Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để mưa nắng không hề hấn với bé cưng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.5 KB, 3 trang )

Để mưa nắng không hề hấn với bé
cưng

Thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường, số bé phải
đến khám tại các phòng khám nhi tăng lên đáng kể.
Bệnh thường gặp nhất của thời tiết chuyển mùa là cảm cúm
và viêm hô hấp. Đa số là do siêu vi trùng, với các biểu hiện
như mệt mỏi, khó ngủ, bỏ ăn uống, đau họng, tình trạng
tăng xuất tiết như sổ mũi trong (nếu kéo dài dịch xuất tiết
dễ trở nên đục), ho khan hoặc ho có đàm, có thể có khàn
tiếng, sốt.
Nếu bé chỉ ho ít, sổ mũi trong, không sốt hoặc sốt nhẹ, bạn
có thể tự điều trị bằng cách làm thông thoáng đường thở cho
bé với "nước muối sinh lý", có thể sử dụng kèm với các
thuốc ho an toàn cho trẻ, và thuốc hạ sốt. Nếu bé không
thuyên giảm sau 3-4 ngày hoặc có các biểu hiện sau đây:
sốt cao, thở nhanh, thở co lõm ngực, tím tái hay sổ mũi đục
kéo dài bạn nên đưa bé đến khám tại các bác sị chuyên khoa
Nhi bởi vì có thể bé sẽ cần sử dụng thêm một số loại thuốc
khác nữa, tránh tình trạng tự sử dụng kháng sinh tràn lan.
Phòng ngừa cảm, viêm hô hấp bằng cách không nên cho bé
ngủ quạt với luồng gió thổi mạnh vào mặt bé, nếu sử dụng
máy lạnh nên điều chỉnh nhiệt độ khoảng 27-28ºC, không
nên cho bé các thức ăn, thức uống quá lạnh Mặt khác, cần
cho bé ăn uống đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo,
bột đường, và vitamin - khoáng chất), vì khi bé kém dinh
dưỡng sẽ rất dễ bệnh và khi bệnh bé sẽ rất dễ biếng ăn, rồi
lại suy dinh dưỡng, lại bệnh
Tiêu chảy cũng là một bệnh lý hay gặp khi thời tiết chuyển
sang nóng bức dần. Có thể bạn chưa biết rằng có một số loại
siêu vi trùng vừa gây ra viêm hô hấp vừa gây tiêu chảy cùng


lúc, điển hình là loại Rotavirus. Khi bé bị tiêu chảy, điều
quan trọng nhất là phải được bù nước đầy đủ bằng nước
chín, nước trái cây, nước canh, nước Oresol Rửa tay sạch
trước khi ăn, ăn chín uống sôi, rửa sạch rau quả, trái cây
trước khi ăn, không cho trẻ ăn các loại thức ăn ôi cũ để
phòng ngừa tiêu chảy.
Nếu đã dùng mọi cách mà bạn vẫn cảm thấy lo lắng là con
mình ăn ít quá hay ăn nhiều quá thì lúc đó bạn mới nên nói
chuyện với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ thường thăm khám
cho bé. Các bác sĩ chỉ cần khám sức khỏe tổng quát, cân và
đo chiều cao là có thể biết bé phát triển tốt hay không. Dạy
cho trẻ ăn đúng cách để cơ thể đầy đủ dinh dưỡng và khỏe
mạnh, chóng lớn không đơn giản, nhất là những năm tháng
đầu đời. Nếu chỉ có tình thương yêu một cách mù quáng mà
không giúp trẻ hiểu biết về cách ăn uống một cách khoa
học, đôi khi lòng thương con của bạn lại vô tình làm hại trẻ
ngay từ chuyện ăn uống.
trẻ con từ 3 - 8 tuổi có khi chỉ cần 15 phút là dùng xong
bữa, bạn ép trẻ ngồi nán lại bên bàn ăn thêm chắc chắn là
không tốt, khi trẻ đã cảm thấy no

×