Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

BÁO cáo KIẾN tập NGHIỆP vụ cơ quan kiến tập tạp chí pháp luật và kinh tế châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.55 KB, 36 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHIỆP VỤ
(Thời gian 25/04/2022 – 20/05/2022)

Sinh viên: La Chí Cường
Lớp: Ngơn ngữ Anh 39
Cơ quan kiến tập: Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu
Người hướng dẫn:

Hà Nội - 2022


MỤC LỤC
1. BẢN NHẬN XÉT KIẾN TẬP.................................................................................. 0
2. GIỚI THIỆU CƠ QUAN KIẾN TẬP.....................................................................1
2.1. Cơ cấu, tổ chức của cơ quan..............................................................................1
2.2. Các loại ấn phẩm do cơ quan xuất bản.............................................................2
3. NỘI DUNG KIẾN TẬP............................................................................................4
3.1. Thông tin về đợt kiến tập...................................................................................4
3.2. Nhật kí kiến tập..................................................................................................5
3.2.1. Danh sách các sản phẩm..............................................................................6
3.2.2. Kinh nghiệm thu được...............................................................................10
4. PHỤ LỤC................................................................................................................ 13
4.1. Các sản phẩm đã được sử dụng......................................................................13
4.2. Các sản phẩm đã hoàn thành:.........................................................................31



2. GIỚI THIỆU CƠ QUAN KIẾN TẬP


2.1. Cơ cấu, tổ chức của cơ quan

Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu (Journal of European Law and
Economics) là một tạp chí được thành lập vào ngày 29/9/2021, cơ quan chủ quản
là Viện Pháp luật Kinh doanh và Đầu tư Châu Âu trực thuộc Hội Luật gia Việt
Nam.
Viện Pháp luật Kinh doanh và Đầu tư châu Âu được thành lập vào năm
2014. Trải qua gần 8 năm xây dựng và phát triển, Viện đã đạt được một số thành
tựu trong công tác nghiên cứu khoa học. Với đội ngũ nghiên cứu khoa học, cộng
tác viên khoa học đã từng đảm nhiệm những cương vị công tác trong các cơ quan
Đảng, Nhà nước nay tiếp tục phát huy năng lực trong các hoạt động của Viện,
góp phần to lớn vào việc xây dựng Hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu được phát hành 6 tháng 1 số. Ngoài
ra, tạp chí cũng phiên bản báo điện tử, ln cập nhật tin tức trong nước và thế
giới mỗi ngày.
Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu có trụ sở tại Tầng 8 tòa nhà Khối
các Viện nghiên cứu Quốc tế, 176 Thái Hà. Văn phòng đại diện được đặt tại Tịa
nhà Kinh Đơ Tower, 93 Lị Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hiện tại, Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu co cơ cấu bao gồm các
phòng ban sau:


Ban Pháp chế



Ban Đối ngoại




Ban Kinh tế- Quảng cáo - Sự kiện



Ban Quốc tế



Ban Hội nhập
1




Ban Đầu tư



Ban Doanh nghiệp



Ban Pháp luật



Ban Trị sự




Ban Media - Social



Ban Biên tập



Ban Thư ký
Ngồi ra cịn có các văn phịng Đại diện thuộc Tạp chí Pháp luật và Kinh

tế Châu Âu, sau đây gọi tắt là Văn phòng) là cơ quan trực thuộc và chịu sự quản
lý toàn diện của Ban Biên tập Tạp chi Pháp luật và Kinh tế Châu Âu.
Trụ sở văn phịng
Văn phịng Đơng Bắc
Văn phịng phía Nam
Văn phịng miền Trung
và các văn phịng đại diện tại các tỉnh, thành phố khác.
Văn phịng có bộ máy hoạt động hoàn chỉnh, chịu sự điều hành trực tiếp
của Ban Biên tập về nội dung tin bài và công tác tổ chức hoạt động tại khu vực.
2.2. Các loại ấn phẩm do cơ quan xuất bản

Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu có xuất bản tạp chí in định kỳ 6
tháng một số và Trang báo điện tử.
Cho tới nay, Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu đã xuất bản định kỳ 2
số quy mô trên khắp cả nước. Tạp chi được phát hành cả bản tiếng Việt và bản
Tiếng Anh. Mỗi số tạp chí đều có những bài viết nghiên cứu, phân tích của giáo
sư, tiến sĩ, xoay quanh các chủ đề kinh tế, hiệp định thương mại hợp tác giữa
Việt Nam và các quốc gia Châu Âu. Tạp chí ln nỗ lực mang đến cho độc giả


2


cái nhìn tồn cảnh, mang tính chun mơn về bức tranh kinh tế Việt Nam và thế
giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Ngồi ra, tạp chí cịn có trang báo điện tử, cập nhập tin tức trong nước và
quôc tế mỗi ngày. Trong bối cảnh độc giả có nhiều phương tiện, nền tảng để cập
nhật tin tức, tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu cũng nỗ lực xây dựng và định
hình một trang báo điện tử của riêng mình. Với phương châm khơng ngừng đổi
mới, đi đầu xu thế, tận dụng công nghệ để xây dựgn nền tảng vững chắc, tạp chí
ln khơng phát triển, tập trung cho nhiệm vụ tăng cường các bài báo chất lượng
cao, cung cấp cho độc giả bức tranh toàn cầu, nhanh nhạy và có chiều sâu.
Về nội dung, Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu cung cấp thông tin về
nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú trọng đến các thông tin và chính trị - kinh tế trong
nước và thế giới. Vẫn đang trong giai đoạn phát triển, tạp chi không ngừng đầu
tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, tập trung phát triển đồng thời xuất bản
truyền thống và xuất bản điện tử, đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đồng thời, trang
mạng điện tử vẫn không ngừng được nâng cấp, cập nhật các tính năng mới để
mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho bạn đọc.
Hình ảnh về Trang web Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

3


Hình ảnh về Tạp chí Pháp luật về Kinh tế châu Âu

Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu (số 2-22)
“Hai năm thực hiện hiệp định EVFTA: Tác động kinh tế - xã hội và những vấn
đề đặt ra đối với Việt Nam”

3. NỘI DUNG KIẾN TẬP
3.1. Thông tin về đợt kiến tập
- Thời gian: 25/4/2022 – 20/5/2022
- Địa điểm: Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu - Tầng 2 tòa King Do Building, 93
Lò Đúc, Hai Bà Trung, Hà Nội
- Mục đích:
Đợt kiến tập giữa kỳ học giúp sinh viên Ngôn ngữ Anh được trực tiếp tham giá
q trình dịch bài và có những hiểu biết thực tiếp về cách dịch thuật, cách phân tích
văn phong báo chí và áp dụng lý thuyết Ngơn ngữ Anh vào việc sử dụng trong hoạt
động báo chí. Sinh viên sẽ vận dụng những kiến thức đã họ vào hoạt động dịch thuật,
biên dịch các tác phẩm đăng từ các nguồn uy tín của báo nước ngồi để đăng tải trên
báo chí Việt Nam.
-Yêu cầu:

4


+ Sinh viên phải tìm hiểu và tham gia vào hoạt động dịch và biên tập các tác phẩm báo
chí tại một đơn vị báo chí cụ thể nơi mình đến kiến tập.
+ Sinh viên phải nắm được kế hoạch xuất bản báo, đồng thời tham gia trực tiếp các
hoạt động dịch và biên tập, tạo nên các sản phẩm được đăng tải trên các loại hình báo
chí.
+ Chỉ tiêu kiến tập: sinh viên phải đạt ít nhất 08 tác phẩm dịch và biên dịch được đăng
tải trên một loại hình báo chí.
3.2. Nhật kí kiến tập
 Nhiệm vụ ở tịa soạn
Thời gian

Nhiệm vụ


Tuần 1

Tìm hiểu về cơ cấu của cơ quan, làm quen với văn hóa và mơi

(25/4-29/4)

trường làm việc của cơ quan kiến tập.
Tìm hiểu tạp chí in và trang báo điện từ của cơ quan, đọc các
bài báo trên trạng báo điện tử để hiểu được văn phong đặc
trưng của tồ báo (Cách viết Heading _ Tít bài; Viết Lead_
Sapo và phần Ending). Đồng thời, tìm hiểu các chủ đề chính
mà tờ báo hướng tới, để tránh việc chọn sai chủ đề và các chủ
đề nhạy cảm.

Tuần 2
(2/5-6/5)

Tìm hiểu kiến thức quốc tế, các chuyên mục kinh tế, đầu tư,
kinh doanh và chính trị trong nước và thế giới. Tìm hiểu và
tiếp thu một số thuật ngữ Kinh tế, thuật ngữ về đầu tư: thị
trường chứng khoán trong nước, châu Á, châu Âu và Mỹ.
Tiến hành tìm tin để dịch. Các tin được chọn phù hợp, thường
là những tin tập trung vào các vấn đề liên quan đến kinh tế,
pháp luật, đầu tư và các sự kiện chính trị lớn trên thế giới: Vi
5


dụ giá dầu giảm, lạm phát ở Anh, Thuỵ Điển và Phần Lan gia
nhập NATO, thị trường bất động sản Canada và Mỹ biến
động…

Tuần 3
(9/5-13/5)

Tiến hành lựa chọn chủ đề và dịch tin mỗi ngày.
Học và làm quen cách sử dụng hệ thống quản trị nội dung của
toà báo điện tử (Content Management System).
Tiến hành tự biên tập, xuất bản bài báo lên trang web điện tử
Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu: Chỉnh sửa font chữ, bố
cục bài báo, bố cục hình ảnh, chèn hình ảnh minh hoạ kèm chú
thích hình ảnh, cách dẫn nguồn ảnh.

Tuần 4
(16/5-20/5)

Tiến hành lựa chọn chủ đề và dịch tin mỗi ngày.
Học và làm quen cách sử dụng hệ thống quản trị nội dung của
toà báo điện tử (Content Management System).
Tiến hành tự biên tập, xuất bản bài báo lên trang web điện tử
Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu: Chỉnh sửa font chữ, bố
cục bài báo, bố cục hình ảnh, chèn hình ảnh minh hoạ kèm chú
thích hình ảnh, cách dẫn nguồn ảnh.

3.2.1. Danh sách các sản phẩm
Các sản phẩm đã được sử dụng

STT

Ngày

1


4/5/2022

Tác phẩm
Khách du lịch Thái Lan tụt giảm bởi các quy định về
Covid-19
/>6


2

4/5/2022

La Chí Cường
Samsung tham gia cam kết năng lượng tái tạo sau khi Hàn
Quốc đặt mục tiêu năng lượng xanh
/>La Chí Cường

3

4/5/2022

Lạm phát tại Anh leo thang vì xung đột Nga-Ukraine và
lệnh phong tỏa ở Trung Quốc
/>La Chí Cường

4

5/5/2022


Phụ nữ ở Anh bỏ việc do các triệu chứng của thời kỳ mãn
kinh
/>
5

11/5/2022

La Chí Cường
New Zealand chính thức ghi nhận 1 triệu ca nhiễm Covid19
/>La Chí Cường (Theo TheGuardian)

6

11/5/2022

Nhu cầu điện năng ở Texas đạt kỷ lục trong suốt đợt nắng
nóng
/>La Chí Cường (Theo Reuters)
7


7

12/5/2022

Tổng giám đốc WHO cho biết chính sách Zero-Covid của
Trung Quốc khơng bền vững
/>
8


12/5/2022

La Chí Cường (Theo TheGuardian)
Các nạn nhân của vụ sập chung cư ở Florida có thể nhận
được gần 1 tỷ đơ la tiền bồi thường
/>La Chí Cường (Theo TheGuardian)

9

16/5/2022

Vụ xả súng ở nhà thờ Nam California khiến 1 người thiệt
mạng
/>La Chí Cường (Theo Chicago Tribune)

10

16/5/2022

Nam Phi đối mặt với làn sóng Covid mới do 2 biến thể phụ
của Omicron
/>
11

16/5/2022

La Chí Cường (Theo TheGlobeandMail)
Costa Rica tun bố tình trạng khẩn cấp sau khi bị tấn
công bằng mã độc tống tiền
/>La Chí Cường (Theo TheGuardian)

8


12

16/5/2022

Ít nhất 20 ngơi nhà bị cháy tại ven biển Ablaze ở Nam
California Laguna Niguel
/>La Chí Cường (Theo WSJ)

13

16/5/2022

91% Rạn san hô Great Barrier khổng lồ đã bị tẩy trắng
/>La Chí Cường (Theo SkyNews)

14

16/5/2022

Châu Âu nới lỏng các quy về khẩu trang tại sân bay và
trên các chuyến bay
/>La Chí Cường (Theo SkyNews)

15

17/5/2022


Các ngân hàng New Zealand dự đoán giá nhà sẽ sụt giảm
20% trong năm tới
/>La Chí Cường (Theo TheGuardian)

16

19/5/2022

Nơng dân Indonesia phản đối chi phí gia tăng do lệnh cấm
xuất khẩu dầu cọ
/>La Chí Cường (Theo Reuters)

17

19/5/2022

Nghi phạm xả súng ở Dallas do có những kỳ thị với người
châu Á
/>

dallas-do-co-nhung-ky-thi-voi-nguoi-chau-a.html
La Chí Cường (Theo TheGuardian)
3.2.2. Kinh nghiệm thu được
Trong quá trình kiến tập tại Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu trong vai trò
cộng tác viên viết bài của Ban tin Quốc tế, sinh viên đã thu nhận được một số kinh
nghiệm quý báu sau:
 Cách tìm tin
Thứ nhất, phải lựa chọn những tin phải phù hợp với nội dung phản ánh của ban
Tin Quốc tế.... Thường tập trung vào tin tức mới trong ngày trên thế giới
Thứ hai, phải tìm tin thu hút được nhiều độc giả quan tâm. Các tin tức liên quan

đến vấn đề kinh tế trên thế giới đều là những tin gây sự chú ý và tị mị cho bạn đọc.
Phải đặt mình vào tư tưởng của độc giả để tìm và dịch những tin cập nhạp nhanh trước
thị trường biến động.
Đối với các tin tức liên quan đến kinh tế, sinh viên thường chọn tìm ở những
nguồn như: Theguardian.com, Reuters.com, WSJ.com, Skynews.com,…
 Cách đặt tittle và lead (sapo)
Trong quá trình làm việc tại Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu, sinh viên đã
áp dựng những kiến thức liên quan đến dịch headline và dịch lead. Đó là tiêu đề khơng
q dài, phải tuân thủ nguyên tắc chuyển đổi thì từ bản gốc Tiếng Anh sang bản dịch
Tiếng Việt kết hợp nguyên tắc viết sapo không quá 25-30 chữ.
Thực tế:
Đối với phần Headline: Sinh viên phải biên tập lại và chỉnh sửa từ bản gốc sang
bản dịch để bài đăng có xu hướng cập nhập thu hút sự chú ý của độc giả.

10


Đối với phần Lead: Cơ quan yêu cầu phần Lead không được dài quá 25 chữ và
phải biên tập lại cho phù hợp với bản dịch Tiếng Việt. Do vậy, thay vì lấy phần Lead
như bản gốc thì sinh viên phải tóm tắt lại tồn bộ nội dung chính của bản dịch mới và
viết lại cho phù hợp với khả năng tiếp nhận của bạn đọc.
 Cách dịch tin
Đối với các bài đăng về tin tức quốc tế không những cần độ chính xác mà cịn
địi hỏi có tính cập nhật. Chính vì vậy, sinh viên cần rèn luyện kĩ năng dịch nhanh
chóng nhưng vẫn chính xác và sắc bén. Bên cạnh đó, bài dịch cũng phải đảm bảo văn
phong báo chí.
Các từ điển chuyên ngành kinh tế, thương mại, chính trị.... đơi khi, người dịch
cũng phải tham khảo cả những bài báo trước đó trên những nguồn chính thống để dịch
chính xác từ chun ngành và tên cơng ty công nghệ ...Đối với những từ như vậy,
người dịch buộc phải tìm hiểu kĩ càng, tránh dịch word-by-word.

Sinh viên đồng thời cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình biên dịch tin
khi có q nhiều kiến thức học thuật về kinh tế, chính trị. Những nội dung mà sinh viên
chưa được tiếp xúc nhiều tới môi trường kinh tế.
 Cách biên tập tin
Tin bài cần được biên tập lại cả trước và sau khi dịch.
Trước khi dịch, cần phải đọc kỹ bản gốc, sắp xếp lại các ý cho phù hợp, lược bỏ
những thông tin không cần thiết. Sau khi biên tập bản gốc Tiếng Anh, người dịch mới
bắt đầu dịch tin.
Khi dịch tin, đối với những tin sử dụng văn phong mang tính chất khẩu ngữ thì
người dịch nên thoát ly bản gốc và chọn các hành văn nghe thuần Việt và phù hợp với
độc giả người Việt. Hạn chế sử dụng các câu bị động, những câu văn dài quá phức tạp
về học thuật,…
11


Trong quá trình làm việc, sinh viên mới thực sự hiểu tầm quan trọng của mơn
Văn phong báo chí, mơn Ngữ pháp, Ngơn ngữ đối chiếu thực sự hữu ích ra sao đối với
việc biên tập tin tức. Khi biên tập tin, nhờ mơn Văn phong báo chí, sinh viên đã biết
cách dịch uyển chuyển, đảm bảo nguyên tắc dịch bản gốc Tiếng Anh sang bản dịch
Tiếng Việt. Nhờ môn Ngữ pháp, sinh viên đã biết chẻ những câu ghép, hiểu cặn kẽ cấu
trúc để chuyển tải sang Tiếng Việt sao cho phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin
của người đọc.
Sau khi dịch tin, người dịch cần phải kiểm tra để phát hiện lỗi chính tả, lỗi đánh
máy, lỗi lặp từ, sau đó sửa lại các lỗi đã phát hiện để có được tin bài hồn chỉnh.
Ngồi việc dịch và biên tập tin, để hoàn thiện một bài báo được đăng, sinh viên
còn được người hướng dẫn và các biên tập viên hướng dẫn cách chọn ảnh, tìm từ
khóa.......
 Tác phong làm việc
Lần đầu có cơ hội làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, sinh viên cần
phải thích ứng với tác phong làm việc nhanh nhẹn, nghiêm túc của các phóng viên,

biên tập viên tại cơ quan kiến tập.
Ngồi việc học hỏi được kỹ năng chun mơn, sinh viên còn rèn luyện về tác
phong làm việc như luôn chủ động học hỏi, cầu thị, luôn đúng giờ, không được trễ hẹn,
luôn chỉnh tề, nghiêm túc, không xuề xịa, cẩu thả, phải nhanh nhẹn trong việc xử lí
giấy tờ hành chính, ln hịa đồng, thân thiện với những người cùng làm việc ở cơ
quan......
 Kết luận
Thời gian kiến tập tại Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu đã cho sinh viên có
cơ hội trải nghiệm một mơi trường làm việc thực sự, giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng
hơn về chuyên ngành mình đang theo học và quan trọng nhất, sinh viên đã hiểu tại sao
thầy cô lại khắt khe, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ mình như vậy.
12


Nhờ các môn học và nhờ sự hướng dẫn cẩn thận của các thầy cô trong khoa,
sinh viên đã được người hướng dẫn đánh giá khá tốt và tin tưởng giao nhiều tin bài
khó. Mặc dù sinh viên khơng đủ chỉ tiêu Kiến tập tuy nhiên những bài học kinh nghiệm
bổ ích.
3.2.3. Đề xuất, kiến nghị
Trong thời gian tới, sinh viên mong muốn các thầy cô khoa Ngoại ngữ, đặc biệt
là các thầy cô dạy các môn chuyên ngành Biên dịch sẽ tăng cường dạy sinh viên về kĩ
năng biên tập tin bài đặc biệt chuyên về kinh tế, chính trị.
4. PHỤ LỤC
4.1. Các sản phẩm đã được sử dụng
Bài 1: Khách du lịch Thái Lan tụt giảm bởi các quy định về Covid-19
Khách du lịch chọn Việt Nam là điểm đến thay vì Thái Lan bởi các quy tắc nhập cảnh đối với Covid19 tại Việt Nam đơn giản hơn.
Anastasia Johansen – 23 tuổi đến từ Na Uy và bạn trai đã cân nhắc Thái Lan là điểm đến cho kỳ nghỉ
đầu tiên của họ sau 2 năm đại dịch. Nhưng cuối cùng họ lại chọn Việt Nam là điểm đến của mình bởi
các quy tắc nhập cảnh đối với Covid-19 đơn giản hơn.
Cơ nói: “Các quy định nhập cảnh vào Thái Lan … rất phức tạp đối với tôi, và chúng tôi phải tự chi trả

cho xét nghiệm PCR”.
Thái Lan – một trong những điểm đến du lịch của thế giới trước đại dịch, là một trong những quốc gia
đầu tiên ở Châu Á mở cửa biên giới trở lại đối với các du khách đã tiêm vaccine với các tiêu chuẩn cịn
hạn chế vào năm ngối - thởi điểm đó được ca ngợi là hình mẫu cho việc mở cửa trở lại.
Trong khi các nước láng giềng trong khu vực đã nới lỏng các quy định nhập cảnh, thì Thái Lan vẫn
phải tuân theo một quy trình rườm rà.
Johansen nói: “Bất kỳ quốc gia nào cũng đưa ra các thủ tục dễ dàng, sn sẻ, ít phức tạp hơn sẽ chinh
phục được tôi”.

13


Các chuyên gia du lịch cho biết các quy tắc nhập cảnh phức tạp của Thái Lan hiện sẽ kìm hãm sự phục
hồi của du lịch - ngành công nghiệp đã đống góp 12% GDP trước đại dịch.
Các lượt đặt trước vào năm 2022 cho thấy Thái Lan chỉ đạt 25% so với mức trước đại dịch, xếp sau
Singapore và Philippines với 72% và 65%.
Nhiều người đổ lỗi cho hệ thơng phê duyệt trước nhập cảnh của Thailand Pass, có thể mất tới 7 ngày
mặc dù chính phủ đã cơng nhận sự hợp lý của nó.
Bill Barnett - giám đốc điều hành của công ty tư vấn khách sạn C9 Hotelworks cho biết “Băng đỏ”
đang giết chết chúng họ.
“Nếu bạn đang ở Singapore và muốn đến Thái Lan vào dịp cuối tuần thì khơng hề dễ dàng. Những
chuyến du lịch ngắn hạn như vậy thực sự là vấn đề.”
Kiran Stallone – người Mỹ đến Thái Lan thăm gia đình cho biết việc nhận thẻ Thailand Pass cần phải
chứng minh được đã tiêm phịng, bảo hiểm ít nhất 20.000 USD và đặt phòng tại một khách sạn đủ tiêu
chuẩn, tất cả đều được đăng lên web của chính phủ Thái Lan.
Stallone nói thêm "Trang web của chính phủ rất khó điều hướng và tơi phải tìm kiếm sự trợ giúp từ bên
ngồi".
Stallone cho biết cơ đã được u cầu bỏ qua một số bước được cho là khiến đơn đăng ký của cô bị
chậm trễ.
Trang web không cho phép người dùng lưu tiến trình hoặc quay lại các trang trước đó và từ chối các

tệp PDF.
Một nhóm Facebook trên Thailand Pass có tới 90.000 thành viên, với những du khách sẽ đặt câu hỏi lo
lắng về việc thay đổi chuyến bay, các quy tắc nhập cảnh mới và một số người đang trút sự thất vọng về
các đơn đăng ký bị từ chối.
Thái Lan đã đón 39,9 triệu lượt khách vào năm 2019 khi thủ đô Bangkok được mệnh danh là thành phố
được ghé thăm nhiều nhất thế giới.
Năm đó, Singapore và Philippines lần lượt ghi nhận 19, 1 triệu lượt và 8, 26 triệu lượt.
Thái Lan đã đặt mục tiêu thu hút từ 5 đến 10 triệu du khách trong năm nay, nhưng các nhà phê bình
đánh giá hệ thống Thailand Pass là một trở ngại không cần thiết.
14


Ông trùm khách sạn William Heinecke - chủ tịch Minor International Pcl nói với Reuters: "Nó khơng
hữu ích với Thái Lan và phức tạp đối với những du khách ... những người mất hết tính linh hoạt".
Thailand Pass đã được phê duyệt chỉ có thể được sử dụng một tuần trước hoặc sau ngày được chỉ định.
Hội đồng du lịch cũng cho biết yêu cầu của hệ thống về tài liệu được nộp riêng khiến các công ty lữ
hành gặp khó khăn hơn trong việc đưa các đồn vào.
Người phát ngôn lực lượng đặc nhiệm chống coronavirus của Thái Lan - Taweesin Visanuyothin cho
biết lượng khách du lịch ngày càng tăng khi các biện pháp được nới lỏng và nhận thấy rằng các ca lây
nhiễm trong nước nhiều hơn so với các ca lây nhiễm từ nước ngoài.
Tuy nhiên, cách tiếp cận đáng kinh ngạc của Thái Lan trong việc nới lỏng các quy tắc cũng đã gây ra
sự nhầm lẫn.
Việc nhập cảnh dành cho những khách du lịch đã được tiêm phòng với sự kiểm dịch hạn chế đã được
tiếp tục vào tháng Hai sau khi tạm ngừng một thời gian ngắn đối với biến thể Omicron.
Vào thời điểm đó, khách du lịch phải thực hiện ít nhất ba bài kiểm tra phản ứng chuỗi polymerase
(PCR) COVID-19; mỗi thứ một trước khi khởi hành, khi đến và vào ngày thứ năm trong thời gian lưu
trú của họ.
Vào tháng 3, xét nghiệm cuối cùng đó đã được thay thế bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh và mức
chi trả bảo hiểm đã giảm xuống cịn 20.000 đơ la từ 50.000 đơ la. Vào tháng 4, thử nghiệm PCR trước
khi khởi hành đã bị loại bỏ.

Từ tháng sau, bảo hiểm 10.000 đô la là bắt buộc nhưng các cuộc kiểm tra đối với những du khách đã
được tiêm phòng và đặt phòng khách sạn trước đã bị loại bỏ.
La Chí Cường
Bài 2: Samsung tham gia cam kết năng lượng tái tạo sau khi Hàn Quốc đặt mục tiêu năng lượng
xanh
Samsung Electronics lên kế hoạch tham gia vào các tập đoàn toàn cầu cam kết sử dụng 100% năng
lượng tái tạo.
Samsung Electronics lên kế hoạch tham gia vào các tập đoàn toàn cầu cam kết sử dụng 100% năng
lượng tái tạo, một chuyên gia cho biết, với các đối tác như Apple Inc thúc đẩy hành động ngăn chặn
biến đổi khí hậu.
15


Samsung - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới cam kết năng lượng xanh chậm: Đã hai năm kể từ khi
đối thủ đồng hương SK Hynix tham gia sáng kiến RE100, đặt mục tiêu đến năm 2050 cho 100% điện
tái tạo, trong khi các cơng ty tồn cầu bao gồm Apple, TSMC và Intel đã nằm trong số 350 thành viên
của nó.
Dự kiến sớm nhất là vào ngày 10 tháng 5 tân tổng thống Hàn Quốc nhậm chức, sẽ đưa nó vào hoạt
động giống như chính sách năng lượng của đất nước được thiết lập cho một bước ngoặt lớn: tránh xa
sự thúc đẩy tích cực của chính quyền trước đó vào năng lượng tái tạo và hướng tới lập trường ủng hộ
hạt nhân.
Một chuyên gia về vấn đề này cho biết: “Đây sẽ là một thông báo cục bộ bao gồm các chi nhánh như
Samsung Display.
"Toàn bộ thành viên sẽ cơng bố các mục tiêu về khí hậu của mình bao gồm RE100 vào khoảng thời
gian khi chính quyền mới bắt đầu", nguồn tin cho biết.
Nguồn tin nói thêm rằng Samsung đã thảo luận với ủy ban chuyển đổi của Tổng thống đắc cử Yoon
Suk-yeol về các quy định và rào cản khơng khuyến khích việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Samsung từ chối bình luận, trong khi CDP - một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường tập hợp các cơng
ty đang tìm cách tham gia RE100, chỉ nói rằng dự kiến sẽ có một thơng báo trong năm nay.
"Samsung Electronics nói rằng họ đã thơng báo với các nhà đầu tư nước ngoài rằng họ sẽ tham gia và

công bố RE100 trong năm nay", Kim Tae Han - nhà nghiên cứu cấp cao tại ủy ban CDP Hàn Quốc, nói
với Reuters.
Yoon cũng đã mời Han Hwa Jin, một chuyên gia khí hậu và giám đốc bên ngồi của Samsung, làm bộ
trưởng mơi trường của chính phủ của mình.
Thời điểm Samsung cơng bố RE100, có thể phụ thuộc một phần vào việc bổ nhiệm người thay thế Han
trong hội đồng quản trị.
Lee Jong Oh - giám đốc tại Diễn đàn Đầu tư Bền vững Hàn Quốc cho biết "Samsung cần sự chấp thuận
của tất cả các giám đốc có mặt và phê duyệt thơng báo".
Samsung từ lâu đã thừa nhận nguy cơ không tác động đến biến đổi khí hậu, ước tính dựa trên doanh
thu năm 2020 có thể lên tới 25,8 nghìn tỷ won (20,6 tỷ USD), tương đương 20% doanh thu từ doanh
nghiệp với doanh nghiệp như chip nếu không chuyển sang năng lượng tái tạo.
"Khách hàng của chúng tôi đang yêu cầu sản xuất các sản phẩm sử dụng 100% năng lượng tái tạo để
đạt được mục tiêu của họ. Rõ ràng là doanh thu của chúng tơi có thể bị ảnh hưởng nếu những yêu cầu
này không được đáp ứng", Samsung cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của CDP vào
năm 2021.
Không chỉ những khách hàng B2B như Apple mua chip hay người tiêu dùng mua điện thoại thông
minh Galaxy mới lo ngại về hành động của Samsung đối với khí hậu.
BlackRock – cổ đơng lớn thứ tư tại Samsung theo dữ liệu của Eikoncho biết trong một bản tin biểu
quyết tại cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng trước rằng các nhà đầu tư bị giới hạn những thông
16


tin về các chiến lược xanh của Samsung. Điều đó cũng chỉ trích hội đồng quản trị thiếu khẩn trương về
các vấn đề khí hậu.
Samsung Electronics đã vận hành các nhà máy sản xuất chip của mình ở Trung Quốc và Hoa Kỳ 100%
bằng điện tái tạo kể từ năm 2019, nhưng chúng chỉ chiếm 10,7% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn
cầu vào năm 2020.
Các nhà máy sản xuất chip của họ ở Hàn Quốc chiếm 63,5% tổng lượng điện toàn cầu sử dụng vào
năm 2020 và lợi nhuận trong năm ngoái là 51,6 tỷ USD, nhưng hầu như vận hành hồn tồn bằng năng
lượng khơng tái tạo.

Họ đang xây dựng nhà máy sản xuất chip thứ ba ở Pyeongtaek, Hàn Quốc và ba nhà máy nữa đang
được lên kế hoạch cho đất nước. Sau khi hoàn thành, chúng dự kiến sẽ tiêu thụ 21,6 TWh mỗi năm,
vượt toàn bộ lượng điện tiêu thụ của Busan - thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc với 3,3 triệu dân, theo
một nhà lập pháp đối lập. Samsung không tranh cãi về con số này.
Điều này làm tăng lợi nhuận của Samsung trong chính sách năng lượng của Hàn Quốc.
Trong khi các tổ chức mơi trường cho rằng cần phải có sự thay đổi tích cực sang năng lượng tái tạo để
thúc đẩy quy mô kinh tế, Sonn Yang Hoon - giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Incheon nghiêm túc
nói, việc ủng hộ hạt nhân của Yoon sẽ giúp ổn định giá điện và cho phép Samsung duy trì lợi nhuận
trong khi hướng tới năng lượng tái tạo.
“Năng lượng hạt nhân sẽ trì hỗn cho đến khi năng lượng tái tạo trở nên rẻ hơn với những đột phá về
cơng nghệ,” Sonn nói. "Samsung sẽ trì hỗn thời gian của mình cho đến khi giá năng lượng tái tạo
giảm xuống trước khi thực hiện RE100 ở mức tối đa".
Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc ước tính giá điện mặt trời và điện gió sẽ giảm lần lượt là 55% và
44% vào năm 2030 kể từ năm 2020.
Ông Yoon đặt mục năng lượng pha trộn chiếm 20-25% năng lượng tái tạo và 30-35% năng lượng hạt
nhân vào năm 2030, so với của người tiền nhiệm là 70% từ năng lượng tái tạo và chỉ 6% từ hạt nhân
vào năm 2050.
Dữ liệu của Hệ thống Thông tin Thống kê Điện lực cho thấy năng lượng hạt nhân chiếm 29% và năng
lượng tái tạo chiếm 6,6% vào năm 2020.
La Chí Cường
Bài 3: Lạm phát tại Anh leo thang vì xung đột Nga-Ukraine và lệnh phong tỏa ở Trung Quốc
Giá đồ gia dụng như đồ chơi, nội thất và quần áo ở Vương Quốc Anh tăng lên 2,2% vào tháng trước,
đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 15 năm qua do ảnh hưởng bởi xung đột ở Ukraine và các lệnh phong
toả từ Trung Quốc.
The Guardian dẫn thông tin từ Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) và nhóm nghiên cứu thị trường
NielsenIQạm cho biết, giá thực phẩm tại Anh đã tăng mạnh từ mức 1,5% trong tháng 3 lên 2,2% trong
tháng 4,, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2006.
17



Lạm phát lương thực đã tăng từ 3,3% trong tháng 3 lên 3,5% trong tháng 4, đạt mức chỉ số cao nhất kể
từ tháng 3 năm 2013, do giá năng lượng và hàng hóa, bao gồm lúa mì và dầu, đã làm tăng chi phí đối
với nhiều nhà sản xuất.
Lạm phát đang khiến chi phí sinh hoạt gia tăng, bao gồm cả việc tăng giới hạn năng lượng vào tháng
trước đã đẩy hóa đơn điện và khí đốt trung bình lên 700 bảng một năm. Chi phí xăng dầu cũng tăng
vọt, trong khi ngân sách hộ gia đình đang chịu áp lực sau khi thủ tướng Rishi Sunak tăng đóng góp bảo
hiểm quốc gia.
Bà Helen Dickinson - giám đốc điều hành của BRC đã đại diện cho hầu hết các nhà bán lẻ lớn của Anh
cho biết đồ nội thất, hàng điện và sách đã tăng giá quá cao bởi sự gián đoạn do xung đột Nga - Ukraine
làm tăng giá năng lượng.
Ngồi ra ván sàn, văn phịng phẩm và vật liệu thủ công, bao gồm cả sơn, cũng tăng giá do tất cả đều
được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc - nơi nhiều thành phố lớn đã bị phong tỏa bởi các biện pháp
chống Covid nghiêm ngặt.
“Lạm phát ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do sự gián đoạn tại cảng biển lớn nhất thế giới và sau
khi Thượng Hải đóng cửa gần đây”, bà Dickinson nói. "Giá thực phẩm tiếp tục tăng, mặc dù lạm phát
thực phẩm tươi sống đã chậm lại do sự cạnh tranh gay gắt giữa các siêu thị đã phản đối việc tăng giá
đối với nhiều mặt hàng thiết yếu hàng ngày".
Bình luận của BRC theo cảnh báo từ các nhà bán lẻ phi thực phẩm rằng doanh số bán hàng đã bị ảnh
hưởng bởi nguồn cung khó khăn và nhu cầu suy giảm. Mức sống bị siết chặt mạnh đã khiến tình hình
tài chính của người tiêu dùng trở nên ảm đạm hơn và không sẵn sàng chi tiêu ở các cửa hàng hơn.
Chủ sở hữu của chuỗi Argos - Sainsbury's đã chỉ ra nhiều vấn đề ở các mặt hàng như TV và thiết bị
điện tử tiêu dùng sản xuất tại Trung Quốc. Nhà bán lẻ này cho hay, họ dự kiến những khó khăn trong
chuỗi cung ứng ở Đơng Á và sự hạn chế tiền mặt dự phòng của khách hàng do hóa đơn năng lượng,
xăng dầu và thực phẩm tăng cao sẽ dẫn đến việc giảm doanh số bán các mặt hàng này.
Cổ phiếu của chuyên gia thiết bị gia dụng AO World đã giảm hơn 1/5 vào tuần trước khi cho biết nhu
cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng điện tử đã "dần dần suy giảm".
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Kantar, các hộ gia đình đang cắt giảm chi tiêu
cho các mặt hàng khơng thiết yếu vì trung bình mỗi hộ gia đình phải đối mặt với khả năng tăng giá
hàng tạp hóa lên tới 271 bảng một năm. Công ty này cho biết, người mua sắm đã bắt đầu dự trữ một số
hàng hóa, chẳng hạn như dầu hướng dương, trong bối cảnh lo ngại về việc tăng giá và khả năng thiếu

hụt hàng hố.
Trong khi đó, chi phí sinh hoạt tăng dự kiến sẽ thúc đẩy sự gia tăng của khoản vay cá nhân.
Nhu cầu tín dụng từ các hộ gia đình ở Vương quốc Anh dự kiến sẽ tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
qua, đạt mức 7,9%, tương đương khoảng 16 tỷ bảng Anh vào năm 2022, theo dự báo cho vay mới nhất
của EY Item Club UK, khi người tiêu dùng ngày càng chuyển sang sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn
các hóa đơn.
Việc này ngược lại so với giai đoạn đầu của đại dịch khi nhiều người đã trả xong các khoản nợ cá nhân
với gần 200 tỷ bảng Anh tiền mặt tiết kiệm được, chủ yếu là các hộ gia đình giàu có bởi những hạn chế
trong việc đi lại, giao lưu và ghé thăm các cửa hàng trên phố.
18


Tuy nhiên, EY dự đốn nhu cầu vay tín chấp sẽ giảm do các hộ gia đình có khả năng sẽ cắt giảm chi
tiêu cho các khoản mua sắm và các mặt hàng đắt tiền, chẳng hạn như ghế sofa và thiết bị gia dụng, để
tiết kiệm tiền cho những thứ cần thiết.
Tăng trưởng cho vay thế chấp cũng dự kiến sẽ giảm từ 4,3% trong năm 2021 xuống 3,8% trong năm
nay và 3,3% trong năm tới - xuống 59,4 tỷ bảng Anh và 53,5 tỷ bảng Anh vào năm 2022 và 2023 trong
bối cảnh lãi suất tăng và áp lực chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
La Chí Cường (Theo The Guardian)
Bài 4: Phụ nữ ở Anh bỏ việc do các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng 1/10 phụ nữ đã bỏ việc do các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Cuộc khảo sát có tên là “Mãn kinh và Nơi làm việc” được thực hiện bởi Hiệp hội Fawcett, dựa trên 1
cuộc thăm dò với hơn 4.000 phụ nữ Anh ở độ tuổi 45-55, hiện đang hoặc đã trải qua thời kỳ tiền mãn
kinh hoặc mãn kinh. Khảo sát cũng cho thấy 14% phụ nữ ở độ tuổi này đã giảm giờ làm việc, 14% đi
làm bán thời gian và 8% đã khơng ứng tuyển thăng chức.
Theo báo cáo, Chính phủ Anh đang cam kết giải quyết tình trạng thiếu thuốc điều trị thay thế hormone
(HRT) - được sử dụng để chống lại các triệu chứng mãn kinh - khiến một số phụ nữ cảm thấy muốn tự
tử.
Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid thông báo vào tháng 4, ông sẽ phát hành một loại thuốc HRT để giúp
cải thiện nguồn cung trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Các số liệu gần đây cho thấy số lượng đơn thuốc HRT ở Anh đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua nhưng
lượng dự trữ vẫn đang ở mức thấp.
Phụ nữ đang chia sẻ các đơn thuốc của mình với những người được cho là có nguy cơ tự tử bởi các
triệu chứng suy nhược của thời kỳ mãn kinh mà không dùng thuốc.
Trong khi đó, báo cáo cho thấy 45% phụ nữ được khảo sát cho biết họ chưa nhờ bác sĩ đa khoa tư vấn
về thời kỳ mãn kinh và ngay cả những phụ nữ có 5 triệu chứng nghiêm trọng trở lên, 29% trong số đó
cũng chưa được tư vấn bởi bác sĩ đa khoa hoặc y tá.
Khoảng 31% người được khảo sát đồng ý rằng phải khám bác sĩ nhiều lần mới nhận ra rằng họ đang
trải qua thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.
Chỉ 39% phụ nữ nói chuyện với bác sĩ đa khoa hoặc y tá cho biết họ đã được cung cấp HRT sau khi
được chẩn đoán mãn kinh.
Giám đốc điều hành của Fawcett Society - Jemima Olchawski cho biết: “Phụ nữ mãn kinh đang trải
qua những đau khổ khơng cần thiết và đó là một vụ bê bối quốc gia”.
"Từ việc chờ đợi quá lâu để được chăm sóc đúng cách và đồng đều gây ra những khó chịu khơng cần
thiết - phụ nữ đang bị thất vọng nặng nề”.

19


"Các triệu chứng mãn kinh thường bị coi là một trò đùa và HRT được coi là một loại thuốc điều trị lối
sống. Nhưng với 44% phụ nữ phải đối mặt với ba triệu chứng nghiêm trọng trở lên, nghiên cứu của
chúng tơi giúp xóa tan điều vơ nghĩa đó”.
"Đối mặt với thơng tin sai lệch đó, có ngạc nhiên là chỉ một nửa số phụ nữ đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ
bác sĩ của họ"?
Bà nói thêm: "Chính phủ cần thực hiện những thay đổi khẩn cấp, từ việc yêu cầu người sử dụng lao
động có kế hoạch hành động đối với mãn kinh, tạo ra một lộ trình chăm sóc sức khỏe mãn kinh, đến
đảm bảo rằng bác sĩ được đào tạo đầy đủ để phát hiện các triệu chứng mãn kinh”.
"Đã quá lâu, thời kỳ mãn kinh bị bao phủ bởi sự kỳ thị, chúng ta cần phá vỡ văn hóa im lặng và đảm
bảo phụ nữ mãn kinh được đối xử với phẩm giá và sự hỗ trợ mà họ xứng đáng có được thay vì cứ phải
tiếp tục chịu đựng nó".

La Chí Cường (Theo Sky News)
Bài 5: New Zealand chính thức ghi nhận 1 triệu ca nhiễm Covid-19
New Zealand đã ghi nhận hơn 1 triệu trường hợp nhiễm Covid-19, sau khi không ghi nhận ca nhiễm
nào suốt 18 tháng đầu tiên của đại dịch.
Khoảng 20% dân số New Zealand đã nhiễm Covid-19, tương đương với khoảng 1 triệu dân số, nhưng
các chuyên gia đánh giá con số này có khả năng sẽ tăng cao gấp 3 lần.
Cột mốc này phản ánh tình hình đại dịch của New Zealand, với hơn 986.000 ca nhiễm kể từ đầu năm
2022. Quốc gia này có một cuộc bùng dịch lớn kể từ khi biến chủng Omicron xâm phạm biên giới vào
tháng 12 năm 2021, và mọi hạn chế được nới lỏng hầu hết trong tháng 3.
Tiến sĩ Dion O'Neale của Covid Modeling Aotearoa tại Đại học Auckland cho biết: “Chúng tôi biết
rằng số ca nhiễm mà chúng tôi đang gặp chỉ là một phần nhỏ so với số ca nhiễm thực tế”.
Theo ước tính của các chuyên gia thì số ca được ghi nhận chính thức chỉ bằng 1/3 số ca nhiễm thực tế có nghĩa là New Zealand hiện đã có khoảng 3 triệu ca nhiễm. Ơng cho biết các trường hợp bị bỏ sót vì
nhiều lý do: một số khơng có triệu chứng, một số khơng khai báo kết quả xét nghiệm dương tính, một
số khơng tiếp cận được với xét nghiệm.
Mặc dù số ca nhiễm gia tăng nhưng tỷ lệ tử vong của New Zealand vẫn tương đối thấp so quốc tế.
Tổng số ca tử vong bởi Covid-19 tại nước này được thông báo hiện là 876 người trong suốt đại dịch.
Với tỷ lệ tiêm chủng lên tới 95% đã khiến tỷ lệ tử vong của New Zealand ở mức thấp, người lớn đã
được tiêm 2 mũi vaccine và 70% đã được tiêm thêm một mũi nhắc lại.
Tổng giám đốc bộ phận y tế - Tiến sĩ Ashley Bloomfield cho biết: “Tôi muốn nhắc lại lời cảm ơn của
tôi tới tất cả mọi người ở New Zealand, những người đã đóng vai trị giữ cho con số và tỷ lệ ca nhiễm
của chúng tôi ở mức thấp khi so sánh với quốc tế và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để theo dõi công
chúng, tư vấn sức khỏe và giảm thiểu sự lây lan của Covid-19”.

20


Ông O'Neale nói rằng New Zealand thực sự phải đối mặt với những khó khăn khi chưa xác định được
số ca nhiễm chính xác, điều này sẽ gây khó khăn cho việc dự đốn tiếp theo cũng như tính tốn tỷ lệ tái
nhiễm và hậu quả của Covid-19 kéo dài.
La Chi Cuong (Theo TheGuardian)

Bài 6: Nhu cầu điện năng ở Texas đạt kỷ lục trong suốt đợt nắng nóng
Theo nhà điều hành lưới điện bang Texas, nhu cầu về điện ở tiểu bang này đã đạt con số kỷ lục với
70.703 megawatt vào ngày 9/5.
Sau khi mức sử dụng điện tăng lên mức kỷ lục vào ngày 9/5, nhà điều hành mạng lưới điện Texas cho
biết họ có đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng điều hòa của người dân giữa thời tiết nắng nóng
bất thường này.
Hội đồng Ổn định Điện lực Texas (ERCOT) – cơ quan vân hành mạng lưới điện cho hầu hết các tiểu
bang cho biết đã nâng lên 70.703 megawatt (MW) vào ngày 9/5, phá vỡ kỷ lục vào tháng 5/2018 là
67.271 MW.
Điều đáng ngạc nhiên là nhiệt độ ở Houston – thành phố lớn nhất Texas chỉ đạt 88 độ F (31, 1 độc C)
vào ngày 9/5 chênh lệch vài độ so với mức trung bình của thành phố là 85 độ F vào thời điểm này hàng
năm, theo AccuWeather.
Thế nhưng vẫn có những thành phố khác trong bang đạt nhiệt độ cao hơn như San Antonio – thành phố
lớn thứ hai của Texas nơi nhiệt độ đạt 101 độ F vào ngày 9/5. So với nhiệt độ cao nhất hàng năm vào
thời điểm này là 86 độ F.
Thời tiết khắc nghiệt này nhắc người dân Texas về đợt bão tuyết vào tháng 2/2021 khiến hàng triệu
người khơng có điện, nước và lò sưởi.
ERCOT dự báo, sắp tới nhu cầu điện sẽ đạt mức cao nhất là 570.758 MW vào ngày 16/5, nhưng vẫn
thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục mọi thời đại là 74.820 MW vào tháng 8/2019.
Một megawatt có thể cung cấp năng lượng cho khoảng 1.000 hộ dân ở Mỹ trong một ngày bình
thường, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 200 hộ dân vào ngày hè nóng nực ở Texas.
Mặc dù nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng trung tâm ERCOT North đã giảm giá điện từ 88 đô la
xuống 75 đô la mỗi megawatt/giờ vào ngày 10/5.
La Chi Cuong (Theo Reuters)
Bài 7: Tổng giám đốc WHO cho biết chính sách Zero-Covid của Trung Quốc khơng bền vững
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus Tổng giám đốc WHO kêu gọi Trung Quốc thay đổi trong cách tiếp
cận với Covid-19 khi nhiều thành phố của nước này vẫn đang phong tỏa nghiêm ngặt.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về nỗ lực ngăn chặn Covid-19 của
Trung Quốc, trong một bình luận hiếm hoi đối với cam kết của ơng Tập Cận Bình trong việc đạt được
"mơ hình khơng Covid-19”.

21


Cụ thể, Tổng giám đốc của WHO - Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp
báo ngày 10/5 rằng, ơng khơng nhận thấy chính sách về Covid của Trung Quốc là “bền vững khi xét
đến bản chất của vi rút”. Ơng nói “Chúng tơi đã thảo luận về vấn đề này với các chuyên gia Trung
Quốc và chúng tôi nhận thấy rằng cách tiếp cận này là không bền vững… Tôi nghĩ rằng điều quan
trọng bây giờ là phải thay đổi”.
Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO nói thêm rằng tác động của
chính sách “zero Covid” (khơng Covid) cần phải được xem xét cùng với hiệu quả kinh tế của nó.
“Chúng ta cần cân bằng giữa các biện pháp kiểm soát tác động xã hội và tác động của chúng đối với
nền kinh tế và điều đó khơng phải lúc nào cũng dễ dàng hiệu chỉnh”.
Ông Ryan cũng lưu ý Trung Quốc đã ghi nhận 15.000 ca tử vong do dịch Covid-19 kể từ khi dịch bệnh
này xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019. Như vậy, số ca tử vong ở Trung
Quốc tương đối thấp so với 999.475 ca tử vong ở Mỹ và 500.000 ca ở Ấn Độ.
Có thể thấy rằng, một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới muốn thực hiện các biện pháp cứng
rắn để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Tuy nhiên, ông cho biết việc dịch bệnh tiếp tục bùng phát đã
cho thấy sự khó khăn trong việc ngăn chặn biến thể Omicron - biến thể có khả năng lây lan cao.
Nhiều thành phố của Trung Quốc - từ trung tâm tài chính Thượng Hải đến thủ đô Bắc Kinh - đã bị
phong tỏa kể từ đầu năm nay. Thượng Hải đang ở trong tuần thứ 6 bị phong tỏa, và việc các nhà chức
trách thực thi chính sách quá nặng tay gây ra sự khó chịu cho người dân.
Bất chấp những lo ngại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình tuần trước đã nhắc lại rằng chính phủ của
ơng khơng có ý định thay đổi đường lối. Ông kêu gọi các quan chức "kiên quyết tn thủ chính sách
chung về "mơ hình khơng Covid" và cảnh cáo chống lại bất kỳ lời chỉ trích hoặc nghi ngờ nào về chính
sách này.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang ở thế tiến thoái lưỡng nan về cách xử lý Covid. Ngày 10/5,
nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Trung Quốc và Mỹ cho thấy quốc gia này có nguy cơ hơn 1,5
triệu ca tử vong do Covid-19 gây ra nếu từ bỏ chính sách hiện tại mà thay vào đó là các biện pháp
khác, chẳng hạn như tăng cường tiêm chủng và tiếp cận các phương pháp điều trị.
Các nhà nghiên cứu cho biết số người chết như vậy có thể giảm nhiều nếu tập trung vào tiêm chủng chỉ khoảng 50% người trên 80 tuổi ở Trung Quốc được tiêm phòng - cũng như cung cấp thuốc kháng

vi-rút trong khi vẫn duy trì một số hạn chế.
La Chí Cường (Theo TheGuardian)
Bài 8: Các nạn nhân của vụ sập chung cư ở Florida có thể nhận được gần 1 tỷ đơ la tiền bồi
thường
Tòa nhà 12 tầng Champlain Towers South ở Surfside đã đột ngột bị sập vào tháng 6 năm 2021, khiến
98 người thiệt mạng.
Dự kiến gần 1 tỷ đô la sẽ được bồi thường cho các gia đình nạn nhân và những người sống sót trong vụ
sập chung cư ở Surfside, Florida vào tháng 6 năm ngoái.

22


×