Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Liên Minh Thế Giới _ NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGHÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
-----ꝏꝎꝏ-----

TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: VĂN MINH NHẬT BẢN

NHÓM 7
Giảng viên hướng dẫn đề tài:
ThS. NGUYỄN ĐĂNG KHOA


MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................
II. NỘI DUNG.......................................................................................................................... 2
Chương1 :SƠ LƯỢC VỀ NHẬT BẢN .................................................................................. 5
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 5
1.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................................... 5
1.1.2 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 5
1.2 Đặc điểm chủng tộc, dân cư ............................................................................................... 6
1.2.1 Đặc điểm chủng tộc ...................................................................................................... 6
1.2.2 Đặc điểm dân cư ........................................................................................................... 7
1.3 Lược sử .............................................................................................................................. 11
1.3.1 Thời kì đồ đá cũ ......................................................................................................... 11
1.3.2 Thời kì Joymon ........................................................................................................... 11
1.3.3 Thời kì Yayoi .............................................................................................................. 13
1.3.4 Thời kì Nara ................................................................................................................ 14
1 3.5 Thời Kamaruka .......................................................................................................... 14
1.3.6 Thời Muromachi ......................................................................................................... 15


1.3.7 Thời kì Edo ................................................................................................................. 16
1.3.8 Đế quốc Nhật Bản ....................................................................................................... 16
1.3.9 Thời kì hậu chiến……….……………………………………………………………17
Chương 2: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA NHẬT BẢN ( TRƯỚC 1945) ...... 18
2.1 Chữ viết ............................................................................................................................. 18
2.1.1 Chữ Katakana .............................................................................................................. 18
2.1.2 Chữ Hiragana .............................................................................................................. 18
2.1.3 Chữ Kanji .................................................................................................................... 19


2.2 Tơn giáo- Tín ngưỡng Nhật Bản ..................................................................................... 20
2.2.1 Thần đạo ( Shinto) ...................................................................................................... 20
2.2.2 Phật Giáo ..................................................................................................................... 21
2.2.3 Thiên chúa giáo ........................................................................................................... 21
2.3 Nghệ thuật nghệ thuật...................................................................................................... 22
2.3.1 Kiến trúc chùa Ykushiji .............................................................................................. 22
2.3.2 Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e ....................................................... 24
2.3.3 Hội họa ........................................................................................................................ 26
2.3.4 Âm nhạc ...................................................................................................................... 29
2.4 Văn học - Giáo dục ........................................................................................................... 30
2.4.1 Văn học ....................................................................................................................... 30
2.4.2 Giáo Dục ..................................................................................................................... 30
2.5 Khoa học – Kĩ thuật ......................................................................................................... 31
2.5.1 Vật liệu ........................................................................................................................ 31
2.5.2 Quân sự ....................................................................................................................... 31
2.5.3. Tuyến đường sắt của Nhật Bản……………………………………………………...33
2.5.4. Các tập đồn lớn…………………………………………………………………....34
2.5.5. Hàng khơng vũ trụ…………………………………………………………………..36
2.5.6. Cơng nghệ Nhật Bản……………………………………………………………...…39
Chương 3: Tình hình KT, CT-XH và thành tựu văn minh Nhật Bản hiện nay ............... 41

3.1 Về kinh tế Nhật Bản ......................................................................................................... 41
3.1.1 Tổng quan về nền kinh tế ............................................................................................ 41
3.1.2 Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản ............................................................................ 43
3.2 Về chính trị........................................................................................................................ 46
3.2.1 Thể chế chính trị của Nhật Bản .................................................................................. 46


3.2.2 Chính phủ Nhật Bản.................................................................................................... 47
3.3 Về xã hội ............................................................................................................................ 49
3.3.1 Tình hình xã hội Nhật Bản hiện nay ........................................................................... 49
3.3.2 Mặt trái của xã hội Nhật Bản ...................................................................................... 51
3.4 Thành tựu văn minh hiện nay của Nhật Bản ................................................................ 54
3.4.1 Công nghệ Robot ........................................................................................................ 54
3.4.2 Tàu cao tốc .................................................................................................................. 58
3.4.3 Cơng trình kiến trúc của Nhật Bản ............................................................................. 62
3.4.4 Truyện Tranh Manga,Anime của NhậtBản………………………………………….67
3.4.5 Các phát minh công nghệ Nhật Bản………………………………………………...70
3.4.6 Hàng không vũ trụ ………………………………………………………………..…77
3.4.7 Y học……………………………………………………………………………..….82
3.4.8 Công nghệ thực phẩm………………………………………………………..….…..86

III. TỔNG KẾT
  


LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi một Quốc gia đều có một nền văn hóa đặc trưng và riêng biệt. Văn hóa Nhật Bản là một
trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời
gian từ thời kỳ Jomon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa
châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Con người Nhật Bản có tính cách hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ những tính cách này mà văn hóa
và con người của họ đã trở thành một nét đặc trưng và nổi tiếng trên toàn thế giới. Người Nhật
đã biến đất nước nghèo tài ngun, khí hậu khắc nghiệt của mình thành một cường quốc.
Nhật bản không chỉ là cường cuốc về kinh tế, mà còn là một cường quốc về khoa học và cơng
nghệ. Nói cách khác, kinh tế Nhật Bản mạnh cũng vì nền khoa học và cơng nghệ từ nhiều thế
kỉ trước như nước Châu Âu, Nhật Bản đã làm được nhiều điều đáng nể về khoa học công nghệ
trông 1 thế kỉ qua. Khi nhắc đến Nhật Bản thì có lẽ chúng ta sẽ hình dung đến xứ sở hoa anh
đào với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế vươn mình từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Minh chứng cho điều này đó là con số người lao động đến Nhật vô cùng lớn mỗi năm, đông
nhất là Trung Quốc, đứng thứ 2 là Việt Nam. Bài tiểu luận này nhằm giới thiệu một số thơng
tin về văn hóa và xã hội Nhật Bản.
Khi con người đến được quần đảo Nhật Bản một chuỗi đảo nằm ở giữa Châu Á và Thái Bình
Dương bao la. Khi đặt chân lên mảnh đất này, những cư dân mới của Nhật Bản thấy đây là một
vùng đất trập trùng đèo cao, vực sâu, cùng những ngọn núi lửa hùng vĩ. Nèn văn minh Nhật
bản dần dần phát triển mang ảnh hưởng rất nhiều từ địa hình thiên nhiên. Người Nhật trờ thành
một dân tộc thích nghi với việc chống chọi với thiên nhiên hung tàn. Từ Thiên Hoàng đến
shogun (Tướng quân nắm thực quyền cai trị nước Nhật), từ võ sĩ samurai phong kiến đến người
nông dân làm việc trên đồng, tất cả đều góp phần tạo nên lịch sử của đất nước mình. Những
thành quách, đền chùa, tác phẩm nghệ thuật vẫn tồn tại đến ngày nay để kể cho chúng ta biết
về đời sống của người Nhật xưa.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : SƠ LƯỢC VỀ NHẬT BẢN
1.1

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên :
1.1.1 Vị trí địa lý

Nhật Bản thuộc khu vực Đơng Á, nằm về phía Tây của Thái

Bình Dương và được gộp thành từ 4 quần đảo lớn là: quần
đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, quần đảo Kuril (còn gọi là
quần đảo Chishima) và Izu-Ogasawara. Các đảo của Nhật
Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đơng Nam Á
đến Alaska.
Hình 1. Vị trí địa lý
Nhật Bản là quốc đảo độc lập, hồn tồn khơng có chung đường biên giới đất liền với bất kỳ
quốc gia nào. Lãnh thổ Nhật Bản được bao quanh bởi các vùng biển:
Phía Đơng và Nam: Thái Bình Dương.
Phía Tây Bắc: Biển Nhật Bản.
Phía Tây: Biển Đơng Hải.
Phía Đơng Bắc: Biển Okhotsk.
Nhật Bản có đường bờ biển kéo dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ. Đồi núi chiếm
72% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó phần lớn là núi lửa. Nhật Bản nổi tiếng với
nhiều ngọn núi cao, đực biết có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 530 ngọn núi cao hơn
2000 mét, trong đó cao nhất là núi Phú Sĩ với độ cao 3776 mét.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vịng cung, chủ yếu là đồi núi thấp, bờ biển
dài khúc khủy. Có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku,
Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và
núi lửa, tiêu biểu như ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản là núi Phú Sĩ
Bốn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu.


Hokkaido có rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư cịn thưa thớt. Các trung tâm cơng nghiệp
lớn: Sapporo và Muroran.
Kyushu là đảo phát triển công nghiệp nặng đặc biệt là khai thác than và thép. Các trung tâm
công nghiệp lớn: Fukuoka và Nagasaki.
Shikoku là đảo ngành nông nghiệp đóng vai trị phát triển kinh tế chính.
Hệ thống sơng ngịi Nhật Bản

Những con sơng được tạo nên từ những hịn núi dốc thường rất hẹp và có độ dốc rất cao. Nhiều
con sông lao ầm ầm như thác xuống biển. Nhật bản cũng là nước có rất nhiều hồ. Có lẽ mặt
nước tĩnh lặng của hồ nước đã tạo ra cảm giác đặc biệt cho người dân ở xứ sở núi và tuyết này.
Hồ Biwa là hồ đẹp nhất và có ý nghĩa nhất đối với người Nhật.
Khí hậu: Nhật Bản thuộc vùng ơn đới, có 4 mùa rõ rệt. Do địa hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến
từ Bắc xuống Nam vì thế khí hậu các vùng phân hóa khá rõ rệt, các vùng phía Bắc có nhiệt độ
trung bình thấp hơn hẳn các vùng phía Nam. Về cơ bản mùa xuân ở Nhật kéo dài từ tháng 3
tới tháng 5, mùa hạ từ tháng 6 tới tháng 8, mùa thu từ tháng 9 tới tháng 11, và mùa đơng từ
tháng 12 tới hết tháng 2.
Các dịng biển đóng vai trị quan trọng trong việc điều hồ nhiệt độ và khí hậu vùng duyên hải.
Chính nhờ ảnh hưởng của các dịng biển mà khí hậu Nhật Bản tương đối ơn hồ. Bên cạnh bốn
mùa mang những đặc điểm riêng, cịn có mùa mưa đầu hè ảnh hưởng đến nhiều vùng và mùa
bão bắt đầu từ hè nhưng tập trung vào mùa thu.
Động đất và núi lửa: Do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên
tương tác là vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương
nên lớp vỏ địa chấn phía dưới khơng bền vững khiến cho Nhật Bản có nhiều trận động đất hơn
bất cứ nước nào trên thế giới. Hiện nay tại Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động.
Đỉnh Phú Sĩ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ cũng là ngọn núi lửa đang hoạt động có khả năng
phun trào và đang được kiểm soát. Những trận động đất đi kèm với hoạt động của núi lửa
thường rất nhẹ ở mức con người không cảm nhận được, hoặc là những chấn động vừa và nhỏ
không gây hại cho con người, nhưng là dấu hiệu quan trọng nói lên hoạt động của núi lửa.
Hàng năm chỉ riêng ở khu vực Tokyo xảy ra từ 40 đến 50 trận động đất mà con người có thể
cảm nhận được, trong khi trung bình trên tồn quốc cứ 2 năm lại có một trận động đất mạnh


gây tổn thất. Trên cả nước và các vùng lân cận hàng năm có khoảng 7.500 chấn động địa chấn,
bao gồm cả những chấn động chỉ đo được bằng các phương tiện tinh vi nhất.
Tài nguyên thiên nhiên: Nhật Bản có rất ít tài ngun thiên nhiên. Các khống sản như quặng
sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than
đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nơng dân gặp rất nhiều khó

khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa
số lương thục thực phẩm phải nhập khẩu từ nước ngoài.
1.2 Đặc điểm chủng tộc, dân cư :
1.2.1 Đặc điểm chủng tộc
Nhật bản có 3 dân tộc : Dân tộc Yamato, Ainu, Ruykyu
Dân tộc Yamato
Dân tộc Yamato từng sinh sống ở vùng Hondo (nay là vùng Honshu, Shikoku, Kyushu) và còn
được gọi với tên khác là Wajin. Hầu hết người Nhật Bản hiện đại là con cháu của dân tộc
Yamato này. Người Yamato sinh sống ở hầu hết các khu vực tại Nhật Bản với số dân lên đến
hơn 120 triệu người. Hiện nay dân tộc này là dân tộc chính ở Nhật Bản.

Hình 2. Dân tộc Yamato


Dân tộc Ainu
Dân tộc Ainu là một dân tộc thiểu số ở Nhật, người bản xứ sống chủ yếu hòn đảo Hokkaido
ngày nay, và các hòn đảo trải dài từ Hokkaido đến Nga. Dân tộc Ainu từng sinh sống bằng cách
săn bắn, có ngơn ngữ, phong tục tập qn, … khác với người Nhật Hondo (Dân tộc Yamato) .
Dân tộc Ainu và Yamato bị ngăn cách bởi biển cả nhưng vẫn có những hoạt động giao lưu như
bn bán, thương mại,… Thế nhưng, vào thời Muromachi (1336- 1573), cuộc chiến tranh giữa
hai dân tộc Ainu và Yamto đã bùng nổ.

Hình 3. Dân tộc Ainu
Đến thời Minh Trị (1868- 1912), chính phủ Minh Trị của Hondo đã tiến hành khai phá vùng
Hokkaido, mặt khác lại đưa người Yamato đến đây và biến vùng Hokkaido thành lãnh thổ của
Nhật Bản. Sau đó, chính phủ Minh Trị trao cho người Ainu bản xứ (dân bản địa) quyền công
dân và họ đã trở thành công dân Nhật Bản như ngày nay. Những người dân hiện đang sống ở
vùng Hokkaido phần lớn là hậu duệ của những người di dân từ Hondo, hoặc những người lai
giữa hai dòng máu của hai dân tộc Ainu và Yamato, trong đó số người Ainu bản địa mà chính
quyền Hokkaido xác định được vào khoảng 20~30 nghìn người.

Dân tộc Ryukyu
Dân tộc Ryukyu sống ở tỉnh Okinawa, quần đảo Amami thuộc tỉnh Kagoshima ngày nay. Và
cũng giống như dân tộc Ainu, dân tộc Ryukyu có ngơn ngữ, phong tục tập quán và những nét
văn hóa khác so với dân tộc Yamato.


Hình 4. Dân tộc Ryukyu
Dân tộc Ryukyu đã từng gây dựng một đất nước riêng của mình với tên gọi là Vương quốc
Ryukyu thuộc tỉnh Okinawa ngày nay và cũng có đức vua của mình. Vương quốc Ryukyu ngày
trước rất phát triển và hưng thịnh nhờ việc giao thương với Trung Quốc, … Nhưng vào năm
1609 thời Edo, Satsuma-han (phiên Satsuma) (chính quyền địa phương ở tỉnh Kagoshima và
Miyazaki, Kyushu ngày nay) tiến hành xâm lược Vương quốc Ryukyu và biến vương quốc này
trở thành một nước chư hầu của Nhật Bản. Sau đó, vào năm 1871, thời Edo, chính quyền Minh
Trị phế bỏ vương quyền của Vương quốc Ryukyu và đặt Okinawa vào khu vục quản lý của
Hondo (chính quyền địa phương) và biến vương quốc Ryukyu thành một phần của Nhật Bản.
Dân tộc sống ở Vương quốc Ryukyu là người dân Ryukyu, và những người sinh sống ở
Okinawa và Quần đảo Amami được cho là con cháu của dân tộc Ryukyu.

Hình 5. Vương quốc Ryukyu
1.2.2 Đặc điểm dân cư
Đặc điểm dân cư Nhật Bản - là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven
biển, tới 49% dân số cả nước sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và một số
thành phố lân cận, mật độ dân cư ở đây lên tới 1350 người/km2 trong khi ở đảo Hokkaido mật


độ chỉ là 64 người/km2.Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần -Người lao động cần cù,
làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.Những đức tính đó đã trở thành động lực quan
trọng trong cơng việc phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Với một vai trò hết sức quan trọng trong
việc phát triển đất nước. Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển theo hướng sử dụng triệt để tính
cách đó. Tuy nhiên, tốc độ tang dân số hang tram năm giảm dần, tỉ lệ người già càng tang đã

khiến cho Nhật Bản bị thiếu hụt nguồn lao động và tang áp lực đối với an sinh xã hội . -Giáo
dục được chú ý đầu tư… Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục.
Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, theo thống kê năm 2007 tuổi thọ của nữ
giới là 88,99 và của nam giới 79,19.Nhật Bản có tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp với có xu ướng
giảm dần chỉ còn 0,1% năm 200. Nhật Bản đang đối mặt về sức ép dân số trong khi dân số
đang bị già hóa đi, một bộ phận sắp nghỉ hưu nhưng số lượng người thay thế lạ giảm. Tuy là
nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhưng tỷ lệ sinh lại Nhật lại ở mức thấp nhất.

Hình 7. Sự phân bố dân số
Dân số Nhật Bản là có xu hướng già hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng, tỷ lệ dân
cư từ 65 tuổi trở lên chiếm đến 19,2% năm 2005, so với năm 1995 là 15,7% trong khi đó tỷ lệ
dân cư trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi năm 2005 là 66,9%, so với năm 1995 tỷ lệ này là 69%.
Chính phủ Nhật Bản cho rằng tỷ lệ người cao tuổi này sẽ lên đến 40% trước năm 2050. Giới
trẻ Nhật Bản ngày nay cũng như xu hướng của giới trẻ một số quốc gia khác là muốn kết hơn
muộn và sinh con ít, thậm chí ko muốn lập gia đình, vì các lý do về cơng việc, tính thích độc
lập hay nhu cầu hưởng thụ của bản thân. Do đó việc cải thiện tình hình dân số của nước này sẽ
gặp nhiều khó khăn.


1.3

Lược Sử :
1.3.1Thời đồ đá cũ

Đây là thời kỳ khoảng 100.000 đến 30.000 năm TCN, khi những công cụ bằng đá sớm nhất
được tìm thấy, khoảng 14.000 năm TCN, vào cuối thời kỳ băng hà, tương ứng với sự mở đầu
của thời kỳ đồ đá giữa Jōmon. Thời gian 35.000 năm TCN được phần lớn mọi người chấp
nhận: mọi niên đại của sự hiện diện con người trên đảo quốc này trước 30.000-35.000 năm
TCN đều vẫn còn bàn cãi, với các đồ tạo tác ủng hộ cho sự hiện diện con người trước năm
35.000 TCN về mặt khảo cổ học vẫn cịn bị nghi ngờ về tính xác thực. Từ khoảng 15.000 năm

đến 5.000 năm trước Công nguyên, ở Nhật Bản đã có những bộ tộc người nguyên thủy sống
du mục, săn bắt và hái lượm.
Thời kỳ đồ đá Nhật Bản cũng có sự độc đáo là sự xuất hiện của các đá móng và cơng cụ được
mài nhẵn sớm nhất trên thế giới, niên đại khoảng 30.000 năm TCN, một công nghệ đặc trưng
gắn với sự mở đầu của thời kỳ đồ đá mới, khoảng 10.000 năm TCN, tại phần cịn lại của thế
giới. Các cơng cụ thời kỳ đồ đá cũ Nhật Bản do đó thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của thời
kỳ đồ đá giữa và thời kỳ đồ đá mới từ những năm 30.000 TCN.
1.3.2 Thời kỳ Jomon
Thời kỳ Jomon đặt theo tên hiện vật khảo cổ là thứ đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng. Vào
khoảng thời gian cách đây hơn 10.000 năm lãnh thổ Nhật Bản và đất liền nối nhau ở phía nam
qua Hàn Quốc và phía bắc qua Hokkaidō và Sakhalin, tạo thành một biển nội địa ở giữa. Những
khu định cư ổn định xuất hiện vào khoảng năm 10.000 TCN tương ứng với nền văn hóa đồ đá
giữa hoặc, theo một số tranh cãi, văn hóa đồ đá mới, nhưng mang những đặc điểm của cả hai
nền văn hóa đó. Những tổ tiên xa của tộc người Ainu của Nhật Bản hiện đại, những thành viên
đa dạng của nền văn hóa Jōmon (10.000 – 300 TCN) để lại những di chỉ khảo cổ rõ ràng nhất.
Nhiều di tích khai quật được trong giai đoạn này cho thấy thời kỳ đầu và trung kỳ Jōmon đã
diễn ra một sự bùng nổ về dân số. Hai thời kỳ này tương ứng với thời tiền sử Holocene Climatic
Optimum (từ 4000 đến 2000 TCN) khi nhiệt độ cao hơn bây giờ vài độ C và mực nước biển
cao hơn từ 2 đến 3 mét. Những di chỉ đồ gốm mang tính nghệ thuật cao, như các bình gốm
nung lửa có trang trí, được tìm thấy trong gian đoạn này.


Vào cuối thời Jōmon, theo nghiên cứu khảo cổ học, một thay đổi quan trọng đã diễn ra. Các
hình thức nông nghiệp sơ khai đã phát triển thành việc canh tác trên các ruộng lúa và xuất hiện
sự kiểm soát của chính quyền. Rất nhiều nhân tố văn hóa Nhật Bản có thể khởi nguồn từ thời
kỳ này và phản ánh lại những cuộc di cư từ phía nam lục địa châu Á và phía nam Thái Bình
Dương. Trong những nhân tố này có các truyền thuyết về Thần đạo, các tục lệ hôn nhân, các
phong cách kiến trúc và những phát triển về kỹ thuật như đồ sơn mài, những cây cung được
kéo mỏng, kỹ thuật chế tác đồ kim loại và đồ thủy tinh.
1.2.3 Thời kỳ Yayoi

Yayoi được coi là thời kỳ mà xã hội nông nghiệp thể hiện đầy đủ những đặc điểm trọn vẹn của
nó lần đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất phù sa, kê, lúa
mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Nơng cụ, vũ khí bằng đồng, thiếc và sắt
đã được mang tới từ lục địa châu Á và được sử dụng phổ biến. Những người Yayoi đầu tiên có
thể đã xuất hiện ở miền bắc Kyūshū và sau đó chuyển lên hòn đảo lớn nhất Nhật Bản Honshū,
nơi họ nhanh chóng thay thế người thời kỳ Jōmon bản địa. Người Yayoi cũng chế tác ra những
chiếc chuông dùng cho nghi lễ, gương và vũ khí bằng đồng. Vào thế kỷ I, họ bắt đầu sử dụng
các công cụ nông nghiệp và vũ khí bằng sắt. Khi dân số người Yayoi tăng lên, xã hội của họ
trở nên phức tạp hơn. Họ dệt len, sống định cư trong những ngôi làng làm nông nghiệp, xây
dựng các kiến trúc bằng đá và gỗ, bắt đầu xuất hiện những người giàu có sở hữu nhiều đất và
tích trưc được nhiều lương thực dẫn đến việc phân chia ra các đẳng cấp xã hội khác nhau. Sự
phát triển này có thể bắt nguồn từ nền văn hóa làm thủy lợi và trồng lúa nước ở lưu vực sông
Dương Tử miền nam Trung Quốc.. Xã hội Yayoi dần phát triển thành một xã hội với sự thống
trị của tầng lớp quý tộc quân đội và những lãnh địa được tổ chức theo mơ hình gia tộc, đặc
điểm nổi bật của thời Kofun sau đó.
Thời kỳ Asuka
Thời kỳ Asuka kéo dài từ năm 538 đến năm 710, mặc dù giai đoạn khởi đầu của thời kỳ này
có thể trùng với giai đoạn cuối của thời kỳ Kofun. Quốc gia Yamato, ra đời trong thời kỳ Kofun,
phát triển rất nhanh trong thời kỳ Asuka. Nhiều cung điện hoàng gia được xây dựng trong vùng
ở thời kỳ này. Thời kỳ Asuka được biết đến với những thay đổi quan trọng về nghệ thuật, xã
hội và chính trị. Những thay đổi này có nguồn gốc vào cuối thời Kofun, nhưng chịu nhiều ảnh
hưởng của sự xuất hiện của đạo Phật ở Nhật Bản. Phật giáo xuất hiện đánh dấu một thay đổi


lớn trong xã hội Nhật Bản. Thời kỳ Asuka còn được phân biệt với các thời kỳ khác bởi sự thay
đổi tên của quốc gia từ Oa quốc Yamato thành Nhật Bản phục hồi quyền lực của vương quốc
Đại Hòa. Các cố gắng đầu tiên để tạo nên hiến pháp và một hệ thống giai cấp chính thức. Thánh
Đức Thái Tử quảng bá cho đạo Phật.
1.2.4 Thời kì Nara
Đây là thời định đơ dầu tiên của Thiên hồng. Kinh đơ Nara được xây dựng theo kiểu mẫu

Trường An nhà Đường. chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc. Phật giáo trở thành
quốc giáo. 710 kinh đô Nara được khởi cơng xây dựng có tên là Heijokyo. 712 sử thi Kojiki
được viết bằng tiếng Nhật. 718 sử thư Nihonshoki (Nhật Bản thư kỉ) hay Nihongi (Nhật Bản
kỉ) được viết bằng Hán văn. Khoảng 760 bộ Manyoshu (Vạn diệp tập) hợp tuyển thơ ca 4500
bài, viết bằng chữ Nhật gọi là Manyogana (Vạn diệp giả danh). 784 kinh đô dời sang Nagaoka.
Thời kì Heian
Đây là thời đại q tộc, cơng gia. Quyền lực từ Thiên hồng chuyển dần sang dịng họ
Fujiwara. Thật sự từ năm 898 có thể gọi là thời kì Fujiwara. Các tư tưởng, nghệ thuật từ Trung
Quốc du nhập vào Nhật Bản dần dần được Nhật Bản hoá. Sự phát triển của chữ viết Kana tạo
thuận lợi nền văn học Nhật Bản thực sự.
1.2.5 Thời Kamakura
Thời kỳ Kamakura là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản đánh dấu sự thống trị của Mạc phủ
Kamakura, chính thức thiết lập năm vào 1192 bởi shogun Kamakura đầu tiên , đánh dấu sự
chuyển dịch sang nền kinh tế dựa trên đất đai và sự tập trung kỹ thuật quân sự hiện đại vào tay
tầng lớp võ sĩ. Các lãnh chúa yêu cầu sự phục vụ trung thành của các chư hầu, đổi lại họ được
ban thưởng thái ấp. Chủ thái ấp áp dụng các luật lệ quân sự địa phương.
Bất chấp khởi đầu mạnh mẽ, Yoritomo không thể củng cố quyền lãnh đạo của gia tộc mình
một cách lâu dài. Sự bất đồng trong nội bộ gia tộc đã từ lâu tồn tại trong gia tộc Minamoto,
mặc dù Yoritomo đã tiêu diệt những kẻ thách thức chính với quyền lực của mình. Khi ơng đột
ngột qua đời năm 1199, con trai ông Minamoto no Yoriie trở thành Shogun và người đứng
đầu trên danh nghĩa của nhà Minamoto, nhưng Yoriie khơng thể kiểm sốt được các gia tộc
chiến binh ở phía Đơng. Cho đến đầu thế kỷ 13, một Nhiếp chính được bổ nhiệm cho
Shogun, đó là Hōjō Tokimasa—một thành viên của gia tộc Hōjō, một nhánh của gia tộc Taira


đã tự mình liên minh với gia tộc Minamoto năm 1180. Người đứng đầu gia tộc Hōjō được lập
làm nhiếp chính cho Shogun trong thời này được gọi là Shikken, mặc dù sau đó những vị trí
được tạo ra với quyền lực tương tự như Tokuso và Rensho. Thường thì Shikken cũng là
Tokuso và Rensho. Dưới thời Hōjō, Shogun trở thành một bù nhìn khơng cịn quyền lực.
Vài thành tựu về hành chính quan trọng đạt được dưới thời nhiếp chính Hōjō. Năm 1225,

nhiếp chính thứ 3 Hōjō Yasutoki thành lập Hội đồng Quốc gia, trao cơ hội cho các lãnh chúa
quân sự khác thực hiện quyền tư pháp và lập pháp tại Kamakura. Nhiếp chính Hōjō chủ trì
hội đồng, một hình thức cùng lãnh đạo thành cơng. Việc áp dụng bộ luật quân sự đầu tiên của
Nhật Bản — Goseibai Shikimoku—năm 1232 phản ánh sự chuyển dịch về bản chất từ triều
đình sang xã hội qn sự hóa. Trong khi việc thực thi pháp luật tại Kyoto vẫn dựa trên các
nguyên tác Nho giáo 500 năm tuổi, bộ luật mới là các văn bản bắt buộc thi hành cao, nhấn
mạnh vào nhiệm vụ của những người quản lý về dân sự và quân sự, đưa ra phương tiện để
giải quyết các tranh chấp đất đai, và thành lập các quy tắc về quyền thừa kế. Nó súc tích và rõ
ràng, quy định việc trừng phạt người vi phạm, và vẫn có hiệu lực trong vịng 635 năm sau.
1.3.6 Thời Muromachi (1333 – 1603)
Thời Muromachi là một bộ phận của lịch sử Nhật Bản hoạt động từ khoảng năm 1336 đến
1573. Thời kỳ đánh dấu sự cai trị của Mạc phủ Muromachi hoặc Ashikaga được chính thức
thành lập năm 1338 bởi Shogun Muromachi đầu tiên, Ashikaga Takauji, hai năm sau khi
ngắn gọn tân chính kemmu (1333-1336) cai trị đế quốc đã được đưa đến một gần. Thời kỳ kết
thúc vào năm 1573 khi vị tướng quân thứ 15 và cuối cùng của dòng này, Ashikaga Yoshiaki,
bị Oda Nobunaga đuổi ra khỏi thủ đơ ở Kyoto. Từ góc độ văn hóa, thời kỳ này có thể được
chia thành thời kỳ Kitayama và Higashiyama (sau thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 16). Những năm đầu
từ 1336 đến 1392 của thời Muromachi được gọi là thời kỳ Nanboku-chō hoặc Bắc và Nam.
Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự kháng cự liên tục của những người ủng hộ Hoàng đế GoDaigo, hoàng đế đứng sau Phục hồi Kenmu. Những năm từ 1465 đến cuối thời Muromachi
còn được gọi là thời kỳ Sengoku hay thời Chiến Quốc.
1.3.7 Thời Edo ( Thời kì Tokugawa)
Thời kỳ Edo , còn gọi là thời kỳ Tokugawa, kéo dài từ năm 1603 đến năm 1868. Năm
1600, Tokugawa Ieyasu đánh bại liên quân bốn mươi Daimyo miền Tây tại Sekigahara và nắm
chính quyền. Tokugawa Ieyasu được bổ nhiệm làm shōgun (Các thái ấp được những người tùy


tùng của Shogun cai quản, tuy nhiên quyền lực ở đây rất lớn) Thành lập bộ luật hợp pháp cho
các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm sốt triều đình và Thiên hồng.
Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn
trong những người ở cùng một đẳng cấp. Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ-tớ phong kiến

được thiết lập.
Buôn bán và đạo Ki-tô một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy
nhiên, cũng như Hideyoshi, Mạc phủ Tokugawa ngày càng e ngại đạo Ki-tô và bắt đầu những
biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa thì đạo Kitơ hồn tồn bị cấm tại Nhật Bản. Những tín đồ Ki-tơ giáo người Nhật Bản bị hành hình
Dưới thời này, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương tây, lĩnh vực học tập
chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học ví dụ
như nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng
hồ Nhật Bản, hay wadokei, chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây.
Sự hưng thịnh của Tân Nho giáo là sự phát triển tri thức quan trọng dưới thời Tokugawa.
Nho học vẫn hoạt động tích cực ở Nhật Bản nhờ các nhà sư, nhưng dưới thời Tokugawa, Nho
giáo đã thoát ra khỏi sự kiểm soát của Phật giáo. Hệ tư tưởng này đã thu hút được sự chú ý về
một cái nhìn thế tục về con người và xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa duy lý và viễn
cảnh lịch sử của học thuyết Tân Nho giáo hấp dẫn giới quan lại. Cho đến giữa thế kỷ 17, Tân
Nho giáo là hệ thống triết học hợp pháp thống trị nước Nhật và đóng góp lớn cho sự phát triển
các hệ tư tưởng kokugaku (“Quốc học”)

Hình 8: Nhà hát kịch và cuộc sống thành thị thời Edo


1.7.8 Đế quốc Nhật Bản
Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp được ban hành năm 1889, chính thức trao nhiều quyền
hạn chính trị vào tay Thiên hồng. Tuy nhiên cho đến 1936, từ " Nhật Bản Đế quốc" mới được
chính thức sử dụng. Nước Nhật trở thành một công cụ phục vụ cho quân đội và Thiên hoàng
Nhật Bản. Kiếm Nhật (katana) được đem ra làm phù hiệu cho lý tưởng đế quốc,
súng Nambu được dùng để biểu hiện tinh thần cận chiến của quân đội Nhật. Trước khi tham
dự vào Chiến tranh thế giới thứ nhất từ sau khi bắt đầu Minh Trị Duy tân, Đế quốc Nhật Bản
đã tham gia hai cuộc chiến quan trọng. Cuộc chiến thứ nhất là Chiến tranh Nhật-Trung thứ
nhất xảy ra giữa thời kỳ 1894 và 1895. Cuộc chiến này chủ yếu xoay quanh việc tranh giành
quyền kiểm soát và ảnh hưởng đối với bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản tham gia Chiến tranh thế
giới thứ nhất năm 1914 theo phe Entente nhân cơ hội Đế quốc Đức đang bận rộn với chiến

tranh ở châu Âu và Nhật muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Quốc Đối với đồng minh
phương Tây, đặc biệt là Anh đang đương đầu chiến tranh nặng nề tại châu Âu, Nhật Bản tìm
cách bám lấy vị thế của mình tại Trung Quốc bằng việc đưa ra 21 điều đòi hỏi áp đặt lên Trung
Quốc vào năm 1915. Đế quốc Nhật Bản liên minh quân sự với Đức quốc xã và phát xít Ý vì
có chung mục đích là chia sẻ vùng ảnh hưởng của mình; phát xít Đức và Ý bành trướng ở châu
Âu và đế quốc Nhật bành trướng ở châu Á. Liên minh quân sự này được hình thành để tăng
cường sức mạnh quân sự của họ và sự hợp tác trong quan hệ với các quốc gia khác, được biết
với tên gọi là phe Trục.
1.7.9 Thời hậu chiến (1945- Nay)
Bằng cách ký Tuyên bố Potsdam vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, sự chiếm đóng của GHQ
bắt đầu, Đế quốc Nhật Bản đã được giải thể. Triều Tiên được chia hai và được chiếm đóng
bởi Hoa Kỳ và Liên Xơ. Quần đảo Ryukyu và vùng biển phía Nam đã do Hoa Kỳ quản
lý, Đài Loan được đưa vào trong bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc, vùng Sakhalin thuộc vào
lãnh thổ Liên Xô. Trước khi diễn ra Tịa án Tokyo, có một vài chính trị gia đã tự tử.Các chính
trị gia tối cao của Phe Trục: Adolf Hitler tự Victor Emmanuel III đã bị truất ngơi và bị. Tuy
nhiên, chính trị gia tối cao của cựu Đế quốc Nhật Bản - Thiên hoàng Hirohito đã khơng bị
truất ngơi. Ơng thốt khỏi Tồ án Tokyo và vẫn giữ được ngơi vị của mình hầu như là nhờ
vào lịng thương xót của Douglas MacArthur. Sau khi xử tử bảy tội phạm chiến tranh A-class,
các chính trị gia của cựu Đế quốc Nhật Bản đã được tha bổng sau khi tham gia vào các "khóa


học đảo ngược". Chính sách này được thực hiện đối với Nhật Bản như là "cơ sở của Chủ
nghĩa chống cộng".
Ngày 25 tháng 6 năm 1950, khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Nhật Bản đã trở thành hậu
cần cho quân đội Mỹ. Và, 8 tháng 9 năm 1951, Liên minh Hiệp ước "Hiệp ước San
Francisco" và quan hệ Mỹ-Nhật lần đầu tiên đã được ký kết và xác nhận, nó có hiệu lực từ
ngày 28 tháng 4 năm 1952. Mĩ chiếm đóng Nhật Bản: lần đầu tiên Nhật bị qn nước ngồi
chiếm đóng. 1946 hiến pháp mới được ban hành, Thiên hồng mất tất cả quyền lực về chính
trị và quân sự và chỉ là biểu tượng của quốc gia. Áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu và bảo
đảm nhân quyền. Nhật Bản bị cấm lãnh đạo chiến tranh và duy trì quân đội. Thần đạo và nhà

nước được tách biệt rõ ràng. 1954 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập. Sau khi bại
trận, Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế với tốc độ “thần kì”, Sự biến
chuyển của lịch sử Nhật Bản qua các thời kỳ đã góp phần hun đúc cho những người dân Nhật
Bản ý chí kiên cường, vượt lên mọi khó khăn, nghịch cảnh để trở thành một cường quốc kinh
tế lớn như hiện nay


CHƯƠNG 2 : NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA NỀN VĂN MINH NHẬT BẢN
(TRƯỚC 1945)
2.1

Chữ viết :
2.1.1

Chữ Katakana

Chữ Katakana ra đời cùng thời với chữ Hiragana, tức là vào
đầu thời đại Heian. Bộ chữ này được tạo thành do giản lược
một phần chữ Manyogana, bởi vậy nó có tên là Kata (Phiến:
một phần). Tuy nhiên loại chữ này chỉ được giới tăng lữ sử
dụng vào việc ghi chép cách đọc kinh Phật, còn việc sử dụng
loại chữ này trong các tác phẩm văn học phải vào thế kỷ thứ
XII (tác phẩm “Konjaku Monogatari” được viết bằng chữ
Hán và chữ Katakana). Ban đầu, nhiều chữ Katakana có thể
được dùng để ghi 1 âm tiết. Sang thời Muromachi (13361603), mối liên hệ 1-1 giữa âm tiết và chữ Katakana được

Hình 12. Chữ Katakana

thiết lập. Loại chữ Katakana được sử dụng ngày nay đã được chuẩn hóa vào năm 1900. Chữ
Katakana ban đầu chỉ được tạo ra nhằm mục đích kí hiệu bên cạnh các câu văn giúp cho việc

đọc Hán tự dễ dàng hơn. Ngồi ra thì cịn được sử dụng để thể hiện tên quốc gia khơng thuộc
vùng văn hóa chữ.
2.1.2 Chữ Hiragana
Chữ Hiragana được hình thành từ lối viết thảo chữ Manyogana, phổ biến vào thời Heian. Dựa
trên những ghi chép còn lại đến ngày nay, người ta cho rằng chữ Hiragana đã ra đời vào khoảng
cuối thế kỷ thứ IX, đầu thế kỷ thứ X. Vào thời đó, chữ này được gọi là Onnade, tức là loại chữ
chỉ dành cho phụ nữ viết. Nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Hiragana đã ra đời như “Tập
hòa ca” (Wakashu) và bộ tiểu thuyết nổi tiếng đầu tiên của Nhật Bản “Truyện kể Ghên-ji”
(Genji monogatari). Trong khi chữ Hiragana được coi là loại chữ dành cho phụ nữ, thì lúc này
chữ Hán hay chữ Manyogana được gọi là Otode tức là loại chữ của nam giới. Chữ Hiragana
(Kana biến thể) lúc đầu có số lượng rất lớn, nhưng đã được điều chỉnh dần dần để trở thành
một hệ thống gồm 48 đơn vị ghi âm như ngày nay. Chữ Hiragana hiện nay được dùng để viết
những từ Nhật Bản và những từ vay mượn gốc Trung Quốc nhưng không thể viết bằng chữ
Hán trong bảng chữ Hán thường dụng.


2.1.3 Chữ Kanji
Bảng chữ cái Kanji nằm trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật
được hình thành và bắt nguồn từ Trung Quốc từ khoảng thế
kỷ thứ 5. Kanji chính là hệ thống chữ hán được du nhập từ
Trung Quốc vào Nhật Bản từ nhiều vùng miền và các thời
kỳ khác nhau của Trung Quốc và biến đổi đi thành hệ thống
chữ Kanji bây giờ. Khi mới du nhập vào nhật bản, chữ hán
nhận được sự chấp thuận của nhiều người, và đặc biệt là các
nhà sư, và nó được sử dụng rộng rãi.

Hình 14. Chữ Kanji

Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số
phần trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn chữ Hiragana được dùng để viết đi của

các động từ, từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc hay nhớ bằng Kanji.
2.2 Tơn giáo- Tín ngưỡng Nhật Bản :
Người Nhật Bản đa phần có tín ngưỡng Phật giáo và Thần đạo. Người Nhật Bản khơng
thích màu tím, họ cho rằng màu tím mang màu sắc đau thương, họ kiêng kị nhất là màu xanh
lá cây, vì họ cho rằng màu xanh lá cây là màu khơng may mắn. Người Nhật Bản cịn kiêng kị
3 người cùng chụp chung ảnh, họ cho rằng người đứng ở giữa sẽ bị 2 người bên trái và bên
phải kẹp lấy, đây là điềm khơng may. Họ cịn kiêng kị hoa sen, cho rằng hoa sen là hoa tang
tóc. Khi đi thăm người bệnh, họ kiêng kị tặng hoa sơn trà, hoa có màu vàng nhạt và hoa màu
trắng.
2.2.1 Thần đạo ( Shinto)
Đến nay vẫn khó có thể biết được, những người đầu tiên di cư đến quần đảo Nhật Bản để làm
nhà thực chất đến từ đâu, có thể là từ Biển phía Nam, từ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc,… chỉ
biết rằng nơi đầu tiên mà họ đặt chân đến là vùng Yamato, ở phía nam tỉnh Nara, và đây cũng
chính là cái nơi của văn hóa Nhật Bản. Tuy vậy, trước khi những người này di cư đến đảo Nhật
Bản, thì trên đảo đã tồn tại những người bản địa rồi, và đó là người Ainu. Người Ainu khơng
chào đón những vị khách mới cùng chung sống, và đó là lí do họ vẫn sống tách biệt với người
Nhật cổ, thậm chí đến tận ngày nay.


Những người Nhật cổ cùng chung sống trên một vùng đất, sinh con đẻ cái và kết hơn, những
người có chung huyết thống và có quan hệ hơn nhân tụ tập lại hình thành nên các uji – gia tộc.
Họ thường tập trung quây quần trong những
dịp lễ đặc biệt như sinh đẻ, hiếu hỉ, những lễ
hội quanh năm như lễ hội gieo hạt vào mùa
xuân hoặc lễ thu hoạch vào mùa thu. Trải qua
những hoạt động làm nông và tác động từ
môi trường tự nhiên, Thần đạo dần dần được
hình thành.
Hình 15. Nhóm người bộ tộc Ainu năm 1902
Khởi đầu của Thần Đạo

Các gia tộc luôn tin rằng các thần linh trong tự nhiên sẽ cầu phúc cho con cái và mùa màng
của họ, ln tỏ ra tơn kính đối với các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, gió, mưa và thủy triều.
Thần đạo từ đó mà sinh ra, và nó được truyền qua các thế hệ trong gia đình, cũng như qua các
thần chủ, những người đi cầu thần linh ban phúc. Mỗi làng, mỗi gia tộc lại có những vị thần
của riêng mình, thường gắn với đặc trưng tự nhiên tưng vùng. Sống gần gũi với thiên nhiên,
họ luôn coi rằng Thần linh luôn tồn tại, khi ấy chẳng có gì tách biệt giữa tơn giáo với văn hóa.
Mọi người ln cơng nhận sự tồn tại của các thần linh, khi họ chứng kiến những chiếc cổ thụ,
những khu rừng rậm rạp, những ngọn núi, thác nước hùng vĩ,… Họ ln tơn kính và tỏ ra sùng
bái những sự vật, hiện tượng mà họ thấy bất thường hoặc kì vĩ… và họ tin rằng có thần linh
trong những sự vật hiện tượng đó, thần lửa, thần gió, thần mưa, thần sấm, thần suối, thần sơng,
thần núi, thần gạo, rồi thì thần đá, thần đường, thần biển, thần nhà, thần bếp,… Họ tin rằng
thần linh có mặt ở khắp mọi nơi
Đặc điểm Thần Đạo thuở ban đầu
Các nghi lễ thần đạo trong năm được tổ chức dựa theo vụ mùa làm nông quanh năm. Mỗi
nơi, mỗi làng tổ chức có một chút khác nhau nhưng về tổng thể lễ hội là dịp để người dân quần
tụ và cùng nhau cầu chúc mưa thuận gió hịa.Trong lễ hội, người ta hay cầu cho những sai sót,
tội lỗi sẽ được bỏ qua và lấy đi, để họ được thanh tẩy, qua đó dễ dàng cảm tạ các thần linh và
cầu phúc cho gia đình, đất nước mình.


Ngoài các vị thần trên thiên giới, các thổ thần – thần địa phương, các vị thần trong tự nhiên,
những người xuất chúng, hay trong hoàng thất cũng được coi là thần,.. tựu chung lại đã lên đến
khoảng 8 triệu thần linh các loại. Nhiều thần là những thành hoàng, những vị thần bảo hộ cho
một khu vực hoặc một gia đình nhất định, và khơng được biết đến rộng rãi ở bên ngồi. Mỗi
ngơi làng đều có những ngơi đền dành cho các gia tộc trong làng đến thờ phụng. Những thổ
thần có thể gắn với những địa danh của địa phương như thác nước, núi, sông…
2.2.2 Phật giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt ra đời và tồn tại từ xa xưa cùng nhân loại, là nhu
cầu tinh thần không thể thiếu của một bộ phận đông đảo người dân ở hầu hết các quốc gia. Tơn
giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống xã hội nhiều mặt của con người.

Nhật Bản là quốc gia phát triển ở trình độ cao trên nhiều lĩnh vực. Một trong những nguyên
nhân tạo nên sự thành cơng đó là sự tác động
của nền văn hóa độc đáo với bản sắc Nhật Bản.
Tiếp nhận ảnh hưởng từ các nền văn hóa lân
cận, với những giá trị văn hóa, văn minh như
Khổng giáo, Phật giáo... người Nhật đã tạo nên
một nền văn hóa đặc sắc, đậm tính dân tộc, được
thế giới trân trọng. Phật giáo ngay từ đầu hịa
nhập cùng nền văn hóa bản địa đã trở thành bộ
phận khơng tách khỏi lịch sử, văn hóa và con
người Nhật Bản. Phật giáo đã góp phần quy

Hình 16. Đại phật Kamakura tại chùa Kotokuin

tụ, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc tạo lập nên một quốc gia Nhật Bản thống nhất.

Một vài nét lịch sử Phật giáo ở Nhật Bản
Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên muộn hơn nhiều so với Việt
Nam. Cho tới nay, thời điểm Phật giáo vào Nhật Bản được coi là năm 538 sau Công nguyên,
vua Bách Tế (một vương quốc thuộc bán đảo Triều Tiên) cử đoàn sứ thần sang Nhật Bản, trong
đó có cả các nhà sư cùng với tặng phẩm là bức tượng Phật bằng vàng và một bộ kinh Phật. Tuy
vậy, trong dân gian, Phật giáo đã được truyền bá từ trước đó vào thơng qua những người nước
ngoài. Phật giáo đã từng bước hiện diện trong đời sống xã hội ở Nhật Bản. Thời kỳ đầu, Phật


giáo chỉ có ảnh hưởng đối vớigiới q tộc, sau đó mới dần truyền bá trong tầng lớp bình dân.
Người có vai trị quan trọng nhất trong sự phát triển của Phật giáo Nhật Bản thời kỳ này là Thái
tử Shotoku (Thánh Đức Thái tử). Bên cạnh đề cao tôn giáo truyền thống là Thần đạo, Thái tử
Shotoku đã ban bố Hiến pháp 17 điều, trong đó ghi rõ: “Dốc lịng tín ngưỡng nơi Tam bảo, qui
y theo Phật, Pháp, Tăng. Dứt bỏ tà tâm, tuyệt đối tuân theo giáo lý nhà Phật". Đây là bằng

chứng khẳng định có tính pháp lý về vị trí của Phật giáo tại Nhật Bản thời đó.
Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên muộn hơn nhiều so với Việt
Nam. Cho tới nay, thời điểm Phật giáo vào Nhật Bản được coi là năm 538 sau Công nguyên,
vua Bách Tế (một vương quốc thuộc bán đảo Triều Tiên) cử đồn sứ thần sang Nhật Bản, trong
đó có cả các nhà sư cùng với tặng phẩm là bức tượng Phật bằng vàng và một bộ kinh Phật. Tuy
vậy, trong dân gian, Phật giáo đã được truyền bá từ trước đó vào thơng qua những người nước
ngồi. Phật giáo đã từng bước hiện diện trong đời sống xã hội ở Nhật Bản. Thời kỳ đầu, Phật
giáo chỉ có ảnh hưởng đối vớigiới q tộc, sau đó mới dần truyền bá trong tầng lớp bình dân.
Người có vai trị quan trọng nhất trong sự phát triển của Phật giáo Nhật Bản thời kỳ này là Thái
tử Shotoku (Thánh Đức Thái tử). Bên cạnh đề cao tôn giáo truyền thống là Thần đạo, Thái tử
Shotoku đã ban bố Hiến pháp 17 điều, trong đó ghi rõ: “Dốc lịng tín ngưỡng nơi Tam bảo, qui
y theo Phật, Pháp, Tăng. Dứt bỏ tà tâm, tuyệt đối tuân theo giáo lý nhà Phật". Đây là bằng
chứng khẳng định có tính pháp lý về vị trí của Phật giáo tại Nhật Bản thời đó. Cho tới nay, Phật
giáo Nhật Bản đã trải qua gần hai nghìn năm lịch sử với nhiều thăng trầm. Thời kỳ Nara (710794), Phật giáo có vị trí như một tơn giáo nhà nước, phát triển mạnh mẽ và khá đa dạng, với 6
tông phái chủ yếu bao gồm : Tam Luận tông, Thành Thực tông, Câu Xá tông, Pháp Tướng
tông, Hoa Nghiêm tông, Luật tông, được gọi chung là “Nam Đô lục tông ". Phật giáo Nhật Bản
mang màu sắc nhập thế, nhằm đi vào lòng người thuộc mọi đối tượng. Với hai khuynh hướng:
khuynh hướng cung cấp những dịch vụ thiết thân như chữa bệnh, làm lễ trong đám tang, vỗ về
người sống bằng các nghi lễ cầu hồn nhằm tạo sự an tâm về sự quấy rối của linh hồn khi có
người chết…cho quảng đại quần chúng và khuynh hướng phục vụ những người coi thế giới
này là ảo và chất đầy sự đau khổ, đem lại cho họ nhận thức và phương tiện để giải thoát, Phật
giáo Nhật Bản nhanh chóng được cả giới cầm quyền và đơng đảo người dân chấp nhận.Điều
đáng chú ý là trong số các tôn giáo lớn trên thế giới, Phật giáo chủ trương hoằng hóa, phổ độ
bằng con đường hịa bình. Chủ trương này được khởi xướng từ việc tôn trọng cá nhân, đức tin
của cá nhân. Theo Phật giáo, đã là một tín niệm, khơng thể cưỡng bức mà là q trình tự giác.


Điều này có thể khơng tìm thấy ở những tơn giáo khác khi các tôn giáo này chỉ thừa nhận bản
thân mình là duy nhất, ngồi nó là “tà đạo”, “dị đạo”. Hơn nữa, với phương châm “Tùy duyên
phương tiện ” trong tu hành, trong hoằng dương Phật pháp mà Phật giáo nhanh chóng thích

ứng với tín ngưỡng bản địa, trở thành một bộ phận văn hóa ở những nơi nó có mặt. Ở Nhật
Bản, Phật giáo kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng bản địa là Thần đạo để tạo thành một tín ngưỡng
độc đáo là tín ngưỡng Thần Phật tập hợp ngay từ ngày đầu du nhập. Tới thời kỳ Heian (7941185), Phật giáo xuất hiện thêm ba tơng phái, đó là Thiên Thai tơng và Chân Ngơn tông Tu
Nghiệm đạo.Bước sang thời kỳ Kamakura (1185-1333), xuất hiện thêm phái Tịnh Thổ
tôngTịnh Thổ Chân tông , Nhật Liên tông,Thiền Tông .Tới thời kỳ Nam- Bắc triều (13361392),là giai đoạn đầu của thời kỳ Muromachi và Muromachi (1334- 1573), xã hội xảy ra nhiều
hỗn loạn, Thiền tông, Nhật Liên tông và Tịnh Độ tông phát triển mạnh mẽ. Đến thời kỳ Edo
(1600- 1868), để tiêu diệt tận gốc Cơ Đốc giáo, Mạc phủ Tokugawa lợi dụng Phật giáo, đề ra
chế độ Danka (Đàn gia),bắt buộc người dân phải đăng ký vào một ngôi chùa và cung cấp nuôi
sống nhà chùa, tăng lữ Phật giáo có quyền quản lý về hộ tịch, hộ khẩu.Cuối thời Edo, chủ nghĩa
“Tôn vương nhượng di ” xuất hiện, chính quyền Mạc phủ phải trao trả lại quyền lực cho Thiên
hoàng. Từ đây, chiến dịch bãi Phật phát triển, truyền thống Thần- Phật hợp nhất dần dần bị mai
một, nhường chỗ cho sự khôi phục vị thế của Thần đạo thời kỳ Minh Trị duy tân(1868- 1912).
Để củng cố quyền lực, chính quyền Minh Trị đã lợi dụng đức tin vào Thần đạo để thiết lập cơ
cấu chính trị ổn định tập trung vào Thiên hoàng. Trong bối cảnh như vậy, Phật giáo lâm vào
một giai đoạn khó khăn, song vẫn kiên trì bền bỉ, tiến hành các biện pháp phản đối những chính
sách hà khắc của chính phủ. Do vậy, năm 1889, Hiến pháp được ban bố đã có điều 28 quy định
tín ngưỡng tự do. Để tồn tại trong bối cảnh mới, Phật giáo Nhật Bản đã tự thích nghi và đổi
mới, nhiều sư tăng đã du họcchâu Âu, đem về nước một phương pháp học thuật mới, cải cách
giáo dục Phật giáo và hướng hoạt động Phật giáo vào hoạt động thế tục. Tình hình đó đã hình
thành ở Nhật một phong trào nhập thế chưa từng có, làm tiền đề cho những hoạt động tham
chính về sau của một số tổ chức Phật giáo, tiêu biểu là Soka Gakkai ( Sáng Giá Học Hội). Thời
kỳ Taisho (1912- 1926), do quá trình tiếp xúc văn hóa Đơng- Tây, xuất hiện hàng loạt tơng
phái, hội đồn mới, các tơng phái này khá chú trọng vào việc xây dựng, củng cố tổ chức. Phật
giáo Nhật Bản lần đầu tiên đã có tổ chức thống nhất lấy tên là “Hội Liên hiệp Phật giáo ”
(1915). Cũng từ thời kỳ này, Phật giáo Nhật Bản bắt đầu truyền bá ra nước ngoài, ở Trung Hoa,
Triều Tiên, Đài Loan, Mỹ.


2.2.3 Thiên Chúa giáo
470 năm đã trôi qua kể từ khi Francisco Xavier đưa

Đạo Thiên chúa đến Nhật Bản.Tuy nhiên, thời gian
khoảng 250 năm trong thời Edo, do ảnh hưởng của
chính sách bế quan tỏa cảng và lệnh cấm tơn giáo nên
đạo Thiên Chúa cũng bị cách ly ra khỏi đời sống văn
hóa.

Hình 17. Nhà thờ chính tịa Oura Nagasaki
Vào năm 1549, Thiên Chúa giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản. Đây là giai đoạn Nhật
Bản đang có nội chiến (được gọi là thời kỳ chiến quốc). Ở khu vực Kyushu, thay vì bảo vệ các
nhà truyền giáo(của nhiều tôn giáo khác nhau) và cho phép họ hành nghề, thì ngược lại có lãnh
chúa đã làm lễ rửa tội và chuyển sang theo Thiên Chúa giáo nhằm đảm bảo lợi ích trong thương
mại với Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, bắt đầu với lệnh trục xuất các nhà truyền giáo của Hideyoshi Toyotomi vào năm
1587, phong trào loại bỏ Thiên Chúa giáo trở nên mạnh mẽ hơn, và vào năm 1612, lệnh cấm
tôn giáo của mạc phủ Edo đã được ban hành. Kể từ đó, Nhật Bản đã bị cơ lập khoảng 250 năm,
vì vậy nó khơng có cơ hội tiếp xúc với văn hóa thiên chúa giáo phương Tây. Thiên Chúa giáo
bắt đầu được truyền lại vào nửa cuối thế kỷ 19 sau khi mở cửa đất nước.
2.3

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc :
2.3.1 Kiến trúc Nhật Bản:

Các cơng trình kiến trúc truyền thống sẽ có nguồn gốc thẩm mỹ của Trung Quốc trong khi các
tòa nhà hiện đại của Nhật Bản theo tư tưởng phương Tây đã được sửa lại cho phù hợp với cảnh
quan và nhu cầu của Nhật Bản. Từ những ngơi chùa cổ đến các cơng trình xây dựng hiện đại,
Nhật Bản là nơi sở hữu những kiểu kiến trúc tuyệt đẹp.
Kiến trúc Nhật Bản: là quy thức xây cất truyền thống của Nhật Bản với một số đặc điểm: nhà
cửa chủ yếu làm bằng gỗ, sàn nâng cao khỏi mặt đất, mái dốc lợp ngói hoặc tranh. Thiết kế bên
trong không xây tường vách mà ngăn buồng bằng cửa lùa nên có thể tùy biện điều chỉnh không
gian lớn nhỏ. Sàn nhà bằng gỗ, lát chiếu, khơng kê bàn ghế gì cả mà quỳ hay ngồi bệt trên sàn.



×