Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tóm tắt Truyện Kiều và phân tích một vài đoạn trích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.16 KB, 11 trang )

Văn bản 1:
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy
Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước
với nhau.
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc
cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh
cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác
Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều
gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn
Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền
Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2.
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên,
Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.
Văn bản 2:
Năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh bên Trung Quốc có một người con gái tài sắc
tuyệt vời là Thúy Kiều. Khi đi Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp một chàng trai tài hoa là
Kim Trọng . Hai người đã yêu thương và thế thốt với nhau. Khi Kim Trọng về hộ tang
chú, vì thằng bán tơ vu oan , Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và cho em trai là
Vương Ông và Vương Quan. Thúy Kiều đã phải nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết
duyên cùng Kim Trọng để giữ vẹn lời thề . Người mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh,
một tên buôn người cho Tú Bà ở Lâm Truy . Bị Tú Bà đánh đập ép làm nghề ô nhục,
Kiều đã tự tử. Tú Bà tạm thời nhượng bộ , cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, rồi dùng Sở
Khanh lừa Kiều , đánh đập dã man ép Kiều phải tiếp khách . Kiều được Thúc Sinh
chuộc ra, nhưng lại bị cha của Thúc Sinh là Thúc Ông thưa đến cửa công , bi vợ của
Thúc Sinh là Hoạn Thư nhờ mẹ là Hoạn Bà cho bọn đầy tớ là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ
bắt cóc, rồi biến thành đầy tớ nhà Hoạn Bà , Hoạn Thư . Thúc Sinh tuy có gặp lại Kiều
nhưng không dám nhận . Cuối cùng Kiều đã bị Hoạn Thư ép phải đi tu tại Quan Âm
Các. Lâm bước đường cùng , Kiều phải ăn cắp chuông vàng , khánh bạc rồi trốn khỏi
nhà Hoạn Thư, gặp vãi Giác Duyên , nương náu ở Chiêu An Am. Sợ bị gia đình Hoạn
Thư biết được, vãi Giác Duyên phải gửi Kiều ở nhà Bạc Bà . Cháu của Bạc Bà là Bạc
Hãnh giả danh lấy Kiều rồi bán Kiều vào thanh lâu ở Châu Thai . Nơi đây Kiều gặp Từ


Hải , được Từ Hải chuộc ra rồi giúp Kiều báo ân , báo oán. Nhưng Kiều lại bị Hồ Tôn
Hiến lừa , khiến Từ Hải bị tử trận còn Kiều thì bị bi gả cho Thổ quan . Quá tủi nhục,
Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự trầm , nhưng được vãi Giác Duyên cứu sống
,rồi về tu chung với vãi Giác Duyên.. Tình cờ, vãi Giác Duyên gặp được gia đình của
Kiều tưởng Kiều đã chết , khi đang lập đàn cầu siêu cho Kiều , nên Kiều lại được đoàn
tụ với gia đình . Trước áp lực của cả gia đình , Kiều phải làm lễ thành hôn với Kim
Trọng, nhưng trong thực tế Kiều đã xin với Kim Trọng không phải làm vợ mà chỉ làm
bạn với chàng
Văn bản 3:
Thúy Kiều, là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng của một gia đình trung lưu
lương thiện. Trong buổi du xuân nhân tiết thanh minh, Thúy Kiều gặp chàng Kim Trọng
“Phong tư tài mạo tót vời”. Hai người yêu nhau chủ động tự do đính ước thề nguyền
chung thủy trọn đời.
Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Thúy
Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thúy Kiều bị bọn buôn
người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt , đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được
Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng cứu vớt khỏi cuộc đời kỉ nữ, Kiều trở thành
vợ lẻ Thúc Sinh. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày
đọa. Thúy Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật, Sư Giác Duyên vô tình gởi nàng
cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Tại
đây, Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng “đội trời đạp đất”. Từ Hải cưới Kiều làm vợ, giúp
nàng báo ân báo oán. Song chẳng bao lâu do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn
Hiến, Từ Hải tử vong, Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên
thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường nhưng được sư Giác
Duyên cứu và nương nhờ cửa Phật.
Về phần Kim Trọng, sau nửa năm về Liêu Dương chịu tan chú, trở lại tìm Kiều. Hay tin
Kiều bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng
Kim Trọng vẫn không nguôi nhớ Kiều. Sau khi đỗ đạt làm quan, Kim Trọng đã cất công
đi tìm Kiều khắp nơi. Cuối cùng đến sông Tiền Đường, chàng được tin Kiều tự tử bèn
lập đàn giải oan cho người bạc mệnh. Tình cờ sư Giác Duyên đi ngang qua đó, cho biết

Kiều còn sống. Nhờ thế, sau 15 năm lưu lạc, Kiều mới được đoàn tụ với gia đình, tái
hợp với Kim Trọng.
PHÂN TÍCH BÀI THƠ TRAO DUYÊN CỦA NGUYỄN DU
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH
- Vị trí đoạn trích: (723 - 756), trước đó, Kiều và Kim gặp gỡ nhau trong ngày hội
mùa xuân, sau đó, tình yêu giữa hai người nảy nở. Họ đã thề nguyền sẽ chung thủy
với nhau đến trọn đời. Nhưng một tai họa đã ập xuống gia đình Kiều.Để có 3 trăm
lạng bạc hối lộ cho bọn sai nha lộng quyền, cứu cha và em trai khỏi bị chúng hành
hạ, Kiều buộc phải bán mình, tức là hi sinh mối tình với KimTrọng.
Sau khi việc bán mình đã được thực hiện, cha và em trai đã được tha, Kiều ngồi
trắng đêm suy nghĩ về thân phận và tình yêu. Rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay
mình kết duyên với Kim Trọng.
- Bố cục: 3 phần
+ 12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.
+ 15 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.
+ 8 câu cuối: Kiều đau đớn đến ngất đi.
- > Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cáchcao đẹp
của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều:
+ Thúy Kiều là người có đức hi sinh, vị tha: chấp nhận hy sinh tình yêu để cứu cha
và em.
+ Thúy Kiều là người có tình yêu sâu sắc và mãnh liệt: nhờ Thúy Vân trả nghĩa
tưởng như có thể thanh thản, song lòng nàng biết bao đau đớn, dằn vặt. Nàng than
thân trách phận. Càng thiết tha với tình yêu, Kiều càng cảm thấy tính chất bi kịch của
thân phận và tình yêu.
-> Kết hợp hài hòa cả tình cảm và lí trí, nhân vật Thúy Kiều là một kiểu nhân vật mới
của văn học Việt Nam thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19, một giai đoạn có những khám phá
mới mẻ đối với thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người.
BÀI THAM KHẢO
Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in

trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau
khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình
cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo
Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của
những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là
gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình.
Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời
đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không
chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người
xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người
ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa,
nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún
nhường gần như van vỉ:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi
gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói
mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em
như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn
lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì
không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây
bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ
người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa
nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của
gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi
thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy
nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều
phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha,

cứu em.
Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu,
kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình
yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó
chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc
thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy
có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao
cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm
sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã
trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với
chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối
đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải
dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về
lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời
tâm sự sao mà thương!
Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn
còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với
chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi
Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là
người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi
buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện
đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là
như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù
Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng
những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình

với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp dã phụ chàng từ đây!
Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!
Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn
độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu
tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm
phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu
vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?
Sưu tầm
Nguồn: />phan-tich-doan-trich-trao-duyen.html#ixzz2NS4cnKgB
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN KIỀU -NGUYỄN DU
Nhận xét về thiên nhiên trong "Truyện Kiều", Đặng Thanh Lê từng nói : "Có thể
nói thiên nhiên trong "Truyện Kiều" cũng là một nhân vật, một nhân vật thường
lặng lẽ, kín đáo nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn luôn thấm đượm
tình người...
Thiên nhiên vốn không phải là chủ đề riêng của Nguyễn Du mà nó là chủ đề chung
của thi sĩ muôn đời. Nhưng thiên nhiên đi vào "Truyện Kiều", đi vào tâm hồn đại thi
hào Nguyễn Du lại có những nét rất riêng. Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du chỉ tạo
cơ hội cho thiên nhiên xuất hiện khi cần tạo nền cảnh cho một cuộc gặp gỡ, hẹn hò
hoặc khi bộc lộ giúp những cảm nhận tâm trạng của các nhân vật về thời gian,
không gian, cảnh ngộ,...
Trong tiết thanh minh trong sáng, khắp nơi nô nức đi tảo mộ, du xuân, thiên nhiên ùa
vào lòng người với những nét màu thật sáng đẹp và dồi dào sức sống :
"Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Một mùa xuân với màu xanh rợn ngợp của cỏ non, với một vài bông lê điểm xuyết.
Chỉ với đôi nét chấm phá, qua ngòi bút tài hoa của nhà nghệ sĩ, cả một bức tranh
xuân bừng sáng hiện lên. Trong cái không gian bát ngát màu xanh của cỏ mùa xuân,

điểm vào một vài bông hoa lê trắng muốt, tinh khiết, đưa lòng người trong cảnh bay
bay nhè nhẹ, lâng lâng.
Cảnh như đang nâng nhẹ bước chân ba chị em Thuý Kiều :
"Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"
Cảnh ở đây thật thơ mộng và thắm đượm tình người. Một dòng nước, một nhịp cầu
nho nhỏ cũng đủ gợi lên những nét thanh thanh của phong cảnh.

×