Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ TRẬT TỰ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN, BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.91 KB, 8 trang )

PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ TRẬT TỰ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN,
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
A. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
I. Khái niệm và kết cấu của bảng cân đối kế toán
1. Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp số dư đầu và cuối của 1 kỳ kế
toán của các loại tài khoản: tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn, nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nó được sử dụng để
kiểm tra, đánh giá sự chính xác của việc định khoản, ghi chép số liệu, và
tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn.
2. Kết cấu: Có 2 dạng bảng cân đối kế toán:
2. Kết cấu của bảng cân đối kế toán
Kết cấu của Bảng cân đối kế toán được xây dựng theo kết cấu hai
bên:
- Bên trái: gọi là Tài sản, được dùng để phản ánh kết cấu của tài
sản.
- Bên phải: gọi là nguồn vốn, được dùng để phản ánh các nguồn
vốn khác nhau tạo nên tài sản.
Ngoài ra Bảng cân đối kế toán còn được chia làm hai phần: phần
trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồn vốn.
- Bên tài sản được chia làm hai loại:
+ Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
+ Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
- Bên nguồn vốn cũng được chia làm hai loại:
+ Loại A: Nợ phải trả.
+ Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Để phản ánh giá trị của các chỉ tiêu bên tài sản và bên nguồn vốn thì
Bảng cân đối kế toán còn được thiết kế 2 cột để ghi chép số đầu năm và cuối
kỳ. Số liệu ở 2 cột này sẽ giúp cho ta nhận thông tin có căn cứ để nắm bắt,
phân tích, đánh giá qui mô cũng như sự biến động của tài sản và nguồn vốn
giữa đầu năm và cuối kỳ.


Hai bên của Bảng cân đối kế toán phản ánh hai mặt khác nhau của
tài sản trong doanh nghiệp nên giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Xét về mặt lượng thì bao giờ cũng có:
Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn
Hoặc (A + B) Tài sản = (A + B) Nguồn vốn
Với bảng cân đối có kết cấu dọc thì ta sẽ dễ dàng so sanh số liệu của cuối
kỳ và đầu kỳ, nhưng lại gặp khó khăn trong việc mở khoản mới. Với
bảng có kết cấu ngang ta có thể thấy được rõ mối quan hệ giữa tài
sản và nguồn vốn, nhưng lại gặp khó khăn trong việc so sánh sự
biến động của từng tài khoản cấp 1.
Cơ sở dữ liệu để lập bảng là căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết,
bảng cân đối kế toán kỳ trước.
Ví dụ: BCĐKT theo chiều dọc
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đồng Nai
Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng
Nai
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 30 tháng 09 Năm 2009
TÀI SẢN

số
Thuyế
t
minh
Số dư đầu kỳ
(01/01/09)
Số dư cuối kỳ
(30/09/09)
1 2 3 4 5
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100 =

110+120+130+140+150 )
100 36.562.343.91
5
20.621.006.984
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.01 4.551.740.844 2.747.490.038
1. Tiền 111 4.551.740.844
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02
1. Đầu tư ngắn hạn 121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 7.190.490.21113.750.758.921
1. Phải thu khách hàng 131 574.018.710
DONIMEX
2. Trả trước cho người bán 132 7.190.490.211 7.176.740.211
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
134
5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 6.000.000.000
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139
IV. Hàng tồn kho
140 23.993.191.85
1
4.055.047.066
1. Hàng tồn kho
141 23.993.191.85
1
4.055.047.066
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 826.921.009 67.710.959

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 39.048.420
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
154
770.678.763
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 56.242.246 28.662.539
B. TÀI SẢN DÀI HẠN ( 200 =
210+220+240+250+260)
200
17.017.066.00
0
15.947.149.324
I. Các khoản phải thu dài hạn 210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213
4. Phải thu dài hạn khác 218
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219
II. Tài sản cố định
220 14.810.966.75
0
13.984.484.755
1. Tài sản cố định hữu hình
221 14.810.966.75
0
13.984.484.755
- Nguyên giá
222 21.239.396.40
2

21.239.396.402
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
223 (6.428.429.65
2)
(7.254.911.647)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226
3. Tài sản cố định vô hình 227
- Nguyên giá 228
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230
III. Bất động sản đầu tư 240
- Nguyên giá 241
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 437.404.587 437.404.587
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252
3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 437.404.587 437.404.587
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn (*)
259
V. Tài sản dài hạn khác 260 1.768.694.663 1.525.259.982
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 1.768.694.663 1.525.259.982
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21
3. Tài sản dài hạn khác 268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 =100 +200 )
270 53.579.409.91
5
36.568.156.308

NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ ( 300 = 310 +330 )
300 22.350.728.57
9
12.598.452.957
I. Nợ ngắn hạn
310 22.007.489.89
9
12.162.394.277
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 8.555.095.667
2. Phải trả người bán 312 2.000.000
3. Người mua trả tiền trước 313 996.030.000
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 184.951.802 177.033.599
5. Phải trả người lao động 315 303.031.200 4.247.955
6. Chi phí phải trả 316 V.17 25.000.000
7. Phải trả nội bộ 317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
318
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác
319 V.18 11.943.381.23
0
11.979.112.723
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320
II. Nợ dài hạn 330 343.238.680 436.058.680
1. Phải trả dài hạn người bán 331
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19
3. Phải trả dài hạn khác 333 343.238.680 436.058.680
4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337
III. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( 400 =410 +
430 )
400
31.228.681.33
6
23.969.703.351
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22
31.216.229.33
9
23.961.221.354
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411 40.000.000.00
0
40.000.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 395.499.138 395.499.138
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413
4. Cổ phiếu quỹ 414
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416
7. Quỹ đầu tư phát triển 417
8. Quỹ dự phòng tài chính 418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420 (9.179.269.79
9)
(16.434.277.78
4)

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 12.451.997 8.481.997
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 12.451.997 8.481.997
2. Nguồn kinh phí 432 V.23
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300
+400)
440
53.579.409.91
5
36.568.156.308
Đồng Nai, ngày 02 tháng 10 năm
2009
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
BÙI ĐỨC HÒA
( đã ký )
PHẠM THỊ PHƯƠNG
LOAN
( đã ký )
TỐNG THÀNH CÔNG
( đã ký )
Ví dụ: Kết cấu bảng cân đối kế toán theo chiều ngang
Bảng cân đối kế toán
Công ty………….
Ngày 31 tháng 12 năm N
TÁI SẢN Số
tiền
NGUỒN VỐN Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và tương đương tiền

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Nợ phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
1. Nợ phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định
3. Bất động sản đầu tư
4. Đầu tư tài chính dài hạn
5. Tài sản dài hạn khác
A. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở
hữu
1. Vốn chủ sở hữu
2. Nguồn vốn kinh phí
và các quỹ khác
TỔNG CỘNG XXX TỔNG CỘNG XXX
II. Trình tự lập BCĐKT:
TỔNG CỘNG TÀI SẢN = TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN.
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tài sản được trình bày trên BCĐKT là những nguồn lực kinh tế thuộc
quyền kiểm soát của DN, thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận là
tài sản của đơn vị. Tài sản được trình bày theo khả năng hoán
chuyển thành tiền của tài sản và được chia làm hai nhóm: tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn trình bày trên BCĐKT là những tài sản có thời
gian luân chuyển hoặc được thu hồi trong một chu kỳ kinh
doanh bình thường hoặc trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập

báo cáo. Tài sản ngắn hạn thường bao gồm: tiền, các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn, các khoản nơ phải thu phát sinh từ việc
chịu cho khách hàng và nợ phải thu khác, hàng tồn kho dự trữ
cho hoạt động kinh doanh và những tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản ngắn hạn được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
Tài sản dài hạn: trình bày trên BCĐKT là những tài sản có thời
gian luân chuyển hoặc tu hồi vốn có thời gian dài hơn một chu
kỳ kinh doanh bình thường hoặc trên một năm kể từ ngày lập
báo cáo. Tài sản dài hạn bao gồm: TSCĐ (nhà xưởng, thiết bị,
bản quyền…), Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản
đầu tư bất động sản và các loại tài sản dài hạn khác.
Những tài sản sử dụng cho hoạt động kinh doanh luôn có nguồn tài trợ
còn gọi là nguồn vốn, trên BCĐKT trình bày 2 loại nguồn vốn
là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Trật tự sắp xếp là nợ phải trả đứng trước rồi mới đến nguồn vốn chủ sở
hữu vì:
Nợ phải trả là trách nhiệm hiện tại của đơn vị đối với ngân hàng,
người bán và các bên khác mà doanh nghiệp phải thanh toán trong tương
lai. Số liệu nợ phải trả thể hiện trên BCĐKT là kết qủa của những nghiệp
vụ kinh tế trong quá khứ, như: khoản nợ vay ngân hàng, khoản nợ nhà
cung cấp do chưa thanh toán tiền khi mua hàng hóa, thiết bị nợ lương của
người lao động… Nợ phải trả nói chung thể hiện nghĩa vụ pháp lý về
thanh toán của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không thể thanh toán
những khoản nợ này luật pháp các nước cho phép người chủ nợ có những
đặc quyền nhất định như làm thủ tục tố tụng đối với khách nợ, hay được
quyền ưu tiên nhận được các khoản tiền từ thanh lý tài sản của doanh
nghiệp đó.
Vốn chủ sở hữu: được xem là lợi ích kinh tế còn lại đối với người
chủ sau khi lấy tài sản trừ đi toàn bộ các khoản nợ phải trả. Vốn chủ sở
hữu có nguồn gốc từ 2 bộ phận cơ bản: một là vốn góp và vốn bổ sung

của người chủ khi thành lập đưa DN vào hoạt động đối với các DN tư
nhân, vốn góp của cổ đông đối với công ty cổ phần, vốn đầu tư của nhà
nước đối với các DN nhà nước. Hai là phần lợi nhuận giữ lại từ kết quả
của quá trình kinh doanh qua nhiều năm. Mức độ lợi nhuận giữ lại không
chỉ liên quan đến kết quả kinh doanh mà còn tùy thuộc vào chính sách
phân phối lợi nhuận kinh doanh của DN.
Tùy theo mục đích trình bày mà phần vốn chủ sở hữu có thể trình
bày theo nguồn gốc hình thành hay theo công dụng của nguồn vốn.
B. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

×