Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.31 KB, 20 trang )


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................
NỘI DUNG........................................................................................................................ 1
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CÁC MẶT

ĐỐI LẬP........................................................................................................................1
1. Khái niệm.............................................................................................................1
2. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập...................2
3. Ý nghĩa phương pháp luận.................................................................................4
II. NHẬN DIỆN CÁC MÂU THUẪN VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY..................................................................................................................... 4
1. Tính tất yếu và mâu thuẫn bản chất của nền kinh tế thị trường tại Việt
Nam.............................................................................................................................4
2. Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam................5
2.1.

Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất..........................5

2.2.

Mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu trước đây và trong kinh tế thị

trường ..................................................................................................................... 5
2.3.

Về sở hữu toàn dân.......................................................................................6

2.4.



Về sở hữu nhà nước......................................................................................6

2.5.

Về sở hữu tập thể..........................................................................................7

2.6.

Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã

hội chủ nghĩa...........................................................................................................8
2.7.
III.

Mâu thuẫn giữa cơ chế cũ và cơ chế mới....................................................8

NHẬN DIỆN CÁC MÂU THUẪN VÀO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY.........9

1. Phương pháp học nhóm của sinh viên...............................................................9


2. Những lợi thế và mâu thuẫn phát sinh trong q trình học nhóm của sinh
viên............................................................................................................................ 10
2.1.

Những lợi thế...............................................................................................10

2.2.


Những hạn chế.............................................................................................11

3. Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển khả năng hoạt động học
nhóm của sinh viên...................................................................................................12
3.1.

Giải pháp khắc phục các hạn chế của hình thức học nhóm.....................12

3.2.

Một số giải pháp phát triển khả năng học nhóm......................................13

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................15


MỞ ĐẦU
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc,
động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này,
nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là
mâu thuẫn khách quan, vồn có của sự vật, hiện tượng. Qua thực tiễn lịch sử, con người và
xã hội cũng đã kiểm chứng được quy luật đó. Như Việt Nam ta khi chuyển từ nền kinh tế
tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa cũng đã
vướng không ít mâu thuẫn, giữa tính tự phát và tính định hướng, giữa mặt tích cực và tiêu
cực của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế phát triển nhất cho tới nay với rất nhiều mặt
ưu đIểm. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta khơng
tránh khỏi những khó khăn. Theo quan điển triết học duy vật biện chứng thì bất cứ một sự
vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mâu thuẫn của các mặt đối lập. Điều
này cũng đúng trong nền kinh tế thị truờng ở Việt Nam hiện nay, trong lịng nó đang chứa

đựng các mâu thuẫn.
Ngoài ra, mâu thuẫn cũng tồn tại ngay trong cuộc sống hằng ngày củachúng ta, và
một trong những mặt dễ thấy nhất là mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa đối lập phát sinh
trong quá trình học tập – nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Cơ sở lý thuyết và thực tế
thiếu sự thống nhất và cịn có những mặt đối lập nhất định. Muốn cho quá trình học tập
đạt được kết quả tốt nhất thì trước hết chúng ta cần đặt vấn đề giải quyết những mâu
thuẫn hiện hữu tạo sự thống nhất trong kiến thức và phải được kiểm nghiệm bằng thực
tiễn khoa học
Những mâu thuẫn này đang hiện diện và tác động mạnh mẽ tới quá trình đổi mới
đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và bằng những kiến thức thu
được trong năm học vừa qua tôi chọn đề tài: "Quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày và sự nghiệp đổi
mới ở nước ta hiện nay”.


NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH
CÁC MẶT ĐỐI LẬP

1. Khái niệm
Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt nhân
của phép biện chứng duy vật, bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép
biện chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển. Theo
V.I.Lênin, “có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của
các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng,...”1.
Nội dung của quy luật này cũng được vạch mở thông qua việc làm rõ các khái
niệm, phạm trù liên quan.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy

định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự
liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa
chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các
mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc tính... có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau,
nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau tạo
nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và
được thể hiện ở, thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề
cho nhau tồn tại, khơng có mặt này thì khơng có mặt kia; thứ hai, các mặt đối lập tác động
ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ
1 V.I.Lênin: Bút ký triết học, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t. 29, tr. 240.

4


chưa mất hẳn; thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt
đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau. Do sự đồng nhất này mà trong nhiều trường
hợp, khi mâu thuẫn xuất hiện và tác động ở điều kiện phù hợp, các mặt đối lập chuyển hóa
vào nhau. Đồng nhất không tách rời với sự khác nhau, với sự đối lập, bởi mỗi sự vật, hiện
tượng vừa là bản thân nó, vừa là sự vật, hiện tượng đối lập với nó nên trong đồng nhất đã
bao hàm sự khác nhau, đối lập.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng khơng tách rời sự khác
nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. So với đấu tranh giữa các
mặt đối lập thì thống nhất giữa chúng có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện, nghĩa là sự
thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng; cịn đấu

tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến
sự chuyển hóa về chất của chúng. Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động,
phát triển diễn ra không ngừng của sự vật, hiện tượng. Về vấn đề này, V.I.Lênin, khi chú ý
nhiều hơn đến tính tuyệt đối của "đấu tranh” đã viết: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh”
giữa các mặt đối lập”
2. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Thứ nhất: Các mặt đối lập, sự thống và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Trong sự thống nhất đã ẩn chứa sự đối lập. Trong mâu thuẫn, sự thống nhất của các
mặt đối lập không tách rời với sự đấu tranh giữa chúng. Bởi vì trong quy định ràng buộc lẫn
nhau, hai mặt đối lập vẫn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh lẫn nhau.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thường được chia làm nhiều giai đoạn. Thông
thường, khi mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ nhưng xung khắc, đối chọi lẫn
nhau. Nhưng khi các mặt đối lập này phát triển theo hướng ngược chiều nhau đến một mức
độ nào đó sẽ hình thành mâu thuẫn. Khi đó, các mặt đối lập có xu hướng xung đột, bài trừ,
phủ định lẫn nhau.
Thứ hai: Vai trò mâu thuẫn với sự vận động và phát triển:

5


Như chúng ta đã biết, từ khi Chủ nghĩa xã hội được xây dựng, các mức xã hội chủ
nghĩa đều thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cơ chế vận hành và quản lý kinh tế
này được duy trì trong một thời gian khá dài và xem như đặc trưng riêng biệt của Chủ nghĩa
xã hội, là các đối lập với nền kinh tế thị trường.
Các nước tư bản chủ nghĩa cũng đã từng sử dụng cơ chế kinh tế tập trung nhưng
nhanh chóng bỏ nó ngay sau chiến tranh và đã đạt được thành tựu to lớn về kinh tế và xã
hội. Nhưng nền kinh tế thị trường vẫn gặp phái rất nhiều mâu thuẫn tồn tại.
Thứ ba: Tính khách quan và phổ biến của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu thuẫn):
Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới

đều luôn luôn khác biệt nhau, nhưng tất cả các sự vật, hiện tượng dó là tồn tại trong mối
liên hệ phổ biến với nhau. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính khách
quan vì cái vốn có trong các sự vật, hiện tượng và tính phổ biến do sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập tồn tại trong tất cả các lĩnh vực.
Do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có tính khách quan và phổ biến
nên nó có tính đa dạng và phức tạp. Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong mỗi lĩnh vực khác
nhau. Hay trong mỗi một sự vật, hiện tượng khơng chỉ có một mức độ nào đó thì mâu
thuẫn, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập đặt đến một mức độ nào đó thì mâu thuẫn sẽ được
giải quyết, sự vật mới ra đời. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới ra đời và hình thành một
q trình mới, làm cho sự vật khơng ngừng vận động và phát triển.
Thứ tư: Những đặc điểm của nền kinh tế thị trường nhìn từ góc độ triết học:
Nhìn chung, nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế thị trường vận động theo
cơ chế của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nếu để tự phát, nền kinh tế nhiều thành
phần sẽ đi lên Chủ nghĩa tư bản. Nhưng nếu có sự đấu tranh thì có thể giữ vững được định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một q trình khó khăn, phức tạp nhất là đối với Việt Nam
sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế.

6


Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trị quản lý của
nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà nước trực tiếp quyết định các vấn đề kinh tế, xã hội.
Hiện nay, cơ chế quản lý trong đang ở giai đoạn mới hình thành nên cịn đang thiếu
hụt, chưa hồn chỉnh, dẫn tới môi trường sản xuất, kinh doanh thiếu ổn định, an tồn. Tính
chất khơng rõ ràng, thiếu xác định trên cả phương diện kinh tế – xã hội dường như đang rất
phổ biến, rất đặc trưng cho các quan hệ trong nền kinh tế nước ta. Do đó, q trình chuyển
hóa này vấp phải khá nhiều mâu thuẫn nội tại.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó
giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện mâu

thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng; từ đó tìm ra
phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát
triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trị, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và
điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra
được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hồ mâu thuẫn cũng khơng nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết
mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.

II.

NHẬN DIỆN CÁC MÂU THUẪN VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Tính tất yếu và mâu thuẫn bản chất của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
Cùng với xu thế của thời đại và thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường
của Việt Nam là tất yếu. Vào những năm 70 , cuối những năm 80 của thế kỷ XX , khi mà
những khủng hoảng kinh tế trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã phát triển đến đỉnh
điểm, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tình trạng này. Trước tình hình này , Đảng và Nhà
nước ta đã quyết định chuyển nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu , bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, mà mốc đánh dấu là Đại hội Đảng VI (tháng 12 năm 1986).

7


Kinh tế thị trường là một nền kinh tế phát triển nhất cho tới nay với rất nhiều mặt ưu
đIểm. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường , nước ta khơng tránh
khỏi những khó khăn . Theo quan đIển triết học duy vật biện chứng thì bất cứ một sự vật ,
hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mâu thuẫn của các mặt đối lập . Điều này

cũng đúng trong nền kinh tế thị truờng ở Việt Nam hiện nay, trong lịng nó đang chứa đựng
các mâu thuẫn .
Trong giai đoạn chuyển tiếp này, trước hết đó là mâu thuẫn của sự xuất hiện cơ chế
mới của nền kinh tế thị trường và cơ chế cũ trong nền kinh tế tập trung , quan liêu , bao
cấp ; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển với kiến trúc thượng tầng về mặt chính trị , pháp
lý , quan điểm , tư tưởng . Mâu thuẫn giữa tính tự phát của sự phát triển kinh tế thị trường
(theo chủ nghĩa tư bản) với định hướng xã hội chủ nghĩa , mâu thuẫn giữa mặt tích cực và
mặt tiêu cực của kinh tế thị trường… Những mâu thuẫn này đang hiện diện và tác động
mạnh mẽ tới quá trình phát triển nền kinh tế đất nước.
2. Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
2.1.

Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất .
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận

hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay, vấn đề lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một vấn đề hết sức
phức tạp, mâu thuẫn giữa hai lực lượng này và những biểu hiện của nó xét trên phương
diện triết học Mac-Lênin , theo đó lực lượng sản xuất là nội dung của sự vật còn quan hệ
sản xuất là ý thức của sự vật , lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định quan hệ sản xuất , lực
lượng sản xuất là yếu tố động , luôn thay đổi. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một
trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất sẽ khơng cịn phù hợp nữa và trở thành yếu tố kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là chủ trương , biện pháp vừa mang tính
cách mạng vừa mang tính khoa học để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khẳng định cái mới ,
đúng đắn tự bản thân nó đã bao gồm cả ý nghĩa phủ định , gạt bỏ cả quan niệm cũ sai lầm
về điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta .

8



2.2.

Mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu trước đây và trong kinh tế thị trường .
Trước đây, người ta quan niệm những hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội là: sở

hữu chủ nghĩa xã hội tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể . Sự
tồn tại hai hình thức sở hữu đó là tất yếu khách quan bởi hồn cảnh lịch sử khi tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa . Sau khi giành được chính
quyền giai cấp cơng nhân đứng trước hai hình thức sở hữu tư nhân khác nhau: sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa và sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ.
Thực tế đòi hỏi giai cấp cơng nhân phải có thái độ giải quyết khác nhau. Đối vơí
hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng cách tước đoạt hoặc chuộc lại để đưa thẳng
lên sở hữu tồn dân , cịn đối với hình thức sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ
thì khơng thể dùng những biện pháp như trên , mà pỉai kiên trì giáo dục , thuyết phục tổ
chức họ trên cơ sở tự nguyện chuyển lên sở hữu tập thể bằng việc hợp tác hoá hai hình thức
. Sở hữu đó là đặc thù tiến lên chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công và nông dân tập thể.
Trong giai đoạn hiện nay , nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng và phát triển bao gồm nhiều hình thức sở hữu
như: sở hữu toàn dân , sở hữu tập thể , sở hữu nhà nước , sở hữu cá thể và sở hữu hỗn hợp .
Trong các hình thức sở hữu này , khái qt lại chỉ có hai hình thức sở hữu đó là : cơng hữu
và tư hữu , cịn các hình thức sở hữu khác chỉ là hình thức trung gian, quá độ hoặc hỗn hợp.
2.3.

Về sở hữu toàn dân.
Trước đây , người ta quan niệm sở hữu toàn dân trùng với sở hữu nhà nước . Nền

kinh tế nhiều thành phần đương nhiên bao gơm nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế
quốc doanh giữ vị trí then chốt liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo
hướng có lợi cho quốc tế dân sinh . Nhà nước quản lý kinh tế với tư cách là cơ quan có

quỳên lực đại diện cho lợi ích của nhân dân và là đại diện đối với tài sản sở hữu toàn dân .
Ở nước ta hiện nay , như hiến pháp và luật đất đai quy định rõ :”Xét và mặt kinh tế , đất đai
là phương tiện tồn tại của cả một cộng đồng xã hội . Xét về mặt xã hội , đất đâi là nơi cư trú
của một cộng đồng . Văn kiện đại hội VII của Đảng ta đã chỉ rõ:”Trên cơ sở chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai ,đất được giao cho người nông dân sử dụng lâu dài . Nhà nước quy
định bằng luật pháp các vấn đề về thừa kế , chuyển quyền sử dụng đất…”.

9


2.4.

Về sở hữu nhà nước
Trong thời kỳ bao cấp trước đây , khơng chỉ có nước ta mà cịn ở các nước khác

trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thường đông nhất sở hữu nhà nước với sở hữu
toàn dân. Do nhầm lẫn như vậy mà trong một thời gian khá dài , người ta thường bỏ qua sở
hữu nhà nước chỉ quan tâm đặc biệt tới sở hữu tồn dân với chế độ cơng hữu dưới hai hình
thức sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể.
Trong xã hội mà nhà nước cịn tồn tại thì sở hữu tồn dân chưa có điều kiện vận
động trên bề mặt của đời sống kinh tế nói chung. Hình thức sở hữu nhà nước xét về tổng
thể , mới chỉ là kết cấu bên ngồi của sở hữu . Cịn kết cấu bên trong của sở hữu nhà nước ở
nước ta có lẽ chủ yếu thể hiện ở quyền sở hữu đó , ở khu vực kinh tế quốc doanh , khu vực
các doanh nghiệp nhà nước .
2.5.

Về sở hữu tập thể
Ở nước ta trước đây, sở hữu tập thể chủ yếu tồn tại dưới hình thức hợp tác xã (gồm

cả hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ) với nội dung là cả giá trị và giá trị sử

dụng đều là của chung mà các xã viên là chủ sở hữu chính . Vì vậy, với hình thức sở hữu
này , quyền mua bán hoặc chuyển nhượng tư liệu sản xuất , trong thực tế sản xuất và lưu
thơng hàng hố ở nước ta đã diễn ra hêt sức phức tạp. Quyền của các tập thể sản xuất
thường rất hạn chế , song đôi khi lại có tình trạng lạm quyền.
Chúng ta biết, hợp tác xã khơng phải là hình thức riêng có đặc trưng cho chủ nghĩa
xã hội, nhưng nó là một hình thức sỏ hữu kinh tế tiến bộ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội . Vì vậy , chúng ta phải duy trì và phát triển hơn nữa khi xây dựng chủ nghĩa xã hội
như V.I.Lênin đã khẳng định :” Chế dộ của người xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ xã
hội chủ nghĩa".
Thực tế cho thấy , ở nước ta hiện nay đã có những hình thức hợp tác xã kiểu mới ra
đời do nhu cầu tồn tại và phá triển của cơ chế thị trường “hợp tác xã được tổ chức trên cơ
sở đóng góp cổ phần và sự tham gia trực tiếp của xã viên , phân phối theo kết quả lao động
và cổ phần đóng góp, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung”(Đảng cộng
sản Việt Nam –Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ VIII-nhà xuất bản chính trị quốc

10


gia Hà Nội –1996). Điều này cho thấy kết cấu bên trong của sở hữu tập thể đã thay đổi phù
hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta hiện nay.
2.6.

Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ
nghĩa
Đổi mới ở nước ta hiện nay, không thể xây dựng và phát triển con người nếu thiếu

yếu tố kinh tế thị trường. Do hậu quả của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát
triển , của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nền kinh tế nước ta đã tụt hậu rất xa so với
khu vực và thế giới . Trong tình hình đó thì kinh tế thị trường là nhân tố rất quan trọng đưa
nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảngvà phát triển phục hồi sản xuất , đẩy mạnh tốc

độ phát triển, bắt kịp bước bước tiến của thời đại. Trên cơ sở đó đời sống nhân dân ngày
càng được cải thiện và nâng cao, những nhu cầu sinh hoạt vật chất cơ bản hàng ngày được
đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng .
Trong năm qua , kinh tế thị trường ở nước ta đã được nhân dân hưởng ứng rộng rãi
và đi vào cuộc sống rất nhanh chóng , góp phần khơi dậy nhiều tiềm năng sáng tạo , làm
cho nền kinh tế sống động hơn .
Những phân tích trên đây cho thấy , kinh tế thị trường là mục tiêu xây dựng con
người xã hội chủ nghĩa là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn ở nước ta hiện nay .
Đây chính là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn xã hội . Giữa kinh tế thị trường và quá
trình xây dựng con người vừa có sự thống nhất , vừa có sự đấu tranh. Kinh tế thị trường vừa
tạo ra những điều kiện xây dựng , phát huy những nguồn lực của con người, vừa tạo ra
những độc tố huỷ hoại con người ..
2.7.

Mâu thuẫn giữa cơ chế cũ và cơ chế mới.
Trải qua một thời gian dài nền kinh tế được điều khiển bằng cơ chế tập trung quan

liêu bao cấp , nền kinh tế hoạt động theo mênh lệnh bắt buộc … đã tạo ra một phong cách
làm việc trì trệ , thiếu trách nhiệm , sản xuất đình đốn . Chính vì vậy, khi chuyển sang nền
kinh ttế thị trường , nền kinh tế mở đã khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Các hoạt động kinh tế vẫn cịn mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp . Các hoạt
động thông qua các cơ quan trung gian nhà nước vẫn còn đầy dẫy những thủ tục phiền hà

11


gây tốn thời gian vơ ích , cán bộ quan liêu cửa quyền dẫn đến hạn chế sự phát triển của nền
kinh tế . Hoạt động của các cơ quan nhà nước khi chuyển sang kinh tế thị trường không bắt
kịp nhịp độ sản xuất do máy móc.


III.

NHẬN DIỆN CÁC MÂU THUẪN VÀO CUỘC SỐNG HÀNG
NGÀY

Trong cuộc sống hàng ngày, hoạt động làm việc nhóm là một việc làm khơng thể
thiếu trong đời sống ngày nay. “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng
nhau”, hay “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hịn núi cao”,… Những câu
nói này đã nêu bật sức mạnh tập thể, không thể thiếu trong kỹ năng làm việc nhóm
Trong xu hướng hội nhập quốc tế vào thời điểm hiện tại vai trị của làm việc nhóm
ngày càng trở nên quan trọng hơn, có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động. Thể hiện kỹ
năng này cũng là một yêu cầu thiết yếu với những bạn trẻ đang tìm việc làm. Bên cạnh
đó, các trường học cũng đang áp dụng phương pháp học tập và làm việc nhóm cho các em
học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường.
1. Phương pháp học nhóm của sinh viên
Học là một quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm và dẫn đến việc có sự thay đổi về
hànhvi, về nhận thức. Việc học diễn ra trong mọi mặt đời sống hằng ngày, ở bất cứ đâu.
Còn khái niệm “hoạt động học” dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức nhà
trường –một phương thức học đặc biệt của loài người (có tổ chức, điều khiển, nội dung,
trình tự,…).
Vậy có thể nói hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển
bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức
hành vivà những dạng hoạt động nhất định nhắm phát triển nhân cách của chính mình.
Hiện nay ở nước ta phương pháp học và dạy học ở bậc phổ thông và đại học là rấtkhác
nhau. Đối với cấp học phổ thông, phương pháp thường thấy là chủ yếu thầy cơ giảngvà
đọc cho học sinh ghi chép, ít có giờ thảo luận và trao đổi trong q trình học.
Ở đại học các thầy cơ giáo chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn sinh viên tìm
kiếmtài liệu và nghiên cứu, những lời giảng của các thầy cô chỉ mang tính chất gợi ý, và

12



hướng dẫn sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận… còn chủ yếu dựa vào khả
năng tự tiếp thu, tự nghiên cứu và xử lý kiến thức của sinh viên đối với bài học đó… Do
sinh viên được xem là những người trưởng thành, việc học ở đại học nhấn mạnh đến sự tự
giác của mỗi cá nhân mà đạt kết quả học tập cao nhất, dẫn đến việc cách dạy ở đại học
hướng các sinh viên đến việc kết hợp giữa tự học và học nhóm. Thầy cơ đóng vai trị là
người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, người đi trước trong ngành nghề truyền đạt lại kiến
thức, kinh nghiệm chongười đi sau.
Ngoài các buổi học trên lớp, sinh viên sẽ được áp dụng những kiến thức đóvào
hoạt động nhóm theo mơ hình bài tập lớn với số lượng từ 4-8 người, mục đích là đểrèn
luyện cho sinh viên nhiều kỹ năng làm việc nhóm, sáng tạo những ý tưởng mới, nghiên
cứu kiến thức chuyên sâu của một chủ đề cụ thể trong mơn học. Có thể thấy hai phương
pháp học chính trên đại học là tự học và học nhóm, và mỗi một phương pháp đềucó
những lợi ích và hạn chế riêng. Chúng ta sẽ nói cụ thể hơn về học nhóm – một
phươngpháp học tập khá hiệu quả và thông dụng với nhiều sinh viên
Học nhóm là việc một số học sinh, sinh viên có chung mục tiêu về học tập gặp
gỡ,giúp đỡ nhau về vấn đề học tập. Học nhóm có thể do tự phát giữa sinh viên với nhau,
cóthể do sắp xếp của giáo viên qua hình thức làm việc nhóm. Mấu chốt nằm ở sự tương
tác, phân chia công việc, truyền đạt kiến thức lẫn nhau. Thực chất của việc học nhóm là
để những bạn học tốt giúp đỡ những bạn học yếu hơn, mỗi thành viên đóng góp và giúp
đỡnhau để cùng đạt được một mục đích chung.
2. Những lợi thế và mâu thuẫn phát sinh trong q trình học nhóm của sinh viên
2.1.

Những lợi thế

Nhìn chung, việc học nhóm cho bản thân sinh viên những yếu tố cần thiết để sau
nàycó thể thích ứng ở nhiều mơi trường làm việc khác nhau: tính tự giác, khả năng tự
nghiên cứu, tìm hiểu, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng

ra quyết ịnh, kỹ năng quản lí thời gian, thích nghi và linh hoạt... Có thể điểm qua một số
lợi ích của phương pháp này như sau:

13


Thứ nhất, học nhóm sẽ giúp bạn phát huy được mặt mạnh và cải thiện mặt cịn
chưa mạnh Khó có một người theo kiểu “Biết tuổi” như “Hiệu trưởng Google”, có người
thế mạnh ở mơn học này, có người lại giỏi ở mơn kia. Và đó là quy luật bủ trừ của những
người trong cùng một nhóm.
Thứ hai, rèn luyện tư duy phản biện. Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, hợp tác
nhưng đơi khi cũng cần có sự tranh luận về một vấn đề bất đồng Điều này khó có được
khi tự học ở nhà. Qua sự bất đồng ý kiến, các thành viên trong nhóm sẽ lập luận, phân
tích và thuyết phục các thành viên khác tin vào ý kiến của mình. Việc thực hành như thế
có thể rèn luyện cho não khả năng tư duy nhanh hơn, kỹ năng lập luận phản biện và sáng
tạo.
Thứ ba, lấp đầy lỗ hổng kiến thức cho tất cả nhóm. Học nhóm mang lại một cơ hội
tuyệt vời để lấp đầy những thiếu sót của mình cũng như hỗ trợ bổ sung cho các bạn yếu
hơn Bằng cách so sánh ghi chép của bản thân với các thành viên khác, bạn có thể đánh giá
chính xác, cải thiện những thiếu sót, và có thêm những ý tưởng tốt hơn.
Thứ tư, học nhóm có thể giúp ban rút ngắn thời gian làm bài, thay vì tự mình xử lí
núi bài tập, giờ đây các bạn có thể chia nhau ra làm, khơng những có thể nhận ra những ý
tưởng mới đầy sáng sáng tạo, mà cịn gắn kết tình bạn với nhau
2.2.

Những hạn chế

Thứ nhất, mâu thuẫn về thời gian, do phải phụ thuộc vào các thành viên khác, dễ bị
phân thảm, chi phối bởi môi trường xung quanh. Nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất
thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "lạt ngang tạt

ngửa" bản chuyên này chuyện khác... Điều ấy đang làm hao tốn thời gian của bạn một
cách vô ích.
Thứ hai, mâu thuẫn về trọng tâm kiến thức. Đôi khi những người bạn trong nhóm
khơng có kiến thức như bạn, họ muốn dành nhiều giờ nghiên cứu một chủ đề mà bạn đã
biết rõ trong lòng bàn tay. Khác với tự học, bạn hồn tồn có thể tập trung vào những chủ
đề mà bạn chọn và dành ít thời gian hơn cho những kiến thức bạn đã làm chủ được Điều
này có nghĩa là bạn có thể dùng thời gian của mình một cách khơn ngoan hơn.

14


Thứ ba, mâu thuẫn giữa việc học những môn cần ghi nhớ khi học nhóm hay khơng.
vì một số mơn học cần sự yên tĩnh để ghi nhớ. Nhiều sinh viên với khả năng tập trung cịn
khơng cao, họ khó ghi nhờ mọi thứ nếu khơng có khơng gian n tĩnh.
Thứ tư, mâu thuẫn về vai trò khi làm việc chung, hay có thể hiểu là khi những gì
mà người ta mong đợi bạn ở vai trò này lại đối lập với những gì mà người ta mong đời
bạn ở vai trò khác.
Thứ năm, mâu thuẫn do thiếu các kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng giải
quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động
nhóm...
Thứ sáu, mâu thuẫn về ý thức học tập trong nhóm khi mà một số thành viên có thái
độ thụ động, chờ đợi thành quả từ người khác, bản thân dùng đẩy trách nhiệm, chỉ nhận
trách nhiệm nhẹ nhàng nhất, sau đó viện lí do khi mình làm khơng được, hoặc tìm cách đổ
lỗi cho thành viên khác, hoặc dạng “gió chiều nào theo chiều ây”, ai nói gì cũng đồng tình
qua loa cho xong chuyện. Những thành viên như thế thường sẽ gây hại cho cả nhóm, thay
vì phát triển đi lên thì nó bị kìm hãm lại
3. Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển khả năng hoạt động học
nhóm của sinh viên
3.1.


Giải pháp khắc phục các hạn chế của hình thức học nhóm.

Linh động hơn về mặt thời gian. Xác định mục tiêu là cách quản lý thời gian khoa
học nhất. Khi có mục tiêu rõ ràng thì mọi người sẽ biết mình cần phải làm gì để đạt được
mục tiêu đó. Sau khi xác định mục tiêu thì liệt kê ra, sắp xếp thành một lịch hoạt động
hợp lí, theo một thứ tự ưu tiên tùy theo mức độ quan trọng. Ngồi ra nhóm nên thống nhất
hình thức kỉ luật riêng để hạn chế những thói quen cánhân xấu đồng thời khích lệ những
tá nhân có thành tích tốt. Có như thế quỹ thời gian mới trở nên đảm bảo hiệu quả nhưng
vẫn giữ được khơng khí thoải mái khi làm việc.
Tập trung với những người dễ mất tập trung, khó tiếp thu bài khi khơng có khơng
gian riêng tư yên tĩnh, nên biến việc học nhóm trở thành lợi thế “Ba cây chụm lại nên hơn
núi cao”, sẽ thuận lợi khi có những người bạn hỗ trợ cho việc học của mình qua nhiều

15


hình thức như giúp kiểm tra lại kiến thức, giảng lại những phần bạn đã hiểu nhưng minh
chưa hiểu, chia sẻ những trải nghiệm mỗi người khi tiếp thu kiến thức đó...
Thống nhất với nhau về phương thức học tập: sau khi tìm hiểu lẫn nhau, những
thành viên trong nhóm nên thiết lập một văn hóa làm việc chung, để tạo sự thống nhất.
thoải mái cho tất cả thành viên, khi đó, việc chấp hành văn hóa học chung sẽ trở nên tự
giác, hiệu quả hơn
3.2.

Một số giải pháp phát triển khả năng học nhóm

Tổ chức nhóm phải chặt chẽ, có cơ cấu tổ chức hợp lý hợp thành thể thống nhất,
tùng thành viên và nhóm trưởng phải phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của mình trong
việc thực hiện quy trình học nhóm khi học tập các mơn học.
Cần tuân thủ các khâu, các bước của quy trình học nhóm, quản lý chặt chẽ kế

hoạch học nhóm của mỗi nhóm, tránh tạo thành buổi trao đổi ngồi những nội dung học
tập.
Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, trình độ, sở trường của từng thành
viên, mỗi người phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong quy trình học nhóm
Cần tạo ra bầu khơng khi trao đổi cởi mở, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng
tiến bộ, không áp đặt lối suy nghĩ riêng của cá nhân trong q trình trao đổi, khi họp
nhóm cần chú ý tính tốn thời gian bảo đảm mỗi cá nhân có đủ thời gian để tiến hành ổn
tập riêng trong học tập.
Tiến hành rút kinh nghiệm sau mỗi lần học nhóm khi kết thúc môn học kịp thời bổ
sung, điều chỉnh cách thức phối hợp hoạt động trong nhóm để nâng cao chất lượng học
tập của sinh viên hiện nay
Kết hợp thêm một số hình thức học khác. Ngồi học nhóm, áp dụng một số
phương pháp học tập khác để khắc phục lại hạn chế của mình, điển hình nhất là hình thức
tự học. Tự học là kĩ năng tự lập nghiên cứu, tự tìm hiểu thơng tin, khơng lệ thuộc nhiều
vào người khác. Những khi gặp vấn đề khổ, sinh viên tự học sẽ nghiên cứu, tự vận dụng

16


và liên hệ những kiến thức cùng với thông tin tự tìm tỏi của mình để giải quyết vấn đề
Điều đó sẽ mang lại cho bản thân người học nhớ lâu hơn về kiến thức đó.

KẾT LUẬN
Tóm lại, bài tiểu luận về chủ đề “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đốilập. Việc vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn.” đã nêu rõ về nội dung cũng
như ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặc đối lập và cách mà ta vận

17



dụng nó để làm động lực phát triển trong thực tiễn cụ thể vào nhận diện các mâu thuẫn
trong cuộc sống hàng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn tồn tại trong mọi mặt
đờisống và là động lực, là nguồn gốc cho sự phát triển. Hiểu được các quy luật đấu tranh
và thống nhất trong các mặt đối lập giúp chúng ta nhìn nhận một cách khách quan và khoa
học nhất đối với các mặt của đời sống xã hội nhất là đối với sinh viên hiện đại trong quá
trình phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh.
Trên đây là bài tiểu luận của em, trong q trình làm bài khó tránh khỏi sai sót, em
rất mong nhận được góp ý của Thầy Cơ để hồn thiện hơn trong các bài tiểu luận sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2007) – NXB Bộ giáo dục
Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2010) – NXB Đại học quốc gia
Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2014) – NXB Đại học kinh tế quốc dân
C.Mác và Ph.Ănghen (1994), Tồn tập, t.20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr.510.

18


5. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.240
6. Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quồc lần thứ IX,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.23.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quồc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.116.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quồc lần thứ XI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.48.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quồc lần thứ XII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.158.
11. Dao Nguyen (04/09/2020), Kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng nhóm làm việc
hiệu quả
12. Linh Lê (26/06/2020), Làm việc nhóm: Xử lý thế nào khi mâu thuẫn (lại) xảy ra

19



×