Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Nghiên cứu tác động của hiệp định CPTPP đến xuất khẩu hàng thủy sản của việt nam sang thị trường canada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 112 trang )

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các
Thầy cô Trường Đại học Thương mại nói chung và Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc
tế nói riêng đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ths. Vũ Anh Tuấn - người
Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như định hướng cho tơi trong suốt q
trình nghiên cứu, thực hiện và hồn chỉnh luận văn.
Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm bạn bè, đồng nghiệp và gia đình tơi đã ln
hỗ trợ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận
văn Thạc sĩ. Nếu khơng có sự hỗ trợ của Thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, tơi
tin rằng sẽ khơng thể hồn thành luận văn này.
Một lần nữa, tơi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả những người đã
ln giúp đỡ, động viên và khuyến khích tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2021

1

1


MỤC LỤC

2

2



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

3

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Các hiệp định FTA đã trở thành một trào lưu chung trên thế giới trong xu thế toàn
cầu hóa, đồng thời là giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn khi mà những thỏa thuận
đạt được trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chưa đáp ứng đủ các
cam kết. Số lượng FTA trên thế giới tăng nhanh chóng, theo thống kê của WTO, tính
đến ngày 17/01/2020, đã có tổng cộng 303 Hiệp định có hiệu lực trong số 483 Hiệp
định được các nước thông báo tới WTO .
Theo thống kê của Tổ chức Liên hiệp quốc về Kinh tế và các vấn đề xã hội cho
khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (UNSCAP), khu vực Châu Á - Thái Bình dương
dẫn đầu xu thế FTA với 262 FTAs được ký kết, thông báo tới WTO và với sự tham gia
của nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản…
Đến nay, Việt Nam đã có 13 FTA có hiệu lực và hiện đang đàm phán 03 FTA.
Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam
tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu
(EVFTA).
Tham gia CPTPP giúp tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam cả ở khu vực
và quốc tế bởi đây là minh chứng cụ thể, là bước tiến mới trong quá trình thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt
Nam.

Nếu chỉ tính riêng về triển vọng kinh tế, Việt Nam là quốc gia được đánh giá sẽ
đạt được lợi ích lớn nhất từ CPTPP so với các thành viên khác.
Với dân số hơn 33 triệu người và mức tăng trưởng GDP ổn định ( 3%/ năm),
Canada là một trong số những thị trường phát triển, với tiềm lực nhập khẩu cao. Phần
lớn mặt hàng tiêu dùng tại Canada đều được nhập khẩu từ nước ngồi, trong đó 50%
nguồn nhập khẩu đến từ Mĩ và 50% còn lại được nhập khẩu từ các khu vực khác như
Châu Á và Mĩ La Tinh.
Đặc biệt, sau khi tham gia ký kết CPTPP, Chính phủ Canada cũng ban hành
nhiều chính sách khuyến khích hấp dẫn, với nhiều mặt hàng được miễn thuế đến 0%
và những dự án hỗ trợ đưa hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Canada thuận lợi hơn.
4


Mặt khác, Việt Nam cũng được Canada xem là đối tác thương mại ưu tiên nhờ việc
tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại tự do và nền kinh tế năng động. Các
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tại Canada bao gồm thủy hải sản, nông sản,
hàng dệt may, giầy dép, gỗ và các chế phẩm từ gỗ….
Hiện tại Việt Nam là một trong những nước cung cấp thủy sản lớn nhất sang
Canada đặc biệt là các mặt hàng tôm. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản vào Canada cịn
gặp nhiều vướng mắc. Bên cạnh đó, Canada cũng được xem là nước có nhiều quy định
nhập khẩu nghiêm ngặt đặc biệt là về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ….
Vấn đề được đặt ra: Việt Nam cần làm gì để tận dụng các ưu đãi từ CPTPP để đẩy
mạnh xuất khẩu và mở rộng thị phần thủy sản sang Canada trong giai đoạn tiếp theo?
Xuất phát từ những lý do nêu trên và để đi tới cái nhìn bao quát hơn, tác giả chọn
đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu tác động của Hiệp định CPTPP đến xuất
khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Canada”
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.


Từ khi được ký kết, Hiệp định CPTPP luôn được quan tâm triệt để khơng những
vì những cam kết về thuế quan mà Hiệp định đưa ra mà còn cả bởi vì những đối tác có
mặt trong Hiệp định. Vì lý do đó mà rất nhiều đề tài nghiên cứu về Hiệp định CPTPP
được thực hiện, điển hình như một số bài nghiên cứu sau:
-

Luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế của Ths. Phạm Ngọc Dũng thuộc Trường Đại học
Kinh tế quốc dân với đề tài: “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

-

trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP” năm 2019.
Luận Văn Thạc Sĩ - Thơng Tin Về Hiệp Định Đối Tác Tồn Diện Và Tiến Bộ Xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) của tác giả Nguyễn Mai Chi thuộc Trường Đại học Khoa

-

học xã hội và nhân văn.
Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng
gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực hiện Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP)” do nhóm nghiên cứu của

-

ThS. Vương Quang Lượng thực hiện
Báo cáo của BSC Research với đề tài: “Tác động của Hiệp định CPTPP tới các Ngành

-

kinh tế” được thực hiện năm 2018

Luận văn của tác giả Hoàng Quỳnh Ngọc với đề tài “Những cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP)”.
5


Những đề tài trên đều đưa ra cái nhìn khái quát và tổng quan về Hiệp định
CPTPP, nêu ra được nội dung chính của Hiệp định và tác động chung. Tuy nhiên,
những đề tài trên vẫn chưa đi sâu chi tiết vào từng ngành hàng cụ thể.
Do đó, bài nghiên cứu dưới đây đã cập nhật và bổ sung những tính mới để khắc
phục những hạn chế của các đề tài trước. Những tính mới của bài nghiên cứu gồm:
Một là, bài nghiên cứu phân tích chi tiết hàng rào thuế quan và phi thuế quan
giữa Việt Nam và Canada trước và sau khi CPTPP có hiệu lực nhằm đánh giá cụ thể
tác động tiềm năng của Hiệp định này.
Hai là, bài nghiên cứu khai thác kỹ thương mại giữa Việt Nam và Canada, cũng
như tác động của CPTPP đối với ngành thủy sản. Việc phân tách và tìm hiểu kĩ ngành
thủy sản thông qua các mã hàng HS 4 số sẽ giúp đánh giá cụ thể và chính xác hơn.
Ba là, bài nghiên cứu tập trung vào các nội dung trong EVFTA, đặc biệt là những
nội dung liên quan đến thị trường Canada và chỉ ra những nhóm hàng, mặt hàng tiềm
năng Việt Nam có thể đẩy mạnh, gia tăng xuất khẩu sang Canada và đưa ra các hàm ý
chung và riêng cho Việt Nam
Bốn là, bài nghiên cứu phân tích cụ thể ngành thủy sản xuất khẩu sang Canada để
đưa ra những kiến nghị cho Chính phủ và Doanh nghiệp để tận dụng triệt để Hiệp định
CPTPP đối với ngành hàng này.
1.3.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do và tác động của Hiệp
định thương mại tự do đến xuất khẩu hàng thủy sản .
- Đánh giá thực trạng tác động của Hiệp định CPTPP đến xuất khẩu hàng thủy sản Việt

Nam sang Canada .
- Đề xuất giải pháp tận dụng cơ hội từ Hiệp định CPTPP để xuất khẩu hàng thủy sản
Việt Nam sang Canada
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1.





Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thủy sản và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Nghiên cứu về hiệp định CPTPP
Nghiên cứu về thị trường Canada
Nghiên cứu những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị

1.4.2.

trường Canada
Phạm vi nghiên cứu
6


Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam và tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Canada trong giai đoạn
2020 – 2023 tới, tập trung chủ yếu về một số lĩnh vực sau đây: kim ngạch và tỷ trọng
xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại
trong giai đoạn trước.
1.5.

1.5.1.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu từ các
trang web trong nước và quốc tế uy tín. Cụ thể, số liệu về thương mại với các giá trị
xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU được thu thập từ cơ sở dữ liệu ITC Trademap,
UN Comtrade và Tổng cục Hải quan Việt Nam. Các số liệu chi tiết theo mã HS được
tổng hợp từ năm 2015 đến 2019 theo ITC Trademap. Ngoài ra, một phần số liệu về
thương mại xuất nhập khẩu trong năm 2020 chưa được cập nhật trên ITC Trademap,
được tổng hợp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO); Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Các số liệu này được dùng để tính kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
Canada cũng như các chỉ số thương mại như RCA, ES và TC. Số liệu về thuế được thu
thập từ cơ sở dữ liệu WITS, các số liệu đầu vào của mơ hình SMART cũng đều được
kiết xuất từ cơ sở dữ liệu nàynhằm thống nhất tính chính xác số liệu đầu vào - đầu ra.
Những thông tin liên quan đến quan điểm, chính sách và quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Canada được tham khảo từ nhiều nguồn dữ liệu như văn bản pháp
luật của Đảng và Nhà nước; các báo cáo, cơng trình nghiên cứu chính thức của Dự án
Hỗ trợ Thương mại Đa biên MUTRAP hay Phịng Cơng nghiệp và Thương Mại Việt
Nam VCCI; cũng như các nghiên cứu của viện nghiên cứu, các trường đại học, các cá
nhân trong và ngoài nước..

1.5.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu
- Đọc tài liệu thu thập và mã hóa, trích dẫn những thơng tin cần thiết
- Xử lý dữ liệu định lượng: Trích xuất dữ liệu từ web và thực hiện các cơng thức
tính tốn sau đó sắp xếp dữ liệu và lập bảng, biểu đồ.
- Số liệu nghiên cứu: Số liệu về thương mại, hàng rào thuế quan , hàng rào phi
thuế quan, các chí số kinh tế vĩ mô được thu thập từ cơ sở dữ liệu Trademap, Tổng cục

Hài quan Việt Nam, WITS, Global Trade Alert, Integrated Trade Intelligence Portal,
GSO Việt Nam, Eurostat và WB.
7


1.6. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương và những mục chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Kết cấu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về Hiệp định CPTPP và tác động của Hiệp định CPTPP đến
xuất khẩu hàng thủy sản
2.1 Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu hàng thủy sản
2.2 Tổng quan về Hiệp định CPTPP
2.3 Phương pháp đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đến xuất khẩu hàng thủy sản
2.4 Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng thủy sản dưới tác động của Hiệp định
CPTPP
Chương 3: Thực trạng tác động của Hiệp định CPTPP đến xuất khẩu hàng thủy sản
Việt Nam sang thị trường Canada
3.1 Tổng quan về thị trường thủy sản của Canada
3.2 Cam kết của Canada về hàng thủy sản trong Hiệp định CPTPP
3.3 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada
3.4 Kết quả phân tích tác động của Hiệp định CPTPP đến xuất khẩu hàng thủy sản Việt
Nam sang thị trường Canada
3.5 Đánh giá chung về tác động của Hiệp định CPTPP đến xuất khẩu hàng thủy sản
Việt Nam sang thị trường Canada

Chương 4: Giải pháp giúp Việt Nam tận dụng Hiệp định CPTPP để xuất khẩu hàng
thủy sản Việt Nam sang thị trường Canada
4.1 Triển vọng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Canada
4.2 Các giải pháp về phía nhà nước nhằm tận dụng Hiệp định CPTPP để xuất khẩu
hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Canada
4.3 Các giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm tận dụng Hiệp định CPTPP để xuất khẩu
hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Canada
8


Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

9


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN
2.1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu hàng thủy sản
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoặc dịch vụ của một quốc gia này sang một
quốc gia khác với một mạng lưới bán hàng có tổ chức nhằm mục tiêu thu được lợi
nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước
nâng cao mức sống của người dân.
Xuất khẩu thủy sản chính là quá trình mua bán thủy sản giữa một quốc gia này
với một một quốc gia khác. Điều đó có nghĩa là hàng hóa trong q trình xuất khẩu là
thủy sản.
Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong đó bao
gồm các biện pháp, chính sách, cách thức… của Nhà nước và các doanh nghiệp với
bất kỳ một ngành sản xuất nào nói chung và với ngành thủy sản nói riêng.

2.1.2. Đặc điểm xuất khẩu hàng thủy sản
2.1.2.1. Đặc điểm của hàng thủy sản Việt Nam
- Sản phẩm được ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao
Hàng thủy sản Việt Nam là mặt hàng thực phẩm được khắp nơi trên thế giới ưa
chuộng. Tại các nước phát triển, nhu cầu thủy sản rất lớn. Hàng thủy sản chế biến sẵn
ln có giá cao hơn các mặt hàng thủy sản tươi sống. Ở các nước đang phát triển, nhu
cầu về loại hàng hóa này cịn cao hơn nữa. Đây chính là một thuận lợi rất lơn cho xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên cực kì thuận lợi, xuất khẩu thủy
sản của nước ta khơng ngừng gia tăng, đóng góp một lượng đáng kể vào kim ngạch
xuất khẩu của cả nước.
-

Quá trình sản xuất gắn liền với khâu chế biến và tiêu thụ.
Thủy sản sau khi thu hoạch cần được bảo quản, sơ chế hoặc chế biến ngay nếu
không sẽ làm giảm thậm chí là mất giá trị sau một thời gian ngắn. Hơn thế nữa thời
hạn sử dụng của loại hàng hóa này khơng dài. Điều này địi hỏi phải làm công tác dịch
vụ hậu cần, bảo quản đồng thời tìm kiếm thị trường để thúc đẩy tiêu thụ

-

Sản phẩm có tính thời vụ

10


Do đặc điểm tự nhiên, khí hậu của nước ta là khá phức tạp, thời tiết và mực nước
thay đổi theo mùa do đó việc ni trồng cũng như khai thác thủy sản không liên tục và
ổn định trong năm theo mặt hàng chế biến. Chính vì cịn phụ thuộc vào tự nhiên nên
sản lượng thủy sản mỗi mùa mỗi khác, mỗi năm mỗi khác, do đó có tình trạng giá thay
-


đổi liên tục
Khai thác và nuôi trồng trên diện rộng
Việt Nam là nước có điều kiện địa lí thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác
trên diện rộng. Tuy nhiên hiện nay ni trồng thủy sản vẫn cịn tồn tại tình trạng hoạt
động theo kiểu hộ gia đình, nhỏ lẻ, khơng thống nhất. Chính vì điều này, việc thu gom
nguyên liệu tập trung diễn ra rất khó khăn. trong thời gian tới cần phải có kế hoạch
quy hoạch cùng nuôi trồng và khai thác thủy sản hợp lý
- Ngành Thuỷ sản ln giữ vai trị quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền
trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần
thực hiện chiến lược quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân.
2.1.2.2. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản
- Hàng thủy sản Việt Nam hiện có mặt ở trên rất nhiều khu vực thị trường, trong
đó có các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada,…Thị trường
tiêu thụ của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam rất rộng lớn. Đây là thành công đáng kể
của ngành thuye sản và của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta.
- Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoạt động xuất
khẩu thủy sản phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo trước đây đồng thời phải tuân
thủ thêm các quy định mới khi ngày càng tiến sau vào hội nhập thế giới. Đây cũng là
thuận lợi đáng kể về mặt pháp lý như sự công bằng trong xuất khẩu giữa các nước, sự
thuận lợi trong tranh chấp thương mại,..
- Xuất khẩu thủy sản sẽ tạo ra một lượng lớn việc làm, thúc đẩy kinh tế địa
phương phát triển, nhất là đối với các tỉnh ven biển. Đồng thời nâng cao năng suất lao
động ngành thủy sản và tạo điều kiện chun mơn hóa sản xuất.
- Hoạt động chế biến xuất khẩu phụ thuộc không những vào nhu cầu thị trường
mà việc tăng giảm lợi nhuận,kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực
chế biến trong nước, tức là phụ thuộc vào sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản.
- Hàng thủy sản là mặt hàng thực phẩm, nên khi xuất khẩu mặt hàng này luôn
gặp phải rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt chất lượng của mặt hàng
xuất khẩu cần phải được đảm bảo ngay từ khâu nuôi trồng đến chế biến.

- Việc lựa chọn container cũng quan trọng không kém do thuỷ sản thường là hàng
đông lạnh cần nhiệt độ bảo quản thích hợp. Vì thế, lựa chọn một đối tác logistics uy tín
11


và có kinh nghiệm trong việc vận chuyển mặt hàng này để tránh trường hợp xãy ra rủi
ro không mong muốn.
- Quý 4 hằng năm thường là thời điểm các nước Việt Nam xuất khẩu thủy sản
chính như Mỹ, EU, Nga, Hàn Quốc tiêu thụ rất mạnh hàng thủy sản đông lạnh của Việt
Nam
2.2. Tổng quan về hiệp định CTTPP
2.2.1. Lịch sử hình thành
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp
định CPTPP hay TPP-11) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa 11
quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Canada, Australia, Brunei,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Sau
khi được thực hiện đầy đủ, 11 quốc gia sẽ hình thành một khối thương mại đại diện
cho gần 500 triệu người tiêu dùng và hơn 13% GDP toàn cầu, loại bỏ các rào cản
thương mại và hợp lý hóa các chính sách kinh tế cho các quốc gia trên một dải rộng
lớn của Vành đai Thái Bình Dương. Theo dữ liệu của Nikkei của Nhật Bản, CPTPP là
khối thương mại lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
và Liên minh châu Âu.
 Lịch sử hình thành và quá trình đàm phán để đi đến ký kết:

12


Biểu đồ 2.1: Các dấu mốc quan trọng trong quá trình đàm phán CPTPP

Ngày 08 tháng 03 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định




CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố Santiago, Chile.
Ngày 28 tháng 06 năm 2018, Mexico trở thành quốc gia đầu tiên hồn thành thủ



tục phê chuẩn trong nước của CPTPP, với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto nêu
13


rõ: “Với thỏa thuận thế hệ mới này, Mexico đa dạng hóa quan hệ kinh tế với thế giới
và thể hiện cam kết cởi mở và giao dịch tự do.”
Vào ngày 06 tháng 07 năm 2018, Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai phê chuẩn
thỏa thuận.
Ngày 19 tháng 07 năm 2018, Singapore trở thành nước thứ ba phê chuẩn thỏa
thuận và gửi văn bản phê chuẩn của nước này.
Vào ngày 17 tháng 10 năm 2018, Quốc hội Australia thông qua luật pháp liên
quan thông qua Thượng viện Australia. Việc phê chuẩn chính thức được gửi vào thứ
Tư, ngày 31 tháng 10 năm 2018.
Vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, New Zealand phê chuẩn CPTPP, nâng số quốc
gia đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận lên con số 4.
Cũng vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, Canada đã thông qua và đạt được đồng ý
của hoàng gia cho CPTPP. Việc phê chuẩn chính thức được gửi vào thứ Hai, ngày 29
tháng 10 năm 2018.
Vào ngày 12 tháng 11 năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết
phê chuẩn CPTPP. Việc phê chuẩn chính thức được gửi vào ngày 15 tháng 11 năm
2018.
Vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, CPTPP có hiệu lực giữa Australia, Canada,

Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore. Sáu quốc gia ban đầu thực hiện đợt cắt
giảm thuế đầu tiên.
Vào ngày 01 tháng 01 năm 2019, Australia, Canada, Mexico, New Zealand và
Singapore thực hiện đợt cắt giảm thuế thứ hai. (Việc cắt giảm thuế lần thứ hai của
Nhật Bản diễn ra vào ngày 1 tháng 4 năm 2019).
Vào ngày 14 tháng 01 năm 2019, CPTPP có hiệu lực giữa Canada và Việt Nam.
Các nhà xuất khẩu Canada ngay lập tức được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan thứ
nhất và thứ hai.

14


Biểu đồ 2.2: Tổng hợp CPTPP
2.2.2 Nội dung chính của Hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp



định TPP đã được 12 nước thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 06
tháng 02 năm 2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến
tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên hầu hết nội dung của Hiệp định Đối tác



xuyên Thái Bình Dương (TPP) (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các
nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ trong các lĩnh vực quan trọng như sở hữu
trí tuệ, đầu tư, mua sắm chính phủ, dịch vụ tài chính,... để bảo đảm sự cân bằng về
quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp

định TPP. Ngoài ra, CPTPP cũng đình chỉ khoảng 20 điều khoản mà Hoa Kỳ đã kiên
quyết muốn đưa vào nhưng không được sự đồng thuận của các quốc gia khác.
- Cam kết về cắt giảm thuế quan:


Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hồn tồn từ 97% đến 100% số dịng thuế nhập khẩu
đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như
15


tồn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có thủy sản vào các nước CPTPP
khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hồn tồn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc
theo lộ trình:
Australia: Thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực với tất cả sản phẩm thủy sản
(thuế cơ bản vốn là 0% trừ cá ngừ sọc dưa chế biến HS160414 giảm từ 5% xuống 0%)
Canada: Tất cả hàng thủy sản về 0% ngay. (Trong đó, các sản phẩm thủy sản hun khói
có lợi thế do thuế giảm từ 4% về 0%)
Chile: Sản phẩm thủy sản đều được giảm từ 6% về 0% ngay
Mexico: một số sản phẩm giảm từ 10-20% về 0% ngay. Một số sản phẩm cá: hồi, rơ
phi, thu, giị, kiếm, tơm... giảm theo lộ trình 5-10 năm.
New Zealand: Tất cả sản phẩm thủy sản thuế về 0% ngay. (Một số sản phẩm surimi
và cá hộp giảm từ 5% về 0%)
Nhật Bản: Hầu hết sản phẩm chế biến đang chịu thuế cơ bản 4,8 – 10,5% được giảm
về 0% ngay, trừ sản phẩm từ cá trích, cá thu có lộ trình 6 năm và sản phẩm có gạo có
lộ trình 11 năm. Sản phẩm HS 03 bao gồm cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ
albacore, cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá kiếm, cá tuyết, cá minh thái lộ trình giảm
thuế 6 – 11 năm...
Các nước khác: giảm về 0% ngay

16



BẢNG 2.1: Biểu thuế quan dành cho một số mặt hàng thủy sản trong CPTPP
Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP. Theo đó, Việt
Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dịng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu
lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng
cịn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Nhìn chung, mức độ cam kết
mở cửa thị trường hàng hóa của ta là thấp hơn nhiều so với mức các nước cam kết mở
cửa cho ta.
- Cam kết về dịch vụ và đầu tư:
Đối với lĩnh vực dịch vụ - đầu tư, các nước CPTPP áp dụng cách tiếp cận chọn bỏ và cơ chế “chỉ tiến không lùi-ratchet”. Theo đó, các nước được quyền đưa ra các
biện pháp bảo lưu trái với 4 nghĩa vụ chính của chương Dịch vụ (Đối xử quốc gia, Đối
xử tối huệ quốc, Tiếp cận thị trường, và Hiện diện tại nước sở tại) và 4 nghĩa vụ chính
của Chương Đầu tư (Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc, Yêu cầu thực hiện, và
Quản lý nhân sự cấp cao và ban giám đốc) dưới hình thức là một danh mục gọi là
“Danh mục các biện pháp bảo lưu không tương thích với nghĩa vụ chính của chương
Dịch vụ và chương Đầu tư” (gọi tắt là Danh mục NCM dịch vụ - đầu tư). Mọi biện
17


pháp quản lý, nếu khơng có yếu tố phân biệt đối xử, đều được phép duy trì mà khơng
cần phải bảo lưu trong Hiệp định
Về cam kết mở cửa thị trường cụ thể, ta cũng cam kết mở cửa hơn so với WTO
như sau:
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): Ta đồng ý nguyên tắc MFN, tức là đối xử với các

o

nước thành viên CPTPP không kém thuận lợi hơn so với các đối tác khác. Tuy nhiên,
ta bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào dành đối xử khác biệt cho

các quốc gia có hiệp định quốc tế song phương hoặc đa phương đang có hiệu lực hoặc
đã được ký kết trước ngày Hiệp định này có hiệu lực và các quốc gia thành viên
ASEAN theo bất kỳ hiệp định ASEAN nào mà các quốc gia thành viên ASEAN có thể
tham gia, đang có hiệu lực hoặc đã được ký kết trước ngày Hiệp định này có hiệu lực.
Đồng thời, ta cũng bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào dành đối xử
khác biệt cho các quốc gia theo các hiệp định quốc tế song phương hoặc đa phương
đang có hiệu lực hoặc được ký kết sau ngày Hiệp định này có hiệu lực trong các lĩnh
vực hoạt động hàng hải, bao gồm cả cứu hộ, thủy hải sản, hàng khơng.
Dịch vụ viễn thơng:

o



Cho phép các nước CPTPP thành lập liên doanh với mức góp vốn khơng q 49% đối
với các dịch vụ viễn thơng cơ bản có gắn với hạ tầng mạng. Với dịch vụ viễn thông giá
trị gia tăng có gắn với hạ tầng mạng, ta đồng ý cho phép thành lập liên doanh với mức
góp vốn khơng quá 65% sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với các dịch vụ
khơng gắn với hạ tầng mạng, mở cửa cho các nước CPTPP đầu tư thành lập doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.



Với dịch vụ viễn thơng giá trị gia tăng có gắn với hạ tầng mạng, ta đồng ý cho phép
thành lập liên doanh với mức góp vốn khơng q 65% sau 5 năm kể từ khi Hiệp định
có hiệu lực. Với các dịch vụ không gắn với hạ tầng mạng, mở cửa cho các nước
CPTPP đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi sau 5 năm kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực.




Với việc bán dung lượng cáp quang biển: Cáp quang phải đấu nối qua trạm cập bờ và
thiết bị do ta quản lý; các nhà đầu tư cáp quang CPTPP chỉ được phép bán dung lượng
cáp quang cho các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông và các công ty cung cấp dịch
vụ truy nhập internet (ISP) đã được cấp phép tại Việt Nam.
18


Dịch vụ ngân hàng: Ta cam kết mở cửa thị trường một số nội dung mới bao gồm

o

cung cấp dịch vụ tài chính mới và dịch vụ thanh tốn điện tử cho các giao dịch bằng
thẻ. Bên cạnh việc mở cửa thị trường, ta tiếp tục duy trì quyền cấp phép của cơ quan
quản lý tài chính cũng như đảm bảo được các quyền, lợi ích của Việt Nam khi tham
gia Hiệp định.
Dịch vụ phân phối: Việt Nam cam kết bỏ hạn chế đối với việc “mở thêm điểm bán

o

lẻ” sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Về diện mặt hàng, Việt Nam tiếp tục
bảo lưu khơng cho phép nước ngồi tham gia phân phối xăng dầu, dược phẩm và sản
phẩm ghi hình.
Một số lĩnh vực mở thêm so với cam kết WTO: Các lĩnh vực mà ta

o

đang có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài như y tế, cơ sở thể dục thể thao, dịch vụ
vui chơi giải trí cho nhân dân, dịch vụ môi trường, các dịch vụ phục vụ kinh doanh
v.v… ta đồng ý cho phép các nước CPTPP đầu tư với mức độ cao hơn cam kết WTO,

trong đó nhiều lĩnh vực cho phép các nước CPTPP thành lập doanh nghiệp 100% vốn
nước ngồi.


Cam kết về mua sắm của Chính phủ:



Các nước thống nhất một bộ quy tắc khá toàn diện về đấu thầu mua sắm của các cơ
quan Chính phủ. Các quy tắc này chủ yếu là: (i) Về cơ bản, sẽ sử dụng hình thức đấu
thầu quốc tế rộng rãi để lựa chọn nhà thầu từ các nước CPTPP; (ii) Khơng áp dụng các
điều kiện dự thầu mang tính ưu tiên đối với nhà thầu cũng như hàng hóa và dịch vụ nội
địa (Việt Nam bảo lưu lộ trình chuyển đổi 25 năm đối với quy tắc này); (iii) Minh bạch
thông tin và thủ tục tại tất cả các khâu, đồng thời có quy định để bảo đảm liêm chính
trong q trình đấu thầu và xây dựng quy trình xem xét khiếu nại của nhà thầu.
Đồng thời, các nước đều có Biểu cam kết mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ
(MSCP) quyết định phạm vi mở cửa của từng nước về diện cơ quan, phạm vi hàng hóa
dịch vụ và ngưỡng giá trị đấu thầu. Theo đó, Việt Nam cam kết thực hiện mở cửa và
thực hiện theo các đối tượng như sau:

(i)

Chủ đầu tư, hay chính là bên mời thầu, bao gồm các đơn vị được liệt kê trong bản chào
là 21 cơ quan cấp Trung ương, không cam kết với các cơ quan thuộc Quốc hội, Văn
phong Chủ tịch nước, Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao. Đối với các Bộ Giao
thông vận tải và Bộ Quốc phòng, Việt Nam chỉ cam kết mở cửa các gói mua sắm một
số loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Việt Nam cũng cam kết mở cửa đấu thầu của 38
19



đơn vị sự nghiệp, bao gồm các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội, Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Thơng tấn xã Việt Nam.
(ii)

Ngưỡng mở cửa của gói thầu được quy định riêng cho từng loại chủ đầu tư, bao gồm
ngưỡng cho gói thầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ nói chung, và ngưỡng cho mua
sắm dịch vụ xây dựng. Ví dụ đối với các cơ quan trung ương, sau 15 năm chuyển đổi
thì ngưỡng mở cửa là 8.5 triệuP 0 F1P SDRP 1 F2P đối với gói xây lắp, sau 25 năm thì
ngưỡng đối với gói hàng hóa, dịch vụ là 130.000 SDRP 2 F3P.
Riêng đối với 34 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, ngưỡng mở cửa gói thầu hàng hố
được áp dụng đối với gói th ầu mua thuốc cho từng bệnh viện mà có thời gian thực
hiện hợp đồng từ một năm trở lên, hoặc gói thầu mua thuốc tập trung do Bộ Y tế thay
mặt các bệnh viện tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp gói thầu mua thuốc của bệnh
viện có thời gian thực hiện hợp đồng dưới một năm, ngưỡng mở cửa đối với gói thầu
này là 500.000 SDR. Trường hợp gói thầu chỉ bao gồm một loại thuốc duy nhất,
ngưỡng mở cửa là 180.000 SDR.

(iii)

Đối với hàng hóa, dịch vụ, lĩnh vực xây dựng cần mua thuộc phạm vi mở cửa, Việt
Nam chỉ bảo lưu những nội dung cần thiết, ví dụ bảo lưu việc mua xăng dầu, một phần
thị trường thuốc, lúa gạo, sách báo v.v… Phần dịch vụ chỉ liệt kê các loại dịch vụ mở
cửa cho nhà thầu của các nước CPTPP tham gia đấu thầu. Việt Nam cũng cam kết mở
cửa đấu thầu các gói thầu dược phẩm, tuy nhiên, lộ trình mở cửa khá dài, 15 năm sau
khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam mới mở cửa đến 50% tổng giá trị hợp đồng đối với
các gói thầu thuộc diện điều chỉnh. Các loại thuốc mà Việt Nam phải ưu tiên cho phép
đấu thầu theo thứ tự: Thuốc generic thuộc Nhóm 1, thuốc generic thuộc Nhóm 2, thuốc
generic thuộc Nhóm 3, thuốc generic thuộc Nhóm 4, thuốc generic thuộc Nhóm 5, cho
tới khi mua đủ thuốc theo ty lệ phần trăm mở cửa cho năm đó.


(iv)

Các thành viên cũng có thể áp dụng các loại trừ, ngoại lệ và các biện pháp trong thời
kỳ chuyển đổi. Ví dụ như Việt Nam được loại trừ các gói thầu xây dựng nghĩa trang
liệt sỹ, loại trừ mua xăng dầu ở Phần Hàng hóa, dịch vụ, loại trừ việc mua sắm ở trong
nước để tiêu dùng ngoài lãnh thổ, loại trừ các gói thầu mua sắm dự trữ quốc gia, mua
sắm nhằm phục vụ mục đích tăng cường sức khỏe, phúc lợi, sự phát triển kinh tế, xã
hội của dân tộc thiểu số, gói thầu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các gói thầu vì lý
do an ninh, quốc phòng
20



×