Tải bản đầy đủ (.docx) (206 trang)

Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 206 trang )

fBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
--------*--------

NGUYỄN NGỌC KHÁNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------*--------

NGUYỄN NGỌC KHÁNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tài chính - Ngân
hàng Mã ngành: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Nguyễn Thị Hồng Hải
2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Tài

Hà Nội, 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án “Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” được thực hiện tại
Học viện Ngân hàng là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Hồng Hải và PGS.TS Nguyễn Trọng Tài. Các
kết quả nghiên cứu có tính độc lập, khơng sao chép và chưa được cơng bố
tồn bộ nội dung này ở bất kì đâu. Các số liệu, thơng tin, nguồn trích dẫn
trong luận án được chú thích với nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả


Nguyễn Ngọc Khánh


LỜI CẢM ƠN
Luận án này là cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của nghiên cứu sinh
trong một thời gian dài. Để hồn thành luận án khơng chỉ bằng nỗ lực của bản
thân mà bên cạnh đó, tác giả đã nhận được sự đóng góp q báu từ phía các
cá nhân và tổ chức đã đồng hành cùng nghiên cứu sinh suốt thời gian qua.
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai người hướng dẫn khoa
học là TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và PGS.TS. Nguyễn Trọng Tài đã vơ cùng
tâm huyết và tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên tác
giả trong suốt thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi lời tri ân
tới các Thầy, Cô của Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học Học viện Ngân
hàng, các Thầy, Cô trong Hội đồng các cấp, các nhà khoa học phản biện độc
lập đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian học tập và nghiên cứu, góp ý, chỉnh
sửa để luận án của tác giả được hoàn thiện.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, chia sẻ giúp nghiên cứu sinh hoàn
thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2021

Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Khánh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT........................................................... vii

DANH MỤC BẢNG............................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 4
2.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................. 4
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 4
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6
6. Ý nghĩa của luận án............................................................................................. 6
6.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................ 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 7
7. Kết cấu của luận án............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.......8
1.1. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu quốc tế................................................ 8
1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò của cơ cấu thu nhập đối với hoạt động các của
NHTM....................................................................................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM................................................................................................. 9
1.1.3. Các nghiên cứu ảnh hưởng của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD
của các NHTM........................................................................................................ 12
1.1.4. Một số nghiên cứu về tác động đa dạng hóa thu nhập, thu nhập phi tín dụng
tới hiệu quả HĐKD của các ngân hàng thương mại trong mối quan hệ với chất
lượng tài sản 14
1.2. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu trong nước........................................ 15
1.3. Khoảng trống nghiên cứu và tính mới của luận án...................................... 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 20



CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................. 21
2.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại.................................................. 21
2.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại................................................................. 21
2.1.2. Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế.......................................................... 24
2.1.3. Chức năng của NHTM.................................................................................. 26
2.1.4. Các hoạt động cơ bản của NHTM................................................................. 27
2.2. Đa dạng hoá thu nhập của NHTM................................................................. 32
2.2.1. Thu nhập của NHTM.................................................................................... 32
2.2.2. Khái niệm cơ cấu thu nhập của NHTM........................................................ 35
2.2.3. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu thu nhập của NHTM.................................... 36
2.2.4. Khái niệm và đo lường đa dạng hoá thu nhập của NHTM........................... 37
2.3. Hiệu quả hoạt động của NHTM..................................................................... 39
2.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM................................................... 39
2.3.2. Đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM..................................................... 40
2.4. Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến HQHĐ của các NHTM..............42
2.4.1. Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả HĐKD của NHTM.......42
2.4.2. Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến rủi ro hoạt động của NHTM..........43
2.5. Kinh nghiệm và bài học về đa dạng hoá thu nhập đối với hệ thống ngân
hàng Việt Nam....................................................................................................... 44
2.5.1. Kinh nghiệm đa dạng hoá thu nhập của các ngân hàng nước ngoài..............44
2.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam....................................... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 57
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HĨA THU NHẬP VÀ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM............58
3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình tái cơ cấu.....58
3.2. Hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số............61
3.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa thu nhập của các NHTM

Việt Nam................................................................................................................. 63
3.3.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam............................63
3.3.2. Thực trạng đa dạng hoá thu nhập của các NHTM Việt Nam........................ 71


3.4. Những vấn đề đặt ra đối với tiến trình đa dạng hoá thu nhập của các
NHTM trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0............................................. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 82
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC
ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM........................................................................... 83
4.1. Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam.................................................................... 83
4.1.1. Mơ hình nghiên cứu tác động của đa dạng hố thu nhập đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam........................................................................................ 83
4.1.2. Mơ hình nghiên cứu tác động của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD
của các NHTM Việt Nam........................................................................................ 84
4.1.3. Mơ hình tác động của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD của các
NHTM trong mối quan hệ với chất lượng tài sản.................................................... 87
4.2. Đo lường biến nghiên cứu............................................................................... 88
4.2.1. Biến phụ thuộc.............................................................................................. 88
4.2.2. Biến độc lập.................................................................................................. 88
4.2.3. Biến kiểm soát.............................................................................................. 90
4.3. Dữ liệu và phương pháp thực hiện nghiên cứu............................................. 94
4.3.1. Dữ liệu nghiên cứu....................................................................................... 94
4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 95
4.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 96
4.4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu................................................................... 96
4.4.2. Phân tích tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam..................................................................................................... 98

4.4.3. Phân tích tác động của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD của các
NHTM Việt Nam................................................................................................... 114
4.4.4. Phân tích tác động của đa dạng hố thu nhập và thu nhập phi tín dụng đến
hiệu quả HĐKD của NHTM Việt Nam trong mối quan hệ với chất lượng tài sản. 125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................... 131
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐA DẠNG
HOÁ THU NHẬP TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.................................................... 133


5.1. Định hướng, mục tiêu phát triển ngành ngân hàng và đa dạng hóa thu
nhập tại các NHTM Việt Nam............................................................................ 133
5.1.1. Quan điểm, định hướng của Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước đối với sự
phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2030.................................................... 133
5.1.2. Định hướng, mục tiêu đối với đa dạng hoá thu nhập tại các NHTM Việt
Nam 136
5.2. Giải pháp đa dạng hoá thu nhập tại các NHTM Việt Nam........................ 138
5.2.1. Nhóm giải pháp đối với đa dạng hóa thu nhập của các NHTM..................138
5.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro hoạt
động của các NHTM Việt Nam............................................................................. 153
5.3. Kiến nghị chính sách nhằm đa dạng hóa thu nhập tại các NHTM Việt Nam..........158
5.3.1. Đối với Chính phủ...................................................................................... 158
5.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam...................................................... 159
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.................................................................................... 161
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 167
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ.................................................. 185
PHỤ LỤC............................................................................................................. 186



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
BCTC
BCTN
BĐS
CNTT
DATC
DNNVV
DPRR
ĐDHTN
FDI
FEM
GMM
HĐKD

HHI
HNX
HSX
NĐT

NHBL
NHNN
NHTM
NHTMCP
OTC
REM
S&P
TCTD
TNHH MTV

TTCK
TTĐT
VAMC
VND

Giải nghĩa
Báo cáo tài chính
Báo cáo thường niên
Bất động sản
Cơng nghệ thông tin
Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dự phịng rủi ro
Đa dạng hóa thu nhập
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Mơ hình tác động cố định
Mơ hình Moment tổng quát
Hoạt động kinh doanh
Thước đo phổ biến về sự tập trung của thị trường
Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội
Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Nhà đầu tư
Ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Sàn giao dịch OTC
Mơ hình tác động ngẫu nhiên
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s
Tổ chức tín dụng

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thị trường chứng khốn
Thanh tốn điện tử
Cơng ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Đo lường biến nghiên cứu....................................................................... 93
Bảng 4.2. Thống kê mô tả biến nghiên cứu............................................................. 97
Bảng 4.3. Mơ hình FE, RE ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam............................................................................... 99
Bảng 4.4. Mơ hình GMM ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả HĐKD
của NHTM Việt Nam............................................................................................ 100
Bảng 4.5. Mơ hình FE, RE ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro hoạt
động của các NHTM Việt Nam............................................................................. 107
Bảng 4.6. Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro hoạt động của các NHTM
Việt Nam............................................................................................................... 110
Bảng 4.7. Kiểm định tính bền vững của mơ hình GMM hệ thống.........................113
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD của NHTM
Việt Nam............................................................................................................... 114
Bảng 4.9. Kiểm định mơ hình ngưỡng................................................................... 120
Bảng 4.10. Xác định ngưỡng của tỷ lệ thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập.........120
Bảng 4.11. Mơ hình hồi quy Threshold ảnh hưởng của thu nhập phi tín dụng đến
hiệu quả hoạt động của NHTM.............................................................................. 121
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD của các
NHTM Việt Nam................................................................................................... 124
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của thu nhập phi tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng trong
mối quan hệ với chất lượng tài sản đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu............................. 127
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của thu nhập phi tín dụng trong mối quan hệ với đa dạng hố

thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM xét dưới góc độ chất lượng tài sản...........130


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thu nhập và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 .65
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu nhập của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018.....66
Biểu đồ 3.3. Tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018.......67
Biểu đồ 3.4. Rủi ro hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2018.......71
Biểu đồ 3.5. Đa dạng hóa thu nhập của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2018.......72
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu thu nhập của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2018.......74
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu thu nhập phi tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn
2010 - 2018.............................................................................................................. 75


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền
kinh tế Việt Nam nói chung, ngành ngân hàng nói riêng. Điển hình là việc sáp nhập,
hợp nhất của các ngân hàng đã tạo ra một làn sóng áp lực cạnh tranh mới và góp
phần thúc đẩy q trình tái cơ cấu ngành ngân hàng. Cùng sự tác động mạnh mẽ của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng là kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân
tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển của nền
kinh tế mỗi quốc gia, xu hướng ngân hàng hiện đại sẽ là xu hướng tương lai trong
kỷ nguyên số hóa, tạo ra nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng các dịch vụ ngân
hàng, thay đổi cơ cấu thu nhập, tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu
nhập của các NHTM Việt Nam. Bối cảnh đó vừa là cơ hội cũng đồng thời là thách
thức lớn đặt ra đối với các NHTM Việt Nam.Từ việc chun doanh các hoạt động
tín dụng thì nay các ngân hàng đã bắt đầu có xu hướng thay đổi chuyển dần sang

các hoạt động phi truyền thống nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro và
tìm kiếm cơ hội mới cho chính mình. Thay đổi chiến lược kinh doanh của các ngân
hàng đang phản ánh sự chuyển dịch lớn lên trong cơ cấu thu nhập. Thu nhập lãi thuần
vẫn là nguồn thu chiếm ưu thế trong cơ cấu thu nhập của toàn ngành, tuy nhiên nó
đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây thay vào đó thu nhập phi tín dụng
có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên tỷ lệ của nó trong cơ cấu thu nhập vẫn khá thấp
so với các nước trong khu vực như Philipin, Myammar và Singapore thì tỷ lệ thu
nhập phi tín dụng trên tổng thu nhập lên tới 35% - 40% (Nguồn: World Bank,
2018). Điều này đã cho thấy rằng hoạt động phi truyền thống vẫn là một hoạt động
tiềm năng đối với các NHTM Việt Nam. Trong thời gian tới khi quá trình hội nhập
trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn thì khả năng cạnh tranh
ngày càng gay gắt hơn, vì thế đa dạng hóa thu nhập là xu thế tất yếu khách quan để
giúp các ngânp hàng gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và nâng cao vị thế, sức
cạnh tranh của mình trong hệ thống. Thu nhập phi tín dụng đã trở thành một hoạt
động hợp pháp của các ngân hàng, tầm quan trọng ngày càng được đánh giá cao và
chiếm tỷ trọng lớn dần (chiếm 40% thu nhập hoạt động trong ngành NHTM Mỹ như
đã nêu trong nghiên cứu của De Young và Rice (2004). Các ngân hàng ngày càng
phụ thuộc hơn vào nguồn thu nhập phi tín dụng cho sự sống cịn và thành cơng của
họ trong việc nỗ lực cải thiện, gia tăng doanh


thu và lợi nhuận ổn định (Bian và cộng sự, 2015).
Quan điểm truyền thống thường thấy trong lĩnh vực ngân hàng đó là các
nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng thường ổn định hơn thu nhập lãi thuần nên rủi
ro của ngân hàng sẽ theo đó giảm xuống khi thực hiện đa dạng hóa (Stiroh and
Rumble, 2006; Laeven và Levine, 2007; Elsas và cộng sư, 2010; Lee và cộng sự,
2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cũng có nhiều quan điểm khơng ủng hộ
chiến lược đa dạng hóa của các ngân hàng, họ cho rằng chi phí cao trong việc đa
dạng hóa làm gia tăng rủi ro đồng thời giảm lợi nhuận khi các ngân hàng bắt đầu
thực hiện lấn sân sang những hoạt động không chuyên của mình, hay đa dạng hóa sẽ

gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng do phải
quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động khác (Gamra và Plihon, 2011). Khi ngân hàng
chuyển đổi mơ hình kinh doanh bằng cách mở rộng thu nhập phi tín dụng điều đó
đồng nghĩa với việc sẽ làm tăng chi phí cố định, dẫn đến tăng đòn bẩy hoạt động và
khiến mức rủi ro cao hơn (Baele và cộng sự, 2007; Lepetit và cộng sự, 2008; De
Jonghe và Olivier, 2010; Fiordelisi và cộng sự, 2011). Các luồng nghiên cứu trên
cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập có hai mặt cả lợi thế và bất lợi. Tuy nhiên, dù
các ngân hàng có động cơ đa dạng hóa thu nhập hay khơng thì việc xu hướng đa
dạng hóa vẫn đã và đang diễn ra vì tính tất yếu của nó cho mục đích tìm kiếm lợi
nhuận cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay trong
bối cảnh tồn cầu hố.
Nhiều nghiên cứu trước đã được thực hiện xuyên quốc gia hoặc quốc gia để
phân tích tác động của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD ngân hàng. Một
số nghiên cứu thì cho rằng hoạt động ngồi lãi có thể cải thiện hiệu quả kinh doanh
và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro (Sanya và Wolfe 2011; Pennathur và cộng sự, 2012;
Meslier và cộng sự, 2014; Lee và cộng sự, 2014). Ngược lại, Maudos và Solis (2009)
làm nổi bật một mối quan hệ tiêu cực giữa thu nhập phi tín dụng và lợi nhuận rịng
cho các ngân hàng Mexico. He Guosheng và Xu Jie (2010) đã phân tích tình trạng
và cấu trúc thu nhập phi tín dụng của các NHTM của Trung Quốc cho rằng thu nhập
phi tín dụng có ảnh hưởng rất quan trọng đến thu nhập của ngân hàng, cần xây dựng
chiến lược thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của HĐKD phi tín dụng tại ngân hàng...
Cho đến nay, có ít cơng trình nghiên cứu như Sun và cộng sự (2017) chứng minh có
mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi tín dụng và hiệu quả HĐKD; hay Noor và
Siddiqui (2019) điều tra tính phi tuyến tính trong mối quan hệ giữa thu nhập phi tín
dụng của


các ngân hàng ở Pakistan và khả năng sinh lợi của họ để khai thác mức tối ưu của tỷ
lệ thu nhập phi tín dụng trong cơ cấu thu nhập nhằm đạt hiệu quả trong việc tìm
kiếm lợi nhuận từ ĐDHTN. Đa dạng hóa thu nhập có thể ln thay đổi liên tục

chiến lược gây những ảnh hưởng khác nhau đến các ngân hàng thuộc các nhóm sở
hữu khác nhau (Mercia và cộng sự, 2007; Pennathur và cộng sự, 2012; Meslier và
cộng sự, 2014). Hơn nữa, khi chất lượng tài sản của một ngân hàng thấp, ngân hàng
có thể theo đuổi đa dạng hóa thu nhập để bù đắp tổn thất của các khoản vay kém chất
lượng, do đó có thể giảm tính bất ổn thu nhập. Ngược lại, khi một ngân hàng mà
chất lượng tài sản cao hơn, đa dạng hóa thu nhập thường được xem như nguồn tăng
thu nhập bổ sung dự phòng cho các khoản vay kém chất lượng hơn. Các nghiên cứu
trước cho thấy hai tác động tương phản của ĐDHTN trên hiệu quả hoạt động ngân
hàng, hay nói cách khác khơng phải lúc nào, trường hợp nào ĐDHTN cũng đem lại
kết quả tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các kết quả thực
nghiệm từ các nền kinh tế thị trường mới nổi (Meslier và cộngisự, 2014; Alhassan,
2015; Chavan và Gambacorta, 2016) cho rằng chất lượng tài sản là nhạy cảm với
môi trường lãi suất và tăng trưởng kinh tế; có mối liên quan chặt chẽ giữa chất
lượng tài sản với ĐDHTN và lợi nhuận ngân hàng. Dễ thấy tại thị trường mới nổi
các ngân hàng liên tục vật lộn với những tài sản kém chất lượng, do đó hoạch định
chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu thu nhập qua việc đa dạng hóa thu nhập là giải
pháp vơ cùng quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng và tránh sự bất ổn tài
chính.
Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam, dịng nghiên cứu ảnh hưởng của đa
dạng hóa thu nhập, thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như phương pháp, hướng tiếp cận
nghiên cứu. Hầu hết các quan điểm của các nhà nghiên cứu đều ủng hộ việc tăng thu
nhập từ hoạt động phi truyền thống, điều này sẽ có tác động tích cực đối với hoạt
động của các NHTM tại Việt Nam. Chẳng hạn, nghiên cứu của Minh và Cành
(2015), Dũng và cộng sự (2015), Hậu và Quỳnh (2017) và Sang và Trang (2018)
đều chung quan điểm rằng thu nhập phi tín dụng khơng gây ảnh hưởng đối với rủi
ro nhưng có tác động tích cực đến hoạt động của các NHTM Việt Nam. Thực tế là,
các NHTM Việt Nam đã và đang chú trọng, đầu tư nghiêm túc đối với sự phát triển
của các dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại, tăng quy mô và tỷ trọng thu nhập từ
dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập. Xu hướng này phù hợp với hoạt động

NHTM tại các nền kinh tế


phát triển, giảm thiểu các rủi ro, đảm bảo các ngân hàng phát triển bền vững. Tuy
nhiên, vẫn cịn đó những thách thức, nỗi lo đòi hỏi các NHTM phải tăng cường các
giải pháp cấp bách kịp thời để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh
hội nhập sâu rộng. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây cịn có sự trái ngược về kết
quả nghiên cứu tác động của ĐDHTN đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Xét
về phương diện lý thuyết cịn có chưa thống nhất tác động của ĐDHTN đến hiệu
quả hoạt động và rủi ro của các NHTM; xét về mặt thực tiễn, mục tiêu của tái cơ
cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
các NHTM. Các NHTM Việt Nam đã và đang thực thi chính sách nhằm giảm rủi ro
và nâng cao chất lượng hoạt động. Ngoài ra, nghiên cứu ĐDHTN của NHTM trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay cịn là
vấn đề có tính thời sự cao. Chính vì tầm quan trọng của hoạt động ĐDHTN của các
NHTM và yêu cầu thực tiễn nêu trên, để bổ sung cơ sở lý luận cũng như bằng
chứng thực nghiệm về sự tác động của ĐDHTN đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam tôi đi đến quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của
đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng qt
Phân tích thực trạng đa dạng hóa thu nhập, làm rõ tác động của đa dạng hóa
thu nhập, thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Từ
đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cụ thể, phù hợp đối với đa dạng hoá thu nhập
nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả hoạt động của các NHTM.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hồn thiện khung lý thuyết về đa dạng hố thu nhập và hiệu quả hoạt động
của các NHTM
Phân tích, đánh giá thực trạng đa dạng hoá thu nhập của các NHTM Việt

Nam.
- Đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.
- Đánh giá tác động của thu nhập phi tín dụng tới hiệu quả HĐKD của các
NHTM Việt Nam.


- Phân tích tác động của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD trong mối
quan hệ với chất lượng tài sản của các NHTM Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị cụ thể đối với đa dạngihoá thu nhập
nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các NHTM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các
câu hỏi sau:
- Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam ra sao?
- Tồn tại hay không mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi tín dụng và hiệu
quả HĐKD của các NHTM Việt Nam?
- Tác động của đa dạng hố thu nhập và thu nhập phi tín dụng như thế nào đến
hiệu quả HĐKD của NHTM Việt Nam trong mối quan hệ với chất lượng tài sản?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: 28 NHTM Việt Nam (bao gồm 13 NHTM đã niêm yết
và 15 NHTM chưa niêm yết). Các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu gồm các
ngân hàng (tại Phụ lục số 1). Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính
đến 31/12/2018 thì các NHTM Việt Nam gồm 04 NHTM Nhà nước và 31
NHTMCP trong nước. Trong các NHTM Nhà nước thì dữ liệu nghiên cứu khơng
bao gồm 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng. Trong 31 NHTMCP thì dữ liệu

khơng bao gồm NHTMCP Đơng Á (trong giai đoạn tình trạng “kiểm sốt đặc biệt”
bởi NHNN), NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Đại chúng Việt Nam, NHTMCP Việt
Nam Thương Tín do khơng thu thập được đầy đủ thông tin BCTC của các ngân
hàng này trong giai đoạn 2010 - 2018. Dữ liệu nghiên cứu gồm 252 quan sát và có
cấu trúc bảng khơng cân bằng.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm 31/12/2018,
tổng tài sản của các NHTM Việt Nam là 9.418.330 tỷ đồng. Tổng tài sản của 28
NHTM trong mẫu nghiên cứu là 9.109.333 tỷ đồng, chiếm 96,7% tổng tài sản của
các NHTM Việt Nam. Như vậy các NHTM trong mẫu nghiên cứu đảm bảo đại diện
cho các NHTM Việt Nam.


Phạm vi thời gian: Nghiên cứu dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính
(BCTC), các báo cáo thường niên (BCTN) của các NHTM Việt Nam giai đoạn
2010 - 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh
các tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế nhằm hệ thống hố cơ sở lý thuyết,
xây dựng mơ hình nghiên cứu nhằm lượng hố vai trị của đa dạng hố thu nhập đối
với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Phương pháp định tính: Nghiên cứu tiến hành thu thập và tổng hợp số liệu
từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam. Mục đích
nhằm tiến hành phân tích thực trạng đa dạng hố thu nhập và hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2018. Đánh giá hoạt động của NHTM
trong bối cảnh chuyển đổi số, nhận diện khó khăn và thách thức đối với tiến trình đa
dạng hố thu nhập của các NHTM trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp so sánh số liệu thống kê của
các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng đang phát triển và ngân hàng phát
triển trên thế giới từ đó có cái nhìn khách quan hơn.
Phương pháp định lượng: Mục đích của phương pháp này để xây dựng mơ

hình nghiên cứu đánh giá tác động đa dạng hoá thu nhập, thu nhập phi tín dụng đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Tác giả sử dụng phần mềm EXCEL,
STATA để phân tích dữ liệu bảng Panel Data cân bằng trong mơ hình hồi quy đa biến.
Phương pháp ước lượng GMM (1991- Generalised Method of Moments) của
Arellano và cộng sự (1991) được sử dụng để ước lượng để khắc phụ các khuyết tật
và hiện tượng nội sinh trong phương pháp ước lượng (Pooled OLS, FEM) nhằm
tăng tính tin cậy của kết quả. Trong khi đó, mơ hình hồi quy ngưỡng (Threshold
estimate model) sử dụng nhằm đánh giá mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi tín
dụng và hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết về đa dạng hoá thu nhập,
hiệu quả hoạt động của NHTM, luận án đã đề xuất các mơ hình đánh giá tác động
của đa dạng hóa thu nhập với hiệu quả hoạt động của NHTM nên có ý nghĩa tham
khảo về mặt học thuật trong nghiên cứu kinh tế. Nghiên cứu đã trình bày các kinh
nghiệm về đa dạng hoá thu nhập của các NHTM tại các quốc gia khác nhau trên thế
giới, đúc


rút bài học kinh nghiệm và vận dụng thực tiễn đối với các NHTM Việt Nam. Lược
khảo các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây đã cho cái nhìn
tương đối tồn diện về vai trị của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả hoạt động
của NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đã đánh giá chi tiết về thực trạng cơ cấu thu nhập, đa dạng hoa
thu nhập tại các NHTM Việt Nam. Luận án đánh giá tác động của đa dạng hoá thu
nhập đến hiệu quả HĐKD, rủi ro của các NHTM thơng qua việc xây dựng mơ hình
kinh tế lượng. Thực hiện phân tích, đánh giá tác động của từng nguồn thu thành
phần trong thu nhập phi tín dụng tới hiệu quả HĐKD ngân hàng, đồng thời khẳng
định tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD của

các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu cũng phân tích cơ chế tác động của thu nhập phi
tín dụng như thế nào đến hiệu quả HĐKD của NHTM Việt Nam trong mối quan hệ
với chất lượng tài sản.
Đây là đề tài có tính thực tiễn dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và bám sát
diễn biến thực tiễn về việc đa dạng hóa thu nhập với nâng cao hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị
cho nên các giải pháp do đề tài đề xuất sẽ là một tư liệu tham khảo có giá trị trong
điều hành thực tiễn nhằm đa dạng hóa thu nhập để nâng cao hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt Nam và có biện pháp đối phó phù hợp hơn với thực tế khách quan
sự phát triển của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động của
các NHTM
Chương 3: Phân tích thực trạng đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu tác động của đa
dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nhằm đa dạng hoá thu nhập để nâng cao
hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu quốc tế
1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò của cơ cấu thu nhập đối với hoạt động các
của NHTM
Trong hai thập kỷ qua dòng nghiên cứu điều tra sự kết hợp giữa các hoạt

động ngân hàng truyền thống và phi truyền thống đã có sự gia tăng đang kể với nhiều
hướng tiếp cận đa dạng với kết quả trái ngược nhau. Các tài liệu hiện có chủ yếu dựa
trên các nghiên cứu đối với các ngân hàng tại Mỹ và một loạt các ngân hàng Châu
Âu, chủ yếu tập trung vào các lợi ích đa dạng hóa thu nhập là lý do chính tại sao các
ngân hàng tham gia vào phạm vi hoạt động rộng hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này đã cung cấp các kết quả khác nhau. Trong khi Boyd (1980), Kwast (1989),
Stiroh (2006) đã chỉ ra những lợi ích đáng kể bởi việc chuyển đổi cơ cấu thu nhập
sang các hoạt động phi truyền thống, trong khi những nghiên cứu khác lại tập trung
về các tác động của đa dạng hố thu nhập đối với sự ổn định và chính sách ngân
hàng (Edwards và Mishkin, 1995; Lui, 2012). Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu khác đã
cho rằng khơng có lợi hoặc thậm chí tăng rủi ro khi các ngân hàng kết hợp các hoạt
động truyền thống và phi truyền thống (Stiroh và Rumble, 2006; Demsetz và
Strahan, 1997; Boyd và Graham, 1988).
Lepetit và cộng sự (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và đa
dạng hóa thu nhập trong sự thay đổi cơ cấu của ngành ngân hàng Châu Âu. Dựa
trên dữ liệu các NHTM tại Châu Âu giai đoạn từ 1996 đến 2002, nghiên cứu cho
thấy các ngân hàng có xu hướng mở rộng sang các hoạt động thu nhập phi tín dụng
có rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản cao hơn so với các ngân hàng chủ yếu dựa
vào hoạt động choivay truyền thống. Tuy nhiên, xét ảnh hưởng quy mô và việc tách các
hoạt động ngoài lãi thành các hoạt động giao dịch và hoạt động hoa hồng và phí, kết
quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ tích cực với rủi ro, chủ yếu là đối với các
ngân hàng nhỏ và về cơ bản được thúc đẩy bởi các nguồn thu từ hoa hồng và phí.


Jaffar và cộng sự (2014) nhận định ngành ngân hàng ở Anh đã dần dần
chuyển từ vai trò trung gian tài chính truyền thống sang việc ngày càng dựa vào các
HĐKD phi truyền thống tạo ra thu nhập từ phí, lợi nhuận từ giao dịch và các loại
thu nhập phi lãi suất khác. Sử dụng tập dữ liệu của các Ngân hàng lớn của Anh
trong giai đoạn từ năm 1986 đến 2012, nghiên cứu này điều tra những thay đổi
trong cơ cấu thu nhập ngân hàng do bãi bỏ quy định năm 1986 và chỉ ra ảnh hưởng

của những thay đổi này đối với rủi ro cho hệ thống. Trên một phân tích vi mơ, các ngân
hàng lớn hơn có nhiều khả năng duy trì mức thu nhập phi tín dụng cao hơn.
Busch và Kick (2015) cho thấy rằng các NHTM gây ra rủi ro cao hơn khi mở
rộng cơ cấu thu nhập tăng tỷ trọng hoạt động thu phí của các ngân hàng tại Đức giai
đoạn 1995-2011. Nghiên cứu cũng chứng minh việc các ngân hàng mở rộng sang
hoạt động thu phí dịch vụ sẽ có biên lãi suất thấp hơn. Maudos (2016) sử dụng dữ
liệu các NHTM tại Châu Âu giai đoạn từ 2002-2012 để phân tích vai trò của cơ cấu
thu nhập đến hoạt động của NHTM. Kết quả nghiên cứu cho rằng cạnh tranh trong
lĩnh vực ngân hàng gia tăng làm tỷ suất lợi nhuận tài chính giảm, điều này cũng
đóng vai trị là động lực để tìm kiếm các nguồn thu nhập khác.
Belguith và Bellouma (2017) phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu thu nhập đối
với sự ổn định và hiệu quả hoạt động ngân hàng của các ngân hàng tại Tunisia trong
giai đoạn 2001 đến 2014. Nghiên cứu thấy rằng chuyển đổi cơ cấu thu nhập từ thu
nhập lãi thuần sang thu nhập phi tín dụng sẽ tăng lợi nhuận và sự ổn định của các
NHTM. Phát hiện từ nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng lợi ích từ đa dạng hóa là lớn
nhất đối với các ngân hàng có nhiều hoạt động để chuyển dịch sang các ngành kinh
doanh phi truyền thống trong khi khơng có lợi đối với các ngân hàng theo đuổi
chiến lược bán chéo dịch vụ tài chính.
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM
Các tài liệu tài liệu đa dạng hóa ngân hàng trong giai đoạn những năm 19801990 cho rằng đa dạng hóa làm tăng cả khả năng sinh lời và ổn định (Boyd và Graham,
1988; Rose, 1989; Berger và cộng sự, 1999). Có thể đạt được điều này bằng cách mở


rộng hoạt động trên các sản phẩm và dịch vụ khác nhau cũng như về mặt địa lý. Các
nghiên cứu về việc đa dạng hóa thu nhập giữa các ngân hàng tại Mỹ và Châu Âu nói
chung đã liên quan đến cấu trúc thu nhập phi tín dụng của NHTM. Đa dạng hóa thu
nhập tác động tiêu cực đối với rủi ro lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ (DeYoung và
Roland, 2001; Stiroh, 2004). Trong khi đó, đa dạng hóa lại tăng cường mức độ rủi
ro lợi nhuận của các ngân hàng Châu Âu ( Chiorazzo và cộng sự, 2008; Baele và

cộng sự, 2007). DeYoung và Rice (2004) đã phân tích tác động của thu nhập phi tín
dụng đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng Mỹ cho rằng mặc dù đa dạng hóa
thu nhập thúc đẩy tăng lợi nhuận, một chiến lược thực hiện đa dạng hóa sẽ làm tăng
sự biến động của thu nhập. Acharya (2006) thực hiện nghiện cứu trên 105 ngân
hàng tại Ý trong khoảng thời gian từ 1993-1999 kết luận rằng: việc đa dạng hóa
khơng đảm bảo tạo ra hiệu suất vượt trội và hoặc giảm rủi ro cho các ngân hàng. Cụ thể
là đối với các ngân hàng có mức độ rủi ro cao thì đa dạng hóa thu nhập làm giảm lợi
nhuận và tạo ra các khoản vay có rủi ro cao hơn; đối với các ngân hàng có rủi ro
thấp thì đa dạng hóa thu nhập tạo ra một sự cân bằng không hiệu quả giữa lợi nhuận
và rủi ro. Laeven và Levine (2007) nghiên cứu ngân hàng của 13 quốc gia Tây Âu
và đa dạng hóa thu nhập gây tác động quá tiêu cực đến rủi ro. Baele và cộng sự (2007)
nghiên cứu những ảnh hưởng đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động và rủi ro
ngân hàng. Dữ liệu nghiên cứu được dùng là dữ liệu bảng các ngân hàng từ 17 quốc
gia Châu Âu trong giai đoạn 1989 đến 2004. Kết quả nghiên cứu thể hiện các ngân
hàng với tỷ lệ thu nhập phi tín dụng trên tổngithu nhập cao, thì có kết quả kinh
doanh khả quan hơn. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các nguồn thu từ hoạt động khác
nhau sẽ làm tăng rủi ro hệ thống ngân hàng. Rossi và cộng sự (2009) cho thấy sự đa
dạng hóa tăng hiệu quả lợi nhuận đồng thời giảm rủi ro của các ngân hàng. Elsas và
cộng sự (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả
kinh doanh, sử dụng dữ liệu của ngân hàng các quốc gia phát triển như: Úc, Canada,
Pháp, Đức, Ý, Vương quốc Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, và Thụy Sĩ) từ năm 1996 đến
2008, kết quả chứng minh rằng đa dạng hóa thu nhập giúp cải thiện khả năng sinh
lời của ngân hàng thậm chí trong giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính của 20072008. Sanya và Wolfe (2011)


nghiên cứu tác động của đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại 11
nền kinh tế mới nổi, kết luận rằng đa dạng hóa thu nhập giúp làm giảm rủi ro phá
sản và gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Berger và cộng sự (2010) thấy rằng đa
dạng hóa ngân hàng Trung Quốc dẫn đến chi phí lớn và lợi nhuận thấp hơn. Nguyen
và cộng sự (2012) chứng minh đa dạng hóa thu nhập đã giúp các ngân hàng của 04

nước Châu Á (Bangladesh, Ấn độ, Pakistan và Srilanka) ổn định hơn trong giai
đoạn 1998- 2008. Pennathur và cộng sự (2012) cho rằng đa dạng hóa mang lại nhiều
lợi ích cho các ngân hàng tại Ấn Độ. Tuy nhiên, nó mang lại lợi ích cho ngân hàng
ngoại hơn là ngân hàng nội địa. DeYoung và Torna (2013) phân tích tác động của đa
dạng hóa thu nhập đến sự thất bại của các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài
chính. Nghiên cứu cho việc chuyển đổi cơ cấu thu nhập ảnh hưởng đến khả năng
thất bại của ngân hàng như thế nào lại phụ thuộc vào năng lực tài chính của chính
ngân hàng đó. Trong khi các ngân hàng tham gia ở mức độ cao hơn trong các hoạt
động phi truyền thống sẽ làm giảm rủi ro phá sản của tổ chức tín dụng; các ngân
hàng suy thối tài chính khi tham gia vào các hoạt động này sẽ làm tăng xác suất thất
bại đối với ngân hàng.
Delpachitra và Lester (2013) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập
đến hiệu quả hoạt động của 09 ngân hàng niêm yết Úc trong giai đoạn năm 20002009. Kết quả thực nghiệm cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm giảm khả năng sinh
lời và không giúp cải thiện rủi ro vốn có của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho
rằng các ngân hàng sẽ không được hưởng lợi từ hoạt động phi tín dụng. Li và Zhang
(2013) nghiên cứu sự phụ thuộc ngày càng tăng về thu nhập phi tín dụng của các
ngân hàng Trung Quốc trong khoảng 1986-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa
dạng hóa thu nhập mang lại kết quả tích cực cho các ngân hàng nhưng cũng đồng
thời có thể gia tăng rủi ro hệ thống.
Lee và cộng sự (2014b) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến hoạt động
của các ngân hàng tại 22 quốc gia khu vực Châu Á từ năm 2004 - 2009 chứng minh
rằng đa dạng hóa thu nhập làm giảm rủi ro nhưng không gia tăng lợi nhuận. Meslier
và cộng sự (2014) đã sử dụng dữ liệu bảng thu thập bởi 39 NHTM tại Philippines
trong giai đoạn 1999 - 2005 để nghiên cứu vai trò và giá trị từ đa dạng hóa, chỉ ra


rằng thu nhập phi tín dụng làm tăng lợi nhuận ngân hàng và điều chỉnh giảm rủi ro
ngân hàng. Đồng quan điểm, Lee và cộng sự (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của
thu nhập phitín dụng đến lợi nhuận ngân hàng và rủi ro, sử dụng dữ liệu ngân hàng
của 22 quốc gia ở Châu Á với 967 ngân hàng tư nhân trong giai đoạn 1995-2009.

Bằng cách thực hiện phương pháp hồi quy GMM cho thấy kết quả là các hoạt động
phi tín dụng của các ngân hàng Châu Á giảm thiểu rủi ro nhưng khơng tác động tích
cực khả năng sinh lời. Brighi và Venturelli (2014) sử dụng dữ liệu bảng (panels
data) của 52 Ngân hàng Ý trong khoảng thời gian từ 2006-2011 để kiểm tra ảnh
hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Không
giống như các nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập nhằmxem xét ảnh hưởng của nó
đến vốn cổ phần và giá trị khoản nợ, danh mục đầu tư rủi ro sinh lời, các nhà khoa
học tiếp cận các cách khác của HĐKD phi lãi đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng, tác giả kết luận đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận ngân hàng trên cơ sở
điều chỉnh rủi ro.
Stiroh (2015) nhận định rằng: “các ngân hàng không ngừng thay đổi chiến
lược hoạt động của họ theo hướng hấp thụ rủi ro nhiều hơn. Tuy nhiên, yếu tố rủi ro
là nội sinh, mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và rủi ro ngân hàng là chưa
thống nhất. Start và Ratnovski (2016) nhấn mạnh đa dạng hóa hạn chế hiệu quả
HĐKD, kiểm sốt rủi ro của các NHTM”.
1.1.3. Các nghiên cứu ảnh hưởng của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả HĐKD
của các NHTM
Stiroh (2004b) cho thấy có mối tương quan tương đối cao giữa thu nhập lãi
thuần và thu nhập phi tín dụng của các ngân hàng Mỹ từ 1984 đến 2001. Nghiên cứu
cho rằng đa dạng hóa thu nhập ít mang lại lợi ích khi ngành ngân hàng đang cố gắng
thay đổi đối hướng tới hoạt động phi tín dụng. Thu nhập lãi thuần và thu nhập phi
tín dụng có xu hướng thúc đẩy lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Barbados, Craigwell và
Maxwell (2006) cho rằng thu nhập phi tín dụng tác động tích cực đến lợi nhuận và
hiệu quả HĐKD của các ngân hàng.
Merciecaivà cộng sự (2007) cho rằng các ngân hàng nhỏ tại Châu Âu không
thu được hiệu quả tích cực từ đa dạng hóa thu nhập. Khi thu nhập phi truyền thống
cao sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp hơn, gia tăng rủi ro và làm giảm lợi nhuận điều chỉnh


rủi ro. Hơn nữa, các hoạt động giao dịch mang lại rủi ro và không tạo ra nhiều lợi

nhuận hơn. Theo Lepetit và cộng sự (2008a), các ngân hàng có sự phụ thuộc nhiều
vào các hoạt động phi lãi sẽ có nguy cơ vỡ nợ cao hơn so với các ngân hàng chủ yếu
cung cấp các khoản vay. Mối quan hệ tích cực sẽ xảy ra đối với các ngân hàng nhỏ
chủ yếu dựa vào hoạt động hoa hồng và phí dịch vụ.
Sanya và Wolfe (2011) làm nổi bật những lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập đối
với ngân hàng tại các quốc gia mới nổi. Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia tiến
hành cho mẫu các ngân hàng niêm yết của 11 nước đang phát triển, thấy rằng đa
dạng hóa các hoạt động phi lãi làm tăng khả năng sinh lời và làm giảm rủi ro ngân
hàng. Nguyen và cộng sự (2012) cũng tập trung chỉ ra những lợi ích từ việc đa dạng
hóa thu nhập của NHTM ở các nước khu vực Đông Nam Á. Kết quả của họ cho
rằng các ngân hàng sở hữu sức mạnh thị trường lớn có thể giảm thiểu rủi ro khi thực
hiện việc đa dạng hóa sang các hoạt động thu nhập phi tín dụng. Maudos và Solis
(2009) làm nổi bật mối quan hệ tiêu cực giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi
tín dụng đối với các ngân hàng Mexico. Sawada (2013) phân loại thu nhập phi tín
dụng thành ba thành phần gồm thu nhập từ phí, thu nhập giao dịch và thu nhập phi
tín dụng khác, cho rằng cả thu nhập từ phí và thu nhập giao dịch có ảnh hưởng tích
cực đáng kể đối với hiệu quả HĐKD của ngân hàng.
Meslier và cộng sự (2014) xem xét tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với
hiệu quả hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế mới nổi. Sử dụng dữ liệu thu nhập
phi tín dụng, nghiên cứu làm rõ sự thay đổi đối với các hoạt động ngoài lãi sẽ làm
tăng lợi nhuận ngân hàng và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Li và Zhang (2013) nghiên
cứu sự phụ thuộc ngày càng tăng về thu nhập phi tín dụng của các ngân hàng Trung
Quốc trong 1986-2008, kết luận đa dạng hóa thu nhập, tăng hoạt động phi truyền
thống mang lại lợi ích cho các ngân hàng nhưng cũng đồng thời có thể gia tăng rủi
ro hệ thống. Sử dụng dữ liệu ngân hàng Mỹ, Saunders và cộng sự (2014) nhận định
đa dạng hóa thu nhập chuyển từ thu nhập lãi thuần sang gia tăng tỷ trọng thu nhập
từ hoạt động ngồi lãi có thể gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro ngân hàng.
Köhler (2015) đánh giá vai trò và tầm quan trọng của đa dạng hóa thu nhập, đối với
hiệu quả sinh lời của các NHTM ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế, cho kết quả là thu
nhập phi tín dụng tác động tích cực đến hiệu quả sinh lời của các NHTM.



Ahamed (2017) nghiên cứu trả lời câu hỏi liệu sự thay đổi đối với hoạt động
thu nhập phi tín dụng, liệu có cải thiện khả năng sinh lời của các ngân hàng Ấn Độ
giai đoạn 1998-2014, cho rằng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng trong cơ cấu thu nhập
cao thì lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro NHTM sẽ cao hơn. Các ngân hàng
tư nhân nước ngoài có được lợi nhuận điều chỉnh rủi ro cao hơn so với các ngân
hàng khu vực công và ngân hàng tư nhân trong nước. Hơn nữa, lợi ích từ đa dạng
hóa thu nhập cao hơn đối với các ngân hàng mà chất lượng tài sản thấp hơn. Park và
cộng sự (2019) đã phân tích ảnh hưởng của thu nhập phi tín dụng đến rủi ro và lợi
nhuận của các ngân hàng tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 20072009, cho kết quả rằng thu nhập phi tín dụng có tác động tích cực đối với rủi ro và
lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng.
Sun và cộng sự (2017) đã sử dụng một tập dữ liệu của 16 NHTM Trung Quốc
giai đoạn từ 2007-2013 để kiểm tra tác động của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng. Bằng cách thực hiện mơ hình hồi quy dữ liệu bảng, kết
quả thực nghiệm chứng minh có mối quan hệ phi tuyến (biểu đồ hình chữ U) giữa
thu nhập phi tín dụng và hiệu quả HĐKD.Thu nhập phi tín dụng làm tăng hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng đến một mức độ nhất định sẽ không mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng nữa. Noor và Siddiqui (2019) điều tra tính phi tuyến tính trong mối
quan hệ giữa thu nhập phi tín dụng các ngân hàng ở Pakistan và khả năng sinh lợi
của họ để khai thác mức tối ưu của tỷ lệ thu nhập phi tín dụng nhằm tối ưu hóa hiệu
quả của đa dạng hóa thu nhập đem lại lợi nhuận cao nhất. Nghiên cứu chứng minh
các ngân hàng có thể nhận được lợi ích tối đa từ một nguồn thu nhập phi truyền
thống nếu họ cố gắng đưa tỷ lệ thu nhập phi tín dụng lên đến một mức nhất định,
đặc biệt là với các ngân hàng có thu nhập lãi thuần thấp do khi tỷ lệ lãi suất thấp có
thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận.
1.1.4. Một số nghiên cứu về tác động đa dạng hóa thu nhập, thu nhập phi tín
dụng tới hiệu quả HĐKD của các ngân hàng thương mại trong mối quan hệ với
chất lượng tài sản
Các NHTM có chất lượng danh mục các khoản cho vay khác nhau sẽ có

động lực khơng giống nhau đối với hoạt động phi truyền thống của ngân hàng. Ví
dụ: khi một ngân hàng có chất lượng tài sản thấp nhà quản lý có thể sẽ theo đuổi
nguồn thu


×