Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN NGHỀ HÀN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 86 trang )

SỞ LAO ĐỘNG TB&XH TỈNH HÀ NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN
NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 285/QĐ- CĐN ngày 21 tháng 7 năm 2017
của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam

Hà Nam, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền khoa học công nghệ
trên thế giới, nền kinh tế của nước ta đã có nhiều biến đổi sâu sắc, trình độ khoa
học kỹ thuật và cơng nghệ có nhiều tiến bộ vượt bậc, việc nắm bắt thông tin
cũng như ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng cao nhằm đáp
ứng với những yêu cầu của xã hội
Nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp
ứng nhu cầu xã hội, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và
chất lượng. Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở
phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mơ đun, trong đó có
bổ xung một số phần tự chọn để phù hợp với đặc trưng cuả mỗi trường. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên


soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mơ đun đào tạo nghề là cấp thiết.
Giáo trình Gá lắp kết cấu hàn là mô đun 14 trong chương trình đào tạo
nghề hàn được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Khi
biên soạn giáo trình này, chúng tơi đã tham khảo và chọn lọc các tài liệu có liên
quan đến nội dung và nhiều tài liệu cơng nghệ hàn trong và ngồi nước, kết hợp
với việc sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất.
Tác giả đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được
hồn thiện hơn.
Hà Nam, ngày tháng năm 2017
Tham gia biên soạn
Phan Đức Trung

2


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 2
BÀI 1: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY HÀN ...................................................................... 5
1. Đấu nối thiết bị, dụng cụ hàn .............................................................................................. 5
2. Vận hành máy hàn. ............................................................................................................. 8
3. Điều chỉnh chế độ hàn. ..................................................................................................... 12
4. Cặp que và thay que hàn. ................................................................................................. 13
5. Các hỏng hóc thơng thường của máy hàn và biện pháp khắc phục. ................................. 13
6. An toàn lao động trong phân xưởng. ................................................................................ 15
BÀI 2: GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG ......................................................... 20
1. Những kiến thức cơ bản về hồ quang hàn. ................................................................... 20
2. Chuẩn bị phôi liệu, các loại dụng cụ và thiết bị hàn ......................................................... 41
3. Chọn chế độ để gây hồ quang. .......................................................................................... 41

4. Kỹ thuật gây hồ quang và duy trì hồ quang. ..................................................................... 45
5. Khắc phục các nhược điểm khi gây hồ quang. ................................................................. 46
6. Hàn đường thẳng trên tơn phẳng. ..................................................................................... 46
7. An tồn lao động và vệ sinh phân xưởng. ........................................................................ 50
BÀI 3: GÁ LẮP ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN VỊ TRÍ 1F, 2F, 3F, 4F ............................... 51
1. Chuẩn bị chi tiết hàn, dụng cụ và thiết bị gá kẹp phôi. .................................................... 51
2. Kỹ thuật gá và hàn đính định vị phơi................................................................................ 56
3. Kỹ thuật kiểm tra chỉnh sửa phơi.................................................................................. 63
4. An tồn lao động và vệ sinh phân xưởng. .................................................................... 63
BÀI 4: GÁ LẮP ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN VỊ TRÍ 1G, 2G, 3G, 4G ............................ 65
1. Chuẩn bị chi tiết hàn, dụng cụ và thiết bị gá kẹp phôi. .................................................... 65
2. Kỹ thuật gá và hàn đính định vị phơi hàn. ........................................................................ 68
3. Kỹ thuật kiểm tra chỉnh sửa phôi...................................................................................... 74
4. An toàn khi gá lắp kết cấu hàn và vệ sinh phân xưởng. ................................................... 74
BÀI 5: GÁ LẮP ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN ỐNG VỊ TRÍ 1G, 2G, , 5G, 6G, 6GR. ...... 76
1. Chuẩn bị chi tiết hàn, dụng cụ và thiết bị gá kẹp phôi ống. ............................................. 76
2. Kỹ thuật gá và hàn đính định vị phơi................................................................................ 79
3. Kỹ thuật kiểm tra chỉnh sửa phôi...................................................................................... 84
4. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. ........................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 86
5
15

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Gá lắp kết cấu hàn
Mã mơ đun: MĐ14
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:

- Vị trí: Mơ đun này được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các
mơn học MH07 - MH12 và MĐ13.
- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
Trong q trình gia cơng kết cấu, quá trình gá lắp ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng của kết cấu, bởi vậy mô đun gá lắp kết cấu sẽ cung cấp cho học viên kiến
thức về kỹ thuật gá lắp các loại kết cấu.
Mục tiêu của mô đun:
- Kiến thức:
+ Làm chủ được các phương pháp và kỹ thuật trong việc gá các kết cấu hàn
tấm phẳng, kết cấu dầm dàn, ống.
- Kỹ năng:
+ Đấu nối và vận hành máy hàn thành thạo, đúng quy trình.
+ Gây được hồ quang và duy trì ổn định hồ quang.
+ Gá lắp được các loại kết cấu hàn đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Hàn được vết hàn đính ngấu đều và đúng kích thước.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, thực hiện gá lắp các loại kết
hàn phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện gá lắp các loại kết cấu
hàn; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả thực hiện
gá lắp các loại kết hàn.
+ Đánh giá chất lượng sản phẩm kết cấu hàn sau khi gá lắp của các thành
viên trong nhóm.
Nội dung của mơ đun:

4


BÀI 1: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY HÀN

Mã bài: MĐ 14.1
Mục tiêu:
- Kết nối thiết bị hàn hồ quang tay như: nối máy với nguồn điện, nối cáp hàn kìm
hàn vào máy, nối dây tiếp đất đảm bảo chắc chắn an tồn tiếp xúc tốt.
- Đóng ngắt điện nguồn, khởi động máy, điều chỉnh cường độ dòng điện hàn thành
thạo.
- Cặp dây mát chắc chắn tiếp xúc tốt.
- Cặp que hàn vào kìm hàn, thay que hàn nhanh gọn chính xác.
- Phát hiện và xử lý tốt các hỏng hóc thơng thường của máy hàn trong q trình
sử dụng.
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong cơng việc.
Nội dung chính:
1. Đấu nối thiết bị, dụng cụ hàn
1.1. Sơ lược về thiết bị hàn.
Hiện nay thiết bị hàn đang được dùng rộng rãi và phổ biến thường có hai
loại chính sau :
- Máy hàn hồ quang xoay chiều :
Bao gồm các máy hàn dùng các loại biến áp 1 pha hay 3 pha có tác dụng hạ
áp tăng dòng.
- Máy hàn hồ quang một chiều :
Loại này cho dòng sử dụng 1 chiều nên hồ quang có tính ổn định cao.
Thường có 2 loại :
+ Máy phát điện hàn : Máy này được truyền động bằng động cơ điện hay
động cơ đốt trong.
+ Máy chỉnh lưu hàn : là các máy hàn hồ quang xoay chiều nhưng có thêm
bộ phận chỉnh lưu (nắn dịng) từ dòng xoay chiều (AC) thành 1 chiều (DC).
Các loại máy hàn kiểu này thường kết hợp cả dòng xoay chiều AC/DC.
1.2. Đấu nối máy hàn.
Các máy hàn hiện nay thường được nối theo các bước sau :

- Dây hàn nối với kìm hàn và kẹp mát
- Dây kìm hàn, dây kẹp mát với máy hàn.
- Dây tiếp đất của máy hàn.
- Đấu điện nguồn.
Điện nguồn được chia làm 2 phần :
+ Đấu dây nguồn vào máy hàn.
Tuỳ thuộc vào thông số của máy hàn và cơng nghệ chế tạo, có máy hàn đã
được cố định có máy thì tuỳ vào mạng lưới điện cung cấp nguồn nào thì ta đấu
theo bảng dẫn. Hình dưới là một ví dụ :

5


380 V
220 V
380 V

+ Đấu dây nguồn vào lưới điện : thường là qua cầu dao hay atomat.
Khi đấu nối thiết bị hàn cần phải đảm bảo sự tiếp xúc tốt và chắc chắn
hình 1.2

Hình 1.2 - Sơ đồ đấu nối thiết bị, dụng cụ hàn
1.3. Một số loại thiết bị dụng cụ hàn
- Tủ sấy que hàn:

- Máy mài cầm tay:

- Mặt nạ hàn: Mặt nạ hàn trang bị cho người thợ dùng để bảo vệ mắt và mặt
trong q trình hàn. Khơng bị ánh sáng hồ quang làm hại mắt và da mặt, đồng
6



thời tránh nhiệt phát ra của hồ quang và kim loại lỏng bắn toé. Mặt nạ hàn gồm
hai bộ phận:
+ tấm chắn và phần để lắp kính mầu. Tấm chắn thường được làm bằng bìa
cát tơng nhe uốn theo kiểu hình cong có lắp tay cầm hoặc có dây treo để đội vào
đầu để hàn các vị trí phức tạp.
+ Phần lắp kính mầu là một khung nhơm hoặc thép có gờ vít hãm để đỡ
kính màu và kính trắng bảo vệ, định vị chặt kính khơng rơi và xơ lệch.

Mặt nạ cầm tay

- Thước dây, thước lá,
thước cặp:

- Thước đo góc

- Kính hàn:
Kính mầu để lắp vào mặt nạ. Mục đích giảm cường độ ánh sáng của hồ
quang, thơng qua kính mầu người thợ hàn dễ quan sát điều chỉnh hồ quang khi
hàn và cắt. Kính mầu được chia làm nhiều loại phù hợp với từng cường độ dòng
điện hàn. Phân loại theo số có 4 số kính:
+ số1 dùng cho dòng hàn dưới 100A
+ số 2 dùng cho dòng hàn từ 100 đến 200A
+ số3 dùng cho dòng hàn từ 250 đến 350A
7


+ số 4 dùng cho dòng hàn từ 350 đến 500A
- Búa tay :


- Mỏ lết
- Kìm kẹp

- Búa gõ xỉ

- Bàn chải sắt

- Kính mài :

2. Vận hành máy hàn.
Muốn vận hành được máy hàn thì ta phải nắm được cấu tạo của chúng,
qua đó mới vận hành, sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn được.
2.1. Sơ đồ cấu tạo và cách điều chỉnh dòng điện của một số thiết bị hàn xoay chiều
thông dụng
2.1.1. Máy hàn có cuộn tự cảm riêng
Bộ tự cảm lắp nối tiếp ở mạch thứ cấp
mục đích để tạo ra sự lệch pha của dòng điện
và điện áp. Tạo ra đường đặc tính dốc liên tục
và làm thay đổi cường độ dịng điện hàn. Loại
này thường cồng kềnh vì có 2 bộ phận riêng
rẽ. Muốn thay đổi dòng điện ta chỉ việc thay
đổi vị trí con trỏ trên cuộn cảm.
Hình 2.1.1 - Sơ đồ cấu tạo máy
hàn có cuộn tự cảm riêng

8


2.1.2. Máy hàn có các cuộn dây di động

Dựa trên nguyên lý thay đổi vị trí tương
đối giữa các cuộn dây với nhau làm thay đổi
khoảng hở từ thông giữa chúng, tức là sẽ làm
thay đổi trở kháng giữa các cuộn dây và làm
thay đổi dòng điện. Thường cuộn dây di động
là cuộn sơ cấp, thơng qua cơ cấu vít. Cho nên
dịng điện điều chỉnh là vơ cấp.
Hình 2.1.2 - Sơ đồ cấu tạo máy
hàn có cuộn dây di động
2.1.3. Máy hàn có lõi từ di động
Khoảng giữa 2 cuộn dây sơ cấp và thứ
cấp có đặt một lõi từ di động để tạo ra sự phân
nhánh từ thông sinh ra trong lõi từ của máy.
Nếu điều chỉnh lõi từ A đi sâu vào khung lõi
biến áp thì trị số từ thông đi qua A càng lớn,
phần từ thông đi qua lõi cuộn thứ cấp giảm nên
dòng điện sinh ra trong mạch hàn nhỏ đi.
Ngược lại, nếu điều chỉnh lõi A chạy ra tạo
nên khoảng trống khơng khí lớn thì từ thơng
rẽ qua A ít đi vì vậy dịng điện trong mạch sẽ
lớn. loại này cũng điều chỉnh dòng hàn vơ cấp
và rất chính xác.
2.1.4. Máy hàn có lõi từ di động trong cuộn
cảm
Là sự kết hợp của 2 phương pháp điều
chỉnh dòng hàn ở trên. Lõi từ di động trong
cuộn cảm làm thay đổi khe hởkhơng khí và trở
kháng của mạch hàn; khe hở khơng khí càng
lớn cảm kháng càng nhỏ thì dịng điện càng
cao.

2.1.5. Máy hàn có bộ tự cảm bão hoà
Sử dụng cầu chỉnh lưu và biến trở
để điều khiển dòng điện 1 chiều trong
phần điều khiển. Khi khơng có dịng điện
1 chiều đi qua cuộn dây điều khiển, cảm
kháng là cực đại và dòng điện hàn càng bé.
Ngược lại, khi có dịng điện 1 chiều cực
đại đi qua dòng điện hàn sẽ đạt giá trị cực
đại và có thể điều khiển từ xa.

Hình 2.1.3 - Sơ đồ cấu tạo máy
hàn có lõi tự di động

Hình 2.1.4 - Máy hàn có lõi từ di
động trong cuộn cảm

Hình 2.1.5 - Máy hàn có bộ tự cảm
bão hồ
9


2.2. Sơ đồ cấu tạo máy hàn điện một chiều.
Có thể chia máy hàn một chiều làm ba nhóm theo hình dáng đường đặc tính
động của máy như sau:
- Nhóm máy có đường đặc tính dốc
- Nhóm máy có đường đặc tính dốc thoải và cứng
- Nhóm máy vạn năng
- Trong hàn hồ quang tay, người ta chỉ sử dụng nhóm máy có đường đặc
tính dốc.
* Máy hàn một chiều dùng chỉnh lưu.

Cấu tạo chung.
Máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu gồm có hai bộ phận chính: máy biến thế
hàn và bộ chỉnh lưu dịng điện. Máy biến thế hồn toàn giống như máy hàn xoay
chiều. Bộ chỉnh lưu được bố trí trên mạch thứ cấp của máy biến thế và thường là
dùng chỉnh lưu sêlen và silic. Tác dụng của bộ chỉnh lưu là biến dòng điện xoay
chiều thành dịng điện một chiều ổn định để hàn. Có hai loại máy hàn chỉnh lưu
một pha và ba pha.
2.2.1. Máy hàn dùng chỉnh lưu 1 pha:
- Sơ đồ cấu tạo máy hàn dùng chỉnh lưu một pha hình 2.2.1
Uh

2
U W

W

t

_

Uh

Hình 2.2.1 - Sơ đồ nguyên lý máy hàn chỉnh lưu một pha
- Nguyên lý máy hàn chỉnh lưu 1 pha.
Trong nửa chu kỳ thứ nhất chỉnh lưu cho dòng điện đi qua 1 và 3, trong nửa
chu kỳ thứ hai chỉnh lưu chỉ cho dòng điện đi qua 2 và 4. Như vậy trong tồn bộ
chu kỳ, dịng điện hàn chỉ đi theo một hướng nhất định cho nên quá trình hàn hồ
quang cháy ổn định.
2.2.2. Máy hàn dùng chỉnh lưu 3 pha:
- Sơ đồ cấu tạo máy hàn dùng chỉnh lưu 3 pha hình 2.2.2

- Nguyên lý máy hàn dùng chỉnh lưu 3 pha.
Máy hàn chỉnh lưu ba pha: Trong một phần ba chu kỳ có một cặp chỉnh lưu
làm việc tuần tự như sau 1 và 5; 2 và 4; 3 và 6. Kết quả là trong toàn bộ chu kỳ
dòng điện được chỉnh lưu liên tục và đường cong điện thế gần trở thành đường
10


thẳng. Như vậy dòng điện xoay chiều ba pha sau khi đi qua chỉnh lưu để hàn cũng
chỉ đi theo một hướng.

Hình 2.2.2 - Sơ đồ nguyên lý máy hàn chỉnh lưu 3 pha

2.3. Vận hành máy hàn điện
Để vận hành máy hàn tốt và an toàn ta thực hiện theo các bước sau đây:
2.3.1. Kiểm tra mạch điện đầu vào hình 2.3.1

Hình 2.3.1 - Kiểm tra mạch điện đầu vào
- Kiểm tra công tắc nguồn điện vào máy ở vị trí OFF
- Kiểm tra cầu dao điện của mạng điện dẫn vào
- Kiểm tra dây tiếp đất của máy
- Siết chặt các vít, bu lơng của dây dẫn vào máy.
2.3.2. Kiểm tra mạch điện đầu ra.
- Kiểm tra đầu nối của cáp hàn
- Nối dây mát với bàn hàn
- Lắp que hàn vng góc với kìm hàn
2.3.3. Kiểm tra kính hàn.
- Tháo kính hàn ra khỏi mặt nạ hàn
- Lau sạch kính hàn
- Lắp kính vào mặt nạ hàn
11



2.3.4. Chuẩn bị Ampe kế
- Chỉnh núm Ampe kế ở vị trí phù hợp
- Điều chỉnh cáp hàn nằm giữa khe của mỏ kẹp của Ampe kế.
2.4. Trình tự thực hiện vận hành thiết bị hàn
Nội dung
TT
Dụng cụ - thiết bị
Hình vẽ minh hoạ
u cầu kỹ thuật
cơng việc
1
Đấu nối - Dụng cụ cầm
- Đúng sơ đồ máy.
thiết bị tay...
- Các đầu nối chắc
hàn
chắn và cách điện,
cách nhiệt.
2

Kiểm tra - Bút thử điện.
tình trạng - Đồng hồ vơn kế,
cách điện ơm kế
và điện áp

- Đảm bảo điện áp
ra đúng qui định.
- Vỏ máy khơng rị

điện,...

3

Điều
- Máy hàn xoay
chỉnh chế chiều.
độ hàn
- Máy hàn 1
chiều.
- Dụng cụ đo A kế

- Chỉnh thô và vi
chỉnh tinh đúng
yêu cầu từng bài
học.

4

Cặp que
và thay
que hàn

- Cặp que chắc
chắn và điều chỉnh
các góc độ khi cần.

- Kìm hàn các
loại
- Thước đo độ


Bảo
- Máy nén khí.
- Các khoang máy
dưỡng các - Dầu, mỡ
phải sạch bụi bẩn.
đầu nối - Hộp dụng cụ đa
- Hệ thống truyền
dây kiểu năng.
động được bôi
bảng điện,
trơn. Hệ ống làm
hút bụi
mát tốt.
bẩn trong
máy
3. Điều chỉnh chế độ hàn.
Sau khi đã vận hành máy hàn ta tiến hànhđiều chỉnh chế độ hàn. Thực chất
là điều chỉnh cường độ dịng điện hàn như hình 3
- Xoay tay quay để điều chỉnh dòng điện theo vạch số chỉ trên máy hàn
- Cho đầu que hàn tiếp xúc với vật hàn (Cầm kính bảo vệ mắt khi thử)
- Kiểm tra chỉ số chỉ dòng điện hàn trên máy. (130 A)
5

12


- Điều chỉnh thô : Điều chỉnh vô cấp
- Điều chỉnh tinh: Điều chỉnh trên sun từ


Hình 3. Máy hàn điều chỉnh dịng điện vơ cấp.
4. Cặp que và thay que hàn.
Hiện nay các mỏ hàn sản xuất theo kiểu kẹp, kiểu ren và kiểu cút hình 4.1

Song sử dụng rộng rãi nhất là kiểu kẹp, vì dễ cặp và thay que hàn.
Khi cặp và thay que cần chú ý là đặt que hàn vào các rãnh để việc tiếp xúc
điện tốt hơn, chặt hơn tránh được hiện tượng môvi làm nóng chảy cục bộ chỗ
tiếp xúc gây nóng mỏ hàn và hư hỏng.
Cặp que hàn phải đảm bảo điều chỉnh được góc độ hợp bởi trục que hàn
và trục mỏ hàn.
5. Các hỏng hóc thơng thường của máy hàn và biện pháp khắc phục.

13


Hiện tượng
- Máy hàn một
chiều.

Nguyên nhân
Tiếp xúc các đầu nối không
chặt, hoặc bộ điều chỉnh sai
lệch, rung động.

Biện pháp khắc phục
Kiểm tra xiết chặt các
đầu nối và tiếp xúc của
kìm hàn, vật hàn, xem lại
bộ phận điều chỉnh ở trở
điều chỉnh.


Phát tia lửa điện
Chổi than mịn khơng đều
ở cổ góp điện.
hoặc miếng cách điện ở cổ
góp điện lồi lên, bẩn chổi
Động cơ kéo than.
Mất một trong ba pha điện
máy phát hàn tếng lưới, do đứt cầu chì hoặc má
kêu.
dao tiếp xúc khơng tốt.
Khi có tải máy
Máy làm việc qúa cơng
gầm rú, dòng hàn suất, thới gian làm việc quá
yếu dần đi.
dài nóng máy giảm hiệu suất
của máy.
Que hàn cháy
Bộ chỉnh lưu thơng một vài
khơng êm, khó mồi đi ốt, chỉnh lưu dịng điện nắn
hồ quang.
khơng đều hoặc thơng ln
mạch mất tác dụng nắn dòng.

Làm sạch mài lại chổi
than, sửa cổ góp điện.

- Điện hàn khơng
ổn định.


Kiểm tra lại điện lưới
và câù dao, cầu chì điện
sửa lại.
Tính lại định mức kỹ
thuật và chế độ hàn, điện
áp, que hàn. Cho máy
nghỉ để phục hồi.
Kiểm tra đo lại và thay
điốt.

- Máy hàn xoay
Tiếp xúc ở cầu nối hoặc bộ Xiết lại các cầu nối,
chiều.
điều chỉnh dòng điện bị lỏng xem lại tiếp xúc vật hàn,
kìm hàn và phần cơ điều
- Điện hàn và hồ khơng chặt.
chỉnh dịng điện.
quang khơng ổn
định.
Máy bị rú to như
Có hiện tượng chập trong Kiểm tra lại máy trước
lúc hàn tại thời mạch sơ cấp hoặc thứ cấp khi đóng cầu dao máy,
điểm đóng cầu dao hoặc vơ tình để kìm hàn khơng để chập các cuộn
điện.
chạm vật hàn.
dây.
Máy rú, rung và
Máy rú và kêu to do làm
kêu to khi hàn.
việc quá công suất của máy,

do phần cơ của phần điều
chỉnh lỏng làm lõi thép dao
động bị từ hút.

Kiểm tra lại điện lưới
vào mạch sơ cấp có đúng
khơng, các cầu đổi điện
phải đúng vị trí, chọn lại
dịng điện, điện áp hàn,
xiết hoặc chèn chặt phần
cơ lõi thép di động.
14


Thao tác máy Điện phần sơ cấp không
hoặc khi hàn bị đảm bảo cách điện bị dị ra
điện giật.
ngồi vỏ hoặc đầu dây bị
chạm vỏ máy. Có thể bị một
đầu dây bên sơ cấp chạm vào
cuộn dây thứ cấp.

Kiểm tra cách điện giữa
cuộn dây và vỏ máy, cách
điện giữa các cuộn dây
với nhau.

Quạt làm mát của
máy hàn 3 pha
quay ngược

Sau khi mở máy,
tốc độ mơ tơ rất
chậm và có tiến
rung
Máy hàn điện một
chiều q nóng

Mơ tơ cảm ứng 3 pha đấu sai Cho thay đổi 2 dây pha
với lưới điện
nào đó trong 3 dây pha

Chỗ nối dây hoặc
đầu cốt phát tia lửa
điện hoặc cháy đỏ

Chỗ nối bị hỏng

- Có 1 trong 3 cầu chì của 3
pha bi cháy
- Cuộn dây trong Stato của
mô tơ điện bị đứt
- Quá tải
- Cuộn dây rô to của máy
phát điện bị chập mạch
- Cổ góp điện bị chập mạch
- Cổ góp điện khơng sạch sẽ

- Thay cầu chì
- Quấn lại cn dây trong
- Ngừng máy và giảm

dòng điện hàn
- Cho sửa chữa lại
- Lấy vải sạch lau cổ góp
điện
- Nối lại
- Vặn chặt các chỗ nối

6. An toàn lao động trong phân xưởng.
Trong quá trình học tuy chỉ giới hạn trong xưởng trường, nhưng các nguy
cơ nguy hại của nghề có thể ảnh hưởng đến người lao động thì khơng thay đơi,
mà chỉ nắm được các kỹ thuật, quy định an toàn mới tránh được các nguy hại của
nghề gây ra mà thôi.
Dưới đây là trích các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn lao động đối
với máy hàn điện và cơng việc hàn điện:
6.1. Quy định về kỹ thuật
*Quy định chung
- Cơng việc hàn điện có thể tổ chức cố định trong các nhà xưởng, ngồi
trời, hoặc có thể tổ chức tạm thời ngay trong những cơng trình xây dựng, sửa
chữa.
- Việc chọn quy trình cơng nghệ hàn ngồi việc phải đảm bảo an tồn chống
điện giật cịn phải tính đến khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại
khác (khả năng bị chấn thương cơ khí, bụi và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các tia
hồng ngoại, ồn, rung...), đồng thời phải có các biện pháp an toàn và vệ sinh lao
động để loại trừ chúng.
- Vỏ kim loại của máy hàn phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối "không")
theo TCVN 7447 (IEC 60364). Trong trường hợp TCVN nói trên có sự thay đổi,
bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
15



- Khi tiến hành công việc hàn điện tại những nơi có nguy cơ cháy, nổ phải
tuân theo các quy định an tồn phịng chống cháy, nổ.
- Khi tiến hành công việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bể, phải
thực hiện thơng gió, cử người theo dõi và phải có biện pháp an tồn cụ thể và
được người có trách nhiệm duyệt, cho phép.
Cấm hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể đang có áp suất hoặc đang chứa
chất dễ cháy, nổ.
6.2. u cầu đối với q trình cơng nghệ
- Khi lập quy trình cơng nghệ hàn cần dự kiến các phương án cơ khí hố,
tự động hố, đồng thời phải đề ra các biện pháp hạn chế và phòng chống các yếu
tố nguy hiểm, có hại đối với người lao động.
- Khi tiến hành công việc hàn điện, cần sử dụng các loại thuốc hàn, dây
hàn, thuốc bọc que hàn... mà trong q trình hàn khơng phát sinh các chất độc
hại, hoặc nồng độ chất độc hại phát sinh không vượt quá giới hạn cho phép.
- Chỉ được phép cấp điện để hàn hồ quang từ máy phát điện hàn, máy biến
áp hàn, máy chỉnh lưu hàn. Cấm cấp điện trực tiếp từ lưới điện động lực, lưới
điện chiếu sáng, lưới điện xe điện để cấp cho hàn hồ quang.
- Sơ đồ đấu một số nguồn điện hàn để cấp điện cho hàn hồ quang phải đảm
bảo sao cho điện áp giữa điện cực và chi tiết hàn khi không tải không vượt quá
điện áp không tải của một trong các nguồn điện hàn.
- Các máy hàn độc lập cũng như các cụm máy hàn phải được bảo vệ bằng
cầu chảy hoặc aptơmat ở phía nguồn. Riêng với các cụm máy hàn, ngồi việc
bảo vệ ở phía nguồn cịn phải bảo vệ bằng aptômat trên dây dẫn chung của mạch
hàn và cầu chảy trên mỗi dây dẫn tới từng máy hàn.
- Cho phép dùng dây dẫn mềm, thanh kim loại có hình dạng mặt cắt bất kỳ,
nhưng đảm bảo đủ tiết diện yêu cầu, các tấm hàn hoặc chính kết cấu được hàn
làm dây dẫn ngược nối chi tiết hàn với nguồn điện hàn. Cấm sử dụng đường ống
không phải đối tượng hàn làm dây dẫn ngược.
Cấm sử dụng lưới nối đất, nối "không", các kết cấu xây dựng bằng kim
loại, các thiết bị công nghệ không phải là đối tượng hàn làm dây dẫn ngược.

Dây dẫn ngược phải được nối chắc chắn với cực nối của nguồn điện.
- Khi di chuyển máy hàn phải cắt nguồn điện cho máy hàn. Cấm sửa chữa
máy hàn khi đang có điện.
- Khi ngừng công việc hàn điện, phải cắt máy hàn ra khỏi lưới điện. Khi
kết thúc công việc hàn điện, ngoài việc cắt điện máy hàn ra khỏi lưới điện, dây
dẫn với kìm hàn cũng phải tháo khỏi nguồn và đặt vào giá bằng vật liệu cách
nhiệt.
Với nguồn điện hàn là máy phát một chiều, trước tiên phải cắt mạch nguồn
điện một chiều, sau đó cắt mạch nguồn điện xoay chiều cấp cho động cơ máy
phát hàn.
- Khi hàn hồ quang bằng tay phải dùng kìm hàn có tay cầm bằng vật liệu
cách điện và chịu nhiệt, phải có bộ phận giữ dây, bảo đảm khi hàn dây không bị
tuột.
16


Khi dịng điện hàn lớn hơn 600A khơng được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn
luồn trong chi kìm. Trong trường hợp này, các máy hàn phải được trang bị thiết
bị khống chế điện áp không tải.
- Trên các cơ cấu điều khiển của máy hàn phải ghi chữ, số hoặc có các dấu
hiệu chỉ rõ chức năng của chúng. Tất cả các cơ cấu điều khiển của máy hàn phải
được định vị và che chắn cẩn thận để tránh việc đóng (hoặc cắt) sai.
- Trong tủ điện hoặc bộ máy hàn tiếp xúc có lắp các bộ phận dẫn điện hở
mạng điện áp sơ cấp, phải có khố liên động để bảo đảm ngắt điện khi mở cửa tủ.
Nếu không có khố liên động thì tủ điện có thể khố bằng khố thường, nhưng
việc điều chỉnh dịng điện hàn phải do thợ điện tiến hành.
- Các máy hàn nối tiếp xúc có q trình làm chảy kim loại, phải trang bị
tấm chắn tia kim loại nóng chảy bắn ra, đồng thời bảo đảm cho phép theo dõi quá
trình hàn một cách an toàn.
- Ở những phân xưởng thường xuyên tiến hành lắp ráp và hàn các kết cấu

kim loại lớn cần được trang bị giá lắp ráp và thiết bị nâng chuyển.
- Khi hàn có phát sinh bụi và khí, cũng như khi hàn bên trong các buồng,
thùng khoang, bể hoặc hàn các chi tiết lớn từ phía ngồi, cần sử dụng miệng hút
cục bộ di động và có bộ phận gá lắp nhanh chóng và chắc chắn đảm bảo việc cấp
khơng khí sạch và hút khơng khí độc hại ra ngoài khu vực thợ hàn làm việc.
- Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang bể, máy hàn phải để bên ngồi,
phải có người nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát. Người vào hàn
phải đeo găng tay, đi giày cách điện hoặc dây an toàn và dây an toàn được nối tới
chỗ người quan sát. Phải tiến hành thơng gió với tốc độ gió từ 0,3 đến 1,5 m/s.
Phải kiểm tra đảm bảo hầm, thùng, khoang bể kín khơng có hơi khí độc, hơi khí
cháy nổ mới cho người vào hàn.
Khi hàn bằng nguồn điện xoay chiều trong điều kiện làm việc đặc biệt
nguy hiểm (trong các thể tích bằng kim loại, trong các buồng có mức nguy hiểm
cao), phải sử dụng thiết bị hạn chế điện áp khơng tải để đảm bảo an tồn khi cơng
nhân thay que hàn. Trường hợp khơng có thiết bị đó cần có những biện pháp an
tồn khác.
- Khi hàn các sản phẩm đã được nung nóng thì trong một buồng hàn chỉ
cho phép một người vào làm việc. Trường hợp vì u cầu cơng nghệ, cho phép
hai người làm việc chỉ khi hàn trên cùng một chi tiết.
- Tại các vị trí hàn, nếu chưa có biện pháp phịng chống cháy thì khơng
được tiến hành cơng việc hàn điện.
- Khi hàn trên cao, phải làm sàn thao tác bằng vật liệu khơng cháy (hoặc
khó cháy). Thợ hàn phải đeo dây an toàn, đồng thời phải mang túi đựng dụng cụ
và mẩu que hàn thừa.
- Khi hàn trên những độ cao khác nhau, phải có biện pháp bảo vệ, khơng
để các giọt kim loại nóng, mẩu que hàn thừa, các vật liệu khác rơi xuống người
làm việc ở dưới.
- Khi tiến hành hàn điện ngồi trời, phía trên các máy hàn và vị trí hàn cần
có mái che bằng vật liệu khơng cháy.
Nếu khơng có mái che, khi mưa phải ngừng làm việc.

17


- Công việc hàn dưới nước phải tuân thủ các yêu cầu sau :
- Chỉ thợ hàn được cấp chứng chỉ thợ lặn và nắm vững tính chất cơng việc
mới được tiến hành.
- Phải có phương án tiến hành cơng việc do người có thẩm quyền duyệt.
- Phải có người nắm chắc công việc ở bên trên giám sát và liên lạc được
với người hàn dưới nước.
- Thiết bị đóng cắt và phục vụ công việc hàn phải được chuẩn bị tốt, sẵn
sàng loại trừ và khắc phục sự cố.
- Nếu trên mặt nước có váng dầu, mỡ thì khơng được cho thợ hàn xuống
nước làm việc.
6.3. Yêu cầu đối với gian sản xuất, bố trí thiết bị và tổ chức nơi làm việc
- Tại các gian sản xuất, nơi tiến hành hàn có hồ quang hở, phải đặt tấm
chắn ngăn cách bằng vật liệu không cháy.
- Những nơi tiến hành cơng việc hàn điện có phát sinh các chất độc hại
(hơi khí độc và bức xạ có hại...), phải trang bị các phương tiện bảo vệ thích hợp
và thực hiện thơng gió cấp và hút.
- Tường và thiết bị trong phân xưởng hàn phải sơn màu xám, màu vàng
hoặc xanh da trời để hấp thụ ánh sáng, giảm độ chói của hồ quang phản xạ. Nên
dùng các loại sơn có khả năng hấp thụ tia tử ngoại.
- Trong các phân xưởng hàn, các bộ phận hàn và hàn lắp ráp phải bảo đảm
điều kiện vi khí hậu theo các quy định hiện hành. Trong các gian của phân xưởng
hàn lắp ráp phải có thơng gió cấp và hút.
Khi hàn trong buồng, phải thực hiện thơng gió cục bộ ở chỗ tiến hành hàn.
khơng khí hút phải thải ra ngồi vùng khơng khí cấp.
- Phải tiến hành xác định nồng độ của các chất độc hại trong khơng khí
vùng hơ hấp của thợ hàn, cũng như trong phạm vi người thợ hàn làm việc theo
các quy định hiện hành.

- Việc kiểm tra định lượng bức xạ Rơn- ghen sử dụng khi kiểm tra chất
lượng mối hàn phải tuân theo các quy định hiện hành về an toàn- vệ sinh lao động.
- Trong các phân xưởng hàn và lắp ráp phải có hệ thống chiếu sáng chung
hoặc chiếu sáng hỗn hợp, đảm bảo độ sáng theo quy định.
Việc chiếu sáng khi tiến hành hàn trong các thùng, khoang, bể, có thể sử
dụng đèn di động được cấp điện từ nguồn điện áp an tồn, có điện áp khơng vượt
q 36V đối với nguồn điện xoay chiều và 48V đối với nguồn điện một chiều, có
lưới bảo vệ, hoặc có thể dùng đèn định hướng chiếu từ ngoài vào. Biến áp dùng
cho đèn di động phải đặt ở ngoài nơi làm việc. Cuộn thứ cấp của biến áp phải nối
bảo vệ. Cấm dùng biến áp tự ngẫu để cấp điện cho đèn chiếu di động.
- Cấm sử dụng hoặc bảo quản các nhiên liệu, vật liệu dễ cháy, nổ ở nơi
tiến hành công việc hàn điện.
- Khoảng cách giữa các máy hàn không được nhỏ hơn 1,5m. Khoảng cách
giữa các máy hàn tự động khơng được nhỏ hơn 2m.
- Khi bố trí các máy hàn hồ quang argông và hàn trong môi trường khí các
bon níc phải đảm bảo loại trừ khả năng thấm và lọt khí sang các buồng lân cận.
18


- Chiều dài dây dẫn từ nơi cấp điện áp sơ cấp đến thiết bị hàn di động không
vượt quá 10m.
- Hàn hồ quang các sản phẩm nhỏ và trung bình thường xuyên, phải tiến
hành trong các buồng chuyên hàn. Vách của buồng phải làm bằng vật liệu không
cháy, giữa vách và sàn phải để khe hở ít nhất là 50mm. Khi hàn trong mơi trường
có khí bảo vệ, khe hở này ít nhất phải là 300mm. Diện tích của mỗi vị trí hàn
trong buồng khơng được nhỏ hơn 3m2. Giữa các vị trí hàn phải có tấm chắn ngăn
cách bằng các vật liệu không cháy.
- Khu vực hàn điện phải cách ly với khu vực làm các công việc khác.
Trường hợp do u cầu của quy trình cơng nghệ, cho phép bố trí chỗ hàn cùng
với khu vực làm việc khác, nhưng giữa các vị trí phải đặt tấm chắn bằng vật liệu

không cháy.

19


BÀI 2: GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG
Mã bài : MĐ 14.2
Mục tiêu
- Chuẩn bị phôi liệu và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ.
- Gây hồ quang thành thạo, chính xác và duy trì ổn định hồ quang.
- Hàn được đường thẳng trên tôn phẳng
- Khắc phục được các nhược điểm khi gây hồ quang.
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong cơng việc.
Nội dung chính:
1. Những kiến thức cơ bản về hồ quang hàn.
1.1. Sơ lược về ký hiệu và quy ước của mối hàn.
1.1.1. Cách biểu diễn mối hàn trên bản vẽ: Khi biểu diễn không phụ thuộc vào
phương pháp hàn.
- Mối hàn nhìn thấy, được biểu diễn bằng "nét liền cơ bản"
- Mối hàn khuất được biểu diễn bằng "nét đứt"
- Mối hàn điểm nhìn thấy được biểu diễn bằng dấu "+" nét liền cơ bản.

a

c

b

Hình 1.1.1: a -Mối hàn thấy; b - Mối hàn khuất; c - Mối hàn điểm thấy

1.1.2. Quy ước ký hiệu mối hàn trên bản vẽ.
- Mối hàn được thực hiện theo đường chu vi kín (hình a), chu vi hở (hình b)
T-m10
T-m10

a

b

Hình 1.1.2: a - Kí hiệu mối hàn thấy; b - Kí hiệu mối hàn khuất

20


- Ký hiệu mối hàn hồ quang tay bằng chữ cái in hoa là chữ (T). Mối hàn
chính được ghi ở trên (hình 2c) và phía phụ ghi ở dưới (hình 2d) nét gạch ngang
của đường dóng chỉ vị trí đường hàn.
T-m8
T-m8

c

d

Hình 1.1.2 : c - Kí hiệu mối hàn thấy, d - Kí hiệu mối hàn khuất
- Dùng chữ cái (in thường) và kèm theo các chữ số để chỉ kiểu liên kết hàn.
m - liên kết hàn giáp mối.
t - liên kết hàn chữ T.
g - liên kết hàn góc.
c - liên kết hàn chồng.

d - liên kết hàn chốt.
1.2. Các loại máy hàn điện hồ quang tay và dụng cụ cầm tay
1.2.1. Máy hàn.
- Máy hàn điện xoay chiều: Máy hàn xoay chiều có bộ tự cảm riêng, máy
hàn xoay chiều có lõi di động, máy hàn xoay chiều có các cuộn dây chuyển động.
Ký hiệu (CA), điện áp không tải U0 = 5580 (V), điện áp tải Uh =2545 (V)
- Máy hàn điện một chiều một pha, hai pha, ba pha chỉnh lưu bằng Silen,
Silic: ký hiệu (DC), điện áp không tải U0 = 3955 (V), điện áp tải Uh =1635 (V)
03

04

02

05

01

Hình 1.2.1 - Máy hàn và các thiết bị kèm theo.
1. Máy hàn. 2. Dây hàn; 3. Kìm hàn;
4. Hộp đựng que hàn; 5. Bàn hàn

21


1.2.2. Đồ gá, bàn hàn và dụng cụ khác. (hình 1.2.2)
- Đồ gá hàn.
Đảm bảo tính định vị và kẹp chặt tốt, dễ tháo, dễ lắp. Không bị biến dạng
khi hàn.
- Bàn hàn, ghế hàn.


Hình 1.2.2 - Đồ gá hàn
1.2.3. Dụng cụ
- Búa tay
- Đục bằng
- Búa gõ xỉ
- Kìm kẹp phơi.
- Bàn chải sắt

Hình 1.2.3 - Các dụng cụ phục vụ cho quá trình chuẩn bị và làm sạch mối hàn.
* Nhận biết hệ thống nguồn điện hàn và máy hàn
Nội dung Dụng cụ - thiết
TT
Hình vẽ minh hoạ
Yêu cầu kỹ thuật
công việc
bị
- Nhận
- Đồng hồ đo
- Hiểu và tháo lắp
biết hệ
- Kìm,
cầu dao, atơmát.
1 thống
tuốcnơvít
- Đảm bảo ATLĐ
nguồn
điện hàn
22



2

- Nhận
biết các
loại máy
hàn và
vận hành
máy

- Máy hàn 1
chiều
- Máy hàn
xoay chiều

- Hiểu cấu tạo các
chi tiết.
- Điều chỉnh
được máy thành
thạo.

1.3. Các loại que hàn thép các bon thấp.
1.3.1. Cấu tạo.

Cấu tạo que hàn gồm hai phần chính: Lõi que hàn và phần lớp thuốc bọc
que hàn. Mặt đầu que hàn lớp thuốc được xén vát để lộ lõi thép mục đích dễ tạo
hồ quang lúc mới hàn, đi que hàn có chiều dài khoảng 30mm để kẹp vào kìm
hàn, phần khơng bọc thuốc khoảng 20mm mục đích tăng sự tiếp xúc dẫn điện từ
kìm hàn vào que hàn. Chiều dài L của que hàn là phần có tác dụng trong q trình
hàn, que hàn có tiết diện hình trịn. Kích thước đường kính que hàn (Tính theo

đường kính lõi), và chiều dài L được tiêu chuẩn hoá được giới thiệu trên bảng sau:
Đường kính que hàn

Chiều dài que hàn L (mm)
Que hàn thép các bon
Que hàn thép hợp
thấp hoặc hợp kim thấp
kim cao
1,6; 2,0
225 hoặc 250
225 hoặc 250
2,5: 3,0
350
250
4,0
400 hoặc 450
350
5,0; 6,0;8,0; 10; 12
450
350 hoặc 450
Ở Việt Nam thường hay chế tạo và sử dụng que hàn có đường kính từ
(1,66)mm.
+ Lõi thép que hàn: Chế tạo bằng thép các bon, lõi que hàn này gồm bốn
số hiệu là: CB-08; CB08A; CB- 08A; CB- 082 chữ số CB chỉ lõi que hàn,
con số chỉ thành phần các bon trung bình theo phần trăm. Chữ A cuối chỉ tính
dẻo, độ dai va chạm cao của mối hàn, hàm lượng lưu huỳnh (S) và phốt pho (P)
23


nhỏ hơn số hiệu dây hàn CB-08. Theo công dụng lõi que hàn chia ra: lõi que hàn

dùng để hàn và hàn đắp để chế tạo que hàn (làm lõi) ký hiệu chữ  như: 42,
46, 50.....hoặc ONM-5YHN13/45. Que hàn chế tạo bằng thép hợp kim cao, lõi
que hàn gồm 28 nhãn hiệu là: CB - 10 CMT; CB – 13X2MT; CB – 18X
CA......lõi que hàn này thành phần hợp kim rất cao.
Lõi que hàn thường có cơ tính thành phần tốt hơn kim loại cơ bản.
+ Thuốc bọc que hàn:
Thuốc bọc que hàn thường chế tạo tổng hợp của rất nhiều các nguyên tố
hoá học phân ra thành nhiều nhóm:
- Nhóm tạo xỉ: làm nhiệm vụ cơ bản của thuốc bọc làm cho xỉ loãng đều,
nhẹ nổi lên bề mặt mối hàn và phủ đều để bảo vệ không cho khơng khí xâm nhập
vào mối hàn, tạo cho mối hàn nguội chậm.
- Nhóm ơxy hố và khử ơxy: là những ngun tố tham gia vào q trình
ơxy hố kim loại mối hàn làm tăng nhiệt độ vũng hàn như F2O, MnO... đồng thời
khử ơxy để hồn ngun sắt tạo thành xỉ thốt ra khỏi vũng hàn. Ví dụ như các
Ferơ mangan, Ferơ silic....
- Nhóm kết dính: Làm nhiệm vụ liên kết đảm bảo độ bền cần thiết của lớp
thuốc bọc que hàn. Ví dụ như nước thuỷ tinh, thạch anh...
- Nhóm các vật liệu hợp kim: Làm nhiệm vụ hợp kim hoá mối hàn bù đắp
các nguyên tố bị cháy hụt, nhằm tăng độ bền cho mối hàn.
1.3.2. Các yêu cầu đối với que hàn.
* Yêu cầu về thuốc bọc: Que hàn phải có thuốc bọc thoả mãn các u cầu
sau:
- Tạo ra mơi trường ion hố để đảm bảo dễ gây hồ quang và hồ quang cháy
ổn định. Thường dùng các nguyên tố thuộc nhóm kim loại kiềm.
- Tạo ra mơi trường khí bảo vệ tốt vũng hàn, khơng cho nó tiếp xúc với ơxy
và nitơ của mơi trường xung quanh.Thường dùng các chất hữu cơ (Tinh
bột,xenlulô,..), các chất khống (Manheit, đá cẩm thạch,...).
- Có khả năng khử ÔXy, hợp kim hoá kim loại mối hàn,... nhằm nâng cao
cải thiện thành phần hố học và cơ tính của kim loại mối hàn, trong vỏ thuốc, các
Ferô hợp kim thường được đưa vào để thực hiện chức năng này.

- Đảm bảo độ bám chắc của vỏ thuốc lên lõi thép, bảo vệ que hàn khơng bị
ơxy hố- Tạo ra lớp xỉ lỏng phủ đều lên bề mặt kim loại mối hàn, bảo vệ khơng
cho khơng khí xâm nhập trực tiếp vào vũng hàn và tạo điều kiện cho mối hàn
nguội chậm. Lớp xỉ này phải dễ tách khi mối hàn nguội. Thường dùng các loại
như: TiO2, CaF2, MnO2, SiO2..., thường dùng nước thuỷ tinh, dextrin,...
- Nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp vỏ thuốc phải lớn hơn nhiệt độ nóng chảy
của lõi que để khi hàn taọ ra hình phễu hướng kim loại que hàn nóng chảy đi vào
24


vũng hàn thuận lợi. Vỏ thuốc phải cháy đều không rơi thành cục gây khó khăn
cho q trình hàn.
* u cầu tổng thể của que hàn: Que hàn phải đạt được các yêu cầu chính
sau đây:
- Đảm bảo yêu cầu về cơ tính cho kim loại mối hàn.
- Đảm bảo thành phần hoá học cần thiết cho kim loại mối hàn.
- Đảm bảo tính cơng nghệ tốt, tức là:
+ Dễ gây hồ quang và hồ quang cháy ổn định.
+ Nóng chảy đều, khơng vón cục gây khó khăn cho việc hàn.
+ Có khả năng hàn mọi vị trí trong khơng gian.
+ Nhận được mối hàn không rỗ, không nứt...
+ Xỉ hàn dễ nổi trên bề mặt mối hàn, phủ đều trên bề mặt mối hàn và xỉ
phải dễ tách ra khỏi bề mặt mối hàn khi nguội.
+ Khi hàn kim loại lỏng ít bắn toé.
+ Năng suất hàn cao tức là hệ số đắp đảm bảo từ 812g/A.h
- Khói thuốc ít gây độc hại cho người thợ.
- Đảm bảo tính kinh tế.
1.3.3. Phân loại que hàn:
Hiện nay que hàn dùng để hàn hồ quang tay có rất nhiều loại có thể phân ra
như sau:

- Phân loại theo công dụng: Que hàn dùng để hàn thép các bon thấp và thép
hợp kim thấp. Que hàn để hàn thép các bon cao và hợp kim. Que hàn để hàn thép
hợp kim cao, thép không gỉ. Que hàn đắp, que hàn gang và que hàn kim loại màu.
- Phân loại theo chiều dày lớp thuốc bọc: Căn cứ vào tỷ số D/d.
+ Que hàn có lớp thuốc bọc mỏng: D/d  1,2 (trong đó d là đường kính lõi
que hàn, D là đường kính tính cả phần vỏ thuốc bọc).
+ Que hàn có lớp thuốc bọc trung bình: 1,2  D/d 1,45.
+ Que hàn có lớp thuốc bọc dày: 1,45  D/d  1,8.
+ Que hàn có lớp thuốc bọc đặc biệt dày: D/d  1,8.
- Phân loại theo tính chất chủ yếu của vỏ thuốc bọc:
+ Que hàn loại vỏ thuốc hệ axít (kí hiệu là A): Thuốc làm vỏ thuốc bọc loại
này được chế tạo chủ yếu từ các loại oxít sắt, mangan, silic, ferơmangan....Que
hàn vỏ thuốc loại này có tốc độ chảy lớn, cho phép hàn bằng cả hai loại dòng điện
xoay chiều và một chiều, hàn ở các vị trí khác nhau trong khơng gian. Nhược điểm
của nó là mối hàn dễ có khuynh hướng nứt nóng, nên rất ít dùng để hàn các loại
thép có hàm lượng lưu huỳnh và các bon cao.

25


×