Tải bản đầy đủ (.docx) (259 trang)

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 259 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

BÀNH THỊ THẢO

THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGỒI ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH
NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022


BÀNH THỊ THẢO

THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH
NGHỆ AN

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số
: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN TIẾN THUẬN


2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM

HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được cơng
bố ở cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận án

Bành Thị Thảo


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan.............................................................................................................. i
Mục lục..................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... v
Danh mục các bảng.................................................................................................. vi
Danh mục các hình................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án...................2
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 16
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 17
5. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu............................................................ 18
6. Những đóng góp mới của Luận án............................................................... 20
7. Kết cấu của Luận án.................................................................................... 20

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI ĐỊA PHƢƠNG...................................................................................... 21
1.1. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng......21
1.1.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài................................................................... 21
1.1.2. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi............................................................. 28
1.1.3. Đóng góp của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với phát triển kinh
tế-xã hội địa phƣơng............................................................................... 32
1.2. Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển kinh tế-xã hội
địa phƣơng..................................................................................................... 40
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm............................................................................... 40
1.2.2. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào địa phƣơng....................................................................................... 43
1.2.3. Nội dung thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào địa phƣơng
để phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng................................................ 47
1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào địa phƣơng....................................................................................... 59


1.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển kinh
tế - xã hội của một số địa phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An............62
1.3.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển
kinh tế - xã hội của một số địa phƣơng................................................... 62
1.3.2. Bài học về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài rút ra cho tỉnh
Nghệ An.................................................................................................. 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................................... 73
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN............74
2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Nghệ An............................................ 74
2.1.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An..........74

2.1.2. Thực trạng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và tác động của vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An............78
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An........................................................................ 96
2.2.1. Thực trạng thiết lập mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài của tỉnh Nghệ An.......................................................................... 96
2.2.2. Thực trạng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài vào tỉnh Nghệ An................................................................. 98
2.2.3. Thực trạng công tác xúc tiến đầu tƣ thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài vào tỉnh Nghệ An............................................................... 120
2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài đến tỉnh Nghệ An..................................................................... 122
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.................................................................. 122
2.3.2. Thu thập và xử lý số liệu....................................................................... 125
2.3.3. Kết quả nghiên cứu............................................................................... 126
2.4. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An............................................................. 130
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc........................................................................ 130
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại..................................................................... 139
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế...................................................................... 154
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................... 160


Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH NGHỆ AN................................................................................................. 161
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quan điểm thu hút vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Nghệ An...................................................... 161
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2030.....161
3.1.2. Quan điểm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Nghệ

An giai đoạn 2021-2025 và định hƣớng đến năm 2030........................162
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng thu vốn hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
cho phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và
định hƣớng đến năm 2030........................................................................... 166
3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng các mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài vào Nghệ An gắn với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh....................................... 166
3.2.2. Tăng cƣờng cải thiện môi trƣờng thu hút vốn ĐTTTNN......................172
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ ĐTTTNN.................................... 190
3.2.4. Tăng cƣờng hợp tác trong và ngoài tỉnh nhằm tăng cƣờng thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho tỉnh Nghệ An.....................................194
3.3. Kiến nghị với các cơ quan có liên quan....................................................... 196
3.3.1. Với Quốc hội......................................................................................... 196
3.3.2. Với Chính phủ....................................................................................... 197
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................... 200
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 202
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................ 203
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 204
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
Viết tắt
BCC

Ý nghĩa

Tiếng Anh


Tiếng Việt

Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng xây dựng, kinh doanh,
BOT
Build-Operate - Transfer
chuyển giao
Hợp đồng xây dựng, chuyển giao,
BTO
Build- Transfer- Operate
kinh doanh
BT
Build Transfer
Hợp đồng xây dựng chuyển giao
EFA
Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP
Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ thế giới
MNEs
Multinational Enterprises
Công ty đa quốc gia
Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
OECD
Cooperation and Development Kinh tế
PPP
Public - Private Partnership
Đối tác công - tƣ
United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
UNCTAD
Trade and Development
Thƣơng mại và Phát triển
Tiếng Việt
Viết tắt
CCKT
CNH
CNHT
CP
CSĐT
CSHT
DN
DNLD
ĐT
ĐTTTNN
HĐH
KCN
KKT
KCX
KT-XH

Business Corporation Contract


Giải thích
Cơ cấu kinh tế
Cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hỗ trợ
Chính phủ
Chính sách đầu tƣ
Cơ sở hạ tầng
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp liên doanh
Đầu tƣ
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi
Hiện đại hóa
Khu cơng nghiệp
Khu Kinh tế
Khu chế xuất
Kinh tế xã hội

Viết tắt
LATS
NCS
NXB

NSNN
NNL

SXKD
TNDN
TT
THDP
TTg

UBND
XK
XNK

Giải thích
Luận án tiến sĩ
Nghiên cứu sinh
Nhà xuất bản
Nghị Định
Ngân sách nhà nƣớc
Nguồn nhân lực
Quyết định
Sản xuất kinh doanh
Thu nhập doanh nghiệp
Thông tƣ
Thƣơng hiệu địa phƣơng
Thủ tƣớng
Ủy Ban nhân dân
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ của địa phƣơng............................................. 58
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của Nghệ An giai đoạn
2011 - 2021 ....................................................................................................................75
Bảng 2.2. Kết quả thu hút vốn ĐTTTNN Nghệ An giai đoạn 2011-2015................79
Bảng 2.3. Kết quả thu hút vốn ĐTTTNN Nghệ An giai đoạn 2016-2021................81
Bảng 2.4. Tình hình thu hút vốn ĐTTTNN tính lũy kế đến 31/12/2021..................82

Bảng 2.5. Thu hút vốn ĐTTTNN theo lĩnh vực đầu tƣ (lũy kế đến 2021)..............83
Bảng 2.6. Thu hút vốn ĐTTTNN vào Nghệ An theo hình thức đầu tƣ (Các dự
án cịn hiệu lực)....................................................................................................... 84
Bảng 2.7. Tình hình thu hút vốn ĐTTTNN theo địa điểm đầu tƣ...........................85
Bảng 2.8. Thu hút vốn ĐTTTNN theo đối tác đầu tƣ lũy kế đến 2021...................86
Bảng 2.9. Đóng góp khu vực có vốn ĐTTTNN vào GRDP tỉnh Nghệ An
2011-2021 (theo mức giá hiện hành)....................................................................... 87
Bảng 2.10. Đóng góp khu vực có vốn ĐTTTNN với thu NSNN tỉnh Nghệ An
2011-2021 ......................................................................................................................88
Bảng 2.11. Kim ngạch xuất khẩu và Kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn ĐTTTNN
của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2021........................................................................ 89
Bảng 2 12. Tình hình lao động tại khu vực có vốn ĐTTTNN giai đoạn 20112021 tỉnh Nghệ An.................................................................................................. 93
Bảng 2.13. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong DN phân theo loại
hình DN của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2021..................................................... 94
Bảng 2.14. Ƣu đãi về thuế của tỉnh Nghệ An........................................................ 100
Bảng 2.15. Số DN và số tiền ƣu đãi về thuế DN có vốn ĐTTTNN đƣợc
hƣởng tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2021....................................................... 101
Bảng 2.16. Chính sách ƣu đãi về cho thuê đất của tỉnh Nghệ An.......................... 104


Bảng 2.17. Chi NSNN cho hỗ trợ lao động, hỗ trợ GPMB và hỗ trợ hạ tầng
kỹ thuật cho các DN có vốn ĐTTTNN tại Tỉnh Nghệ An..................................... 106
Bảng 2.18. Tổng nguồn vốn đầu tƣ cho xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2021........................................................................ 108
Bảng 2.19. Chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Nghệ An cho Cải cách hành chính
và ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lý nhà nƣớc....................................... 114
Bảng 2.20. Chi NSNN cho đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn
2011-2021 ....................................................................................................................117
Bảng 2.21. Chi ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2011-2021........................................................................................ 120

Bảng 2.22. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha....127
Bảng 2.23. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett.................................................... 127
Bảng 2.24. Chính sách ƣu đã thuế tại một số địa phƣơng thu hút vốn ĐTTTNN
................................................................................................................................... 133
Bảng 2.25. Đánh giá về chính sách đất đai của tỉnh Nghệ An...............................142
Bảng 2.26. Đánh giá mức độ hài lòng về các hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh Nghệ An......145
Bảng 2.27. So sánh về chi phí hậu cần bằng đƣờng bộ tỉnh Nghệ An so với
các địa phƣơng khác.............................................................................................. 147
Bảng 2.28. So sánh về chi phí hậu cần bằng đƣờng biển tỉnh Nghệ An so với
các địa phƣơng khác.............................................................................................. 148


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Các nguồn vốn đầu tƣ xã hội................................................................... 29
Hình 1.2. Nguồn vốn nƣớc ngồi vào các nƣớc đang phát triển 2011-2021...........32
Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Nghệ An 2011-2021............................... 77
Hình 2.2. Tỷ lệ giải ngân và vốn ĐTTTNN bình quân/dự án của tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2011-2021.......................................................................................... 80
Hình 2.3. Giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực có vốn ĐTTTNN và tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2011-2021................................................................................. 92
Hình 2.4. Cơ cấu chi NSNN đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2011-2021............................................................................... 110
Hình 2.5. Chỉ số PARINDEX của Nghệ An giai đoạn 2011-2021.........................137
Hình 2.6. Chỉ số PCI Nghệ An Giai đoạn 2011-2021............................................ 137
Hình 2.7. So sánh điểm số các chỉ số thành phần PCI năm 2011 và năm 2021.....138


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi đã và đang đóng vai trò qua trọng trong sự phát
triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới nhờ chuyển giao công nghệ, kỹ
năng kinh nghiệm quản lý, cải thiện khả năng tiếp cận thị trƣờng quốc tế, thúc đẩy
cạnh tranh. Việt Nam đã thành công thu hút vốn ĐTTTNN đƣa dòng vốn này trở thành
dòng vốn quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc, đẩy nhanh quá trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại họá, bên cạnh đó vốn ĐTTTNN cũng có những tác động
tiêu cực khiến các cơ quan chức năng phải nhìn nhận lại hƣớng tiếp cận ĐTTTNN
từ số lƣợng sang chất lƣợng. Sau những ảnh hƣởng của đại dịch COVID-19, Việt
Nam đang tham gia và thực thi nhiều hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, làn sóng
đầu tƣ mới đã xuất hiện, sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị gia
tăng giá trị, xây dựng chuỗi liên kết trong nƣớc, đổi mới sáng tạo, cùng sự ảnh hƣởng
của cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đã khiến cạnh tranh thu hút vốn
ĐTTTNN trong khu vực và trên thế giới ngày càng khốc liệt. Việt Nam đƣợc đánh giá
sẽ là một điểm đến hấp dẫn thu hút các NĐTNN, hứa hẹn thu hút nhiều dự án
ĐTTTNN trong thời gian tới. Đây là cơ hội cho Việt Nam nói chung và các tỉnh thành
trong nƣớc nói riêng chớp lấy thời cơ, đón đầu sự dịch chuyển dịng vốn ĐTTTNN.
Nghệ An là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có nhiều lợi thế lợi thế về
điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy
giao thƣơng trong khu vực và quốc tế, cơ sở hạ tầng tƣơng đối hoàn chỉnh, nguồn
nhân lực dồi dào. Vì vậy, Nghệ An đƣợc coi là tỉnh có nhiều tiềm năng trong thu hút
vốn ĐTTNN. Tỉnh cũng xác định thu hút vốn ĐTTTNN là một trong những nhiệm vụ
chiến lƣợc phát triển KT-XH địa phƣơng, là một trong những giải pháp then chốt đƣa
tỉnh trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ.
Sau 30 năm thu hút, vốn ĐTTTNN đã mang lại những đóng góp nhất định cho
phát triển KT-XH địa phƣơng nhƣ góp phần chuyển dịch CCKT, tạo việc làm, tiếp cận
công nghệ tiên tiến, tăng thu NSNN. Tuy nhiên, kết quả thu hút vốn ĐTTTNN của tỉnh
chƣa đạt đƣợc nhiều kết quả nhƣ kỳ vọng và đóng góp của dịng vốn này đối với phát
triển KT-XH địa phƣơng chƣa thực sự rõ nét. Cụ thể: Nghệ An đang là vùng trũng
thu hút vốn ĐTTTNN của khu vực Bắc Trung Bộ (so với Hà



Tĩnh và Thanh Hóa), các dự án ĐTTTNN có quy mô nhỏ, vốn thực hiện thấp, chƣa sử
dụng công nghệ hiện đại và chủ yếu các dự án tập trung vào những ngành thâm dụng
lao động, chƣa có dự án nào tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ. Đóng góp
của khu vực có vốn ĐTTTNN cho GRDP của địa phƣơng cịn nhỏ (tỷ lệ đóng góp
dƣới 3%), tốc độ tăng trƣởng khu vực có vốn ĐTTTNN bình quân 10%/năm; chỉ đóng
góp 2% thu NSNN hàng năm; tuy có góp phần chuyển dịch CCKT đối với ngành cơng
nghiệp nhƣng sự đóng góp cịn chƣa mạnh mẽ…Điều này thể hiện những biện pháp
thu hút vốn ĐTTTNN của tỉnh chƣa thực sự phát huy tác dụng, không thật sự hiệu quả
và cần phải thay đổi.
Để nắm bắt nhanh cơ hội thu hút vốn ĐTTTNN hiện nay của Việt Nam, thu hút
nhiều hơn nữa dòng vốn ĐTTTNN, khai thác tối đa các lợi ích của dịng vốn này cho
phát triển KT-XH địa phƣơng trong thời gian tới tỉnh Nghệ An cần phải có những giải
pháp thay đổi mang tính quyết định. Vì vậy, NCS lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu.
Trong bối cảnh hiện nay đề tài này có tính thực tiễn, phù hợp với định hƣớng phát
triển kinh tế xã hội địa phƣơng, định hƣớng thu hút vốn ĐTTTNN thế hệ mới cả nƣớc
nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Tổng quan tình hình các nghiên cứu quốc tế có liên quan đến đề tài luận án
2.1.1. Các nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi đến phát
triển kinh tế xã hội
Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi về vốn ĐTTTNN và các tác động của
vốn ĐTTTNN đến kinh tế xã hội đƣợc thực hiện bởi nhiều tác giả, với đa dạng đối
tƣợng nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu. Chủ yếu
đối tƣợng nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài chủ yếu ở cấp độ quốc gia, khu vực
gồm nhiều quốc gia. Kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm là chƣa thống nhất. Có
những nghiên cứu cho thấy vốn ĐTTTNN tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh
tế, năng suất nhân tố tổng hợp, độ mở thƣơng mại… nhƣng cũng có những nghiên cứu

khơng cho thấy mối quan hệ tác động của vốn ĐTTTNN lên nƣớc tiếp nhận và thậm
chí có những nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tiêu cực của vốn ĐTTTNN đến các
doanh nghiệp trong nƣớc, đến tăng trƣởng kinh tế…
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của vốn ĐTTTNN đến tăng
trƣởng kinh tế. Trong các nghiên cứu Caves (1974), Globerman (1979), Blomstrom và
Persson (1983), các nghiên cứu này đã ƣớc tính sự tồn tại của tác động lan tỏa


của dòng vốn ĐTTTNN bằng cách kiểm tra liệu vốn ĐTTTNN có tác động đến năng
suất lao động địa phƣơng ở các công ty Australia, Canada và Mexico. Kết quả nghiên
cứu đã kết luận có sự tồn tại của tác động lan tỏa thơng qua việc vốn ĐTTTNN có tác
động đến năng suất lao động địa phƣơng ở các công ty của ba nƣớc trên và qua đó cho
thấy vốn ĐTTTNN đã tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế.
Frank và Mei-Chu (2007), bằng cách sử dụng dữ liệu 8 quốc gia (Trung Quốc,
Hàn quốc, Đài loan, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái lan) giai
đoạn 1986-2004 với dữ liệu bảng và hồi quy FE, RE phát hiện ĐTTTNN có tác động
một chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp lên GDP thông qua xuất khẩu và tồn tại quan
hệ nhân quả hai chiều giữa xuất khẩu và GDP.
Mahnaz Rabiei, Zohreh Ghavam Masoudi (2012), trong nghiên cứu về
ĐTTTNN và tăng trƣởng kinh tế ở tám nƣớc bao gồm: Bangladesh, Ai Cập,
Indonesia, Iran, Malaysia, Nigergia, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 19802009 cho thấy ĐTTTNN tác động cùng chiều đến tăng trƣởng kinh tế.
Nghiên cứu của Mohd Shahidan Bin Shaari, Thien Ho Hong & Siti Norwahida
Shukeri (2012), sử dụng mơ hình VAR kiểm tra hiệu quả của vốn ĐTTTNN trên GDP
hàng năm ở Malaysia trong giai đoạn 1972 - 2010. Kết quả cho thấy sự gia tăng của
vốn ĐTTTNN có tác động tốt đến tăng trƣởng kinh tế ở Malaysia. Cụ thể, 1% tăng
trƣởng vốn ĐTTTNN tạo ra mức tăng 49,1% GDP của Malaysia. Từ đó cho thấy GDP
có quan hệ nhân quả đối với vốn ĐTTTNN và ngƣợc lại.
Các nghiên cứu khác tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa vốn ĐTTTNN và tăng
trƣởng kinh tế đối với nƣớc nhận đầu tƣ nhƣ Aitken và Harrison (1999), Barry và
cộng sự (2001), Damijan và cộng sự (2001), Djankov và Hoekman (1998) và Konings

(2001).
Một số nghiên cứu cho thấy rõ hơn tác động của vốn ĐTTTNN đến kinh tế các
nƣớc phụ thuộc vào mức độ phát triển, khả năng hấp thụ, khoảng cách cơng nghệ,
chính sách đầu tƣ… của các nƣớc tiếp nhận. Bende-Nabende et al. (2003) tìm thấy
vốn ĐTTTNN có tác động dƣơng tích cực đối với các nƣớc kém phát triển ở châu Á
nhƣ Philippines và Thái Lan, nhƣng lại tác động tiêu cực ở các quốc gia hay vùng
lãnh thổ phát triển hơn về kinh tế nhƣ Nhật Bản và Đài Loan. Các phân tích cho thấy
tác động của vốn ĐTTTNN lên tăng trƣởng kinh tế cần có những điều kiện nhất định
của nƣớc nhận đầu tƣ nhƣ: chính sách thƣơng mại (Balasubramanyam và


cộng sự., 1996; Zhang, 2001); chính sách nguồn nhân lực (Keller,1996; Borensztein và
cộng sự., 1998; Olofsdotter, 1998; Xu, 2000; Bengoa và Sanchez- Robles, 2003 và
Bhattacharya và cộng sự., 2004) và khoảng cách công nghệ (Sjoholm, 1999; Glass và
Saggi, 1998). Blomstrom và cộng sự (1992) nghiên cứu 78 nƣớc đang phát triển, phát
hiện ĐTTTNN có thể mang lại lợi ích cho các nƣớc đang phát triển có thu nhập cao
hơn là nƣớc đang phát triển có thu nhập thấp. Borensztein và cộng sự (1998) kiểm tra
khả năng hấp thụ của nƣớc nhận công nghệ, đƣợc đo lƣờng bằng tổng lƣợng nhân lực
cần thiết cho tiến bộ cơng nghệ; nó diễn ra thông qua chuyển giao vốn tri thức đƣợc
kết hợp với tƣ liệu sản xuất mới đƣa vào nền kinh tế của vốn ĐTTTNN. Nghiên cứu
đã chứng minh rằng hiệu ứng tăng trƣởng của vốn ĐTTTNN đòi hỏi cơ sở hạ tầng đầy
đủ nhƣ một điều kiện tiên quyết.
Do đó, nƣớc chủ nhà cần có một ngƣỡng nhất định của sự phát triển để hấp thụ
những lợi ích từ vốn ĐTTTNN. Batten và Vinh Võ (2009) sử dụng dữ liệu của 79 quốc
gia giai đoạn 1980-2003, với phƣơng pháp ƣớc lƣợng FE và GMM. Kết quả cho thấy
vốn ĐTTTNN có tác động tích cực mạnh mẽ lên tăng trƣởng kinh tế đối với các nƣớc
có trình độ học vấn cao, có mở cửa đối với thƣơng mại quốc tế và phát triển thị trƣờng
chứng khoán, mức tăng trƣởng dân số thấp hơn và mức độ rủi ro thấp hơn. Hai tác giả
cũng đề xuất rằng các nƣớc nên thực hiện chính sách để đảm bảo các mục tiêu vĩ mơ
chính sách xã hội nhƣ giáo dục và cải cách thể chế để tận dụng lợi ích từ vốn

ĐTTTNN.
2.1.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Về các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN đã có nhiều nghiên cứu
thực nghiệm đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, các biến đƣợc xác định là yếu tố quyết
định ĐTTTNN có sự khác nhau giữa các nghiên cứu và các quốc gia. Vì vậy, rất
khó để thống nhất các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN, đặc biệt là một số
biến giải thích đã đạt đƣợc nhƣng bị giảm tầm quan trọng theo thời gian. Các nghiên
cứu đã cố gắng trả lời câu hỏi tại sao quốc gia/địa phƣơng này lại thu hút nhiều vốn
ĐTTTNN hơn các quốc gia/địa phƣơng khác. Dƣới đây là một số nhân tố ảnh hƣởng
đƣợc rút ra từ các nghiên cứu:
Về quy mô thị trƣờng: các nghiên cứu phát hiện quy mơ thị trƣờng tác động có
ý nghĩa đến ĐTTTNN nhƣ Shatz và cộng sự (2000), Fung và cộng sự (2000), Hasen
và cộng sự (2006) và Mottaleb và cộng sự (2010). Quy mơ thị trƣờng đƣợc ƣớc tính
theo GDP thực hoặc GDP bình quân đầu ngƣời là đáng kể trong hầu hết


các nghiên cứu (Dupuch và Mazier, 2002; Mayer, 2006; Michalet, 1999; Levasseur,
2002; Lim, 2001) - một kết quả có thể phản ánh ƣu thế của thị trƣờng tìm kiếm
ĐTTTNN các chiến lƣợc (ĐTTTNN "theo chiều ngang").
Về nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực: Một số nghiên cứu cho
rằng chi phí lao động thấp có ảnh hƣởng tích cực đến ĐTTTNN. Tuy nhiên, tác
động trở nên giảm nhẹ hoặc vô hiệu khi chất lƣợng lao động khác nhau đƣợc đƣa
vào mơ hình. Feestra và Hanson (1997), Dees (1998) phát hiện chi phí lao động
thấp là yếu tố có ý nghĩa để thu hút vốn ĐTTTNN trong khi Mody và cộng sự
(1998) và Fung và cộng sự (2000) phát hiện chi phí lao động trung bình là yếu tố
khơng có ý nghĩa của vốn ĐTTTNN. Noorbakhsh và cộng sự (2001), Mody và cộng sự
(1998) và Fung và cộng sự (2000) phát hiện lao động có tay nghề mới là yếu tố có ý
nghĩa có ảnh hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN. Trái lại, Kinoshita và Campos (2003)
phát hiện sự phát triển của giáo dục lại không ý nghĩa tới thu hút vốn ĐTTTNN.

Về cơ sở hạ tầng: Một số nghiên cứu kết luận rằng cơ sở hạ tầng ở nƣớc tiếp
nhận cũng có tác động tích cực đến thu hút vốn ĐTTTNN (Dupuch và Mazier, 2002;
Kinda, 2007; Kumar, 2000). Các hiệu ứng tích tụ của cơ sở sở hạ tầng thƣờng có ý
nghĩa rất lớn (Lim, 2001)
Về vai trị của nguồn tài nguyên trong việc thu hút vốn ĐTTTNN cho kết quả
không thống nhất. Cùng là ở Châu Phi nhƣng Asiedu (2006) và Basu & Srinivasan
(2002) lại cho kết quả về nhân tố ảnh hƣởng khác nhau. Trong khi Asiedu (2006)
thông qua dữ liệu bảng của 22 quốc gia Châu Phi phát hiện tài nguyên thiên nhiên thúc
đẩy ĐTTTNN nhƣng Basu và Srinivasan (2002) lại phát hiện tại các quốc gia Châu
Phi thu hút vốn ĐTTTNN khơng phải vì tài nguyên thiên nhiên mà nhờ cải thiện mạnh
mẽ môi trƣờng kinh doanh.
Về các nhân tố ổn định kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng lên hoạt động kinh tế cũng
nhƣ khả năng thu hút dịng vốn nƣớc ngồi đã đƣợc đề cập đến trong nhiều bài nghiên
cứu (Demekas, Horvath, Ribakova, & Wu, 2007). Sự bất ổn vĩ mơ có thể sẽ gây cản
trở cho q trình tích lũy vốn và tăng trƣởng kinh tế. Những chỉ báo cho độ bất ổn
kinh tế vĩ mô thƣờng đƣợc dùng là lạm phát, tỷ lệ nợ nƣớc ngoài cao và thâm hụt
ngân sách. Những nhân tố này đƣợc cho là làm gia tăng tính bất ổn, làm xấu đi môi
trƣờng kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trƣởng. Hơn nữa, chúng cịn tạo ra
sự khơng chắc chắn, từ đó, khơng chỉ ngăn cản việc tiếp cận dịng vốn nƣớc ngồi, mà
cịn làm giảm hiệu ứng thúc đẩy năng suất của vốn ĐTTTNN (Prufer và Tondl, 2008).
Sự ổn định kinh tế và xã hội của đất nƣớc ảnh hƣởng rất đáng kể đến


dòng vốn ĐTTTNN, và MNEs tránh các quốc gia và vùng lãnh thổ có rủi ro chính trị
và bất ổn kinh tế cao (Asiedu, 2001; Lecraw, 1991; Pigato, 2001). Schneider và Frey
(1985) phát hiện lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán cao tác động nghịch chiều
đến thu hút vốn ĐTTTNN. Tƣơng tự Apergis và Katrakilidis (1998) phát hiện lạm
phát và sự khó đốn của lạm phát tác động âm lên thu hút vốn ĐTTTNN. Hasen
và Gianluigi (2009) cũng phát hiện việc đo lƣờng sai lầm của chính phủ thơng qua lạm
phát và thâm hụt tài khóa cao khơng khuyến khích ĐTTTNN đối với các quốc gia Liên

đồn Arab. Asiedu (2002), Yartey và Adjasi (2007) phát hiện tác động ngƣợc chiều của
lạm phát lên dòng vốn ĐTTTNN. Tƣơng phản rõ rệt với các nghiên cứu đề cập trƣớc,
Alfaro và cộng sự (2009) chỉ ra mức độ gia tăng lạm phát trong nƣớc làm tăng vốn
ĐTTTNN thông qua sự thay đổi trong cách tiêu dùng qua thời gian.
Về vai trò của tự do hóa thƣơng mại trong việc thu hút vốn ĐTTTNN cũng
chƣa đồng nhất. Đối với mở cửa thƣơng mại thì một số nghiên cứu cho rằng tác động
của mở cửa thƣơng mại đến thu hút vốn ĐTTTNN là khơng chắc chắn, vì tính chất
chiều ngang phổ biến của các chiến lƣợc ĐTTTNN. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho
thấy mối liên hệ này là tích cực. Lecraw (1991), OECD (2002) và Asiedu (2002) phát
hiện tác động cùng chiều của độ mở thƣơng mại lên thu hút vốn ĐTTTNN trong khi
Wheeler và Mody (1992), Brainard (1997) phát hiện các dịng vốn ĐTTTNN có tƣơng
quan dƣơng với các hạn chế thƣơng mại.
Bằng chứng thực nghiệm về nhân tố thể chế cũng chƣa đồng nhất vì thang đo
đƣợc dùng đánh giá độ mạnh của các thể chế là khác nhau. Sự phát triển của các thể
chế tài chính đƣợc phát hiện là thúc đẩy ĐTTTNN (Kinoshita và cộng sự, 2003;
Alfaro và cộng sự, 2008; Ang, 2008; Lee và Chang, 2009; Al Nasser và Gomez, 2009).
Chỉ số kinh doanh quốc tế là nhân tố khơng có ý nghĩa đối với ĐTTTNN của Hoa Kỳ
(Wheeler và Mody, 1992). Xuất phát từ lý thuyết tăng trƣởng kinh tế và thể chế mà
Acemoglu và cộng sự (2005) đặt nền tảng, Rodrik, Subramanian, và Trebbi (2004),
Acemoglu và Johnson (2005), Adams (2009) và Easterly (2005) nhấn mạnh đến vai trò
quan trọng của thể chế (institutions), đặc biệt là tự do hoạt động kinh tế, cải cách thể
chế là tín hiệu để thu hút các dịng vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Một trong những khía cạnh
quan trọng của một thể chế kinh tế tốt là sự mở cửa thị trƣờng và mức độ phát triển
của thị trƣờng tài chính. Việc mở cửa thị trƣờng giúp tạo điều kiện cho dịng vốn
ĐTTTNN gia tăng nhanh hơn và vì thế thúc đẩy tăng trƣởng cao hơn (Quinn,1997).
Gần đây Dang Duc Anh (2013) nghiên cứu về vốn ĐTTTNN và


chất lƣợng thể chế ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu từ khảo sát năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh và ĐTTTNN từ khi gia nhập WTO của trên 60 tỉnh, thành, đã phát hiện có tƣơng

quan dƣơng giữa thể chế và thu hút vốn ĐTTTNN. Trong đó, các tỉnh, thành có chất
lƣợng thể chế tốt hơn thƣờng đạt đƣợc mức giải ngân vốn ĐTTTNN lớn hơn. Nghiên
cứu nhận định có thể sử dụng vốn ĐTTTNN nhƣ một chất xúc tác cho cải cách thể chế
trong nƣớc.
Nhiều nghiên cứu phân tích động cơ thu hút vốn ĐTTTNN, quá trình thu hút
vốn ĐTTTNN tại các quốc gia, vùng kinh tế, địa phƣơng (World Bank, 2011). Các
nghiên cứu cho thấy lý do thu hút vốn ĐTTTNN vào từng quốc gia, vùng hay địa
phƣơng là không giống nhau. Các nghiên cứu cũng đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN và đã tổng kết một số lý do hấp dẫn ĐTTTNN nhƣ:
tìm kiếm nguồn lực bao gồm tài nguyên thiên nhiên và nhân lực; tìm kiếm thị trƣờng;
tìm kiếm hiệu quả đầu tƣ bằng cách giảm các chi phí đầu vào; tìm kiếm tài sản từ quốc
gia tiếp nhận nhƣ cơng nghệ mới, thƣơng hiệu, phân phối…Theo đó, các nghiên cứu
gợi ý rằng các quốc gia cần phải dựa trên tiềm lực và lợi thế riêng để thu hút vốn
ĐTTTNN phù hợp và hiệu quả.
2.1.3. Các nghiên cứu về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nghiên cứu về chính sách thu hút vốn ĐTTTNN trên thế giới tƣơng đối
nhiều, tuy nhiên chỉ có một vài nghiên cứu đi sâu và phân tích các giải pháp tài chính
sử dụng để thu hút vốn ĐTTTNN vào quốc gia, địa phƣơng, vùng lãnh thổ.
Goodspeed, T (2007) đã sử dụng dữ liệu bảng, một số kỹ thuật để kiểm soát các
đặc điểm riêng của từng quốc gia và biến giả để nghiên cứu cách kết hợp chi tiêu
của chính phủ vào cơ sở hạ tầng hay các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ cùng với các
yếu tố nhƣ thuế, vị trí địa lý và hiệu ứng tích tụ tác động nhƣ thế nào đến ý định đầu
tƣ của NĐTNN. Dữ liệu của nghiên cứu tại các nƣớc đang phát triển và đang phát
triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng
tốt và thuế thấp hơn sẽ thu hút vốn ĐTTTNN, với một số kết quả khác cũng cho thấy
tham nhũng thấp hơn cũng làm tăng vốn ĐTTTNN thu hút đƣợc. Những kết quả này
càng đƣợc khẳng định và đƣợc giữ vững sau khi kiểm soát các hiệu ứng quốc gia cố
định, hiệu ứng năm chung của vốn ĐTTTNN và hiệu ứng tích tụ. Tầm quan trọng của
phản ứng của vốn ĐTTTNN đối với thay đổi cơ sở hạ tầng tƣơng tự nhƣ thuế đối với
các điều khoản co giãn. Các kết quả bổ sung bằng chứng cho các kết quả trƣớc đó và

nhấn mạnh tầm quan trọng của một loạt các chính sách chi tiêu của Chính phủ bên
cạnh việc đánh thuế thu hút vốn ĐTTTNN.


Sahiti, A. (2017) nghiên cứu về các chính sách thu hút vốn ĐTTTNN của Ấn
Độ. Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi của các chính sách thu hút vốn ĐTTTNN qua
các giai đoạn thu hút khác nhau của Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Ấn Độ
đã có những thành tựu vƣợt trội trong thu hút vốn ĐTTTNN khi thay đổi mạnh mẽ các
chính sách thu hút vốn ĐTTTNN của nƣớc này, trong đó việc thay đổi chính sách với
xuất nhập khẩu và đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng địa phƣơng ảnh hƣởng mạnh mẽ đến thu
hút vốn ĐTTTNN. Cạnh tranh công bằng sẽ giúp các DN trong nƣớc bắt kịp các đối
tác nƣớc ngoài về công nghệ, hiệu quả, kiến thức và chuyên môn chứ khơng phải là
các bảo hộ của Chính phủ.
Zhiyong An (2012) đã sử dụng dữ liệu thứ cấp về các DN công nghiệp Trung
Quốc giai đoạn 2002-2008 để nghiên cứu tác động của việc loại bỏ chế độ thuế TNDN
kép đối với DN có vốn ĐTTTNN tại Trung Quốc có ảnh hƣởng đến ý định đầu tƣ của
các DN có vốn ĐTTTNN khơng, và các DN có vốn ĐTTTNN phản ứng thế nào với
pháp luật thuế thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN có vốn ĐTTTNN phản
ứng với thay đổi về pháp luật thuế này bằng cách giảm đầu tƣ vào Trung Quốc và mức
độ phản ứng khác nhau ở các địa phƣơng (phản ứng lớn nhất ở HongKong, Macao và
Đài Loan).
Yuan Tian (2018) nghiên cứu hai chính sách là trợ cấp chi phí đầu tƣ và
giảm thuế suất của chính phủ nƣớc tiếp nhận để thu hút vốn ĐTTTNN. Nghiên cứu
chứng minh rằng chính sách tối ƣu để thu hút vốn ĐTTTNN phụ thuộc vào tốc độ tăng
trƣởng, sự biến động của lợi nhuận cũng nhƣ tỷ lệ chiết khấu. Việc giảm thuế suất
hoặc trợ cấp chi phí đầu tƣ của nƣớc sở tại đƣợc ƣu tiên khi tốc độ tăng trƣởng và sự
biến động của biên lợi nhuận cao hơn. Những kết quả này phù hợp với các kết quả
thực nghiệm cho thấy rằng các chính phủ có nhiều khả năng áp dụng việc giảm thuế
suất cho các doanh nghiệp có rủi ro cao và lợi nhuận cao.
Ngƣợc lại nghiên cứu Minchung Hsu (2019) lại cho rằng ƣu đãi thuế không

phải là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới dịng vốn ĐTTTNN vào Trung Quốc. Các
chính sách thuế ƣu đãi cho ĐTTTNN ở Trung Quốc đã bị chấm dứt bởi một cuộc cải
cách thuế năm 2008. Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu bảng cấp tỉnh năm 1998-2008
trƣớc cải cách để nghiên cứu xem ƣu đãi thuế có phải là yếu tố tác động đến ý định
đầu tƣ của các DN có vốn ĐTTTNN tại các địa phƣơng ở Trung Quốc hay không. Kết
quả của nghiên cứu cho thấy quy mô thị trƣờng và vị trí địa lí tác động đến dịng vốn
ĐTTTNN ngƣợc lại các chính sách ƣu đã thuế lại khơng ảnh hƣởng đến quyết định
đầu tƣ của DN có vốn ĐTTTNN tại Trung Quốc.


2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án
2.2.1. Những nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
phát triển kinh tế xã hội
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của ĐTTTNN tới
tăng trƣởng kinh tế và thƣờng sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng để kiểm
định và lƣợng hóa các tác động này. Ở Việt Nam các nghiên cứu về vốn ĐTTTNN nói
chung là khá nhiều, và các nghiên cứu chủ yếu đánh giá mức độ tác động, vai trò của
vốn ĐTTTNN đến tăng trƣởng kinh tế /phát triển bền vững tại Việt Nam, các vùng
kinh tế trọng điểm và một số địa phƣơng. Hầu hết các tác giả đều khẳng định tác động
dƣơng của vốn ĐTTTNN lên tăng trƣởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau.
Tác động tràn của vốn ĐTTTNN cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di
chuyển lao động và áp lực cạnh tranh.
Một số nghiên cứu quan trọng xem xét tác động của vốn ĐTTTNN tới tăng
trƣởng kinh tế. Nguyễn Mại (2003), Freeman (2002) và Nguyễn Thị Phƣơng Hoa
(2004), Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) đã nghiên cứu tổng quát hoạt động
ĐTTTNN ở Việt Nam và đều đi đến kết luận chung rằng vốn ĐTTTNN có tác động
tích cực tới tăng trƣởng kinh tế thông nhiều kênh. Nguyễn Mại (2003) cho thấy vốn
ĐTTTNN có tác động dƣơng đến tăng trƣởng kinh tế ở mức độ quốc gia và nhận định
để thu hút vốn ĐTTTNN vào Việt Nam cần mở rộng thị trƣờng và tìm đối tác mới.
Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2004) kết luận vốn ĐTTTNN có tác động tích cực tới tăng

trƣởng kinh tế của các địa phƣơng thơng qua hình thành, tích lũy tài sản vốn và có sự
tƣơng tác cùng chiều giữa vốn ĐTTTNN với nguồn nhân lực. Nguyễn Thị Tuệ Anh và
cộng sự (2006) nghiên cứu về tác động của vốn ĐTTTNN tới tăng trƣởng kinh tế ở
Việt Nam với dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1988-2003 cho thấy tác động của vốn
ĐTTTNN tới tăng trƣởng kinh tế qua kênh đầu tƣ. Lê Thanh Thủy (2007) nhận định
vốn ĐTTTNN đã bổ sung cho đầu tƣ trong nƣớc giúp cho việc mở rộng sản xuất, giúp
giảm thâm hụt ngân sách chính phủ, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, giải quyết
việc làm. Đồng thời khu vực tƣ nhân trong nƣớc đóng vai trị quan trọng trong việc
thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa từ vốn ĐTTTNN. Điều này cho thấy chính sách tăng cƣờng
sự phát triển của khu vực tƣ nhân nên đƣợc đẩy mạnh để gia tăng hiệu ứng lan tỏa của
vốn ĐTTTNN.
Một số nghiên cứu trong nƣớc đã xem xét những tác động của vốn ĐTTTNN
đến thu nhập, hiệu ứng tiền lƣơng, tạo việc làm của một số vùng, tỉnh/thành ở Việt
Nam. Trịnh Hoài Nam (2016) điều tra ảnh hƣởng của vốn ĐTTTNN đến thu nhập


bất bình đẳng sử dụng dữ liệu tỉnh / thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 20022012 chỉ ra rằng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam có xu hƣớng giảm khoảng cách thu nhập
nhƣ lao động tay nghề thấp đƣợc sử dụng. Học tập về việc làm và thu nhập của ngƣời
lao động trong DN có vốn ĐTTTNN tại TP.HCM. Phạm Thị Lý (2017) cho thấy sự gia
tăng vốn ĐTTTNN giúp tạo thêm việc làm và thu nhập bình quân cho ngƣời lao động
lực lƣợng doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN luôn cao hơn so với các doanh nghiệp trong
nƣớc (do cƣờng độ vốn và lao động cao hơn năng suất). Hiệu quả tạo việc làm của
vốn ĐTTTNN khu vực ở nƣớc sở tại có thể đƣợc xác định thơng qua mối quan hệ so
sánh giữa "Tổng vốn đầu tƣ" và "số lƣợng nhân viên đang làm việc” trong lĩnh vực
này cũng đƣợc một số nghiên cứu sau thực hiện: Đình Thủy Phƣơng (2007);
Dƣơng Thị Bình Minh, Phùng Thị Cẩm Tú (2009); Lâm Thùy Dƣơng (2011); Phạm
Thị Thủy (2018). Tỷ lệ của "tổng số vốn đầu tƣ "đến" số trực tiếp nhân viên đang làm
việc "cho biết có bao nhiêu đơn vị trong tổng số "tổng vốn đầu tƣ" mà một nƣớc chủ
nhà cần để tạo ra một "việc làm" trong khu vực có vốn ĐTTTNN. Tỷ lệ này phản ánh
tác động của vốn ĐTTTNN đối với việc làm sự sáng tạo. Lê Việt Anh (2009), nghiên

cứu về mối quan hệ giữa vốn ĐTTTNN và tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam cho thấy
đóng góp của vốn ĐTTTNN đối với tăng trƣởng đƣợc ƣớc tính 7% trong 37% tổng số
vốn đóng góp cho sự tăng trƣởng trong giai đoạn 1988-2002. Bằng phân tích hồi quy
nghiên cứu đã cho thấy rằng ĐTTTNN có mối quan hệ dƣơng với đầu tƣ trong nƣớc
và tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ ĐTTTNN tạo ra những tác động dƣơng đáng kể
trong ngắn hạn và dài hạn lên tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Điều tra tác động của
vốn ĐTTTNN đến tiền lƣơng những thay đổi của các doanh nghiệp trong nƣớc của
Việt Nam, Lê Quốc Hội và Richard Pomfret (2010) điểm cho thấy sự xuất hiện của các
doanh nghiệp vốn ĐTTTNN khiến các doanh nghiệp trong nƣớc phải tăng lƣơng. Các
hiệu ứng lan tỏa tiền lƣơng đƣợc thực hiện thông qua các liên kết dọc với các doanh
nghiệp có vốn ĐTTTNN, nhƣng khơng có tác động tƣơng ứng trong trƣờng hợp liên
kết chéo. Nghiên cứu về việc làm và thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh
nghiệp có vốn ĐTTTNN tại TP.HCM, Phạm Thị Lý (2017) cho thấy xu hƣớng dịch
chuyển vốn ĐTTTNN từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp
thâm dụng vốn và các ngành công nghiệp sử dụng cơng nghệ cao giúp nâng cao thu
nhập bình qn của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ĐTTTNN định hƣớng
xuất khẩu tại thành phố. Các hiệu quả của khu vực DN có vốn ĐTTTNN trong điều
kiện tạo thu nhập cho ngƣời lao động có thể đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ "tổng thu nhập
của


công nhân "làm việc trực tiếp với" tổng vốn đầu tƣ vốn của ngành này trong một thời
kỳ nhất định (Định Thụy Phƣơng (2007); Dƣơng Thị Bình Minh, Phùng Thị Cẩm Tú
(2009); Phạm Thị Thủy (2018)).
Một số nghiên cứu đánh giá tác động của vốn ĐTTTNN đến tăng trƣởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số địa phƣơng tại Việt Nam. Nguyễn Tiến
Long (2009), trong luận án tiến sĩ của mình đã đánh giá mối quan hệ 2 chiều giữa vốn
ĐTTTNN và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ đó đƣa ra các giải
pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn ĐTTTNN nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế Tỉnh Thái Nguyên. Lâm Thùy Dƣơng (2019), “Hiệu quả kinh tế của đầu tƣ

trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc, LATS, Viện Chiến lƣợc phát triển.
Tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế của vốn ĐTTTNN cụ thể là nội
hàm hiệu quả kinh tế ĐTTTNN, các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả kinh tế ĐTTTNN và
đánh giá hiệu kinh tế của ĐTTTNN; Xác định rõ thành tựu, hạn chế, tồn tại hạn chế
của hiệu quả kinh tế các dự án ĐTTTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20062017 từ đó đề xuất kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các dự án
ĐTTTNN tại Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025. Đặng Thành Cƣơng (2012), đã hệ thống
bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTTTNN theo cách tiếp cận vĩ mơ đứng
trên góc độ nhà quản lý, đó là: (i) Giá trị gia tăng, (ii) Hệ số ICOR, (iii) Năng suất lao
động, (iv) Hiệu suất sử dụng điện năng, sử dụng đất, (v) Mức độ đóng góp vào xuất
khẩu, GDP, ngân sách Nhà nƣớc và tạo việc làm của khu vực có vốn ĐTTTNN.
Một số nghiên cứu về tác động của vốn ĐTTTNN đến môi trƣờng của Việt
Nam. Định Đức Trƣờng (2016) chứng minh rằng Việt Nam tuân theo quy tắc của "Một
thiên đƣờng ô nhiễm" và có một mối quan hệ đáng kể giữa ĐTTTNN và mơi trƣờng ở
góc độ tiêu cực. Vốn ĐTTTNN làm tăng đáng kể lƣợng khí đốt khí thải, nƣớc thải và
sử dụng năng lƣợng trong Việt Nam. Mặc dù tăng trƣởng GDP có thể tăng vốn xã hội
để bảo vệ mơi trƣờng ở mức độ nào đó, tác động chung vẫn là tiêu cực. Hoạt động
ĐTTTNN gây ô nhiễm, đặc biệt là trong ngành dệt may, hóa chất, thuộc da và chế biến
thực phẩm các ngành nghề. Bên cạnh đó, Đinh Đức Trƣờng (2016) cũng làm rõ
những bất cập về mơi trƣờng các chính sách quản lý đối với khu vực có vốn
ĐTTTNN tại Việt Nam Nam. Do đó, đánh giá môi trƣờng hiệu quả là vô cùng cần
thiết khi phân tích và đánh giá hiệu quả của khu vực có vốn ĐTTTNN.


2.2.2. Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến dòng vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngồi xoay quanh lí thuyết chiết trung về sản xuất quốc tế, mơ hình OLI của
John Dunning (1977). Học thuyết này kế thừa rất nhiều những ƣu điểm của các học
thuyết khác về ĐTTTNN. Đa số đều dùng phƣơng pháp định lƣợng. Tuy kết quả một
số nghiên cứu là khác nhau nhƣng qua các nghiên cứu tác giả có thể liệt kê đƣợc một

số nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN nhƣ lao động, cơ sở hạ tầng, quy mô
thị trƣờng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, môi trƣờng sống, chất lƣợng dịch vụ cơng…Cụ
thể:
Hồng Thị Thu (2007) nghiên cứu các nhân tố quyết định ĐTTTNN ở Việt Nam
bằng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1988 - 2005 và mơ hình hồi qui OLS. Kết
quả cho thấy quy mô thị trƣờng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, độ mở thƣơng mại và cơ
sở hạ tầng là những nhân tố quyết định thu hút các dòng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa nào giữa ĐTTTNN và chất
lƣợng nguồn nhân lực hay quyết định gia nhập ASEAN.
Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng (2007) nghiên cứu các nhân tố quyết định
dòng vốn ĐTTTNN ở các tỉnh thành của Việt Nam. Bằng cách sử dụng dữ liệu của 64
tỉnh thành trong giai đoạn 1988 - 2006 và phƣơng pháp hồi qui OLS, các phát hiện cho
thấy quy mô thị trƣờng, lao động và cơ sở hạ tầng có tác động ý nghĩa lên ĐTTTNN
trong khi chính sách của chính phủ thơng qua chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) khơng
có ý nghĩa. Ngồi ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhà đầu tƣ đến từ các quốc gia khác
nhau dƣờng nhƣ có hành vi khác nhau trong việc lựa chọn vị trí đầu tƣ.
Hồng Chí Cƣơng và cộng sự (2013) nghiên cứu tác động của tự do hóa
thƣơng mại trong bối cảnh gia nhập WTO và các hiệp định FTA khác nhau lên dòng
ĐTTTNN. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1995 - 2011 và mơ hình lực
hấp dẫn dựa trên phƣơng pháp ƣớc lƣợng Hausman - Taylor (1981), phát hiện cho
thấy tự do hóa thƣơng mại sau khi gia nhập WTO có tác động rất lớn lên các dịng
ĐTTTNN đổ vào Việt Nam, phù hợp với các tiên liệu trƣớc đó. Ngƣợc lại, khơng có
bằng chứng thuyết phục rằng các hiệp định FTA mà Việt Nam gia nhập giúp gia tăng
lƣợng ĐTTTNN đổ vào.
Nguyễn Ngọc Anh (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào vùng kinh tế trong điểm Miền Trung”, LATS,


Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về ĐTTTNN
nhƣ khái niệm, đặc điểm, tác động 2 mặt của thu hút vốn ĐTTTNN, các nhân tố ảnh

hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN và ứng dụng phƣơng pháp phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích SEM để xác định nhân tố ảnh hƣởng đến
thu hút vốn ĐTTTNN vào vùng kinh tế. Luận án đã phân tích thực trạng tình hình thu
hút vốn ĐTTTNN tại vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung thời gian qua, dựa vào kết
quả phân tích định lƣợng nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN để đƣa ra các
gợi ý chính sách nhằm cải thiện một số nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN
vùng nghiên cứu.
Nguyễn Đức Nhuận (2017) trong nghiên cứu “ Các yếu tố tác động đến thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi ở vùng kinh tế Đồng bằng Sơng Hồng” nghiên cứu các
nhân tố ảnh hƣởng đến dòng vốn ĐTTTNN vào vùng là: kết cấu hạ tầng đầu tƣ, chính
sách đầu tƣ, chất lƣợng dịch vụ cơng, nguồn nhân lực, mơi trƣờng sống và làm việc,
chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tƣ, thƣơng hiệu địa phƣơng thông qua
điều tra khảo sát 330 nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào vùng kinh tế Sơng Hồng.
Cho ra kết quả tƣơng tự với nghiên cứu nhƣ trên Cao Tấn Huy (2019) trong nghiên
cứu “Các nhân tố tác động đến thu hút vốn ĐTTTNN: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông
Nam Bộ”; và Nguyễn Ngọc Anh (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu
hút vốn ĐTTTNN vào vùng kinh tế trong điểm Miền Trung”.
Vũ Việt Ninh (2018) trong nghiên cứu “Tăng cƣờng thu hút vốn ĐTTTNN vào
nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng” cho ra kết luận về các nhân tố cơ sở hạ
tầng, chính sách đầu tƣ, lợi thế ngành đầu tƣ của vùng, nguồn nhân lực, chi phí sản
xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tác động đến ý định đầu tƣ vào nơng
nghiệp của các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào vùng kinh tế Đồng bằng Sông
Hồng.
Nguyễn Văn Bằng và cộng sự (2016) cũng nghiên cứu nhân tố tác động đến thu
hút vốn ĐTTTNN vào tỉnh Đồng Nai qua khảo sát 365 nhà đầu tƣ và cho ra kết quả 8
nhân tố tác động là kết cấu hạ tầng đầu tƣ, chính sách đầu tƣ, chất lƣợng dịch vụ
cơng, nguồn nhân lực, mơi trƣờng sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế
ngành đầu tƣ, thƣơng hiệu địa phƣơng. Trong đó 2 nhân tố là kết cấu hạ tầng đầu tƣ
và nguồn nhân lực tác động nhiều nhất đến thu hút vốn ĐTTTNN vào tỉnh Đồng Nai.
Lê Hồng Bá Huyền trong cơng bố “Các yếu tố tác động đến dịng vốn

ĐTTTNN chảy vào Thanh Hóa” (2015) điều tra khảo sát 41 DN có vốn ĐTTTNN


trên địa bàn theo 6 các nhóm yếu tố chính sách, chính phủ; nhóm yếu tố văn hóa - xã
hội; nhóm yếu tố kinh tế thị trƣờng; nhóm yếu tố tài chính, nhóm yếu tố về nguồn lực
và nhóm yếu tố về kết cấu hạ tầng đầu tƣ giai đoạn 2001-2012. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng 2 yếu tố là yếu tố về kinh tế thị trƣờng và kết cấu hạ tầng đầu tƣ tác
động đến dòng ĐTTTNN của địa phƣơng.
2.2.3. Các nghiên cứu về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguyễn Quỳnh Thơ (2018), “Thu hút vốn ĐTTTNN tại Việt Nam giai đoạn
hiện nay”. Ngoài việc hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về vốn ĐTTTNN và vai trị của
nó, tác giả đã đi sâu vào phân tích hệ thống chính sách ĐTTTNN theo 3 cấp độ: Chính
sách thu hút, Chính sách nâng cấp, Chính sách tạo liên kết giữa doanh nghiệp trong và
ngồi nƣớc. Bên cạnh đó, tác giã đã lƣợng hóa đƣợc quy mô vốn ĐTTTNN phù hợp
với nền kinh tế Việt Nam bằng mơ hình tự hồi quy ngƣỡng (Panel Threshold
Regressive - PTR) với dữ liệu mảng kèm theo kỹ thuật lấy mẫu có hồn lại Bootstrap
để kiểm định sự tồn tại của tín hiệu ngƣỡng. Số liệu sử dụng của 50 tỉnh/thành phố của
Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Kết quả cho thấy rằng Việt Nam vẫn cịn có thể thu hút
thêm vốn ĐTTTNN, tuy nhiên hiện tại dƣ địa chỉ cịn 2% để đảm bảo dịng vốn này có
tác động tích cực. Kết quả này hồn tồn phù hợp với nhu cầu thu hút vốn ĐTTTNN
của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Lƣờng Đức Danh (2018) tác giả đã luận giải rõ các vấn đề lý luận về
ĐTTTNN và thu hút vốn ĐTTTNN, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN, các chính sách tài chính tác động
đến các nhân tố nhƣ thế nào để thúc đẩy thu hút vốn ĐTTTNN vào địa phƣơng để
tạo khung lý thuyết cho phân tích đánh giá thực tiễn. Phân tích đánh giá thực trạng
chính sách tài chính thu hút vốn ĐTTTNN phục vụ chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở Thanh Hóa, chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân dẫn
đến hạn chế đó từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách tài chính nhằm thu hút
vốn ĐTTTNN phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa thời gian tới.

Đồn Vân Hà (2019) cho thấy thành công của Singapore khi thu hút vốn ĐTTTNN
vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) nhờ vào việc sử dụng thành cơng các
chính sách hỗ trợ tài chính và thuế đối với các hoạt động R&D của doanh nghiệp và
chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hợp lý từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Hoàng Phƣơng Anh (2021) đã nghiên cứu các chính sách tài chính đối với các
DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, 3 chính sách tài chính đối với doanh nghiệp


ĐTTTNN là chính sách thuế, chính sách chi ngân sách và chính sách tài chính đất đai.
Tác giả đã đánh giá thực trạng các chính sách tài chính đối với doanh nghiệp ĐTTTNN
hiện nay ở Việt Nam, chỉ ra mối quan hệ giữa chính sách tài chính với quyết định đầu
tƣ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt
Nam, quan điểm và giải pháp hồn thiện cơ chế, chính sách về tài chính đối với doanh
nghiệp ĐTTTNN tại Việt Nam dƣới góc độ tiếp cận của khoa học tài chính ngân hàng.
2.3. Khái quát kết quả của các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
2.3.1. Khái quát kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
Qua hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về ĐTTTNN, thu hút
vốn ĐTTTNN, tác giả nhận thấy các nghiên cứu rất phong phú. Mỗi nghiên cứu giải
quyết một vấn đề về ĐTTTNN ở phạm vi khác nhau, mục tiêu nghiên cứu khác
nhau nhƣng thống nhất một số vấn đề sau:
Về góc độ lý luận về ĐTTTNN: Khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trị và một
số nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn ĐTTTNN vào địa phƣơng, vùng kinh tế, quốc
gia, vùng lãnh thổ.
Về kinh nghiệm thực tiễn, đa số các cơng trình đều đƣa ra kinh nghiệm thành
công cũng nhƣ hạn chế của một số quốc gia, khu vực trên thế giới hay một số địa
phƣơng trong thu hút vốn ĐTTTNN để rút ra bài học riêng, gợi ý cho việc hoạch định
cơ chế, chính sách giải pháp thu hút vốn ĐTTTNN.
Về góc độ thực tế, dựa trên cơ sở lý luận, các cơng trình đều phân tích, đánh giá

thực trạng thu hút vốn ĐTTTNN vào quốc gia, vùng kinh tế trong đó nêu rõ những đặc
trƣng, tác động và đóng góp của vốn ĐTTTNN đối với phát triển kinh tế xã hội, phát
triển bền vững, kết quả đạt đƣợc, hạn chế trong quá trình thu hút vốn ĐTTTNN, đƣa
ra nguyên nhân của những hạn chế này. Sau khi phân tích thực trạng, các cơng trình
nghiên cứu đều đƣa ra mục tiêu, phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn
ĐTTTNN, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của vốn ĐTTTNN.
Về phƣơng pháp nghiên cứu, chủ yếu các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp
phân tích đánh giá truyền thống mang tính định tính, và các nghiên cứu sử dụng
phƣơng pháp định lƣợng dùng dữ liệu sơ cấp hoặc thứ cấp để phân tích.
Riêng đối với Tỉnh Nghệ An đã có 1 nghiên cứu trƣớc đây của TS Đặng Thành
Cƣơng (2012) tuy nhiên nghiên cứu này chú trọng vào phân tích thực trạng


×