Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Soi gương chẩn bệnh bạn có thể biết gì từ cơ thể của mình (Phần 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.86 KB, 6 trang )

Soi gương chẩn bệnh -
bạn có thể biết gì từ cơ
thể của mình (Phần 1)
Mỗi ngày, cơ thể đều nói với bạn rất nhiều điều linh tinh, như nhắc bạn
gãi cùi chỏ đi, ăn thêm muối đi… Nhưng ẩn sau những nhắc nhở lặt vặt
đó có thể là những thông điệp nghiêm túc hơn nhiều về sức khỏe của
bạn. Hãy thử cùng xem nhé:
Bạn biết gì khi nhìn vào đôi mắt mình?

Cửa sổ tâm hồn sẽ cho bạn biết nhiều điều (Ảnh: Inmagine)
Nếu nó có màu hơi xám: Có thể đây chỉ là kết quả của quá trình lão hóa tự
nhiên thôi. Theo giải thích của bác sỹ nhãn khoa, sở dĩ có hiện tượng này là
do màng cứng của mắt mỏng dần đi theo thời gian, khiến cho các mô mạch
máu nằm sâu bên dưới trở nên dễ nhìn thấy hơn. Bên cạnh đó, cũng có một
số vấn đề y tế nghiêm trọng có thể khiến cho tròng trắng mắt bạn chuyển
xám, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp hay hội chứng xương giòn. Đầu tiên,
bạn hãy sắp xếp lịch khám với bác sỹ để tìm được cách điều trị.
Nếu nó có màu đỏ: Nhiều khả năng mắt bạn đang bị khô. Những vằn màu
đỏ mà bạn thấy là những mạch máu rất nhỏ và dễ nổi bật lên khi mắt bị kích
ứng. Khô mắt có thể là “tác dụng phụ” của tuổi già, của việc ngồi máy tính
nhiều hay do những tác động của môi trường như máy điều hòa không khí.
Bạn có thể dùng nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản với các thành
phần như glycerin bán tại các nhà thuốc để giữ ẩm cho đôi mắt và làm dịu
kích ứng, dùng từ 4-6 lần mỗi ngày theo nhu cầu. Nếu bạn còn bị ngứa và
chảy nước mắt thì có thể do dị ứng và thuốc kháng histamine bán tại nhà
thuốc có thể giúp bạn. Nếu tình trạng khô mắt càng nặng hơn, hãy đi khám
vì đó có thể là triệu chứng của các bệnh như bệnh tuyến giáp hay tiểu đường.
Nếu nó có màu vàng: Đây có thể là một triệu chứng gây ra do nồng độ
bilirubin cao – sản phẩm của các tế bào hồng cầu. Bạn hãy đi khám bác sỹ
ngay vì chứng vàng da có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm
trọng như rối loạn chức năng gan, viêm gan, thậm chí là ung thư tuyến tụy.


Bạn biết gì từ miệng của mình?
Nếu nướu (lợi) của bạn bị sưng hay chảy máu: “Bạn có thể bị bệnh nha
chu,” đó là kết luận của nha sỹ Greg Diamond. Khoảng 75% người trên 40
tuổi gặp phải tình trạng này. Cũng theo ông, hầu hết mọi người đều cho việc
nhổ ra một ít máu sau khi làm vệ sinh răng miệng là bình thường nhưng thật
sự thì điều đó không đúng. Nướu (lợi) bị chảy máu không phải là bình
thường. Và dù các bệnh nha chu có thể không gây đau đớn thì các vi khuẩn
gây ra nó có thể có “anh em” là bệnh tim, đột quỵ. Đừng để “gia đình” này
sinh sôi nảy nở trong cơ thể bạn, hãy đánh răng sau khi ăn, chải răng bằng
chỉ nha khoa mỗi ngày và đi khám răng miệng định kỳ hàng năm.

Với răng miệng, có những thứ tưởng bình thường mà hóa ra lại rất bất
thường (Ảnh: Webtretho)
Nếu có đốm màu trắng hoặc đỏ nhạt ở gần cuống lưỡi: Hãy đi khám để
được xét nghiệm virus HPV. Virus HPV rất khó phát hiện và thường sẽ tự
mất đi, nhưng trong một số trường hợp có thể phát triển, gây ung thư miệng,
họng hoặc cổ tử cung. Vậy nên nếu bạn có virus này, bạn cần được theo dõi
sức khỏe sát sao.
Nếu lưỡi bạn mịn và bóng và không thể thấy các gai vị giác: Bạn có thể
đang bị thiếu vitamin B12, đó là kết luận của bác sỹ Jacob Teitelbaum. Các
vết nứt vẻ ở góc miệng cũng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B.
Bạn biết gì từ cơn đói của mình?
Nếu bạn thèm muối: Thoạt nghe dường như không có gì liên quan, nhưng
khi thường xuyên thèm muối, bạn cần tìm cách… giảm stress. Việc thường
xuyên thèm ăn muối có thể cho thấy rằng các tuyến thượng thận của bạn –
nơi bơm adrenaline và các hormone khác vào máu của bạn khi bạn lo lắng,
đã hoạt động quá sức nên bị “tê liệt” tạm thời. Các tuyến thượng thận sản
xuất ra một hormone giúp giữ natri trong cơ thể bạn, và khi chúng không sản
xuất ra đủ lượng hormone này, bạn có thể cảm thấy thèm muối – đó là nhận
định của bác sỹ Susan Blum, người sáng lập và giám đốc trung tâm y tế

Blum ở Rye Brook, New York. Bạn hãy cố gắng tập thể dục, tìm đến các
phương pháp thiền định hoặc bất kỳ biện pháp giải tỏa căng thẳng nào phù
hợp với mình.
Nếu bạn thèm chất béo: Việc ăn đồ ngọt hay các carbohydrates đơn giản có
thể dẫn đến tình trạng bạn càng thèm thuồng hơn. Và theo các chuyên gia,
việc tiêu thụ chất béo cũng có tác động tương tự. Ăn thức ăn béo sẽ kích
thích não bộ sản xuất ra peptide khiến bạn càng thèm ăn đồ béo hơn. Một
nghiên cứu được thực hiện gần đây tại Viện nghiên cứu Scripps, Jupiter,
Florida, cho thấy những con chuột được cho ăn thức ăn có hàm lượng béo
cao (thịt xông khói, kem lòng trắng trứng…) ngày càng ăn nhiều và nhiều
hơn – như bị “nghiện”. (Chúng còn từ chối những thực phẩm dinh dưỡng khi
được cho ăn.) Chống lại thôi thúc ăn những món ăn nhanh nhiều chất béo
bằng cách ăn nhiều protein nạc và các chế phẩm sữa ít béo sẽ giúp bạn cải
thiện tình hình.

Đặt lưng xuống ngủ ngay cũng không hẳn là may (Ảnh: Inmagine)

Bạn biết gì từ thói quen ngủ của mình?
Nếu bạn ngủ ngay khi ngả đầu lên gối: Bất ngờ nhé, theo ý kiến của James
Herdegen, giám đốc y tế của Trung tâm Khoa học Giấc ngủ, đại học Illinois,
Chicago, thì bạn có thể bị thiếu ngủ đó. Một người thông thường cần nghỉ
ngơi từ 10-15 phút trước khi chìm vào giấc ngủ, và giấc ngủ lý tưởng kéo
dài khoảng 8 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn đã ngủ đủ thời gian mà tình trạng này
vẫn còn, hãy đi khám để xác định xem mình có bị các hội chứng trong khi
ngủ như hội chứng chân không nghỉ hay không.
Nếu bạn thức giấc nhiều lần trong đêm: Không phải bạn khó ngủ mà là
khó duy trì giấc ngủ. Rối loạn này có liên quan đến sự lo lắng, trầm cảm, và
chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn thường xuyên thức giấc vào ban đêm, và
buồn ngủ, uể oải vào ban ngày trong hơn 4 tuần, đừng chần chờ nữa mà hãy
đi khám để được điều trị.


×