Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

GIÁO TRÌNH MÔN HỌCMÔ ĐUN THỰC TẬP CƠ KHÍ CƠ BẢN NGHÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 51 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM
---------o0o---------

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: THỰC TẬP CƠ KHÍ CƠ BẢN
NGHÀNH/ NGHỀ: ĐIỆN CƠNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ……….ngày……tháng……năm……….
……………..của ………………….

Hà Nam, năm 2020


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Dựa theo giáo trình này, có thể sử dụng để giảng dạy cho các trình độ hoặc
nghề ngành/ nghề khác của nhà trường.
Cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học,
mô đun tự chọn mà trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng chưa giảng dạy;

1


LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng
và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp
đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới,


các ngành kỹ thuật đã phát triển vượt bậc tại Việt Nam
Chương trình khung quốc gia nghề Điện Cơng Nghiệp đã được xây dựng trên
cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo
trình kỹ thuật nghề theo theo các mơđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun MĐ29: Thực tập cơ khí cơ bản thuộc nghề Điện Cơng Nghiệp là mơ
đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành.
Trong q trình thực hiện, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong
và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Tác giả đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn

Bùi Việt Thắng

2


Mục Lục
Trang
LỜI GIỚI THIỆU................................................................................................... 2
Mục Lục................................................................................................................. 3
Tên môn học/mô đun: Thực tập cơ khí cơ bản ........................................................ 5
Mã mơn học/ mơ đun: MĐ29 ................................................................................. 5
Vị trí, tính chất của mơ đun .................................................................................... 5
Mục tiêu của mô đun .............................................................................................. 5
Nội dung thực hiện ................................................................................................. 5
Bài 1: Vận hành các loại máy khoan ...................................................................... 6
Mã bài: MĐ29.01 ................................................................................................... 6

1. Đặc điểm của phương pháp khoan...................................................................... 6
2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy khoan .......................................... 6
3. Máy khoan cầm tay ............................................................................................ 6
4. Máy khoan bàn ................................................................................................... 7
5. Máy khoan cần ................................................................................................... 8
6. Vận hành máy khoan bàn ................................................................................... 9
7. An toàn khi khoan ............................................................................................ 13
Bài 2. Vận hành máy hàn điện hồ quang tay thông dụng ...................................... 14
Mã bài: MĐ 29.02 ................................................................................................ 14
1. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về máy hàn điện. ............................................. 14
1.1 Máy hàn điện một chiều. ............................................................................. 14
1.2. Máy hàn điện xoay chiều............................................................................ 18
1.3. Các thông số của chế độ hàn và ảnh hưởng của các thơng số đến sự hình
thành mối hàn.................................................................................................... 24
1.4. An toàn lao động trong phân xưởng. .......................................................... 27
2. Thực hành vận hành, sử dụng thiết bị dụng cụ hàn . ......................................... 27
2.1. Nối máy hàn với nguồn điện. ..................................................................... 27
2.2. Nối cáp hàn, kìm hàn với máy hàn. ............................................................ 28
2.3. Nối dây tiếp đất. ......................................................................................... 29
2.4. Điều chỉnh chế độ hàn. ............................................................................... 29
2.5 Lắp que hàn và thay que hàn. ...................................................................... 29
2.6. Vận hành máy hàn...................................................................................... 30
Bài 3: Hàn giáp mối khơng vát mép ở vị trí bằng ................................................. 31
3


Mã bài: MĐ29.03 ................................................................................................. 31
1. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về hàn giáp mối không vát mép. ...................... 31
1.1. Khái niệm................................................................................................... 31
1.2. Đặc điểm. ................................................................................................... 31

1.3. Quy cách mối hàn đính............................................................................... 32
1.4. Tính tốn chọn chế độ hàn.......................................................................... 32
1.5. Các khuyết tật của mối hàn thường gặp - Nguyên nhân - Biện pháp đề
phòng, khắc phục. ............................................................................................. 32
2. Thực hành hàn mối hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn bằng. .................. 35
2.1. Đọc bản vẽ. ................................................................................................ 35
2.2. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, phôi hàn. .......................................................... 35
2.3. Gá đính....................................................................................................... 36
2.4. Điều chỉnh chế độ hàn. ............................................................................... 36
2.5. Tiến hành hàn. ............................................................................................ 36
2.6. Kiểm tra sau khi hàn................................................................................... 37
Bài 4: Hàn lắp góc khơng vát mép ở vị trí hàn bằng ............................................. 38
Mã bài: MĐ29.04 ................................................................................................. 38
1. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về hàn lấp góc khơng vát mép. ........................ 38
1.1. Khái niệm................................................................................................... 38
1.2. Đặc điểm .................................................................................................... 38
1.3. Qui cách mối hàn đính................................................................................ 39
1.4. Tính tốn chọn chế độ hàn.......................................................................... 39
1.5. Kỹ thuật hàn lấp góc ở vị trí hàn bằng. ....................................................... 40
1.6. Các khuyết tật của mối hàn thường gặp - Nguyên nhân - Biện pháp đề
phòng, khắc phục. ............................................................................................. 41
2. Trình tự thực hiện:............................................................................................ 47
2.1 Đọc bản vẽ. ................................................................................................. 47
2.2. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, phôi hàn. .......................................................... 47
2.3. Gá phôi hàn. ............................................................................................... 47
2.4. Điều chỉnh chế độ hàn. Với chiều dày K =5mm ......................................... 48
2.5. Tiến hành hàn. ............................................................................................ 48
2.6. Kiểm tra sau khi hàn................................................................................... 48
Tài kiệu tham khảo ............................................................................................... 50


4


GIÁO TRÌNH MƠDUN/MƠN HỌC
Tên mơn học/mơ đun: Thực tập cơ khí cơ bản
Mã mơn học/ mơ đun: MĐ29
Vị trí, tính chất của mơ đun
- Vị trí: mơ đun này được thực hiện sau các mơn học chung, có thể bố trí song
song với các mơn học, mơ đun kỹ thuật cơ sở.
- Tính chất: Là mơ đun nghề bắt buộc.
Mục tiêu của mơ đun
- Về kiến thức:
+Trình bầy ngun lý cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của các loại máy
khoan .
+ Trình bày nguyên lý cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của các loại máy
hàn hồ quang tay.
- Về kỹ năng:
+ Tính tốn được chế độ khoan và thực hiện được quy trình gia cơng hồn
thiện một sản phẩm.
+ Tính tốn được chế độ hàn hồ quang tay phù hợp với chiều dày, tính chất
của vật liệu.
+ Hàn được các mối hàn cơ bản trên các kết cấu hàn thông dụng đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm để hoàn thiện một
sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật.
+ Tiếp nhận và xử lý các vấn đề chuyên môn trong phạm vi của nghề, chịu
trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực
hiện của các thành viên trong nhóm.

Nội dung thực hiện

5


Bài 1: Vận hành các loại máy khoan
Mã bài: MĐ29.01
Giới thiệu
Máy khoan là một công cụ chuyên dùng để khoan lỗ, bắt vít, tháo vít trên các
vật liệu kim loại, gỗ, tường, bê tông cứng; Là sản phẩm rất thông dụng và hữu ích
cần có trong các cơng việc của người thợ kỹ thuật
Để sử dụng chúng hiểu quả, người dùng cần nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt
động, cách vận hành và điều chỉnh tốc độ của máy khoan.
Mục tiêu của bài
- Trình bày được các thơng số của chế độ khoan, ảnh hưởng của các thông số
đến quá trình khoan.
- Vận hành được máy khoan, điều chỉnh được tốc độ khoan phù hợp.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung
1. Đặc điểm của phương pháp khoan.
Khoan là biện pháp gia công lỗ từ phơi đặc hoặc nhằm mở rộng lỗ đã có sẵn
với đường kính từ 00.25:080 . độ chính xác cấp 4:5 độ bóng Rz80:40.
Q trình tạo phoi giống khi tiện. Mũi khoan là DCC có nhiều lưỡi cắt nên khó
chế tạo. Lưỡi cắt ngang cắt ở tốc độ thấp. góc Y < 0 gây lực chiều trục lớn. lưỡi cắt
lại tỳ lên trên bề mặt gia cơng nên mịn rất nhanh.
Lưỡi cắt phụ có  = 0, góc p nhỏ nên mũi khoan chịu nhiệt kém. chóng mịn.
Lưỡi cắt chính có góc Y giảm dần từ ngồi vào tâm nên làm tăng biến dạng. ma sát
và nhiệt cắt khi tạo phoi.
Khơng gian thốt phoi hạn chế. phoi thốt ra khó và chậm. khó tưới dung dịch
trơn nguội vào vùng cắt nên nhiệt cắt lớn. truyền nhiệt khó làm tốc độ khoan chậm.

Khó mài đối xứng hai lưỡi cắt chính nên lỗ khoan thường hay bị lay rộng lỗ.
2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy khoan
Để tạo nên các bề mặt chìm bên trong vật liệu như lỗ ren, rãnh then, các lỗ định
hình, trước tiên người ta phải có một lỗ cơ bản. Để có lỗ cơ bản người ta dùng máy
khoan cùng với mũi khoan.
Khoan là phương pháp gia cơng lỗ tại vị trí xác định của chi tiết gia công bằng
dụng cụ được chế tạo từ vật liệu đặc biệt gọi là mũi khoan. Tùy theo độ lớn của chi
tiết, đặt tính của cơng việc mà người ta có thể dùng loại máy khoan thích hợp: máy
khoan cần, máy khoan đứng, máy khoan bàn, máy khoan cầm tay, khoan quay tay,
khoan lắc tay
3. Máy khoan cầm tay
Máy khoan cầm tay là thiết bị sử dụng để khoan các vị trí mà khơng gia cơng
6


bằng máy khoan khác như khoan bê tông, khoan gỗ, khoan kim loại, xốy vít, thường
dùng trong lắp ráp và sửa chữa. Máy khoan cầm tay có thể được dẫn động bằng khí
nén hay bằng điện. Tùy theo loại máy khoan, hãng sản xuất mà máy khoan cầm tay
có kích thước, thông số kỹ thuật khác nhau, nhưng đều cấu tạo theo nguyên lý sau:
Động cơ truyền chuyển động quay cho mũi khoan qua bộ truyền trục vít bánh
răng. Bánh răng có đường kính lớn để giảm tốc. Khi vận hành cần lưu ý tránh quá
tải (mũi khoan không quay) dẫn đến cháy máy. Sau thời gian sử dụng, chổi than của
máy bị mòn ta phải tháo ra thay chổi mới.
DC/AC

r
Trục vít – bánh răng

Mũi
khoan


Hình 1.1. Sơ đồ ngun
Hình 1.2. Hình dáng bên

ngồi
4. Máy khoan bàn
Máy khoan bàn hay cịn gọi là máy khoan ép tay, khi khoan cho phép bạn cảm
nhận được tác động cắt của mũi khoan ăn vào chi tiết. Các máy này được lắp ở trên
bàn hoặc trên sàn xưởng. Máy khoan loại này chỉ sử dụng cho các chi tiết đến vài
chục kg, khoan các lỗ đường kính khơng lớn, chiều dày nhỏ. Khả năng cơng nghệ
của máy được đánh giá bằng đường kính chi tiết có thể khoan.
6
1
7

3

5

4

2

8

Hình 1.3. Cấu tạo máy khoan bàn
1. Động cơ ; 2. Trụ đỡ ; 3. Tay quay; 4. Bàn máy; 5. Tay quay
nâng bàn máy; 6. Nắp bảo vệ; 7. Đầu trục chính; 8. Đế máy
Động cơ (1) truyền chuyển động quay cho trục khoan (7) qua bộ truyền đai bậc.
Tay quay (5) điều khiển trục khoan đi xuống cắt. Bàn máy (4) được đưa lên xuống

nhờ tay quay (2).
7


5. Máy khoan cần

Hộp chạy dao

M

Hộp tốc độ

S
n

Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý
Máy khoan đứng dùng để gia công các chi tiết nặng đến 100kg, đường kính lỗ
gia cơng lớn hơn. Tốc độ quay và lượng tiến dao được điều chỉnh nhờ thay đổi sự
ăn khớp giữa các bánh răng với nhau nên khơng phải dừng máy. Máy có hai chế độ
làm việc bằng tay hoặc tự động. Bàn máy có thể nâng hạ nhờ tay quay thơng qua ăn
khớp với một cặp bánh răng cơn, cịn đầu máy được lắp cố định trên trụ thân máy.

Hình 1.5. Hình dáng bên ngòai
Động cơ truyền chuyển động quay cho trục khoan qua hộp tốc độ. Chuyển động
chạy dao là sự phối hợp giữa hộp tốc độ và lượng chạy dao (trục quay được một
vịng thì trục khoan được dịch chuyển xuống một đoạn).
Khi gia công các chi tiết lớn trên máy khoan đứng, muốn chuyển vị trí lỗ khoan
sang vị trí mới ta buộc phải di chuyển vật trên bàn máy. Việc này khó khăn khi phơi
là những vỏ hộp lớn, cồng kềnh. Để khắc phục nhược điểm này, ta sử dụng máy
8



khoan cần, thay vì di chuyển phơi ta di chuyển trục chính. Máy khoan cần là máy
khoan đa năng nhất, nó có thể gia cơng chi tiết đến 1000kg. Kích cỡ của nó được đo
bằng đường kính trụ đỡ và chiều dài cần khoan đo từ tâm của trục quay chính đến
cạnh ngồi của trụ đỡ. Loại này sử dụng gia công các chi tiết đúc lớn do chỉ cần gá
một lần cho nhiều lỗ cần khoan. Chi tiết được kẹp trên bàn máy, mũi khoan có thể
định được vị trí cần khoan nhờ sự phối hợp các chuyển động của máy. Cần khoan
và đầu khoan có thể được nâng lên hạ xuống trong trụ đỡ. Máy khoan cần sử dụng
để khoan các lỗ từ nhỏ đến rất lớn, để móc lỗ, doa, phá lỗ cơn và lỗ bậc.

Hình 1.6. Cấu tạo máy khoan cần
1. Đầu máy khoan; 2. Cần khoan; 3. Đầu trục chính
4. Bàn máy; 5. Đế máy; 6. Trụ đỡ
6. Vận hành máy khoan bàn
6.1. Điều chỉnh tốc độ máy khoan
Nhược điểm của máy khoan bàn là mỗi lần thay đổi tốc độ, phải dừng máy và
điều chỉnh vị trí dây đai trên bộ truyền đai. Để thực hiện thay đổi tốc độ khoan ta
làm như sau:
- Mở nắp che đai
- Nới lỏng vít khóa
- Điều chỉnh đòn bẩy căng dây đai để làm trùng dây đai
- Di chuyển dây đai đến vị trí rãnh puli có tốc độ thích hợp. Chú ý lúc di chuyển
dây đai, tháo dây đai của puli có đường kính lớn trước, khi lắp thì lắp dây đai vào
rãnh puli có đường kính nhỏ trước. Cẩn thận tránh kẹt tay
- Kéo địn căng đai, căng dây hết cỡ rồi vặn chặt khóa dòn bẩy căng đai
- Lắp nắp che dây đai lại
9



Hình 1.8. Bộ truyền đai
Hình 1.7. Điều chỉnh lực căng
đai
6.2. Di chuyển bàn máy và trục chính
Bàn máy khoan bàn có thể di chuyển lên xuống trên thanh răng nhờ tay quay
(2) hoặc sang phải, sang trái nhờ khóa hãm sau máy.

Hình 1.9. Di chuyển trục chính

Hình 1.10. Di chuyển bàn khoan

Với trục chính của máy, đầu trên của trục được lắp then với puli đai nên trục
có thể di chuyển lên xuống nhờ tay quay (5)
6.3. Chế độ khoan kim loại
Chế độ cắt trên máy khoan bao gồm số vịng quay trục chính n và lượng chạy
dao s. Để xác định số vịng quay của trục chính trước hết phải xác định vận tốc cắt
bằng các bảng tra hoặc bằng công thức thực nghiệm trong sổ tay. Tốc độ khoan nên
được thay đổi theo vật liệu khoan và đường kính khoan. Sau khi có vận tốc cắt, n
được tính theo cơng thức sau:
1000.v
n=
(vịng / phút)
π.D
Trong đó: v - vận tốc cắt (m/phút)
D - đường kính mũi khoan (mm)
Lượng chạy dao s(mm/vòng) cũng được tra trong các sổ tay cơ khí, với máy
có lượng chạy dao tự động thì chỉ cần điều chỉnh thông số chọn được trên máy, với
10



lượng chạy dao bằng tay thì ta chọn chủ yếu theo kinh nghiệm kết hợp quan sát điều
kiện làm việc của mũi khoan để tiến nhanh hay chậm.
Khi khoan, việc chọn tốc độ cắt và lượng chạy dao có ảnh hưởng lớn đến
năng suất gia công, tuổi bền của dụng cụ cắt và chất lượng của lỗ gia cơng. Thường
thì tuổi bền của mũi khoan sẽ tốt khi lượng chạy dao nhỏ.
Bảng 4.1. Bảng tốc độ cắt của mũi khoan thép gió
Đường kính khoan
2÷5
6 ÷ 11
12 ÷ 18
(mm)

Tốc độ
Bước
Tốc độ
cắt
tiến
cắt
(m/ph) (mm/vg) (m/ph)

Bước
tiến
(mm/vg)

Tốc độ
Bước
cắt
tiến
(m/ph) (mm/vg)


Vật liệu khoan
Thép Độ bền kéo
(kg/mm2)
30 ÷ 50 20 ÷ 25
0,1
20 ÷ 25
0,2
30 ÷ 35
0,25
50 ÷ 70 20 ÷ 25
0,1
20 ÷ 25
0,2
20 ÷ 25
0,25
Gang Độ cứng HB
≤ 220
25 ÷ 30
0,1
30 ÷ 40
0,2
25 ÷ 30
0,35
220 ÷ 260
12 ÷ 18
0,1
12 ÷ 18
0,15
16 ÷ 20
0,2

Hợp kim đồng
có độ cứng ≤ 220 HB ≤ 50
0,05
≤ 50
0,15
≤ 50
0,3
6.4. Gá kẹp phôi và mũi khoan
6.4.1. Gá kẹp phôi
Phôi được gá kẹp trên bàn máy đảm bảo phôi không bị dịch chuyển dưới
sự tác động của lực khoan.
6.4.2. Gá mũi khoan
Để gá kẹp mũi khoan, người ta thường dùng bầu kẹp. Bầu kẹp có nhiều loại:
loại hai vấu, ba vấu dạng ống kẹp, ba vấu đặt nghiêng.
Bầu kẹp có độ chính xác cao nhất là bầu kẹp có vấu nghiêng, khi quay vỏ (1)
cùng đai ốc (2) sẽ làm ba vấu (3) trượt trên mặt côn đi vào hay mở ra để kẹp hay
tháo mũi khoan.
Áo cơn để gá đặt dụng cụ có chi cơn. Áo cơn có mặt ngồi và mặt trong là
mặt cơn tiêu chuẩn. Thơng thường lỗ cơn trên trục chính và trên dụng cụ có kích
thước khác nhau nên phải dùng áo cơn có cơn ngồi tương ứng với lỗ cơn trên trục
cịn cơn trong tương ứng với chi cơn của dụng cụ. Khi lắp qua áo côn đảm bảo độ
định tâm chính xác của dụng cụ đồng thời truyền momem xoắn lớn khi cắt thông
qua các vấu, việc tháo lắp cũng khá dê dàng.

11


Hình 1.11. Bầu kẹp dạng ống kẹp
1.Chi; 2. Bạc; 3. Lị xo
4. Vấu kẹp; 5. Thân


Hình 1.12. Bầu kẹp vấu nghiêng
1. Vỏ; 2. Đai ốc; 3. Vấu kẹp

6.4.3. Kỹ thuật khoan
Trước khi khoan cần kiểm tra tình trạng máy như lau chùi bàn máy, lỗ trục
chính, kiểm tra nắp che các bộ phận chuyển động, độ căng của đai, quay di chuyển
trục chính nhẹ nhàng, bơi trơn các bộ phận khi cần thiết và phải cho máy chạy không
tải để đảm bảo khơng có hiện tượng bất thường nào.
Chọn chế độ khoan rồi tiến hành khoan. Đưa mũi khoan chạm vào dấu đã
vạch, bật công tắc, quay tay quay ấn mũi khoan với lực vừa đủ để khoan hết chiều
dày lỗ. Trong quá trình khoan cần quan sát và cảm nhận lực cản từ cánh tay. Nếu
thấy mũi khoan kẹt không quay cần nhấc mũi khoan lên ngay hoặc dừng máy và
quay tay để tháo mũi khoan. Khi khoan lỗ lớn người ta thường khoan làm nhiều lần,
vì nếu khoan ngay bằng mũi khoan lớn, lực chiều trục khi khoan lớn có thể gây biến
dạng bàn máy, làm hư hỏng máy, bắt đầu với mũi khoan nhỏ rồi tăng dần.
Lỗ khi khoan có nhiều dạng khác nhau:lỗ thơng, lỗ khơng thông, lỗ bậc, lỗ tạo
ren...
Khi khoan các lỗ không thông cần xác định chiều sâu khoan bằng vạch chia
trên tay quay, bằng thước đo ngoài hay bằng bạc chặn.
Khi khoan lỗ sâu, để cải thiện quá trình khoan và nâng cao chất lượng bề mặt
cần thực hiện theo quy trình: khoan một đoạn rồi rút khoan ra khỏi lỗ để thoát phoi
và tưới dung dịch làm nguội rồi mới khoan tiếp.
Trong khi khoan có rất nhiều nguyên nhân gây ra phế phẩm hoặc làm gãy mũi
khoan như : máy không chính xác, độ đảo trục chính, dụng cụ kẹp khơng đảm bảo,
mũi khoan mài chưa đạt, công nhân làm ẩu, khơng theo quy trình đã vạch sẵn. Cần
chú ý những điểm sau khi khoan:
12



- Kiểm tra các bộ phận của máy khoan trước khi khoan, để máy chạy khơng tải
khoảng 3 ÷ 5p, máy chạy bình thường mới tiến hành khoan
- Chi tiết khoan cần gá lắp chính xác, chắc chắn
- Khi khoan lỗ thông cần chú ý tránh khoan vào bàn máy
- Khi khoan lỗ không dùng găng tay thao tác, phải dùng chổi quét phoi và làm
mát bằng nước nếu cần.
7. An toàn khi khoan
- Máy khoan phải được nối mass trước khi sử dụng. Các bộ phận chuyển động
như bộ truyền đai, bộ truyền bánh răng phải được che chắn cẩn thận để tránh bụi bẩn
và an toàn cho người sử dụng.
- Chi tiết trước khi khoan phải được kẹp chắc chắn trên bàn máy hoặc trên đồ
gá kẹp đặt trên bàn máy, chi tiết nhỏ có thể kẹp trên eto. Không được giữ bằng tay
khi khoan trừ trường hợp không thể gá kẹp được. Không gá và thay dụng cụ khi máy
đang chạy
- Không thổi phoi trên bàn hoặc trong lỗ, cầm phoi bằng tay vì có thể gặp xây
xát, phải dùng bàn chải, móc để dọn phoi.
- Khi khoan phải ăn mặc gọn gang, cài cúc áo, tay áo xắn cao, tóc dài phải
buộc gọn gang, đội mũ bảo hộ.
- Khi khoan vật liệu giòn như gang cần đeo kính bảo hộ tránh phoi vụn bắn vào
mắt
- Khơng dùng găng

13


Bài 2. Vận hành máy hàn điện hồ quang tay thông dụng
Mã bài: MĐ 29.02
Giới thiệu
Máy hàn hồ quang được sử dụng phổ biến, là dụng cụ hàn phù hợp với mọi nhu
cầu sử dụng từ gia đình cho đến mơi trường cơ khí cơng nghiệp.

Yếu tố an tồn là yếu tố quan trọng hàng đầu của người thợ đó là vấn đề vận
hành máy hàn. Bởi vì nếu khơng nắm vững cách sử dụng máy hàn hồ quang an tồn
có thể sẽ dẫn đến những tình huống gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của bản
thân cũng như những người đang có mặt gần vị trí hàn.
Mục tiêu của bài
- Trình bày được các thơng số của chế độ hàn, ảnh hưởng của các thông số đến
sự hình thành mối hàn.
- Vận hành được máy hàn điện, điều chỉnh được các chế độ hàn.
- Lắp que hàn vào kìm hàn, thay que hàn nhanh gọn chính xác.
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung.
1. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về máy hàn điện.
1.1 Máy hàn điện một chiều.
Theo cấu tạo và nguyên lý tác dụng, máy hàn một chiều được chia thành 4 kiểu chính:
- Máy hàn một chiều có cuộn kích thích độc lập.
- Máy hàn một chiều có cuộn kích thích mắc song song và khử từ nối tiếp.
- Máy hàn một chiều có các cực từ lắp rời.
- Máy hàn một chiều với từ trường ngang.
Hiện nay ở Liên Xô, Trung Quốc dùng loại máy hàn một chiều có các cực từ
lắp rời phổ biến hơn cả với các kiểu: CM, C.300 và C.300M (Liên Xơ); AT.320
(Trung Quốc)….
- Cấu tạo:

Hình 2.1. Hình dạng bên ngồi của máy hàn một chiều có các cực từ lắp rời
1. Thân máy phát
2. Bộ biến trở .
3. Phần ứng
điện 4. Chổi điện.
5. Cổ góp.
rơto.

7. Má nam châm
8. Mạch điện
6. Tay quay.
ngoài.
9. Tay nắm
14


Máy phát điện một chiều kiểu các cực từ lắp rời dùng để hàn gồm 4 cực từ,
hai cực cùng tên được nối song song với nhau. Trên cực từ có 3 tổ chổi than, hai tổ
chổi điện than chính A và B cung cấp điện cho hồ quang, ở giữa lắp tổ chổi điện
than phụ C, chổi điện than A và C cung cấp điện cho cuộn kích từ của máy phát điện,
ta có thể điều chỉnh dịng điện của cuộn dây kích từ bằng bộ biến trở lắp trên máy
hàn, có thể dùng tay nắm để di chuyển vị trí của chổi điện than.
- Ngun lý làm việc:

Hình 2.2. Máy hàn một chiều với các cực từ lắp rời
a. Hình cấu tạo
b. Hình nguyên lý
1. Bộ biến trở. 2. Cuộn dây kích từ. 3. Tay nắm.
4. Chổi điện than 5. Cực từ
6. Rô to
Theo nguyên lý điện từ khi có dịng điện thơng qua rơto của máy phát điện sẽ
sinh ra từ thông, từ thông do rôto sinh ra tác dụng làm yếu từ trường sẵn có hiện
tượng này gọi là phản ứng rôto.
Lúc không tải, trong rôto của máy phát điện khơng có dịng điện hàn thơng qua,
khơng sinh ra phản ứng rơto do đó điện thế không tải của máy phát điện hơi cao, rất
dễ mồi hồ quang. Lúc hàn trong rôto của máy phát điện có dịng điện hàn thơng qua
sinh ra phản ứng rơto làm giảm từ thông của máy phát điện cuối cùng điện thế của
máy phát điện sẽ giảm xuống tới mức tương đương.

Với điện thế dùng để đốt cháy hồ quang một cách ổn định tùy thuộc vào sự thay
đổi chiều dài hồ quang, phản ứng rôto cũng thay đổi làm ảnh hưởng tới điện thế công
tác của máy phát điện. Do đó lúc chiều dài của hồ quang tăng thì điện thế công tác
của máy phát điện cũng sẽ tăng theo như vậy đáp ứng được nhu cầu khi hàn.
Lúc chập mạch phản ứng rôto rất lớn khiến cho điện thế của máy phát điện
giảm xuống tới mức xấp xỉ số 0, như vậy hạn chế được dòng điện chập mạch.
- Điều chỉnh dịng điện hàn:
Có hai phương pháp diều chỉnh dòng điện, điều chỉnh sơ và điều chỉnh kỹ.
+ Điều chỉnh sơ: Thì dịng điện hàn thay đổi rất lớn, nó thơng qua việc di
chuyển vị trí chổi điện than để thực hiện việc điều chỉnh, lúc di chuyển chổi điện
than theo chiều quay của rơto thì phản ứng rôto sẽ tăng cường, điện thế của máy hàn
15


điện giảm xuống, dòng điện hàn cũng sẽ giảm xuống ngược lại nếu di chuyển chổi
than ngược với chiều xoay của rơto thì dịng điện sẽ tăng lên.
+ Điều chỉnh kỹ: Thì dịng điện thay đổi ít nhiệm vụ chính của nó là làm cho
dịng điện hàn sau khi điều chỉnh sơ được điều chỉnh lại một cách đều đặn, ta dùng
bộ biến trở để thay đổi dòng điện của cuộn dây kích từ để tăng hoặc giảm từ thơng
của máy phát điện nhằm thay đổi điện thế của máy hàn điện như vậy là đạt được
mục đích điều chỉnh kỹ dịng điện hàn.
Cạnh máy hàn một chiều có các cọc nối dây. Căn cứ theo nhu cầu ta có thể
thay đổi cách đấu dây để thay đổi cực tính hàn.
* Đặc điểm và thông số kỹ thuật của một số máy hàn điện hồ quang tay một
chiều:
- Máy hàn ARCTRONIC

+ Đặc điểm:
- Chức năng ARC FORCE cho phép chọn được đường đặc tính động tốt nhất
của hồ quang hàn

- Chức năng HOT START cho phép dễ dàng gây hồ quang với những điện cực
khác nhau.
- Mồi hồ quang bằng tiếp xúc hoặc không tiếp xúc.
- Tự động bù điện áp lưới 10%
- Thổi đường hàn bằng điện cực cacbon
- Tiếng ồn thấp
+ Thông số kỹ thuật:
Thông số kỹ thuật
ARCTRONIC 426
ARCTRONIC 626
Điện áp vào
V
230/400
230/400
Cơng suất
KVA
20
30
Cầu chì trễ
A
50/32
80/45
Điện áp mạch hở
V
64
64
Dịng hàn
A
5÷400
5÷600

100%
220
330
Chu kỳ làm việc 60%
A
290
430
35%
400
600
16


Đường kính que
hàn

Ø mm

1.6 ÷ 8.0

IEC 60974-1 ۰ IEC 60974-10۰ S

Tiêu chuẩn
Cấp bảo vệ
Cấp cách điện
Kích thước

1.6 ÷ 8.0

IP

D
mm R
C

Trọng lượng

23
H
1260
730
615

Kg

23
H
1260
730
615

147

196

- Máy hàn RIARC

+ Đặc điểm:
- Sử dụng công nghệ sun từ để điều khiển dịng hàn
- Thích hợp để hàn với bất kì loại que hàn khác nhau
- Hàn được cả hai phương pháp : MMA và TIG

- Đặc tính hồ quang tốt và ổn định
- Thích hợp để bảo dưỡng, sản xuất, cơng nghiệp đóng tàu và kết cấu thép
+ Thông số kỹ thuật:
TRIARC
TRIARC
TRIARC
Thông số kỹ thuật
306/L
406/L
506/L
Điện áp vào
V
230/400
230/400
230/400
Cơng suất
KVA
14,9
22,4
30,5
Cầu chì trễ
A
40/25
50/32
63/40
Điện áp mạch hở
V
65
75
75

Dịng hàn
A
45÷270
60÷400
80÷500
100%
145
230
290
Chu kỳ làm
60% A
180
300
380
việc
35%
260
400
500
Đường kính que
Ø mm
1.6 ÷ 5.0
2.0 ÷ 8.0
2.5 ÷ 8.0
hàn
Cấp bảo vệ
IP
23
23
23

Cấp cách điện
CL
H
H
H
17


Kích thước
Trọng lượng
- Máy hàn ARC

mm
Kg

D
R
C

880
425
690
82

1120
570
725
122

1120

570
725
139

+ Đặc điểm:
- Sử dụng cơng nghệ sun từ để điều khiển dịng hàn
- Thích hợp để hàn với bất kì loại que hàn khác nhau
- Hàn được cả hai phương pháp : MMA và TIG
- Đặc tính hồ quang tốt và ổn định
- Thích hợp để bảo dưỡng, sản xuất, cơng nghiệp đóng tàu và kết cấu thép
+ Thông số kỹ thuật:
ARC
ARC
ARC 403 ARC 503
Thơng số kỹ thuật
253
303
Điện áp vào
V
230/400 230/400
230/400
230/400
Cơng suất
KVA
12,8
14,9
19,3
24
Cầu chì trễ
A

32/20
40/25
50/32
63/35
Điện áp mạch hở
V
65
65
71
75
Dịng hàn
A
55÷250 70÷300
60÷370
70÷450
100%
135
145
200
230
Chu kỳ làm việc 60%
A
170
180
260
300
35%
230
260
350

400
Đường kính que
Ø mm
2.0 ÷ 5.0 2.0 ÷ 5.0 2.0 ÷ 6.0
2.5 ÷ 8.0
hàn
Cấp bảo vệ
IP
23
23
23
23
Cấp cách điện
CL
H
H
H
H
D
880
880
1120
1120
Kích thước
mm R
425
425
570
570
C

690
690
725
725
Trọng lượng
Kg
53
64
95
117
1.2. Máy hàn điện xoay chiều
Máy hàn xoay chiều được chia thành hai nhóm chính : nhóm có từ thơng tán bình
thường và nhóm có từ thơng tán cao . Theo thứ tự mỗi nhóm đó lại gồm hai kiểu.
18


a. Máy hàn xoay chiều với bộ tự cảm riêng.
Máy này dùng để giảm điện thế mạng điện từ 220 vôn hoặc 380 vôn xuống
điện thế không tải từ 75 đến 60 vơn để đảm bảo an tồn khi làm việc. Máy kiểu CTЄ
là đại diện cho nhóm máy này.
Bộ tự cảm riêng mắc nối tiếp với cuộn dây thứ cấp của máy để tạo ra sự lệch
pha của dòng điện và điện thế, tạo ra đường đặc tính dốc liên tục và điều chỉnh cường
độ dòng điện hàn.
- Nguyên lý làm việc của máy như sau:
Máy chạy không tải điện thế U1 trong cuộn dây sơ cấp W1, bằng điện thế của
mạng điện, trong cuộn dây sơ cấp này có dịng điện sơ cấp I1, chạy qua và tạo ra từ
thông Ф0 chạy trong lõi của máy, từ thông Ф0 gây ra trên cuộn dây thứ cấp W2. Lúc
chưa làm việc:
Ih = 0 ; Ih – Dòng điện hàn (Ampe).
Ukt = U2 ;

Ukt - Điện thế không tải (V);
U2 - Điện điện thế trên hai đầu dây của cuộn thứ cấp (V).

Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý của máy hàn xoay chiều kiểu CTЄ
+ Máy chạy có tải (là lúc máy làm việc)
Ih  0.
U2 = Uh +Utc : Uh - điện thế hàn , Utc - Điện thế trong bộ tự cảm
Điện thế bộ tự cảm: Utc = Ih(Rtc + Xtc)
Rtc – Điện trở thuận của bộ tự cảm
Xtc – Trở kháng của bộ tự cảm.
Xtc = 2π.L
f - Tần số dòng điện xoay chiều (Hz).
L - Hệ số tự cảm của bộ tự cảm.
Điện trở Rtc nhỏ hơn Xtc, nếu khơng tính đến Rtc thì có thể kết luận rằng: Dòng
điện hàn càng lớn, trở kháng của bộ tự cảm và điện thế trong bộ tự cảm càng lớn thì
19


điện thế hàn lúc điện thứ cấp không đổi càng giảm.
Hành trình ngắn mạch: (Lúc điện thế hàn giảm xuống bằng khơng).
Ih Tăng lên bằng Id
Id Có thể tính theo cơng thức sau:

I=

Rt
U2
.
0,8. . f .10−8 Wtc2


Trong đó:
f - Tần số dòng xoay chiều (Hz).
Rt - Từ trở của bộ tự cảm.
Wtc - Số vòng cuấn trong cuộn tự cảm.
Từ đây ta có thể điều chỉnh được dịng điện ngắn mạch cũng như dòng điện
hàn bằng hai cách:
* Thay đổi số vòng quấn trong cuộn tự cảm Wtc.
* Thay đổi từ trở trong bộ tự cảm Rt. Muốn thay đổi Rt ta chỉ việc thay đổi
khe hở khơng khí trong bộ tự cảm. Tăng khe hở (a) thì Rt tăng, L giảm nên Xtc và
Utc giảm xuống, do đó cường độ dịng điện hàn tăng . Giảm khe hở thì Xtc và Utc
tăng nên cường độ dòng điện hàn giảm xuống.
Điều chỉnh cường độ dòng điện bằng cách thay đổi số vịng quấn Wtc của bộ
tự cảm thì chỉ có khả năng điều chỉnh từng cấp một do đó ít dùng.
Điều chỉnh dòng điện hàn bằng phương pháp thay đổi khe hở khơng khí (a)
trong bộ tự cảm thì có thể điều chỉnh được từng cấp dòng điện hàn. Mặt khác điều
chỉnh dòng điện hàn theo phương pháp này dễ dàng và thuận lợi hơn.
b. Máy hàn với bộ tự cảm kết hợp (CTH) .
Về nguyên tắc tương tự như máy CTЄ , chỉ khác về phần kết cấu. Nguồn cung
ứng có lõi sắt chung cho cả biến thế và điều chỉnh.
Trên phần lõi chính (phần dưới) đặt cuộn sơ cấp và phần chính của cuộn thứ
cấp, ở phần trên của lõi đặt phần còn lại của cuộn thứ cấp và gọi là cuộn dây phản
(cuộn kháng). Ở đây biến thế (phần dưới) và điều chỉnh (phần trên) có liên quan cả
về điện và từ, nhưng mối liên quan về từ khơng lớn do có khe hở ( a ) ở lõi phụ .
Như vậy ta có thể coi cuộn dây phản như cuộn tự cảm riêng mắc vào mạch hàn nối
tiếp với hồ quang. Cuộn tự cảm có thể mắc cùng chiều hay ngược chiều với cuộn
thứ cấp.

20



Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý của máy hàn xoay chiều kiểu CTH
c. Máy hàn xoay chiều có lõi di động:
Đây là loại máy hàn xoay chiều có từ thơng tán cao. Giữa khoảng hai cuộn
dây sơ cấp và thứ cấp đặt một lõi di động A để tạo ra sự phân nhánh từ thông Øo
sinh ra trong lõi của máy.

Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý của máy hàn xoay chiều có lõi di động
- Cấu tạo:
Gồm khung từ B, trên khung từ được quấn 2 cuộn dây sơ cấp W1 và cuộn dây
thứ cấp W2. Cuộn dây thứ cấp được chia thành 2 phần, đồng thời điều chỉnh được
số vịng của cuộn dây trên máy có máy lắp tấm nối dây, dùng để điều chỉnh sơ dòng
điện, ở giữa hai cuộn dây đặt lõi di động để điều chỉnh kỹ dòng điện.
- Nguyên lý làm việc:
Lõi sắt di động trong khung dây tạo ra phân nhánh của từ thông Фo.
Nếu lõi sắt (4) nằm trong mặt phẳng của khung từ (3) thì trị số từ thơng Фo sẽ
chia làm hai phần, một phần là từ thông Ф đi qua lõi sắt (4), một phần Ф2 đi qua
cuộn dây thứ cấp W2 giảm đi, sức điện động cảm ứng sinh ra trong cuộn dây thứ cấp
nhỏ và dòng điện sinh ra trong mạch hàn nhỏ. Ngược lại điều chỉnh lõi sắt (4) chạy
ra tạo nên khoảng trống khơng khí lớn thì từ thơng sẽ lớn lúc này sức điện động cảm
ứng lớn tạo cho dòng điện trong mạch hàn lớn.
- Việc điều chỉnh dịng điện:
*Điều chỉnh sơ: Thơng qua cách đấu dây của cuộn thứ cấp W2 nhằm thay đổi
số vòng của cuộn dây W2.
21


- Trên tấm đấu dây của cuộn dây thứ cấp có hai cách đấu:

+ Cách đấu 1 dây hàn nhỏ điện thế khơng tải cao.
+ Cách đấu dây hình 2 dịng điện hàn lớn, điện thế khơng tải thấp.

* Điều chỉnh kỹ: Nếu vặn tay quay cùng chiều kim đồng hồ dòng điện hàn
giảm. Ngược lại nếu vặn ngược chiều kim đồng hồ dịng điện tăng.
d. Đặc điểm và thơng số kỹ thuật của một số máy hàn xoay chiều:
* Máy hàn TURBO 270

+ Đặc điểm:
- Máy hàn AC 1 pha Turbo 270 sử dụng cơng nghệ điều khiển dịng hàn bằng
sun từ
- Sử dụng quạt làm mát
- Điều chỉnh được liên tục dịng hàn
- Thích hợp để sửa chữa trong nhà xưởng, nhà máy,…
+ Thông số kỹ thuật:
Thông số kỹ thuật
TURBO 270
Điện áp vào 1 pha
V
230/400
Cơng suất
KVA
6.2
Cầu chì trễ
A
25/16
Điện áp mạch hở
V
52
Dịng hàn
A
40÷195
100%

100
Chu kỳ làm việc 60%
A 120
25%
195
Đường kính que
Ø mm
1.6 ÷ 5.0
hàn
Cấp bảo vệ
IP
21
22


Cấp cách điện

CL

Kích thước

mm

Trọng lượng

Kg

H
D
R

C

620
400
600
34

* Máy hàn TM

+ Đặc điểm:
- Máy hàn TM sử dụng cơng nghệ điều khiển dịng bằng sun từ
- Làm mát bằng quạt
- Điều khiển dòng liên tục
- Điện thế ngắn mạch cao, thích hợp hàn dịng AC với những điện cực cơ bản
+ Thơng số kỹ thuật:
TM 250
TM 401
Thông số kỹ thuật
AC
DC
Nguồn vào 1 pha
V
230/400
230/400
Công suất
kVA
14
19
Cầu chì trễ
A

63/35
80/50
Điện áp mạch hở
V
75
68
70
Dịng hàn
A
42 – 250
30 – 190
60-350
Đường kính que hàn
Ø mm
1,6-5
2-6
130
130
200
100%
Chu kỳ làm việc ở
170
170
250
60%
A
(40°C)
220
180
350

X%
(35%)
(50%)
(35%)
Cấp bảo vệ

IP

23

23

Cấp cách điện

CL

H

H

23


D
Kích thước
mm R
C
Trọng lượng
Kg
* Máy hàn MEGA 161/A


825
425
660

1000
560
730
79

80

+ Thơng số kỹ thuật:
Thơng số kỹ thuật
Điện áp vào 1
V
pha
Cơng suất
KVA
Cầu chì trễ
A
Điện áp mạch
V
hở
Dịng hàn
A
Đường
kính
mm
que hàn

Cấp bảo vệ
IP
Cấp cách điện
CL
Kích thước

mm

MEGA 161/A
230/400
3.3
16/10
51
60÷140
2.0 ÷ 3.25
21
H
D
R
C

420
250
320

Trọng lượng
Kg
15.5
1.3. Các thơng số của chế độ hàn và ảnh hưởng của các thông số đến sự hình
thành mối hàn

Chế độ hàn là tổ hợp các thơng số cơ bản của quá trình hàn đảm bảo nhận được
24


×