Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Quyền được lãng quên theo pháp luật liên minh châu âu và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN TUẤN CẢNH

QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN
THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN
THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thái Cường
Học viên

: Trần Tuấn Cảnh

Lớp



: 20CHDS_K34_NC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn Thạc sĩ “Quyền được lãng quên theo pháp luật Liên
minh châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thái Cường. Những thông tin, tài
liệu sử dụng trong luận văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu
minh chứng có nguồn gốc rõ ràng. Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính
xác của các thông tin, số liệu, ý kiến, quan điểm khoa học đã trình bày trong luận văn.
Người viết

Trần Tuấn Cảnh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TÊN ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT

1

BLDS

Bộ luật Dân sự


2

CJEU

Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu

3

DPA

Cơ quan bảo vệ dữ liệu

4

EDPS

Cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu châu Âu

5

ECHR

Cơng ước châu Âu về nhân quyền

6

ECtHR

Tịa án Nhân quyền châu Âu


7

EU

Liên minh châu Âu

8

GDPR

Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu

9

ICCPR

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

10

UDHR

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng các trang mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay.
Bảng 2.4. Thực trạng hành động của chủ thể dữ liệu khi phát hiện hành vi xử lý trái

phép dữ liệu cá nhân.
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện phản ứng liên quan đến vấn đề xử lý thông tin cá nhân
của chủ thể dữ liệu.
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ các tên miền bị ảnh hưởng nhiều nhất từ yêu cầu thực hiện
quyền được lãng quên.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN ............................. 10
1.1. Khái quát về quyền được lãng quên ...............................................................10
1.1.1. Nguồn gốc quyền được lãng quên ...........................................................10
1.1.2. Khái niệm quyền được lãng quên ............................................................14
1.1.3. Mối liên hệ giữa quyền được lãng quên và các quyền liên quan ............18
1.2. Nội dung của pháp luật Liên minh châu Âu về quyền được lãng quên ......21
1.2.1. Chủ thể, đối tượng của quyền được lãng quên .........................................21
1.2.2. Trường hợp áp dụng quyền được lãng quên.............................................24
1.2.3. Trường hợp không áp dụng quyền được lãng quên..................................29
1.3. Cách thức bảo vệ quyền được lãng quên và trách nhiệm pháp lý đối với
hành vi xâm phạm quyền được lãng quên theo pháp luật Liên minh châu Âu 34
1.3.1. Cách thức bảo vệ quyền được lãng quên ..................................................34
1.3.2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền được lãng quên......38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 43
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN TẠI LIÊN MINH
CHÂU ÂU VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM .......... 44
2.1. Về việc ghi nhận quyền được lãng quên ........................................................44
2.1.1. Mối tương quan về nhu cầu cấp thiết trong việc ghi nhận quyền được lãng
quên giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam .......................................................44

2.1.2. Kiến nghị về việc ghi nhận quyền được lãng quên trong hệ thống pháp luật
Việt Nam.............................................................................................................48
2.2. Về trường hợp áp dụng quyền được lãng quên.............................................53
2.2.1. Trường hợp áp dụng quyền được lãng qn do dữ liệu cá nhân khơng cịn
cần thiết liên quan đến mục đích mà chúng được thu thập hoặc xử lý ..............53


2.2.2. Trường hợp áp dụng quyền được lãng quên phát sinh từ những căn cứ khác
.................................................................................................................58
2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trường hợp áp dụng quyền
được lãng quên ...................................................................................................60
2.3. Về trường hợp không áp dụng quyền được lãng quên .................................61
2.3.1. Thực tiễn về trường hợp không áp dụng quyền được lãng quên tại Liên
minh châu Âu......................................................................................................61
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trường hợp không áp dụng
quyền được lãng quên .........................................................................................63
2.4. Về trách nhiệm pháp lý do hành vi xâm phạm quyền được lãng quên ......65
2.4.1. Thực tiễn về trách nhiệm pháp lý do hành vi xâm phạm quyền được lãng
quên tại Liên minh châu Âu ...............................................................................65
2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý đối với
hành vi xâm phạm quyền được lãng quên ..........................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 72
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, mơi trường
internet khơng cịn q xa lạ đối với con người; internet như một diễn đàn cho phép
người sử dụng giao tiếp và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, nhanh chóng. Tuy
nhiên, sự kết nối ngày càng tăng của internet đặt ra những thách thức đối với quyền
riêng tư và dữ liệu của cá nhân có thể bị xâm phạm. Việc xâm phạm quyền riêng tư
và dữ liệu cá nhân đang trở nên rõ ràng hơn và được cơng nghệ hóa khi con người có
thể lưu lại những khoảnh khắc cá nhân của họ và đưa chúng lên mạng xã hội mà
không nhận thức được ý nghĩa tồn tại của chúng. Chính vì vậy, đến một thời điểm
nào đó, những thơng tin liên quan đến dữ liệu cá nhân sẽ khơng cịn phù hợp, việc
tiếp tục duy trì nguồn dữ liệu này có thể xâm phạm trực tiếp đến cá nhân đó. Do đó,
quyền được yêu cầu bảo vệ dữ liệu cũng như thực hiện quyền được lãng quên đối với
thông tin liên quan đến cá nhân là một vấn đề cần được ghi nhận.
Trên thế giới, mặc dù chưa có nhiều hệ thống pháp luật cho phép cá nhân quyền
được yêu cầu xóa/quyền được lãng quên những thông tin gây ảnh hưởng xấu đến họ
khỏi môi trường internet; tuy nhiên, việc nghiên cứu về quyền được lãng quên đang
rất được các nhà nghiên cứu pháp luật quan tâm. Ở Châu Âu vào những năm 1970,
việc ban hành và áp dụng pháp luật về bảo vệ dữ liệu nhằm kiểm sốt việc xử lý thơng
tin cá nhân của các cơ quan công quyền và các công ty lớn. Đối với khu vực Liên
minh châu Âu, việc xử lý tự động dữ liệu cá nhân được quy định lần đầu tiên vào năm
1981 bằng Công ước 108 của Hội đồng Liên minh châu Âu1. Năm 1995, Liên minh
châu Âu đã thông qua Chỉ thị bảo vệ dữ liệu cá nhân – CT 95/46/EC để quy định việc
xử lý dữ liệu cá nhân và di chuyển tự do dữ liệu2. Tuy nhiên đến năm 2018, quyền
được lãng quên (right to be forgotten) lần đầu tiên được đề cập chính thức trong Quy
định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu với tên gọi “European Union
General Data Protection Regulation” và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2018,
mặc dù quyền này đã được Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu tuyên bố trong một
Công ước 108 là ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập việc bảo vệ dữ liệu. Xem toàn văn Công ước 108
và hệ thống các Nghị định thư tại [ />(truy cập ngày 15/4/2022).
2

Chỉ thị 95/46/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu được ban hành ngày 24/10/1995 và có hiệu
lực vào tháng 10/1998. Xem tồn văn Chỉ thị tại [ />CELEX%3A31995L0046] (tuy cập ngày 15/4/2022).
1


2

phán quyết trước đó chống lại Google vào ngày 13 tháng 5 năm 20143.
Tại Việt Nam, theo báo cáo thống kê vào 01/2021 của Statista4 – một đơn vị
nghiên cứu về việc sử dụng internet tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã cơng
bố có đến 68.72 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam (chiếm
khoảng hơn 70% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau, với thời lượng
trung bình là 6 giờ 47 phút; đây được xem là khoảng thời gian tương đối lớn được sử
dụng trong 01 (một) ngày; điều này một lần nữa khẳng định thực trạng về nhu cầu sử
dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội của người Việt ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây, nhiều người đã nhận ra những thách thức của việc thu
thập, lưu trữ và sử dụng thông tin cá nhân dưới sự phát triển nhanh chóng của cơng
nghệ; việc tồn tại nguồn dữ liệu này có thể xâm phạm đến các chủ thể tại một thời
điểm nhất định. Chính vì vậy, quyền được lãng quên được xem là một quyền quan
trọng để bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại kỹ thuật số. Tuy nhiên, quyền này chưa
được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, việc hồn chỉnh
khung pháp lý liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu, cũng như công nhận quyền được
lãng quên đối với những thông tin khơng cịn phù hợp liên quan đến cá nhân là tất
yếu khách quan cần được xem xét.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quyền được lãng quên theo pháp
luật Liên minh châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam” để nghiên cứu và đưa ra
những góp ý, kiến nghị và đề xuất xem xét công nhận quyền được lãng quên như là
một quyền nhân thân của cá nhân bên cạnh quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình đã tồn tại trong pháp luật Dân sự Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu

2.1. Trong nước
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam chưa ghi nhận quyền được lãng quên trong hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia, do đó chưa có nhiều cơng trình khoa
học nghiên cứu sâu về vấn đề này. Một số tác giả tiếp cận đến quyền được lãng quên
dưới dạng các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, cụ thể:
Huỳnh Thị Nam Hải, Huỳnh Thị Minh Hải (2021), “Quyền được lãng quên và
3

Google Spain SL, Google Inc. v Agencia Espola de Protección de Datos, Mario Costeja González (2014)
is a decision by the Court of Justice of the European Union (CJEU).
4
Statista, “Number of internet users in the Asia Pacific region as of January 2021” [tista.
com/statistics/265153/number-of-internet-users-in-the-asia-pacific-region/] (truy cập ngày 31/3/2022).


3

vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (11): Bài viết chỉ ra được
hình thức thể hiện của quyền được lãng quên trên không gian mạng theo pháp luật
Liên minh châu Âu và liên hệ thực tiễn vấn đề bảo vệ quyền này tại Cộng hòa Pháp,
đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam trong việc pháp điển hóa quyền được
lãng quên trên không gian mạng. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu về trường hợp
hạn chế cũng như cách thức thực hiện quyền được lãng quên trên thực tế. Trong phạm
vi nghiên cứu, luận văn sẽ giải quyết được vấn đề này.
Vũ Công Giao, Lê Trần Như Tuyên (2020), “Bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá
nhân trong pháp luật quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5): Trong bài viết, nhóm tác giả phân tích
sự tác động của kỹ thuật số đến dữ liệu cá nhân; đánh giá các quy định pháp luật quốc
tế và pháp luật một số quốc gia về việc bảo vệ quyền này trong bối cảnh mới và nêu
ra một số giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới nhắc đến

khái niệm quyền được lãng quên mà chưa phân tích nội dung của quyền này khi xem
đây là cách bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng yêu cầu xóa dữ liệu.
Bạch Thị Nhã Nam (2020), “Quyền được lãng quên từ thực tiễn phán quyết
trong phạm vi Liên minh châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (24): Bài viết phân
tích ý tưởng lập pháp về quyền được lãng quên và việc pháp điển hóa quyền được
lãng qn trên khơng gian mạng internet thông qua việc đánh giá các phán quyết liên
quan đến quyền này từ thực tiễn phán quyết của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc đưa ra nhận xét về các phán quyết liên quan
đến quyền được lãng quên mà chưa có những giải pháp hoặc kiến nghị xem xét nội
luật hóa quyền này trong pháp luật quốc gia.
Phạm Hải Chung, Ngô Thị Minh Hương (2019), “Quyền được lãng quên trong
kỷ nguyên số: Thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo”, Hội thảo Trí tuệ nhân tạo
và những vấn đề đặt ra với pháp luật và quyền con người, do Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 28/5/2019: Trong bài viết này, nhóm tác giả đưa ra
khái niệm quyền được lãng quên trên cơ sở so sánh với quyền riêng tư trong hệ thống
pháp luật Liên minh châu Âu và tập trung vào sự tác động của trí tuệ nhân tạo đến
quyền này. Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ mới gợi mở giải pháp áp dụng quyền được
lãng quên như một ngoại lệ mà chưa đưa ra đề xuất cụ thể hoặc quan điểm có nên ghi
nhận quyền này tại Việt Nam hay không.


4

2.2. Nước ngoài
Quyền được lãng quên là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu luật học nước ngoài
quan tâm và thảo luận ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể:
❖ Nhóm sách giáo trình, sách chun khảo:
Lukas Feiler, Nikilaus Forgo and Michaela Nebel (2021), The EU General
Data Protection Regulation: A Commentary, Second edition, Globe Law and
Business: Trong sách bình luận này, nhóm tác giả đã phân tích và bình luận từng Điều

luật tương ứng trong Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (có
bao gồm quyền được lãng quên tại Điều 17); đồng thời, các tác giả hướng dẫn về cách
giải thích Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu cũng như các án
lệ mới của Tịa án Cơng lý của Liên minh châu Âu đối với thực tiễn áp dụng quy định
này. Qua đây, tác giả tham khảo cách thức áp dụng án lệ để đề xuất giải quyết vấn đề
về quyền được lãng quên trong xã hội hiện nay.
Franz Werro (2020), The Right To Be Forgotten, Springer: Trong quyển sách
này, tác giả đã phân tích và so sánh xu hướng phát triển của quyền được lãng quên
tại 17 quốc gia từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á; đồng thời chỉ ra sự khác
biệt trong quan điểm của Mỹ và châu Âu về quyền được lãng quên. Cuốn sách cũng
cung cấp những kiến thức chuyên sâu về nguồn gốc, sự ghi nhận hiện tại và hướng
phát triển ở tương lai của quyền này trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, khi đánh giá về
sự phát triển quyền được lãng quên tại châu Á, Franz Werro chỉ mới đề cập đến Đài
Loan mà chưa có sự đa dạng trong nghiên cứu của mình khi đánh giá quyền này. Qua
đây, tác giả có thể tham khảo cách thức đánh giá xu hướng phát triển và đề xuất trong
việc ghi nhận quyền được lãng quên tại Việt Nam.
N. Cofone Ignacio (2020), The Right to be Forgotten, A Canadian and
Comparative Perspective, Routledge: Trong quyển sách này, tác giả đã đánh giá về
sự phát triển của quyền được lãng quên, những thách thức và tác động của quyền này
đối với quyền riêng tư của cá nhân; cuốn sách này cũng đưa ra thực tiễn về quyền
được lãng quên ở Canada và phân tích những xung đột của các quan điểm tồn tại
trong bối cảnh quốc tế. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra cách thức để quyền được lãng
quên phù hợp với các khn khổ pháp lý hiện hành, cách tịa án và nhà lập pháp của
Canada có thể dung hịa giữa quyền riêng tư với quyền truy cập thông tin cơng khai.
Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu về thực trạng áp dụng quyền được lãng quên


5

mà chỉ dừng lại ở mức đề cập sự ghi nhận quyền này.

Paul Lambert (2019), The Right to be Forgotten, Bloomsbury Professional:
Trong quyển sách này, Paul Lambert đã có cách tiếp cận toàn diện đối với vấn đề xử
lý và quản lý dữ liệu đã tồn tại trong một thời gian dài và đề cập đến quyền được lãng
quên của chủ thể dữ liệu đó trong thời đại kỹ thuật số. Cụ thể, tác giả đi từ việc giải
quyết vấn đề pháp lý thông qua cách tiếp cận xã hội để phân tích ảnh hưởng của thực
tiễn đến pháp luật. Sau đó, tác giả phân tích khn khổ pháp lý về quyền được lãng
quên một cách chi tiết và đặc biệt chú ý đến nguồn gốc cơ bản của quyền này tại Liên
minh châu Âu. Đây là một quyển sách cung cấp nguồn tài nguyên hữu ích cho bất bất
kỳ ai tham gia vào việc cân nhắc các quyền tương ứng về quyền riêng tư và bảo vệ
dữ liệu cũng như quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác. Tuy nhiên, tác giả
chưa đánh giá được sự tác động của quyền được lãng quên đối với các khu vực tài
phán khác nhau nếu vận dụng quyền này vào thực tiễn.
❖ Nhóm các luận án, luận văn:
Vladyslav Daruha (2018), The Right to be forgotten: Theory and Practice,
Master thesis, Mykolas Romeris University: Trong luận văn này, Vladyslav Daruha
tập trung nghiên cứu về mối tương đồng và sự khác biệt giữa khái niệm về sự xóa bỏ
(deletion) và sự lãng quên (forgetfulness), từ đó tiếp cận khái niệm về quyền được
lãng quên (right to be forgotten) cũng như sự phát triển quyền này ở các nước châu
Âu. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đề cập đến quyền được lãng
quên và phân tích các phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu từ thực tiễn
vụ Google Tây Ban Nha 2014 mà chưa đi sâu vào phân tích, so sánh giữa chế độ lập
pháp hiện hành với các quy định trước đây được tòa án sử dụng (CT 95/46/EC) để
đưa ra phán quyết về phạm vi quyền được lãng quên.
Thea Kunz (2018), Celebrating Privacy Day: The Right to be forgotten and
individual privacy in the digital age, Master thesis, Uppsala Universitet: Trong luận
văn này, Thea Kunz đã chỉ ra sự thay đổi giữa Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của
Liên minh châu Âu so với Chỉ thị bảo vệ dữ liệu cá nhân 1995 tại châu Âu, đồng thời
phân tích những tranh cãi liên quan đến vấn đề cân bằng giữa quyền được lãng quên
và quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại
ở việc phân tích ý nghĩa của quyền được lãng quên mà chưa làm rõ các trường hợp

áp dụng và hạn chế của quyền này.


6

J.E. Amaya Camposeco (2017), The Right to be Forgotten: A descriptive
overview of The Right to be forgotten, Bachelor’s final dissertation, Universitat
Pompeu Fabra Barcelona: Với cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã đi vào phân tích
cơ sở của quyền được lãng quên dựa trên các phán quyết của Tòa án Cơng lý Liên
minh châu Âu; đồng thời bình luận sự phù hợp đối với các phán quyết đó. Tuy nhiên,
tác giả chỉ mới đề cập đến Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu
mà chưa phân tích sâu về khả năng áp dụng quyền được lãng quên từ thực tiễn các
phán quyết được ban hành cũng như chưa đưa ra các trường hợp không áp dụng quyền
được lãng qn vì lợi ích đặc biệt của quốc gia.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu khoa học nêu trên mặc dù đã phân tích
những vấn đề liên quan đến quyền được lãng quên nhưng chưa phân tích sâu, đánh
giá bao quát quyền được lãng quên trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ
số. Bên cạnh đó, chưa có cơng trình nào khai thác vấn đề này dưới góc độ so sánh
các quy định của Liên minh châu Âu để làm cơ sở vận dụng vào thực tế tại Việt Nam
khi quyền này đang được xã hội quan tâm. Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu cụ
thể, chi tiết và tiếp cận từ góc độ lý luận đến thực tiễn về quyền được lãng quên trong
hệ thống các quy định của Liên minh châu Âu nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu
khoa học pháp lý cũng như vận dụng quy định này cho pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
❖ Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu những vấn đề cơ bản về quyền được lãng
quên theo pháp luật Liên minh châu Âu, phân tích thực tiễn áp dụng quyền được lãng
quên tại Liên minh châu Âu trước và sau khi Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của
Liên minh châu Âu có hiệu lực thi hành; từ đó liên hệ, đề xuất và kiến nghị hồn thiện
pháp luật Việt Nam.

❖ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hiện nay, việc nghiên cứu đề tài này nhằm giải
quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề cơ bản về quyền được lãng quên theo pháp luật
Liên minh châu Âu, bao gồm nguồn gốc, khái niệm, chủ thể, đối tượng của quyền
được lãng quên và phân tích mối tương quan giữa quyền được lãng quên với các
quyền liên quan khác.


7

Thứ hai, phân tích các trường hợp áp dụng và trường hợp không áp dụng quyền
được lãng quên, các biện pháp bảo vệ và trách nhiệm pháp lý đối với từng hành vi
xâm phạm quyền được lãng quên.
Thứ ba, từ việc phân tích các phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu
Âu, các tòa án quốc gia thuộc Liên minh châu Âu để đưa ra các nhận xét, đánh giá về
thực tiễn áp dụng quyền được lãng quên.
Thứ tư, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích từ việc áp dụng pháp luật về
quyền được lãng quên của Liên minh châu Âu, nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng là
chỉ ra được sự cần thiết để cơng nhận quyền được lãng qn, từ đó đề xuất hoàn thiện
quy định của pháp luật Việt Nam nếu ghi nhận quyền này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về quyền được lãng quên theo quy định của pháp luật Liên
minh châu Âu.
❖ Phạm vi nghiên cứu:
Thứ nhất, về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quyền được lãng quên
trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật Liên minh châu
Âu và thực tiễn phán quyết của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu, tịa án các quốc
gia thuộc Liên minh châu Âu; từ đó liên hệ với Việt Nam.

Thứ hai, về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định về quyền được
lãng quên đã được thừa nhận, tồn tại trong Liên minh châu Âu trước đây và so sánh,
đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành.
Thứ ba, về nội dung: Trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu sâu các
khía cạnh về mặt lý luận, quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành quyền
được lãng quên theo pháp luật Liên minh châu Âu để làm cơ sở cho việc tiếp thu,
xem xét xây dựng khung pháp lý về quyền được lãng quên tại Việt Nam với tư cách
là một quyền dân sự của con người nhằm bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân trong thời
đại kỹ thuật số.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được đề tài, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:


8

Thứ nhất, phương pháp biện chứng được sử dụng để nghiên cứu bản chất pháp
lý, xu hướng phát triển, khái niệm và các yếu tố cấu thành của quyền được lãng quên.
Thứ hai, phương pháp lịch sử dùng để nghiên cứu khái quát về các quy định
của pháp luật về quyền được lãng quên qua các giai đoạn khác nhau. Từ đó có thể
đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nghiên cứu, qua đó thấy được mối liên hệ
và điểm tiến bộ cũng như những điểm còn hạn chế về việc thừa nhận quyền được
lãng quên của cá nhân trong thời đại công nghệ số. Phương pháp này được sử dụng
chủ yếu ở chương 1.
Thứ ba, phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để làm rõ các thuật
ngữ và khái niệm về quyền được lãng quên; đồng thời làm sáng tỏ các vấn đề pháp
lý, tìm hiểu, nhìn nhận nội dung của pháp luật thực định về quyền được lãng quên.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để đánh giá thực tiễn xét xử liên
quan đến quyền được lãng quên từ các quốc gia Liên minh châu Âu, làm cơ sở giải
quyết các tranh chấp liên quan đến quyền này. Đây là phương pháp được sử dụng chủ
yếu trong luận văn.

Thứ tư, phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định của pháp
luật quốc tế, quy định của các quốc gia khác với Việt Nam về các nội dung liên quan
đến quyền được lãng quên. Phương pháp này cũng được sử dụng trong q trình phân
tích các quyết định của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu và các cơ sở dữ liệu tương
ứng. Mặc khác, nhằm đối chiếu giữa quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng, từ
đó tìm ra được các vướng mắc trong quá trình áp dụng để đề xuất hướng hoàn thiện
pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn. Phương pháp này được sử dụng ở chương 1
và chương 2.
Thứ năm, phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để khảo sát ý kiến liên
quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, những khó khăn mà chủ thể dữ liệu gặp phải,
cũng như nhu cầu được đảm bảo an tồn thơng tin trong thời đại công nghệ số để làm
cơ sở đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Phương pháp này được sử
dụng ở chương 2.
Cuối cùng, phương pháp mơ hình hóa được áp dụng trong việc xây dựng các
kết luận, khuyến nghị và đề xuất những lý luận trên cơ sở thực tiễn cũng như định
hướng cho các nghiên cứu khoa học làm cơ sở xây dựng pháp luật quốc gia.


9

6. Kết quả thu được sau khi nghiên cứu đề tài
❖ Về điểm mới:
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền
được lãng quên theo quy định của pháp luật Liên minh châu Âu, bao gồm: nguồn gốc,
khái niệm, các quan điểm về quyền được lãng quên; trường hợp áp dụng và không áp
dụng quyền được lãng quên, biện pháp bảo vệ quyền được lãng quên cũng như thực
tiễn áp dụng quyền này tại Liên minh châu Âu. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra được
nhu cầu cấp thiết, điều kiện tiền đề và những định hướng cho Việt Nam khi tiếp thu
các quy định về quyền được lãng quên của Liên minh châu Âu nếu ghi nhận quyền
này trong hệ thống pháp luật quốc gia.

❖ Đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn:
Với kết quả đạt được, luận văn là một cơng trình khoa học nghiên cứu một cách
có hệ thống các quy định về quyền được lãng quên theo pháp luật Liên minh châu
Âu, đánh giá được những ưu điểm của quyền này trước thực trạng mong muốn xóa
bỏ hoặc quên đi những dữ liệu liên quan đến cá nhân mà việc tồn tại của chúng có
thể gây hại đến chủ thể của dữ liệu. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu pháp luật châu
Âu, luận văn đã có sự so sánh, đối chiếu với các điều kiện, tình hình thực tế tại Việt
Nam khi xem xét thiết lập quyền này tại Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của
đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu
cầu tìm hiểu về quyền được lãng qn khi mà tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều
cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này.
7. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Bố cục của đề tài bên cạnh phần mở đầu, kết luận bao gồm hai chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản và quy định của pháp luật Liên minh châu Âu
về quyền được lãng quên.
Chương 2. Thực tiễn quyền được lãng quên tại Liên minh châu Âu và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật Việt Nam.


10

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN
1.1. Khái quát về quyền được lãng quên
Trong thời đại mà kết quả của cơng cụ tìm kiếm có thể xác định được danh
tính hoặc những thơng tin từ q khứ đến hiện tại của một đối tượng bất kỳ đôi khi
sẽ để lại những hậu quả không mong muốn. Trong một số trường hợp, nội dung được
đăng tải trên mạng xã hội trở thành một “hình xăm” khắc sâu vào mỗi cá nhân, rất
khó để loại bỏ. Việc tạo ra quyền được lãng quên từ thế giới trực tuyến là thực sự cần
thiết và thay đổi khung pháp lý hiện hành là không thể tránh khỏi. Trong phần này,

luận văn sẽ đi vào phân tích cụ thể nguồn gốc của quyền được lãng quên; trình bày
các quan điểm pháp lý và đề xuất khái niệm quyền được lãng quên; đồng thời làm rõ
mối liên hệ giữa quyền được lãng quên và các quyền liên quan để làm cơ sở định hình
vị trí của quyền này trong pháp luật Liên minh châu Âu (EU) và trong hệ thống pháp
luật Việt Nam ở phần sau.
1.1.1. Nguồn gốc quyền được lãng quên
Quyền được lãng quên xuất hiện ở Châu Âu có nguồn gốc từ thuật ngữ le droit
à l'oubli của Pháp5 – một quyền cho phép một tội phạm đã chấp hành xong hình phạt
được quyền phản đối về sự cơng bố các dữ liệu liên quan đến vụ án và quá trình chấp
hành hình phạt của chính mình. Hệ thống tư pháp hình sự tại nước này xem trọng ý
nghĩa của việc tái hòa nhập cộng đồng, đây được xem là cơ hội để người từng phạm
tội quên đi những điều ám ảnh tồn tại trong quá khứ và hướng tới một tương lai tốt
đẹp hơn. Theo luật của Pháp, việc quên đi nguồn thông tin đã từng tồn tại không
những áp dụng trong lĩnh vực hình sự mà bao gồm cả dân sự, với thời hạn quên tùy
thuộc vào từng loại đối tượng, chẳng hạn như loại tội phạm trong luật hình sự6. Hơn
nữa, khái niệm này cũng được ngành ngân hàng chấp nhận như một quyền để xóa
thơng tin cá nhân của một khách hàng khỏi cơ sở dữ liệu sau một khoảng thời gian
hợp lý7. Trên thực tế, Pháp là quốc gia đầu tiên thực hiện quyền được lãng quên vào
cuối những năm 1970 thông qua Điều 36 của Luật 78-17/19788; theo đó, Luật này
cơng nhận quyền của các cá nhân được yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân khi dữ liệu đó
Jeffrey Rosen (2012), “The Right To Be Forgotten”, Stan Law Review, (88), p. 89.
Michael J. Kelly and David Satolam (2017), The Right to Be Forgotten, University of Illinois Law Review, p. 25).
7
Mario Viola de Azevedo Cunha (2013), “Market Integration Through Data Protection”, Springer, (1), p. 89-90.
8
Xem toàn văn tại: [ (truy cập ngày 05/5/2022).
5
6



11

khơng cịn phù hợp. Cũng từ đây, thuật ngữ droit à l'oubli được một số quốc gia, khu
vực biết đến và sử dụng, cụ thể:
Tại Ý, quyền được lãng quên đã được công nhận và bảo vệ một cách hợp lý
trên thực tế bởi Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Ý (The Italian Data Protection Authority IDPA) và tòa án. Bằng chứng là các thẩm phán tại tòa án Ý bắt đầu đề cập đến quyền
được lãng quên vào giữa những năm 1990 trong khi các tài liệu pháp lý đã nghiên
cứu và khẳng định sự tồn tại của quyền này từ đầu những năm 19809. Tuy nhiên, khi
thảo luận về sự xuất hiện của quyền được lãng quên tại Ý, có thêm hai quan điểm
khác đã tồn tại:
Một là, quyền được lãng quên được suy đoán từ quy định của Hiến pháp Ý10,
cụ thể là Điều 2 đã quy định rằng: “Quốc gia công nhận và bảo đảm các quyền bất
khả xâm phạm của con người, kể cả với tư cách cá nhân hay trong các nhóm quan hệ
xã hội”. Xuất phát từ quan điểm này, vào năm 1996, tịa án Rome cũng đã tun bố:
“Hiến pháp được hình thành như một điều khoản chung, có thể bao hàm các quyền
mới xuất hiện của con người. Do đó, mỗi cá nhân có quyền được u cầu xóa thơng
tin của chính mình, ngay cả khi những thơng tin đó đã được tồn tại một cách phổ biến
và hợp pháp trong quá khứ”11.
Hai là, sự xuất hiện của quyền được lãng qn khơng phụ thuộc vào việc suy
đốn quyền từ Hiến pháp cũng như các quy định quốc gia về vấn đề bảo vệ dữ liệu
cá nhân; chúng xuất hiện vào cuối năm 1996 và tiếp tục phát triển tách biệt với quyền
được bảo vệ dữ liệu. Trong nghiên cứu của mình, Maria A. Biasiotti và Faro
Sebastiano đã khẳng định quyền được lãng quên phát sinh từ nhu cầu cân bằng giữa
quyền riêng tư của con người với quyền tự do ngôn luận và thông tin; quyền này tồn
tại khi không bị hạn chế bởi một lợi ích cơng cộng hoặc khơng cịn lý do hợp lý để
dữ liệu này được lưu trữ, mặc dù nó được phổ biến hợp pháp trong q khứ12. Với
mục đích này, các Tịa án Ý khi đưa ra các phán quyết phải đảm bảo cân bằng các giá
trị về quyền này với Hiến pháp và chủ yếu đề cập đến ba yếu tố: (1) thời gian tồn tại
của dữ liệu kể từ lần đầu tiên được cơng bố, (2) các hình thức được sử dụng để xử lý
Maria A. Biasiotti & Faro Sebastiano (2016), “The Italian perspective of the right to oblivion”, International

Review of Law, Computers & Technology, (30), p. 5.
10
Mario Einaudi (1948), “The Constitution of the Italian Republic.” The American Political Science Review,
(42), tr. 661-676.
11
Maria A. Biasiotti & Faro Sebastiano, tlđd (9), p. 8.
12
Maria A. Biasiotti & Faro Sebastiano, tlđd (9), p. 11.
9


12

thông tin cá nhân và (3) sự tham gia của chủ thể dữ liệu vào thực tế.
Như vậy, quyền được lãng quên xuất hiện ở Ý là từ thực tiễn xét xử của tòa án
trong việc giải quyết yêu cầu xóa các dữ liệu liên quan đến cá nhân mà việc tồn tại
của chúng khơng cịn phù hợp. Theo sự phát triển án lệ của Ý, thuật ngữ quyền được
lãng quên có ý nghĩa rất lớn trong việc cân bằng giữa quyền riêng tư và quyền tự do
thông tin, tự do báo chí trước thách thức từ mơi trường internet đặt ra.
Tại Đức, một phiên bản của quyền được lãng qn được cơng nhận như cách
giải thích rộng rãi về quyền nhân phẩm của con người, thường được đề cập đến các
trường hợp tội phạm bị kết án và chấp hành xong hình phạt có cơ hội được tái hịa
nhập với xã hội. Do đó, quyền này được sử dụng chủ yếu để hạn chế sự tiếp cận của
bên thứ ba về lịch sử phạm tội của một người trong q khứ 13. Ngồi ra, có quan
điểm cho rằng quyền này cũng được xem xét trong các vấn đề liên quan đến việc
tham gia vào các phong trào chính trị (ví dụ: trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc
trong quá trình hoạt động của của đảng cầm quyền ở Cộng hịa Dân chủ Đức cũ14),
nhưng kết quả khơng được kết luận cho sự phát triển của quyền được lãng quên.
Tại Liên minh châu Âu, việc xử lý tự động dữ liệu cá nhân được quy định lần
đầu tiên vào năm 1981 bằng Công ước 108 của Hội đồng EU, có hiệu lực từ ngày 01

tháng 10 năm 198515. Cơng ước này là công cụ quốc tế đầu tiên ràng buộc về vấn đề
bảo vệ cá nhân chống lại các hành vi lạm dụng có thể đi kèm với việc thu thập, xử lý
dữ liệu cá nhân và chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới. Ngoài việc ghi nhận quy
định liên quan đến quá trình thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân, Cơng ước cịn cấm
việc xử lý dữ liệu “nhạy cảm” về chủng tộc, chính trị, sức khỏe, tơn giáo, đời sống
tình dục, hồ sơ tội phạm… của một người trong trường hợp dữ liệu đó khơng cịn phù
hợp cũng như ràng buộc các biện pháp pháp lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân khi có hành
vi xâm phạm. Cơng ước cũng trao quyền cho cá nhân quyền yêu cầu sửa chữa thông
tin đã được lưu trữ. Về sự hạn chế các quyền được quy định trong Cơng ước chỉ có
thể thực hiện được khi có sự tồn tại của các lợi ích khác quan trọng hơn (ví dụ như
an ninh quốc gia, quốc phịng…) đang bị đe dọa.
13

Joris van Hoboken (2013), The Proposed Right to be Forgotten Seen from the Perspective of Our Right to
Remember, Freedom of Expression Safeguards in a Converging Information Environment, Publications Office
of European Union, p. 12.
14
H. Weber Rolf (2011), “The Right to be Forgotten: More than a Pandora’s Box?”, JIPITEC (2), p.120.
15
Xem tồn văn Cơng ước 108 và hệ thống các Nghị định thư tại [ (truy cập ngày 15/4/2022).


13

Trên thực tế, quyền được lãng quên theo pháp luật hiện hành tại EU khơng
phải là một khái niệm hồn toàn mới để bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bằng chứng là vào
ngày 24 tháng 10 năm 1995, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đã thông qua
Chỉ thị bảo vệ dữ liệu cá nhân – CT 95/46/EC16 với hai mục đích: nhằm bảo vệ các
quyền cơ bản của cá nhân, đặc biệt là quyền riêng tư đối với việc xử lý dữ liệu của cá
nhân đó (Điều 1.1) và bảo vệ việc lưu chuyển dữ liệu cá nhân tự do giữa các quốc gia

thành viên EU (Điều 1.2). Chỉ thị 95/45/EC đã trao quyền cho chủ thể dữ liệu “yêu
cầu chỉnh sửa, xóa hoặc chặn dữ liệu mà việc sử dụng dữ liệu đó khơng tn thủ Chỉ
thị này, đặc biệt là do tính chất khơng đầy đủ hoặc khơng chính xác của dữ liệu”17.
Tuy nhiên, văn bản này khơng có hiệu lực trực tiếp mà phải được thông qua bởi hệ
thống pháp luật trong nước của các quốc gia thành viên EU để tránh tác động, xâm
phạm đến các quyền của cá nhân đang tồn tại.
Do nhu cầu hiện đại hóa các quy tắc cơ bản về việc bảo vệ dữ liệu và hạn chế
những thách thức đặt ra liên quan đến quyền kiểm soát, quản lý dữ liệu tại các nước
châu Âu; vào năm 2010, Ủy ban châu Âu bắt đầu tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung
để bảo vệ dữ liệu cá nhân ở EU và nhen nhóm ý tưởng về quyền được lãng quên. Đến
năm 2012, Ủy ban châu Âu đã đưa ra đề xuất Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của
Liên minh châu Âu (GDPR)18, trong đó nổi bật lên quyền được lãng quên (right to be
forgotten). Quy định này được thông qua vào ngày 27 tháng 4 năm 2016 và chính
thức có hiệu lực vào ngày 25 tháng 5 năm 2018. Khác với Chỉ thị 95/46/EC, GDPR
ràng buộc trực tiếp lên toàn EU, được đảm bảo thực thi bởi các cơ quan bảo vệ dữ
liệu quốc gia và tịa án mà khơng cần chuyển thành các quy định của từng quốc gia.
Như vậy, quyền được lãng quên đã xuất hiện và tồn tại trong pháp luật và thực
tiễn xét xử của một số quốc gia EU mà khởi nguồn là Pháp. Xong, để có thể áp dụng
thống nhất quyền được lãng quên trên toàn EU nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi sự
xâm phạm trước các thách thức từ việc sử dụng các nền tảng internet, mạng xã hội, các
cơng cụ tìm kiếm thì với sự ra đời của GDPR được xem là một giải pháp hiệu quả.

Xem toàn văn Chỉ thị tại [ />(truy cập ngày 15/4/2022).
17
Điều 12, Directive 95/46/EC of the European Parliament and of the Council of 24 October 1995 on the
protection of individuals with regard to the processing of personal data and on the free movement of such data.
18
Xem toàn văn của GDPR tại [ />R0679] (truy cập lần cuối ngày 30/8/2022).
16



14

1.1.2. Khái niệm quyền được lãng quên
Quyền được lãng quên xuất hiện trong một thế giới của sự thay đổi và tiến bộ
về tất cả các khía cạnh xoay quanh vấn đề tồn tại của con người. Những thập kỷ gần
đây đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc bởi các thiết bị công nghệ mới cũng như sự
mở rộng của internet. Những công nghệ mới này đã thách thức đáng kể đến suy nghĩ
và hành động của con người, cả trong xã hội nói chung cũng như trong lĩnh vực pháp
luật cụ thể, đòi hỏi những phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ phải xuất hiện để điều
chỉnh. Kết quả là, các khái niệm hoàn toàn mới như giám sát điện tử, tài sản ảo, tiền
ảo… đã xuất hiện. Hơn nữa, các cuộc tranh luận mới liên quan đến việc bảo vệ quyền
con người trực tuyến trong bối cảnh có sự xung đột giữa quyền riêng tư và quyền tự
do ngôn luận đã ra đời, hoặc thay thế những quyền khơng cịn phù hợp hoặc định hình
lại những quyền cũ. Từ quan điểm của xã hội, quyền được lãng quên đại diện cho
một bước tiến tự nhiên trong kỷ nguyên số hóa trước những thách thức mới, làm thay
đổi cách mọi người nhận thức về thế giới họ đang sống.
Để đưa ra khái niệm quyền được lãng quên (right to be forgotten) cụ thể, trước
tiên luận văn sẽ làm rõ mối quan hệ giữa thuật ngữ quyền được lãng quên với các
khái niệm tương đồng đã từng xuất hiện và được sử dụng trong các quy định, trong
kết quả nghiên cứu của các học giả và trên báo chí. Sau đó, trình bày các quan điểm
pháp lý và đề xuất khái niệm quyền được lãng quên.
1.1.2.1. Mối quan hệ giữa thuật ngữ quyền được lãng quên với các khái niệm
tương đồng
Trên thực tế, một số khái niệm như “right to forget”, “right to erasure”, “right
to delete”, “right to oblivion” hoặc “right to social forgetfulness” cũng như “right to
be forgotten” đang nghiên cứu được cho là những khái niệm gần nghĩa, chúng thường
được sử dụng để thay thế cho nhau19.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã nhất quán trong việc sử dụng một số
thuật ngữ này để thể hiện các khái niệm cụ thể, khác nhau và thừa nhận rằng giữa

chúng tồn tại một số điểm khác biệt, do đó phải được cơng nhận. Trong một nghiên
C. Terwangne (2012), “Internet Privacy and the Right to be Forgotten/Right to Oblivion”, IDP, (13), p. 56.
Napoleon Xanthoulis (2012), Conceptualizing a right to oblivion in the digital world: A human-rights based
approach, UCL research essay, p. 116.
Aurelia Tamo, Damian George (2014), “Oblivion, Erasure and Forgetting in the Digital Age”, JIPITEC, (71),
p. 78.
19


15

cứu của mình, Bernal đã chỉ ra mục đích của “right to delete” là không cho phép mọi
người tiếp cận hoặc chỉnh sửa lịch sử dữ liệu, giành quyền kiểm soát dữ liệu về cho
chủ thể dữ liệu20. Mặc khác, sự phân biệt giữa hai khái niệm này còn thể hiện qua
việc tham gia của một bên là chủ thể khác ngoài chủ thể dữ liệu; nếu như “right to be
forgotten” được thực hiện bằng việc chủ sở hữu nguồn dữ liệu yêu cầu chủ thể xử lý
dữ liệu xóa đi những dữ liệu cá nhân thì trường hợp “right to delete” sẽ do chính chủ
sở hữu trực tiếp thực hiện quyền.
Cùng với đó, Terwangne cho rằng thuật ngữ “right to oblivion” trùng khớp với
“right to be forgotten” trong GDPR ngày nay; tuy nhiên, giữa thuật ngữ “right to be
forgotten” và “right to erasure” lại có sự khác nhau21. Terwangne chỉ ra sự khác biệt
đó là “right to erasure” gợi ý những hạn chế và ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp
dữ liệu cá nhân, trong khi mục đích của “right to be forgotten” bổ sung thêm hai cách
để hạn chế việc sử dụng dữ liệu cá nhân: (1) khi cá nhân rút lại sự đồng ý và (2) khi
chủ thể dữ liệu phản đối việc xử lý dữ liệu nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng. Đồng
thời theo Terwangne, “oblivion” có nghĩa là quyền yêu cầu xóa dữ liệu, cũng như
cấm sử dụng dữ liệu cá nhân. Nếu trong từng trường hợp cụ thể có liên quan đến nền
tảng internet và mạng xã hội thì thuật ngữ “oblivion” cũng có thể dẫn đến việc bị cấm
phổ biến thêm dữ liệu22.
Vì vậy, Terwangne đi đến kết luận: “right to oblivion” có nghĩa là khả năng

con người được quyền giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của họ, đặc biệt
là dữ liệu có trong hồ sơ tội phạm nhằm mục đích tái hịa nhập cộng đồng hoặc xóa
bỏ các thơng tin đã tồn tại trong q khứ. Ngược lại, “right to be forgotten” là quyền
của cá nhân biến dữ liệu cơng cộng có liên quan đến cá nhân thành riêng tư bằng cách
từ chối quyền truy cập thơng tin đó từ bên thứ ba. Ở đó, quyền được lãng quên là một
sự bảo đảm cho các cá nhân chống lại sự phát tán dữ liệu của chính mình trên internet.
Một cách tiếp cận khác của Meg Ambrose và Jef Ausloos được cho là phù hợp
khi đưa ra quan điểm về “right to bolivion”, “right to erasure (deletion)”, “right to be
forgotten” đó là: “right to oblivion” xuất hiện từ trong quyền riêng tư như một quyền
cơ bản liên quan đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của con người; trong khi “right to
Paul Bernal, “A Right to Delete?” [ (truy cập ngày
15/5/2022).
21
C. Terwangne (2013), The right to be forgotten and the Informational Autonomy in the Digital Environment,
Publication office of the EU, Luxembourg, p. 1.
22
C. Terwangne, tlđd (21), p. 2.
20


16

erasure” thiên về việc thu thập và yêu cầu bên thứ ba xử lý thơng tin của cá nhân23.
Ngồi ra, nhóm tác giả này cho rằng thuật ngữ “right to be forgotten” được quy định
trong khuôn khổ GDPR chưa thật sự rõ ràng và có thể sẽ bao gồm cả “deletion” và
“oblivion”, nhưng ở mức tối thiểu, GDPR cấp nhiều quyền kiểm soát hơn cho các
chủ thể dữ liệu đối với dữ liệu cá nhân dưới hình thức xóa (erasure).
Như vậy, trước khi xuất hiện thuật ngữ quyền được lãng quên (right to be
forgotten) thì các thuật ngữ mang giá trị tương tự cũng đã được ghi nhận trong tiến
trình phát triển của quyền này tại EU. Như một lẽ đương nhiên, cùng với sự phát triển

xã hội, đến một lúc nào đó các quy định của pháp luật buộc phải thay đổi để điều
chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Do đó, sự xuất hiện của quyền được lãng
quên trong thế giới trực tuyến là một vấn đề cần được ghi nhận.
1.1.2.2. Các quan điểm pháp lý và đề xuất khái niệm quyền được lãng quên
Trải qua quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển; khái niệm quyền được lãng
quên không chỉ được các nhà nghiên cứu pháp luật đề cập đến mà còn được nghiên
cứu bởi các nhà phân tích xã hội. Một số học giả đã phân tích phạm vi, nội dung của
quyền này và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.
Trước hết, Terwangne định nghĩa quyền được lãng quên trên ba khía cạnh, bao
gồm: Thứ nhất, quyền được lãng quên chính là quyền quên đi quá khứ tư pháp24. Điều
này liên quan đến việc chấp nhận xóa hồ sơ tội phạm của một người sau một thời hạn
nhằm mục đích bảo vệ danh tiếng, nhân phẩm của người đó. Khái niệm này cũng đã
được thiết lập theo án lệ và được thừa nhận ở một số khu vực pháp lý, chẳng hạn như
Đức25, Pháp26. Thứ hai, quyền được lãng quên được thiết lập bởi các quy định của
luật bảo vệ dữ liệu27. Ở khía cạnh này, quyền được lãng quên trao cho cá nhân quyền
giám sát thơng tin của mình, được u cầu xóa/ẩn sau khi mục đích tồn tại ban đầu
của thơng tin đã đạt được. Quyền này còn bao gồm cả việc phản đối những dữ liệu cá
nhân đã được thu thâp, bất kể là hình thức nào. Thứ ba, quyền được lãng quên trao
cho chủ thể dữ liệu yêu cầu xóa bỏ trong trường hợp dữ liệu khơng cịn phù hợp với
L. Ambrose and Jef Ausloos, “The right to be forgotten across the pond,” Journal of Information policy, (3), p. 2.
C. Terwangne, tlđd (21), p. 10.
25
Quyền cho phép không đề cập đến tên của người phạm tội sau khi đã chấp hành xong hình phạt. Xem thêm:
Lawrence Siry, Sandra Schmitz (2012), “A Right to Be Forgotten? - How Recent Developments in Germany
May Affect the Internet Publishers in the US”, European Journal of Law and Technology, (3), p. 3.
26
J. Blanchette, G. Johnson, “Data Retention and the Panoptic Society: The Social Benefits of Forgetfulness”
[ (truy cập ngày 21/5/2022).
27
C. Terwangne, tlđd (21), p. 10.

23
24


17

mục đích tồn tại ban đầu, khơng đúng với thực tại hoặc dữ liệu đã hết hạn28.
Mặc dù đã đưa ra các khía cạnh khác nhau về cách tiếp cận khái niệm quyền
được lãng quên; tuy nhiên, từ quan điểm của Terwangne có thể thấy rằng khái niệm
này đã bỏ sót trường hợp về quyền xóa thơng tin cá nhân được đăng tải bởi bên thứ
ba khi thơng tin đó có thể ảnh hưởng hoặc gây ảnh hưởng đến chủ thể dữ liệu. Bên
cạnh đó, ba khía cạnh nêu trên có thể bị trùng lặp trong trường hợp dữ liệu thuộc danh
mục được bảo vệ bởi các quy định của luật bảo vệ dữ liệu quốc gia.
Tương tự như Terwangne, trong nghiên cứu của Hoboken – ông đã chỉ ra ba
góc nhìn về quyền được lãng qn29: Thứ nhất, quyền được lãng quên áp dụng trong
trường hợp hạn chế việc công bố dữ liệu về những tội phạm đã bị kết án khi lợi ích
của việc tái hịa nhập cộng đồng được đề cao. Thứ hai, một quan điểm rộng hơn được
đề cập về quyền được lãng quên đó là sự phản ứng của chủ thể dữ liệu đối với các
hình thức cơng khai và tiếp cận các thơng tin liên quan đến cá nhân trên nền tảng
internet. Thứ ba, quyền được lãng quên được định nghĩa là quyền yêu cầu xóa dữ liệu
của một người trong trường hợp dữ liệu đó khơng cịn phù hợp hoặc dữ liệu bị xử lý
khơng hợp pháp (ví dụ: khơng có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc có sự đồng ý
nhưng chủ thể dữ liệu sau đó đã rút lại sự đồng ý).
Một quan điểm khác khi đề cập đến quyền được lãng quên đó là đề xuất của
Jeffrey Rosen30. Thứ nhất, theo Jeffrey Rosen, quyền này cung cấp cho cá nhân quyền
kiểm sốt và xóa hình ảnh cũng như dữ liệu có liên quan khỏi kết quả hiển thị công
khai trên nền tảng mạng xã hội. Thứ hai, trường hợp được đề cập đến là khi chủ thể
dữ liệu đăng tải một số loại thơng tin và sau đó người khác (bên thứ ba) đăng lại hoặc
sao chép những thơng tin đó thì chủ thể dữ liệu được quyền yêu cầu xóa dữ liệu cá
nhân, nhà cung cấp dịch vụ internet phải tiến hành xóa ngay lập tức, trừ khi việc lưu

giữ dữ liệu là cần thiết để thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Và cuối cùng, theo Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu
(GDPR); mặc dù GDPR không đưa ra một khái niệm cụ thể về quyền được lãng quên,
tuy nhiên tại Recital 64 đã ghi nhận chủ thể dữ liệu có quyền được lãng quên dữ liệu
cá nhân liên quan đến họ khi việc lưu giữ dữ liệu đó vi phạm GDPR, luật liên minh
hoặc quy định của quốc gia thành viên EU. Cụ thể, chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu
C. Terwangne, tlđd (21), p. 11.
Joris van Hoboken, tlđd (13), p. 13-15.
30
Jeffrey Rosen, tlđd (5), p. 90.
28
29


18

xóa dữ liệu cá nhân của mình khi dữ liệu cá nhân khơng cịn cần thiết liên quan đến
các mục đích mà chúng được thu thập hoặc xử lý, khi một chủ thể dữ liệu đã rút sự
đồng ý của họ hoặc phản đối việc xử lý dữ liệu cá nhân liên quan đến họ hoặc khi
việc xử lý dữ liệu cá nhân của họ không tuân thủ GDPR. Tuy nhiên, việc xử lý dữ
liệu sẽ bị hạn chế để thực hiện quyền tự do ngôn luận và thông tin, để tuân thủ nghĩa
vụ pháp lý, để thực hiện một nhiệm vụ vì lợi ích cộng đồng.
Để tăng cường quyền được lãng quên trên môi trường trực tuyến, tại Recital
65 của GDPR đã mở rộng quyền này theo cách mà người kiểm sốt đang xử lý dữ
liệu cá nhân đó phải xóa bất kỳ liên kết hoặc bản sao của những dữ liệu liên quan đến
cá nhân khi được yêu cầu.
Từ những nội dung đề cập, phân tích, đánh giá nêu trên có thể hiểu quyền được
lãng quên là quyền cho phép chủ thể dữ liệu xóa/yêu cầu xóa các thơng tin, video,
hình ảnh hoặc bất kỳ dữ liệu khác có liên quan đến cá nhân khỏi các thiết bị lưu trữ,
bao gồm cả nền tảng internet khi đáp ứng những điều kiện nhất định để chúng khơng

cịn xuất hiện hoặc bên thứ ba khơng thể tìm thấy.
1.1.3. Mối liên hệ giữa quyền được lãng quên và các quyền liên quan
Để xác định vị trí của quyền được lãng quên trong hệ thống pháp luật hiện
hành của EU; trong phần này, luận văn sẽ phân tích mối liên hệ giữa quyền được lãng
quên với quyền riêng tư, quyền tự do ngơn luận, quyền tiếp cận thơng tin, từ đó làm
cơ sở định hình vị trí của quyền được lãng qn trong các quyền dân sự đã tồn tại nếu
ghi nhận quyền này tại Việt Nam ở những phần sau.
Đi sâu vào cơ sở pháp lý của quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin,
quyền riêng tư và quyền được lãng quên; sự ghi nhận tại Điều 19 Tuyên ngôn thế giới
về quyền con người năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights – UDHR),
Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International
Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR); Điều 10 Công ước châu Âu về
nhân quyền năm 1950 (European Convention on Human Rights – ECHR) và Điều 10
Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu năm 2000 (Charter of
Fundamental Rights of the European Union) có thể thấy rằng quyền tự do ngôn luận,
quyền tiếp cận thông tin được thừa nhận mạnh mẽ như một quyền con người. Nói
như vậy khơng có nghĩa là quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin là một
quyền tuyệt đối mà quyền này vẫn bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định,


×