghiệm vào tháng 6-7 năm 2009 trước khi

sử dụng rộng rãi vào tháng 8-9-10 năm 2009.

10
5.2.3. Các phương pháp nghiên cứu định lượng và số liệu định lượng
Phương
pháp
Điểm đặc trưng Các yếu tố cần có
Điều tra
định lượng
Lấy mẫu ngẫu nhiên
Đo lường các biến số
Đại diện: các DN 3 ngành công nghiệp (phần
mềm, dệt may và chế biến thực phẩm) hoạt động
động theo Luật DN bao gồm Cty TNHH, Cty cổ
phần, Cty hợp danh và DNTN, DNNN, Cty cổ
phần; Tập đoàn.
Thử nghiệm Thử nghiệm phiếu hỏi ở 06
DN trước khi gửi phiếu
chính thức
Kiểm tra giả thuyết và nội dung trên phiếu hỏi,
mức độ nhận biết và sự hiểu biết những vấn đề
từ Phiếu điều tra của DN. Trên cơ sở đó, điều
chỉnh và phổ biến rộng rãi.
Thống kê Phân tích các dữ liệu đã có
và sau cuộc điều tra
Qui mô của dữ liệu: Theo qui định trong điều
tra, qui mô tối thiểu được chấp nhận theo loại
hình NC mô tả cần có 10% tổng số phiếu. Số
phiếu gửi đến các DN là 620 phiếu. Số phiếu trả
lại là 50 phiếu do DN chuyển địa chỉ khác, giải

thể. Số phiếu thu về là 156/620 phiếu đạt >25%.
Xử lý, phân tích số liệu trên SPSS
Phỏng vấn
sâu
Ghi chép các quan sát dựa
trên kế hoạch làm việc tại
một số DN
Tin cậy của việc quan sát: Nhật ký, phỏng vấn,
mô tả, các văn bản và nhiều phương pháp khác
Phân tích
nội dung
Phân loại trước các nội dung
của các sản phẩm trung gian
Tin cậy của việc đo lường: Trong tổng số phiếu
gửi đi là 620. Để đảm bảo tính khoa học, đề tài
đã liên hệ trao đổi, tọa đàm hỏi thêm ý kiến và
sử dụng các nguồn tài liệu khác để phân tích.
-Phương pháp ước tính được sử dụng để hỗ trợ cho công việc điều tra, theo
khuyến nghị của OECD, việc trả lời các phiếu điều tra thường không được đầy đủ
dù phương pháp điều tra được dùng là gì. Trong trường hợp của nghiên cứu này,
có hai tình huống xảy ra đã được kiểm tra lại (1) nhiều DN không quan tâm đến
cơ chế, chính sách công, mặc dù trước đây họ đã đượ
c hoặc chưa được hưởng lợi
từ cơ chế, chính sách công để đầu tư vào KH&CN, hiện nay họ được nhiều nguồn
khác hỗ trợ (2) có những DN có mong muốn được quan tâm nhưng cho đến thời
điểm điều tra họ chưa được hưởng lợi bất cứ cơ chế, chính sách công nào, đồng
thời bản thân không rõ thời gian tới họ sẽ đổi mới công nghệ hay không. Khắc
ph
ục nhược điểm này, đề tài sử dụng nhiều nguồn thông tin từ các cuộc điều tra
trước đây, của Bộ Công thương và Tổng Cục Thống Kê.

-Thiết kế phiếu điều tra: Nguyên tắc dựa vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu
để thu thập thông tin từ thực tế. Các câu hỏi ở hai dạng đóng và mở.
6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Nước ngoài: Trong nhiều năm qua, doanh nghiệ
p là một trong những đối
tượng được nhiều học giả nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Hoạt động
đổi mới ở doanh nghiệp được nghiên cứu ở nhiều khu vực, quốc gia và cả phạm vi
quốc tế đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Xét theo tiến trình
lịch sử, hoạt động đổi mới được hình thành và phát triển từ những nă
m 60, tuy
nhiên thực sự mạnh mẽ trở thành hiện tượng phổ biến ở nhiều khu vực và các
quốc gia khác nhau vào những năm 90 khi mà Mỹ tiến hành hoạt động đổi mới cả
hai mặt phi công nghệ (đổi mới về tổ chức và quản lý) và công nghệ ở doanh
nghiệp, ngành công nghiệp và những hoạt động đổi mới ở lĩnh vực KH&CN (đầu

11
tư NC&PT, thương mại hóa các sản phẩm KH&CN, bảo hộ văn bằng phát minh,
sáng chế, phát triển quyền sở hữu trí tuệ ). Kết quả của các hoạt động đổi mới là
kinh tế của Mỹ tăng trưởng nhanh chóng và vượt lên Châu Âu.
Ở các nước phát triển, ngành công nghiệp được đặc biệt chú ý bởi có vị trí,
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Các ngành kinh tế được đa
dạng hóa và hình thành nh
ư hiện nay bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ
trước), và kể từ đó liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự trợ giúp của tiến bộ
công nghệ. Rất nhiều nước phát triển (như Hoa Kỳ, Anh…) phụ thuộc sâu sắc vào
khu vực sản xuất. Một xu hướng gần đây là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế khi
các quốc gia công nghiệp tiến tớ
i xã hội hậu công nghiệp. Điều này thể hiện ở sự
tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ trong khi tỷ lệ của công nghiệp trong cơ cấu kinh
tế giảm xuống, và sự phát triển của nền kinh tế thông tin, còn gọi là cuộc cách

mạng thông tin gia tăng. Ở xã hội hậu công nghiệp, lĩnh vực chế tạo được tái cơ
cấu, điều chỉnh thông qua quá trình “offshoring” (chuy
ển dần các giai đoạn sản
xuất ít giá trị gia tăng ra nước ngoài). Từ những thay đổi nhanh chóng của xã hội
hậu công nghiệp đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới-tiếp cận đổi mới trong xây
dựng và hoạch định chính sách. Tiếp cận chính sách đổi mới ‘Innovation policy-
IP’ về KH&CN trong đó có chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp
đã là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia phát triển và đ
ang phát triển, được
phát triển từ cuối những năm 90 chủ yếu ở các nước đã phát triển và lan tỏa sang
các nước đang phát triển với các trường phái khác nhau.
Chính sách đổi mới được phát triển từ chính sách công do khu vực Nhà
nước, Chính phủ tiến hành và thực hiện. Do đó khi đề cập đến chính sách đổi mới
nói chung và chính sách đổi mới công nghệ nói riêng cho doanh nghiệp, một cách
chung nhất là đề cập đến chính sách đổi mới qu
ốc gia cho doanh nghiệp. Bởi khu
vực công (nhà nước) mới có chức năng, nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống
các quy phạm pháp luật, hình thành và thực thi cơ chế, chính sách đầu tư, hợp tác
quốc tế, khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Để hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp thành
công chính sách đổi mới ở các nước OECD tập trung vào các vấn đề chính: Đầu
tư NC&PT để tăng n
ăng lực đổi mới; Phát triển các lĩnh vực khác như giáo dục,
cung cấp kỹ năng, chính sách thuế và các qui định kế toán, chính sách công
nghiệp gồm cả qui định về môi trường, tiêu chuẩn hóa, hệ thống pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ, các vấn đề về sở hữu và vận hành hệ thống bằng sáng chế và
quyền tác giả, hoạt động của thị trường vốn để
thúc đẩy năng lực đổi mới; Đẩy
mạnh ứng dụng công nghiệp vào các kết quả NCCB của các trường đại học và các
phòng thí nghiệm do Nhà nước tài trợ. Hoạt động đổi mới ở DNCN, tập trung trên

hai hoạt động chính: (i) hoạt động đổi mới SP&QTCN và (ii) hoạt động đổi mới
có thể công nghệ và phi công nghệ như tổ chức và quản lý hoạt động đổi mới,
NC&PT, các tác nhân bao gồm các yế
u tố thể chế và tổ chức cùng nhau có thể gọi
‘hệ thống đổi mới’ như phương thức mới, tri thức mới, quá trình, hoặc sản phẩm
tất cả trong quan hệ hàng ngày với hoạt động kinh tế, sản xuất và thị trường, giữa
các doanh nghiệp và khách hàng, các trường đại học, phòng NC&PT, hệ thống

12
bằng sáng chế, thị trường lao động, hệ thống ngân hàng Hoạt động đổi mới
không chỉ gắn với chi tiêu cho NC&PT mà gắn với các tác nhân khác trong hệ
thống đổi mới quốc gia.
OECD đã thống kê chi tiêu gắn với hoạt động đổi mới ngày càng được mở
rộng hơn so với các khoản chi tiêu thuần tuý cho hoạt động NC&PT của các nước
Italia, Đức, Bỉ, Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Nauy, Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
cho thấy các n
ước chi chủ yếu cho: NC&PT; văn bằng phát minh sáng chế và giấy
phép khai thác; thiết kế khai thác thị trường, chi tiêu cho NC&PT và thiết kế
chiếm tỷ lệ chi tiêu cao nhất. Ví dụ Italia chi tiêu cho NC&PT là 32,9%, thiết kế là
31,9%; văn bằng sáng chế là 6,0%; phân tích thị trường là 5,3%; khác 0%. Ngược
lại, Hà Lan chi tiêu cho NC&PT 45,6%; thiết kế là 7,6%; văn bằng sáng chế là
6,1%; phân tích 19,8%; khác 20,2%. Đức chi tiêu cho NC&PT là 27,1%, thiết kế
là 27,8%; văn bằng sáng chế là 3,4%; phân tích thị trường là 6,1%; khác 29,2%.
Điều quan trọng, các nước OECD thực hiện chính sách đổi m
ới công nghệ
không phải là nhập công nghệ mà ‘làm ra công nghệ mới’ ở khu vực doanh nghiệp,
chính sách này được thể hiện rõ ở chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
thông qua Hiệp định TRIPS. Mục tiêu chủ yếu của TRIPS không phải là đấu tranh
chống lại hàng giả và hàng nhái mà là “bảo hộ công nghệ”. Các nước phát triển
được coi là những nước sáng tạo và cung cấp sản phẩm công nghệ, còn các nước

đang phát triển đóng vai trò như
thị trường. Theo The Economist, ngành công
nghiệp dược phẩm của Mỹ đã mất 500 triệu USD tại Ấn Độ mỗi năm do sự yếu
kém trong việc bảo hộ quyền SHTT ở nước này. Mặt khác, năm 1998, Mỹ cũng
đã thu về 36 tỷ USD tiền bản quyền. Từ kinh nghiệm của các nước đã gia nhập
WTO, có thể thấy rằng việc bảo hộ quyền SHTT mạnh chủ yế
u chỉ phục vụ lợi ích
của các nước công nghiệp phát triển, các nước này sẽ được hưởng lợi nhiều nhất
từ việc bảo hộ quyền SHTT. Chính phủ các nước đang phát triển sẽ phải cố gắng
tìm cách cân đối giữa nhu cầu của việc thực hiện bảo hộ SHTT và mong muốn
được ứng dụng công nghệ rộng rãi để nâng cao năng suất.
Về lâu dài, việc b
ảo vệ quyền SHTT sẽ khuyến khích sự sáng tạo ngay tại
các nước đang phát triển và có lợi đối với các nước đang phát triển. Nhưng hiện
nay, TRIPs đang có xu hướng bất lợi cho các nước đang và kém phát triển, bởi vì
các phát minh sáng chế hiện nay chủ yếu là của các nước phát triển. TRIPs bảo vệ
quyền của người tạo ra sáng chế phát minh và quy định ai sử dụng sáng chế phát
minh cũng đều phải tr
ả tiền. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại hầu như có
rất ít phát minh sáng chế, họ muốn sử dụng các thành tựu phát minh của các nước
phát triển mà không phải trả tiền. Đánh giá khái quát, trong số các nước nghèo,
chỉ có khoảng trên dưới 10 quốc gia, tập trung ở Đông Nam châu Á, đã thành
công trên con đường tìm kiếm thịnh vượng nhờ vào chiến lược: Cóp nhặt, đuổi
theo, vượt công nghệ phương Tây. Việc bảo h
ộ tác quyền quá dài sẽ tăng quyền
cho chủ tài sản tư của nước giàu và hạn chế doanh nhân nước nghèo tiếp nhận tri
thức đôi khi đã trở nên một tài sản công cộng. Chính phủ cũng sẽ phải đầu tư
nhiều hơn vào công tác thực thi pháp luật để phù hợp với Hiệp định TRIPs.

13

Có thể nhận thấy, chính sách đổi mới công nghệ hiện nay đã trở nên phức
tạp, sự phức tạp đó có thể nhìn thấy vấn đề căn bản của chính sách đổi mới là sự
‘tổ hợp’, ‘tập hợp’ một cách có hệ thống từ nhiều chính sách khác nhau. Điều này
cho thấy chính sách đổi mới công nghệ không chỉ có ‘vị công nghệ’, mà còn tập
hợp nhiều chính sách khác như chính sách công nghiệp. Các nhà
đổi mới thiên về
cách tiếp cận không cầu toàn nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới được nhanh hơn,
trong khi đó các nhà kinh tế thiên về cách tiếp cận cầu toàn nhằm giảm thiểu các
rủi ro có thể xảy ra từ việc đầu tư công nghệ. Kết hợp cả hai cách là xu hướng
chung của các nước thuộc OECD. Theo OECD, đổi mới nằm ở trung tâm của tiến
bộ kinh tế, Lý thuyết phát triển kinh tế của Shumpter n
ăm 1934 được OECD đặc
biệt chú ý, Shumpter cho rằng các đổi mới có tính ‘triệt để’ sẽ định hình các biến
đổi lớn lao trên thế giới, còn các đổi mới ‘từng bước một’ sẽ liên tục lấp đầy quá
trình biến đổi.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu chính sách đổi mới nói chung, đổi mới
công nghệ nói riêng cho đến nay tương đối nhiều. Tuy nhiên các nghiên cứu này
phần lớn được thực hiện ở những nước đã phát tri
ển, đã hoàn thành quá trình
CNH-HĐH, chủ động và tạo ra môi trường hội nhập quốc tế dựa trên hệ thống
pháp luật quốc tế. Đối với những quốc gia đang phát triển chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ để phát hiện được những điều kiện cần có, các nhân tố chưa có
hoặc khiếm khuyết không có trong hệ thống quốc gia để trên cơ sở đ
ó đưa ra
những gợi ý căn bản về mặt khoa học cho việc xây dựng chính sách ĐMCN cho
các DNNCN trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong nước: Bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay, hoạt động đổi mới
diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các thành phần doanh nghiệp, ngành và lĩnh vực
khác nhau. Hoạt động đổi mới của doanh chủ yếu được nghiên cứu theo một số
hướng cơ bản:

Tiếp cận lý thuyết hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) đặt ra những vấn đề thể
chế cấp quốc gia, chùm đổi mới tác động đến sự phát triển KH&CN vùng, địa
phương và vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế vùng (TSKH. Nguyễn
Thành Bang). NIS liên quan đến vấn đề tổ chức, tương tác của các nhân tố trong
NIS (TS.Bạch Tân Sinh). Nghiên cứu lý thuyết NIS và đưa ra cách tiếp cận đổ
i
mới quan niệm về tiềm lực KH&CN, cách tiếp cận đổi mới đặt ra những ứng dụng
trong quản lý KH&CN và làm rõ nội hàm và khái niệm «đổi mới» trong phạm vi
hoạt động KH&CN (Ths.Nguyễn Mạnh Quân) nghiên cứu. Gần đây có cách tiếp
cận lịch sử «Nghiên cứu quá trình phát triển của chính sách đổi mới (Ths.Hoàng
Văn Tuyên). Bên cạnh đó có ý kiến góp bàn về Chính sách đổi mới của
TS.Nguyễn Văn Học, xem xét chính sách đổi m
ới không chỉ duy nhất từ cách tiếp
cận NIS. Nghiên cứu năng lực đổi mới của doanh nghiệp, Ts.Trần Ngọc Ca đã
“Nghiên cứu khả năng tăng cường NLCN của DN Việt Nam qua các quan hệ với
các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam” cũng như: "Nghiên cứu cơ sở
khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động
đổi mới công nghệ và NC&PT trong các cơ sở
SX ở Việt Nam”. Năm 2007,
TS.Bạch Tân Sinh đã “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống chỉ số đổi mới và áp dụng

14
thử phục vụ đánh giá năng lực đổi mới của doanh nghiệp trong một ngành kinh tế
của Việt Nam”, trong nghiên cứu này nêu rất rõ hệ thống chỉ số về hoạt động đổi
mới ở doanh nghiệp nói chung. Các chủ đề về Phát triển thị trường công nghệ tại
việt nam - Tăng cường liên kết nhà nước và doanh nghiệp đã thảo luận nhiều ở
các hội nghị qu
ốc gia.
Tóm lại, cho đến nay việc nghiên cứu DN nói chung, DNCN nói riêng còn
có nhiều cách tiếp cận, nội dung nghiên cứu khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung

vào vấn đề chính sách tài chính cho DNCNNN, chính sách phát triển năng lực của
DNCN, tác động của cơ chế chính sách và hệ thống chỉ số về đánh năng lực đổi
mới của doanh nghiệp.


15

PHẦN THỨ HAI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Sự cần thiết hình thành chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh
nghiệp ngành công nghiệp
1.1. Lý luận về chính sách đổi mới, chính sách đổi mới công nghệ cho
doanh nghiệp ngành công nghiệp
1.1.1. Quan điểm công nghệ, đổi mới công nghệ
Quan điểm công nghệ: Công nghệ được hiểu ở phạm vi rộng “Là tập hợp
các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến
đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và ứng
dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giải quyết những vấn
đề của con người… thể hiện kiến thức của con người trong giải quyế
t các vấn đề
thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn hóa là đặc thù chủ yếu của công nghệ” (Bách Khoa toàn thư).
Quan điểm đổi mới công nghệ: Cho đến nay có nhiều quan điểm về đổi
mới công nghệ, tuy nhiên có hai quan điểm được phổ biến nhất, quan điểm thứ
nhất tập trung vào thành phần công nghệ (thiết bị, thông tin, lao động, t

ổ chức );
quan điểm thứ hai theo cách tiếp cận đổi mới, tập trung vào hoạt động đổi mới
công nghệ và qui trình đổi mới công nghệ. Theo quan điểm thứ hai, đổi mới công
nghệ được hiểu như sau:
Hoạt động đổi mới công nghệ gồm các khâu liên quan đến khoa học, công
nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại, kể cả đầu vào tri thức mới, đã hoặc sẽ
đem
lại các sản phẩm và qui trình mới/hoàn thiện hơn về mặt công nghệ. NC&PT chỉ
là một trong các hoạt động này được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của quá
trình đổi mới. Nó có thể có tác dụng không chỉ với tư cách là cội nguồn của các ý
tưởng sáng tạo mà còn là phương tiện giải quyết vấn đề có thể cần đến ở bất cứ
thời điểm nào tr
ước khi quyết định thực hiện (Frascati, 2002-OECD). Sự sáng tạo
và thay đổi tổ chức là yếu tố cần thiết cho sự phát triển phạm vi mới của đổi mới,
làm gia tăng các doanh nghiệp đến sự sáng tạo mới của các doanh nghiệp và tính
đa dạng, cũng như sự sáng tạo mới của các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức hoạch
định chính sách.
Đổi mới về công nghệ chủ y
ếu ở hai khâu quan trọng là sản phẩm công
nghệ và qui trình công nghệ (SP&QTCN). Hoạt động sản xuất, kinh doanh của bất
kỳ doanh nghiệp nào đều phải tiến hành đổi mới SP&QTCN để phát triển, tồn tại

16
và cạnh tranh. Để tiến hành được điều này, phần lớn doanh nghiệp phải đầu tư
nhiều vào NC&PT, đào tạo và sử dụng dịch vụ KH&CN. Dịch vụ dựa trên tri thức
là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành hoạt động liên minh và liên kết chặt
chẽ (OECD, 2005). Cách tiếp cận và quan điểm này cho thấy đổi mới công nghệ
không chỉ đơn thuần là đổi mới phần cứng (thi
ết bị, phương tiện kỹ thuật ) hay
phần mềm (bí quyết, kỹ năng, thông tin chứa trong tài liệu ), đổi mới công nghệ

ngày nay để có thể cạnh tranh được phải có "tính mới” và "tính cách mạng” tạo ra
sự đột phá, đòi hỏi một sự thay đổi căn bản từ tư duy đến hành động áp dụng các
sáng chế mới, phát hiện mới hoặc phát minh mang tính cách mạng, thay đổi căn
bản tư duy, s
ản phẩm, quy trình, hoặc tổ chức. Để có được điều này cần phải sử
dụng nhiều tri thức, áp dụng nhiều thành tựu, kết quả NC&PT vào hoạt động đổi
mới SP&QTCN, đổi mới toàn bộ QTCN được cho là sự đổi mới mang tính cách
mạng bởi để thực hiện được điều này yêu cầu trình độ KH&CN hiện tại của một
quốc gia, tổ chức phả
i cao hơn rất nhiều mới có tính đột phá mới. Những người
trực tiếp chịu trách nhiệm áp dụng đổi mới thường được gọi là người tiên phong
trong lĩnh vực của họ, dù là cá nhân hay tổ chức.
1.1.2. Quan điểm về chính sách đổi mới, chính sách đổi mới công nghệ
Quan điểm về chính sách đổi mới: "Chính sách đổi mới chỉ nổi lên gần đây
như một tổ hợp của chính sách KH&CN và chính sách công nghiệp” (OECD,
1997). Quan điểm của OECD gần với nhiều quan điểm của các chuyên gia về
chính sách đổi mới «Chính sách đổi mới liên quan đến các yếu tố khoa học, công
nghệ và chính sách công nghiệp, mục đích rõ ràng đó là thúc đẩy sự phát triển,
truyền bá hiệu quả việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ và qui trình mới trong thị
trường hoặc bên trong các tổ chức công và tư. Chính sách đổi mới có m
ục tiêu
rộng hơn chính sách khoa học, chính sách công nghệ, bao gồm cả các chính sách
thay đổi tổ chức và thị trường cho sản phẩm mới»(Bengt-Åke Lundvall, Susana
Borrás, December, 1997). Chính sách đổi mới không chỉ liên quan đến KT-XH
của ngành nào đó «Chính sách đổi mới không chỉ có quan hệ duy nhất với chính
sách công nghiệp mà còn với cả chính sách KH&CN (Kondo, 2007).
“Quá trình đổi mới được hiểu là hoạt động tương hỗ từ nhiều tác nhân”,
(Charles Edquist, 1997) các tác nhân bao gồm các yếu tố thể chế và tổ chứ
c cùng
nhau có thể gọi là “hệ thống đổi mới” như phương thức mới, tri thức mới, quá

trình, quy trình mới hoặc sản phẩm mới tất cả trong quan hệ hàng ngày với hoạt
động kinh tế, sản xuất và thị trường, giữa các doanh nghiệp và khách hàng, các
trường đại học, phòng NC&PT, hệ thống bằng sáng chế, thị trường lao động, hệ
thống ngân hàng Như vậy, hoạt động đổi m
ới không chỉ gắn với chi tiêu cho
NC&PT mà gắn với các tác nhân khác trong hệ thống đổi mới quốc gia. Chính
sách đổi mới có nội hàm tương đối rộng vì đặc điểm căn bản của chính sách đổi
mới là tổ hợp” các chính sách.
Chính sách đổi mới công nghệ thường không tách khỏi các chính sách đổi
mới khác. Bên cạnh đấy bản thân công nghệ là sự tập hợp nhiều yếu tố, do đó
chính sách đổi mới công ngh
ệ được hiểu là sự tập hợp các chính sách kinh tế (cả

17
vĩ mô, trung mô và vi mô), chính sách công nghiệp, chính sách KH&CN, chính
sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách kinh doanh, cạnh tranh bao
trùm các hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ, đổi mới SP&QTCN.
Thường Chính sách đổi mới công nghệ mang tính đột phá, đổi mới công nghệ
luôn phá vỡ một thị trường hiện tại, đổi mới để cải thiện một sản phẩm hoặc dịch
vụ theo những cách mà thị trường chưa có, chưa rõ ho
ặc không mong đợi, bằng
cách giảm giá hoặc thiết kế sản phẩm mới cho một nhóm người tiêu dùng nhất
định, trong một thời gian nhất định sau đó được phổ biến rộng rãi.
1.2. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngành công nghiệp trong nền kinh
tế quốc dân và hoạt động KH&CN
1.2.1. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế
Doanh nghiệp ngành công nghiệp (DNNCN) có vị trí đặc biệt to lớn trong
nền kinh tế
của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hai cuộc cách mạng công
nghiệp đã chứng minh cho điều này. Ở các nước phát triển, ngành công nghiệp là

một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà
sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động
kinh doanh tiếp theo. Hoạt động ch
ế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải
cho nền kinh tế. Sau cách mạng công nghiệp, một phần ba sản lượng kinh tế toàn
cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo – vượt qua giá trị của hoạt động nông
nghiệp.
Ở Việt Nam, từ những năm 90 đến nay lĩnh vực công nghiệp đã được quan
tâm nhiều hơn trước đây, việc chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân cho thấy điều này. Mục tiêu chiến lược phát triển KH-XH giai đoạn
2001-2010 tiếp tục đặt ra chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, trong GDP tỷ trọng
của nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%. Dự thảo mục
tiêu chiến lược phát triển KH-XH giai đoạn 2011-2020 nêu “Bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô. Xây dự
ng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện
đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85%
trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá
trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất
công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền
v
ững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng
30% lao động xã hội”.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong hơn 20 năm qua cho
thấy vai trò của lĩnh vực công nghiệp ngày một quan trọng, trong đó doanh nghiệp
ngành công nghiệp Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ
phận chủ yếu tạo ra tổng sản ph
ẩm trong nước (GDP). GDP chín tháng năm 2010
ước tính tăng 6,52% so với chín tháng năm 2009. Trong mức tăng trưởng chung
của toàn nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng

2,89%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%,
đóng góp 3,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,24%, đóng góp 3,01 điểm
phần trăm. Trong tổng sản phẩm trong nước 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và

18
thủy sản chiếm 21,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,85%; khu vực
dịch vụ chiếm 38,06%.
Nhiều quốc gia phát triển cho thấy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP,
DNNC đóng vai trò rất to lớn, do đó khi đặt ra mục tiêu, các nước phải tiến hành
thúc đẩy hoạt động đổi mới ở DNNC. Phần lớn các nước OECD hỗ trợ NC&PT
cho doanh nghiệp hoặc trực tiếp thông qua tài trợ hoặc cho vay hoặ
c gián tiếp
thông qua khuyến khích thuế, tài trợ vốn ban đầu, thúc đẩy sự liên kết giữa khoa
học và công nghiệp, giới thiệu, mở rộng chương trình hợp tác giữa các khu vực
công và tư nhân, giữa các tổ chức KH&CN về hoạt động đổi mới công nghệ,
SP&QTCN. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, ngành công nghiệp nói chung,
DNNCN nói riêng đã được quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, DNNCN vẫn chưa có
được sức cạnh tranh, năng lực đổi mới để
có thể tạo ra sự đổi mới có tính đột phá
để đóng góp nhiều hơn nữa vào tỷ trọng GDP cũng như chiếm được thị phần, mở
rộng phạm vi hàng hóa, sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước.
1.2.2. Năng lực của doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp
OECD phân làm ba hoạt động chính là: NC&PT, công tác giáo dục và đào
tạo KH&KT và dịch vụ KH&CN, hoạt động NC&PT và phát triển công nghệ
(PTCN) là nhân tố chính, vì đó là hoạt động cơ bản nhất, đóng góp quan trọng
nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế. Vai trò của doanh nghiệp vừa là nhà đầu tư và
sử dụng NC&PT và PTCN. Vị trí và vai trò của doanh nghiệp được chứng minh ở
năng lực và trách nhiệm của doanh nghiệp.
a. Năng lực của Doanh nghiệp: là tích tụ rất nhiều NL như: mang tri thức,
nối mạng, thích ứng nhanh (hay phản ứng nhanh), tương tác và c

ạnh tranh, học
hỏi-hiểu biết, lãnh đạo và quản lý, đổi mới, sản xuất. NL vận hành, tiếp thu công
nghệ, hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ…trong giới hạn của nghiên cứu này, đề tài tập
trung vào các dạng NL sau:
Năng lực công nghệ và năng lực đổi mới: là NL tập hợp các phương pháp,
quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực
thành sản ph
ẩm. NLCN của DN đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có trình
độ nhất định và phương tiện lao động tương đối tốt (Oslo, 2004). Theo tài liệu
hướng dẫn của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số chung về năng lực công
nghệ đối với các nước phát triển là 2 chỉ số thành phần (chỉ số sáng tạo công nghệ
và chỉ số về công nghệ thông tin - truy
ền thông); đối với các nước đang phát triển
là 3 chỉ số thành phần (chỉ số về đổi mới công nghệ, chỉ số chuyển giao công nghệ
và chỉ số công nghệ thông tin - truyền thông). Trung tâm Chuyển giao công nghệ
châu Á - Thái Bình Dương (APCTT), khi tiến hành đánh giá năng lực công nghệ,
đã tập trung vào đánh giá các yếu tố: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân
lực, các hoạt động chuyển đổi công nghệ và cơ sở hạ tầng phát triể
n. Năng lực đổi
mới của DN “Năng lực đổi mới bao gồm một tập hợp các nhân tố mà công ty có
hoặc không có, và các cách tổ hợp các nhân tố đó một cách có hiệu quả” (Oslo,
2004).

19
Năng lực đổi mới công nghệ: Trong bối cảnh hiện nay, NLĐMCN của
doanh nghiệp nói chung doanh nghiệp công nghiệp nói riêng có rất rộng, không
chỉ thu hẹp ở đổi mới công nghệ mà còn bao gồm nhiều nhân tố, yếu tố và năng
lực khác. Theo Nghị định số 30/2006/NĐ-CP, ngày 29.3.2006 của Chính phủ về
thống kê KH&CN, đã quy định nhóm chỉ tiêu về năng lực đổi mới công nghệ
gồm: Các chỉ tiêu v

ề các tổ chức KH&CN, các chỉ tiêu về đổi mới công nghệ, các
chỉ tiêu về trình độ công nghệ trong sản xuất và các chỉ tiêu khác về năng lực đổi
mới công nghệ. Năm 2009, Nguyễn Hoàng Anh đã đề xuất 12 tiêu chí đánh giá
năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Ý tưởng về
đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong 5 năm; Năng lực của nhân lực; N
ăng
lực vốn cho đổi mới công nghệ; Năng lực hạ tầng công nghệ; Năng lực nghiên
cứu và triển khai; Năng lực thông tin công nghệ; Năng lực cải tiến quy trình công
nghệ; Năng lực cạnh tranh của sản phẩm; Năng lực tìm kiếm và lựa chọn công
nghệ; Năng lực đàm phán công nghệ; Năng lực tiếp nhận và đưa công nghệ mới
vào hoạt động; N
ăng lực về các thiết chế cho đổi mới công nghệ.
Năng lực chuyển giao tri thức: NLCG cần ít người và những người đặc
biệt giỏi đó là những cá nhân chủ chốt của các công ty, những người này được
đánh giá như ‘người gác cổng’ công nghệ chuyên môn, họ thường xuyên cập nhật
thông tin, kiến thức KH&CN mới, được giáo dục và đào tạo bài bản để chuyển
giao và nhận chuyển giao tri th
ức mới một cách tốt nhất. Ngoài nhân tố con người,
các nhân tố văn hóa-xã hội đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến NL
học hỏi và chuyển giao tri thức của DN, đây là nhân tố nền tảng và rất quan trọng
đối với hoạt động đổi mới hiệu quả ở DN.
b. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào KH&CN
* Tạo dựng môi trường học h
ỏi: các doanh nghiệp phải luôn tiến hành quá
trình học hỏi trong nội bộ doanh nghiệp và các liên kết, cộng tác để đào tạo,
CGCN với bên ngoài, tạo ra một xã hội học hỏi và tăng vốn hiểu biết, tri thức
ngày một nhiều hơn (cả tri thức phổ thông và tri thức chuyên môn).
* Phát triển đầu vào cho NC&PT: Trước hết, đó là việc sử dụng các cán bộ
khoa học và kỹ thuật, nhân lực NC&PT trong và ngoài DN. Phải sử d
ụng những

chuyên gia có trình độ được đánh giá là “người gác cổng tri thức” làm cho hiệu
ứng lan tỏa tri thức trong hệ thống DN, khu vực, quốc gia được phát triển mạnh
mẽ. Đi cùng với việc sử dụng nhân lực là việc ứng dụng các kết quả NC&PT vào
hoạt động đổi mới, các kết quả NC&PT được xác định là đầu vào cho đổi mới ở
DN. Thứ hai, các DN có thể thực hiện NCCB để mở
rộng tri thức liên quan đến
hoạt động sản xuất, hoặc có thể tham gia nghiên cứu chiến lược để mở rộng phạm
vi các dự án ứng dụng và nghiên cứu ứng dụng nhằm cho ra những sáng chế cụ
thể hoặc những cải tiến kỹ thuật hiện có hoặc phát triển các khái niệm sản phẩm
để nhận định các khái niệm đó có khả thi và phát triển hay không. Thứ ba, mở
r
ộng tri thức cho NC&PT, thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh là mảnh
đất của nhiều ý tưởng mới cho hoạt động NC&PT, khi đã xác định được vấn đề
phải tiến hành hoạt động đổi mới.
* Phát triển dịch vụ KH&CN: Hoạt động đổi mới của doanh nghiệp là một
tập hợp các nhân tố, ngoài việc thu thập, sử dụng thông tin đầu vào cho đổi mới để


20
hình thành chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp còn tiến hành công tác tiếp thị,
phổ biến các SP&QTCN mới qua nhiều kênh thị trường và phi thị trường, quá
trình đòi hỏi các doanh nghiệp phải giới thiệu được tính năng mới của công nghệ
mới, tính hữu ích và lợi ích KT-XH-MT đến công chúng.
* Tìm ra sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp gần gũi: Đây là tham
số quan trọng cuối cùng quyết định lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghi
ệp,
có nghĩa là phải xét đến sự tồn tại của các ngành công nghiệp liên quan có tiềm
lực và sức cạnh tranh. Sự năng động trong hoạt động đổi mới của một ngành công
nghiệp phụ thuộc vào tính chất của môi trường công nghiệp nơi doanh nghiệp đó
hoạt động.

* Tăng chi phí của doanh nghiệp đầu tư cho NC&PT và hoạt động đổi mới:
Bao gồm chi phí lao động (tiền công và tiền l
ương hàng năm và toàn bộ chi phí
liên quan đến phúc lợi), chi phí thường xuyên (mua vật liệu, cung ứng, dịch vụ,
thiết bị trợ giúp các hoạt động đổi mới). Chi phí lắp đặt máy và thiết bị với tính
năng cải tiến về công nghệ và chi phí cơ bản cho NC&PT được đánh giá là chi phí
cho thực hiện đổi mới. Dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp, năng lực và trách
nhiệm của họ, có thể nh
ận thấy doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc đầu tư vào KH&CN, bởi họ là những người có sẵn tiềm năng lớn lao để
đi đến sự đổi mới, mạo hiểm góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế “Doanh
nghiệp là nguồn then chốt của việc thúc đẩy, đổi mới và năng động đối với sự tăng
trưởng kinh tế” (OECD, 2005).
Chính sách đổ
i mới hướng mục tiêu phát triển doanh nghiệp trên cơ sở đào
tạo đội ngũ chủ chốt của doanh nghiệp (lãnh đạo, chuyên gia, kỹ sư ) sau khi
đào tạo họ có thể phổ biến tri thức mới một cách có trình tự trong doanh nghiệp
đồng thời bảo mật được những tri thức mới trong suốt quá trình sản xuất những
sản phẩm mới. Sự tăng trưởng bắt nguồn t
ừ những yếu tố ngoại sinh được tạo ra
trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các quá trình cải tiến, đổi mới
của các đơn vị sản xuất. Hợp tác và quan hệ chặt chẽ trong bộ phận doanh nghiệp,
giảm tối đa sự ngăn cách giữa các bộ phận. Những nhóm này được tự do giao tiếp
trực tiếp với các đơn vị khác ở trong và ngoài doanh nghiệp mà không cầ
n phải
qua các nấc thứ bậc khác nhau. Hình thức tổ chức mạng lưới này trở nên ngày
càng hấp dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực thường xuyên đổi mới sản phẩm (Sako và
Freeman).
Theo Robert Boyer và Michel Didier “Hoạt động đổi mới còn đi xa hơn nữa
so với hoạt động NCCB, nó có những qui luật riêng, những đặc thù riêng gắn bó

với thị trường và với cả phòng thí nghiệm” và sự phân biệt này không làm giảm đi
vai trò củ
a các nhà nghiên cứu trong việc góp phần nâng cao trình độ KH&CN cơ
bản, cũng không làm giảm đi vai trò của Nhà nước trong việc khuyến khích hoạt
động đổi mới của doanh nghiệp. Hoạt động đổi mới mang tính nội sinh cao, sự
khác nhau giữa hoạt động đổi mới chứng minh rằng, phần lớn thành tựu đổi mới
đạt được đều bắt nguồn từ công tác nghiên cứu do doanh nghiệp tự tiến hành, tức
là nguồ
n từ bên trong doanh nghiệp.

21
1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp ngành công nghiệp (nghiên cứu doanh
nghiệp 03 ngành công nghiệp phần mềm, dệt may và chế biến thực phẩm)
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa
vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục
vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sả
n xuất quy mô lớn,
được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn,
sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa ngày,
những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở
thành một ngành công nghiệp, ngành kinh t
ế.
1.3.1. Đặc điểm các doanh nghiệp ngành công nghiệp nói chung
Doanh nghiệp công nghiệp, cách hiểu chung nhất “Là đơn vị sản xuất và
dịch vụ với qui mô lớn, ở nghĩa hẹp hơn là đơn vị sản xuất hàng hóa vật chất với
qui mô lớn” (Vương Quốc Hoàng, 2006). Cụ thể hơn, DNCN là những người/tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp (OECD, 2007).
T
ất cả các ngành công nghiệp ở phạm vi rất rộng, ngành công nghiệp phụ

thuộc vào các ngành liên quan đến hoạt động kinh tế. Hiện nay, theo OECD
DNCN tập trung ở bốn khu vực công nghiệp kinh tế trọng điểm: (i) Khu vực thứ
nhất bao gồm các ngành tiểu thủ công nghiệp gốc (sơ khai) sản xuất sơ khai gồm
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai thác khoán sản-primary sector, là các
ngành sản xuất nguyên liệu thô như ngành công nghiệp khai khoáng s
ản, nông
lâm, nghiệp; (ii) Khu vực thứ hai của nền kinh tế bao gồm các ngành liên quan
đến cải tiến, xây dựng và chế tạo-secondary sector; (iii) Khu vực thứ ba chính là
khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí và phân phối hàng
hóa sản xuất-tertiary sector (iv) Khu vực thứ tư-khu vực tri thức: Hiện có xu
hướng tách một số ngành trong khu vực dịch vụ gồm giáo dục, nghiên cứu và phát
triển, thông tin, tư vấn thành một khu vực riêng, các ngành liên quan
đến sử dụng
tri thức công nghiệp mới trọng tâm trên nghiên cứu công nghệ, thiết kế và phát
triển cũng như các chương trình máy tính và sinh hóa-quaternary sector (v) các
ngành công nghiệp không vụ lợi-quinary sector nonprofit activities.


22
Mô hình các ngành công nghiệp của Clark
Khu vực chế tạo là một bộ phận trong khu vực thứ hai của nền kinh tế, bao
gồm các ngành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và có thể sử dụng cũng như sản
xuất vật liệu xây dựng. Khu vực này thường sử dụng các sản phẩm của khu vực sơ
khai (hay khu vực thứ nhất của nền kinh tế) làm đầu vào để sản xuất ra các s
ản
phẩm công nghệ tiêu dùng. Khu vực chế tạo có thể phân thành hai tiểu khu vực là
công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Xu hướng ngày nay, các nước đã công nghiệp hóa giảm công nghiệp hóa
(Deindustrialization), gia tăng hiện đại hóa. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
hàm lượng tri thức vào hoạt động sản xuất nhằm đổi mới sản phẩm thông qua việc

đầu tư nhiều vào NC&PT như các ngành: Công nghiệp nhẹ-công nghiệp nặng,
công nghiệp chuyên sâu, công nghiệ
p hóa chất, công nghiệp dầu mỏ, công nghiệp
đóng gói, công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp phần mềm, công nghiệp giấy,
công nghiệp bán dẫn…
Bảng 1. Ngành công nghiệp toàn cầu (GICS), được cấu trúc từ 10 ngành, 24
nhóm công nghiệp.
Mã Ngành Mã phụ Các nhóm công nghiệp
1
Năng lượng 1010 Năng lượng
2
Vật liệu 1510 Vật liệu
2010 Tư liệu sản xuất
2020 Thương mại và dịch vụ chuyên nghiệp
3

Công nghiệp
2030 Vận tải
2510 Ôtô và các hợp phần khác
2520 Hàng hoá tiêu dùng ít thay đổi và may mặc
2530 Hàng hoá dịch vụ
2540 Trung gian
4
Hàng hoá tiêu dùng

2550 Bán lẻ
3010 Đồ ăn&những SP bán lẻ đi kèm
3020 Đồ ăn, uống và thuốc lá
5 Những ngành công nghiệp
chủ yếu

3030 Sản xuất hộ gia đình và cá thể
3510 Trang thiết bị chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ
6
Chăm sóc sức khoẻ
3520
Dược phẩm, công nghệ sinh học và khoa học sự
sống
4010 Ngân hàng
4020 Đa dạng hoá các nguồn tài chính
4030 Bảo hiểm
7
Tài chính
4040 Bất động sản
4510 Phần mềm và dịch vụ
4520 Công nghệ phần cứng&Trang thiết bị
8
Công nghệ thông tin
4530 Chất bán dẫn&Trang thiết bị chất bán dẫn
9
Dịch vụ truyền thông 5010 Dịch vụ truyền thông
10
Ngành phục vụ công cộng 5510 Ngành phục vụ công cộng
Nguồn: Tổ chức OECD, năm 2007
1.3.2. Đặc điểm các doanh nghiệp ngành công nghiệp phần mềm, dệt
may, chế biến thực phẩm.
Ngành công nghiệp phần mềm ra đời từ những năm 1960 ở các nước phát
triển. Tuy nhiên ở Việt nam mới phát triển gần đây từ năm 2000 cho đến nay. Vai

23
trò của công nghiệp phần mềm đối với ngành công nghiệp nói riêng các ngành

lĩnh vực nói chung rất quan trọng.
Ngành dệt may: là một ngành công nghiệp truyền thống của Việt Nam, phù
hợp với năng lực, thể lực trình độ, tiềm lực của Việt Nam, ngành đã đứng vị trí
thứ 10 trên thế giới.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: là một ngành công nghiệp truyền
thống kết tinh từ giá tr
ị, kinh nghiệm, kiến thức bản địa với công nghệ và tri thức
mới.
Ngành công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi
hàm lượng tri thức, bí quyết rất nhiều, không cần nhiều đến nhân lực, nhưng tạo ra
sự đổi mới và cạnh tranh rất cao (từ các phần mềm thiết kế, vẽ kỹ thuật công
nghiệp, quản lý, giải trí, truyền thông, máy tính, mở ho
ặc khoá công nghệ ). Đây
là một ngành đưa ngành công nghiệp đổi mới toàn bộ, từng phần từ sản phẩm
công nghệ đến qui trình công nghệ, phát triển mạnh trong các lĩnh vực CNTT, cơ
khí, điện tử, tin học…Ngành dệt may xuất và công nghiệp chế biến thực phẩm
xuất phát từ ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống đòi hỏi nhân lực nhiều hơn
tài lực nhưng đòi h
ỏi sự đổi mới công nghệ không ngừng.
Ba ngành công nghiệp lựa chọn nghiên cứu trường hợp có đặc điểm quan
trọng là nhu cầu đổi mới công nghệ không ngừng, ngành công nghiệp phần mềm
đòi hỏi sản phẩm công nghệ mới để cạnh tranh và phát triển, ngành công nghiệp
dệt may và thực phẩm đòi hỏi nhiều ứng dụng công nghệ mới, sử dụng công nghệ
mới củ
a ngành công nghiệp phần mềm để cạnh tranh và nâng cao năng lực đổi
mới, tuy nhiên trên thực tế các ngành này thiếu chính sách khuyến khích, liên kết
hỗ trợ nhau. Cho đến nay ngành công nghiệp phần mềm đã được xác định là một
ngành quan trọng được đầu tư và ưu đãi rất lớn (Thông tư số 123/2004/TT-BTC
ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính, đầu tư của Chính phủ từ nay đến năm 2012 là
980 tỷ đồng vốn đầu tư

phát triển và vốn sự nghiệp sẽ được phân bổ thực hiện 18
nhóm nội dung thuộc Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương
trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam).
Vị trí, vai trò của 03 ngành công nghiệp, hiện 03 ngành đã được Chính phủ
quyết định là những ngành công nghiệp ưu tiên và mũi nhọn giai đoạn 2007-2010
và tầm nhìn đến 2020 (Quyết định 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007).
Ngành công nghiệp ph
ần mềm được xác định là công nghiệp mũi nhọn, là ngành
phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao, đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển KH&CN, KT-XH. Ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến thực
phẩm được Chính phủ xác định là ngành công nghiệp ưu tiên, hiện nay đã có
chiến lược phát triển, xếp thứ 10 thế giới về xuất khẩu may nếu có chính sách
thích hợp ngành dệt may sẽ có triển vọng ở vị trí cao hơn có th
ể là “xưởng may
của thế giới”.
Đóng góp của 03 ngành đối với sự phát triển kinh tế (GDP) có khác nhau,
so với các ngành khác nhau. Việc tìm hiểu, so sánh là cần thiết trong nghiên cứu

24
và đánh giá. 03 ngành không đại diện cho toàn bộ ngành công nghiệp nhưng là
bức tranh để phân tích các loại ngành công nghiệp (truyền thống, hiện đại). Vấn
đề quan trọng của chính sách đổi mới là thúc đẩy và khuyến khích các ngành công
nghiệp phát triển và đóng góp vào tăng trưởng GDP và phát triển xã hội. Việc một
ngành nào đó không đóng góp lớn và không phát triển theo mục tiêu đề ra cần tìm
hiểu nguyên nhân căn bản, từ đó đề xuất chính sách mới phù hợp.
2. Thự
c tiễn về xây dựng chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh
nghiệp ngành công nghiệp
Xu hướng chính trong xây dựng chính sách đổi mới quốc gia về KH&CN là
gia tăng hoạt động đổi mới không chỉ có công nghệ mà còn nhiều hoạt động

KH&CN của Chính phủ tại các cấp doanh nghiệp trong việc đầu tư NC&PT, phát
triển công nghệ nhằm giúp các doanh nghiệp không chỉ thực hiện đổi mới công
nghệ thông qua chuyển giao và mua bán mà còn sản xuất sản phẩm công ngh
ệ cao,
cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Đổi mới là yếu tố quyết định quan trọng của
tăng trưởng kinh tế trong thời đại mở rộng thị trường tự do giảm chi phí chuyển
giao, truyền thông và KH&CN cao. Điều này được nhìn thấy rõ ràng trong quan
hệ giữa NC&PT và tăng năng xuất sản xuất.
2.1. Kinh nghiệm của các nước trong xây dựng chính sách đổi mới công
nghệ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp (Nhậ
t Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan, Malaysia, Đài Loan).
Trong nền kinh tế tri thức, những doanh nghiệp có nhiều tri thức hơn sẽ
giành được nhiều ưu thế trong cạnh tranh. Kinh nghiệm của các nước phát triển,
để cạnh tranh phải có chính sách xã hội hóa hoạt động ban đầu giúp doanh nghiệp
đầu tư vào việc tạo ra tri thức, trên cơ sở đó mới tiến hành đổi mới công nghệ.
Tính chất của cạnh tranh đòi hỏi phải có chi
ến lược và chính sách lựa chọn nhanh
chóng và hiệu quả, đầu tư cho NC&PT là chủ đạo, điều này được chứng minh ở
hầu hết các nước OECD, ví dụ ở Mỹ năm 2004 tổng chi tiêu cho NC&PT đạt 729
tỷ đô la, tăng 10% so với năm 2000. Những năm gần đây Mỹ được xếp là nước có
tốc độ tăng chi tiêu cho NC&PT lớn nhất (4% một năm), sau đó đến Nhật Bản
(2,1% m
ột năm) và EU (2,3% một năm), quy mô NC&PT đạt 3,13% GDP của
Nhật Bản, và 2,268% GDP của Mỹ, EU 1,81% GDP là chủ yếu rất ít nước thuộc
EU đạt 3%GDP. So sánh với mức đầu tư cho KH&CN của các nước này, mức đầu
tư cho KH&CN của Việt Nam hiện nay còn quá khiêm tốn.
1.2.1. Trường hợp của Nhật Bản
Các chính sách đổi mới KH&CN của Nhật Bản đã có các thay đổi lớn qua
nhiều năm, đây là một kết quả

của sự đổi mới trong tư duy, hành động của các tổ
chức trong hệ thống từ bộ, ngành và các cơ quan chính phủ đi kèm cải cách hành
chính, tạo ra các cơ chế tài trợ mới trên cơ sở xây dựng các mối quan hệ hợp tác
với các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách đổi mới của Nhật Bản đã
chuyển từ dạng cho và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sang để doanh nghiệp t
ự đổi
mới công nghệ. Chính sách đổi mới công nghệ nhấn mạnh vào việc gia tăng mức

25

Hoạt động nghiên cứu
Hỗ trợ thực hiện
nghiên c

u
độ phù hợp chiến lược đổi mới công nghệ từ đó chính sách đổi mới có một phạm
vi rộng hơn phạm vi ứng dụng trước đây đó là đa dạng tập hợp các công cụ chính
sách xảy ra.

Tri thức KH&CN


Chỉ đạo
nghiên cứu
Tích lũy và
hệ thống hóa
các nghiên
khám phá







Hình 1. Mô hình truyền thống Doanh nghiệp KH&CN và chính sách KH&CN
Sự chuyển đổi trong chính sách KH&CN chỉ ra rằng các cơ chế, chính sách
trong hoạt động khoa học-công nghệ-doanh nghiệp và sản xuất tri thức đã thay đổi
đáng kể. Nói cách khác, trong khi truyền thống làm việc KH&CN (xem hình 1) là
tương tác giữa các kiến thức, thực hiện dưới hình thức "KH&CN" và công việc
"nghiên cứu", sang một khung mới cho KH&CN làm việc (xem hình 2) đáp ứng
nhu cầu KT-XH trên cơ sở hoạt động chuyên môn, trong đó không chỉ kiến thức
KH&CN mà còn với các ứ
ng dụng chuyên môn và liên quan thiết thực. Chính phủ
Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch KH&CN đầu tiên vào tháng 7 năm 1996 trên cơ
sở Luật KH&CN năm 1995 chính sách đổi mới KH&CN được hình thành, là cơ
sở cho việc:
a. Xác định vấn đề chính sách đổi mới:
(i) Chính phủ ưu tiên KH&CN và khuyến khích nghiên cứu cơ bản,
NC&PT, chuyển giao công nghệ qua đó để đưa lại sức sống của nền kinh tế và
tăng cường tính cạ
nh tranh. Mục tiêu KT-XH phải gắn với mục tiêu của KH&CN
sâu hơn, rõ ràng hơn để các nỗ lực sẽ được cơ cấu theo hướng lớn hơn những vấn
đề của Chính phủ và các nhu cầu của xã hội.
(ii) Xây dựng lại doanh nghiệp NC&PT Nhật Bản. Các kế hoạch KH&CN
hiện tại được nhằm vào việc phát triển lĩnh vực công nghiệp phần mềm đặc biệt
lĩnh vực CNTT nh
ư phát triển điện thoại di động trong một môi trường cạnh tranh
hơn. Nhấn mạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực NC&PT khan hiếm, bản chất
của kinh tế trong tương lai, tính cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
(iii) Thiết lập một hệ thống đánh giá tương thích trên toàn thế giới. Hệ

thống đánh giá đã được thành lập năm 1997 theo nguyên tắc tổng quát.

×