Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bạn đã chuẩn bị gì cho công việc của mình?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.4 KB, 4 trang )

Bạn đã chuẩn bị gì cho công việc của mình?

Thời gian bạn chuẩn bị ra trường và bước vào thế giới việc làm luôn là khoảng
thời gian quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn. Có được một chỗ làm thích hợp và
tốt đẹp luôn là mơ ước của bất kỳ sinh viên mới ra trường nào. Nhiều sinh viên đã
thành công ngay trong lần xin việc đầu tiên, nhưng cũng có những người sau rất nhiều
lần phỏng vấn vẫn không thể tìm cho mình được một chỗ làm như ý muốn. Thông
minh, năng động, học hỏi nhanh... là những ưu điểm của các ứng viên đi tìm việc hiện
nay. Tuy nhiên, họ cũng có nhiều khuyết điểm cần lưu ý trong bước đầu phát triển sự
nghiệp.
Những ai có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thường bắt đầu sắp đặt kế hoạch cho công
việc đầu tiên của họ sau khi ra trường từ nhiều tháng trước khi tốt nghiệp. Và đôi khi
chính điều này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc có được công việc ưng ý như bạn
từng mơ ước.
Bốn tháng trước khi tốt nghiệp
Lúc này bạn cần có được cho mình một bản kế hoạch và đặt mục tiêu để quyết
định bạn muốn làm công việc chuyên môn gì. Điều này sẽ góp phần định hướng nghề
nghề của bạn một cách kỹ lưỡng hơn. Sau đó, bạn nên bắt đầu đọc các báo địa phương
và các trang web việc làm để có hiểu biết căn bản về các loại công việc hiện có và
những phẩm chất cần có cũng như xác định những công ty trong lĩnh vực bạn hướng
tới và bắt đầu việc nghiên cứu để tìm hiểu thêm về họ. Bạn cũng có thể liên lạc với các
công ty để xin tài liệu thông tin. Khi đã có đủ thông tin và cùng với sự xem xét, phân
tích của bạn, bạn hãy lập danh sách các công ty bạn muốn làm việc và lý do.
Cùng với đó, sẽ rất quan trọng cho bạn đối với công việc soạn thảo lý lịch của
bạn. Bạn có thể nhờ một giáo viên hoặc một ai đó mà bạn biết đang làm việc trong lĩnh
việc chuyên môn bạn đang tìm hiểu để góp ý cho bạn. Đồng thời, bạn nên đến các
trung tâm hướng nghiệp của trường hay Đoàn thanh niên để biết những dịch vụ của họ
dành cho người đi tìm việc. Ngoài ra, nếu không quá vướng bận chuyện học hành thì
bạn có thể tìm một công việc thực tập hoặc tình nguyện để có những kinh nghiệm làm
việc cần thiết và mở rộng kinh nghiệm hiện có của bạn.
Ba tháng trước khi tốt nghiệp


Vào thời điểm này, bạn hãy tìm đến ba người biết rõ công việc mong muốn của
bạn, đó là giáo viên, người sử dụng lao động, người giới thiệu việc làm. Hãy cho họ
biết bạn đang tìm việc làm và những người sử dụng lao động có thể gọi bạn đến để
phỏng vấn.
Sau khi thực hiện xong công việc trên, bạn nên gửi bản lý lịch kèm theo một
thư xin việc đến những công ty trong danh sách của bạn để hỏi về những công việc
đang cần người. Bạn cũng nên gửi lý lịch của bạn cho các tổ chức giới thiệu việc làm
có liên quan. Không dừng lại ở đây, bạn hãy tiếp tục đọc sách báo và các trang web để
tìm ra thêm các công việc phù hợp với mình cũng như nói cho tất cả mọi người quen
của bạn rằng bạn đang tìm việc làm.
Hai tháng trước khi tốt nghiệp
Công việc bạn nên làm lúc này là tiếp tục liên hệ với các công ty trong tầm
ngắm để kiểm tra xem họ đã nhận được bản lý lịch của bạn chưa và có công việc nào
cần người không. Đối với những công ty nào hiện chưa có nhu cầu cần người, bạn hãy
cố gắng tìm thêm những thông tin của họ càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó, bạn hãy tìm một người có thể giúp bạn thực hành việc phỏng vấn
– hãy nghĩ về lý do mà các công ty đó hấp dẫn bạn và những kỹ năng hoặc phẩm chất
đặc biệt mà bạn có. Để tỏ rõ sự lịch sự, bạn cần gửi thư cảm ơn cho tất cả các đại diện
công ty mà bạn phỏng vấn. Nếu có thể, bạn hãy xin các thư giới thiệu của những người
chủ hiện tại và trước đây và các giáo viên không phải là một trong số ba người giới
thiệu bạn.
Một tháng trước khi tốt nghiệp
Đây là thời điểm quan trọng nhất. Bạn hãy bắt đầu phỏng vấn về các công việc
tiềm năng. Nếu bạn không được nhận vào làm việc sau khi phỏng vấn, bạn hãy tìm
nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cho chiến lược tìm việc của bạn. Bạn nên yêu
cầu các công ty chưa cần người hoặc người từ chối bạn hãy lưu giữ lý lịch của bạn để
cân nhắc trong tương lai.
Nếu bạn được nhận vào làm, bạn hãy thông báo cho các công ty khác mà gửi
đơn xin việc và yêu cầu họ gạch tên bạn khỏi danh sách những người đang nộp hồ sơ
xin việc.

Không nên thất vọng nếu bạn thấy mình không có được một công việc làm
ngay sau khi tốt nghiệp, trên thực tế có rất nhiều người thành đạt ngày nay đã phải mất
nhiều thời gian để có được một công việc sau khi ra trường. Lúc này, điều quan trong
là bạn tiếp tục với những bước đi ở trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Trong
quá trình tìm việc, bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch,
phương pháp tìm kiếm của bạn, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc
này sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.

×