Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Giáo trình môn Dự toán xây dựng cơ bản: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.03 KB, 56 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Khoa Xây dựng – Giao thông Trường Cao đẳng nghề Yên Bái được giao
nhiệm vụ viết tập giáo trình môn học Dự toán xây dựng cơ bản theo chương
trình các môn học tự chọn và được hội đồng thẩm định Trường CĐN Yên Bái
thẩm định lưu hành nội bộ Tháng năm 201.
Mục tiêu của giáo trình giúp người đọc, học có thể bóc tách khối lượng,
tính nhân công, vật liệu, máy thi công, lập dự toán công trình xây dựng cơ bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Giáo trình: Dự toán xây dựng cơ bản- Nhà xuất bản Xây dựng, 2010, THS.
Nguyễn Đăng Khoa
- Định mức dự toán xây dựng công trình mới – Nhà xuất bản Giao thông vận
tải, 2007
GIÁO TRÌNH MÔN DỰ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN
Nội dung gồm có 6 chương:
Chương 1. Khái niệm dự toán xây dựng cơ bản
Chương 2. Tiên lượng
Chương3. Dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công
Chương 4. Lập dự toán công trình
Chương 5. Thanh quyết toán vốn đầu tư
Chương 6. Bài tập tổng hợp
Đây là lần đầu Khoa Xây dựng – Giao thông biên soạn tập giáo trình môn
học Dự toán xây dựng cơ bản, do hạn chế về nguồn tài liệu tham khả, kiến thức thì
rất sâu rộng, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy, cô giá, các chuyên gia để hoàn
thiện hơn cho tập giáo trình này.
Mọi ý kiến xin liên hệ: Khoa xây dựng- giao thông trường Cao đẳng nghề
Yên Bái. Điện thoại 0293 818 043, hoặc Email:
Xin trân trọng giới thiệu tập giáo trình.
Tác giả

5




CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM DỰ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. Tổng dự toán
1.1.1 Khái niệm tổng dự toán:
Tổng dự toán là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công
trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công
trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo
cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình
được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi
công.
Tổng dự toán là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa
chọn phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực
hiện đầu tư xây dựng công trình.
1.1.2. Nội dung tổng dự toán
- Tổng dự toán bao gồm các chi phí được tính theo các dự toán phí xây
dựng công trình. Xây dựng công trình, hạng mục công trình gồm:
1. Chi phí xây dựng,
2. Chi phí thiết bị,
3. Các chi phí khác được tính trong dự toán xd công trình và chi phí dự phòng,
4. Chi phí quản lý dự án và một số chi phí khác của dự án.
- Tổng dự toán không bao gồm:
1. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư kể cả chi phí thuê đất thời
gian xây dựng,
2. Chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có),
3. Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất, kinh doanh).
Theo thông tư 04/2010 nội dung cụ thể các khoản mục chi phí trong tổng
mức đầu tư quy định tại khoản 3 điều 4 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP như sau:
* Chi phí xây dựng

* Chi phí thiết bị
* Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
* Chi phí quản lý
* Chi phí tư vấn
* Chi phí khác
6


* Chi phí dự phòng
a, Chi phí xây dựng
Bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp
mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính,
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường
để ở và điều hành thi công.
b, Chi phí thiết bị
Bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần
sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí
nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các
chi phí có liên quan khác.
c, Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí
bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái
định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi
phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.
d, Chi phí quản lý
Bao gồm: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực
hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến
khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao
gồm:

- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc
báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn
phương án thiết kế kiến trúc;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc
trách nhiệm của chủ đầu tư;
7


- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công
trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực
và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.
e, Chi phí tư vấn
- Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
- Chi phí khảo sát xây dựng;
- Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;
- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra
tổng mức đầu tư, dự toán công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát
lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;
8


- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công
trình, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động
xây dựng,...
- Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);
- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo
yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và
chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp
thuê tư vấn);
- Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao,
đưa vào khai thác sử dụng;
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.

f, Chi phí khác
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động
ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay
trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải
theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Một số khoản mục chi phí khác.
g, Chi phí dự phòng.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường
trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời
gian thực hiện dự án.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng
tỷ lệ phần trăm (5%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi
9


thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng và chi phí khác.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự
án (tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây
dựng.
1.2. Dự toán hạng mục công trình
1.2.1. Khái niệm

Dự toán xây dựng công trình (Dự toán công trình) được xác định theo
công trình xây dựng. Dự toán công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng
mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình.
Dự toán công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế
kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với
trường hợp thiết kế 2 bước và 1 bước hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần
thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối
lượng đó.
Dự toán hiện được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2015/TT-BXD
ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
1.2.2. Nội dung dự toán xây lắphạng mục công trình
a, Giá trị dự toán xây dựng.
Là toàn bộ chi phí xây dựng và lắp đặt các bộ phận kết cấu kiến trúc để tạo
nên điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc sử dụng công trình đó.
b, Giá trị dự toán lắp đặt thiết bị
Là dự toán về những chi phí cho các công tác lắp ráp thiết bị máy móc vào vị
trí thiết kế trong dây chuyền sản xuất. Ngoài ra trong phần chi phí thiết bị còn có
chi phí về chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực sử dụng và vận hành thiết bị.
1.3. Vai trò tác dụng của giá trị dự toán
- Là tại liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng
công trình.
- Dự toán là cơ sở để đơn vị xây lắp lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật,
kế hoạch tổ chức thi công, điều động nhân lực và xe máy thi công.
- Là cơ sở đưa ra các quyết định trong quá trình thực hiện dự án từ khâu
chuẩn bị cho đến khâu kết thúc.
10


- Là cơ sở để lập kế hoạch vốn hàng năm cho các công trình xây dựng.

- Cơ sở để kho bạc cấp phát vốn cho chủ đầu tư nhằm đáp ứng kịp thời tiến
độ công trình.
- Dự toán còn là cơ sở để ký kết hợp đồng xây dựng, thanh quyết toán khối
lượng theo giá đấu thầu dự thầu….
- Đánh giá năng lực của nhà thầu xây dựng và công tác hạch toán của đơn
vị.
- Là cơ sở để quyết định phương án thiết kế và biện pháp thi công.
- Dự toán còn là căn cứ, cơ sở để lập kế hoạch đầu tư của chủ đầu tư xây
dựng công trình;
- Dự toán là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn
phương án đầu tư.

11


CHƯƠNG 2. TIÊN LƯỢNG
2.1. Một số điểm chung
2.1.1. Khái niệm
- Tiên lượng là tính toán trước khối lượng khối lượng cụ thể của từng công
việc.
- Đơn vị thiết kế phải tính đầy đủ, chính xác các khối lượng công tác để
lập nên bảng tiên lượng trong hồ sơ dự toán thiết kế.
- Bảng tiên lượng là căn cứ chủ yếu và hết sức quan trọng khi xác định giá trị
dự toán xây lắp và dự tính nhu cầu sử dụng vật tư, nhân lực, xe máy thiết bị cho thi
công công trình, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều thời gian và dễ sai sót
nhất trong công tác dự toán.
2.1.2. Một số điều lưu ý trong tính tiên lượng:
a, Đơn vị tính.
Mỗi công tác khi tính khối lượng có một đơn vị cụ thể: m, m2, m3, tấn, ... vì
định mức về hao phí và đơn giá chi phí cho mỗi loại công tác xây lắp điều được

xây dựng theo khối lượng đã qui định thống nhất đó.
b, Quy cách.
Quy cách của mỗi loại công tác bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng đến sự
hao phí về vật tư, nhân công, máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại
công tác như:
- Bộ phận công trình: Móng, tường, cột, …
- Vị trí
- Yêu cầu kỹ thuật
- Vật liệu xây dựng
- Biện pháp thi công
Những khối lượng công tác mà có một trong những yếu tố nêu trên khác
nhau là có quy cách khác nhau
2.1.3. Các bước tiến hành cách tính tiền lượng.
Các bước tiến hành:
B1: Nghiên cứu bản vẽ
B2: Phân tích khối lượng
B3: Tìm kích thước tính toán
B4: Tính toán và trình bày kết quả. ( Lập bảng)
12


- Khi tính phải triệt để lợi dụng cách đặt thừa số chung để giảm bớt phép
tính.
- Phải sử dụng các số liệu có liên quan được tính ở phần trước để sử dụng
cho phần sau.
- Khi tính toán khối lượng mỗi phép tính được ghi vào một dòng ở bảng tiên
lượng.
2.2. Cách tính tiên lượng một số loại công tác xây lắp
2.2.1. Công tác đất
2.2.1.1. Đơn vị tính

- Đào đắp bằng thủ công: Công/m3
- Đào đắp bằng máy: 100m3
2.2.1.2 Quy cách: Đào (đắp)
- Biện pháp thi công: thi công bằng máy, thủ công
- Cấp đất
- Chiều rộng, chiều sâu, hệ số đầm nén…
a, Đào đất:
* Bằng thủ công
- Đào bùn
- Đào đất để đắp hoặc ra bãi thải, bãi tập kết
- Đào móng công trình
+ Đào móng băng
+ Đào móng cột trụ, kiễm tra
- Đào kênh mương, rãnh thoát nước
- Đào nền đường
- Đào khuôn đường .
* Bằng máy
- Đào sang đất tạo mặt bằng bằng máy đào
- Đào sang đất tạo mặt bằng bằng máy ủi
- Đào sang đất tạo mặt bằng bằng máy cạp
13


- Đào móng công trình
- Đào kênh mương bằng máy đào
- Đào nền đường
b. Đắp đất :
* Đắp bằng thủ công
- Đắp đất móng công trình
+ Đắp đất móng băng

+ Đắp đất móng cột trụ, kiễm tra
- Đắp đất mái kênh mương, rãnh thoát nước
- Đắp đất nền đường
- Đắp đất khuôn đường .
* Đào bằng máy
- Đắp san đất tạo mặt bằng bằng máy đắp
- Đắp san đất tạo mặt bằng bằng máy ủi
- Đào sang đất tạo mặt bằng mái ta luy
- Đắp đất móng công trình
- Đắp mái kênh mương bằng máy đào
- Đắp nền đường .
2.2.1.3. Phương pháp tính
a. Đào đất
- Hình thẳng đứng

14


- Hình vát (taluy)

Công thức tính khối lượng đất đào thành vát taluy có mái:

b. Đắp đất :
- Tính chính xác VĐắp = Vđào – Vcông trình
- Tính gần đúng theo kinh nghiệm: VĐắp = (1/3)Vđào
2.2.1.4. Bài tập ví dụ: Tính khối lượng đào móng cột trụ MT-1 rộng ≤1m, sâu
≤1m, đất cấp 3 (Theo Bản vẽ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà lớp học 2
phòng ở Chương 6). Biết móng cột trụ MT-1 rộng 0,8x0,8m, sâu 0,65m, đất cấp
III.
Các bước tính toán:

- Nghiên cứu bản vẽ
- Tìm kích thước tính toán: Móng trụ (MT-1): 5 cái, rộng 0.8*0.8m, sâu
0.65m, đất cấp 3 (Mã hiệu: AB.1141 Trang 35 ĐM dự toán xây dựng công trình
mới - Nhà XB giao thông vận tải năm 2007)
- Đơn vị tính: m3 đất
- Tổng khối lượng đất đào: MT-1 = 5*0,8*0,8*0,65*1,2 = 2,496 m3
2.2.2. Công tác đóng cọc và khoan cọc
2.2.2.1. Đơn vị tính: Tính theo mét dài cọc
2.2.2.2. Quy cách:
- Đóng cọc bằng thủ công:
+ Loại cọc, mật độ cọc (số cọc trên 1m2)
+ Kích thước cọc (chiều dài cọc, đường kính cọc)
- Đóng cọc bằng máy:
+ Loại cọc (Gỗ, Bê tông…)
15


+ Đóng cọc trên mặt đất hay mặt nước
+ Đóng cọc có cọc dẫn hay không có cọc dẫn
+ Phương pháp đóng cọc bằng máy
2.2.2.3. Phương pháp tính
Tổng chiều dài cọc = Diện tích gia cố x Chiều dài cọc x Mật độ cọc
Ví dụ: Tính tiên lượng cọc cần gia cố móng cho công trình 50 m2. Đất cấp
3, đường kính cọc ≥ 80mm, chiều dài cọc 2m, mật độ 25cọc/m2
Đơn vị tính: m dài cọc
Tổng chiều dài cọc = 50 x 2 x 25 = 2500m
2.2.3. Công tác thép
2.2.3.1. Đơn vị tính: Tấn
2.2.3.2. Quy cách:
- Loại thép: CT1, CT2, …AI, AII, … CI, C II, CIII, CIV

- Kích thước đối với thép hình
- Đường kính đối với thép tròn
- Loại cấu kiện
- Vị trí cấu kiện
- Phương pháp thi công
2.2.3.3. Phương pháp tính
a. Tính tiên lượng thép cho kết cấu thép
- Tính ra chiều dài của từng loại thanh thép
- Tính ra diện tích của từng tấm thép bản của cấu kiện
b. Tính thép trong kết cấu bê tông cốt thép
Thường lấy trong bảng thống kê thép ở bản vẽ kết cấu. Trọng lượng đơn vị của
từng loại đường kính thép có trong KCBT
Mẫu Bảng thống kê cốt thép
Cấu
kiện

STT

Hình
dáng,
kích
thước

Đường
kính
(mm)

Chiều
dài
thanh

(mm)

Số lượng
1
CK

Toàn
bộ

Tổng
chiều
dài
(m)

Trọng
lượng
(kg)

2.2.3.4 Bài tập ví dụ: Thống kê cốt thép trụ T1 ( Bản vẽ kỹ thuật thi công nhà
lớp học 2 phòng ở Chương 6)
- Các bước tính toán:
16


- Nghiên cứu bản vẽ
- Phân tích khối lượng: Trụ T1 gồm: 5 trụ 220*220, cao 3250mm (≤4m),
thép chịu lực 4 thanh ɸ14, thép cấu tạo ɸ6a200.
- Đơn vị tính: kg
- Tính toán và trình bày kết quả vào bảng thống kê cốt thép
Bảng thống kê cốt thép

Cấu
kiện

STT

Hình
dáng,
kích
thước

Đường
kính
ɸ
(mm)

Chiều
dài
thanh
(mm)

Số lượng
(thanh)
1

Toàn
bộ

Tổng
chiều
dài

(m)

Trọng
lượng
(kg)

CK
Trụ
T1

1
2

3210
180

180

14

3210

4

20

64.2

77.7


6

800

18

90

72.0

15.98

40

2.2.4. Công tác bê tông
2.2.4.1. Đơn vị tính: m3
2.2.4.2. Quy cách: Trong công tác bê tông quy cách cần tính cần được phân biệt
bởi những điểm sau:
- Loại bê tông: Gạch vỡ, đá dăm, sỏi, cốt thép (không cốt thép)
- Số hiệu bê tông: Bê tông gạch vỡ, dá dăm, sỏi… mác bê tông
- Loại cấu kiện: Móng, dầm, cột, tấm đan…
- Vị trí cấu kiện: Cao (đvt: m)
- Phương thức thi công: Đổ thủ công hay bơm máy, cần trục…
2.2.4.3. Phương pháp tính
- Khi tính cần nghiên cứu kỹ bản vẽ để tách riêng các khối lượng có quy
cách khác nhau
- Đối với các bộ phận có liên quan về kích thước và cấu tạo các bộ phận
khác như lót móng nền nhà, giằng tường khi tính cần chú ý đến đánh dấu để sử
dụng cho phần tính sau:
+ Diện tích đào móng = Diện tích bê tông lót mòng

+ Diện tích đắp nền = Diện tích bê tông lót nền
+ Chiều dài giằng tường = Chiều dài tường
17


* Chú ý: Khi tính toán bê tông không phải trừ đi khối lượng cốt thép nằm
trong bê tông
2.2.4.5. Bài tập ví dụ: Tính khối lượng bê tông trụ T1 ( Bản vẽ kỹ thuật thi công
nhà lớp học 2 phòng ở Chương 6 )
Các bước tính toán:
- Nghiên cứu bản vẽ
- Phân tích khối lượng: Trụ T1 gồm: 5 trụ bê tông cốt thép 220*220, cao
3250mm (≤4m)
- Đơn vị tính: m3
- Khối lượng bê tông trụ T1: 5*0,22*0,22*3,25 = 0,7865 m3
2.2.5 Công tác nề
2.2.5.1. Công tác xây
a. Đơn vị tính: m3
b. Quy cách:
- Bộ phận xây: Móng, tường, cột (trụ)…
- Vị trí của bộ phận (móng, tầng 1, 2…)
- Vật liệu xây: Gạch, đá, vữa
c. Phương pháp tính:
- Áp dụng cách đặt thừa số chung cho chiều cao và chiều dày móng,
tường.
- Lấy toàn bộ chiều dài của tường nhân với chiều cao ta được diện tích
tường (kể cả ô thoáng, cửa) ta được diện tích tường.
- Lấy diện tích tường trừ diện tích cửa, ô thoáng ta được diện tích tường
cần tìm.
- Lấy diện tích tường trừ cửa nhân với bề dày tường ta được khối lượng

xây tường cần tìm.
2.2.5.2. Công tác trát, láng
a. Đơn vị tính:
- Trát, láng: m2
- Trát gờ, phào, chỉ: m
b. Quy cách:
- Cấu kiện được trát, láng
- Loại vữa, số hiệu
- Chiều dài trát láng
- Biện pháp trát láng
- Yêu cầu kỹ thuật
18


c. Phương pháp tính
- Tính theo diện tích mặt cấu kiện bộ phận được trát láng
- Các cấu kiện có nhiều mặt cần phân biệt: Mặt trát, láng (bậc thang, ô
văng)
- Khi trát láng cho toàn bộ công trình cần chú ý tách riêng các bộ phận,
các khu vực khác nhau
- Tính diện tích mặt tường toàn bộ rồi trừ cửa, ô thoáng và diện tích trát
vữa khác quy cách.
2.2.5.3. Công tác lát, ốp
a. Đơn vị tính: m2
b. Quy cách:
- Bộ phận cần lát, ốp vị trí các bộ phận đó
- Vật liệu lát, ốp
- Loại vữa, bề dày
c. Phương pháp tính
- Tính theo diện tích mặt cần ốp, lát

- Diện tích lát nền = diện tích cần lát + diện tích qua cửa đi
2.2.5.4. Công tác lợp mái
a. Đơn vị tính: m2
b. Quy cách
- Vật liệu để lợp (ngói tôn, phib rô XM,…)
- Loại ngói lợp: 22v/m2, 13v/m2, 75v/m2
- Chiều cao, phương tiện thi công
c. Phương pháp tính: Căn cứ vào góc nghiêng của mái ta tính được diện tích
mái cần lợp
2.2.5.5. Bài tập ví dụ:
Tính khối lượng xây tường thẳng (tường 220) bằng gạch chỉ, vữa xi măng
cát đen mác 50 (Theo Bản vẽ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà lớp học 2
phòng ở Chương 6).
Các bước tính toán:
- Nghiên cứu bản vẽ
- Phân tích khối lượng: Trục B,C,1,5 tường 220, chiều cao 4m (≤4m); Thu
hồi tường 220, cao 1,4m (cao ≤16m):
- Đơn vị tính: m3
- Kết quả tính toán:
STT

Mã hiệu

Công việc và

Đơn

Số

Kích thước


Khối lượng
19


quy cách
1
1

2
Xây tường
thẳng trục
B,C,1,3,5.
Tường xây dày
220, gạch chỉ 2
AE.22213
lỗ, vữa xi măng
cát đen mác 50,
XMPC30,
chiều cao
h≤4m
Trục B+C
Trục 1+5
Trục 3
Trừ cửa đi Đ1
Trừ cửa sổ S1
Trừ cửa sổ S2
Trừ Ô thoáng

vị

3

lượng
Dài
5

4

2
2
1
-4
-4
-4
-4
-4

Trừ giằng
tường

Rộng
6

Từng
Cao phần
7
8

14.4
6.0

5.78
1.2
0.9
1.2
1.2
0.9

0.22
0.22
0.22
0.22
0.22
0.22
0.22
0.22

4.0
4.0
4.0
2.4
1.5
1.5
0.3
0.3

25.344
10.56
5.086
-2.534
-1.188

-1.584
-0.317
-0.238

-1 45.68

0.22

0.1

-0.703

Toàn
phần
9

m3
2

Xây tường
thẳng trục
B,C,1,3,5.
Tường xây dày
220, gạch chỉ 2
AE.22223
lỗ, vữa xi măng
cát đen mác 50,
XMPC30,
chiều cao
h≤16m

Thu hồi
m3

34.426

3

6/2

0.22

1.4

2.772

2.772

2.2.6. Công tác mộc
2.2.6.1. Công tác làm cửa
a. Đơn vị tính:
20


- Cánh cửa: m2
- Khung cửa: m dài
b. Quy cách:
- Loại cánh cửa: cửa đi, sổ, lật, kính, sắt, có khuôn
- Loại gỗ: lim, chò chỉ, căm xe,…
- Điều kiện kỹ thuật: mộng, đố,…
c. Phương pháp tính:

- Áp dụng cách đặt thừa số chung cho chiều cao và chiều dày tường
- Lấy toàn bộ chiều dài của tường nhân với chiều cao ta được diện tích
tường (kể cả ô của)
- Lấy diện tích toàn bộ tường trừ đi diện tích ô cửa ta được diện tích
tường cần tìm
- Chỉ tính công tác lắp dựng cửa, khuôn cửa
2.2.6.2. Công tác trần, vì kèo, mái
* Công tác làm trần
a. Đơn vị tính: m2
b. Quy cách:
- Trần giấy ép cứng, trần ván ép, trần cót ép, trần gỗ dán
- Trần gỗ dán có ván cách âm cách nhiệt
- Trần ván ép bọc simili, mút dày 5 cm nẹp phân ô bằng gỗ
- Trần bằng tấm thạch cao hoa văn 50x50, 63x41
- Trần bằng nhựa hoa văn 50x50
- Trần Labri gỗ
- …
c. Phương pháp tính: Dựa vào bản vẽ thiết kế diện tích trần cần làm và loại trần
để tính ra vật liệu
* Công tác sản xuất vì kèo làm mái
a. Đơn vị tính: m3
b. Quy cách:
- Vì kèo mái ngói
- Vì kèo phibrô ximăng
- Vì kèo hỗn hợp gỗ mái ngói
- Vì kèo hỗn hợp gỗ, sắt tròn mái phibrô ximăng
c. Phương pháp tính

21



- Đối với xà gồ và cầu phong: Tính ra khối lượng 1 thanh (chiều dài x tiết
diện thanh
- Đối với nhà dân dụng: thường dùng vì kèo điển hình do bộ Xây dựng
ban hành KGNT-01; KGN-02; KGF-03 trong mỗi loại vì kèo đều ghi cụ thể về
phụ kiện và thể tích gỗ cần làm
- Trường hợp không phải vì kèo điển hình thì phải xem kích thước từng
thanh theo bản vẽ và cộng tổng khối lượng gỗ lại
2.2.6.3. Công tác ván khuôn
a. Đơn vị tính: m2 (100m2)
b. Quy cách:
- Ván khuôn cho bê tông đổ tại chỗ
- Ván khuôn cho bê tông lắp ghép
c. Phương pháp tính
- Khối lượng ván khuôn bê tông (BT đổ tại chỗ hay đúc sẵn) được tính
theo diện tích bề mặt bê tông có sử sụng ván khuôn
- Đối với các kết cấu, cấu kiện bê tông có chỗ rỗng với diện tích chỗ rỗng
2
≤1m thì không trừ khối lượng diện tích ván khuôn và cũng không được tính
thêm khối lượng ván khuôn cho bề mặt thành, gờ xung quanh chỗ rỗng
2.2.7. Công tác vôi sơn, bả matít
2.2.7.1. Công tác quét vôi
a. Đơn vị tính: m2
b. Quy cách:
- Phương pháp thi công: quét, phun
- Quét vôi trắng hay màu, mấy nước
- Bộ phận cần quét
- Tầng nhà (chiều cao)
c. Phương pháp tính: Diện tích quét vôi thƣờng dựa vào diện tích trát
2.2.7.2. Công tác sơn

a. Đơn vị tính: m2
b. Quy cách:
- Phương pháp thi công: quét, phun
- Vật liệu cần sơn: gỗ, thép, tường, sàn,…
- Bộ phận được sơn
- Chiều cao (Tầng nhà, cấu kiện)
c. Phương pháp tính: Tích theo diện tích bề mặt toàn bộ của vật cần sơn
2.2.7.3. Công tác bả mátit
22


a. Đơn vị tính: m2
b. Quy cách:
- Kết cấu cần bả: tường, cột, dầm, trần, …
- Vật liệu bả: hỗn hợp bả hay bột bả chế tạo sẵn
c. Phương pháp tính: Tích theo diện tích bề mặt cấu kiện
2.3. Tính tiên lượng cho một công trình xây dựng
2.3.1. Các bước tiến hành tính tiên lượng:
B1: Nghiên cứu bản vẽ
B2: Phân tích khối lượng
B3: Tìm kích thước tính toán
B4: Tính toán và trình bày kết quả. ( Lập bảng)
2.3.2. Trình tự tính toán:
2.3.2.1. Phần móng:
- Công tác đất: Đào, đắp đất nền móng
- Công tác bê tông: Bê tông lót móng, bê tông móng
- Công tác cốt thép: Gia công, lắp đặt thép
- Công tác ván khuôn
- Công tác xây
- Công tác trát láng phần cổ móng

- Công tác lấp móng, san nền
2.3.2.2. Phần hè, rãnh:
- Công tác đất;
- Công tác bê tông
- Công tác cốt thép
- Công tác ván khuôn
- Công tác xây
- Công tác trát láng
- Công tác sơn vôi
2.3.2.3. Phân thân nhà
- Công tác bê tông
- Công tác cốt thép
- Công tác ván khuôn
- Công tác xây
23


- Công tác trát, láng, lát, ốp
- Công tác sơn vôi, bả matít
- Công tác lắp đặt hệ thống điện
- Công tác lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
2.3.2.4. Phần mái
- Mái bằng:
+ Kiểu dáng
+ Xây tường mái
+ Trát, ốp, quét vôi
+ Chống thấm
+ Chống nóng
- Mái dốc:
+ Vì kèo, xà gồ, cầu phong ni tô

+ Lợp mái, xây bờ
+ Sơn, vôi
*Chú ý: Tuỳ theo công trình cụ thể mà ta tính các công tác. Trước khi tính toán
cần liệt kê đầy đủ các công tác và sắp xếp theo thứ tự như trên.
2.3.3. Tính toán và trình bày kết quả vào bảng tiên lượng
- Về quy cách: Cần ghi đầy đủ, chính xác quy cách của từng loại công tác,
không hạn chế số dòng ứng với 1 quy cách của một công tác khối lượng công tác
ta ghi 1 số thứ tự
- Phần diễn giải cách phân tích khối lượng tính toán cần ghi rõ để kiểm
tra, theo dõi
- Các kích thước ghi trong bảng tiên lượng là kích thước thật đã được tính
toán nhưng không cần trình bày các kích thước thật đó trong bảng.
Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.

STT


hiệu
Công
tác

Danh mục công tác
đo bóc

Đơn
vị
tính

(A)


(B)

(C)

(D)

I

Số
Kích thước
bộ
Khối Ghi
phận
Cao lượng chú
giống Dài Rộng (sâu)
nhau
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=
2*3*4

(E)

Phần ngầm

Công tác đào móng cột M3
bằng thủ công, đất cấp
2.
24


...................................
Công tác đắp nền móng

M3

………………………
Công tác xây tường M3
thẳng chiều dày >33
cm, cao <4m.
...................................
Công tác bê tông móng M3
chiều rộng móng tiết
diện > 0,1m2, chiều cao
< 16m.
...................................
Công tác ván khuôn M2
móng cột
..................................
Công tác cốt thép móng

Tấn

.................................
II


Phần nổi
Công tác xây tường M3
thẳng dày <33cm, cao <
16m
...................................
Đổ bê tông cột tiết diện M3
<0,1m2, cao < 16m
...................................
Công tác ván khuôn sàn M2
mái
..................................
Cốt thép dầm, giằng, Tấn
đường kính <18mm ,
cao <16m
.................................

III

Phần hoàn thiện
Trát tường ngoài
1,5cm

dày M2

25


...................................
Lát đá hoa cương nền, M2

tiết diện đá < 0,25m2
...................................
Láng nền sàn không M2
đánh màu, dày 2,0cm
...................................
ốp tường khu vệ sinh M2
bằng gach men sứ kích
thước 300x300
..................................
Lợp mái ngói 22v/m2, M2
chiều cao <16m
.................................

IV

Phần xây dựng khác
Rải thảm mặt đường bê M2
tông nhựa hạt mịn,
chiều dày mặt đường đã
lèn ép 5cm
......................................
Các công trình phụ
trợ
Nhà bảo vệ

M2
sàn

Tường rào


M2
tường

Vườn hoa, cây cảnh

M2

................................
Lắp đặt trụ cứu hoả Cái
đường kính 150mm.
……………………
Lắp đặt công tơ điện 1 Cái
pha vào bảng đã có sẵn
............................
26


Lắp đặt chậu rửa 2 vòi
..........

Bộ

.......................................

2.4. Bài tập tính tiên lượng
Tính tiên lượng phần móng cho nhà lớp học 2 phòng (theo hồ sơ thiết kế
thi công ở chương 6)
Bảng tính toán khối lượng
ST
T


(A)

1

2

3

Mã hiệu

Tên công tác

(B)

(C)

A

XÂY LẮP

I

PHẦN MÓNG

AB.113
1

AB.114
4


AB.134
1

Đào móng băng,
rộng≤3m, sâu ≤
1m, đất cấp III

ĐV

(D)

Giống
nhau

(1)

Kích thước (m)
Dài

Rộng

Cao

(2)

(3)

(4)


m3

Khối
lượng
một bộ
phận
(5)=
2*3*4

24.892

M1 Trục 1+5

2x1,2

6,0

0,57

0,65

5,335

Trục 3

1x1,2

5,43

0,57


0,65

2,414

Trrục B+C

2x1,2

14,4

0,57

0,65

12,804

Mv

2x1,2

1,88

0,22

0,26

0,258

2x1,2


3,38

0,22

0,26

0,464

1x1,2

9,0

0,22

0,26

0,618



1x1,2

31,8

0,11

0,26

1,09


Bậc đi

1x1,2

10,2

0,6

0,26

1,909

Đào móng trụ,
rộng >1m, sâu
>1m, đất cấp III

m3

2,751

MT1

5x1,2

0,8

0,8

0,65


2,496

M2

4x1,2

0,68

0,12

0,65

0,255

Đắp cát nền móng
công trình
M1 Trục 1+5

m3

2,030
2

6,0

0,57

0,05


0,342
27


4

AE.21

Trục 3

1

5,43

0,57

0,05

0,155

Trục B+C

2

14,4

0,57

0,05


0,821

M2

4

0,68

0,12

0,05

0,016

Mv

2

1,88

0,22

0,05

0,041

2

3,38


0,22

0,05

0,074

1

9,0

0,22

0,05

0,099



1

31,8

0,11

0,05

0,175

Bậc đi


1

10,2

0,6

0,05

0,306

Xây móng gạch
chỉ đặc
6,5x10,5x22 mác
100, chiều dày
móng >33cm, vữa
XM cát vàng mác
50

m3

M1 Trục 1+5
Trục 3
Trục B+C
M2
5

AE.21

Xây móng gạch
chỉ đặc

6,5x10,5x22 mác
100, chiều dày
móng ≤ 33cm, vữa
XM cát vàng mác
50
M1 Trục 1+5
Trục 3

8,56

2

6,0

0,57

0,21

1,436

2

6,0

0,57

0,14

0,756


1

5,43

0,57

0,21

0,65

1

5,55

0,45

0,14

0,35

2

14,4

0,57

0,21

3,447


2

14,4

0,45

0,14

1,814

4

0,68

0,12

0,21

0,069

4

0,57

0,12

0,14

0,038


m3

5,408

2

6,0

0,34

0,07

0,286

2

6,0

0,22

0,63

1,663

1

5,66

0,34


0,07

0,135
28


1

5,78

0,22

0,63

0,801

2

14,4

0,34

0,07

0,685

2

14,4


0,22

0,63

3,992

M2

4

0,33

0,12

0,63

0,1

Trừ giằng móng

-1

46,58

0,22

0,22

-2,254


Trục B+C

6

AE.221

Xây tường thẳng
gạch chỉ, chiều dày
tường ≤33 cm,
chiều cao ≤4m,
vữa XM cát mác
50

5.47

Móng vỉa

Bậc đi
7

8

9

AE.221

AF.111

AF.113


Xây tường thẳng
gạch chỉ, chiều dày
tường ≤11 cm,
chiều cao ≤4m,
vữa XM cát mác
50

2

1,88

0,22

0,66

0,546

2

3,38

0,22

0,66

0,982

1

9,0


0,22

0,66

1,307

1

10,2

0,6

0,36

2,203

1

9,6

0,3

0,15

0,432

m3

1,134


Hè nhà

1

31,8

0,11

0,24

0,84

Bục giảng

2

6,68

0,11

0,2

0,294

Bê tông lót móng
m3
sỏi 4x6, chiều rộng
≤250cm, vữa mác
100


5,012

MT1

5

0,8

0,8

0,05

0,16

Hè nhà

1

31,8

0,49

0,1

1,558

1

14,18


1,88

0,1

2,666

1

6,98

0,9

0,1

0,628

Bê tông sản xuất
bằng máy trộn - đổ

1,287
29


×