Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

thể chế chính trị liên bang mexico tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.3 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã gặt hái được
rất nhiều thành công trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thành cơng đó
khơng chỉ khẳng định con đường đổi mới của Đảng và nhân dân ta là đúng
đắn, phù hợp mà cịn góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ta, đưa vị trí
của nước ta nâng cao trên trường quốc tế. Thành công này thể hiện sự cố
gắng, nỗ lực phấn đấu, sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và nhà nước
ta. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhận thức được rằng con đường đổi mới mà
chúng ta đang tiến hành còn gặp khơng ít những khó khăn, thách thức. Để có
thể vượt qua những khó khăn này Đảng ta đã chủ chương phát huy tối đa nội
lực, đồng thời tranh thủ hết mức các yếu tố ngoại lực có lợi cho quá trình phát
triển đất nước. Đảng ta đã xác định các yếu tố ngoại lực không chỉ bao gồm
các yếu tố về vốn, khoa học công nghệ, chuyên gia…Mà một yếu tố rất quan
trọng đó là phải biết học hỏi, vận dụng kinh nghiệm của các nước, kinh
nghiệm không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả kinh nghiệm về ổn định và phát
triển xã hội, kinh nghiệm xây dựng và cải cách bộ máy nhà nước.
Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra
hết sức mạnh mẽ, mỗi quốc gia, nhà nước đều khơng ngừng củng cố, đổi mới,
hồn thiện bộ máy nhà nước ở quốc gia mình để đáp ứng được yêu cầu của xu
thế mới này. Việc củng cố, đổi mới, hồn thiện thể chế chính trị ở mỗi quốc
gia khơng chỉ góp phần ổn định tình hình của quốc gia đó, mà nó cịn là bài
học kinh nghiệm cho các quốc gia đang thực hiện q trình hồn thiện thể chế
chính trị của đất nước mình. Thể chế chính trị của mỗi quốc gia được xây
dựng trên cơ sở lý thuyết, truyền thống dân tộc, ảnh hưởng của địa chính trị…
Nhưng bên cạnh đó ở một số quốc gia thể chế của đất nước lại được xây dựng
trên cơ sở sự thành cơng của thể chế chính trị ở một quốc gia khác .Thể chế
chính trị của các nước trên thế giới hiện nay là rất đa dạng và phức tạp. Để có


thể tìm hiểu và nắm vững thể chế chính trị của một quốc gia địi hỏi cần phải


có q trình tìm tịi, nghiên cứu cơng phu. Tuy vậy, bước vào xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế, đòi hỏi chúng ta khơng thể khơng nghiên cứu thể chế chính trị
của các quốc gia trên thế giới.
Và trong đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta đã luôn khẳng
định : “Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trên cộng
đồng quốc tế, với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ mở rộng đa phương hóa,
đa dạng hóa các quan hệ quốc tế”. Và trong cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã luôn khẳng định và đặt ra mục tiêu : Xây
dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, khai thác, kế thừa, học
hỏi các yếu tố hợp lý trong thể chế chính trị của các quốc gia khác trên thế
giới để từ đó xây dựng nhà nước vững mạnh về mọi mặt.
Để có thể mở rộng sự hiểu biết của mình về thể chế chính trị các nước trên thế
giới, đặc biệt là các nước đi theo chủ nghĩa tư bản và hiện nay đang là nước
có nền kinh tế phát triển, nhưng lại có nhiều nét tương đồng với Việt Nam .
Mexico là một quốc gia như vậy. Và vì thế em đã lựa chọn và nghiên cứu:
“thể chế chính trị liên bang Mexico” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu thể chế chính trị của một quốc gia hiện vẫn là vấn đề mới ở Việt
Nam. Hiện nay những người đi sâu nghiên cứu và phân tích thể chế chính trị
của các nước trên thế giới còn rất hạn chế. Lĩnh vực nghiên cứu này được
đánh giá là một “mảnh đất” còn khá mới mẻ, chưa được quan tâm khai thác
nhiều. Vì thế đây vừa là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn cho những
người quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này.
Thể chế chính trị liên bang Mexico có thể nói là một vấn đề chưa được các
nhà nghiên cứu đề cập nhiều đến ở Việt Nam vì thế cho đến nay chưa có một
cơng trình nghiên cứu nào về thể chế chính trị liên bang Mexico. Thậm chí
cũng chưa có một tác phẩm nào giới thiệu chi tiết và phân tích về thể chế



chính trị Mexico một cách cụ thể. Có chăng đó chỉ là những giới thiệu khái
quát về lịch sử, đất nước, con người Mexico qua các phương tiện truyền
thông.
Tiểu luận này chủ yếu lựa chọn các thông tin từ internet, các bài viết có
liên quan đến Mexico được đăng trên các báo, tạp chí. Tuy vậy, tiểu luận đã
lựa chọn và đưa ra các thơng tin cụ thể, điển hình cần thiết khi nghiên cứu về
thể chế chính trị của một quốc gia.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục đích nghiên cứu:
Như chúng ta biết Mexico và Việt Nam nằm ở hai đầu của trái đất, lệch nhau
12h. Vào lúc 12h đêm Mexico thì Việt Nam là 12h trưa ngày hôm sau. Lãnh
thổ Việt Nam và Mexico lại cùng nằm trên vĩ độ từ 16 đến 24, cùng có nhiệt
độ nóng ẩm và thảm thực vật nhiệt đới…Với điều kiện tự nhiên khá tương
đồng nhưng Mexico lại là đất nước có nền kinh tế khá phát triển, cịn Việt
Nam hiện vẫn là nước có nền kinh tế thấp kém.
Vì thế mục đích của tiểu luận là đi sâu tìm hiểu đất nước, con người Mexico,
đặc biệt là về thể chế chính trị đồng thời nghiên cứu qua trình xây dựng mơ
hình kinh tê phát triển xã hội ở Mexico. Từ đó thấy được các yếu tố hợp lý
của thể chế chính trị Mexico và rút ra được các bài học đối với Việt Nam
trong quá trình đổi mới.
-Nhiệm vụ.
Trước tiên là giúp cho chúng ta có được cái nhìn tổng thế về đất nước,
con người Mexico. Sau đó tiểu luận đi sâu tìm hiểu, phân tích từng khía cạnh
cụ thể của thể chế chính trị lien bang Mexico. Đồng thời rút ra những nhận
xét đanh giá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam để có thể vận dụng
trong quá trình đổi mới hiện nay.

4.Phạm vi nghiên cứu:



Tiểu luận tập trung nghiên cứu về thể chế chính trị liên bang Mexico, đồng
thời tìm hiểu, phân tích những vấn đề cốt lõi trong hệ thống chính trị Mexico.
Đưa ra nhận xét và bài học vận dụng vào Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin, quan
điểm của Đảng và Nhà nước về cơng tác đối ngoại.
Ngồi ra, tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác:
Phương pháp nghiên cứu, tổng kết tài liệu.
Phương pháp logic- lịch sử.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
6. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận tiểu luận gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận hình thành thể chế chính trị liên bang Mexico.
Chương 2: Những đặc điểm thể chế chính trị liên bang Mexico.
Chương 3: Một số nhận xét về thể chế chính trị liên bang Mexico.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN HÌNH THÀNH THỂ CHẾ
CHÍNH TRỊ LIÊN BANG MEXICO.
1.1.Giới thiệu về điều kiện tự nhiên.
Bản đồ đất nước và quốc kì Mexico
Cộng hịa liên bang Mexico (phiên âm Mê-xi-cô hoặc Mê hi cô, Hán-Việt cũ
gọi là Mễ tây cơ ) tên chính thức là Liên bang México (tiếng Tây Ban Nha là:
Estados Unidos Me xi ca nos) là một quốc gia nằm ở khu vực Bắc Mỹ. Quốc
khánh là ngày 16/09, giành độc lập từ Tây Ban Nha năm 1810. Mexico là một
quốc gia rộng lớn với diện tích gần 2 triệu km2( 1.972.550km2) trong đó
1.959.248 km2 là diện tích lục địa và 5.127 km2 là diện tích đảo và đứng
hàng thứ 14 thế giới, dân số khoảng 163 triệu người (162.468.855 người, năm
2010) đứng thứ 11 thế giới. Mexico giáp với Hoa Kỳ về phía bắc, giáp với

Guatemala và Belize về phía đơng nam, giáp với Thái Bình Dương về phía
tây và tây nam, giáp với vịnh Mexico về phía đơng.
Liên bang Mexico là quốc gia theo thể chế cơng hịa liên bang. Nước
này có tổng cộng 31 bang và một quận thuộc liên bang là thủ đô Mexico city.
Thủ đô Mexico ngày nay là một trong những khu đô thị đông dân cư nhất trên
thế giới.
Mexico là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ: “ Phần lớn lãnh thổ của
đất nước này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ trong khi một phần nhỏ thuộc
bán đảo Baja Calijornia thuộc địa mảng Thái Bình Dương và địa mảng Cocos.
Về địa vật lý, phần lớn lãnh thổ Mexico thuộc về Bắc Mỹ, trong khi đó 12%
lãnh thổ thuộc bán đảo Tehuantepec thuộc khu vực Trung Mỹ. Cịn về mặt
địa chính trị, Mexico được coi như một quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ cùng
với Hoa kỳ và CaNaDa”. Đất nước Mexico có địa hình chủ yếu là đồi núi.
Nước này có ba dãy núi chính và đều nằm dọc theo đường bờ biển của
Mexico (dãy XieraMadre Đông (1350km); XieraMadre Tây; XieraMadre


Nam(1200km) ). Trong đó dãy XieraMadre Tây là dãy núi dài nhất, kéo dài
tới 5000km dọc bờ biển phía tây giáp Thái Bình Dương. Nằm giữa những dãy
núi này với đường bờ biển là các đồng bằng nhỏ và hẹp. Ở rìa phía đơng vịnh
Mexico có những đồng bằng rộng lớn, nhất là ở phía Nam trên bán đảo
Yucatan.
Cao nguyên Mexico chiếm một phần lớn diện tích trung tâm của đất
nước này( với đỉnh cao nhất là 5.700m của ngọn Orizaba). Các cao ngun ở
phía bắc có địa hình thấp hơn (trung bình khoảng 1100m)với nhiều bồn địa,
thì ở phía nam cao nguyên địa hình lại cao hơn. Ở Mexico những thung lũng
ở miền nam cao nguyên của nước này tập trung nhiều thành phố lớn như
Mexico city, Guada lajara…Mexico là quốc gia có giàu tài ngun khống
sản như dầu lửa, bạc…
Về địa hình Mexico là một quốc gia nằm trên khu vực không ổn định

về địa chất thường hay xảy ra những trận động đất và núi lửa phun trào. Ngọn
núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Mexico là Orizaba đó cũng là ngọn núi cao
nhất Orizaba và thứ ba tại Bắc Mỹ. Ở Orizaba có một chuỗi các núi lửa chắn
ngang đất nước theo chiều đơng- tây.
Mexico có khoảng 150 con sông nhưng lượng nước phân bố không
đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Phần lớn các con sơng đều chảy về phía đơng
nam vào vịnh Mexico và biển Caribbean.
Khí hậu
Ở Mexico với đường chí tuyến bắc chạy ngang và phân chia lãnh thổ
đất nước thành hai vùng khí hậu riêng biệt: nửa phía bắc chí tuyến có khí hậu
ơn hịa, nửa phía nam chí tuyến thì có khí hậu phụ thuộc vào độ cao. Ở phía
nam của đường chí tuyến, tại những vùng có độ cao khơng vượt q 1000m
thì có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm với nhiệt độ trung bình từ khoảng
24-28 độ, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khơng lớn chỉ
khoảng 5độ. Trong khi đó, những vùng ở phía bắc đường chí tuyến của
Mexico thì có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, vào khoảng 20-24độ với


mùa hè nóng ẩm cịn mùa đơng thì lạnh và khơ. Cịn đối với những khu vực
nằm trong thung lũng Mexico ở phía nam đường chí tuyến có độ cao trên
2000m nên khí hậu ơn hịa tương đối dễ chịu, nhiệt độ trung bình năm chỉ dao
động từ 16-18 độ. Tuy nhiên ở Mexico có những vùng đã trở thành hoang
mạc và bán hoang mạc, đó là khu vực ở phía bắc đường chí tuyến.
Ở Mexico lượng mưa do được hàng năm từ khoảng 1000-3000mm/năm
( Riêng ở khu vực miền Nam Mexico lượng mưa thường chỉ đạt
2000mm/năm )
Đất nước Mexico cịn là một đất nước có độ đa dạng sinh học cao nhất
trên thế giới. Theo thống kê, Mexico có khoảng 200.000 loài sinh vật đã được
phát hiện, chiếm từ 10-12% tổng số loài sinh vật trên trái đất. Đất nước này
xếp thứ nhất thế giới về số lượng các lồi bị sát (707 lồi), thứ hai về động

vật có vú (438 loài), thứ tư về số lượng các loài thực vật…Tại đất nước
Mexico có khoảng 170.000km2 được coi là khu vực bảo tồn tự nhiên, trong
đó có 34 khu vực dự trữ sinh quyển, 64 công viên quốc gia cùng nhiều khu
vực bảo vệ các loài thực vật và động vật quý hiếm khác.
Mexico còn là quê hương của nhiều loại cây, mà khi phát hiện ra châu
Mỹ nó đã được đem đi phổ biến khắp thế giới như ca cao, cà chua, ngô, vani,
và nhiều loại đậu và ớt cay.
1.2.Đặc điểm dân cư Mexico.
Mexico là một trong những quốc gia đa chủng tộc, và cũng là quốc gia
đông dân với vị trí thứ 11 trên thế giới. Theo thống kê thì Mexico là một nước
có tỷ lệ ra tăng dân số còn khá cao. Nếu như năm 2000 dân số là 98.881.000
người.
Đến năm 2001 thì dân số Mexico đã là 101.900.000 người
Và tới năm 2003 dân số đã là 103 triệu người, và tới năm 2008 dân số
lên tới 106 triệu người. Đặc điểm nổi bật của dân cư Mexico nhìn chung đây
là quốc gia với dân số trẻ, với khoảng 50%dân số có độ tuổi dưới 25.


Người Mexico ngày nay gồm nhiều người gốc Tây Ban Nha và gốc
khác, chủ yếu là gốc Châu Âu đến định cư ở Mexico từ thế kỷ XVI và người
châu Âu lai thổ dân, cùng nhiều nguồn gốc thổ dân khác. “Người Mexico
chiếm tới 60% dân số, người da trắng chiếm 9% dân số, người da đỏ 30%,
còn lại là các dân tộc khác” 2. Người da đen ở Mexico chiếm tỷ lệ thiểu số
không đáng kể và chỉ sống tập trung ở vùng bờ biển.
Ở Mexico vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX một số lượng lớn người
nhập cư từ Châu Âu tới nước này, những người nhập cư bao gồm : người
Anh, người Ireland, người Ý, người Đức, người Pháp…Bên cận đó một bộ
phận người Trung Đôngcũng nhập cư vào Mexico trong thời kỳ này họ đến
chủ yếu đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Li băng. Ngoài ra cịn có một cộng đồng người
Viễn Đơng như người Trung Quốc đi qua Hoa Kỳ xuống định cư ở miền bắc

Mexico và người bán đảo Triều Tiên ở miền trung Mexico. Số lượng người
nhập cư vào Mexico đặc biệt tăng trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX,
Mexico đã mở cửa đón những người tị nạn chính trị từ khắp các nước Mỹ La
Tinh như Argentina, ChiLe, Cuba, Peru, Colombia và các nước Trung
Mỹ.Bên cạnh đó ở Mexico hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người Mỹ định cư
ở đất nước này, chủ yếu là nghỉ dưỡng sau khi về hưu.
Tuy nhiên trong một vài năm gần đây Mexico lại là nước có tỷ lệ di cư
âm (di cư nhiều hơn nhập cư), với tỷ lệ 432/1000 người, chủ yếu là dân
Mexico di cư sang Hoa Kỳ với mong muốn tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dân cư ở Mexico phần lớn sống ở các thành thi chiếm 71%. Trong đó
có các thành phố đơng dân như Mexico city( khoảng 20 triệu người), các
thành phố đông dân khác như Guadalajara, XiudatNexahuancoiot,
Monterry,Puebla…đều là các thành phố có trên một triệu dân trở lên.
Ở Mexico tính tới năm 2000 thì tuổi thọ trung bình của dân cư ở đây là
khá cao. 68 tuổi đối với nam và 74 tuổi đối với nữ. Tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh là
25/1000( năm 2001). Tỷ lệ biết chữ của dân cư Mexico là khá cao chiếm tới
hơn 90% dân cư.


Về tôn giáo, đa số người dân ở đây theo đạo Công giáo La Mã (87,9%),
khoảng 5.2% dân cư theo đạo tin lành, số cịn lại theo các tơn giáo khác. Ở
Mexico có những bang tỷ lệ người theo đạo Thiên chúa rất cao nhất là các
bang ở miền Trung như Guanajuato( 96.4%), Aguascalientes(95.6%),
Jalisco( 95.4%). Tuy nhiên thì tỷ lệ người theo đạo thiên chúa đang có xu thế
giảm dần nếu như năm 1960 tỷ lệ người theo đạo thiên chúa là 98% nhưng
đến năm 2000 tỷ lệ này đã giảm xuống 87.9%. Tỷ lệ này theo dự báo còn tiếp
tục giảm , song đạo thiên chúa vẫn đóng vai trị hàng đầu về tơn giáo tại quốc
gia này.Ở Mexico khác hẳn với các quốc gia khác ở khu vực Mỹ LaTinh là đã
tách riêng hoạt động của nhà nước và nhà thờ, nhà nước không cấp cho nhà
thờ bất cứ nguồn lợi kinh tế nào. Chính phủ Mexico cịn quốc hữu hóa các tài

sản của nhà thờ. Các linh mục thầy tu tại Mexico khơng có quyền bầu cử hay
tham gia ứng cử vào các vị trí trong chính quyền.
Về ngôn ngữ; tiếng Tây Ban Nha được 97% dân số Mexico sử dụng
song nó khơng được cơng nhận là ngơn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia.
Ở Mexico, tất cả các ngơn ngữ đều có quyền bình đẳng như nhau. Bên cạnh
tiếng Tây Ban Nha thì ở Mexico cịn có khoảng ít nhất 62 thứ tiếng của người
bản địa
Mexico là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều
nhất thế giới, hơn gấp đôi Tây Ban Nha là nơi bắt nguồn của ngôn ngữ này.
Ngày nay ở Mexico tiếng Anh cũng được sử dụng khá rộng rãi, nhất là trong
cộng đồng người Mỹ đang sinh sống tại đây. Bên cạnh đó thì một số ngơn ngữ
Châu Âu khác cũng đang được sử dụng nhiều như tiếng Venetican( bắt nguồn
từ Ý), tiếng Đức, tiếng Pháp…


Chương II QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM :
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Chính phủ Mê-hi-cơ giữ lập trường trung
lập, nhưng thể hiện thiện cảm sâu sắc với cuộc đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân ta. Phong trào nhân dân Mê-hi-cơ đồn kết, ủng hộ Việt Nam chống
xâm lược phát triển mạnh và sâu rộng.
Về chính trị-ngoại giao: Việt Nam và Mê-hi-cô thiết lập quan hệ ngoại giao
ngày 19/5/1975. Năm 1975, ta mở ĐSQ tại Mê-hi-cô. Năm 1976, Mê-hi-cô
mở ĐSQ tại Hà Nội, nhưng đến 1980, bạn rút ĐSQ với lý do khó khăn kinh
tế. Tháng 7/2000, Mê-hi-cơ mở lại ĐSQ tại Hà Nội. Hai bên trao đổi nhiều
đoàn thăm viếng lẫn nhau. Về phía Việt Nam, có các đoàn: Bộ trưởng Ngoại
giao Nguyễn Cơ Thạch (1975 và 1988), Thủ tướng Phạm Văn Đồng (9/1979),
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ (4/1985), Bộ trưởng Nông nghiệp
Nguyễn Công Tạn (1993), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (1996),
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (8/2002), Bộ trưởng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Lê Huy Ngọ (1998), Thủ tướng Phan Văn Khải

(10/2002 dịp HNCC APEC 10), Thứ trưởng Ngoại giao Lê Bàng (3/2007), Bộ
trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch Hồng Tuấn Anh (5/2010)... Về phía Mê-hicơ có: Thứ trưởng Ngoại giao (1976, 1999, 2008), đoàn Hạ nghị sĩ (5/2001),
Đặc phái viên của Tổng thống Vi-xên-tê Phốc (8/2001), Đặc phái viên Tổng
thống, Bộ trưởng Kinh tế (dịp dự HNCC APEC 2006 tại Hà Nội), Chủ tịch
Ủy ban Cải cách Nông nghiệp Hạ viện Mê-hi-cơ Ra-mơn Xê-ha (2/2009).
Ngồi ra, hai bên có các cuộc gặp song phương giữa Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết và Tổng thống Phê-li-pê Can-đê-rôn I-nô-hô-xa bên lề HNCC
APEC 16 tại Pê-ru (11/2008) và 18 tại Nhật Bản (11/2010), giữa PTTg,
BTNG Phạm Gia Khiêm và BTNG Patricia Espinosa bên lề HNCC APEC 18
tại Nhật Bản (11/2010) và giữa Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Phạm
Bình Minh và Thứ trưởng Ngoại giao Mê-hi-cô bên lề HNCC LHQ kiểm
điểm mục tiêu phát triển TNK tại New York (9/2010).


Về quan hệ kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật: Từ năm 2004-2008,
quan hệ kinh tế giữa hai nước duy trì đà gia tăng nhanh (năm 2004: 187 triệu
USD; năm 2005: 227 triệu USD; năm 2006: hơn 400 triệu USD; năm 2007:
hơn 500 triệu USD; năm 2008: hơn 614 triệu USD). Mặc dù bị tác động bởi
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch hai chiều
năm 2009 đạt 716 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 600 triệu
USD. Năm 2010, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng mạnh, đứng đầu khu
vực Mỹ Latinh, đạt trên 900 triệu USD, trong đó ta xuất siêu khoảng 800 triệu
USD. Trao đổi thương mại song phương 4 tháng đầu năm 2011 đạt gần 303
triệu USD, trong đó Việt Nam xuất 286,81 triệu USD (tăng 20,8% so với cùng
kỳ 2010) và nhập từ Mê-hi-cô 16,1 triệu USD (giảm 42% so với 2010). Mêhi-cô nhập chủ yếu của Việt Nam hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ,
đồ hải sản, máy in các loại, máy móc, dụng cụ thể thao, đồ gỗ và xuất sang ta
bông, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm gỗ, dược phẩm, hóa chất, linh kiện điện
tử... Gần đây, Mê-hi-cơ bày tỏ quan tâm tới công nghệ chế biến dừa và các
sản phẩm từ dừa của Việt Nam, mong muốn trao đổi và học tập kinh nghiệm
của ta trên lĩnh vực này. Việt Nam cũng đã triển khai hợp tác với Mê-hi-cô

trong các lĩnh vực nông nghiệp và y tế (cử bác sĩ, chuyên gia thành lập nhiều
trung tâm chữa bệnh bằng châm cứu ở Mê-hi-cô).
Về các Hiệp định và Thoả thuận hợp tác song phương: Hai nước đã ký một số
hiệp định và thoả thuận hợp tác trên các lĩnh vực nơng nghiệp, y tế, văn hố,
giáo dục, khoa học - công nghệ, miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu
ngoại giao và cơng vụ, tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao. Năm
2010, hai bên đã ký được Thỏa thuận hợp tác khoa học-kỹ thuật nông lâm
nghiệp và đang tiến hành trao đổi dự thảo Thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu
nghị giữa Thành phố Hạ Long và Thành phố A-ca-pun-cô và thỏa thuận hợp
tác về thể dục thể thao. Hai bên đang xúc tiến thành lập UBLCP Việt NamMexico.


Mê-hi-cơ đã thiết lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam (gồm Nghị sỹ các
đảng Lao động, Hành động quốc gia, Cách mạng dân chủ). Tháng 1/2009,
Mê-hi-cô đã tổ chức khánh thành và đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công
viên Việt Nam tại Thủ đô Mê-hi-cô; thành phố du lịch A-ca-pun-cô cũng
quyết định đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại một đại lộ lớn chạy dọc bờ
biển vào tháng 5/2010 và đang hoàn tất các thủ tục hợp tác với thành phố Hạ
Long. Quan hệ giữa Đảng Cộng sản ta và Đảng Lao động Mê-hi-cô (PT) phát
triển rất tốt đẹp, Tổng Bí thư PT An-béc-tơ A-nai-gia đã nhiều lần thăm Việt
Nam và trong chuyến thăm gần đây nhất bạn đã tặng Khu di tích Phủ Chủ tịch
bức tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi làm việc (6/2011).
Về hợp tác đa phương: Hai nước chia sẻ nhiều điểm đồng, tích cực phối hợp
và hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế. Mê-hi-cô ủng hộ
Việt Nam gia nhập WTO, làm Ủy viên khơng thường trực HĐBA/LHQ khố
2008-2009; Việt Nam ủng hộ Mê-hi-cơ làm Ủy viên khơng thường trực
HĐBA/LHQ khóa 2009-2010. Hiện nay, ta đề nghị Mê-hi-cô ủng hộ Việt
Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 20202021, Hội đồng Nhân quyền/ LHQ nhiệm kỳ 2013-2016, ECOSOC nhiệm kỳ
2016-2018. Mê-hi-cô hiện đang vận động ta ủng hộ bạn tham gia Hiệp định
TPP.



PHẦN KẾT LUẬN
Nằm ở khu vực Bắc Mỹ Mexico và Việt Nam cách nhau một nửa vòng
trái đất. Tuy vậy thì hai nước lại có nhiều đặc điểm tự nhiên khá giống nhau
như có cùng khí hậu nóng ẩm, thảm thực vật phong phú… Song hiện nay
Mexico lại là một quốc gia khá phát triển có nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới,
trong khi đó vị trí của Việt Nam cịn khá khiêm tốn. Những thành cơng về
kinh tế có tác động khơng nhỏ từ đường lối lãnh đạo đất nước của chính phủ,
sự tác động của đảng chính trịtới sự phát triển kinh tế là một yếu tố khơng
nhỏ. Trước đây nhìn chung Mexico là một quốc gia kém phát triển ln xảy ra
bất ổn về chính trị. Tuy nhiên trong vài thập niên trước với chính sách hợp lý
chính phủ Mexico đã đưa đất nước này trở thành quốc gia phát triển. Đây
chính là một vấn đề đáng để cho chúng ta học tập nghiên cứu ttrong quá trình
xây dựng đất nước hiện nay.
Đề tài nghiên cứu về đảng chính trịcộng hịa liên bang Mexico là một
đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới chưa từng được nghiên cứu ở Việt Nam.
Thơng qua nghiên cứu đảng chính trị đất nước Mexico em rút ra những nhận
xét sau: Đảng chính trịmà Mexico lựa chọn là thể chế khá phổ biến ở các
nước phương tây và đặc biệ có nhiều nét giống với thể chế Mỹ; tuy vậy thì
mơ hình này cũng được biến thể rất nhiều để phù hợp với điều kiện thực tiễn
của đất nước. Nhưng tóm lại khi hệ thống lại các nghiên cứu về đảng chính
trịMexico em thấy nó cung cấp cho chúng ta nhiều bài học bổ ích trong q
trình thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đãlựa chọn.Thứ nhất là phải
xây dựng được bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hiệu quả; hai là phát huy tốt vai trò
của cơ quan quốc hội trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước, thực hiện
tốt mối liên kết giữa đảng và dân.
Là một đề tài nghiên cứu mới, mặc dù em đã rất cố gắng nghiên cứu,
tìm đọc những tài liệu cần thiết, cơ bản giới thiệu về đảng chính trịcủa
Mexico. Tuy vậy trong quá nghiên cứu và xây dựng tiểu luận do số lượng tài

liệu cịn ít, trong khi đó thì khả năng đánh giá và tổng hợp của em còn hạn chế


cho nên tiểu luận vẫn còn những mặt hạn chế nhất định về nội dung, bố cục
chưa thật sự khoa học. Cho nên em rất mong nhận được sự thông cảm, và góp
ý chân thành của thầy cơ để lần sau thực hiện tốt hơn. Cuối cùng Em xin
chân thành cảm ơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Hồng Anh, “Tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nước trên thế
giới”, Nxb Chính Tri Quốc Gia HCM, HN – năm 2001
2. Vũ Hồng Anh, “Tổ chức và hoạt động của Chính phủ một số nước trên thế
giới”, Nxb Chính Trị Quốc Gia HCM, HN – năm 2001
3. Lê Đình Chân, “Luật hiến pháp và các định chế chính trị”. Nxb Sài Gòn –
năm 1983
4. Chu Dương, “Thể chế nhà nước của các quốc gia trên thế giới” Nxb Tư
pháp, HN – năm 2005
5. Nguyễn Thị Hạnh, “Đảng phái chính trị Mexico” Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay - số 09/2005
6. Nguyễn Thị Hồi, “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức
bộ máy nhà nước ở một số nước” Nxb Tư pháp, HN – năm 2005
7. Cao Văn Liên , “tìm hiểu các nước và các hình thức nhà nước trên thế
giới”, Nxb Thanh Niên, HN – năm 2003
8. Trần Thế Nhuận, “Về mơ hình tổ chức bộ máy hành chính của các nước
trên thế giới”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN – năm 1994.
9. Thái Vĩnh Thắng, “Hệ thống cơ quan tư pháp của nhà nước tư sản”, tạp trí
luật học – năm 1996.
10. Đào Trọng Truyến “ Nhà nước và các tổ chức hành pháp của nhà nước Tư
sản”, Nxb Khoa học và kĩ thuật, HN – năm 1993.

11. Tơ Huy Rứa(2008): Mơ hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
một số nước trên thế giới, NXB.CTQG, HN.
12. Lịch sử giản yếu Mexico. NXB. Thế giới, HN
13.www.mofa.gov.vn (Bộ ngoại giao)
14. www.dangcongsanVietnam.vn.



×