Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quan điểm triết học Mác Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.2 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
BỘ MƠN TRIẾT HỌC MÁC- LÊ NIN





BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Quan điểm triết học Mác - Lênin về quy luật chuyển
hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và
trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Sinh viên thực hiện

: Dương Phúc Phụng Tiên

Mssv

: 47.01.756.126

Lớp học phần

: POLI200124

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Ngọc Khá

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022




I.

MỞ ĐẦU
Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay

đổi về chất và ngược lại" là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó
cho biết phương thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy luật này
có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu
nhận thức không đúng quy luật này dễ dẫn đến hiện tượng “tả khuynh" hoặc “hữu
khuynh".
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hố, chuyển giao khoa học –cơng
nghệ và dân chủ hố tồn diện đời sống xã hội đương đại hiện nay, đòi hỏi con
người cần phải thay đổi mình để hồ nhập, thích nghi với thế giới. Và sinh viên
cũng vậy, họ luôn phải trau dồi, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới để hồ mình vào
sự phát triển của xã hội. Trong quá trình học tập đầy gian khổ và khó khăn ấy, họ
vẫn khơng ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Nhận thức được tầm quan trọng
và cấp thiết trong quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất trong quá trình học tập của sinh viên, em sẽ nghiên cứu đề tài “Quan điểm
triết học Mác - Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của
quy luật này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay" để có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về sự vận động và
phát triển ở bản thân sinh viên và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
II. NỘI DUNG
1. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC- LÊ NIN VỀ QUY LUẬT CHUYỂN
HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG TỚI NHỮNG THAY ĐỔI
VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
1.1. Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm về chất

2


MỤC LỤC

Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tuợng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện tượng khác (trả
lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện
tượng khác).
Ví dụ: Ngun tử sắt có ngun tử lượng là 55,84 đvC, nhiệt độ nóng chảy
là 1538 °C, nhiệt độ sơi là 2862 °C, …

những thuộc tính này nói lên những chất

riêng của sắt, để phân biệt nó với các kim loại khác.
Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng; nghĩa là khi nó
chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi
Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những
thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định. Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính
trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất
nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, khơng tách rời nhau. Chất của
sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng khơng phải bất kỳ thuộc
tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật.
Chất của sự vật còn được quy định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố
tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vậtChất và sự vật không tách rời nhau: chất là
chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó. Chất biểu hiện
trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn

chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này khơng hịa lẫn với sự
vật khác mà tách biệt cái này với cái khác.
1.1.2. Khái niệm về lượng

3


Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn
tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. Ví dụ: Có
những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng cơ thể hay chiều cao
của một con người… Lượng biểu hiện kích thước dài hay ngắn, quy mơ to hay nhỏ,
trình độ cao hay thấp, số lượng nhiều hay ít.
Lượng cũng mang tính khách quan như chất, là cái vốn có của sự vật.
Lượng thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác
nhưng cũng có lượng biểu thị dưới dạng khái quát, phải dùng tới khả năng trừu
tượng hố để nhận thức. Một sự vật có thể có nhiều loại lượng khác nhau. Có lượng
biểu thị yếu tố bên ngồi (ví dụ: chiều cao, chiều dài của một vật, …), có lượng biểu
thị yếu tố quy định kết cấu bên trong (ví dụ: số lượng nguyên tử của một nguyên tố
hoá học,…). Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa mang tính tương đối: có
cái trong mối quan hệ này đóng vai trị là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là
lượng. Ví dụ: Số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất
lượng học tập của lớp đó.
1.2.
Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
1.2.1. Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Khi sự vật đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất
định.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ giới hạn, trong đó sự thay đổi về lượng
của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.

Ví dụ: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0 độ c đến 100
độ C, độ tồn tại trong đời người từ lúc sinh ra đến lúc chết (0 đến khoảng 146 tuổi).
Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất
tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập
tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng biến đổi đến một giới
hạn nhất định có xu hướng tích luỹ đạt tới điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra
bước nhảylàm thay đổi chất của sự vật.

4


Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi
về lượng đã làm thay đổi chất của sự vật hay đổi về lượng trước đó gây nên.
Ví dụ: Kì thi trung học phổ thông quốc gia là điểm nút từ học sinh chuyển
thành sinh viên, 0 độ C và 100 độ C là điểm nút để nước chuyển sang trạng thái rắn
hoặc trạng thái khí (bay hơi).…
Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai
đoạn phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật,
đồng thời là một tiền đề cho một q trình tích luỹ liên tục về lượng tiếp theo.
Ví dụ: Trong xã hội: Sự phát triển của lực lượng sản xuất (lượng đổi) tới khi
mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lỗi thời (chất cũ) sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp mà
đỉnh cao là cách mạng xã hội (bước nhảy) làm cho xã hội cũ mất đi, xã hội mới tiến
bộ hơn ra đời.
1.2.2. Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mơ,
trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật
Như vậy, bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng
giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi
về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của
lượng mới. Q trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

Các hình thức của bước nhảy:
• Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong thời gian rất ngắn làm
thay đổi chất của tồn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Ví dụ: Uranium 235 được


tăng tới hạn (1kg) thì ngay lập sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách
tích luỹ dần những nhân tố của chất mới, loại bỏ dần những nhân tố của chất
cũ. Ví dụ: Quá trình chuyển biến từ vượn người thành người; thời kì q độ

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
• Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các
yếu tố cấu thành sự vật.

5




Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu

tố riêng lẻ của sự vật.
1.3.
Nội dung quy luật
Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này:
“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển
hóa thành những sự khác nhau về chất”.
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất
định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi
này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định

và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng
và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới
lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai
mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt,
rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ căn cứ thế, quá trình
động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự
vật.
1.4.

Tác động ngược
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay

đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác
động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay
thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ
mới. Khi chất mới ra đời, nó khơng tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở
lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp
với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể được
biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
1.5.
Ý nghĩa phương pháp luận
1.5.1. Ý nghĩa trong nhận thức
Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật,
hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển. Sự vật, hiện tượng nào cũng đều
tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả
6


hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng
tồn tại xung quanh chúng ta. Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện

tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về
lượng để có biến đổi về chất; khơng được nơn nóng cũng như khơng được bảo thủ.
Cần tránh hai khuynh hướng sau:


Một là, nơn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên
trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi
về chất. Bởi nếu muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện q trình



tích lũy về lượng.
Hai là, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút
nhưng khơng muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.
Nếu khơng muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm sốt
lượng trong giới hạn độ.

Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy
phải được thực hiện một cách cẩn thận. Sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có
thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy, chủ động nắm bắt
thời cơ thực hiện kịp thời bước nhảy. Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng
đến giới hạn điểm nút và thực hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm,
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả khơng đáng có như
khơng đạt được sự thay đổi về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về
lượng lại từ đầu.

7



2. SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT NÀY

TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG
SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1.
Trong cuộc sống
2.1.1. Về vấn đề môi trường
Hiện nay, ô nhiễm môi trường chính là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam và
tồn thế giới. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến khơng khí bị ơ nhiễm, trong đó là
ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí hàng đầu ở nước ta hiện naylà các
hoạt động giao thông vận tải và cơng nghiệp.
Sự tích lũy về lượng diễn ra khi các q trình hoạt động sản xuất cơng
nghiệp và nông nghiệp diễn ra dẫn đến ô nhiễm môi trường khơng khí. Q trình đốt
các nhiên liệu hóa thạch gây ơ nhiễm nặng nề: than, dầu, khí đốt thải ra các khí
CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi bẩn, các quá
trình vận chuyển các hóa chất bay hơi. Hoạt động cơng nghiệp có nồng độ chất độc
hại cao, tập trung trong một không gian nhỏ cũng là nguồn gây ra ô nhiễm khơng
khí. Lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ không giống nhau tùy thuộc vào quy
mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng, quy trình cơng nghệ. Hoạt động giao thông vận
tải cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ơ nhiễm mơi trường
khơng khí. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các khí gây ơ nhiễm là: CO, CO2,
SO2, …các bụi đất đá cuốn theo trong q trình vận chuyển. Ngồi cơng nghiệp và
giao thơng vận tải, tình trạng ơ nhiễm khơng khí cịn do một số ngun nhân khác
như ngun nhân tự nhiên, quá trình sinh hoạt, ... Các chất như chlorofluorocarbons
(CFC) chủ yếu được sản xuất bởi các nước phát triển cơng nghiệp hóa cao khi sản
xuất chất làm lạnh bị thải vào khơng khí. Đây có thể được xem là sự tích lũy về
lượng. Khi đạt tới điểm nút, thủng tầng ozone, băng tan ở nam cực, hiệu ứng nhà
kính, … thì có nghĩa là nhiệt độ Trái Đất đang tăng lên dẫn đến tăng tỷ lệ các xoáy

thuận nhiệt đới dữ dội, cũng như giảm băng biển, tuyết phủ và băng vĩnh cửu ở Bắc
Cực, các đợt nắng nóng khắc nghiệt trên biển và lượng mưa lớn, hạn hán nông

8


nghiệp và sinh thái ở một số vùng gia tăng về tần suất và cường độ. Đó chính là sự
biến đổi về chất.
2.1.2. Về vấn đề tình yêu
Khi hai người mới gặp nhau họ sẽ cảm mến đối phương và bắt đầu làm

quen. Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói chuyện với nhau
nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc như cùng học, cùng đi chơi... qua những
chuyện đó họ sẽ dần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính cách, cá tính của
nhau hơn. Đây là giai đoạn tìm hiểu. Dần dần trong họ bắt đầu nảy nở tình yêu vì
thấy rằng đối phương là một người phù hợp với mình trong các hồn cảnh của cuộc
sống. Việc tích lũy về những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về nhau đó được
xem là việc tích lũy về lượng. Khi những sự hiểu biết đó, những tình cảm đó đủ lớn,
tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình u. Nhưng để chính thức được cơng nhận
là người u, họ thường qua một bước gọi là ngỏ lời yêu và nhận lời yêu. Đây được
xem là một bước nhảy trong quan hệ giữa hai người chuyển từ chất này (tình bạn)
qua chất khác (tình u). Có một điều đáng lưu ý ở đây (cũng là một lưu ý hết sức
quan trọng trong triết học về quy luật lượng chất này là xác định xem lượng đã đủ
chưa để thực hiện bước nhảy vì nếu tích chưa đủ lượng mà thực hiện bước nhảy thì
sẽ thất bại, nhưng nếu đã đủ lượng rồi mà không tạo điều kiện để thực hiện bước
nhảy thì sẽ khơng biến đổi được về chất). Đối với tình yêu cũng tương tự vậy, cần
phải xem là tình cảm của mình đã đủ lớn chưa để có thể chuyển sang tình yêu, và
nếu mà đã đủ rồi mà mình khơng dám tỏ bày thổ lộ với họ thì có thể bị đánh mất.
Một bước nhảy khác cũng xảy ra khi hai người kết hơn, nó cũng được tn thủ các
quy luật của lượng chất, khi sự hiểu biết về nhau, hiểu và thơng cảm cho nhau, hiểu

tính cách, hiểu cuộc sống, thấy rằng hợp với mình và tình cảm của hai người dành
cho nhau đủ lớn để đảm bảo sẽ chiến thắng được thử thách của cuộc đời thì họ sẽ
tiến đến hơn nhân.

9


2.1.3.

Khuynh hướng tả khuynh trong xây dựng một số công trình
ở nước ta.

10


Hầu hết các cơng trình giao thơng ở nước ta đều chậm tiến độ bàn giao và
gây ảnh hưởng không ít tới đời sống người dân cũng như nhà nước. Đâу có thể coi
là mối quan hệ biện ᴄhứng giữa ᴄhất ᴠà lượng. Chất mới khơng thể hình thành vì tốᴄ
độ, quу mơ phát triển ᴠề lượng ᴄhậm, ᴄhưa thíᴄh hợp. Do nhiều уếu tố, trong đó ᴄó
ᴄáᴄ уếu tố ᴄhủ quan ᴄủa ᴄon người như thể ᴄhế ᴄhính ѕáᴄh (ѕự trông ᴄhờ, ỷ lại),
năng lựᴄ ᴄủa ᴄáᴄ ᴄhủ thể tham gia hoạt động хâу dựng, ѕự ᴠào ᴄuộᴄ không đồng bộ
ᴄủa ᴄáᴄ ᴄơ quan trung ương ᴠà địa phương, …khiến cho q trình triển khai thựᴄ
hiện một ᴄơng trình gồm nhiều
bướᴄ bị ᴄhậm tiến độ. Hay ᴠì
chạy đua thành tíᴄh để ᴄhào
mừng một ѕự kiện nào đó mà một
số cơng trình bị đốt ᴄháу giai
đoạn, bỏ qua ᴄhất lượng thi ᴄơng,
nhiều ᴄơng trình ѕau khi thi ᴄơng
хong mới đưa ᴠào khai tháᴄ ѕử

dụng đã bị хuống ᴄấp trầm trọng

Công trình cải tạo thốt nước kênh Ba Bị (phường
Bình Hịa, thị xã Thuận An) dài hơn 3 km, được tỉnh
Bình Dương đầu tư 345 tỷ đồng, mới đưa vào sử
dụng được một tháng đã bong tróc, nứt tốc, bờ kè
sạt lở nặng. ( Nguồn: Báo Nhân Dân)

phải ѕửa ᴄhữa khắᴄ phụᴄ liên tục, làm mất niềm tin của nhân dân, gâу bứᴄ хúᴄ dư
luận хã hội. Đâу là mối quan hệ biện ᴄhứng giữa lượng ᴠà ᴄhất, ᴄần phải ᴄoi trọng
q trình tíᴄh luỹ ᴠề lượng, nếu khơng ᴄoi trọng q trình tích lũy này thì khơng ᴄó
ѕự biến đổi ᴠề ᴄhất. Một ᴄơng trình giao thơng nếu làm đúng tiến độ, ᴠượt tiến độ thì
lợi íᴄh kinh tế rất lớn. Tuу nhiên, tiến độ luôn phải đi đôi ᴠới ᴄhất lượng. Nếu tiến
độ ᴠượt mà ᴄhất lượng không đảm bảo thì thà đảm bảo ᴄhất lượng ᴄịn tốt hơn. Tóm
lại, khi thì cơng cơng trình giao thơng cần phải đảm bảo chú trọng tới tiến độ, vừa
phải đảm bảo chất lượng cơng trình, tránh khuynh hướng tả khuynh gây ảnh hưởng
lớn tới lợi ích của nhân dân và ngân sách nhà nước.
2.1.4. Về vấn đề giáo dục
Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập của sinh viên
có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn, khơng chỉ với sinh viên mà cịn rất có ý nghĩa
11


với công tác quản lý và đào tạo. Thực tế trong nhiều năm qua, có nhiều sai lầm trong
tư duy quản lý và trong hoạt động đào tạo thực tiễn mà giáo dục nước ta đã mắc
phải. Chạy đua bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của nghành giáo dục.
Bởi do bệnh thành tích, mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại
vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy, tức là không học mà
vẫn đỗ, không học nhưng vẫn có bằng. Kết quả là trong nhiều năm liền, giáo dục
nước ta đã “sản xuất” ra những lớp học sinh khơng “lượng” mà cũng chẳng có

“chất”. Chúng ta cần phải thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục xuất
phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên. Việc chuyển từ đào tạo niên
chế sang đào tạo tín chỉ và cho phép người học được học vượt tiến độ chính là việc
áp dụng đúng đắn quy luật lượng chất trong tư duy con người.
2.2.
Trong học tập
Một trong những khó khăn lớn nhất với sinh viên chính là khối lượng
kiến thức. Ở trung học, kiến thức môn học sẽ được kéo dài trong một năm vì thế dễ
dàng cho học sinh tiếp nhận, cịn lên đại học mỗi môn chỉ kéo dài 1,2 tháng. Không
chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và phổ thơng cịn có sự khác biệt
về sự đa dạng kiến thức. Khác với phương pháp học thụ động nhìn- chép như THPT,
sinh viên Đại học sẽ phải tham gia rất nhiều hoạt động nhóm, thuyết trình, ngoại
khố, … Không chỉ vậy, các môn học tại bậc Đại học rất đa dạng và mới mẻ, ngoài
việc đọc sách giáo trình, sinh viên cịn phải tìm thêm nhiều nguồn thơng tin từ trong
sách báo, internet, tài liệu liên quan. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học
phổ thơng hoạt động chủ yếu là ở trên lớp cịn học đại học còn phải đi kiến tập, thực
tập, ... Đây là cơ hội rất lớn cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên. Ở đây là
sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể
nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ
lượng thành chất.
Từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng
ngày những thói quen dần dần được hình thành. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần

12


dần sẽ tạo nên thói quen (chất). Thế nên sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm
chỉ cần cù, tự chủ năng động trong q trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất
từ những thói quen hàng ngày. Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần
rèn cho mình những thói quen tốt như: biết tiết kiệm thời gian, làm việc thông minh,

khoa học, hiệu quả, cần phải phấn đấu tìm tịi. Dù việc duy trì thói quen đó khơng hề
dễ, nhưng nếu với sự quyết tâm thay đổi bản thân tích cực tốt lên mỗi ngày, chắc
chắn ta sẽ thành công.
Trong thực tiễn, nếu muốn có sự biến đổi về chất, phải có sự tích lũy về
lượng, mà sự tích lũy đó phải tự do bản thân chúng ta vận động, học tập và rèn
luyện. Nếu như ta gian lận trong một kì thi, ta có thể vượt qua kì thi đó, thậm chí là
đạt kết quả cao nhưng khơng có sự biến đổi về chất nào ở đây cả. Càng học cao lên,
kiến thức nhiều hơn, khó hơn ta lại khơng có kiến thức cơ bản thì khó có thể nào
tiếp thu các kiến thức đó, rồi lại bị bạn bè bỏ lại phía sau. Tới kì thi, ta lại tiếp tục
gian lận, vịng tuần hồn cứ thế lẩn quẩn. Rồi đến một ngày, chất của ta không thể
đáp ứng được yêu cầu của cơng việc, lúc đó, ta sẽ tự động bị đào thải. Kết lại, có
một câu nói “Một chú chim đậu trên càng cây không bao giờ sợ cành cây bị gãy, bởi
niềm tin được đặt vào đôi cánh của nó chứ khơng phải cành cây”. Thế nên học tập
và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực.
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả
khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Sinh
viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp
những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu,
nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản
đã đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy”, làm tốn thời gian, tốn công sức, mà
cơ bản khơng chắc, nâng cao lại khơng xong. Ngồi ra, có nhiều sinh viên có sức
học trung bình nhưng lại muốn đăng kí nhiều mơn học trong cùng một năm hay một
học kỳ để được ra trường sớm hơn những người khác, dẫn đến khơng có mơn học
nào được hoàn thiện, mất thêm thời gian và tiền bạc để học lại, thi lại. Thế nên sinh
13


viên cần tiến hành học tập và nghiên cứu từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai
đoạn.
2.3.


Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Chúng ta sẽ xem xét việc nhận thức và vận dụng nội dung quy luật này

trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay qua hai khía cạnh đó là:
2.3.1. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Ở nước ta, lịch sử đã đặt ra vấn đề lựa chọn con đường phát triển bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa từ những năm 20 của thế kỷ XX: quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Để có một bước nhảy cách mạng đó đưa đất nước Việt
Nam sang một chế độ khác (“chất” khác) là đất nước xã hội chủ nghĩa, cương lĩnh đầu
tiên (1930) của Đảng ta cũng đã khẳng định: Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân, nước ta sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là sự lựa chọn dứt khốt và
đúng đắn của Đảng, đáp ứng nguyện vọng thiết tha ngàn đời của dân tộc, phản ánh
đáng xu thế của thời đại, phù hợp với quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mac- Lê nin.
Cả một q trình tích luỹ về đủ lượng đề có một sự biến đổi về chất, chất
mới được tạo nên nhưng đồng thời nó lại tạo nên lượng mới. Vấn đề đặt ra là lượng
mới ở đây là chúng ta cần phải có một thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa chính trong
thời kỳ này chúng ta sẽ có những thay đổi phát triển về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục. Chính vì nhận thức được điều đó Đảng ta đã có chủ trương xây dựng
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biết đổi về chất của xã hội
trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một
thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội
có tính chất q độ.
2.3.2. Về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta
Sự phát triển đất nước nên nước ta trong năm qua đã có những đổi mới và phát triển rõ

rệt. Giữa thập niên bảy mươi, với nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị chiến
tranh kéo dài tàn phá nặng nề, chủ yếu bằng việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tổ chức lại
sản xuất và mở rộng quy mơ hợp tác xã, áp dụng mơ hình chủ nghĩa xã hội của Liên


14


Xơ, với hy vọng nhanh chóng nhiều chủ nghĩa xã hội hơn, chúng ta đã bộc lộ tư tưởng
chủ quan, nóng vộ, duy ý chí cả về trong lý luận lẫn trong chỉ đạo thực tiễn. Điều đó
làm cho tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam vào những thập niên 80 dường như càng
lao nhanh vào khủng hoảng. Từ đầu năm 1985 đến cuối năm 1986, tình hình trở nên
nghiêm trọng hơn. Sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục trì trệ, lương thực khơng đủ dùng.
Các xí nghiệp lng trong tình trạng “lãi giả lỗ thật “. Nhà nước bao cấp tràn lan. Đời
sống nhân dân khó khăn đến cùng cực. Tiêu cực xã hội có điều kiện sinh sơi, nẩy nở.
Nhân dân bất bình; họ cảm thấy không thể tiếp tục sống như cũ được nữa. Đảng và
Nhà nước cũng thấy khơng thể duy trì những chính sách và cơ chế cũ. Khủng hoảng
kinh tế xã hội đã đến độ nguy hiểm. Chính thời điểm này là điểm nút của sự biến đổi
về “chất" (kinh tế xã hội) sau một q trình dài thay đổi và tích luỹ đủ về "lượng". Và
bước nhảy của sự biến đổi này được tạo nên do sự sáng tạo và nhận thức đúng đắn của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khi thực hiện cơng cuộc đổi mới.
Việc đó được nêu rõ trong Đại Hội VI tháng 12 năm 1986 đó là: chuyển
đổi nền Đổi mới là đường lối sáng tạo độc đáo, độc lập, tự chủ của Việt Nam, phù hợp
với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc Việt Nam. Và cũng vì nhận thức đúng đắn việc
thực hiện thành cơng q trình đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ mang
lại bước nhảy về chất trong các phạm vi tương ứng đó. Việc thực hiện thành cơng q
trình đồi mới tồn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất
của toàn bộ xã hội ta nói chung. Cũng như trong bất kỳ một sự thay đổi về chất nào
khác, những bước nhảy trong quá trinh đồi mới cũng chỉ có thể là q trình thay đổi về
lượng thích hợp nên Đảng, Nhà nứoc và nhân dân ta đã năm bắt được những thách thức
trong công cuộc đổi mới này để từ đó đã có những bước đi đúng đắn thể hiện qua việc
thực hiện các chỉ tiêu của các kỳ Đại Hội VII, VII, DX. Công cuộc 15 năm đối mới của
đất nước ta qua đã tạo được những thành tựu to lớn:
Kinh tế tăng trưởng khá, GDP tăng bình qn hàng năm 7%. Nơng

nghiệp

15


phát triển mạnh, giá trị sản lượng cơng nghiệp bình quân hàng năm 13,5%. Hệ thống
kết cấu hạ tầng, bưu chính viễn thơng, đường sắt... được tăng cường. Các ngành dịch
vụ và xuất khẩu đều phát triển. Kinh tế của nước ta từ mơ hình kế hoạch hố tâp trung,
quan liêu, bao cấp, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình kinh
tế chính trị xã hội cơ bản ổn định; quốc phong an ninh được tăng cường. Công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố…
Với những thành tựu đạt đựợc nước ta sẽ có những tiền đề để bước vào
giai đoạn mới đó là giai đoạn đầy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hố đấtt nước, xây
dựng nên kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên
phát triển lực lượng sản xuất, đồng thởi xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên
ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền
vững, tăng trưởng kinh tê đi liến với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống
nhân dân, thực hiện tiến độ và cáng bắng xã hội,bảo vệ và cải thiện môi trường, kết
hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cuờng quốc phịng an ninh.
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật lượng chất vào quá trình
học tập, nghiên cứu và phát triển của học sinh – sinh viên là rất cần thiết và quan trọng.
Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng
được tích luỹ tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất, nên trong chỉ đạo hoạt
động thực tiễn cũng như trong học tập của sinh viên phải chú ý tích luỹ dần dần những
thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thựchiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy
khi có điều kiện chín muồi. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
chính là bước nhảy dần dần từ chất cũ sang chất mới. Trong q trình tiến hố cách

mạng, một mặt phải chống khuynh hướng bảo thủ, trị trệ, nhằm tạo ra những bước
nhảy để đẩy nhanh sự phát triển, mặt khác, lại phải chống tư tưởng nóng vội, muốn đưa

16


nhanh sự phát triển, tiến hành những bước nhảy khi chưa có điều kiện chín muồi, bất
chấp những quy luật khách quan.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo. Giáo trình những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa
Mac-Lenin, NXB. CTQG. Hà Nội, 2009
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, NXB.CTQG,

3.

Hà Nội. 2002-2007
3. Vận dụng quy luật Lượng – Chất trong học tập và nghiên cứu của sinh viên
đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa của Thạc sĩ Hoàng Thị
Thảo.
/>
4.

dang-tang-len-voi-toc-do-chua-tung-co-587725.html
/>
17




×